Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Thuyết minh tổng hợp Quy hoạch chung Thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 128 trang )

BỘ XÂY DỰNG
PHÂN VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ NÔNG THÔN MIỀN NAM
___________________



___________________

QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG

T.P CẦN THƠ
THUYẾT MINH TỔNG HP

Tháng 09- 2006


QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ
(ĐẾN NĂM 2025)
____________________________________________________________________
CHỦ NHIỆM ĐỒ ÁN
TS-KTS. Nguyễn Thiềm
CHỦ TRÌ CÁC BỘ MÔN



:

KINH TẾ - KIẾN TRÚC

KTS. Phạm Văn Cư


KTS. Trần Ngọc Thanh
Thạc sỹ KT. Nguyễn Thò Nam Phương



CBKT ĐẤT XÂY DỰNG

: KS. Trần Ngọc Bình



GIAO THÔNG

: KS. Trần Ngọc Bình
KS. Nguyễn Đình Tuấn



: KS. Trương Quang Ninh



CẤP NƯỚC



THOÁT NƯỚC BẨN : KS.




CẤP ĐIỆN

Trương Quang Ninh

: KS. Phan Quốc Khánh

QUẢN LÝ KỸ THUẬT



KINH TẾ - KIẾN TRÚC

: TS.KTS. Lê văn Nin



CBKT ĐẤT XÂY DỰNG

: KS.



GIAO THÔNG

: KS. Phan Thanh Hà



CẤP NƯỚC




THOÁT NƯỚC BẨN : KS.



CẤP ĐIỆN

: KS.

Phạm Hiếu Thảo

Trần Anh Tuấn
Đặng Thanh Mai

: KS. Nghiêm Bội Đức

TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 09 năm 2006
Phân Viện Quy Hoạch Đô Thò Nông Thôn Miền Nam

Giám đốc

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................4
.1 Lý do quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ. ..........................................4
.2 Các căn cứ quy hoạch chung thành phố Cần Thơ ..................................................5


CHƯƠNG 1............................................................................................................6
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG TỔNG HP THÀNH PHỐ.............6
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN..............................................................................................6
một số nét về Lòch sử hình thành phát triển đô thò:.............................................8
Hiện trạng kinh tế - xã hội của thành phố Cần Thơ ..............................................9
hiện trạng xây dựng T.P Cần Thơ ...............................................................................25
Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:.......................................................................................37
KẾT LUẬN ...................................................................................................................49

CHƯƠNG II.........................................................................................................51
quy hoạch chung thành phố Cần Thơ đến năm 2025 tầm nhìn tới năm 2035.
......................................................................................................................................51
động lực phát triển kinh tế- xã hội của thành phố .............................................51
Xác đònh tính chất, động lực phát triển và dự báo quy mô dân số của T.P
Cần Thơ .......................................................................................................................................56
cơ cấu phát triển không gian xây dựng thành phố tới năm 2025........................61
Các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ .
.......................................................................................................................................................71
Đònh hướng quy hoạch các khu chức năng của thành phố . ................................72
đònh hướng quy hoạch xây dựng các huyện ngoại thành........................................92
đònh hướng quy hoạch giao thông dài hạn..................................................................95
quy hoạch chuẩn bò kỸ thuật đất xây dựng...........................................................100
Quy hoạch cấp nước dài hạn ĐẾN NĂM 2025....................................................102
quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường DÀI HẠN ĐẾN NĂM
2025.............................................................................................................................................104
Quy hoạch cấp điện ......................................................................................................106

Chương III.........................................................................................................111
QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐT ĐẦU...........................................................111
xác đònh quy mô phát triển đợt đầu.......................................................................111

Đònh hướng quy hoạch cải tạo và phát triển các khu đô thò tới năm 2015...113
đònh hướng Quy hoạch chung xây dựng các khu vực ngoại thành........................117
đònh hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật đợt đầu................................118
Các chương trình trọng điểm và các dự án đầu tư ưu tiên. ................................124

Chương IV..........................................................................................................126
QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN....................126
.1 Công tác quản lý quy hoạch ..................................................................................126
.2 Các giải pháp thực hiện quy hoạch. .....................................................................126

Chương V: .........................................................................................................128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................128

3


MỞ ĐẦU
.1

Lý do quy hoạch chung xây dựng thành phố Cần Thơ.

..1

Các cơ sở pháp lý.

– Nghò quyết 22 kỳ họp thứ 4 Quốc Hội khoá 11 phiên họp 12/2003 đã
quyết đònh thành lập T.P Cần Thơ trực thuộc Trung Ương và từ 1/1/2004,
theo Quyết đònh … của Chính Phủ, thành phố Cần Thơ – 1 đơn vò hành chính
mới đã được ra đời với 4 quận và 4 huyện ngoại thò.
– Nghò quyết số 21/NQ- BCT ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trò là yêu

cầu và nhiệm vụ mới của thành phố Cần Thơ trong tiến trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá của cả nước nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói
riêng.
– Nghò quyết số 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính Trò về xây
dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hó, hiện
đại hoá đất nước nhấn mạnh “xây dựng T.P Cần Thơ thành thành phố loại I
trực thuộc Trung Ương”.
− Điều 19 của Luật xây dựng Việt Nam đã được Quốc Hội thông qua
bằng Quyết đònh số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003, có hiệu lực
từ 1/7/2004 đã quyết đònh chức năng nhiệm vụ của UBND cấp tỉnh về lập
nhiệm vụ và thực hiện quy hoạch chung xây dựng.
− Quyết đònh số…. Của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc giao đơn vò tư
vấn thực hiện quy hoạch chung xây dựng T.P Cần Thơ.
..2

Cơ sở thực tiễn.

− Được Chính Phủ quyết đònh là thành phố trung tâm của vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long, nhu cầu xây dựng các loại công trình đô thò với các
tính chất khác nhau sẽ rất lớn. Quy hoạch T.P Cần Thơ trực thuộc tỉnh Cần
Thơ trước đây không thể đáp ứng được về mặt không gian và quy mô xây
dựng.
− Với ranh giới các quận, huyện mới, nhiều khu vực của thành phố cần
được quy hoạch làm cơ sở cho các dự án đầu tư xây dựng các khu chức năng
của thành phố và các cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của thành
phố.
− Làm cơ sở để thực hiện các quy hoạch chi tiết xây dựng thành phố,
lập các dự án đầu tư trong các lónh vực xây dựng về hạ tầng, công nghiệp,
dân cư.v.v…


