Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Niên luận thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề bánh tráng ở cái bè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 46 trang )

Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.............................................................................................1
CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU...........................................................................................3
2.1 KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ...................................................................................3
2.2 KHÁI QUÁT VỀ CÁI BÈ - TIỀN GIANG....................................................................................4
2.2.1 Sơ lược về tỉnh Tiền Giang...........................................................................................4
Hình 2.4. Nghề làm cốm...............................................................................................................9
2.2.4.2 Nghề làm kẹo dừa...............................................................................................10
Hình 2.5. Nghề làm kẹo dừa.......................................................................................................10
2.2.4.3 Nghề làm bánh phồng.........................................................................................10
Hình 2.6. Nghề làm bánh phồng.................................................................................................10
2.2.4.4. Nghề làm bánh tráng.........................................................................................11
Hình 2.7. Nghề làm bánh tráng...................................................................................................11
2.2.4.5. Nghề làm gạch...................................................................................................12
Hình 2.8. Nghề làm gạch.............................................................................................................12
2.2.4.6. Nghề chằm lá.....................................................................................................12
2.3 NHỮNG THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA LÀNG NGHỀ...12
2.3.1 Thuận lợi....................................................................................................................12
2.3.2 Khó khăn....................................................................................................................13
2.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN................................................................................................14
CHƯƠNG 3.................................................................................................................................15
3.1 CÁC KHÁI NIỆM.................................................................................................................15
3.1.1 Khái niệm về làng nghề truyền thống........................................................................15
3.1.1.1 Tiêu chí công nhận làng nghề..............................................................................15
3.1.1.2 Đặc điểm làng nghề............................................................................................15
3.1.2 Khái niệm về Du lịch..................................................................................................16
3.1.3 Khái niệm về Du lịch văn hóa.....................................................................................18
3.1.4 Khái niệm Khách Du lịch............................................................................................18
3.1.5 Phân loại Khách du lịch..............................................................................................18
3.1.5.1 Khách du lịch nội địa...........................................................................................18


3.1.5.2 Khách du lịch quốc tế..........................................................................................18
3.1.6 Khái niệm về sản phẩm Du lịch..................................................................................18
3.2 VAI TRÒ CỦA LÀNG NGHỀ.................................................................................................19
3.2.1 Về Kinh tế...................................................................................................................20
3.2.2 Văn hóa - xã hội.........................................................................................................20
3.2.3 Mối quan hệ giữa Du lịch và làng nghề......................................................................21
3.3 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VÀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ.......................................22
3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU....................................................................................................23

GVHD: ThS Võ Minh Sang

iSVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè
3.4.1 Mô hình.....................................................................................................................23
3.4.2 Diễn giải mô hình.......................................................................................................23
CHƯƠNG 4.................................................................................................................................24
4.1 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHUNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ VIỆT
NAM.......................................................................................................................................24
4.1.1 Thực trạng chung.......................................................................................................24
4.3.2 Khách du lịch..............................................................................................................28
Hình 4.1. Độ tuổi du khách.........................................................................................................28
Hình 4.4. Các điểm du lịch khi đến với Tiền Giang......................................................................30
Bảng 4.1: Sự hài lòng của du khách đối với điều kiện du lịch làng nghề bánh tráng...................30
Hình 4.7. Những điểm không hài lòng của du khách khi đến với làng nghề...............................32
Hình 4.8. Đề xuất của du khách đối với du lịch làng nghề bánh tráng........................................33
4.3.3 Ma trận SWOT...........................................................................................................33
4.3.4 Giải pháp phát triển du lịch làng nghề bánh tráng.....................................................34
CHƯƠNG 5.................................................................................................................................36

5.1 KẾT LUẬN..........................................................................................................................36
5.2 KIẾN NGHỊ.........................................................................................................................37
5.2.1 Đối với các cơ quan chính quyền...............................................................................37
5.2.2 Đối với làng nghề.......................................................................................................37

GVHD: ThS Võ Minh Sang

iiSVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè

DANH MỤC BẢNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.............................................................................................1
CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU...........................................................................................3
Hình 2.4. Nghề làm cốm...............................................................................................................9
Hình 2.5. Nghề làm kẹo dừa.......................................................................................................10
Hình 2.6. Nghề làm bánh phồng.................................................................................................10
Hình 2.7. Nghề làm bánh tráng...................................................................................................11
Hình 2.8. Nghề làm gạch.............................................................................................................12
CHƯƠNG 3.................................................................................................................................15
CHƯƠNG 4.................................................................................................................................24
Hình 4.1. Độ tuổi du khách.........................................................................................................28
Hình 4.4. Các điểm du lịch khi đến với Tiền Giang......................................................................30
Bảng 4.1: Sự hài lòng của du khách đối với điều kiện du lịch làng nghề bánh tráng...................30
Hình 4.7. Những điểm không hài lòng của du khách khi đến với làng nghề...............................32
Hình 4.8. Đề xuất của du khách đối với du lịch làng nghề bánh tráng........................................33
CHƯƠNG 5.................................................................................................................................36

GVHD: ThS Võ Minh Sang


iiiSVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè

DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.............................................................................................1
CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU...........................................................................................3
Hình 2.4. Nghề làm cốm...............................................................................................................9
Hình 2.5. Nghề làm kẹo dừa.......................................................................................................10
Hình 2.6. Nghề làm bánh phồng.................................................................................................10
Hình 2.7. Nghề làm bánh tráng...................................................................................................11
Hình 2.8. Nghề làm gạch.............................................................................................................12
CHƯƠNG 3.................................................................................................................................15
CHƯƠNG 4.................................................................................................................................24
Hình 4.1. Độ tuổi du khách.........................................................................................................28
Hình 4.4. Các điểm du lịch khi đến với Tiền Giang......................................................................30
Bảng 4.1: Sự hài lòng của du khách đối với điều kiện du lịch làng nghề bánh tráng...................30
Hình 4.7. Những điểm không hài lòng của du khách khi đến với làng nghề...............................32
Hình 4.8. Đề xuất của du khách đối với du lịch làng nghề bánh tráng........................................33
CHƯƠNG 5.................................................................................................................................36

GVHD: ThS Võ Minh Sang

ivSVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè


KÝ HIỆU, CHỮ KÝ VIẾT TẮT
CNH - HĐH
DN
DTTN
ĐBSCL
KH - CN
UBND
NN & PTNT
VHTT&DL

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Doanh nghiệp
Diện tích tự nhiên
Đồng bằng sông Cửu Long
Khoa học – công nghệ
Uỷ ban nhân dân
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Văn hóa thể thao và du lịch

