Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

tác động của thất nghiệp đến lạm phát tại các nước trong khu vực đông nam á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHỔNG THỊ DƢƠNG

TÁC ĐỘNG CỦA THẤT NGHIỆP ĐẾN LẠM PHÁT TẠI CÁC NƢỚC
TRONG KHU VỰC ĐÔNG NAM Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HỌC

Tp. HỒ CHÍ MINH, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan Luận văn với tên đề tài: “Tác động của thất
nghiệp đến lạm phát tại các nƣớc trong khu vực Đông Nam Á” là một công
trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, các tài liệu tham khảo, số liệu
thống kê, dữ liệu trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả của Luận văn
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016
Học viên

Khổng Thị Dƣơng

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Hạ Thị Thiều Dao đã tận
tâm, nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm và bảo vệ luận văn.


Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các Thầy Cô – Giảng viên Khoa
Đào tạo Sau Đại học – Trường Đại Học Mở TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện
thuận lợi về thời gian và truyền đạt kiến thức chuyên ngành để tôi hoàn thành
luận văn.
Tôi xin gửi tấm lòng biết ơn sâu sắc đến Bố Mẹ và gia đình đã chia sẻ,
động viên và tạo điều kiện hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại
Học Mở TP. Hồ Chí Minh.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ủng hộ tôi hoàn
thành luận văn.

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016
Học viên

Khổng Thị Dƣơng

ii


TÓM TẮT
Luận văn này thực hiện nhằm đánh giá tác động của thất nghiệp đến lạm
phát tại các quốc gia Đông Nam Á gồm 7 nước (Việt Nam, Thái Lan, Malaysia,
Philipines, Campuchia, Indonesia, Brunei), giai đoạn (2005-2013). Thông qua
đó, tác giả xác định được mức độ tác động của thất nghiệp đến lạm phát trong
ngắn hạn tại các nước trong khu vực như thế nào, trong mối tương quan với một
số yếu tố khác như lạm phát kỳ vọng, cung tiền, giá dầu thô thế giới và kim
ngạch nhập khẩu.
Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả chủ yếu dựa trên lý thuyết đường
cong Phillips và nghiên cứu trước của Furuoka và Munir (2009) có liên quan đến
tác động của thất nghiệp đến lạm phát trong khu vực ASEAN. Để đạt được mục
tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng số liệu thứ cấp gồm các biến lạm phát,

thất nghiệp, lạm phát kỳ vọng, cung tiền và kim ngạch nhập khẩu được thu thập
từ Ngân hàng Thế giới (2015) và giá dầu thô thế giới được thu thập từ
InflattionData (2015), trong giai đoạn (2005-2013). Tác giả sử dụng phần mềm
Excel, Stata13 để thực hiện thống kê mô tả, phân tích và thực hiện việc chạy hồi
quy dữ liệu bảng theo phương pháp ước lượng bình phương tổng quát khả thi ước
tính (FGLS - Feasible Generral Least Square), trong điều kiện xử lý phương sai
sai số thay đổi, tự tương quan và tương quan phần dư đơn vị chéo. Kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng thất nghiệp tác động cùng chiều đến lạm phát ở mức ý
nghĩa 10%, ngoài ra có ba biến kiểm soát là lạm phát kỳ vọng, giá dầu thô thế
giới, kim ngạch nhập khẩu tác động cùng chiều đến lạm phát và biến cung tiền
không tác động đến lạm phát.
Thông qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm cung cấp thêm bằng chứng
khoa học cụ thể về tác động của thất nghiệp đến lạm phát trong giai đoạn (20052013) cho bảy quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á là đồng biến, giúp Việt Nam
có cái nhìn tổng quát và toàn diện về xu hướng tác động của mối quan hệ này của
khu vực trong thời gian qua để tham khảo cho việc hoạch định chính sách kiểm
soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội cho Việt Nam
trong thời gian tới.

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
TÓM TẮT ............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ viii

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu .................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2
1.5 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ............................................................. 2
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu ................................................................. 3
1.7 Kết cấu luận văn............................................................................................ 3
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................... 5
2.1 Cơ sở lý thuyết về lạm phát .......................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm về lạm phát ........................................................................ 5
2.1.2 Đo lường lạm phát............................................................................... 5
2.1.3 Tác động của lạm phát ........................................................................ 6
2.1.4 Các yếu tố tác động đến lạm phát ....................................................... 7
2.1.5 Biện pháp hạn chế lạm phát .............................................................. 10
2.1.6 Lý thuyết cổ điển về lạm phát ........................................................... 11
iii


2.1.7 Lý thuyết hiện đại về lạm phát.......................................................... 12
2.2 Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp .................................................................... 13
2.2.1 Khái niệm về thất nghiệp .................................................................. 13
2.2.2 Đo lường thất nghiệp ........................................................................ 13
2.2.3 Tác động của thất nghiệp .................................................................. 14
2.2.4 Biện pháp hạn chế thất nghiệp .......................................................... 15
2.2.5 Lý thuyết của Keynes ........................................................................ 15
2.2.6 Lý thuyết của Keynes mới ................................................................ 16
2.2.7 Lý thuyết của Keynes cực đoan ........................................................ 17
2.2.8 Lý thuyết tiền lương hiệu quả ........................................................... 17
2.3 Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát ................................................. 18

