Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luân chuyển giáo viên tiểu học trên địa bàn huyện hoành bồ, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ THỊ PHƯƠNG

LUÂN CHUYỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ THỊ PHƯƠNG

LUÂN CHUYỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU HẰNG



THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình nào. Tài liệu tham khảo và nội dung
trích dẫn đảm bảo sự trung thực và chính xác, tuân thủ các quy định về
quyền sở hữu trí tuệ.
Thái nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn chân thành với tình cảm và
lòng biết ơn sâu sắc nhất gửi tới: Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo Khoa Tâm
lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tận tâm
giảng dạy, chỉ bảo tận tình, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu của khóa học Thạc sĩ Quản lý giáo dục tại Trường.

Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thu Hằng, Trưởng
phòng sau đại học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, chỉ
bảo ân cần, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện để hoàn thành luận
văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phòng Giáo dục và Đào
tạo, Phòng Nội vụ huyện, cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học, các
trường Tiểu học và Trung học cơ sở thuộc huyện Hoành Bồ.
Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn
thành luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng song chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi thiếu
sót, tôi kính mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các quý thầy, cô giáo và
các bạn đồng nghiệp.
Thái nguyên, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................... vi

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................ 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 2
5. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
7. Các phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 3
8. Cấu trúc luận văn ............................................................................................ 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LUÂN CHUYỂN GIÁO VIÊN TIỂU
HỌC TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ...................... 5
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................... 5
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ............................................................. 7
1.2.1. Quản lý...................................................................................................... 7
1.2.2. Quản lý giáo dục ....................................................................................... 8
1.2.3. Hiệu trưởng trường Tiểu học .................................................................... 9
1.2.4. Giáo viên, đội ngũ giáo viên, giáo viên tiểu học .................................... 11
1.2.5. Luân chuyển giáo viên tiểu học .............................................................. 14
1.3. Trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân ................................. 15
1.3.1. Vị trí, vai trò và mục tiêu của cấp Tiểu học ........................................... 15
1.3.2. Trường Tiểu học và mạng lưới trường Tiểu học .................................... 16
1.4. Đặc điểm của đội ngũ giáo viên Tiểu học ................................................. 17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii




1.5. Luân chuyển giáo viên Tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục ........... 17
1.5.1. Yêu cầu của đổi mới giáo dục đối với công tác luân chuyển GVTH ..... 17

1.5.2. Mục tiêu, nguyên tắc của việc luân chuyển giáo viên trong bối cảnh đổi
mới giáo dục ..................................................................................................... 19
1.5.3. Yêu cầu về luân chuyển đội ngũ giáo viên ............................................. 21
1.5.4. Nội dung luân chuyển giáo viên Tiểu học .............................................. 25
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................. 27
Chương 2. THỰC TRẠNG LUÂN CHUYỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH ............................. 29
2.1. Một số đặc điểm tự nhiên - xã hội của Huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh .. 29
2.2. Thực trạng giáo dục Tiểu học huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh .............. 29
2.2.1. Hệ thống trường lớp và quy mô học sinh tiểu học .................................... 29
2.2.2. Chất lượng giáo dục ................................................................................. 32
2.3. Thực trạng đội ngũ GVTH huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh .................. 33
2.3.1. Thực trạng về số lượng, cơ cấu môn học của GVTH năm học 2013-2014 33
2.3.2. Cơ cấu độ tuổi, nơi thường trú.................................................................. 34
2.3.3. Về thâm niên công tác .............................................................................. 36
2.3.4. Về trình độ đào tạo ................................................................................... 37
2.3.5. Về trình độ năng lực chuyên môn giáo viên Tiểu học............................... 38
2.3.6. Đánh giá chung ....................................................................................... 39
2.4. Thực trạng về công tác luân chuyển GVTH trên địa bàn huyện Hoành Bồ,
tỉnh Quảng Ninh ................................................................................................ 40
2.4.1. Khái quát về khảo sát thực trạng .............................................................. 40
2.4.2. Thực trạng nhận thức về công tác luân chuyển GVTH trên địa bàn huyện
Hoành Bồ .......................................................................................................... 40
2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện luân chuyển GVTH trên địa bàn huyện
Hoành Bồ.......................................................................................................... 45
2.5. Đánh giá chung về thực hiện các biện pháp luân chuyển GVTH huyện Hoành
Bồ, tỉnh Quảng Ninh .......................................................................................... 53
2.5.1. Ưu điểm ................................................................................................... 53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv





