Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Niên luận Cạnh tranh cá nhân và xu hướng tiêu dùng điện thoại thương hiệu quốc tế của sinh viên Thành Phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (525.63 KB, 75 trang )

DANG MỤC CÁC BẢNG
Bảng 5.1. Thống kê về năm học của sinh viên.................................................
Bảng 5.2. Thống kê về năm học của sinh viên.................................................
Bảng 5.3. Thống kê về ngành học của sinh viên..............................................
Bảng 5.4. Thương hiệu điện thoại của đáp viên đang sử dụng........................
Bảng 5.5. Nơi mua điện thoại của đáp viên......................................................
Bảng 5.6. Thời gian mua điện thoại của đáp viên............................................
Bảng 5.7. Giá tiền mua điện thoại của đáp viên...............................................
Bảng 5.8. Trung bình số tiền cước điện thoại sử dụng trong một tháng..........
Bảng 5.9. Thực trạng sự cạnh tranh về cá tính của đáp viên............................
Bảng 5.10. Thực trạng sự cạnh tranh về ý kiến trong tập thể của đáp viên.....
Bảng 5.11. Thực trạng sự cạnh tranh về nhìn nhận bản thân của đáp viên......
Bảng 5.12, Tính cạnh tranh cá nhân theo xu hướng tiêu cực...........................
Bảng 5.13. Tính cạnh tranh cá nhân theo xu hướng tiêu cực...........................
Bảng 5.14. Kiểm định hệ số KMO....................................................................
Bảng 5.15. Kết quả phân tích nhân tố...............................................................
Bảng 5.16. Kiểm định sự khác biệt giữa giới tính và thương hiệu điện thoại đang
sử dụng...............................................................................................................
Bảng 5.17. Kiểm định sự kgacs biệt giữa thương hiệu điện thoại đang sử dụng
với sự trung thành với thương hiệu điện thoại đang sử dụng...........................
Bảng 5.18. Kiểm định sự khác biệt giữa giới tính và trung bình số tiền cước điện
thoại đang sử dụng/ tháng.................................................................................
Bảng 5.19. Kiểm định sự khác biệt giữa giá mua điện thoại với kinh tế gia đình
Bảng 5.20. Kiểm định mô hinh hồi quy đa biến...............................................
Bảng 5.21. Kết quả kiểm định tương quan hồi quy đa biến.............................
Bảng 5.22. Độ tin cậy và phương sai trích........................................................
Bảng 5.23. Giá trị phân biệt..............................................................................
Bảng 5.24. Phân tích mô hình tuyến tính SEM................................................

DANH MỤC CÁC HÌNH



Hình 5.1. Thống kê về giới tính của sinh viên..................................................
Hình 5.2. Thống kê về trường của sinh viên được phỏng vấn.........................
Hình 5.3. Mô hình CFA....................................................................................
Hình 5.4. Mô hình SEM....................................................................................

DANH MỤC VIẾT TẮT


QTKD

Quản trị kinh doanh

KMO

(Kaiser- Meryer-Olkin) xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố

SHL

Sự hài lòng

SPSS

(Statistical Package for the Social) phần mềm hệ thống

EFA

(Exploratory Factor Analysis) phân tích nhân tố khám phá EFA

ANOVA


(Analysis of variance) Phân tích phương sai


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Với sự phát triển của xã hội và đang dần hội nhập Quốc tế của nước Việt
Nam. Mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu về cuộc sống hiện đại
thoải mái ngày càng tăng. Ngoài việc chi tiêu cho những nhu cầu cần thiết, người
dân còn muốn chi tiêu cho những nhu cầu cao hơn như: Du lịch, mua sắm, giải
trí,… Và vấn đề về thông tin liên lạc cũng đã trở nên thiết yếu. Ngày nay điện
thoại di động là thứ không còn xa lạ với mọi người, có thể dùng để lướt web, cập
nhật thông tin giải trí với các ứng dụng hấp dẫn. Các hãng điện thoại di động trên
thế giới đã nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng và đã cho ra
đời nhiều dòng điện thoại để sẵng sàng đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu
dùng.
Hiện nay thị trường điện thoại di động của Việt Nam ngày càng đa dạng với
sự góp mặt của nhiều thương hiệu nổi tiếng từ các nước khác nhau như: NOKIA,
SAMSUNG, SONY, APPLE, OPPO,… Nhưng các thương hiệu điện thoại ở Việt
Nam vẫn chưa đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu điện thoại Quốc tế, bằng
chứng cho thấy người tiêu dùng Việt Nam và sinh viên thành phố nói riêng, đã và
đang có xu hướng tiêu dung ddienj thoại Quốc tế. Chính vì vậy đã tạo nên sự
cạnh tranh khốc liệt giữ các nhà kinh doanh trong nước và Quốc tế, làm thế nào
để kinh doanh điện thoại di động thật sự có hiệu quả là vấn đề mà các nhà quản
trị rất cần quan tâm.
Vì những lí do trên mà đề tài “ Cạnh tranh các nhân và xu hướng tiêu
dùng điện thoại thương hiệu Quốc tế của sinh viên thành phố Cần Thơ” được
hình thành. Nhằm giúp các nhà quản trị biết được hành vi tiêu dùng của khách
hàng, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích tính cạnh tranh cá nhân và xu hướng tiêu dùng điện thoại di động


của sinh viên trên địa bàn TP. Cần Thơ từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao mức độ hài lòng của khách hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng về hành vi sử dụng điện thoài di động
hiện nay của sinh viên trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng tính cạnh tranh cá nhân của sinh viên hiện
nay trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Mục tiêu 3: Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm khách hàng.
Mục tiêu 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng điện
thoại di động của sinh viên hiện nay.
Mục tiêu 5: Do lường sự hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu điện
thoại đang sử dụng
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập thông qua sách, báo, internet và các tài liệu
có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Dữ liệu sơ cấp: Thu thập trực tiếp sinh viên trên địa bàn thành phố Cần
Thơ.
1.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Mục tiêu 1: Dùng phương pháp phân tích tần số, các đại lượng thống kê
mô tả để phân tích thực trạng về hành vi sử dụng điện thoài di động hiện nay của
sinh viên trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Mục tiêu 2: Dùng phương pháp phân tích tần số, các đại lượng thống kê
mô tả để phân tích thực trạng tính cạnh tranh cá nhân của sinh viên hiện nay trên
địa bàn TP. Cần Thơ.
Mục tiêu 3: Dùng phương pháp kiểm định crosstab, kiểm định trung bình 2