2.3.1 Đường Phillips ban đầu..................................................................... 18
2.3.2 Đường Phillips có lạm phát kỳ vọng ................................................ 20
2.3.3 Sự dịch chuyển của đường Phillips có ảnh hưởng của cú sốc cung 23
2.3.4 Đường cong Phillips có ảnh hưởng của các nhân tố tài chính ......... 25
2.3.5 Đường cong Phillips hiện đại ........................................................... 26
2.4 Các nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát......... 27
2.4.1 Nghiên cứu trong nước ..................................................................... 27
2.4.2 Nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 27
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 33
3.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm............................................................... 33
3.2 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 37
3.3 Dữ liệu nghiên cứu...................................................................................... 37
3.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 38
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................. 42
iv


4.1 Thực trạng thất nghiệp và lạm phát của bảy nước khu vực Đông Nam Á 42
4.2 Thống kê mô tả các biến quan sát và phân tích .......................................... 46
4.3 Kết quả hồi quy từ mô hình nghiên cứu ..................................................... 47
4.3.1 Kiểm tra ma trận tương quan và đa cộng tuyến ............................... 47
4.3.2 Lựa chọn mô hình ............................................................................. 48
4.3.3 Kiểm định các sai phạm .................................................................... 49
4.3.4 Xử lý sai phạm bằng phương pháp FGLS ........................................ 49
4.3.5 Thảo luận kết quả của phương pháp FGLS ...................................... 50
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CỦA NGHIÊN CỨU ....... 54
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 54
5.2 Khuyến nghị ................................................................................................ 54
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .............. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 57

PHỤ LỤC ............................................................................................................. 61
Phụ lục 1: Kết quả hồi quy mô hình FEM ........................................................ 61
Phụ lục 2: Kết quả hồi quy mô hình REM ....................................................... 61
Phụ lục 3: Kiểm định Hausman ........................................................................ 62
Phụ lục 4: Kiểm định phương sai sai số thay đổi ............................................. 62
Phụ lục 5: Kiểm định tự tương quan................................................................. 62
Phụ lục 6: Kiểm định tự tương quan phần dư của đơn vị chéo........................ 63
Phụ lục 7: Xử lý các sai phạm (FGLS) ............................................................. 63

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt
ASEAN

ARDL
CPI

Tiếng Anh
Association
Nations

of

Southeast

Tiếng Việt
Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


Autoregressive Distributed Lag
Consumer Price Index

Mô hình Var trễ phân phối dừng tự hồi quy
Chỉ số giá tiêu dùng

dGDP

GDP Deflator

Chỉ số giảm phát

FEM

Fixed effects model

Mô hình hiệu ứng cố định

FGLS

Feasible Generallized Least Squares

Bình phương tổng quát khả thi ước tính

IF

InflattionData

Dữ liệu lạm phát


ILO

International Labour Organization

Tổ chức lao động quốc tế

M2

Money

Cung tiền M2

OLS

Ordinary Least Square

Phương pháp bình phương nhỏ nhất

OECD

Organization
for
Economic Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế
Cooperation and Development

PPI

Producer Price Index


Chỉ số giá sản xuất

REM

Random effects model

Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên

VIF

Variance inflation factor

Hệ số phóng đại phương sai

VECM

Vector Error Correction model

Mô hình tự hồi quy Vector Var – Mô hình
Vetor hiệu chỉnh sai số

WB

Worldbank

Ngân hàng Thế giới

vi



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1

Tóm tắt kết quả của các nghiên cứu trước có liên quan ............... 31

Bảng 3.1

Tóm tắt các biến và kỳ vọng dấu .................................................. 34

Bảng 4.1

Thống kê mô tả các biến quan sát ................................................. 46

Bảng 4.2

Ma trận hệ số tương quan ............................................................. 47

Bảng 4.3

Kiểm định đa cộng tuyến .............................................................. 47

Bảng 4.4

Kết quả hồi quy từ phương pháp FEM và REM........................... 48

Bảng 4.5

Kết quả của phương pháp FGLS sau khi xử lý sai phạm ............. 50

vii



DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1

Mô hình chi tiêu vượt quá khả năng cung ứng ............................... 8

Hình 2.2

Mô hình chi phí tăng đẩy giá tăng lên ............................................ 9

Hình 2.3

Đường cong Phillips ...................................................................... 18

Hình 2.4

Lạm phát kỳ vọng dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn ............ 21

Hình 2.5

Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ................................................... 22

Hình 2.6a

Mô hình tổng cầu và tổng cung..................................................... 24

Hình 2.6b

Đường Phillips ............................................................................... 24


Hình 3.1

Thể hiện tỷ lệ lạm phát giai đoạn (2005-2013) ............................ 35

Hình 3.2

Thể hiện tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn (2005-2013) ........................ 35

Hình 3.3

Giá dầu thô thế giới ....................................................................... 36

Hình 3.4

Kim ngạch nhập khẩu giai đoạn (2005-2013) .............................. 36

Hình 3.5

Cung tiền giai đoạn (2005-2013) .................................................. 37

Hình 3.6

Quy trình hồi quy .......................................................................... 41

Hình 4.1

Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát Brunei ....................... 42

Hình 4.2


Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát Campuchia ............... 42

Hình 4.3

Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát Indonesia ................... 43

Hình 4.4

Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát Malaysia .................... 43

Hình 4.5

Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát Thái Lan ................... 44

Hình 4.6

Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát Philippines ................ 44

Hình 4.7

Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát Việt Nam................... 45