GVHD: ThS Võ Minh Sang

vSVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè

GVHD: ThS Võ Minh Sang

viSVTH: Phan Thị Ngọc Huyền



Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Ngày nay Đất nước ta ngày càng phát triển, nhu cầu con người cũng càng tăng cao. Sau
những tháng ngày làm việc vất vã, thì việc nghỉ ngơi, thư giản là lựa chọn hàng đầu của mọi
người. Du lịch cũng được mọi người nghĩ đến để thỏa mãn nhu cầu về tinh thần.
Ngành “công nghiệp không khói” ở nước ta đến nay đã trãi qua hơn 56 năm (09/07/1960
– 09/07/2016) tồn tại, đem lại nguồn thu nhập GDP cao cho sự phát triển kinh tế nước nhà,
giải quyết được vấn nạn thất nghiệp cho nhiều người. Không chỉ thế, ngành “công nghiệp
không khói” còn đem lại lợi ích cho việc quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam với
các nước trên thế giới. Đem đất nước hình chữ “S” lại gần hơn, tiến xa hơn trên toàn thế giới.
Được đánh giá là nền kinh tế mũi nhọn, đang trên đà phát triển. Nước ta có tiềm năng du lịch
đa dạng và phong phú.
Kể từ chỗ chỉ có 250.000 lượt khách quốc tế đến Việt Nam vào năm 1990, ngành Du lịch
đã đón 1,3 triệu lượt khách vào năm 1995; 2,1 triệu lượt vào năm 2000; 3,4 triệu lượt vào năm
2005 và đến năm 2010 đã vượt qua cột mốc 5 triệu lượt khách. Chỉ một năm sau, lượng khách
quốc tế đã tăng thêm 1 triệu lượt, đưa tổng số khách lên trên 6 triệu lượt. Mặc dù năm 2012
gặp nhiều khó khăn do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, lượng khách quốc tế đến Việt
Nam vẫn đạt 6,8 triệu lượt, tăng 13,8% so với năm 2011. Ngành Du lịch được Đảng, Nhà nước
đánh giá là một điểm sáng của nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế trong
nước và thế giới.
Năm 2013 đúng như dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng trực tiếp
đến sức tăng trưởng của ngành, nhưng 6 tháng đầu năm, ngành Du lịch tiếp tục phát huy thế
mạnh và sức hấp dẫn riêng có, đạt tốc độ tăng trưởng khá, lượng khách quốc tế đạt trên 3,5
triệu lượt, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2012; lượng khách nội địa đạt 24 triệu lượt, tăng 12%.
Tổng thu từ khách du lịch đạt 105 nghìn tỷ đồng, tăng 23,5%.
Năm 2013, số khách quốc tế đến Việt Nam là 7,57 triệu lượt, khách nội địa đạt 35 triệu
lượt, tốc độ tăng trưởng 25%. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2013 đạt khoảng
200.000 tỷ đồng. Năm 2014, số khách quốc tế đến Việt Nam là 7,87 triệu lượt, khách nội địa là

38,5 triệu lượt, tổng doanh thu đạt khoảng 230.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giảm còn
15%. Năm 2015, khách quốc tế là 7,94 triệu lượt, khách nội địa đạt 57 triệu lượt, tổng doanh
thu 337.830 tỷ đồng. Du lịch đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam.
Nước ta có nhiều loại hình du lịch khác nhau: nghỉ dưỡng, tâm linh, khám phá,
homestay,…Nhưng với những làng nghề thủ công truyền thống nước ta nói chung và huyện Cái
Bè tỉnh Tiền Giang nói riêng đang ngày càng lu mờ trong mắt các nhà kinh doanh, không được
khai thác một cách toàn diện và chưa đạt hiệu quả cao.
Vì sao “Du lịch làng nghề” lại kém phát triển hơn những loại hình du lịch khác, mặc dù đó
chính là các nghề thủ công được xem là truyền thống cũng như nét văn hóa đặc trưng ở từng
nơi, từng vùng miền khác nhau. Vậy làm thế nào để bảo tồn những nét văn hóa, làng nghề
truyền thống cũng như phát triển mạnh về loại hình “Du lịch làng nghề” nói chung và “Du lịch
làng nghề bánh tráng ở Cái Bè” nói riêng. Để tìm hiểu rỏ hơn về vấn đề này tôi quyết định chọn
đề tài
“ Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

GVHD: ThS Võ Minh Sang

1SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè
1.2.1 Mục tiêu chung
- Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng hoạt động và phát triển Du lịch làng
nghề ở Cái Bè. Qua đó đề xuất các giải pháp để phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái
Bè.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng hoạt động du lịch của làng nghề bánh tráng
- Thực trạng thu hút khách của làng nghề bánh tráng
- Phân tích nguyên nhân tác động đến kết quả thu hút du khách của làng nghề

- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cho làng nghề bánh tráng ở Cái Bè.
1.2.3 Phương pháp nghiên cứu
1.2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Số liệu thứ cấp: các số liệu thống kê được lấy từ web Tổng cục Du lịch, web tỉnh Tiền
Giang, web Cái Bè, và các trang báo về Du lịch ở Cái Bè.
- Số liệu sơ cấp: thông qua việc phỏng vấn trực tiếp người dân, khách du lịch, hộ kinh
doanh.
1.2.3.2 Cách thức tiến hành
- Khảo sát thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của làng nghề
- Tham khảo thêm những sách, báo, internet nói về du lịch ở làng nghề
- Lập bảng khảo sát và tiến hành đi khảo sát.
1.2.3.3 Phương pháp phân tích
- Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp về dữ liệu sơ cấp, thứ cấp
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên bảng khảo sát.
- Phương pháp tổng hợp suy luận logic để đưa ra giải pháp.
1.2.4 Đối tượng – phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: cán bộ quản lý làng nghề, hộ kinh doanh trong làng, người
dân, du khách.
- Thời gian: 2016
- Giới hạn về nội dung: nghiên cứu về thực trạng hoạt động cũng như đề xuất ra các
giải pháp để phát triển làng nghề.
1.2.5 Ý nghĩa đề tài
“Thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè”. Với
đề tài này ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn xoay quanh những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch
làng nghề bánh tráng nơi đây. Vì sao nó được coi là một nghề truyền thống ở huyện Cái Bè.
Nhưng qua nhiều đổi thay của cuộc sống người dân nơi đây đã không còn mặn mà gì với cái
nghề “Gia truyền” này nữa.
Giới thiệu đến du khách những nét đặc trưng về văn hóa, đời sống bình dị của người dân
địa phương cũng như quảng bá hình ảnh, sản phẩm của làng nghề để nhiều người biết đến.
1.2.6 Bố cục nội dung nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Bối cảnh nghiên cứu
Chương 3: Cơ sở lý luận - mô hình nghiên cứu
Chương 4: Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè.

GVHD: ThS Võ Minh Sang

2SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè
Chương 5: Kết luận – kiến nghị

CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
2.1 KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH LÀNG NGHỀ
Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan
trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của mỗi dân tộc mỗi quốc gia. Những
làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể
thay thế. Một cách giới thiệu sinh động về đất, nước và con người của mỗi vùng, miền, địa
phương. Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều
quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Những lợi ích to lớn của việc
phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở
việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và
bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài không thể tính được
trong ngày một ngày hai.
Một địa phương muốn thu hút khách du lịch, tạo ra nhiều loại hình du lịch hấp dẫn đáp
ứng nhu cầu đa dạng của du khách thì phải bắt tay vào việc xây dựng và phát triển các sản
phẩm du lịch gắn liền với việc khai thác có chiều sâu và khai thác đúng tài nguyên du lịch của
địa phương đó.


Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Việt Nam
ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài, bởi những giá trị văn hóa
lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng ở mỗi vùng. Đi dọc chiều dài đất
nước hình chữ S, du khách gần như có thể dừng chân ở bất cứ địa phương nào để tìm
hiểu về làng nghề truyền thống. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện
nay cả nước có khoảng hơn 3000 làng nghề thủ công, thuộc 11 nhóm nghề chính là sơn
mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, kim khí.
Lợi thế của phần lớn các làng nghề là nằm trên trục giao thông thuận lợi, cả đường bộ

GVHD: ThS Võ Minh Sang

3SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè
lẫn đường sông nên thuận tiện để xây dựng các chương trình du lịch kết hợp. Có thể kế đến các
địa phương khá năng động trong việc phát huy lợi thế làng nghề để phát triển du lịch như Hà
Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Bắc Ninh, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam...
Tuy nhiên, các chuyên gia du lịch cho rằng, mặc dù ở một số làng nghề cụ thể nói riêng
như lụa Vạn Phúc (Hà Tây cũ), gốm Bát Tràng (Hà Nội), tranh Đông Hồ, mộc Đồng Kỵ (Bắc Ninh),
làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng)… và Du lịch làng nghề Việt Nam nói chung trên thực tế
đã thu hút một lượng du khách đáng kể nhưng vẫn chỉ là những nỗ lực tự phát, chưa hình
thành được cách làm chuyên nghiệp. Bởi vậy, vấn đề đi tìm các biện pháp để du lịch làng nghề
thực sự phát huy tiềm năng và hiệu quả, đóng góp ngày một lớn bền vững hơn cho mục tiêu
phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế, xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa… được coi là
nhiệm vụ hết sức cấp thiết, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang từng bước hội nhập toàn
diện cùng với châu lục và thế giới.
Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hoá tổng hợp đưa du khách tới tham quan,
thẩm nhận các giá trị văn hoá và mua sắm những hàng hoá đặc trưng của các làng nghề truyền
thống trên khắp miền đất nước.

2.2 KHÁI QUÁT VỀ CÁI BÈ - TIỀN GIANG
2.2.1 Sơ lược về tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt
Nam, với phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Mỹ Tho trước đó. Tuy nhiên,
cũng có thời kỳ toàn bộ diện tích tỉnh Tiền Giang ngày nay đều thuộc tỉnh Mỹ Tho, bao
gồm cả vùng Gò Công. Tiền Giang là tỉnh vừa thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu Long,
vừa nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ của Tiền Giang hiện nay là
thành phố Mỹ Tho, nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Bắc và
cách Thành phố Cần Thơ 100 km về phía Nam theo đường Quốc lộ 1A.
Tiền Giang có đường bờ biển dài 32 km, với địa hình tương đối bằng phẳng, đất
phù sa trung tính, ít chua dọc sông Tiền, chiếm khoảng 53% diện tích toàn tỉnh, thích
hợp cho nhiều loại giống cây trồng và vật nuôi. Mạng lưới viễn thông Tiền Giang được
hiện đại hóa và triển khai đồng loạt trong toàn tỉnh, đảm bảo thông tin liên lạc thông
suốt trong nước và quốc tế. Ngoài ra Tiền Giang cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng về du
lịch.
2.2.1.1 Vị trí địa lí
Tiền Giang nằm trong tọa độ 105°50’–106°55’ kinh độ Đông và vĩ độ Bắc. Phía
Bắc giáp tỉnh Long An, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và
tỉnh Vĩnh Long, phía Đông Bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Đông Nam
giáp Biển Đông. Được chính phủ quy hoạch là một trong Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam.
Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một nhánh của sông Mê Kông)
với chiều dài 120 km. Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên Tiền Giang đã trở thành trung tâm
văn hóa chính trị của cả Đồng bằng sông Cửu Long, là địa bàn trung chuyển hết sức
quan trọng gắn cả miền Tây Nam Bộ. Vị trí như vậy giúp Tiền Giang sớm trở thành một
tỉnh có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ và vùng kinh tế

GVHD: ThS Võ Minh Sang


4SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè

trọng điểm phía Nam.
Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh 250.830,33 ha (chiếm 6,17% DTTN của
ĐBSCL), dân số 1.677.986 người (chiếm 10,06%), gồm 10 đơn vị hành chính cấp
huyện (1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện) với 169 đơn vị cấp xã (8 thị trấn, 16 phường, 145
xã). Trong đó, thành phố Mỹ Tho (đô thị loại 2), là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa
xã hội của tỉnh, đồng thời cũng là trung tâm, là hội điểm giao lưu văn hóa, giáo dục, đào
tạo, du lịch từ lâu đời của các tỉnh trong vùng, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km
về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc.
Nhìn chung, với các điều kiện về vị trí địa lý, kinh tế và giao thông thủy bộ, Tiền
Giang có nhiều lợi thế trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản xuất
hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường khả năng hợp tác, giao lưu
kinh tế, văn hóa, du lịch với các tỉnh trong vùng…Đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh
và địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam.
2.2.1.2 Dân số
Dân số Tiền Giang năm 2015 là 1.728.700 người với 11 đơn vị hành chính gồm
1 thành phố (Tp Mỹ Tho), 2 thị xã (Tx. Gò Công và Tx. Cái Lậy) và 8 huyện (Cái Bè,
Gò Công Đông, Gò Công Tây, Chợ Gạo, Châu Thành, Tân Phước, Cái Lậy, Tân Phú
Đông). Trong đó có 173 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 thị trấn, 28 phường và 139 xã.
2.2.1.3 Khí hậu
Tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm thuộc vùng
đồng bằng Sông Cửu Long với đặc điểm: Nền nhiệt cao và ổn định quanh năm. Khí hậu
phân hóa thành hai mùa tương phản rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 trùng với
mùa gió Tây Nam, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 trùng với mùa gió Đông Bắc.
2.2.2 Sơ lượt về huyện Cái Bè
Có 1 thị trấn và 24 xã. Cái Bè là huyện nông nghiệp, nằm về phía tây, cách trung

tâm thành phố Mỹ Tho 50 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 113 km. Phía bắc giáp tỉnh
Long An, phía nam giáp tỉnh Vĩnh Long, phía tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía đông
giáp huyện Cai Lậy. Diện tích tự nhiên là 420, 9km2, chiếm 17,23% diện tích toàn tỉnh.
Dân số theo thống kê năm 2004 có 287.481 người, trong đó: 139.171 nam, 147.766 nữ.
Mật độ 683 người/km2. Mật độ dân số cao nhất là thị trấn Cái Bè: 3.696 người / km2 và
thấp nhất là xã Mỹ Tân (xã mới thành lập năm 1990): 252 người / km2.
Huyện được chia thành 24 đơn vị hành chính với 1 thị trấn và 24 xã gồm: thị trấn
Cái Bè, Đông Hoà Hiệp, Hoà Khánh, Mỹ Lương, An Hữu, Hoà Hưng, Hội Cư, Hậu
Thành, Thiện Trí, An Thái Trung, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, An Thái Đông, Tân
Thanh, Tân Hưng, Mỹ Lợi A, Mỹ Lợi B, Mỹ Trung, Thiện Trung, Hậu Mỹ Phú, Hậu
Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Bắc A, Hậu Mỹ Bắc B và Mỹ Tân. Huyện Cái Bè có đường Quốc lộ
1A chạy dọc từ đông sang tây dài 27 km, Quốc lộ 30 dài 9 km từ ngã ba xã An Thái
Trung đi Đồng Tháp, đây là hai tuyến đường bộ huyết mạch. Ngoài ra còn có nhiều tỉnh
lộ như các đường 861, 863, 865, 869, 875 với tổng chiều dài gần 60 km. Ngoài đường
bộ, ở Cái Bè còn có các kinh rạch quan trọng gồm: rạch Cái Bè, rạch Cái Cối, rạch
Bằng Lăng, kênh Nguyễn Văn Tiếp, rạch Cổ Cò, rạch Trà Lọt, kênh 28, rạch Ruộng và