4


.2

Các căn cứ quy hoạch chung thành phố Cần Thơ

– Đồ án quy hoạch chung Thành phố Cần Thơ lập năm 1995 - 2002
– Các hồ sơ về dự án, đồ án mới nằm trong phạm vi thành phố đã được
các cấp có thẩm quyền phê duyệt
– Các văn bản pháp lý và số liệu, tài liệu của đòa phương cung cấp liên
quan đến sự thay đổi đồ án quy hoạch chung năm 1993, 1991 như
Quy hoạch tổng thể KT-XH thành phố Cần Thơ, quy hoạch sử dụng
đất đai, thống kê - dự báo phát triển kinh tế- xã hội.v.v…
– Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội
– C¨n cø NghÞ ®Þnh sè 08/2005/N§-CP ngµy 24 th¸ng 01 n¨m 2005 cđa
ChÝnh phđ vỊ quy ho¹ch x©y dùng;
– Căn cứ vào Thông tư số 15/2005/TT- BXD Ngày 19 tháng 8 năm
2005 hướng dẫn lập, thẩm đònh phê duyệt Quy hoạch Xây Dựng.
– Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (Ban hành theo Quyết đònh số
682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)
– Bản đồ đòa hình, tỷ lệ 1/10.000, bản đồ đòa chính 1/10.000 và các
loại bản đồ khác.

5


CHƯƠNG 1
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG TỔNG HP THÀNH PHỐ

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Vò trí đòa lý:

T.P Cần Thơ nằm trên bờ Tây sông Hậu- trung tâm đòa lý của vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ranh giới cụ thể của thành phố như sau:
− Phía Bắc giáp tỉnh An Giang.
− Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
− Phía Đông giáp tỉnh Vónh Long và Đồng Tháp qua sông Hậu Giang.
− Phía Tây giáp Tỉnh Kiên Giang.
Diện tích tự nhiên của thành phố khoảng 1390 km 2, trong đó 4 quận nội
thành gồm Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và Ô Môn khoảng 287km 2, 4
huyện ngoại thành gồm Phong Điền, Cờ Đỏ, Vónh Thạnh và Thốt Nốt
khoảng 1103km2.
Đòa hình – đòa mạo :

Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê
Kông bồi lắng hàng thiên niên kỷ nay và hiện vẫn còn tiếp tục được bồi
lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu. Cao độ
trung bình khoảng 1,00 – 2,00m dốc từ đất giồng ven sông Hậu, sông Cần
Thơ thấp dần về phía nội đồng.
Do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá
dày. Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như
Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập.
Khí hậu :

Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới - gió mùa với các đặc trưng
sau đây:
..1.

Nhiệt độ không khí:


− Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,8 o C
− Nhiệt độ trung bình các tháng cao nhất trong những năm gần đây:
35,50C (tháng 4/2001).
− Nhiệt độ trung bình các tháng thấp nhất trong những năm gần đây:
18,90C (tháng 1/2003)
..2.

Lượng mưa

6


− Lượng mưa trung bình năm: 1600mm (năm 2000 khoảng 1.911,
năm 2004 khoảng 1.416mm).
− Lượng mưa trung bình tháng cao nhất: 60,3mm (tháng 10/2000).
− Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất: 0mm (tháng 1,2,3 năm
2002; các tháng 2,3 năm 2004.v.v…).
..3.

Độ ẩm trung bình năm:

− Độ ẩm trung bình cả năm 82% - 87% (thay đổi theo các năm).
− Độ ẩm trung bình tháng cao nhất 91%
− Độ ẩm trung bình tháng thấp nhất 76%.
..4.

Gió:

Gió có 2 hướng chính:

− Hướng Đông Bắc tháng 12 → 4 (mùa khô )
− Hướng Tây Nam từ tháng 5 - 10 (mùa mưa)
− Tốc độ gió bình quân 1,8 m/s.
− Ít bão nhưng thường có giông, lốc vào mùa mưa .
..5.

Nắng :

− Số giờ nắng trung bình cả năm : 2.249,2h (N 2004)
− Số giờ nắng trung bình tháng cao nhất 237,3h (tháng 3/2004).
− Số giờ nắng trung bình tháng thấp nhất:138h (tháng 8/2004).
Điều kiện thủy văn :

− Chiều dài T.P Cần Thơ tiếp giáp Sông Hậu khoảng 60 km với một
số cù lao lớn như cù lao Tân Lập, cù lao Cồn u, Cồn Sơn và một
số cồn nhỏ khác. Sông Hậu đoạn qua Cần Thơ có chiều rộng
khoảng 1,6km.
− Sông Cần Thơ là 1 trong các sông lớn bắt nguồn từ khu vực nội
đồng Tây sông Hậu. Sông hiện đi qua các quận Ô môn, huyện
Phong Điền, quận Cái Răng, Ninh Kiều.v.v…Chiều rộng của sông
từ 280-350m.
− Có 158 sông, rạch lớn nhỏ đi qua thành phố nối thành mạng đường
thủy là phụ lưu của 2 sông lớn là Sông Hậu và sông Cần Thơ . Các
sông rạch lớn khác là rạch Bình Thuỷ, Trà Nóc, Ô Môn, Thốt Nốt,
Kênh Tham Rôn và nhiều kênh lớn khác tại các huyện ngoại
thành là Thốt Nốt, Vónh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền.
− Mùa lũ sông Cửu Long thường xảy ra từ tháng 7 đến tháng 11
hàng năm, lưu lượng nước sông Hậu lên đến 35.000-40.000
m3/giây, mùa khô khoảng 1970m3/giây (tháng 4).
− Cao độ lũ 5% đạt

2,15 m ; 1% - 2,21 m.
− Hệ thống sông rạch bò ảnh hưởng bởi chế độ bán nhật triều.
7


MỘT SỐ NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ:

− Con người đãø có mặt ở ĐBSCL cách nay khoảng 3000 - 2500 năm
gắn liền với thời kỳ biển lùi. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa tìm thấy
những dấu tích của tầng văn hóa cư trú cổ xưa, thay vào đó là các tàn
tích, bồi tích, các di vật của sự vận động nước biển.
− Sang đầu công nguyên, văn hóa Óc Eo phát triển rộng khắp vùng
Nam Bộ nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng từ thế kỷ thứ 1 tới thế
kỷ thứ 6 và thời kỳ hậu Óc Eo từ thế kỷ thứ 7 tới thế kỷ thứ 10. Nền
văn minh này gắn với vương quốc Phù Nam do nhóm cư dân Mã Laiđa đảo tạo nên đã để lại những di chứng khá rực rỡ tại một số khu
vực khác nhau trong đó có Cần Thơ. Di chứng tiêu biểu nhất là đô
thò cổ Óc Eo.
− Sau khi Phù Nam sụp đổ, “những người nông dân nghèo Khme từ
Campuchia kéo về những vùng hoang vu của ĐBSCL và họ chiếm các
giồng cát lớn để tổ chức thành những vùng môi sinh xã hội ở vùng
đồng bằng này”. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau tới thế
kỷ 17 vùng đất này vẫn là vùng “vùng đất điểu thú quần hoang tuyệt
vô nhân tích” mà những di dân người Việt đầu tiên đã tìm thấy ở đây.
− Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu thiết lập nền hành chính đầu tiên
của người Việt “ lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh
Trấn Biên, lấy xứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên
Trấn. Lúc này, khu vực Hà Tiên do Mạc Cửu quản lý.
− Năm 1739, Mạc Thiên Tứ (con Mạc Cửu) lập ra 4 đạo Long Xuyên,
Kiên Giang, Trấn Giang, Trấn Di phía Tây Nam sông Hậu (tức vùng
Bán đảo Cà Mau và Tứ giác Long Xuyên ngày nay).