mẫu độc lập, phân tích ANOVA để phân tích sự khác biệt giữa các nhóm khách
hàng.
Mục tiêu 4: Dùng phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân
tích nhân tố, phân tích hồi quy song song đó kết hợp với phân tích nhân tố khẳng
định, phân tích cấu trúc tuyến tính SEM để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
xu hướng tiêu dùng điện thoại di động của sinh viên hiện nay.
Mục tiêu 5: Dùng phương pháp phân tích thống kê mô tả để do lường sự


hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu điện thoại đang sử dụng.
1.3.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất thuận tiện với kích thướt cỡ mẫu
là 120 mẫu và được xử lý trên phần mềm SPSS 22.0.
1.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Các khách hàng là sinh viên đã và đang sử dụng các thương hiệu điện thoại
quốc tế tại địa bàn TP. Cần Thơ.
1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Một số trường đại học và cao đẳng trên địa bàn TPCT: ĐH Tây Đô, ĐH
Cần Thơ, CĐ Y tế Cần Thơ, CĐ Kinh tế-Kỹ thuật,CĐ Cần Thơ,...
1.6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Giúp các doanh nghiệp Việt Nam có cái nhìn tổng quan hơn về xu hướng
tiêu dùng điện thoại di động thương hiệu quốc tế của sinh viên thành phố Cần
Thơ.
Đồng thời nhận biết được xu hướng hành vi tiêu dùng điện thoại của sinh
viên thanh phố Cần Thơ để khắc phục những điểm yếu và có kế hoạch kinh
doanh thích hợp cho chất lượng dịch vụ tốt hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh
với các thương hiệu đối thủ trong nước và quốc tế.
1.7. BỐ CỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Tổng quan về TP Cần Thơ

Chương 3: Cơ sơ lý luận và mô hình nghiên cứu
Chương 4: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Cạnh tranh cá nhân và xu hướng tiêu dùng điện thoại thương hiệu
quốc tế của sinh viên thành phố Cần Thơ
Chương 6: Kết luận – Kiến nghị


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Cần Thơ là thành phố lớn, hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông
Cửu Long, đồng thời là một đô thị loại 1, thành phố trực thuộc Trung ương, nằm
bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là thành
phố lớn thứ 4 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam và lớn thứ 4
cả nước. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên
dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Cùng phát triển với những thăng trầm
của lịch sử dân tộc Việt Nam, vùng đất Trấn Giang đã trải qua nhiều lần thay đổi
tên gọi và địa giới hành chính. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An
Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được
mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Đến Thời Việt
Nam Cộng Hoà, tỉnh Cần Thơ đổi thành tỉnh Phong Dinh. Sau năm 1975, tỉnh
Phong Dinh, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Chương Thiện hợp nhất để thành lập tỉnh
Hậu Giang, trong đó thành phố Cần Thơ là tỉnh lỵ. Đến cuối năm 1991, tỉnh Hậu
Giang lại chia thành hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Thành phố Cần Thơ là tỉnh
lỵ tỉnh Cần Thơ. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua
Nghị quyết số 22/2003/QH11, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ
là thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang.
Thành phố Cần Thơ nằm ở vùng hạ lưu của Sông Mê Kông, trải dài trên
55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1.401,61 km2 , chiếm 3,49%
diện tích toàn vùng. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đông giáp tỉnh Đồng

Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu
Giang. Và ở vị trí trung tâm đồng bằng châu thổ Sông Cửu Long, nằm cách thành
phố Hồ Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau hơn 150 km, cách thành phố
Rạch Giá gần 120 km, cách biển khoảng hơn 80 km theo đường nam sông Hậu
(quốc lộ 91C). Cần Thơ là thành phố lớn, hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng
sông Cửu Long, đồng thời là đô thị loại 1, thành phố trực thuộc Trung ương, nằm
bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là thành


phố lớn thứ 4 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam và lớn thứ 4
cả nước.
Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38" - 105050’35" kinh độ Đông và
9055’08" - 10019’38" vĩ độ Bắc, trải dài trên 60 km dọc bờ Tây sông Hậu. Phía
bắc giáp tỉnh An Giang, phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long, phía
tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Diện tích nội thành là
53 km². Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.409,0 km², chiếm
3,49% diện tích toàn vùng và dân số vào khoảng 1.400.200 người, mật độ dân số
tính đến 2015 là 995 người/km².
2.2. LĨNH VỰC GIÁO DỤC
Tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2008, thành phố Cần Thơ có 255 trường
học ở các cấp phổ thông, đứng đầu ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tại
các bậc đại học và cao đẳng, thành phố có nhiều trường đại học hàng đầu khu
vực Đồng bằng Sông Cửu Long như: đại học Cần Thơ, Đại học Y Dược Cần
Thơ, đại học Tây Đô, Đại học Nam Cần Thơ, Đại học Kiến trúc TPHCM (cơ sở
Cần Thơ), Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ, Đại học Đồng Bằng Sông
Cửu Long.
Riêng thành phố Cần Thơ hiện có 6 trường đại học, 5 trường cao đẳng, 1
học viện, 1 phân hiệu và 12 trường trung cấp chuyên nghiệp với tổng số 76.677
sinh viên đại học, cao đẳng và trung cấp chính quy, chiếm gần 50% số sinh viên
của cả vùng. Thành phố Cần Thơ có 4.260 người có trình độ sau đại học, trong

đó có 234 người có trình độ tiến sĩ. Trường Đại học Cần Thơ và Đại học Y Dược
Cần Thơ là 2 trường có chất lượng đào tạo cao, giữ được uy tín hàng đầu trong
khu vực và cả nước.
TP.Cần Thơ xin thành lập mới 3 trường Đại học, gồm: Đại học Kiến trúc,
Đại học Xã hội và nhân văn, Đại học Quốc tế (trường ĐH chất lượng cao); đồng
thời nâng cấp Trường Đại học Cần Thơ thành Đại học trọng điểm quốc gia theo
hướng đa ngành.
Hiện TP.Cần Thơ có 5 trường ĐH, một phân hiệu ĐH và một học viện
chính trị.