GVHD: ThS Võ Minh Sang

5SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè

hàng chục kinh, rạch lớn nhỏ khác, chằng chịt đan xen với tổng chiều dài trên 500 km.
Cái Bè là địa phương được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống thủy lợi tự nhiên tốt nhất
trong tỉnh.
Là huyện có nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh, diện tích trồng lúa 3 vụ là
59.983 ha, nhưng cao nhất là diện tích trồng cây ăn trái với 140.600 ha. Huyện có 3 xã
có diện tích đất nông nghiệp tương đối rộng, đó là xã Hậu Mỹ Trinh: 29.600 ha, Hậu

Mỹ Bắc A: 25.260 ha và Hội Cư: 24.120 ha. Ngoài 3 xã nói trên còn có 3 vùng đất bãi
bồi có diện tích tương đối rộng như: đất bãi bồi Cổ Lịch (còn gọi là cồn Cổ Lịch) với
diện tích trồng cây ăn trái là 70 ha, cồn Hoà Khánh với diện tích hơn 40 ha và cồn Qui
với diện tích hơn 80 ha, hiện trở thành một ấp thuộc xã Tân Thanh.
Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cái Bè đã có hơn 4.000
thương binh, liệt sĩ, gần 100.000 người có công với cách mạng được tặng thưởng huân,
huy chương các loại. Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
cho quân dân huyện Cái Bè, 10 xã được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang, 216
bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các Anh hùng lực lượng vũ trang như: Ngô Văn Nhạc,
Nguyễn Văn Mười, Đỗ Hoài Nam, Đoàn Thị Nghiệp, Phạm Thị Thao, Trần Văn Thế…
Sau ngày thống nhất đất nước, Đảng bộ và nhân dân Cái Bè đã đoàn kết xây dựng,
khôi phục kinh tế. Thành tựu lớn nhất là đã tập trung cải tạo đất nông nghiệp từ một vụ
thành đất trồng lúa 3 vụ, cải tạo vườn tạp để trở thành vườn chuyên canh. Mạng lưới
thương nghiệp, dịch vụ phát triển rất mạnh, hầu như xã nào cũng có 1 - 2 chợ, huyện lỵ
có chợ tập trung hàng hoá dồi dào, trái cây cũng nhiều chủng loại, các bến bãi tập kết
xe, trái cây, lúa gạo, cá được khai thác mạnh mẽ. Cây ăn trái ở Cái Bè gồm có cam mật,
quít đường, bưởi long, ổi, mận, xoài... Đặc biệt, xoài cát Hoà Lộc ( Hoà Hưng), bưởi
lông Cổ Cò (Mỹ Lương) là hai đặc sản nổi tiếng trên thương trường.

2.2.3 Các điểm du lịch ở Cái Bè
2.2.3.1 Chợ nổi Cái Bè

GVHD: ThS Võ Minh Sang

6SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè

Hình 2.1. Chợ nổi Cái Bè

Chợ nổi Cái Bè thuộc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nằm ở đoạn
sông Tiền giáp ranh giữa ba tỉnh: Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Chợ diễn ra từ 4h
đến 15h hàng ngày, nhưng thời gian lý tưởng nhất để bạn tham quan khu chợ này vào
khoảng từ 5h đến 7h.
Chợ nổi Cái Bè là một trong những chợ đầu mối lớn nhất miền Tây Nam Bộ, là
nơi trao đổi buôn bán của hơn 400 xuồng ghe mỗi ngày. Chính vì vậy mà hàng hóa ở
chợ rất phong phú và đa dạng, từ hàng vải, đồ gia dụng cho đến hàng gia cầm, thủy hải
sản… cho tới cả đồ ăn, thức uống cũng không thiếu. Khu vực buôn bán trái cây nằm ở
vàm chợ nổi, dọc theo cù lao Tân Long, dài tới cả cây số. Ghe thuyền từ thành phố Hồ
Chí Minh, Long An, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau,.. tới để mua hàng. Nét độc đáo
chung của các chợ nổi là “sào nào, rau củ - trái ấy”, tức là trên ghe thuyền bán loại trái
cây, nông phẩm nào thì treo lên sào cho người mua dễ nhận biết, và không phải rao mời.
Các chiếc ghe tam bản chở đầy trái cây: chôm chôm đỏ rực, xoài màu vàng ửng,
sầu riêng thơm nồng, dưa hấu xanh tươi… từ sáng sớm đã được chở đến. Khi bình minh
vừa lên cũng là lúc khu chợ nổi đã nhộn nhịp như một thành phố nổi trên sông. Những
chiếc xuồng nhỏ bán hàng rong như cơm, phở, hủ tiếu, đồ tạp hóa chạy luồn lách theo
các mạn ghe, mạn tàu để bán hàng. Ngồi trên thuyền, du khách có thể thưởng thức ngay
tô hủ tiếu nóng hổi, hay ly cà phê thơm phức vào buổi sáng…
Khi mặt trời khuất sau rặng cây phía xa xa thì cũng là lúc “thành phố nổi” lên đèn.
Ban đêm chợ nổi đèn đóm sáng trưng trông như sao sa. Có những chiếc ghe treo những
chiếc đèn lồng nho nhỏ ở trước mũi thuyền trông thật sinh động.
2.2.3.2. Miệt vườn Cái Bè

Hình 2.2. Du khách tham gia các hoạt động
Với vị trí thuận lợi nằm ngay sát bờ bắc của con sông Tiền thuộc huyện Cái Bè,
Tỉnh Tiền Giang. Lại được bao bọc bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt nên Cái Bè đắm
mình tong phù sa màu mỡ. Cũng chính những lợi thế này mà Cái Bè đã trở thành vùng
đất chuyên canh các loại cây trái lớn ở ĐBSCL và điểm dừng lý tưởng của nhiều du
khách muốn trải nghiệm du lịch miệt vườn.