2.5.2. Tồn tại, hạn chế ...................................................................................... 54
2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng ................................................................... 55
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 57
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP LUÂN CHUYỂN GVTH HUYỆN
HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI
MỚI GIÁO DỤC .................................................................... 59
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ..................................................................... 59
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ........................................................... 59
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ......................................................... 59
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ........................................................... 59
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp ............................ 60
3.2. Các biện pháp luân chuyển GVTH huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh .. 60
3.2.1. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác luân
chuyển giáo viên ............................................................................................... 60
3.2.2. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ (quy hoạch giáo viên nòng
cốt, quy hoạch cán bộ quản lý, xác định vị trí việc làm, xác định đối tượng
luân chuyển)..................................................................................................... 61
3.2.3. Xây dựng quy chế, kế hoạch luân chuyển ................................................ 64
3.2.4. Đánh giá, xếp loại GV .............................................................................. 68
3.2.5. Thực hiện công khai, dân chủ công tác đánh giá, luân chuyển GVTH .. 71
3.2.6. Đảm bảo chế độ chính sách cho GV; làm tốt công tác thi đua khen
thưởng trong thực hiện công tác luân chuyển GV ............................................ 75
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................................. 76
3.4. Kết quả thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ............. 77
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................. 83

1. Kết luận ......................................................................................................... 83
2. Khuyến nghị .................................................................................................. 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 86
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết đầy đủ

BCH

: Ban chấp hành

BNL

: Bổ nhiệm lại

CB

: Cán bộ

CBQL

: Cán bộ quản lý


CĐSP

: Cao đẳng Sư phạm

ĐHSP

: Đại học Sư phạm

GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

GV

: Giáo viên

GVTH

: Giáo viên tiểu học

SGK

: Sách giáo khoa

TH

: Tiểu học

TH&THCS


: Tiểu học và trung học cơ sở

THCS

: Trung học cơ sở

THSP

: Trung học Sư phạm

UBND

: Uỷ ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv




DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Hệ thống trường Tiểu học trên địa bàn huyện Hoành Bồ ................. 30
Bảng 2.2. Quy mô học sinh TH huyện Hoành Bồ năm học 2013 - 2014 ......... 31
Bảng 2.3. Chất lượng giáo dục học sinh Tiểu học năm học 2013 - 2014 ......... 32
Bảng 2.4. Số lượng và cơ cấu giáo viên Tiểu học năm học 2013 - 2014.......... 33
Bảng 2.5. Cơ cấu độ tuổi của GVTH huyện Hoành Bồ năm học 2013 - 2014 . 34
Bảng 2.6. Cơ cấu nơi thường trú của GVTH huyện Hoành Bồ năm học
2013 - 2014 ............................................................................... 35
Bảng 2.7. Biểu thâm niên công tác của GVTH huyện Hoành Bồ năm học

2013 - 2014 ............................................................................... 36
Bảng 2.8. Trình độ được đào tạo của giáo viên Tiểu học huyện Hoành Bồ năm
học 2013 - 2014 ................................................................................. 37
Bảng 2.9. Trình độ năng lực chuyên môn GVTH huyện Hoành Bồ năm học
2013 - 2014 ........................................................................................ 38
Bảng 2.10. Nhận thức về mục tiêu công tác luân chuyển giáo viên ................. 41
Bảng 2.11. Nhận thức về nguyên tắc luân chuyển giáo viên Tiểu học ............. 43
Bảng 2.12. Nhận thức về hình thức luân chuyển giáo viên ............................... 44
Bảng 2.13. Thực trạng về nội dung quy hoạch, kế hoạch và công tác rà soát quy
hoạch, kế hoạch ................................................................................. 46
Bảng 2.14. Kết quả tổ chức thực hiện công tác luân chuyển GVTH giữa các
điểm trường, khối lớp trong cùng một trường................................... 48
Bảng 2.15. Kết quả thực hiện công tác luân chuyển GVTH giữa các trường trên
địa bàn huyện Hoành Bồ ................................................................... 49
Bảng 2.16. Thực trạng việc thực hiện công tác luân chuyển GVTH ................ 50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
v