2.3. THƯƠNG HIỆU ĐIỆN THOẠI
2.3.1. Thương hiệu Samsung


Năm 1938, Công ty Samsung được thành lập với 40 công nhân và chuyên
buôn bán trái cây, cá khô. Năm 1960, Công ty điện tử Samsung ra đời với ngành
kinh doanh mới chủ yếu về điện tử, hóa dầu và đóng tàu. Năm 1983, Samsung
sản xuất được chip điện tử đầu tiên nhưng vẫn chưa phải là một thương hiệu có
tên tuổi ở Hàn Quốc.
Khi kế thừa sự nghiệp do người cha quá cố để lại, Lee Kun-hee đã ở tuổi
45. Thời trai trẻ, Lee đã được tiếp thu rất đầy đủ kiến thức kinh tế tại Đại học
Waseda (Nhật Bản), nhận bằng MBA của Đại học George Washington (Mỹ) và
học hỏi được rất nhiều từ thực tế thương trường. Do vậy, sau khi lên điều hành
Samsung, Lee đã quyết tâm áp dụng những kiến thức kinh tế cùng kinh nghiệm
thực tiễn để đổi mới một cách toàn diện quy trình sản xuất, sản phẩm truyền
thống của Samsung. Ý tưởng mà Lee nung nấu là Samsung phải trở thành một
thương hiệu toàn cầu, một biểu tượng và niềm tự hào của người Hàn Quốc.
Năm 1994, Samsung dời trung tâm thiết kế từ Suwon về Seoul, triển khai
“cuộc cách mạng về thiết kế” với kinh phí 126 triệu USD. Theo yêu cầu của Lee,
các sản phẩm mới của Samsung phải mang đậm dấu ấn văn hóa Hàn Quốc, phải

“cân bằng giữa lý trí và tình cảm”. Chủ tịch Lee đã thuê công ty thiết kế tên tuổi
của Mỹ IDEO để nghiên cứu thiết kế màn hình cho máy vi tính.
Năm 1995, Samsung thành lập một phòng thí nghiệm về cải cách thiết kế để
các chuyên gia có thể mặc sức nghiên cứu, học hỏi ý tưởng từ chuyên gia thiết kế
hàng đầu của trường Cao đẳng Nghệ thuật Padadena (Mỹ). Số lượng các chuyên
gia thiết kế của Samsung cũng tăng gấp đôi (470 người). Các nhân viên thiết kế
của Samsung còn được cử đi tham quan những công trình kiến trúc vĩ đại trên
khắp thế giới tại Ai Cập, Ấn Độ, Pháp, Đức, Mỹ để tìm ra ý tưởng mới. Kể từ
năm 2000 đến nay, kinh phí thiết kế của Samsung liên tục tăng từ 20% đến 30%
hằng năm.

“Các kế hoạch của chúng ta phải tạo ra tương lai chứ không phải để đối phó
với tương lai”, Chủ tịch Lee Kun-hee đã tuyên bố với nhân viên dưới quyền như
vậy khi nói về định hướng cho kế hoạch phát triển của Samsung. Đầu thập kỷ 90,
trong khi sự nghiệp kinh doanh của Samsung đang khởi sắc thì Chủ tịch Lee đã
cảnh báo với các lãnh đạo chủ chốt của Samsung rằng châu Á sẽ phải đối mặt với
một cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối thập kỷ này.
Chính vì vậy, khi cơn khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á xảy ra (1997),
Samsung đã có kế hoạch đối phó. Khi đó, Samsung đã phải giảm bớt 24.000
công nhân (khoảng 30%) và dời nhà máy sang một số nước có nguồn nhân công
rẻ hơn như Trung Quốc, Malaysia, Mexico… Đây chính là kinh nghiệm mà Tập


đoàn Sony (Nhật Bản) sau này đã áp dụng. Đồng thời, trong thời gian này,
Samsung cũng đã đầu tư hàng tỷ USD cho việc nghiên cứu, sản xuất hàng loạt
chip điện tử, màn hình tinh thể lỏng (LCD) và các sản phẩm kỹ thuật số khác.
Năm 1998, Samsung đã triển khai tiếp một cuộc cách mạng trong sản xuất
kinh doanh, chuyển từ cơ chế tập trung sản xuất sang cơ chế tiếp cận thị trường.
Theo yêu cầu của Chủ tịch Lee, Samsung đã bỏ ra 6 tỷ USD cho việc nghiên cứu,
tiếp thị để tìm hiểu được một cách đầy đủ nhất tâm lý người tiêu dùng và quảng

bá hình ảnh Samsung trên toàn thế giới. Năm 1999, Chủ tịch Lee đã đích thân
thuê một chuyên gia tiếp thị nổi tiếng người Mỹ gốc Hàn Quốc là Eric Kim về
phụ trách công tác tiếp thị sản phẩm cho Samsung
Khi đó, các nhân viên dưới quyền của Lee đã phản đối quyết liệt vì họ cho
rằng không ai hiểu tâm lý người Hàn bằng chính họ. Lee tuyên bố: “Ai dám cản
trở Kim hãy bước qua xác tôi”. Đến năm 2006, thương hiệu Samsung đã nổi
tiếng khắp toàn cầu với tổng giá trị thị trường của Samsung Electronics đạt 100
tỷ USD (gấp 2 lần Sony), lợi nhuận đạt 9,5 tỉ USD (2007)…
Vào 1995, một sự kiện có một không hai đã xảy ra tại Nhà máy Gumi
(thuộc Samsung). Theo lệnh của Chủ tịch Lee, khoảng 2.000 công nhân đã phải
tập trung trong sân nhà máy. Trước mặt các công nhân Gumi là một đống hàng
điện tử do chính họ sản xuất, trị giá khoảng 50 triệu USD. Mọi người đều đeo
trên tay tấm băng đỏ có dòng chữ “Chất lượng là số 1″ và được lệnh phải dùng
búa đập hoặc đốt cháy toàn bộ đống hàng. Nhiều công nhân đã gạt nước mắt khi
phải tự tay hủy bỏ sản phẩm lao động của chính họ. Kết cục này xảy ra sau khi
những chiếc điện thoại di động do Nhà máy Gumi sản xuất được Chủ tịch Lee
tặng cho một số quan khách của ông đã gặp sự cố.
2.3.2. Thương hiệu Apple
Năm 1976, bắt đầu tại một gara nhỏ, Apple đã đặt nền tảng cho máy tính cá nhân
ngày nay. Từ một bộ sản phẩm nghiệp dư được yêu thích, Apple II đã trở thành
sản phẩm bán chạy nhất vào thời điểm đó. Khi IBM cho ra mắt máy tính cá nhân
đầu tiên, Apple cho ra mắt một chiến dịch quảng cáo với thông điệp: “Welcome,
IBM.Seriously”.
Năm 1984, Apple tạo ra một ảnh hưởng quan trọng khác đến sự phát triển
của ngành công nghệ thông tin khi cho ra mắt Macintosh - máy tính cá nhân đầu
tiên được điều khiển bằng chuột và hệ điều hành đồ họa. Đây là một phát minh
quan trọng vì vào thời điểm đó window vẫn chưa ra đời.
Tuy nhiên, vào những thập niên những năm 90, Apple gặp phải khủng
hoảng trầm trọng, các chuyên gia tại đây buộc phải nhìn lại tương lai phát triển