− Năm 1808, nhà Nguyễn chia vùng ĐBSCL ra làm 3 trấn là Vónh
Thanh, Đònh Tường và Hà Tiên gồm 2 phủ và 8 huyện. Cần Thơ
thuộc trấn Hà Tiên. Cần Thơ thuộc huyện Vónh Đònh, Phủ Đònh Viễn,
Trấn Vónh Thanh.
− Năm 1836 Chúa Nguyễn chia vùng ĐBSCL thành 4 tỉnh gồm Đònh
Tường, Vónh Long, An Giang và Hà Tiên. Cần Thơ thuộc huyện
Phong Phú, phủ Tuy Biên tỉnh An Giang .
− Năm 1864 Pháp đánh chiếm 3 tỉnh Miền Đông Nam Kỳ Đồng Nai –
Gia Đònh – Đònh Tường đến năm 1867 Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền
tây Nam Kỳ (Vónh Long, An Giang, Hà Tiên), Nam Bộ trở thành
thuộc đòa của Pháp
− Năm 1872 huyện Phong Phú nhập với Bến Tràng , phủ Lạc Hoá, tỉnh
Vónh Long.
− 23/2/1876 Vùng Phong Phú tách ra để lập tỉnh Cần Thơ gồm 5 quận 8
tổng và đặt lỵ sở (toà bố) tại Cần Thơ .
8


− Năm 1921 sau nửa thế kỷ thực dân Pháp xâm chiếm, đô thò Cần Thơ
có trên 15 nghìn dân .
− Năm 1958 Đô thò Cần Thơ có đến 50 nghìn dân là tỉnh lỵ tỉnh Cần
Thơ sau đổi là Tỉnh Phong Dinh .
− Năm 1972-1975 tỉnh lỵ Cần Thơ có 2 quận, 8 phường, dân số lên
đến 300 ngàn dân; diện tích 14.129 ha. Sau 30/4/1975 dân cư đô thò
giảm còn 250.000 dân.
− Từ ngày 14 tháng 11/1992 đô thò thành phố Cần Thơ là thành phố
loại 2. Thành phố Cần Thơ gồm 15 phường 7 xã, hơn 350 ngàn dân,
nội thành 262.500 người, ngoại thành 87.500 người, đất xây dựng nội
thò 4344 ha, ranh giới hành chính toàn thành phố 14.153,11 ha .
− Từ ngày 1/1/2004 thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương được

chính thức thành lập theo Nghò quyết 22 kỳ họp th 4 Quốc Hội khoá
11 phiên họp 12/2003 và Quyết đònh … của Thủ tướng Chính phủ.
Thành phố Cần Thơ có 4 quận và 4 huyện ngoại thành.
HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
..2

Hiện trạng kinh tế:

..1. Tốc độ tăng trưởng và chuyển dòch cơ cấu kinh tế:
Thành phố Cần thơ nằm trong khu vực trung tâm của vùng ĐBSCL, một
vùng châu thổ trù phú nhất cả nước về lúa, cây ăn trái và thuỷ sản. Sản
lượng lúa của vùng chiếm tới 51% sản lượng lúa cả nước.
Trong giai đoạn 2001-2003, thành phố Cần Thơ đạt được tốc độ tăng
trưởng kinh tế khá cao khoảng 12,29%. Tốc độ tăng trưởng này đã giúp Cần
Thơ nâng giá trò GDP từ 4.543.436 triệu đồng vào năm 2000 lên 6.433.523
triệu đồng vào năm 2003 (giá cố đònh 1994), tức tăng gấp gần 1,5 lần (xem
hình 1).
So với các tỉnh ĐBSCL, tố độ tăng trưởng của Cần Thơ cao nhất. Tuy
nhiên, so với một số tỉnh, thành khác như Bình Dương, Đồng Nai, Bà RòaVũng Tàu, Đà Nẵng, Hải Phòng.v.v… thì tốc độ tăng trưởng của Cần Thơ
vẫn còn kém hơn.

9


Hình 1: GDP thành phố Cần Thơ (2000-2003) giá cố đònh 1994

..2. Chuyển dòch cơ cấu kinh tế:
Kinh tế của thành phố Cần Thơ đang chuyển dòch nhanh theo hướng
công nghiệp và dòch vụ. GDP ngành công nghiệp đã tăng từ 31,3% năm
2000 lên 35,53% năm 2003 trong khi đó GDP ngành nông nghiệp tăng khá

cao nhưng tỷ trọng của ngành này trong cơ cấu kinh tế của thành phố đang
giảm dần từ 22,41% năm 2000 xuống còn 21,82% năm 2003.
Hình 2: Chuyện dòch kinh tế các ngành của T.P Cần Thơ

So sánh với các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì
tỷ trọng nông nghiệp của thành phố Cần Thơ vẫn chiếm ở mức cao. Ví dụ
năm 2003, tỷ trọng nông nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm
1,56%, tỉnh Bà Ròa- Vũng Tàu – 2,9%, tỉnh Bình Dương khoảng 12% và tỉnh
Đồng Nai khoảng 17%. Một trong các nguyên nhân quan trọng trong việc tỷ
trọng cao của ngành nông nghiệp tại Cần Thơ là đất đai nông nghiệp và
nông dân còn chiếm tỷ trọng rất lớn so với cơ cấu đất đai và lao động của
thành phố. Đây cũng là 1 thách thức cho việc duy trì tốc độ phát triển nhanh
của thành phố Cần Thơ (vì tăng trưởng cao trong ngành nông nghiệp cũng
chỉ ở mức 4-5%/năm sẽ làm giảm mức độ tăng trưởng chung của thành phố).
10


Số liệu từ hình 3 cho thấy, động lực cho sự tăng trưởng tại Cần Thơ chủ
yếu là dựa vào nguồn nội lực- các thành phần kinh tế trong nước. Tuy nhiên
tốc độ tăng trưởng trong nội bộ ngành diễn ra không đồng đều: khu vực kinh
tế quốc doanh nhìn chung tăng trưởng chậm và còn bộc lộ nhiều hạn chế
như giá thành cao, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh kém....
Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng trưởng nhanh và đóng góp
tới gần 58% GDP cho toàn thành phố, và tỷ lệ đóng góp này không ngừng
tăng lên trong thời gian qua.
Hình 3: Sự chuyển dòch đóng góp GDP của các thành phần kinh tế
(2000-2003)

..3


Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế.