Bảng 2.17. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác luân chuyển
giáo viên ............................................................................................ 51
Bảng 2.18. Thực trạng về công tác kiểm tra, giám sát đánh giá trong công tác
luân chuyển GVTH ........................................................................... 52
Bảng 3.1. Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp đề xuất ............................................................................... 78

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi ......................... 81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
vi




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, đào tạo nước ta đang đặt
ra yêu cầu cấp thiết. Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác định: “Phát triển giáo
dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam
theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc
tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và
cán bộ quản lý là khâu then chốt"; Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013
của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI khẳng định quan điểm chỉ đạo
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước
và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi
trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội”. [17]
Thực hiện NQ số 29-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng
(khoá XI) huyện Hoành Bồ đã xây dựng chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết trong nhóm các giải pháp có xác định để phát triển đội ngũ và cán
bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo cần rà soát lại cơ
cấu tổ chức bộ máy, ..., thực hiện luân chuyển CBQL và GV.
Hoành Bồ là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh toàn huyện có 12
xã và 1 thị trấn trong đó có 5 xã vùng cao (vùng 135), 5 xã vùng trung và 2 xã
vùng thấp có xã cách trung tâm huyện 40 km đường rừng, đường xá đi lại khó
khăn, trình độ dân trí thấp với 100% là người dân tộc thiểu số, GV chủ yếu có
hộ khẩu và sinh sống ở thị trấn do đó việc bố trí sắp xếp GV cho các đơn vị

trường thuộc xã vùng cao nhiều năm qua gặp khó khăn và còn nhiều bất cập,
trình độ chất lượng giảng dạy không đồng đều, GV không yên tâm công tác
thậm chí nẩy sinh tiêu cực trong quá trình luân chuyển, sắp xếp GV của ngành
GD&ĐT huyện. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: “Luân
chuyển giáo viên Tiểu học trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
trong bối cảnh đổi mới giáo dục” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
Quản lý giáo dục, với mong muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1




việc thực hiện luân chuyển GVTH nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV,
giảm chênh lệch chất lượng dạy học giữa các trường có bậc TH trên địa bàn
huyện, giảm số học sinh học trái tuyến, tạo công khai, công bằng trong công tác
luân chuyển GVTH góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ từ đó nâng cao chất
lượng giáo dục bậc TH trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác luân
chuyển GVTH huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh tác giả đề xuất một số biện
pháp luân chuyển GVTH trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, nâng
cao chất lượng giáo dục TH trên địa bàn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác luân chuyển GVTH ở các trường có cấp Tiểu học của huyện
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp luân chuyển GVTH huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
3.3. Khách thể điều tra

- Cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ Phòng Nội vụ huyện, cán bộ phụ trách
công tác tổ chức Phòng GD&ĐT huyện.
- Giáo viên Tiểu học
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề lý luận về luân chuyển GVTH.
4.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng đội ngũ GVTH và công
tác luân chuyển GVTH huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
4.3. Đề xuất biện pháp luân chuyển GVTH trên địa bàn huyện Hoành
Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2




5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay việc tổ chức luân chuyển GVTH huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng
Ninh còn nhiều bất cập. Điều đó ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đội ngũ
GVTH. Nếu đề xuất được các biện pháp tổ chức, thực hiện tốt công tác luân
chuyển GVTH sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH của huyện.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu công tác luân chuyển GVTH huyện Hoành
Bồ giai đoạn 2010 - 2014 và tổ chức thực hiện công tác luân chuyển GVTH
huyện Hoành Bồ từ năm 2015 trở về sau.
7. Các phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Thu thập và nghiên cứu các tài liệu, các văn bản pháp quy, các công trình
nghiên cứu khoa học về luân chuyển GV; phân tích, tổng hợp các nội dung để
xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
+ Phiếu hỏi trực tiếp GVTH về công tác luân chuyển giáo viên.
+ Phiếu hỏi cán bộ Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ
tịch công đoàn về công tác luân chuyển GVTH và các biện pháp luân chuyển
GVTH.
- Phương pháp phỏng vấn:
+ Phỏng vấn GV để làm rõ thực trạng về công tác luân chuyển GV trên
địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
+ Phỏng vấn CBQL để làm rõ thực trạng về công tác luân chuyển GV
trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
- Phương pháp chuyên gia: Xin tư vấn thêm từ các chuyên gia có kinh
nghiệm trong công tác tổ chức cán bộ và luân chuyển GVTH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3