của Apple. Chính vào lúc này, Steve Jobs người đồng sáng lập Apple đã trở lại
với công ty. Người đàn ông có tầm nhìn chiến lược đã vạch ra những điểm nhấn
cho sự phát triển của Apple trong tương lai và thẳng tay gạt bỏ không thương xót
các sản phẩm không có tiềm năng.
Kết quả của một loạt cải cách là iMac, sản phẩm đã thay đổi nhận thức của
con người về máy tính, với tính năng đơn giản và dễ sử dụng. Sau thành công
này, Apple nổi lên như một con phượng hoàng lửa vụt lên từ đống tro tàn và lấy
lại được những gì mình đã có: Một công ty tạo nên những khuynh hướng và luôn
đi trước nhiều bước trong cạnh tranh.

CHƯƠNG 3: CƠ SỚ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. LÝ THUYẾT
3.1.1. Lý thuyết về cạnh tranh cá nhân
Theo Houston (2002), cạnh tranh cá nhân là một khái niệm phổ biến trong
lĩnh vực tâm lý học và là một khái niệm đóng vai trò quan trọng trong quan hệ xã
hội con người. Các nghiên cứu trong lĩnh vực cạnh tranh cá nhân cho rằng con
người sống trong xã hội tin rằng để đạt được thành công trong cuộc sống và đạt
được những thành quả về vật chất cung như danh tiếng, địa vị xã hội, họ cần phải
làm việc cật lực, nghĩa la họ có định hướng cạnh tranh. Có nhiều quan điểm va
định nghia khác nhau về cạnh tranh cá nhân, có ý nghĩa tiêu cực hay tích cực.
Theo Horney (1937), cạnh tranh là cạnh tranh thắng thế, nói ên đặc tính của
một cá nhân mà người này có nhu cầu là phải đạt được mục tiêu của mình ( thắng
thế) bằng mọi giá trong cuộc sống. Quan điểm cạnh tranh của Horney mang
nhiều hàm ý tiêu cực của cạnh tranh và đó là kết quả của môi trường sinh sống
quá đề cao tính cách cá nhân.
Theo Sampson (1977) cho rằng, thái độ cạnh tranh như vậy là có hại cho xã
hội, ông cho rằng những người có quan điểm cạnh tranh này luôn luôn tách biệt
cái tôi của mình với người khác trong xã hội. Họ cho rằng thành công của họ

tách biệt với thành công của những người khác trong xã hội. Những người có thái
độ cạnh tranh thắng thế theo đuổi quan điểm “ kẻ thắng, người thua”.
Theo lý thuyết của Ryckman and Hamel (1992); Ross (2013) và Ryckman
(1997) thì cạnh tranh phát triển dùng để chỉ những ngươi mà theo họ, cạnh tranh


là để tự phát triển khả năng của mình. Cạnh tranh phát triển đem lại nhiều lợi ích
cho cá nhân và xã hội (Sampson 1977). Khác với những người có quan điểm
cạnh tranh thắng thế, những ngươi có thái độ cạnh tranh phát triển có xu hướng
là cá nhân của họ không thể tách rời khỏi những người khác, thành công của họ
không thể tách biệt với nhưng thành công của những người khác trong xã hội. Lý
thuyết của Ryckman (1997), những người có xu hướng cạnh tranh phát triển
thường quan tâm đến những cảm xúc, quyền lợi của người khác, họ có xu hướng
hợp tác và đối xử với người khác trên tinh thần bình đẳng. Ngượi lại những
người theo xu hướng cạnh tranh thắng thế thì không có quan điểm như vậy.

Theo Sampson (1997), những người có quan điểm cạnh tranh thắng thế
luôn đặt trọng tâm vào giá trị cá nhân của chính minh và luôn luôn phân biệt
mình với những người khác. Theo Ross (2003) va Ryckman (1997) để thanh
công trong một xã hội, mọi người đều phải cạnh tranh để tạo dựng vị trí của mình
trong xã hội đó, từ đó hinh thành hai nhóm người theo hai quan điểm cạnh tranh
khác nhau ( cạnh tranh thắng thế và cạnh tranh phát triển). Hai quan điểm cạnh
tranh là hai thanh phần của định hướng thành công của mỗi cá nhân trong xã hội,
luôn tôn tại song hành và đan xen nhau trong mỗi cá nhân.
3.1.2. Thương hiệu
Theo (American Marketing Association, 1960) là biểu tượng, ký hiệu, kiểu
dáng hay một sự phối hợp của các yếu tố trên nhăm nhận dạng sản phẩm hay
dịch vụ của một nhà sản xuất và phân biệt với các thương hiệu của đối thủ cạnh
tranh.
Theo Aaker (1991) thì thương hiệu là một tên được phân biệt và ( hay) biểu

tượng như logo, nhãn hiệu câu chứng ( trade mark) hay kiểu dáng bao bi có dụng
ý xác định hàng hóa dịch vụ, hoặc của một người bán, hay của một nhóm người
bán và để phân biệt với các sản phẩm hay dịch vụ này với các sản phẩm hay dịch
vụ của các công ty đối thủ.
3.1.3. Thương hiệu quốc tế, thương hiệu toàn cầu
Theo Steenkamp et al., 2003; Yip, 1995, thương hiệu quốc tế là một thương
hiệu hiện diện ở nhiều nước khác nhau. Thương hiệu toàn cầu là thương hiệu
hiện diện ở nhiều nước khác nhau.
Theo Battra (2000); Holt (2004); Steenkamp (2003), một thương hiệu được
người dung công nhận (cảm nhận) là thương hiệu toàn cầu sẽ đem lại nhiều lợi
ích cho công ty vì trong cảm nhận của người tiêu dung trên thế giới luôn gắn
thương hiệu này với những thuộc tính tích cực như: chất lượng cao, sáng tạo và