..1.

Hiện trạng phát triển và phân bố ngành công nghiệp:

()a

Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp

Giá trò sản xuất ngành công nghiệp tại thành phố Cần Thơ đã gia tăng
lên gấp gần 1,6 lần, từ 4.623.153 triệu đồng vào năm 2000 lên đến 7.065.429
triệu đồng năm 2003. Trong cơ cấu ngành công nghiệp thì ngành công
nghiệp chế biến chiếm vai trò chủ đạo (chiếm tới 97,30% GTSX công
nghiệp) và có tốc độ tăng trưởng nhanh. Chỉ trong vòng 3 năm từ 20022003, giá trò sản xuất ngành công nghiệp chế biến đã tăng gấp gần 2 lần từ
3.684.474 triệu đồng lên đến 6.874.721 triệu đồng. Trong khi đó, công nghiệp
sản xuất và phân phối điện nước chỉ chiếm 2,52%, còn công nghiệp khai
thác chiếm tỷ trọng không đáng kể (0,18%) và có xu hướng giảm trong giai
đoạn 2000-2003 (hình 5).

11


Hình 4 : GTSX công nghiệp trên đòa bàn thành phố Cần Thơ (2000-2003)

Một thành tựu đáng lưu ý là công nghiệp chế biến của Cần Thơ đã xuất
khẩu sang nhiều nước châu Á, châu Âu kể cả châu Mỹ, trong đó tỷ trọng lớn
là thuỷ sản và gạo xuất khẩu.
()b


Phân bố công nghiệp trên đòa bàn thành phố Cần Thơ.

Các cơ sở công nghiệp trên đòa bàn thành phố Cần Thơ phân bố không
đồng đều. Xét về phương diện quy mô theo tiêu chí lao động, thì các doanh
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gồm 35 doanh
nghiệp) thường là các doanh nghiệp có quy mô lớn và có giá trò sản xuất
chiếm tới gần 62% GTSX toàn ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp nhà
nước có quy mô lớn nhất, bình quân từ 500-600 lao động/doanh nghiệp.
Hiện trên đòa bàn thành phố có 25 doanh nghiệp nhà nước tập trung tại
Q.Ninh Kiều (13 doanh nghiệp), Q.Bình Thuỷ (11 doanh nghiệp) và Q. Ô
Môn (1 doanh nghiệp).
Cần Thơ có 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (theo số liệu
thống kê 2003) với số lao động bình quân từ 200-300 lao động/doanh
nghiệp, tập trung nhiều nhất tại Q. Bình Thuỷ (8 doanh nghiệp), Q. Ô Môn
(1 doanh nghiệp) và Q. Ninh Kiều (1 doanh nghiệp).
Do các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô lớn tập trung chủ yếu tại
Q.Ninh Kiều, Q.Bình Thuỷ, nên giá trò sản xuất công nghiệp trên đòa bàn
thành phố Cần Thơ cũng tập trung chủ yếu tại hai quận này (chiếm 77,36%
GTSX công nghiệp của toàn thành phố). Số liệu tại hình 5 cho thấy rõ sự
phân bố về giá trò sản xuất, số cơ sở công nghiệp trên đòa bàn thành phố
Cần Thơ.

12


Hình 5 Sự phân bố các cơ sở và GTSX công nghiệp trên đòa bàn Cần Thơ
(2003).

Các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chiếm 99,3% về
số lượng (gồm 4.957 cơ sở) nhưng giá trò sản xuất công nghiệp chỉ chiếm

gần 38%. Các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ này thường rơi vào loại
hình cơ sở sản xuất tập thể, tư nhân, cá thể và hỗn hợp, trong đó nhiều nhất
là loại hình sản xuất cá thể có quy mô từ 3-5 lao động gồm 4.731 cơ sở,
chiếm tới 95% về số lượng. Số liệu từ hình 5 cũng cho thấy, các cơ sở sản
xuất công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ này phân bố nhiều nhất tại H. Thốt
Nốt (1.374 cơ sở) và huyện Ô Môn ( 939 cơ sở).
Chính các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ này lại
chính là những cơ sở sản xuất thâm dụng lao động rất phù hợp với thực
trạng kinh tế tại khu vực ĐBSCL hiện nay. Thực vậy, trong khi các cơ sở
sản xuất công nghiệp có quy mô lớn chiếm tới gần 62% giá trò sản xuất
công nghiệp nhưng chỉ tạo ra công ăn việc làm cho 37% lao động thì các cơ
sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ này đã tạo công ăn việc làm cho gần
63% lao động công nghiệp. Mặt khác, do có quy mô nhỏ, và lại thường
mang tính gia đình, nên các cơ sở công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ này
rất linh hoạt đối với những thay đổi về môi trường kinh doanh. Họ sẵn sàng
chuyển sang hình thức kinh doanh mới khi môi trường kinh doanh cũ trở nên
bất lợi (hình 6).

13


Hình 6: GTSX, sử dụng lao động của các cơ sở công nghiệp tại Cần Thơ (2003).

()c

Hiện trạng phát triển ngành xây dựng

Thành phố Cần Thơ hiện có các đơn vò hoạt động trong lónh vực xây
dựng như sau:
− Tư vấn xây dựng có 33 đơn vò, trong đó 5 doanh nghiệp Nhà nước, 17

công ty TNHH, 11 doanh nghiệp tư nhân.
− Đơn vò xây lắp có 48 đơn vò trong đó 8 doanh nghiệp Nhà nước, 10 công
ty TNHH, 29 doanh nghiệp tư nhân.
− Tổng số lao động trong ngành xây dựng tăng từ 15,6 ngàn năm 2000 lên
trên 20 ngàn trong năm 2005.
..2.