7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu và phân tích,
đánh giá kết quả nghiên cứu thực trạng; sử dụng phương pháp kiểm định giả
thuyết để đánh giá tính khoa học, khả thi của kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được trình bầy trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về luân chuyển giáo viên Tiểu học trong bối
cảnh đổi mới giáo dục.
Chương 2: Thực trạng công tác luân chuyển giáo viên Tiểu học huyện
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Biện pháp luân chuyển giáo viên Tiểu học huyện Hoành Bồ,

tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4




Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LUÂN CHUYỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công tác luân chuyển, điều động cán bộ là một trong những nội dung
quan trọng trong công tác tổ chức cán bộ của Đảng và Nhà nước. Đảng và
Nhà nước cũng như các cấp, các ngành, các địa phương đã quan tâm đến
công tác luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức trong đó có công tác
luân chuyển GV.
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 25/01/2002 “Về luân
chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý”; Kết luận số 24-KL/TW ngày 05/6/2012 về
đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo, quản
lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Chính phủ ban hành Nghị định số 158/2007/NĐ-CP quy định danh mục
các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ,
công chức, viên chức.
Tỉnh uỷ Quảng Ninh ban hành quyết định số 1276-QĐ/TU ngày
20/11/2013 ban hành quy chế luân chuyển, điều động cán bộ, lãnh đạo, quản lý.
Huyện uỷ Hoành Bồ ban hành quyết định số 1798-QĐ/HU ngày
09/6/2014 về việc ban hành quy chế luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo
quản lý.
Theo quan điểm về công tác cán bộ của Đảng ta thì luân chuyển cán bộ

là nhằm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu
quả đội ngũ cán bộ. Luân chuyển CB, GV chung và luân chuyển GVTH nói
riêng trong những năm gần đây luôn được UBND huyện Hoành Bồ quan tâm
chỉ đạo, ngày 03/5/2012 UBND huyện Hoành Bồ đã ban hành quy chế điều
động, luân chuyển viên chức ngành GD&ĐT huyện thực hiện nghĩa vụ tại địa
bàn các xã vùng khó khăn (có hệ số khu vực từ 0,3 trở lên).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5




Luân chuyển GVTH là một “mảng” nằm trong công tác cán bộ nói chung.
Nghiên cứu về vấn đề này, cho đến nay, đã có một số luận văn thạc sĩ khoa học
viết về đề tài phát triển đội ngũ, nâng cao năng lực, luân chuyển GV như:
- Luận văn thạc sĩ: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ
sở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013 - 2020 của tác giả
Nguyễn Đình Thọ, 2013.
- Luận văn thạc sĩ: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường
Trung học phổ thông tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục của tác
giả Trần Quốc Hiệu, 2013.
- Luận văn thạc sĩ: Luân chuyển giáo viên tiểu học của Phòng Giáo dục
và Đào tạo huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh của tác giả Vũ Thị Duyên, 2013.
Qua tiếp cận các đề tài, tác giả luận văn nhận thấy đây là những công
trình khoa học được các tác giả trên nghiên cứu rất công phu về nhiều khía
cạnh khác nhau của vấn đề, từ khảo sát, đánh giá thực trạng về tình hình phát
triển đội ngũ, luân chuyển GV của địa phương nơi mình công tác và đề xuất
các giải pháp, biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác phát triển đội ngũ
GV, công tác luân chuyển GV. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, mỗi đơn vị lại có
những điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện phát triển giáo dục khác nhau. Các