có mặt toàn cầu,… những đặc tính như vậy đóng vai trò quan trọng trong việc tạo
nên thái độ và hành vi tích cực của người tiêu dùng.
Theo Hannerz (1990), nghiên cứa cho thấy, việc người tiêu dùng thể hiện vị
trí của mình trong xã hội thông qua tiêu dùng thương hiệu quốc tế với lí do là
tiêu dùng thương hiệu quốc tế sẽ cho họ một cảm nhận gần gũi với nền văn hóa
gắn liền với thương hiệu xuất xứ từ nước đó.
Theo Venkatesh and Swamy (1994), dưới sự ảnh hưởng của toàn cầu hóa
đã thức đẩy một nhu cầu của người tiêu dùng tại các nước đang phát triển đó là
nhu cầu được công nhận là thành viên của cộng đồng tiêu dùng quốc tế.
3.2. Mô hình nghiên cứu
3.2.1. Mô hình “ Các thành phần giá trị thương hiệu trong thị trường
hàng tiêu dùng ở Việt Nam”.
Mô hình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai
trang như sau:
Nhận biết thương hiệu


Chất lượng cảm nhận
Lòng trung thành
của thương hiệu

Thái độ đối với chiêu thị

Ham muốn thương
hiệu

Nguồn: Mô hình nghiên cứu các thành phần giá trị thương hiệu trong thị
trường hàng tiêu dùng ở Việt Nam, theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai
Trinh, 2002.
- Nhận biết thương hiệu: Nhận biết là thành phần đầu tiên của thái độ, cảm
xúc. Người tiêu dùng có cảm xúc với một thương hiệu thì trước tiên họ phải nhận
biết thương hiệu đó trong tập hợp các thương hiệu cạnh tranh.
- Ham muốn thương hiệu bao gồm hai thành phần: Sự ưa thích và xu hướng
tiêu dùng.

+ Sự thích thú của người tiêu dùng đối với một thương hiệu thể hiện qua
cảm xúc ưa thích. Và khi phải lựa chọn thương hiệu trong tập hợp các thương
hiệu cạnh tranh thì người tiêu dùng có xu hướng chọn thương hiệu nào tạo sự
thích thú nhiều hơn so với những thương hiệu khác.
- Chất lượng cảm nhận: Chất lượng thật sự của một thương hiệu do nhà sản


xuất cung cấp về chất lượng thương hiệu do người tiêu dùng cảm nhận không
trùng nhau. Trong đó, chất lượng do khách hàng cảm nhận được mới là yếu tố tác
động đến xu hướng tiêu dùng của thương hiệu.
- Lòng trung thành của thương hiệu: để người tiêu dùng có thể trung thành
với một thương hiệu nào đó thì thương hiệu đó phải có các đặc tính tốt để duy trì

lòng ham muốn của người tiêu dùng đối với thương hiệu đó. Bên cạnh đó người
tiêu dùng không thể lặp lại hành vi tiêu dùng của đối với thương hiệu nếu họ
không nhận được chất lượng cảm nhận của thương hiệu đó cao hơn các thương
hiệu khác.
- Thái độ đối với chiêu thị: nếu một người tiêu dùng có thái độ tích cực với
các chương trình chiêu thị của một thương hiệu thì đầu tiên sẽ nhận biết thương
hiệu đó, cảm nhận được những lợi ích mà thương hiệu mang lại so với nhũng
thương hiệu khác cùng loại. Người tiêu dùng càng có thái độ tích cực với những
chương trình chiêu thị của 1 thương hiệu nào đó thì mức độ ham muốn tiêu dùng
thương hiệu càng cao.

3.2.3

Mô hình “Mối liên hệ giữa giá trị cảm nhận, chất lượng cảm nhận và xu
hướng tiêu dùng”

Mô hình nghiên cứ của 2 tác giả Tung-Zong Chang, Albert R.Wildt đã đưa
ra mô hình nghiên cứu có bổ xung thêm hai yếu tố tác động đến xu hướng tiêu
dùng là giá trị cảm nhận và chất lượng cảm nhận như sau:hướng tiêu dùng”
Chất lượng cảm
nhận
Giá trị cảm nhận

Xu hướng tiêu
dùng

Giá cả cảm nhận

Nguồn: Mối liên hệ giữa giá cả cảm nhận, chất lượng cảm nhận và xu
hướng tiêu dùng.(Tung-Zong chang, Albert R.Wildt,1994)



- Giá cả cảm nhận: Giá cả cảm nhận chịu sự ảnh hưởng đồng biến bởi giá
của chính sản phẩm và ảnh hưởng nghịch biến với giá tham chiếu (Tung-Zong
chang, Albert R.Wildt,1994)
- Chất lượng cảm nhận: không chỉ chịu sự ảnh hưởng của thông tin qui kết
vốn có của thương hiệu mà còn chịu ảnh hưởng của giá cả cảm nhận, chất lượng
cảm nhận chịu ảnh hưởng đồng biến thông tin qui kết vốn có của thương hiệu và
gái cả cảm nhận .(Tung-Zong chang, Albert R.Wildt,1994).
- Xu hướng tiêu dùng: chịu ảnh hưởng đồng biến với giá trị cảm nhận.
Nghĩa là một thương hiệu bị cho là có giá trị thấp (bởi chất lượng thấp hoặc giá
cao)thì xu hướng tiêu dùng đối với những thương hiệu đó sẽ thấp.

3.2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Định hướng cạnh
tranh
-Cạnh tranh thắng
thế
- Cạnh tranh phát
triển

Cảm nhận
tính toàn cầu
của thương
hiệu

Cảm nhận
chất lượng
thương hiệu


Xu hướng
tiêu dùng
thương hiệu
quốc tế

* Cạnh tranh thắng thế
- Tôi luôn đặt các mối quan hệ của tôi trong bối cảnh cạnh tranh
- Được sự tôn vinh của người khác là lý do quan trọng để tôi tham gia
cạnh tranh.
- Tôi cảm thấy ganh tị khi đối thủ (hay người xung quanh) nhận được
giải thưởng (hay đều tốt đẹp hơn).
- Nếu có thế quấy nhiễu đối thủ để thắng thế, tôi sẵn sàng làm đều này.
- Những người bỏ cuộc trong cạnh tranh là những người yếu đuối.
- Xã hội này là cạnh tranh, nếu tôi không thắng họ, thì họ sẽ thắng tôi.