Hiện trạng phát triển và phân bố ngành dịch vụ:

()a

Hiện trạng phát triển ngành dòch vụ
Tốc độ tăng trưởng bình qn hàng năm của ngành dòch vụ trong giai
đoạn 2000-2003 đạt 11,12%/năm đã nâng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ
từ 2.074.754 triệu đồng vào năm 2000 lên 2.851.807 triệu đồng vào năm
2003 (giá cố định 1994).
Chính vị trí địa lý đã mang lại cho thành phố Cần Thơ một tiềm năng
lớn để phát triển ngành dịch vụ. Với hệ thống giao thơng đường bộ và
đường thuỷ rất thuận tiện nên Cần thơ đã trở thành đầu mối giao thương
trong nước và khu vực cho tồn vùng ĐBSCL. Đối với hoạt động nội
thương, Cần thơ là cầu nối giữa thị trường vùng thành phố Hồ Chí Minh và
tồn vùng ĐBSCL. Chính điều này đã tạo tiền đề cho sự phát triển các
ngành dịch vụ mang tính chất vùng, đặc biệt là ngành thương mại, vận tải,
kho bãi, bưu điện, khách sạn nhà hàng. Tỷ trọng của những dịch vụ này
chiếm tới 56,7% giá trị sản xuất ngành dịch vụ (hình 7).
Hình 7: Cơ cấu ngành dịch vụ tại Cần Thơ
14


()b


Hiện trạng phân bố ngành dòch vụ
Sự phân bố các cở dịch vụ như thương mại, du lịch, khách sạn nhà hàng
trên địa bàn thành phố Cần thơ khơng đồng đều, tập trung nhiều nhất ở quận
Ninh Kiều (8.374 cơ sở), quận Bình Thuỷ (4.625 cơ sở) và một phần ở quận
Thốt Nốt (3.362 cơ sở). Địa phương có số các cơ sở dòch vụ này thấp nhất
là ở huyện Phong Điền (822 cơ sở) và kế đến là Q. Cái Răng.
Như vậy, về mặt không gian, ngành dòch vụ phát triển nhất tại các
khu trung tâm thành phố như Ninh Kiều, Bình Thuỷ , hoặc tại trung tâm
các quận huyện có đông dân cư tập trung như Ô Môn, Thốt Nốt.v.v…
Hình 8:Phân bố các cơ sở thương mại, du lịch, khách sạn, nhà hàng tạiCần

thơ.

Du lòch là một ngành mới phát triển của thành phố Cần Thơ. Thành
phố hiện có 87 khách sạn với 2.172 phòng và 3.056 giường. Năm 2005
thành phố dự kiến đón nửa triệu khách du lòch trong đó khoảng 90 ngàn
khách du lòch quốc tế. Tổng thu nhập du lòch tăng từ 163 tỷ đồng năm
1995 lên 499 tỷ đồng năm 2000 và dự kiến khoảng 1.290 tỷ đồng năm
2005.
15


Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong những năm qua ngành dịch
vụ tại thành phố Cần Thơ cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế. Với vai trò là
một trung tâm thương mại, tài chính, y tế giáo dục và kỹ thuật cho toàn
khu vực ĐBSCL, song cho đến nay một số ngành dòch vụ mang tính chất
vùng tại thành phố Cần Thơ cũng chưa thực sự phát triển để đáp ứng
nhu cầu cho toàn vùng. Chẳng hạn, ngành tài chính - tín dụng, một ngành
được xem là huyết mạch của nền kinh tế, giúp điều hoà các nguồn vốn từ

nơi thừa sang nơi thiếu nhằm thúc đẩy sự phát triển cho nền kinh tế toàn
vùng ĐBSCL, nhưng hiện nay tỷ trọng của ngành này chỉ chiếm chưa
đầy 11% trong cơ cấu GDP ngành dòch vụ.
Thành phố Cần Thơ còn được xem là một trung tâm nghiên cứu và
triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, phục vụ cho toàn bộ vùng
ĐBSCL. Trường ĐH Cần Thơ và hệ thống các trung tâm nghiên cứu là lực
lượng nghiên cứu triển khai khoa học mạnh nhất trên địa bàn khu vực
ĐBSCL. Hệ thống cơ quan nghiên cứu triển khai khoa học kỹ thuật tiêu
biểu trên địa bàn tỉnh Cần Thơ: Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL, Trung tâm
nghiên cứu và phát triển cơng nghệ sinh học; Trung tâm năng lượng mới;
Trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác; Trung tâm điện tử tin
học; Trung tâm nghiên cứu và phát triển Artemia – tơm; Trung tâm thơng
tin và cơng nghệ... Các trung tâm này giữ vai trò nghiên cứu và triển khai
cho tồn bộ khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên, tỷ trọng của hoạt động hoa học
và công nghệ tại thành phố Cần thơ hiện nay chỉ chiếm một tỷ trọng rất
nhỏ, 0,29% GDP ngành dòch vụ, và chưa đáp ứng được nhu cầu của khu
vực. Nhìn chung, những nghiên cứu triển khai phục vụ cho cơng nghiệp chế
biến nơng sản, thuỷ sản, cơng nghệ sau thu hoạch của Cần Thơ nhìn chung
vẫn phụ thuộc nhiều vào thành phố Hồ Chí Minh và miền đơng Nam Bộ.
..3.

Hiện trạng phát triển ngành nông, lâm, thuỷ sản:

()a

Cơ cấu nội bộ ngành:

Ngành nông lâm thuỷ sản cũng là một ngành kinh tế mạnh và giải quyết
được nhiều việc làm nhất của T.P Cần Thơ. Giá trò ngành nơng, lâm thuỷ sản
đóng góp gầnn 23% GDP của thành phố và thu hút khoảng 50% lao động

của thành phố.
Trong giai đoạn 2000-2003, đã có sự chuyển dòch cơ cấu kinh tế trong cơ
cấu nội bộ ngành nông, lâm thuỷ sản (khu vực I). Tỷ trọng giá trò GDP của
nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, song vẫn chiếm ưu thế
tuyệt đối. Tỷ trọng lâm nghiệp trong cơ cấu khu vực I có xu hướng giảm nhẹ
qua các năm, và GDP ngành lâm nghiệp chiếm một phần rất nhỏ trong khu
vực I (xem hình 9)
Hình 9: sự chuyển dòch cơ cấu trong khu vực I tại Cần Thơ

16


Ngành thuỷ sản có tỷ trọng tăng nhanh qua các năm. Giai đoạn 20002003 thì tốc độ tăng trưởng ngành thuỷ sản đạt 35,31%/năm. Tuy ngành
thuỷ sản đạt tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng do chiếm một tỷ trọng còn nhỏ
trong GDP của khu vực I nên không thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cho
toàn khu vực lên được.
()b

Ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp có tỷ trọng cao nhất trong khu vực I của T.P Cần
Thơ. Trong ngành nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỷ trọng 82,1%, chăn nuôi
chiếm 12,72% và dòch vụ nông nghiệp chiếm 5,11% (hình 10).
Hình 10 : Cơ cấu nơng nghiệp tại Cần Thơ