đề tài nghiên cứu về công tác luân chuyển GV, thông qua công tác luân chuyển
về vị trí, việc làm, về địa bàn công tác (trường công tác) để tránh sức ì, tạo môi
trường công tác mới góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, tránh tình trạng
chạy trường, chạy lớp, giảm học sinh học trái tuyến qua đó nâng cao chất lượng
đội ngũ GV trong bối cảnh đổi mới giáo dục còn rất ít. Mặt khác tại huyện
Hoành Bồ của tỉnh Quảng Ninh chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về
thực trạng và đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ GVTH thông qua công tác
luân chuyển giáo viên hàng năm.
Chúng tôi nghiên cứu về công tác luân chuyển GVTH trên địa bàn huyện
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh góp phần bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6




1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý
Khi sự phân công lao động trong xã hội xuất hiện và phát triển sâu rộng
thì sự liên kết giữa những con người cá thể với nhau ngày càng cao, con người
cá thể một mặt vừa có khả năng tự chủ, mặt khác mối liên hệ cá thể thành hệ
thống xã hội ngày càng lớn mà không thể đứng ngoài hệ thống xã hội đó, đặc
biệt khi xã hội có và còn giai cấp. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công
và hợp tác lao động. Lao động muốn đạt hiệu quả, năng xuất cao hơn thì đòi
hỏi phải có sự chỉ huy phối hợp, điều hành, kiểm tra, điều chỉnh. Hoạt động
quản lý là hoạt động của người lãnh đạo phối hợp và phát huy hết sức mạnh của
các thành viên trong nhóm, trong tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra.
Theo W.Taylor (1856-1915) thì: “Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng
chính xác cái cần làm và làm cái đó thế nào, bằng phương pháp tốt nhất và

rẻ nhất” [dẫn theo 19, tr3].
Theo Henry Fayol (1841-1925) thì: “Quản lý là quá trình đạt đến
mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động: Kế hoạch hóa, tổ
chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” ông còn khẳng định “Khi con người
lao động hợp tác thì điều tối quan trọng là họ cần phải xác định rõ công
việc mà họ phải hoàn thành và các nhiệm vụ của mỗi cá nhân phải là mắt
lưới dệt lên mục tiêu của tổ chức” [dẫn theo 19, tr46].
Theo Mary Parker Pollett thì quản lý là “Nghệ thuật hoàn thành công
việc thông qua người khác” là “Quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm tra công việc của các thành viên của tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn
lực sẵn có của tổ chức để đạt được mục tiêu của tổ chức”. [dẫn theo 19, tr52]
Theo Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì định nghĩa kinh điển
nhất về quản lý là: “Các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản
lý (người quản lý) đến khách thể (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm
làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [18, tr9].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7




Đến nay, một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi khác là: “Quá trình lập
kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ
chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có của tổ chức để đạt những mục tiêu của
tổ chức” [2, tr11].
Từ điển tiếng việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng - 1997 định nghĩa: “1. Trông
coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Quản lý hồ sơ, quản lý vật tư. 2.
Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. Quản lý
lao động. Người quản lý” [24, tr722]. Vậy quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu
bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo

(lãnh đạo) và kiểm tra.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối
hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo
yêu cầu phát triển xã hội. Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường
xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà giáo dục cho
mọi người. Quản lý giáo dục được tiếp cận dưới hai góc độ đó là góc độ vĩ
mô và góc độ vi mô.
Ở góc độ vĩ mô chủ thể quản lý giáo dục là hệ thống các cơ quan quản lý
giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân và hệ thống quản lý. Theo Nguyễn
Thị Tính, tiếp cận ở góc độ vĩ mô khái niệm quản lý giáo dục như sau: “Quản
lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có mục đích, hợp quy luật của chủ
thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục,
nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành, phát triển, thực hiện mục tiêu
của nền giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Ở góc độ vi mô chủ thể quản lý giáo dục là chủ thể quản lý nhà trường
(Hiệu trưởng, Trưởng phòng giáo dục), đối tượng của quản lý là các quá trình
dạy học, quá trình giáo dục và các thành tố tham gia vào quá trình đó (giáo
viên, học sinh, các lực lượng khác, cơ sở vật chất, tài chính vv…)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
8