GVHD: ThS Võ Minh Sang

7SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè

Cũng giống như nhiều khu du lịch sinh thái miệt vườn khác, ở đây trồng rất nhiều
loại cây ăn trái như sầu riêng, bưởi, nhãn xoài. Ngoài ra còn có mận, táo ,mít, mận,
hồng đào.Tham quan những nhà vườn Cái Bè du khách không chỉ được thưởng thức các
loại trái cây mà còn hòa mình vào nếp sống sinh hoạt của người dân nơi đây cảm nhận
được nét đẹp trong tính cách tâm hôn của những người dân nơi đây rồi khi trở về bạn sẽ
mong một lần được trở lại vùng đất thân thương này.
2.2.3.3 Làng cổ Đông Hòa Hiệp

Hình 2.3. Nhà cổ
Làng cổ Đông Hòa Hiệp nay là xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang. Làng có hơn 3.000 hộ gia đình, sinh sống chủ yếu dựa vào những vườn cây ăn
trái các loại: xoài, cam sành, bưởi da xanh, bưởi lông Cổ Cò, nhãn, mít…và các nghề
thủ công truyền thống như: làm cốm, tráng bánh tráng, cán bánh phồng sữa…Ấn tượng
đầu tiên khi du khách đặt chân đến đây là hình ảnh những ngôi nhà cổ mang đậm nét
kiến trúc văn hóa nhà vườn Nam bộ với niên đại trên 100 năm. Trong đó, đáng chú ý là
nhà cổ của ông Trần Tuấn Kiệt (ấp Phú Hòa) và nhà cổ của ông Phan Văn Đức (ấp An
Lợi). Hai ngôi nhà này không những rất độc đáo về kiến trúc mà hiện còn là điểm du
lịch Homestay thu hút đông du khách quốc tế.
Nhà cổ của ông Trần Tuấn Kiệt nằm ẩn mình giữa khu vườn cây ăn trái rộng hơn
15.000m² càng tạo thêm vẻ kín đáo, yên tĩnh. Được dựng vào năm 1838 trên diện tích
1.000m², bao gồm 5 gian với kiến trúc kiểu chữ Đinh. Trên các vì kèo, ô cửa, bao lan…
bằng gỗ có chạm khắc tinh xảo các hoa văn như: tùng, cúc, trúc, mai… và nhiều họa tiết
mang đặc trưng văn hóa Nam bộ. Trong nhà còn lưu giữ nhiều đồ cổ quý như: bộ liễng

đối khảm xà cừ, bộ bàn ghế với các hoa văn tinh tế, vật dụng bằng sứ; đặc biệt là 108
cây cột bằng gỗ căm xe quý hiếm, đã được các nhà khảo cổ Nhật Bản xếp vào loại “Cửu
đại mỹ gia” ở Việt Nam.
Nằm trong khuôn viên rộng hơn 20.000m² và được bao quanh bởi khu vườn cây
ăn trái quanh năm trĩu quả, nhà cổ của ông Phan Văn Đức mang lối kiến trúc kết hợp
hài hòa giữa văn hóa Nam bộ và Pháp. Nhà được dựng vào năm 1850, trên nền cao 0,5
mét so với mặt đất, gồm hai nhà - nhà trước và nhà sau. Nhà trước là nơi đặt bàn thờ

GVHD: ThS Võ Minh Sang

8SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè

cúng tổ tiên. Bên trong nhà còn lưu giữ các cổ vật quý hiếm như: 4 cây cột bằng gỗ căm
xe; 3 bộ tủ thờ khảm xà cừ; bộ liễng khảm xà cừ; chiếc hộp gỗ khảm hình rồng, bên

trong là bản “Sắc phong thần” do Vua Tự Đức ban vào khoảng thời gian từ năm 1848
đến năm 1860; 9 bức tranh tường tuyệt đẹp phác họa khung cảnh làng quê bình dị nằm
bên một dòng sông trong xanh.

2.2.4 Các nghề ở làng nghề Cái Bè
2.2.4.1 Nghề làm cốm
Hình 2.4. Nghề làm cốm
Du khách đến Tiền Giang thường vào thăm các lò làm bánh cốm - một loại đặc sản dân
dã nơi đây Nghề làm bánh cốm ở ấp An Ninh, xã Ðông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
đã có từ rất lâu đời.
Gọi là cốm, nhưng không phải là thứ cốm dẻo dẻo làm bằng lúa nếp non như hạt cốm ở
đồng bằng Bắc bộ. Cốm được là từ gạo tẻ, gạo nếp, hay bắp (ngô), rang thành bỏng rồi ép

thành bánh. Ðể làm được bánh cốm phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên là chọn nguyên
liệu. Phải là loại thóc đều hạt, không quá dẻo hay quá khô mới cho cốm ngon và đẹp. Sau đó
đến rang cốm (hay nổ cốm), rồi ngào với đường, cuối cùng là trộn cốm và đóng gói. Mỗi lò cốm

GVHD: ThS Võ Minh Sang

9SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè
có một bí quyết chế biến khác nhau, làm nên những thương hiệu có tiếng mà du khách đến
Tiền Giang thường mua về làm quà.
2.2.4.2 Nghề làm kẹo dừa

Hình 2.5. Nghề làm kẹo dừa
Nghề làm kẹo dừa tại Cái Bè được hình thành muộn hơn so vơi nghề làm bánh phồng và
bánh tráng, nhưng về mặt chất lượng cũng không thua kém gì và đã chinh phục được du khách
và người dân nơi đây.
Nguyên liệu chính để làm kẹo dừa gồm: dừa khô, mạch nha, phụ gia như lá dứa, cacao,
đậu phộng. Quy trình sản xuất kẹo dừa: chuẩn bị nguyên liệu, ngào kẹo, cắt kẹo và được gói lại
bởi 2 lớp (lớp bánh tráng và giấy) vì thế có thể giữ trong khoảng thời gian dài.
2.2.4.3 Nghề làm bánh phồng

Hình 2.6. Nghề làm bánh phồng
Làm bánh phồng đòi hỏi nhiều công sức và cực hơn làm bánh tráng. Để kịp phơi bánh

GVHD: ThS Võ Minh Sang

10SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền



Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè
vào buổi sáng, người ta phải nấu sắn từ lúc nửa đêm. Sắn chín được cho vào cối quết để thành
một thứ bột dẻo; rồi cho đường, muối trộn lẫn vào bột quết tiếp sau đó nhào thêm sữa để
bánh thơm và có vị béo. Việc nặn bột cũng phải do tay quen, nếu không bột chia không đều sẽ
ảnh hưởng đến kích thước của chiếc bánh. Trước đây, làm bánh phồng phải chuẩn bị lá chuối
để cán. Lá được rọc từ chiều hôm trước, phơi nắng cho dịu sau đó lau sạch rồi cán bánh. Lá
chuối chỉ dùng một lần rồi bỏ, nên ngày nay người ta thay thế bằng bao nilông, ống nhựa, vừa
tiện lợi vừa ít tốn kém. Sau khi cán, bánh phồng được xếp lên chiếc đệm bàng mang phơi khô.
2.2.4.4. Nghề làm bánh tráng

Hình 2.7. Nghề làm bánh tráng
Nghề làm bánh tráng ra đời cách nay trên 40 năm, lúc đầu chỉ vài hộ làm và sau đó phát
triển thành một làng nghề như hiện nay. Để làm được một chiếc bánh tráng dẻo, ngon cần phải
trải qua nhiều công đoạn và tốn khá nhiều thời gian.
Nguyên liệu và dụng cụ chính gồm: gạo tẻ để xay thành bột, lò nung, nồi lớn dùng để nấu
nước và các thanh tre dài khoảng 3 gang tay người lớn. Quy trình làm bánh: đầu tiên ngâm gạo
tẻ 01 hoặc 02 ngày rồi đem đi xay thành bột mịn, đợi khi nước trong nồi trên lò nung đã sôi
phía trên là một tấm vải căng thẳng dùng làm khuôn bánh, cho một lượng bột vừa đủ và tráng
thật mỏng, đậy nắp được làm bằng lá dừa khoảng 10 giây và dùng thanh tre lấy bánh ra giàng
và đem phơi. Để có một chiếc bánh ngon khâu quan trọng nhất là chọn gạo ngon và xay bột
thật mịn thì chiếc bánh mới dai và dẻo.