* Cạnh tranh phát triển
- Tôi thích tham gia vào các cuộc cạnh tranh vì nó giúp cho tôi có cơ hội
khám phá khả năng cuả tôi.
- Cạnh tranh giúp tôi phát triển khả năng của bản thân.
- Cạnh tranh là công cụ giá trị giúp tôi học hỏi chính mình và người
khác.
- Tôi thích cạnh tranh, nó làm cho tôi và đối thủ gần hơn trong cộng
đồng
- Thông qua cạnh tranh tôi thấy mình làm việc hiệu quả hơn.
- Thông qua cạnh tranh tôi thấy mình đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
* Cảm nhận chất lượng
- Điên thoai X có chất lượng cao hơn điện thoại thương hiệu Việt nam.
- X có chất lượng đáng tin cậy hơn điện thoại thương hiệu Việt nam.
- X có kiểu dáng đẹp hơn điện thoại thương hiệu Việt nam.

- X đáng đồng tiền hơn điện thoại thương hiệu Việt nam.
* Cảm nhận tính toàn cầu
- Tôi tin rằng X được bán khắp mọi nơi trên thế giới
- Tôi tin rằng X được rất nhiều người trên thế giới biệt đến
- Tôi tin rằng X được rất nhiều người trên thế giới thích mua
- Tôi tin rằng X rất nổi tiếng trên thế giới
* Xu hướng tiêu dùng
- Tôi sẽ mua điện thoại thương hiệu X nếu nó có trên thị trường
- Nếu được lựa chọn, tôi sẽ không mua điện thoại di dộng Việt Nam.
- Tôi không thích thú về việc sở hữu điện thoại di dộng thương hiệu Việt

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


4.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập thông qua sách, báo, internet và các tài liệu
có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Dữ liệu sơ cấp: Thu thập trực tiếp sinh viên trên địa bàn thành phố Cần
Thơ.
4.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Mục tiêu 1: Dùng phương pháp phân tích tần số, các đại lượng thống kê
mô tả để phân tích thực trạng về hành vi sử dụng điện thoài di động hiện nay của
sinh viên trên địa bàn TP. Cần Thơ.
Mục tiêu 2: : Dùng phương pháp phân tích tần số, các đại lượng thống kê
mô tả để phân tích thực trạng tính cạnh tranh cá nhân của sinh viên hiện nay trên
địa bàn TP. Cần Thơ.
Mục tiêu 3: Dùng phương pháp kiểm định crosstab, kiểm định trung bình
2 mẫu độc lập, phân tích ANOVA để phân tích sự khác biệt giữa các nhóm khách
hàng.

Mục tiêu 4: Dùng phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân
tích nhân tố, phân tích hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng
tiêu dùng điện thoại di động của sinh viên hiện nay.
Mục tiêu 5: Dùng phương pháp phân tích thống kê mô tả để do lường sự
hài lòng của khách hàng đối với thương hiệu điện thoại đang sử dụng.
4.1.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất thuận tiện với kích thướt cỡ
mẫu là 120 mẫu và được xử lý trên phần mềm SPSS 22.0.
4.1.4. Đối tượng nghiên cứu: các khách hàng là sinh viên đã và đang sử
dụng các thương hiệu điện thoại quốc tế tại địa bàn TP. Cần Thơ.
4.1.5. Phạm vi nghiên cứu
Một số trường đại học và cao đẳng trên địa bàn TPCT: ĐH Tây Đô, ĐH Cần
Thơ, CĐ Y tế Cần Thơ, CĐ Kinh tế-Kỹ thuật,CĐ Cần Thơ,...
4.2. BIẾN VÀ THANG ĐO
Thang đo là công cụ để quy ước (mã hóa) các đơn vị phân tích theo các
biểu hiện của biến. Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm 4 loại
là thang đo định danh, thang đo Likert 5 điểm, thang đo tỷ lệ và thang đo thứ


bậc.
+ Thang đo danh nghĩa (còn gọi là thang đo định danh): Trong thang đo
này các con số chỉ dùng để phân loại các đối tượng, chúng không mang ý nghĩa
nào khác. Về thực chất, thang đo danh nghĩa là sự phân loại và đặt tên cho các
biểu hiện và ấn định cho chúng một ký số tương ứng.
+ Thang đo Likert: Là loại thang đo chỉ mức độ, trong đó một chuỗi các
phát biểu liên quan đến thái độ, tình cảm, cảm nhận trong câu hỏi được nêu ra và
người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời đó. Trong đó số số đo (điểm) là chẵn
(2, 4, 6) được sử dụng để buộc đáp viên phải thể hiện quan điểm, cảm nhận của
đối tượng nghiên cứu về vấn đề được hỏi. Trong khi đó số đo là lẻ (1, 3, 5, 7),
cho phép đáp viên có thể “đứng ở vị trí trung lập” bằng cách chọn vào mức độ

trung dug (điểm giữa).
+ Thang đo tỷ lệ: Dùng để đo độ lớn của một đại lượng nhất định, có ý
nghĩa về lượng và gốc 0 có ý nghĩa.
+ Thang đo thứ bậc: Là thang đo dùng để đo lường các phạm trù có quan
hệ hơn kém. Tuy nhiên sự sai khác giữa các biến thể không bắt buộc phải đều
nhau.
- Loại câu hỏi: Sử dụng câu hỏi đóng là chủ yếu để cho đáp viên lựa chọn
những phương án cho sẵn để đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu và có một vài câu
hỏi mở để cho đáp viên thể hiện ý kiến khác.
4.3. LÝ THUYẾT CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐƯỢC
SỬ DỤNG
4.3.1. Thống kê mô tả
- Bảng tần số: Là đếm số lần xuất hiện của một tiêu chí nào đó trong tổng
số quan sát. Có thể thực hiện với tất cả các biến định tính và định lượng. Trong
bảng tấn số có các giá trị như:
+ Dong valid: Cho biết số quan sát hợp lệ (số người trả lời).
+ Dong Mising: Cho biết số quan sát bị thiếu dữ liệu (số người không trả
lời).
+ Cột Frenquency: Là tần số của từng biểu hiện, được tính bằng cách đếm
và cộng dồn.
+ Cột Percent: Tần suất tính theo tỷ lệ % bằng cách lấy tấn số của mỗi biểu
hiện chia cho tổng số quan sát.