Quản lí giáo dục thường được thực hiện ở 3 cấp: cấp trung ương, cấp địa
phương và cấp cơ sở. Cấp trung ương và cấp chính quyền địa phương tỉnh,
thành phố thực hiện thẩm quyền chung được gọi chung là cấp cao. Cấp ngành ở
tỉnh, thành phố thực hiện thẩm quyền riêng và cấp chính quyền quận, huyện gọi
là cấp trung, còn cấp trường là cấp cơ sở. Những cấp quản lí này có lẽ không

đồng nhất với ý tưởng quản lí vĩ mô và quản lí vi mô. Ở cấp quản lí nào cũng
có cả quản lí vĩ mô lẫn quản lí vi mô. Đối tượng của quản lí giáo dục vĩ mô là
những yếu tố ảnh hưởng đến toàn cục, đến toàn bộ nền giáo dục hoặc hệ thống
giáo dục. Đối tượng của quản lí giáo dục vi mô là những yếu tố chỉ ảnh hưởng
cục bộ, đơn lẻ. Nội dung sách giáo khoa tuy là sự vật nhỏ bé nhưng là đối
tượng quản lí vĩ mô và việc quản lí nó được thực hiện ở mọi cấp. Nhưng việc
luân chuyển giáo viên nói chung, luân chuyển giáo viên Tiểu học nói riêng ở
huyện nào đó tuy là việc to tát nhưng đó chỉ là đối tượng của quản lí vi mô và
chỉ được thực hiện cục bộ tại địa phương đó.
1.2.3. Hiệu trưởng trường Tiểu học
Điều lệ trường tiểu học quy định nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng
như sau:
a) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức
thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước
Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn
trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó;
c) Phân công, quản lí, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng,
thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên theo
quy định;
d) Quản lí hành chính; quản lí và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
chính, tài sản của nhà trường;
e) Quản lí học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường;
tiếp nhận, giới thiệu học sinh chuyển trường; quyết định khen thưởng, kỉ luật,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9





phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại, danh sách học sinh lên lớp, ở lại lớp; tổ
chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh
trong nhà trường và các đối tượng khác trên địa bàn trường phụ trách;
g) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí;
tham gia giảng dạy bình quân 2 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp
và các chính sách ưu đãi theo quy định;
h) Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức
chính trị - xã hội trong nhà trường hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục;
i) Thực hiện xã hội hoá giáo dục, phối hợp tổ chức, huy động các lực
lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường
đối với cộng đồng.
Chuẩn hiệu trưởng, được Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Thông tư số
14/2011/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 04 năm 2011. Chuẩn hiệu trưởng là hệ
thống các yêu cầu cơ bản đối với hiệu trưởng về phẩm chất chính trị, đạo đức
nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo,
quản lý nhà trường; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh và xã hội.
Chuẩn hiệu trưởng gồm 4 tiêu chuẩn với 18 tiêu chí.
Thứ nhất: Tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối
sống, tác phong, giao tiếp và ứng xử, học tập, bồi dưỡng.
Thứ hai: Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.
Thứ ba: Tiêu chuẩn về năng lực quản lý trường TH bao gồm: Hiểu biết
nghiệp vụ quản lý; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát
triển nhà trường; quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà
trường; quản lý học sinh; quản lý hoạt động dạy học và giáo dục; quản lý tài
chính, tài sản nhà trường; quản lý hành chính và hệ thống thông tin; tổ chức
kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện dân chủ trong hoạt động của
nhà trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10