GVHD: ThS Võ Minh Sang

11SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè
2.2.4.5. Nghề làm gạch


Hình 2.8. Nghề làm gạch
Những lò gạch tại Cái Bè nằm rãi rác dọc theo vàm Hòa Khánh và rạch Bà Hợp thuộc làng
Hòa Khánh, thị trấn Cái Bè. Gạch ngói, gạch tàu và gạch xây là mặt hàng chủ lực của những cơ
sở sản xuất gạch nơi đây. Nguyên liệu chính để sản xuất gạch là từ đất sét, đất sét được lấy từ
sông, từ ruộng lúa trong khu vực Ðồng Bằng Sông Cửu Long... chất lượng đất sét cũng cần phải
được xem xét để nhằm đảm bảo chất lượng của gạch.
2.2.4.6. Nghề chằm lá
Đến với vùng đất Nam Bộ, được thưởng thức các món đặc sản Nam Bộ và được ở trong
những ngôi nhà lá đặc trưng của Nam Bộ là cái thú đối với rất nhiều người, đặc biệt là những
người sau nhiều ngày làm việc căng thẳng muốn tìm lại bầu không khí trong lành khoáng đãng
của vùng làng quê song nước Cửu Long. Ngôi nhà lá được người dân địa phương xây dựng từ
nguyên liệu tre để làm cột kèo, lá từ cây dừa nước dùng để lợp thành mái nhà. Các loại nguyên
liệu này hầu như có sẵn khắp nơi trong vùng, đầu tiên lá dừa nước được tách ra khỏi bẹ dừa và
được người dân địa phương lợp lại thành từng tấm dài khoảng 1-1,5m tùy từng vùng. Công
đoạn chằm lá được thực hiện rất công phu bởi những bàn tay khéo léo của người thợ, hầu hết
những người thợ này đều được truyền nghề từ những thế hệ đi trước trãi qua . Trung bình một
ngày một người thợ có thể làm ra được khoảng 300 tấm.

2.3 NHỮNG THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA LÀNG NGHỀ
2.3.1 Thuận lợi
Hơn 40 năm kinh nghiệm, sản xuất, nguồn nguyên liệu dễ tìm có sẳn tại địa phương đây
chính là lợi thế lớn nhất để phát triển làng nghề. Giải quyết việc làm cho nhiều người dân ở địa
phương. Chi phí sản xuất thấp, lợi nhuận ổn định điều kiện sống của người dân được cải thiện
tốt hơn. Với nghề làng bánh tráng thì trình độ, độ tuổi đã không còn quan trọng nữa nó phù
hợp cho vùng nông thôn và người dân trình độ thấp.

GVHD: ThS Võ Minh Sang

12SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền



Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè
Vì nơi đây tập trung nhiều hộ dân cùng nhau làm bánh tráng nên nhiều thương lái trong
và ngoài vùng đến thu mua dễ dàng. Một chiếc bánh ngon, đẹp phải nói đến người đã làm ra
chúng, đều quan trọng nhất đó là nguyên liệu: gạo. Để bột mịn, thơm, bánh tráng dẻo cần gạo
phải đạt chất lượng tốt.
Ngày xưa người dân Hậu Thành qua lại với nhau chỉ bằng ghe, xuồng,…đường bộ chỉ là
những lối mòn đi lâu dần trở thành con đường đất đơn sơ, nhưng nay xã hội phát triển dần con
đường đất đã trở thành những con đường nhựa được đầu tư cho việc buôn bán nơi đây. Làng
nghề tồn tại trên 40 năm danh tiếng có, chất lượng có đó là điều thuận lợi lớn nhất để phát
triển làng nghề.
Vì những thuận lợi đó đã thúc đẩy người dân ngày càng phát triển làng nghề mạnh mẻ,
góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống kinh tế cho nhiều hộ dân. Đồng thời gìn giữ
nét truyền thống và mở rộng kinh doanh sản xuất bánh tráng trong tương lai.
2.3.2 Khó khăn
Dù vậy, qua hiện trạng sản xuất, tiêu thụ, làng nghề sản xuất bánh tráng còn gặp rất
nhiều khó khăn. Biểu hiện rõ nhất là số hộ hoạt động trong làng nghề giảm.
Cụ thể, năm 2003, làng có 138 hộ làm nghề, 488 lao động tham gia sản xuất. Sau gần 10
năm công nhận, số hộ làm nghề còn 103 hộ (chiếm 18% số hộ sống trong khu vực làng nghề),
335 lao động tham gia sản xuất, sản lượng bánh làm ra bình quân mỗi tháng 181 tấn. Trong đó,
hiện nay chỉ có 15 hộ hoạt động suốt năm, số còn lại làm theo thời vụ (chủ yếu 2 tháng giáp
Tết); sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết do không có hệ thống sấy, nhà kho dẫn đến
không chủ động được sản xuất vào mùa mưa.
Làng nghề nằm sâu bên trong cách xa lộ lớn, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông đi lại
không thuận tiện gây khó khăn cho việc vận chuyển. Phạm vi khu vực làng nghề lớn, hộ làm
nghề xen lẫn ruộng, vườn và hộ dân không làm nghề dẫn đến tỷ lệ hộ hoạt động nghề khá
thấp.
Theo thống kê, hiện nay tỷ lệ hộ hoạt động chỉ đạt 18%, chưa đạt tiêu chí thứ nhất của
làng nghề (phải có tối thiểu 30% trong tổng số dân hoạt động trong làng nghề). Các hộ hoạt

động còn mang tính riêng lẻ, quy mô nhỏ, hình thức sản xuất mang tính tự sản tự tiêu, không
có thương hiệu riêng, không có đại lý thu mua sản phẩm ở thị trường xa. Ngoài ra, nguồn điện,
nước phục vụ sản xuất không đảm bảo. Làng nghề chưa được quy hoạch có hệ thống, chưa có
thị trường tiêu thụ sản lượng lớn. Bên cạnh đó, nước thải làng nghề chưa được xử lý cũng là
vấn đề đáng quan tâm.

Việc khôi phục và phát triển làng nghề trong những năm qua tuy có bước phát
triển nhưng chưa mạnh, chưa đồng bộ và trong quá trình phát triển còn nhiều khó khăn,
hạn chế. Theo Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, sản xuất ở các làng nghề không ổn
định là do thiếu nguyên liệu, nguồn nguyên liệu cung cấp cho các hộ từ chủ đầu mối,
doanh nghiệp thu mua sản phẩm nên người dân thường bị động.
Một nguyên nhân khác là do giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, giá bán sản phẩm
tăng chậm, không đảm bảo hộ sản xuất có lãi nên nhiều hộ gặp khó khăn trong sản xuất.
Sản xuất thủ công, nhỏ lẻ, phân tán, gây ảnh hưởng đến môi trường (các cơ sở chế biến
bánh bún, chế biến thủy sản, gỗ). Ít ứng dụng công nghệ, thiết bị còn lạc hậu.
Nguyên nhân chủ yếu do không đủ vốn đầu tư cải tiến kỹ thuật, trong khi các hộ

GVHD: ThS Võ Minh Sang

13SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè

làm nghề có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất nhưng còn thiếu điều kiện vay theo quy
định của tổ chức tín dụng. Do tình hình suy thoái kinh tế các nước chậm khắc phục, ảnh
hưởng đến thị trường tiêu thụ các sản phẩm làng nghề trong tỉnh.
Bên cạnh đó, kiểu dáng, chất lượng nhiều sản phẩm còn hạn chế, mẫu mã bao bì
thiếu sức hấp dẫn và không đáp ứng thị hiếu thị trường; việc quảng bá, xúc tiến thương
mại chưa thực sự phát huy được hiệu quả và chưa được đầu tư đúng mức.