Hình 4.8

Mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát ASEAN 7 ................. 45

viii



CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
Trong chương này, tác giả giới thiệu về vấn đề và lý do nghiên cứu, mục
tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu. Từ đó,
rút ra ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Kết cấu luận văn sẽ được trình bày ở cuối
chương.
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Trong những năm qua, nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á
tăng trưởng khá mạnh mẽ, trở thành khu vực kinh tế phát triển năng động của thế
giới. Tuy nhiên, hai yếu tố lạm phát và thất nghiệp tác động trực tiếp cũng như
gián tiếp đến nền kinh tế và đời sống người dân của các nước và là một thách
thức cho các nước đang phát triển trong việc duy trì lạm phát và thất nghiệp ở
mức hợp lý. Theo Ngân hàng Thế giới (2015), sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát và
thất nghiệp sau 9 năm đã có những chuyển biến tích cực ở 7 nước ASEAN cụ thể
năm 2005 và năm 2013 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là (8,3% - 6,6%), Thái Lan
(4,5% - 2,2%), Malaysia (3,0% - 2,1%) Campuchia (6,3% - 2,9%), Brunei (1,2%
- 0,4%), Indonesia (10,5% - 6,4%), Philippines (6,5% - 3,0%), song song đó thì
tỷ lệ thất nghiệp Việt Nam (2,1% - 2%), Thái Lan (1,3% và 0,7%), Malaysia
(3.5% và 3,2%) và Campuchia (1,3% – 0,3%), Brunei (3,2% - 3,8%), Indonesia
(11,2% - 6,3%), Philippines (7,7% - 7,1%), nhưng lạm phát và thất nghiệp vẫn là
mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia này. Bên cạnh đó, Việt Nam thời gian
qua kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô luôn là mục tiêu hàng đầu của
chính sách kinh kế của Việt Nam. Vì vậy, từ kết quả nghiên cứu này sẽ làm bài
học cho Việt Nam tham khảo để có định hướng chính sách kinh tế trong thời gian
tới.
Vấn đề đặt ra là thất nghiệp tác động đến lạm phát như thế nào. Theo
Mankiw (2010), Phillips là người tiên phong nghiên cứu về mối quan hệ này ở
Vương Quốc Anh vào năm 1958 và đây được gọi là đường cong Phillips, kết quả
cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa thất nghiệp và lạm phát. Sau đó, Paul
Samueson và Robert Solow nghiên cứu mối quan hệ này tại Mỹ vào năm 1960
cho cùng kết quả. Tuy nhiên, mối quan hệ này dựa trên cơ sở đường cong

Phillips được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, họ thực hiện
1


với nhiều phương pháp, phạm vi không gian, thời gian nghiên cứu khác nhau
nhưng chưa có sự thống nhất về mối quan hệ này. Vấn đề này vẫn đang được các
nhà kinh tế các nước trên Thế giới quan tâm và tranh luận, đó chính là lý do tác
giả chọn đề tài “Tác động của thất nghiệp đến lạm phát tại các nƣớc trong
khu vực Đông Nam Á”, từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đạt mục tiêu sau đây:
Đánh giá tác động của thất nghiệp đến lạm phát, thông qua đo lường mức
độ ảnh hưởng của thất nghiệp đến lạm phát tại các nước trong khu vực Đông
Nam Á, giai đoạn (2005 – 2013).
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ các mục tiêu nghiên cứu trên hướng vào trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:
Thất nghiệp có tác động như thế nào đến lạm phát tại các nước trong khu
vực Đông Nam Á, giai đoạn (2005-2013)?
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu tác động của thất nghiệp đến lạm phát
trong mối tương quan với một số yếu tố khác là lạm phát kỳ vọng, cung tiền, giá
dầu thô thế giới và kim ngạch nhập khẩu.
Phạm vi nghiên cứu: bảy nước khu vực Đông Nam Á gồm (Việt Nam,
Thái Lan, Malaysia, Philippines, Campuchia, Indonesia, Brunei), giai đoạn (2005
- 2013). Tác giả chọn các quốc gia đang phát triển và có vị trí địa lý tương đồng,
nhưng do số liệu của các nước Myanmar, Lào và Đông Timor không đầy đủ,
riêng Singapore phát triển quá cao so với các nước còn lại nên tác giả không đưa
vào nghiên cứu.
1.5 Phƣơng pháp và dữ liệu nghiên cứu
Để đánh giá tác động của thất nghiệp đến lạm phát tại các nước trong khu

vực. Đề tài sử dụng phần mềm Excel, Stata13 để tính toán, thống kê và phân tích
hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp ước lượng bình phương tổng quát khả thi
ước tính (FGLS - Feasible Generral Least Square).
2


Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ hai nguồn là Ngân hàng Thế giới
(2015), gồm dữ liệu của các biến lạm phát, lạm phát kỳ vọng, thất nghiệp, cung
tiền, kim ngạch nhập khẩu và thu thập dữ liệu của biến giá dầu thô thế giới từ
nguồn InflationData (2015).
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả tìm ra được thất nghiệp tác động
như thế nào đến lạm phát tại các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam
Á, giai đoạn (2005-2013). Kết quả nghiên cứu làm bài học cho Việt Nam có cái
nhìn tổng quát và toàn diện về xu hướng tác động của mối quan hệ này trong thời
gian qua của khu vực, để tham khảo cho việc hoạch định chính sách kinh tế về
kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội cho thời
gian tới.
Điểm khác biệt so với nghiên cứu trước của Furuoka và Munir (2009)
trong khu vực ASEAN: nghiên cứu trước chỉ đánh giá tác động của thất nghiệp
đến lạm phát cho năm quốc gia của khu vực ASEAN trong giai đoạn (19822004), nghiên cứu này đánh giá tác động này cho bảy quốc gia của khu vực trong
giai đoạn (2005-2013). Tác giả sử dụng phương pháp FGLS để đánh giá tác động
của thất nghiệp đến lạm phát trong khu vực, trong khi nghiên cứu trước chỉ sử
dụng phương pháp OLS, FEM, REM. Ngoài ra nghiên cứu này còn bổ sung thêm
các biến kiểm soát như cung tiền, kim ngạch nhập khẩu, giá dầu thô thế giới
nhằm đem lại cái nhìn toàn diện hơn cho việc đánh giá tác động này.
1.7 Kết cấu luận văn
Đề tài nghiên cứu bao gồm 5 chương sau:
Chương 1: Giới thiệu, trình bày tóm tắt về vấn đề và lý do nghiên cứu,
câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp và

dữ liệu nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu, kết cấu của nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp và lạm phát, mối quan hệ giữa
thất nghiệp và lạm phát, các nghiên cứu trước có liên quan.
Chương 3: Trình bày chi tiết về mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên
cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
3