+ Về trồng trọt:
Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, cây lương thực chiếm ưu thế tuyệt đối
66,13%, trong đó vai trò chủ đạo là cây lúa (chiếm 65,85% GTSX ngành
nông nghiệp). Tương tự như các đòa phương khác trong khu vực ĐBSCL, với
tổng diện tích trồng lúa và màu là 226.965 ha, Cần Thơ không những đảm

bảo cung cấp lương thực cho đòa phương mà còn dư ra một lượng lúa gạo lớn
phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Gạo là một trong những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Cần Thơ và các đòa phương trong vùng ĐBSCL. Trong năm
17


2003, ước tính thành phố Cần Thơ xuất khẩu khoảng 400.000 tấn gạo, mang
lại giá trò kim ngạch xuất khẩu cho thành phố khoảng 70 triệu USD, chiếm
20,47% kim ngạch xuất khẩu của thành phố và là mặt hàng xuất khẩu lớn
thứ hai của thành phố.
Diện tích trồng lúa và màu lương thực phân bố nhiều nhất tại H. Cờ Đỏ
(36,82% diện tích và 36,21% sản lượng lương thực toàn thành phố), kế đến
là huyện Vónh Thạnh (chiếm gần 33% về diện tích và 36% về sản lượng
lương thực của toàn thành phố).
Khu vực có diện tích lúa và màu thấp nhất là Q. Ninh Kiều, kế đến là
quận Bình Thuỷ và Cái Răng, mỗi khu vực chiếm chưa đầy 3% về diện tích
và sản lượng lúa và màu lương thực quy thóc. Sự phân bố về diện tích, sản
lượng lúa và màu lương thực quy thóc tại các quận, huyện trên đòa bàn
thành phố Cần Thơ.
Bảng 1: Diện tích và sản lượng lương thực quy thóc tại thành phố Cần Thơ
(Gồm diện tích, sản lượng lúa và màu lương thực quy thóc)
Diện
tích
(ha) Sản
lượng
(Tấn)
STT Quận, Huyện
Số tuyệt đối Tỷ trọng Số tuyệt đối Tỷ trọng
1
Q. Ninh Kiều

899
0,40%
4.239
0,37%
2
Q.Bình Thuỷ
6.058
2,67%
27.126
2,34%
3
Q.Cái răng
6.245
2,75%
28.454
2,46%
4
Q. Ơ Mơn
18.796
8,28%
90.716
7,84%
5
H. Phong Điền 11.925
5,25%
53.214
4,60%
6
H. Cờ Đỏ
83.569

36,82% 419.152
36,21%
7
H. Thốt Nốt
24.838
10,94% 122.658
10,60%
8
H. Vĩnh Thạnh 74.635
32,88% 411.903
35,59%
Cộng
226.965
100,00% 1.157.462 100,00%

Nguồn: UBND tỉnh Cần Thơ 12/2003, số liệu kinh tế – xã hội thành phố
Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.
Cây ăn quả là loại cây trồng mang lại giá trò kinh tế đứng thứ hai sau
cây lúa cho các tỉnh tại khu vực ĐBSCL. Tại thành phố Cần Thơ, cây ăn
quả chiếm gần 9% giá trò sản xuất nông nghiệp của thành phố. Với tổng
diện tích 16.190 ha, sự phân bố về diện tích trồng cây ăn quả cũng biến
thiên theo các khu vực được thể hiện qua hình 11.

Hình 11: Sự phân bố diện tích trồng cây ăn quả trên đòa bàn Cần thơ (2003)

18


Như số liệu hình 11 cho thấy, khu vực trồng cây ăn trái nhiều nhất là ở
huyện Phong Điền (5.362 ha, chiếm 33,12% diện tích toàn thành), kế đến là

quận Bình Thuỷ và quận Ô Môn. Các loại trái cây nhiều nhất là cam, quýt,
xoài với tổng diện tích 10.316 ha, chiếm 50,4% về diện tích cây ăn quả của
toàn thành phố. Ngoài ra còn có các loại cây ăn trái khác như chuối (1.675
ha), nhãn (1.455 ha), khóm (1.440 ha)…
+ Về chăn nuôi:
Giá trò sản xuất chăn nuôi tại thành phố Cần Thơ chiếm gần 13% giá trò
sản xuất nông nghiệp. Trong đó, chăn nuôi gia súc như trâu bò, heo chiếm
62% giá trò sản xuất ngành chăn nuôi ( 221 726 triệu đồng). Số lượng trâu, bò
được nuôi nhiều nhất tại huyện Cờ Đỏ (1.446 con), chiếm hơn 39% số lượng
trâu bò toàn thành; kế đến là Q. Bình Thuỷ (677 con) và huyện Thốt Nốt
(408 con).
Cũng như các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL, chăn nuôi gia cầm chủ yếu
của thành phố Cần Thơ là vòt, chiếm gần 57% số lượng gia cầm, tập trung
nhiều nhất tại 3 huyện có diện tích trồng lúa và màu nhiều nhất là huyện Cờ
Đỏ, H. Thốt Nốt và H. Vónh Thạnh, chiếm 63% sản lượng gia cầm toàn
huyện. Nguồn thức ăn của vòt chủ yếu là lúa rụng sau mùa gặt và nguồn
thuỷ sản phong phú (tôm, cua, cá) và các phế phẩm từ công nghiệp chế biến
lương thực. Các sản phẩm từ vòt (trứng, thòt, lông) không những phục vụ cho
nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu, đặc biệt là lông vòt và
trứng vòt muối. Hàng năm Cần Thơ xuất khẩu trên 1.000 tấn lông vòt ra thò
trường thế giới, và thu về một lượng ngoại tệ đáng kể cho đòa phương. Năm
2003, thành phố Cần Thơ đã xuất khẩu được 27 triệu quả trứng muối và
mang lại giá trò kim ngạch xuất khẩu cho thành phố gần 2,4 triệu USD.

()c

Về lâm nghiệp:
19



Nếu như giá trò sản xuất lâm nghiệp năm 2000 là 11.683 triệu đồng, thì
đến năm 2003 giá trò sản xuất lâm nghiệp chỉ còn 11.567 triệu đồng (giá cố
đònh 1994). Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2000-2003 của
ngành nông nghiệp là (-0,33%). Tốc độ tăng trưởng âm trong ngành lâm
nghiệp là do việc chặt phá rừng để nuôi trồng thuỷ sản. Hoạt động lâm
nghiệp tập trung nhiều nhất ở huyện Cờ Đỏ, H.Thốt Nốt và H.Vónh Thạnh.
Tổng giá trò sản xuất lâm nghiệp tại 03 huyện này chiếm tới gần 66% giá trò
sản xuất lâm nghiệp của toàn thành phố. Sự phân bổ về sản xuất lâm
nghiệp được thể hiện qua hình 12.
Hình 12 : GTSX lâm nghiệp phân theo đòa phương.