+ Cột Valid Percent: Là phần trăm hợp lệ, tính trên số quan sát có thông tin
trả lời.
+ Cột Cumulatuve Percent: Là phần trăm tích lũy do cộng dồn các phần
trăm từ trên xuống, nó cho ta biết có bao nhiêu % đối tượng ta nghiên cứu đang ở
mức độ nào đó trở xuống hay trở lên.
Trong trường hợp biến định lượng liên tục có quá nhiều giá trị, bảng tần số sẽ rất

dài, chúng ta có thể phân tổ trước khi nhập bảng tần số.
- Các đại lượng thống kê mô tả: Các đại lượng thống kê mô tả chỉ được
tính đối với các biến định lượng. Nếu tính các đại lượng này đối với các biến
định tính thì kết quả sẽ không có ý nghĩa. Các đại lượng thống kê mô tả thường
được dùng là:
+ Mean: Trung bình dãy số xi (i=1..n) của mẫu được tính như sau:

+ Mode: Là giá trị của biến số có tần số xuất hiện cao nhất của một tập hợp
số đo (tổng thể).
+ Trung vị (median): Là số nằm giữa (giá trị nằm giữa, nếu số lượng các
chữ số trong dãy số là lẽ) hay trung bình của cặp số nằm giữa (nếu số lượng các
chữ số trong dãy số là chẵn) được xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn/ngược lại. Đây
là giá trị mà sự tập trung/hội tụ chiếm số đông và để đánh giá giá trị đột biến có
quá lớn/quá nhỏ (sẽ làm giảm tính đại diện của trung bình).
+ Sum: Tổng cộng (khi điều tra toàn bộ).
+ Std. Deviation: Sai số chuẩn khi dùng giá trị trung bình của mẫu để ước
lượng giá trị trung bình của tổng thể.
+ Phương sai (variance): Đo lường mức độ phân tán của một tập số đo.
+ Xung quanh giá trị trung bình. Được tính như sau:

(Trung bình của bình phương độ lệch của từng phần tử với giá trị trung bình
(mean))
+ Khoảng biến thiên (range): Là khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và giá trị
nhỏ nhất của một tập số đo.
+ Độ lệch chuẩn (standard deviation): Căn bậc hai của phương sai
(Variance), là chỉ tiêu để đo lường trung bình bình phương các độ lệch chuẩn.


+ Minimum: Thống kê giá trị nhỏ nhất, lớn nhất trong dãy số hồi đáp.
+ Maximum: Giá trị lớn nhất, thống kê giá trị lớn nhất, lớn nhất trong dãy số

hồi đáp
+ SE Mean: Sai số chuẩn khi ước lượng trị trung bình.
4.3.2. Kiểm định trung bình của mẫu độc lập (Independent- sample T- test)
Phương phấp phân tích này dùng để so sánh giá trị trung bình về một chỉ tiêu
nghiên cứu giữa hai đối tượng cần được quan tâm (ví dụ cần so sánh về số lượng người
quản lý công nghiệp có người đứng đầu là nam và nữ và đi đến kết luận có sự khác biệt
cho tổng thể)
Nếu sig. <= 0,05 (độ tin cậy 95% trong cộng Levene’s Test for Equality of Variances)
thì phương sai giữa hai giới tính khác nhau, dùng kết quả kiểm định t ở dòng thứ nhì
tương ứng Equal Variances not assumed để kết luận về sự khác biệt về giá trị trung
bình.
-

Nếu giá trị sig. trong kiểm địnht <= 0,05 (t-test for Equality of Means) kết luận có
sự khác biệt có ý nghĩa trung bình giữa hai giới (H1)

-

Nếu giá trị sig. trong kiểm địnht > 0,05 (t-test for Equality of Means) kết luận
không có sự khác biệt có ý nghĩa trung bình giữa hai giới (Ho)

Nếu sig. > 0,05 (độ tin cậy 95% trong cộng Levene’s Test for Equality of Variances) thì
phương sai giữa hai giới tính không khác nhau, dùng kết quả kiểm định t ở dòng thứ
nhất tương ứng Equal Variances not assumed để kết luận về sự khác biệt về giá trị trung
bình.

4.3.3. Phương pháp kiểm định ANOVA một yếu tố
Dùng để kiểm định t đối với hai mẫu độc lập, trong trường hợp biến phân lọa có
3 nhóm (thực hiện 3 cặp so sánh: 1-2, 1-3, 2-3), có 4 nhóm (thực hiện 6 cặp so sánh 1-2,
1-3, 1-4, 2-3, 2-4, 3-4). Đây là phương pháp mở rộng của kiểm định t.

Kết quả Anova có giá trị sig. = 0,000 <= 0,05(tương ứng độ tin cậy 95%), kiểm định sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê
Kết quả Anova có giá trị sig. = 0,000 > 0,05 (tương ứng độ tin cậy 95%), kiểm định sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

4.3.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng
chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, và được liên hệ giữa các nhóm
biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số


ít các nhân tố cơ bản.
Phân tích nhân tố được sử dụng trong các trường hợp sau:
+ Nhận diện các khía cạnh hay nhân tố giải thích được các liên hệ tương
quan trong một tập hợp biến.
+ Nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít không có
tương quan với nhau để thay thế tập hợp biến gốc có tương quan với nhau để
thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo sau.
+ Để nhận ra một tập hợp gồm một số ít các biến nổi trội từ một tập hợp
nhiều biến để sử dụng trong các phân tích đa biến kế tiếp
+ Sử dụng phân tích nhân tố khám để phân nhóm đối tượng khách hàng giúp
cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh, marketing phân nhóm khách hàng
trong nhận thức, tình cảm liên quan đến thương hiệu, thành phần thương hiệu,
sản phẩm, chiêu thị.
+ Phân khúc thị trường.
+ Phân nhóm đối tượng để có giải pháp tương thích với từng trên đặc điểm
về nhu cầu, hành vi tiêu dùng, mức độ hài lòng.
+ Xác lập nhóm đảm bảo nguyên tắc đơn nguyên và hội tụ
Mô hình phân tích nhân tố:


Về mặt tính toán, phân tích nhân tố hơi giống với phân tích hồi qui bội ở
chỗ mỗi biến được biểu diễn như là một kết hợp tuyến tính của các nhân tố cơ
bản. Lượng biến thiên của một biến được giải thích bởi những nhân tố chung
trong phân tích được gọi là communationlity. Biến thiên chung của các biến
được mô tả bằng một số ít các nhân tố chung (common factor) cộng với một
nhân tố đặc trưng (unique factor) cho mỗi biến. Những nhân tố này không bộc
lộ rõ ràng. Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện
bằng phương trình:
Xi = Ai1F1 + Ai2F2 + Ai3F3 +….+AimFm + ViUi
Trong đó:
Xi