Công tác quản lý Nhà nước về làng nghề còn nhiều bất cập. Chưa có sự phối hợp
chặt chẽ và đồng bộ giữa các sở, ngành tỉnh trong việc triển khai và thực hiện các chính
sách, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển làng nghề. Các cấp chính quyền huyện, xã
chưa chủ động trong việc định hướng và phát triển làng nghề trên địa bàn.
2.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Tháo gỡ khó khăn cho làng nghề, giải pháp đặt ra là cần xúc tiến các công trình cơ sở vật
chất theo đề án đã duyệt, hỗ trợ vốn để các cơ sở đầu tư máy móc, trang thiết bị sản xuất, hỗ
trợ xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm...Cụ thể, để hỗ trợ làng nghề phát triển, mới
đây tại buổi làm việc với làng nghề, UBND tỉnh chỉ đạo, cần đẩy nhanh phát triển cơ sở hạ tầng
trong khu vực làng nghề, nhất là giao thông nông thôn. Muốn vậy, trong thực hiện các dự án hạ
tầng cần ưu tiên đầu tư cho khu vực làng nghề; cần thành lập tổ hợp tác khắc phục tình trạng
sản xuất tự phát, nhỏ lẻ hiện nay. Từ đó, các ngành, các cấp có điều kiện hỗ trợ xây dựng
thương hiệu, xúc tiến thương mại... Đồng thời, làng nghề cần khai thác thế mạnh truyền thống,
nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với du lịch.
Các làng nghề cần có những phòng trưng bày hoặc những bảo tàng nhỏ của làng xã, giới
thiệu về sản phẩm và quá trình hình thành, phát triển của cộng đồng, xuất xứ của sản phẩm và
sự thay đổi mẫu mã qua các giai đoạn, những câu chuyện xung quanh những sản phẩm.
Về phía các hiệp hội, cần giới thiệu, quảng bá những mô hình phát triển du lịch làng nghề
có hiệu quả, tổ chức những hoạt động giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và phát hiện tiềm năng
phát triển du lịch tại mỗi làng nghề; thực hiện các hoạt động sự kiện như hội chợ, triển lãm, thi
tay nghề, tôn vinh nghệ nhân, các hoạt động văn hóa, Lễ Hội... nhằm tạo nên những dấu ấn
vùng miền đặc sắc thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch bởi hệ thống giao thông liên xã, huyện, tỉnh là những công việc ngoài tầm với
của cộng đồng các làng nghề, nhưng lại có tính quyết định cho việc phát triển du lịch làng nghề.
Ngoài ra, để bảo vệ môi trường cần có chính sách hạn chế những nghề gây ô nhiễm tại các làng
nghề.

GVHD: ThS Võ Minh Sang

14SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền



Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè

CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1 CÁC KHÁI NIỆM
3.1.1 Khái niệm về làng nghề truyền thống
“Làng” là danh từ (theo tiếng Nôm), dùng để chỉ đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng chặt chẽ
và hoàn thiện nhất của người Việt. Trong buổi đầu được gọi là các Kẻ, Chạ, Chiềng của người
Việt cổ, về sau được gọi là Làng, còn ở khu vực miền núi được gọi là Bản, Mường, Buôn, Plei,
Plum, Đê,…
“Nghề” là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người
có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào
đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Theo Phạm Côn Sơn (2004, 09): “Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có
nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo
nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những
người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các
làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá
biệt của địa phương”.
Xét về góc độ kinh tế trong cuốn “Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống trong
quá trình công nghiệp hóa hiện, đại hóa” Ts.Dương Bá Phượng (2001, 13) cho rằng “Làng nghề
là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách hẳn ra khỏi thủ công nghiệp và
kinh doanh độc lập. Thu thập từ các làng nghề đó chiếm tỉ trọng cao trong toàn làng”.
3.1.1.1 Tiêu chí công nhận làng nghề
Theo thông tư 116/2006/TT-BNN tiêu chí công nhận làng nghề gồm:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ tham gia các hoạt động ngành nghề
nông thôn.
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị

công nhận.
- Chấp hành tốt chính sách Pháp luật của Nhà nước.
3.1.1.2 Đặc điểm làng nghề
Tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt chẽ đến nông nghiệp. các làng nghề xuất hiện trong
từng làng - xã ở nông thôn sau đó các ngành nghề thủ công nghiệp được tách dần nhưng không
rời khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuất- kinh doanh thủ công nghiệp trong các
làng nghề đan xen lẫn nhau. người thợ thủ công trước hết và đồng thời là người nông dân.
Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là làng nghề truyền
thống còn thô sơ lạc hậu, sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu. Nhiều loại sản phẩm có công

GVHD: ThS Võ Minh Sang

15SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè
nghệ - kỹ thuật hoàn toàn phải dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ mặc dù hiện nay đã
có sự cơ khí hoá và điện khí hoá từng bước trong sản xuất, song cũng chỉ có một số không
nhiều nghề có khả năng cơ giới hoá được một số công đoạn trong sản xuất sản phẩm.
Nguyên vật liệu thường là tại chổ. Hầu hết các làng nghề truyền thống được hình thành
xuất phát từ sự sẵn có của nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phương, cũng có
thể có một số nguyên liệu phải nhập từ vùng khác hoặc từ nước ngoài như một số loại chỉ
thêu, thuốc nhuộm... song không nhiều.
Chủ yếu là lao động thủ công. Nhờ vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào
đầu óc thẩm mỹ và sáng tạo của người thợ, của các nghệ nhân. Trước kia, do trình độ khoa học
và công nghệ chưa phát triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ
công, giản đơn. Ngày nay, cùng với sự phát triển của KH - CN, việc ứng dụng khoa học - công
nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt được lượng lao động
thủ công, giản đơn. Tuy nhiên, một số loại sản phẩm còn có một số công đoạn trong quy trình
sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo. Việc dạy nghề trước đây chủ yếu

theo phương thức truyền nghề trong các gia đinh từ đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại
trong từng làng.
Sản phẩm làng nghề mang tính đơn chiếc, có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc văn
hóa dân tộc. Các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị thẩm
mỹ cao, vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang trí trong nhà,
đền chùa, công sở nhà nước...các sản phẩm đều là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh
xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương, chứa đựng ảnh
hưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về nhân văn và tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc.
Thị trường tiêu thụ mang tính địa phương. Bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là
các làng nghề truyền thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của
các địa phương. Ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có các chợ dùng làm nơi
trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Đến nay, thị trường làng nghề về cơ
bản vẫn là các thị trường địa phương, là tỉnh hay liên tỉnh và một phần cho xuất khẩu.
Hình thức tổ chức sản xuất trong các làng nghề chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình, một số
đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác và doanh nghiệp tư nhân.
Do đặc tính nông nghiệp và quan hệ làng xã Việt Nam, các ngành nghề thủ công được
lựa chọn và dễ phát triển trong quy mô cá nhân rồi mở rộng thành quy mô gia đình. Dần dà,
các nghề thủ công được truyền bá giữa các gia đình thợ thủ công, dần được truyền ra lan rộng
ra phát triển trong cả làng, hay nhiều làng gần nhau theo nguyên tắc truyền nghề. Và bởi
những lợi ích khác nhau do các nghề thủ công đem lại mà trong mỗi làng bắt đầu có sự phân
hóa. Nghề đem lại lợi ích nhiều thì phát triển mạnh dần, ngược lại những nghề mà hiệu quả
thấp hay không phù hợp với làng thì dần dần bị mai một. Từ đó bắt đầu hình thành nên những
làng nghề chuyên sâu vào một nghề duy nhất nào đó, như làng gốm, làng chiếu, làng lụa, làng
chạm gỗ, làng đồ đồng…
3.1.2 Khái niệm về Du lịch
Theo Điều 4 Luật Du Lịch 2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của
con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