Chương 4: Thực trạng về đường xu hướng của mối quan hệ giữa thất
nghiệp và lạm phát tại các nước của khu vực Đông Nam Á, trình bày và phân
tích kết quả thống kê mô tả dữ liệu dùng trong nghiên cứu, kết quả kiểm định các
mô hình kinh tế lượng, đồng thời thảo luận kết quả và so sánh kết quả nghiên cứu
này với kết quả của nghiên cứu trước đã khảo sát.
Chương 5: Đưa ra kết luận của nghiên cứu, những hạn chế của nghiên
cứu, một số khuyến nghị và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp.
Tóm tắt chương 1: Trong chương này, tác giả đã trình bày các nội dung
mang tính khái quát, giới thiệu tóm tắt những vấn đề căn bản của toàn bộ quá
trình nghiên cứu, sự cần thiết nghiên cứu đề tài, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và
phạm vi, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của luận văn để
tìm cơ sở chứng minh cho nghiên cứu này, đề tài sẽ đề cập chi tiết hơn khi bước
sang chương 2.

4


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày nội dung gồm các khái niệm, cơ sở
lý thuyết về thất nghiệp và lạm phát, mối quan hệ giữa thất nghiệp và lạm phát,
khái niệm các biến kiểm soát trong mô hình, tổng hợp các nghiên cứu trước về
tác động của thất nghiệp đến lạm phát.

2.1 Cơ sở lý thuyết về lạm phát
2.1.1 Khái niệm về lạm phát
Theo Samuelson (1999), lạm phát là hiện tượng khi mà mức giá chung
của nền kinh tế tăng lên. Theo Begg và ctg (2008), lạm phát là sự gia tăng của
mức giá chung. Theo Mankiw (1997), lạm phát là một hiện tượng kinh tế mà tại
đó mức giá chung của nền kinh tế tăng lên theo thời gian. Theo lý thuyết tân cổ
điển của Tobin (1965), Mundell (1965) cho rằng lạm phát là nguyên nhân làm
cho con người tránh giữ tiền mà chuyển tiền thành các tài sản sinh lợi. Điều này
sẽ làm gia tăng sự tích lũy vốn trong nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế phát triển.
2.1.2 Đo lường lạm phát
Tỷ lệ lạm phát (ký hiệu: If) là tỷ lệ phần trăm gia tăng trong mức giá
chung của kỳ này so với kỳ trước. Tỷ lệ lạm phát hàng năm được tính theo công
thức:
(2.1)
Trong đó:

là chỉ số giá năm t,

là chỉ số gia năm t -1.

Có 3 loại chỉ số giá được sử dụng để tính tỷ lệ lạm phát là PPI, GDP, CPI
Chỉ số giá hàng sản xuất (PPI): theo Nguyễn Thái Thảo Vy (2011), chỉ số
giá sản xuất (PPI) – đo lường sự biến động của một nhóm nguyên vật liệu thô
quan trọng trong năm hiện hành so với năm gốc.
Chỉ số giảm phát theo GDP (dGDP): theo Nguyễn Như Ý và ctg (2009),
chỉ số GDP khử lạm phát cho thấy giá của một đơn vị sản lượng so với giá của
nó trong năm cơ sở.

5



Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI): theo Nguyễn Như Ý và ctg (2009), chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ tiêu thống kê phản ánh mức độ biến động qua thời
gian về giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ chi tiêu. Theo Ngân hàng Thế
giới (2015), CPI được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng phản ánh sự thay đổi tỷ lệ
phần trăm hàng năm trong chi phí cho người tiêu dùng có được một giỏ hàng hóa
và dịch vụ mà có thể được cố định hoặc thay đổi trong khoảng thời gian quy
định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm t được xác định theo công thức:



(2.2)

Trong đó:
-

: giá sản phẩm i năm t

-

: giá sản phẩm i năm gốc

-

: khối lượng sản phẩm i ở kỳ gốc

Có nhiều chỉ số giá để tính tỷ lệ lạm phát, trong nghiên cứu này tác giả sử
dụng chỉ số CPI theo Ngân hàng Thế giới (2015).
2.1.3 Tác động của lạm phát
Theo M.Gärtner (2009), trong trường hợp lạm phát xảy ra đúng như dự

đoán, lãi suất danh nghĩa sẽ tăng theo cùng tỷ lệ so với tỷ lệ lạm phát sao cho lãi
suất thực không đổi, ở đây lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Do
đó, khi lãi suất danh nghĩa tăng lên, chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền tăng,
người dân sẽ tăng cường gửi tiền vào ngân hàng. Giả sử nếu để thực hiện 1000
giao dịch một tuần người này phải có một lượng tiền mặt nhất định để thực hiện
giao dịch. Tuy nhiên, do lãi suất danh nghĩa tăng, lượng tiền mặt nắm giữ của
người này sẽ ít đi do gửi tiền vào ngân hàng, vì vậy mà để thực hiện 1000 giao
dịch một tuần như trước đây, người này phải thường xuyên tới ngân hàng để rút
tiền. Lúc này, người ta nói chi phí mà người này gánh chịu là “chi phí hao mòn
giày”, có nghĩa thời gian và nỗ lực của người dân bỏ thêm để thực hiện các giao
dịch khi nền kinh tế có lạm phát. Đồng thời khi lạm phát xảy ra, giá cả hàng hóa
dịch vụ tăng lên, người ta phải tốn thêm chi phí để in lại giá cả các hàng hóa dịch
vụ; chi phí đó được gọi là “chi phí thực đơn”.