Thứ tư: Tiêu chuẩn về năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh,
cộng đồng và xã hội bao gồm: Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh; Phối
hợp giữa nhà trường và địa phương.
1.2.4. Giáo viên, đội ngũ giáo viên, giáo viên tiểu học
1.2.4.1. Giáo viên
Từ điển tiếng việt - Nhà xuất bản Đà Nẵng - 1997 định nghĩa: Giáo viên
(danh từ) là người dạy học ở bậc phổ thông hoặc tương đương [24, tr380].
Theo điều 70, Luật giáo dục của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, năm 2005 [22].
1. Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường,
cơ sở giáo dục khác; “Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở Mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục Đại học gọi là
giảng viên”.
Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:
a, Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;
b, Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;
c, Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;
d, Lý lịch bản thân rõ ràng.
Trong phạm vi nghiên cứu ở đề tài này là nghiên cứu nhà giáo ở cấp Tiểu
học nên các khái niệm được dùng trong đề tài này với tên gọi là giáo viên, giáo
viên dạy ở cấp Tiểu học gọi là giáo viên Tiểu học.
1.2.4.2. Đội ngũ giáo viên
Trước hết hiểu thế nào là đội ngũ? Từ điển Tiếng việt - Nhà xuất bản Đà
Nẵng - 1997 định nghĩa: “1. Khối đông người được tập hợp và tổ chức thành
lực lượng chiến đấu. Các đơn vị đã chỉnh tề đội ngũ. 2. Tập hợp gồm số đông
người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng. Đội ngũ những

người viết văn trẻ. Đội ngũ nhà giáo”. [24, tr328].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11




Khái niệm đội ngũ tuy có các cách hiểu khác nhau, nhưng đều có chung
một điểm, đó là: Một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực
lượng, để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùng
nghề nghiệp, nhưng đều có chung một mục đích nhất định.
Tổng hòa các cách hiểu trên, có thể nêu chung: Đội ngũ là một tập
thể gồm số đông người, có cùng lý tưởng, cùng mục đích, làm việc theo sự
chỉ huy thống nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất
cũng như tinh thần.
Thế nào là đội ngũ giáo viên? Ta có thể hiểu đội ngũ giáo viên như sau:
Đội ngũ giáo viên là một tập thể những người đảm nhiệm công tác giáo dục và
dạy học ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề
nghiệp có đủ tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định.
Từ khái niệm đội ngũ giáo viên nói chung ta còn có khái niệm đội ngũ
riêng cho từng bậc học, cấp học như: Đội ngũ giáo viên Mầm non, đội ngũ giáo
viên Tiểu học, đội ngũ giáo viên THCS, đội ngũ giáo viên THPT, đội ngũ giáo
viên dạy nghề, đội ngũ giáo viên THCN.
Tập hợp những người làm nghề dạy học, giáo dục của một huyện X gọi
là đội ngũ giáo viên của huyện X. Hoặc tập hợp những người làm nhiệm vụ
giảng dạy, giáo dục ở một đơn vị trường học hay một địa phương gọi là đội ngũ
giáo viên của một trường hay một địa phương.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng: Đội ngũ giáo viên không phải là
một tập hợp rời rạc, đơn lẻ mà là một tập hợp có tổ chức, có sự chỉ huy thống
nhất, bị ràng buộc bởi trách nhiệm, quyền hạn của nhà giáo do luật pháp quy

định và được người tổ chức chỉ huy chung đó là cơ quan quản lý nhà nước về
giáo dục của một quốc gia, ở Việt Nam là Bộ giáo dục và Đào tạo, ở các tỉnh là
Sở giáo dục và Đạo tạo, ở các huyện là Phòng giáo dục và Đào tạo.
1.2.4.3. Giáo viên Tiểu học
GVTH là: GV làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường
TH và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục TH. [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12




Điều lệ trường Tiểu học quy định GVTH có các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình
giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học
sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham
gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng
dạy và giáo dục;
Thứ hai: Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm
chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối
xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích
chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
Thứ ba: Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị,
chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy;
Thứ tư: Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương;
Thứ năm: Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của
ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công,
chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục;
Thứ sáu: Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia
đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.