Nguồn: UBND tỉnh Cần Thơ 12/2003, số liệu kinh tế – xã hội thành phố Cần Thơ và
tỉnh Hậu Giang.

()d

Về thuỷ sản:

Hoạt động thuỷ sản trong giai đoạn 2000-2003 tại thành phố Cần Thơ có
những chuyển biến rất tích cực. Chỉ trong vòng 3 năm mà GDP ngành thuỷ
sản tại thành phố Cần Thơ đã tăng lên gấp gần 2,5 lần, từ 115.794 triệu
đồng vào năm 2000 tăng lên 286.889 triệu đồng vào năm 2003 (giá cố đònh
1994). Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành thuỷ sản trong
giai đoạn 2000-2003 đạt đến 35,31%. Mặc dù chiếm tỷ trọng rất thấp trong
cơ cấu khu vực I (16,80%), song với tốc độ tăng trưởng cao như vậy, ngành
thuỷ sản đã đủ sức lôi kéo toàn bộ khu vực I đạt tốc độ tăng trưởng cao. Sự
phân bố về ngành thuỷ sản tại thành phố được thể hiện tại hình 13:

20



Hình 13: GTSX thuỷ sản phân theo đòa phương

Như số liệu hình 13 cho thấy, hoạt động thuỷ sản phân bố chủ yếu tại H.
Cờ đỏ và H. Thốt Nốt, và một phần tại H. Vónh Thạnh. Trong cơ cấu ngành
thuỷ sản thì chủ yếu là thuỷ sản nuôi trồng, chiếm 77,41% (437.607 triệu
đồng), trong đó chủ yếu là nuôi cá. Thuỷ sản đánh bắt chiếm tỷ trọng rất
nhỏ (16,77%). Giá trò sản xuất của thuỷ sản phân theo đòa bàn được thể hiện
cụ thể qua hình 13.
Hiện nay, thuỷ sản (tôm, cá) là một trong những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Cần Thơ. Năm 2003 trò giá xuất khẩu thuỷ sản của thành phố
Cần Thơ đạt 220 triệu USD, chiếm tỷ trọng 64,33% tổng kim ngạch xuất
khẩu và trở thành là mặt hàng mang lại giá trò xuất khẩu cao nhất cho Cần
Thơ.
Hình 14: GTSX ngành thuỷ sản năm 2003.
STT Phân loại
1
Nuôi trồng thuỷ sản
Nuôi cá
Nuôi tôm
2
Đánh bắt
Hải sản ở biển
Thuỷ sản nước ngọt
3
Dòch vụ thuỷ sản
Tổng cộng

..4


GTSX năm 2003
437.607
432117
5490
94.778
0
94778
32.918
565.303

Tỷ trọng
77,41%
76,44%
0,97%
16,77%
0,00%
16,77%
5,82%
100,00%

Hiện trạng xã hội:

..1. Hiện trạng dân số :
Dân số TP Cần Thơ năm 2004 khoảng 1.127.765 người, trong đó các
quận nội thành có 501.040 người, các huyện ngoại thành có 626.725 người.
Trong các quận nội thành, tập trung nhất là quận Ninh Kiều có khỏang 208
ngàn sau đó là quận Ô Môn 128 ngàn; thấp nhất là quận Cái Răng khoảng
77,2 ngàn dân. Trong các huyện ngoại thành, dân số đông nhất là huyện
21



Thốt Nốt khoảng 192 ngàn dân, sau đó là huyện Cờ Đỏ khoảng 175,7 ngàn
dân (xem bảng 2)
Bảng 2: Diện tích, dân số và mật độ dân số T.P Cần Thơ (2004.)
STT

Quận, Huyện

Thành phố
1
2
3
4
5
6
7
8

Q. Ninh Kiều
Q.Bình Thuỷ
Q.Cái Răng
Q. Ô Môn
Tổng các Quận
H. Phong Điền
H. Cờ Đỏ
H. Thốt Nốt
H. Vĩnh Thạnh
Tổng các huyện

Diện tích

(km2)

1.390

Dân số
(người)

1.127.765

29
69
63
126
287
119
403
171
410
1103

208.008
87.665
77.292
128.075
501.04
102.621
175.766
192.327
156.011
626.725


Mật độ DS
(người/km2)

811
7.173
1.271
1.227
1.016
1.7458
862
436
1.125
381
568

Mật độ dân số trung bình của thành phố Cần Thơ khoảng 811
người/km2, cao gấp đôi mật độ dân số trung bình của Đồng Bằng Sông Cửu
Long. Mật độ dân số trung bình của các quận khoảng 1.746 người/km2 hoặc
17 người/ha. Dân số tập trung nhất tại quận Ninh Kiều với 7173 người/km2
hoặc 71 người/ha. Các quận có mật độ dân số thấp là Ô Môn 1.016
người/km2, Cái Răng 1.227 người/km2 , Bình Thuỷ 1271 người/km2.
Mật độ dân số của các huyện ngoại thành khoảng 568 người/km 2; trong
đó mật độ dân số cao nhất là huyện Thốt Nốt, khoảng 1.125 người/km 2.
Huyện Vónh Thạnh và Cờ Đỏ nằm trong vùng ngập lũ có mật độ dân số khá
thấp, khoảng 381 người/km2 và 436 người/km2.
..2. Tốc độ gia tăng và cơ cấu dân số dân số.
Dân số Cần Thơ tăng chậm từ 1.026.078 người năm 1995 lên 1.079.459
người năm 2000 và 1.127.765 người năm 2004. Như vậy trong vòng 10 năm,
dân số T.P Cần Thơ chỉ tăng khoảng 101.687 người.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên tại TP Cần Thơ giảm từ 1,61% năm 1995 còn
1,15% năm 2000 và 1,11% năm 2004.
Số lượng di dân cơ học từ các tỉnh khác trong vùng ĐBSCL vào T.P Cần
Thơ chưa lớn, mới đạt khoảng 0,3- 0,5%/năm. Điều này chứng tỏ tiềm lực
“tạo thò” của thành phố chưa lớn.
Dân số thành phố có cơ cấu trẻ (từ 15-29 tuổi) tăng từ 30,6% năm 1995
lên khoảng 32% vào năm 2004. Tuy nhiên hiện tượng dân số gìa bắt đầu
hình thành tại Cần Thơ do trẻ em dưới 14 tuổi giảm nhanh từ 36% năm 1995
22