6


Bên cạnh đó, theo Nguyễn Thái Thảo Vy (2011), khi lạm phát xảy ra
không đúng như dự đoán, tác động quan trọng nhất là tác động phân phối lại thu
nhập giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Thu nhập của một người tăng lên hay
giảm xuống tùy thuộc vào tốc độ tăng của thu nhập danh nghĩa so với tỷ lệ lạm
phát. Thêm vào đó, theo Choi và ctg (1996), nếu lạm phát tăng cao sẽ làm giảm
mức lãi suất thực tế mà người đi vay phải trả cho người cho vay, thậm chí âm.
Tình huống đó dẫn tới có nhiều người muốn trở thành người đi vay hơn là người
tiết kiệm, do đó tạo ra sự mất cân bằng trong thị trường vốn và tín dụng.
Ngoài ra, cũng theo Nguyễn Thái Thảo Vy (2008), khi lạm phát xảy ra
không đúng như dự đoán. Người ta không biết chắc rằng ngày mai, tháng sau hay
năm sau tỷ lệ lạm phát sẽ như thế nào, tăng hay giảm. Một khi, không dự đoán
được, người dân sẽ dễ mắc sai lầm trong khi thực hiện các giao dịch, từ đó nguồn
lực có thể bị phân bổ một cách không hiệu quả. Fischer (1993), cho rằng lạm

phát làm sai lệch trong việc phân phối các nguồn tài nguyên do những thay đổi
bất lợi. Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát, giá của các hàng hóa thay đổi khác nhau
dẫn tới giá tương đối của chúng cũng thay đổi, các quyết định của người tiêu
dùng bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực hiệu quả.
2.1.4 Các yếu tố tác động đến lạm phát
Thứ nhất, lạm phát bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng của tổng cầu hay tổng
cung, điều này dẫn tới hai nguồn gây ra lạm phát là lạm phát cầu kéo và lạm phát
chi phí đẩy.
Lạm phát cầu kéo: Theo Frisch (1990), các nhà kinh tế học thuộc trường
phái Keynes coi lạm phát là do sự dịch chuyển sang phải của đường tổng cầu
phát sinh từ sự gia tăng nào đó trong tổng chi tiêu. Trường phái Keynes không
cho rằng giá cả luôn luôn ổn định mà khẳng định giá cả gia tăng bất cứ khi nào
có sự gia tăng tổng cầu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, theo Keynes lạm phát thật sự
chỉ xảy ra khi có sự gia tăng của giá cả mà không có sự mở rộng của sản lượng.
Điều này hàm ý lạm phát chỉ xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ. Đường tổng
cầu dịch chuyển từ AD1 đến AD2 do các nguyên nhân: tiêu dùng của hộ gia đình
hoặc đầu tư của khu vực tư nhân tăng; chi tiêu của chính phủ tăng; xuất khẩu
ròng tăng lên trong nền kinh tế mở.
7


Hình 2.1: Mô hình chi tiêu vượt quá khả năng cung ứng

P
AS2

AS1

P2


B

P1

A

AD2
AD1

0

Y1

Y2

Y

Nguồn: Frisch (1990)
Do các nguyên nhân trên mà mức sản lượng dịch chuyển từ Y1 đến Y2. Để
có mức sản lượng mới, các công ty cố gắng tuyển thêm công nhân mới trong thị
trường lao động bằng cách tăng mức lương. Vì giá kỳ vọng sẽ được điều chỉnh
theo sự thay đổi mức giá chung nhưng nó có độ trễ nhất định nên những công
nhân này hiểu sai về sự gia tăng trong tiền lương như là sự tăng lên trong tiền
lương thực tế với đường tổng cung AS1 sẽ dịch chuyển từ điểm A đến điểm B.
Trong mô hình lạm phát cầu kéo, việc tăng lên trong tổng cầu làm nới rộng sản
lượng từ Y1 đến Y2, tương ứng việc làm tăng.
Xét điểm B của hình 2.1 đây không phải là vị trí ổn định. Sau một giai
đoạn nào đó, các công nhân sẽ nhận ra tiền lương của họ không tăng lên do mức
giá chung cũng tăng lên. Họ sẽ đòi hỏi phải tăng mức lương cao hơn để bù đắp
sự tăng lên của giá cả. Vì vậy, sự tăng lên trong lương danh nghĩa đẩy lương thực

tế về mức cân bằng mới và đường tổng cung dịch chuyển sang trái. Tại điểm cân
bằng mới lương danh nghĩa và mức giá chung đều tăng.
Lạm phát chi phí đẩy: Theo Frisch (1990), lạm phát chi phí đẩy xảy ra khi
đường tổng cung dịch chuyển sang trái, do chi phí sản xuất tăng nhanh hơn năng