: biến thứ i chuẩn hóa

Ai1

: hệ số hồi qui bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i

F

: các nhân tố chung

Vi

: hệ số hồi qui chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến i

Ui

: nhân tố đặc trưng của biến i



M

: số nhân tố chung

Các nhân tố đặc trưng có tương quan với nhau và với các nhân tố chung.
Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến
tính của các biến quan sát:
Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + Wi3X3 +….+WikXk
Trong đó:
Fi

: ước lượng trị số của nhân tố thứ i

Wi

: quyền số hay trọng số nhân tố

K

: số biến

Chúng ta có thể chọn các quyền số hay trọng số nhân tố sao cho nhân tố
thứ nhất giải thích được phần biến thiên nhiều nhất trong toàn bộ biến thiên.
Sau đó ta chọn một tập hợp các quyền số thứ hai sao cho nhân tố thứ hai giải
thích được phần lớn biến thiên còn lại, và không có tương quan với nhân tố
thứ nhất.
Nguyên tắc này được áp dụng như vậy để tiếp tục chọn các quyền số cho
các nhân tố tiếp theo. Do vậy các nhân tố được ước lượng sao cho các quyền số
của chúng, không giống như các giá trị của các biến gốc, là không có tương quan

với nhau. Hơn nữa, nhân tố thứ nhất giải thích được nhiều nhất biến thiên của dữ
liệu, nhân tố thứ hai giải thích được nhiều nhì…
Các tham số thống kê trong phân tích nhân tố:
Correlation matrix: cho biết hệ số tương quan giữa tất cả các cặp biến
trong phân tích.
Communality: là lượng biến thiên của một biến được giải thích chung với
các biến khác được xem xét trong phân tích. Đây cũng là phần biến thiên được
giải thích bởi các nhân tố chung.
Eigenvalue: đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố.
Factor loading: là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố.
Factor matrix: chứa các hệ số tải nhân tố của tất cả các biến đối với các
nhân tố được rút ra.
Factor scores: là các điểm số nhân tố tổng hợp được ước lượng cho từng
quan sát trên các nhân tố được rút ra. Còn được gọi là nhân số
Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) measure of sampling adequacy: là một
chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố EFA. Trị số của


KMO lớn (giữa 0,5 và nhỏ hơn 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích
hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng
không thích hợp với các dữ liệu.
Percentage of variance: phần trăm phương sai toàn bộ được giải thích bởi
từng nhân tố. Nghĩa là coi biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích
nhân tố cô đọng được bao nhiêu % và bị thất thoát bao nhiêu %.
Residual: là các chênh lệch giữa các hệ số tương quan trong ma trận tương
quan đầu vào và các hệ số tương quan sau khi phân tích được ước lượng từ ma
trận nhân tố.
Ngoài ra, để tìm hiểu về sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ
tiệc cưới của khách sạn Cửu Long. Sử dụng thang đo SERVQUAL của
Parasuraman, et (1988) để đo lường chất lượng dịch vụ tiệc cưới của nhà hàng –

khách sạn Cửu Long. Qua năm yếu tố thành phần (Sự tin cậy, sự hữu hình, sự
đảm bảo, tinh thần trách nhiệm, sự đồng cảm).
Để đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới ở nhà hàng – khách sạn Cửu
Long, dựa trên 5 giá trị (1: Rất không hài lòng; 2: Không hài lòng; 3: Trung bình;
4: Hài lòng; 5: Rất hài lòng).
4.3.5. Kiểm định Cronbach Alpha
+ Kiểm định Cronbach Alpha, kiểm định tổng các biến – liên quan biến
tổng: Loại các biến khác có hệ số tương quan thấp so với biến tổng.
+ Hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 (tốt nhất là ≥ 0,7), mối quan hệ các items
với biến tổng ≥ 0.3 đạt độ tin cậy (theo Nunnally và Burnstein, 1994).
+ Nếu hệ số Cronbach < 0,6 thì bỏ các items trong cột Cronhach’s Alpha if
items deleted để có hệ số Cronbach ≥ 0,6.
4.3.6. Phân tích hồi quy
Để kiểm định mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến (định lượng), trong đó có một
biến nguyên nhân (biến độc lập) và một biến kết quả (biến phụ thuộc).
Để kiểm chứng mối tương quan tuyến tính của hai biến (định lượng) ta có thể dùng
đồ thị và hệ số tương quan r (đã nêu ở trên về phương pháp tính) để kiểm chứng.
Mô hình hồi quy có dạng: Y=(o + (1X + …. + (nX + £


CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẠNH TRANH CÁ
NHÂN VÀ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG THƯƠNG HIỆU QUỐC TẾ CỦA SINH VIÊN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

5.1. THÔNG TIN VỀ MẪU
5.1.1. Thống kê về giới tính của sinh viên


Hình 5.1. Thống kê về giới tính của sinh viên
Hiện nay với xã hội hiện đại phát triển, đời sống người dân nâng cao nhu

cầu sử dụng điện thoại cũng tăng lên nên xảy ra sự cạnh tranh giữa các thương
hiệu điện thoại. Thực hiện đề tài nghiên cứu “ Cạnh tranh cá nhân và xu hướng
tiêu dùng điện thoại thương hiệu quốc tế của sinh viên thành phố Cần Thơ”,
nhằm giúp các nhà quản trị có những chiến lược kinh doanh tốt. Phỏng vấn 120
sinh viên ở các trường: Trường Đại học Tây Đô, Đại học Cần Thơ, Cao đẳng Cần
Thơ, Cao đẳng Y tế Cần Thơ, Cao đẳng kinh tế-kĩ thuật của địa bàn thành phố
Cần Thơ. Dựa vào biểu đồ trên ta thấy với 120 mẫu, có 65 nữ chiếm 54% và 55
nam chiếm 46% (Bảng 1-Phụ lục 2). Nữ chiếm số lượng nhiều hơn nam là do nữ
thường siêng đi học nên dễ gặp được, và thường kĩ tính trong việc trả lời câu hỏi
phỏng vấn nâng cao được chất lượng phỏng vấn.

5.1.2. Thống kê tuổi của đối tượng tham gia phỏng vấn


×