Để thực hiện được tốt sáu nhiệm vụ nêu trên, người GVTH phải đạt
chuẩn về trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp:
- Chuẩn trình độ đào tạo của GVTH: Là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư
phạm. Năng lực giáo dục của GVTH được đánh giá dựa theo chuẩn nghề
nghiệp GVTH; GVTH có trình độ đào tạo trên chuẩn, có năng lực giáo dục cao
được hưởng chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước; được tạo điều kiện
để phát huy tác dụng trong giảng dạy và giáo dục. GV chưa đạt chuẩn trình độ
đào tạo được nhà trường, các cơ quan quản lí giáo dục tạo điều kiện học tập,
bồi dưỡng đạt chuẩn trình độ đào tạo để bố trí công việc phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13




- Chuẩn nghề nghiệp GVTH: Được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành kèm
theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 05 năm 2007. Chuẩn
nghề nghiệp GVTH là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo
đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà GVTH cần phải đạt được nhằm đáp
ứng mục tiêu của giáo dục TH. Trong quy định này Chuẩn gồm có ba lĩnh vực:
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm.
1.2.5. Luân chuyển giáo viên tiểu học
Theo từ điển Tiếng Việt năm 1992: "Luân chuyển là lần lượt tiếp nối hay
chuyển tiếp cho nhau để cuối cùng quay trở lại thành một hay nhiều vòng" [31, tr 586].
Có một số ý kiến cho rằng "luân chuyển về cơ bản không khác với điều
động, tăng cường"; "luân chuyển giáo viên là điều động giáo viên"; "luân
chuyển GV thực chất là bố trí, phân công công tác"; "luân chuyển GV là một
dạng điều động GV"... nhưng thực chất thì luân chuyển giáo viên không đơn
thuần chỉ là điều động GV. Đây là 2 khái niệm về bản chất là khác nhau mặc dù
giữa chúng có những điểm giống nhau.

Theo tác giả Bùi Đức Lại: Điều động cán bộ là điều chuyển cán bộ từ
nơi này sang công tác tại một địa phương, một lĩnh vực khác theo yêu
cầu nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức" [dẫn theo 28].
Tác giả Nguyễn Duy Việt có ý kiến: "luân chuyển cán bộ thực chất là
bố trí, phân công công tác, trước hết là nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chính trị
của cả đất nước và của từng địa phương; đồng thời để đào tạo, bồi dưỡng, thử
thách, rèn luyện cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ lãnh đạo, quản lý trải qua
các lĩnh vực công tác, hiểu biết toàn diện, sâu sát thực tiễn" [dẫn theo 27].
Như vậy, có thể khái quát: Luân chuyển GVTH là điều chuyển
GVTH theo quy hoạch, kế hoạch nhằm phục vụ nhiệm vụ giảng dạy và bồi
dưỡng, rèn luyện GV. Thực hiện việc luân chuyển GV một mặt nhằm bồi
dưỡng, rèn luyện, phát triển GV một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ trong bối cảnh đổi mới giáo dục, mặt khác là để tăng cường những GV có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14




năng lực đến những nơi còn yếu kém hoặc thử thách GV trong những môi
trường làm việc khác nhau, giúp họ nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Việc tổ chức thực hiện luân chuyển GVTH được xác định là khâu then
chốt, khâu đột phá nhằm tạo ra những thay đổi tích cực trong môi trường công
tác, phát huy năng lực và nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH.
1.3. Trường Tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3.1. Vị trí, vai trò và mục tiêu của cấp Tiểu học
Vị trí: Trường TH là cơ sở giáo dục của bậc TH, bậc học nền tảng của
hệ thống giáo dục quốc dân. Trường TH có tư cách pháp nhân và con dấu
riêng. Giáo dục TH được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp
năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi.

Vai trò: Bậc TH tạo nên những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững
cho trẻ em tiếp tục học lên bậc trên, hình thành những cơ sở ban đầu, đường
nét ban đầu của nhân cách những gì thuộc về tri thức, kỹ năng, hành vi con
người được hình thành và định hình ở học sinh TH sẽ rất khó thay đổi. Bậc
TH có tính chất phổ cập và phát triển, dân tộc và hiện đại, nhân văn và dân
chủ. Bậc TH là bậc học phổ cập tạo tiền đề cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ
sở ban đầu quan trọng để đào tạo thế hệ trẻ trở thành công dân tốt, mang
trong mình những phẩm chất tạo thành cốt lõi của một nhân cách, đó là
những phẩm chất: trí tuệ phát triển, ý trí cao, tình cảm đẹp.
Mục tiêu của giáo dục TH: Giáo dục TH giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí
tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung
học cơ sở. Giáo dục TH phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản,
cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói,
đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có
hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
15




×