8


xuất lao động. Bốn loại chi phí có thể gây ra lạm phát loại này là: tiền lương,
thuế gián thu, lãi xuất và giá nguyên liệu nhập khẩu. Lạm phát chi phí đẩy
thường xuất hiện khi tiền lương tăng trước mà chưa tăng năng suất lao động hay
mức giá chung. Đây có thể là kết quả từ kỳ vọng sai lạm phát hay sự thay đổi
trong phân bổ thu nhập.
Hình 2.2: Mô hình chi phí tăng đẩy giá tăng lên
P

AS2
AS1

P2

B

P1

A

AD

0


Y2

Y1

P

Nguồn: Frisch (1990)
Khi chí phí đầu vào tăng lên làm dịch chuyển đường tổng cung AS1 đến
AS2. Mỗi mức sản lượng Y được sản xuất với mức chi phí cao hơn. Dư cầu hàng
hóa xuất hiện tại mức giá P1. Điều này dẫn đến sự tăng lên của mức giá chung từ
P1 đến P2. Giá tăng, sản lượng giảm và có thể kèm theo thất nghiệp tăng.
Thứ hai, lạm phát theo thuyết số lượng tiền tệ: hiện nay có hai trường phái
chính giải thích về các nhân tố gây ra lạm phát. Đầu tiên, đó là cách tiếp cận theo
hướng tiền tệ mà đại diện cho nó là Friedman và Schwartz (1970), đã phát biểu
rằng “lạm phát luôn luôn và mọi nơi là một hiện tượng tiền tệ”. Các nhà kinh tế
học theo trường phái Cổ điển (David Hume, Adam Smith, David Ricardo và
John Stuart Mill) và Tân Cổ điển (Leon Walras, Afred Marshall và Athur
C.Pigou) đều sử dụng lý thuyết về lượng cung tiền để giải thích lạm phát. Cụ thể
như sau: ta có đẳng thức MV = PT với M là lượng cung tiền của nền kinh tế, V là

9


tốc độ vòng quay của tiền, P là mức giá chung của nền kinh tế và T là đại diện số
lượng các giao dịch trong nền kinh tế. Với giả định là trong ngắn hạn thì V và T
là cố định do vậy mà theo cách giải thích của lý thuyết về lượng cung tiền thì tỷ
lệ lạm phát xảy ra là do tình trạng gia tăng cung tiền trong nền kinh tế. Tuy
nhiên, Friedman cũng dựa trên lý thuyết về lượng cung tiền để giải thích về lạm
phát của nền kinh tế như sau: lạm phát xảy ra là do tình trạng tốc độ tăng cung

tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng của nền kinh tế (Kibritçioğlu,
2002).
Thứ ba, theo Samuelson và Solow (1960), trong mô hình đường cong
(

Phillips
lạm phát kỳ vọng (
nhiên (

)

thì tỷ lệ lạm phát phụ thuộc vào ba yếu tố: tỷ lệ

), độ lệch của tỷ lệ thấy nghiệp so với tỷ lệ thất nghiệp tự

) và các cú sốc cung ( ).

Ngoài ra còn có nhận định của một số nhà kinh tế như: Theo Pigou
(1949), cho rằng lạm phát xảy ra là do tình trạng giá cả của nền kinh tế tăng
nhanh hơn thu nhập của người lao động. Theo Mohamad Rahimi và ctg (2009),
đã phê phán trường phái Keynes là Lucas vào năm 1976, người mà tranh cãi rằng
chính sự kỳ vọng duy lý đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế do nó tác động
đến hành vi của các cá nhân trong nền kinh tế. Cụ thể, người tiêu dùng sẽ quyết
định sản lượng tiêu thụ của mình phụ thuộc vào kỳ vọng thu nhập tương lai của
họ và công ty quyết định sẽ đầu tư bao nhiêu tiền dựa trên sự kỳ vọng vào tương
lai. Và một sự dịch chuyển nào đó trong kỳ vọng của người tiêu dùng sẽ dẫn tới
sự thay đổi trong nhu cầu hàng hóa và do vậy mà có thể dẫn tới sự gia tăng mức
giá chung trong nền kinh tế.
2.1.5 Biện pháp hạn chế lạm phát
Theo Nguyễn Thái Thảo Vy (2011), thực hiện chính sách nhằm làm gia

tăng tổng cung để kiểm soát lạm phát. Việc này có thể thực hiên thông qua các
biện pháp khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới nhằm cắt giảm chi
phí và tăng sản lượng, điều này làm tổng cung của nền kinh tế tăng lên và kết quả
là lạm phát giảm xuống và đồng thời sản lượng của nền kinh tế tăng lên.