còn khoảng 24% năm 2004; đồng thời tỷ lệ của lứa tuổi già (Nam trên 60 và
nử trên 55) đã tăng từ 8% năm 1995 lên 9% năm 2004. Tuổi thọ trung bình
của dân Cần Thơ tăng từ 62 tuổi năm 1999 lên 60-70 tuổi năm 2004.
..3. Dân số đô thò – nông thôn.
Dân số đô thò của thành phố Cần Thơ theo thống kê khoảng 565.686
người, gồm dân số của 4 quận và các thò trấn các huyện ngoại thành. Tuy
nhiên, hệ thống thống kê của Việt Nam xác đònh một cách đơn giản là “đã
sống trong ranh giới các quận thì là dân đô thò” vì vậy mới có tỷ lệ đô thò
hoá cao như vậy.
Bảng 3 cho thấy rằng vào năm 2002, khi chưa hình thành các quận mới,
tỷ lệ đô thò hoá của thành phố Cần Thơ khoảng 32,59%, nhưng sau khi các
quận mới hình thành, dân số đô thò đã được thống kê vọt lên 49,86%
Bảng 3: Cơ cấu dân số đô thò- nông thôn của T.P Cần Thơ qua các năm:
TT Loại dân số
1
Dân số đô thò
2
Dân số nông thôn


N 1995
27,6%
72,4%

N 2000
32,59%
67,41%

N 2002
32,57%
67,43%

N2004
Ghi chú
49,86%
50,014%

Trong thực tế tại các quận nội thành, số lượng dân cư nông thôn còn khá
lớn- khoảng 150- 200 ngàn người, chiếm 30-40% dân số của khu vực nội thò.
Ví dụ, quận Cái Răng, trước là huyện Châu Thành của tỉnh Cần Thơ dân số
đô thò chỉ tập trung tại thò trấn Cái Răng khoảng 20.000 dân. Sau khi trở
thành quận, cũng dân số đó được cắt 1 phần cho tỉnh Hậu Giang, phần còn
lại khoảng 77.292 người trở thành dân đô thò. Như vậy tại thời điểm chưa
thành lập quận mới, có trên 50.000 người thuộc về nông thôn. Huyện Ô
Môn cũng tương tự. Với 128.075 người trong quận, nhưng trong năm 2003,
dân số đô thò chỉ tính dân số của thò trấn Ô Môn khoảng 45.000- 50.000 dân
còn bộ phận kia khoảng 80.000- 85.000 người còn là dân nông thôn trước
quyết đònh thành lập quận.
Trong bối cảnh đó, vấn đề đô thò hoá dân cư nông thôn tại chổ bao gồm
việc làm, hạ tầng kỹ thuật đô thò.v.v… là một vấn đề hết sức quan trọng của

T.P Cần Thơ. Trong quá trình đô thò hoá cần quan tâm đặc biệt phần dân số
nông thôn này để đảm bảo việc làm, thu nhập và chổ ở ổn đònh.

23


Bảng 4: Dân số đô thò và nông thôn của T.P Cần Thơ 2004
ST
T

Quận, Huyện

Diện
tích
(km2)

1
2
3
4
5
6

Q. Ninh Kiều
Q.Bình Thuỷ
Q.Cái răng
Q. Ơ Mơn
H. Phong Điền
H. Cờ Đỏ


29
69
63
126
119
403

Dân số
(người)

Mật độ DS
Thành thị
(ng/km2)

Nông
thôn

Tỷ lệ đơ
thị hố
(%)

208.008
87.665
77.292
128.075
102.621
175.766

7.173
1.271

1.227
1.016
862
436

208.008
87.665
77.292
128.075
25.392

102.621
150.374

100,00
100,00
100,00
100,00
0,00
14,45

7 H. Thốt Nốt
171 192.327
8 H. Vĩnh Thạnh
410 156.011
1.390 1127765
Cộng

1.125
381


22.745
12.902

169.582
143.109

11,83
8,27

811

562.079

565.686

..4. Hiện trạng lao động.
Lao động trong độ tuổi của T.P Cần Thơ có khoảng 740.000 người
chiếm 66% dân số. Lao động trong độ tuổi tăng từ năm 2000 tới 2004
khoảng 18.000- 19.000 người.
Đã có sự chuyển dòch lao động trong nội bộ các ngành tại T.P Cần Thơ.
Lao động ngành nông nghiệp giảm từ 37,3% năm 2000 xuống còn 32,67%
năm 2004, lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng tăng từ 10,88% năm
2000 lển% năm 2004, lao động trong ngành dòch vụ cũng tăng từ 21,72%
năm 2000 lên 23,67% năm 2004.
Hình 15: Chuyển dòch lao động trong các khu vực kinh tế tại Cần
Thơ(2000-2004)

Nhìn chung, cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế tại thành phố
Cần Thơ trong giai đoạn 2000-2004 chuyển dòch không đáng kể.


24


Tại Cần Thơ còn có một lực lượng lao động dự trữ khá dồi dào trong đó
đang đi học có khoảng 51.000 người, lao động chưa có việc làm chính thức
khoảng 53.000 người; lao động nội trợ có khoảng 111.000 người.
Trong những năm qua, thành phố Cần Thơ một bộ phận lao động của
T.P Cần Thơ đã được đào tạo về nghề nghiệp. Toàn thành phố đã có khoảng
51.000 lao động đã được đào tạo, trong đó có 32 tiến só, 33 Phó tiến só, 331
thạc só, 11.000 có trình độ đại học, 2.600 có trình độ cao đẳng, trên 8000 lao
động có bằng trung học chuyên nghiệp và trên 10.000 lao động có các bằng
cấp chứng chỉ.
Tuy nhiên so vớó 740.000 lao động, thì số lượng đã qua đào tạo chỉ mới
chiếm khoảng 6,7%. Đây là thách thức lớn của thành phố Cần Thơ trên
đường phát triển mà động lực là công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG T.P CẦN THƠ
..5

Hiện trạng sử dụng đất :

Trong tổng số 138.960 ha đất tự nhiên có 116993 ha đất nông nghiệp
chiếm 84,17% diện tích tự nhiên, đất chuyên dùng (gồm giao thông, thuỷ
lợi, đất quân sự, đất xây dựng các cơ quan, công trình công cộng, nhà máy,
khu công nghiệp .v.v…) có 9403ha chiếm 6,67% , đất ở của dân cư có
khoảng 4667ha chiếm 3,36% diện tích.
Các quận nội thành có 28.700 ha chiếm 20,65% diện tích tự nhiên của
toàn thành phố. Đất nông nghiệp trong các quận có 19.973 ha chiếm 69,8%
diện tích tự nhiên của các quận. Đất chuyên dùng có 3185ha và đất ở có
1728ha chiếm các tỷ lệ đất trong quận tương ứng là 11,1% và 6%. Như vậy

nếu chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trong các quận thì diện tích đất
dự trử gấp 4 lần diện tích đã xây dựng hiện nay.

25


×