10


Theo Nguyễn Văn Dần (2008), chống lạm phát bằng cách hạn chế tổng
cầu và tăng tổng cung. Thứ nhất, chống lạm phát bằng cách giảm cầu chúng ta
thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt hay chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc cùng
một lúc kết hợp cả hai chính sách. Bên cạnh đó chúng ta thông qua chính sách
thu nhập bằng cách kiểm soát giá và lương. Thứ hai, chống lạm phát bằng cách
tăng cung có thể thực hiện theo hai hướng là giảm chi phí sản xuất hoặc gia tăng
năng suất lao động của nền kinh tế.
2.1.6 Lý thuyết cổ điển về lạm phát
Chúng ta bắt đầu nghiên cứu lạm phát bằng cách phát triển lý thuyết số
lượng tiền tệ. Lý thuyết này được gọi là “cổ điển” bởi vì nó được một số nhà tư
tưởng sớm nhất về các vấn đề kinh tế nêu ra. Hiện nay phần lớn các nhà kinh tế
đều dựa vào nó để lý giải các yếu tố quyết định mức giá và tỷ lệ lạm phát trong
dài hạn.
Mức giá và giá trị của tiền tệ: mức giá chung của nền kinh tế có thể được
nhìn nhận theo hai cách. Khi mức giá tăng, mọi người phải trả nhiều tiền hơn cho
những hàng hóa dịch vụ mà họ mua. Mặt khác, chúng ta cũng có thể coi mức giá
là một thước đo giá trị của tiền. Giá cả tăng lên đồng nghĩa với giá trị của tiền
giảm đi bởi vì mỗi đồng đô la trong ví bạn bây giờ mua được lượng hàng hóa và
dịch vụ ít hơn so với trước.
Cung ứng tiền tệ, cầu tiền và cân bằng tiền tệ: trước hết, hãy xem xét
cung tiền. Khi bán trái phiếu thông qua thị trường mở, Fed nhận được tiền và thu
hẹp tiền tệ. Khi mua trái phiếu chính phủ, Fed trả tiền và mở rộng cung tiền.

Ngoài ra, nếu một phần hay toàn bộ số tiền này được gửi vào các ngân hàng
thương mại mà ở đó được giữ lại một phần làm dự trữ và cho vay phần còn lại,
số nhân tiền sẽ phát huy tác dụng và những nghiệp vụ thị trường mở này thậm
chí có thể tác động lớn hơn đến cung tiền, như vậy cung tiền là một biến số chính
sách do Fed kiểm soát.
Tác động của việc bơm tiền: việc lý giải cách thức xác định mức giá và tại
sao nó thay đổi theo thời gian được gọi là lý thuyết số lượng tiền tệ. Theo lý

11


thuyết số lượng tiền tệ, lượng tiền trong nền kinh tế quyết định giá trị của tiền và
sự tăng khối lượng tiền tệ là nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát.
Sự phân đôi cổ điển và tính trung lập của tiền: cho đến nay chúng ta đã
thấy sự thay đổi của cung ứng tiền tệ dẫn đến sự thay đổi trong mức giá chung về
hàng hóa và dịch vụ như thế nào. Những thay đổi về tiền có ảnh hưởng như thế
nào đến các biến số kinh tế khác như sản lượng, việc làm, tiền lương thực tế và
lãi suất thực tế? Câu hỏi này đã thu hút sự quan tâm trong một thời gian dài của
nhiều nhà kinh tế học, bao gồm cả David Hume trong thế kỷ 18. Hiện nay sự
phân chia thành các biến danh nghĩa và biến thực được gọi là sự phân đôi cổ
điển.
Khi ngân hàng trung ương tăng gấp đôi cung ứng tiền tệ, giá cả sẽ tăng
gấp đôi, tiền lương danh nghĩa tăng gấp đôi và tất cả các giá trị khác được tính
bằng đô la cũng tăng gấp đôi. Các biến thực tế như sản lượng, việc làm tiền
lương thực tế và lãi suất thực tế không thay đổi. Việc thay đổi về tiền không làm
thay đổi các biến thực tế được gọi là tính trung lập của tiền.
Hiệu ứng Fisher: khi Fed tăng tỷ lệ tăng trưởng tiền thì cả tỷ lệ lạm phát
và lãi suất danh nghĩa cùng tăng trong dài hạn. Điều chỉnh này của lãi suất danh
nghĩa theo tỷ lệ lạm phát được gọi là hiệu ứng Fisher (Mankiw, 2003).
2.1.7 Lý thuyết hiện đại về lạm phát

Những nền kinh tế thị trường có thể đồng thời có được tình trạng toàn
dụng lao động và ổn định giá hay không? Có phải là không có cách nào để kiểm
soát lạm phát ngoài việc kìm hãm tăng trưởng kinh tế, mà điều này lại khiến cho
thất nghiệp ở mức cao không đáng có hay không? Nếu suy thoái là cái giá quá
cao phải trả cho việc kiểm soát lạm phát thì chúng ta có cần đến “những chính
sách thu nhập” mà có thể hạ thấp lạm phát mà không làm tăng thất nghiệp
không? Trong phần còn này chúng ta sẽ giải thích việc lực chọn giữa lạm phát và
thất nghiệp (Samuelson và Nordhaus, 1997).

12


2.2 Cơ sở lý thuyết về thất nghiệp
2.2.1 Khái niệm về thất nghiệp
Theo Nguyễn Thái Thảo Vy (2011), thất nghiệp là từ dùng để chỉ tình
trạng của những người trong độ tuổi lao động, có khả năng làm việc, không có
việc và đang kiếm việc làm. Theo Nguyễn Như Ý và ctg ( 2011), thất nghiệp là
đề cập đến những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, chưa có
việc làm và đang tìm việc làm. Theo Dương Tấn Diệp (2007), thất nghiệp là từ
dùng để chỉ những người trong độ tuổi lao động quy định, có khả năng lao động
nhưng chưa có việc làm và đang tích cực tìm việc hoặc đang chờ nhận việc.
Theo Ngân hàng Thế giới (2015), thất nghiệp được đề cập đến tỷ lệ lực lượng lao
động mà không làm việc nhưng sẵn sàng cho tìm kiếm việc.
Tóm lại, phần lớn các nhà kinh tế đều có cùng quan điểm rằng thất nghiệp
là đề cập đến những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, chưa có
việc làm và đang tìm việc làm. Nghiên cứu này tác giả sử dụng theo khái niệm
của Ngân hàng Thế giới (2015).
2.2.2 Đo lường thất nghiệp
Theo Mankiw (2010), Bộ lao động xếp người trưởng thành (từ 16 tuổi trở
lên) trong mỗi gia đình được khảo sát vào một trong ba nhóm:

Có việc làm: nhóm này bao gồm những người làm việc được trả lương, tự
kinh doanh hoặc làm việc không lương trong doanh nghiệp gia đình. Cả làm việc
toàn thời gian và bán thời gian. Nhóm này bao gồm cả những người có việc làm
nhưng không làm việc do tạm thời vắng mặt do bệnh tật, nghỉ mát hoặc do thời
tiết xấu.
Thất nghiệp: nhóm này bao gồm những người sẵn sàng làm việc, đã tìm
việc nhưng không có việc làm và đang cố gắng tìm việc suốt bốn tuần trước đó.
Nhóm này bao gồm cả những người đang chờ việc, được gọi lại làm việc sau khi
bị cho nghỉ việc.
Không trong lực lượng lao động: nhóm này bao gồm những người không
thuộc trong hai nhóm trên, chẳng hạn như sinh viên toàn thời gian, người nội trợ
hay người nghỉ hưu.
13


( )

(2.3)

Lực lượng lao động = số người có việc làm + số người thất nghiệp
Bộ lao động định nghĩa tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người thất nghiệp
trong lực lượng lao động.
(2.4)
2.2.3 Tác động của thất nghiệp
Theo Nguyễn Thái Thảo Vy (2011), tác động thứ nhất của thất nghiệp là
nó làm giảm sản lượng quốc gia. Khi thất nghiệp nhiều thì số người có việc làm
giảm, số người tham gia vào quá trình sản xuất và dịch vụ giảm, do đó sản lượng
quốc gia giảm. Khi nền kinh tế suy thoái hay khủng hoảng, các doanh nghiệp sản
xuất ít, họ ít tuyển dụng lao động, do đó thất nghiệp sẽ tăng và sản lượng quốc
gia giảm.

Tác động thứ hai của thất nghiệp là nó cản trở tăng trưởng kinh tế và
những người thất nghiệp không những không góp phần làm cho nền kinh tế tăng
trưởng mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội và cho cả nền kinh tế.
Tác động thứ ba của thất nghiệp là nó sẽ làm giảm đầu tư trong tương lai.
Chúng ta biết rằng một trong những yếu tố để doanh nghiệp có nên quyết định
đầu tư hay không là sản lượng quốc gia. Nếu sản lượng quốc gia tăng lên, nền
kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp có kỳ vọng tốt về viễn cảnh của nền
kinh tế nên họ đầu tư nhiều hơn. Do đó, nếu thất nghiệp của nền kinh tế tăng, sản
lượng quốc gia cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, các doanh nghiệp sẽ
giảm đầu tư không những trong hiện tại mà còn trong tương lai.
Ngoài ra, thất nghiệp còn ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động,
khiến cho kỹ năng của người lao động bị xói mòn, tinh thần người lao động bị
giảm sút và có thể làm cho các tệ nạn xã hội tăng lên.
Theo Nguyễn Văn Dần (2008), tác động đối với hiệu quả kinh tế, thất
nghiệp cao làm cho nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, các nguồn lực bị sử
dụng lãng phí. Tác động đối với xã hội, thất nghiệp cao thì xảy ra các tệ nạn xã

14


hội như trộm cắp, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút,...Tác động đối với cá nhân và gia
đình, thất nghiệp cao làm cho thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống khó
khăn, tổn thương về mặt tâm lý, nguy cơ bệnh tật gia tăng, hạnh phúc xã hội bị
đe dọa, con cái chịu nhiều thiệt thòi.
2.2.4 Biện pháp hạn chế thất nghiệp
Theo Nguyễn Văn Dần (2008), muốn hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp chúng ta
phải hiểu rõ nguyên nhân của nó, có hai loại thất nghiệp chúng ta cần quan tâm
đến nó là thất nghiệp chu kì và thất nghiệp tự nhiên.
Đối với thất nghiệp chu kỳ, theo quan điểm Keynes là thực hiện các biện
pháp chống suy thoái như sử dụng chính sách tài khóa mở rộng và chính sách

tiền tệ mở rộng. Khi chính sách này phát huy tổng cầu sẽ tăng. Kết quả là công
ăn việc là tăng, thất nghiệp giảm. Nền kinh tế tăng trưởng, sản lượng thực tế dịch
chuyển tăng dần về mức sản lượng tiềm năng, thất nghiệp thực tế trở về mức thất
nghiệp tự nhiên, thất nghiệp chu kỳ sẽ triệt tiêu.
Đối với thất nghiệp tự nhiên gồm một số giải pháp sau:
Một là, tăng cường hoạt động của dịch vụ về giới thiệu việc làm;
Hai là, tăng cường đào tạo lại nguồn nhân lực;
Ba là, tạo thuận lợi cho di cư lao động;
Bốn là, cắt giảm trợ cấp thất nghiệp, năm là, giảm thuế suất biên đối với
thu nhập;
Sáu là, khuyến khích đầu tư tư nhân;
Bảy là, giảm việc can thiệp trực tiếp của Chính phủ về các chính sách phi
thị trường lao động.
2.2.5 Lý thuyết của Keynes
Thất nghiệp theo quan điểm của Keynes hay còn gọi là thất nghiệp do
thiếu cầu hay thất nghiệp chu kỳ là dạng thất nghiệp không tự nguyện và mất cân
bằng, nó xảy ra do tổng cầu thấp và quá trình điều chỉnh tiền lương diễn ra chậm.

15


×