GVHD: ThS Võ Minh Sang


16SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè
Theo I. I. Pirogionic (1985): Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi
liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ
ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc
thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official
Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa
điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để
làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống.
Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander. Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của
du khách: Du lịch là một hình thức di chuyển tạm thời từ vùng này sang vùng khác, từ nước này
sang nước khác mà không thay đổi chổ cư trú và nơi làm việc. Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là
một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ tham quan, vui chơi giải trí, có hoặc không kết
hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp
Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích
tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn;
cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng
không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có
mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường
sống khác hẳn nơi định cư.

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, có các dạng du lịch:
- Du lịch làm ăn.
- Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt.
- Du lịch nội quốc, quá biên.

- Du lịch tham quan trong thành phố.
- Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm.
- Du lịch hội thảo, triển lãm MICE.
- Du lịch giảm stress, Du lịch ba-lô, tự túc khám phá.
- Du lịch bụi.
- Du lịch tình dục.
- Du lịch biển đảo.
- Du lịch văn hóa.
- Du lịch sinh thái
Du lịch làng nghề có thể xếp trong dạng Du lịch văn hóa. Hiện nay loại hình này đang
được khách trong và ngoài nước yêu thích. Vì tò mò, tận mắt thấy được quy trình sản xuất,
muốn tìm hiểu nét văn hóa, đặc trưng đã hình thành lâu đời. Từ đó ta có thể hiểu: “Du lịch làng
nghề là một loại hình du lịch văn hóa, qua đó du khách có thể cảm nhận được giá trị văn hóa
vật thể và phi vật thể có liên quan mật thiết đến một làng nghề truyền thống của một dân tộc
hay một vùng nào đó.”

GVHD: ThS Võ Minh Sang

17SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè
3.1.3 Khái niệm về Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của
cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống.
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn được thẩm nhận bề dày văn hóa
của một nước, một vùng thông qua những di tích lịch sử, văn hóa, những phong tục tập quán
còn hiện diện.
Động cơ chính của du lịch văn hóa là để tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa nghệ

thuật, di tích lịch sử, lễ hội, tôn giáo tín ngưỡng. Từ đó gia tăng ý thức bảo vệ những giá trị tinh
thần ấy của cả du khách lẫn người làm du lịch.
3.1.4 Khái niệm Khách Du lịch
Theo Điều 4 Khoản 2 Luật Du lịch 2005: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi
du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
3.1.5 Phân loại Khách du lịch
3.1.5.1 Khách du lịch nội địa
Khái niệm về khách du lịch nội địa được xác định không giống nhau ở các nước khác
nhau.
Theo qui định của Mỹ: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi cách nơi ở
thường xuyên của họ ít nhất là 50 dặm, tức khoảng 80km (tính trên một chiều) với những mục
đích khác nhau ngoài việc đi làm hằng ngày.
Theo qui định của Pháp: Khách du lịch nội địa là những người rời khỏi nơi cư trú của
mình tối thiểu là 24 giờ và nhiều nhất là 4 tháng với một hoặc một số mục đích: giải trí, sức
khỏe, công tác và họi họp dưới mọi hình thức.
Theo qui định của Canada: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi xa 25
dặm (khoảng 40km) và có nghĩ lại đêm , hoặc rời khỏi thành phố có nghĩ lại đêm tại nơi đến.
Theo tổ chức Du lịch Thế giới: Khách du lịch nội địa là người đang sống trong một quốc
gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác, không phải nơi cư trú thường xuyên trong
quốc gia đó ít nhất 24h và không quá một năm với các mục đích khác nhau ngoài hoạt động
được trả lương ở nơi đến.
Theo Luật du lịch 2005 của Việt Nam: Khách Du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người
nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
3.1.5.2 Khách du lịch quốc tế
Theo tổ chức Du lịch Thế giới: Khách du lịch quốc tế là những người lưu trú ít nhất là một
đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với nhiều mục
đích khác nhau ngoài hoạt động được trả lương ở nơi đến.
Theo Luật Du lịch 2005 của Việt Nam: Khách Du lịch quốc tế là người nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài
thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

3.1.6 Khái niệm về sản phẩm Du lịch
Sản phẩm du lịch cũng là một dạng sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch của con
người.
Theo nghĩa rộng: Sản phẩm du lịch có thể được hiểu là tất cả các hàng hóa và dịch vụ mà
khách du lịch tiêu dùng cho chuyến đi du lịch của họ.

GVHD: ThS Võ Minh Sang

18SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền


Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch làng nghề bánh tráng ở Cái Bè
Theo Điều 4 khoản 10 Luật Du lịch 2005: Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần
thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu trong quá trình đi du lịch
của du khách, bao gồm:
- Sản phẩm du lịch đặc trưng: đó là những sản phẩm hấp dẫn khách du lịch, tạo ra mục
đích của khách du lịch tại điểm đến như: danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, nơi nghỉ
mát, chữa bệnh, thăm quan ...
- Sản phẩm du lịch cần thiết: là những sản phẩm phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong
quá trình đi du lịch như: phương tiện vận chuyển, ăn, nghỉ...
- Sản phẩm du lịch bổ sung: là những sản phẩm phục vụ các nhu cầu phát sinh trong
quá trình đi du lịch như: cắt tóc, giặt là, massage, mua sắm hàng lưu niệm...
Theo quan điểm Marketting: “sản phẩm du lịch là những hàng hoá và dịch vụ có thể thoả
mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra chào bán trên thị trường,
với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng của khách du lịch”.
Sản phẩm du lịch bao gồm các yếu tố hữu hình (hàng hóa, vật chất) và các yếu tố vô hình
(dịch vụ, sự tiện nghi) để cung cấp cho khách du lịch.
Sản phẩm du lịch bao gồm những hàng hóa và các dịch vụ kết hợp với nhau. Được tạo
nên từ 4 bộ phận: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú - ăn uống, dịch vụ giải trí và dịch vụ mua

sắm.
3.2 VAI TRÒ CỦA LÀNG NGHỀ
Các làng nghề truyền thống với đặc trưng là sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng
nguồn nguyên liệu phong phú với giá thành rẻ. Các nghề truyền thống chủ yếu sử dụng các
nguyên liệu sẵn có trong nước, vốn là các tài nguyên thiên nhiên điển hình của miền nhiệt đới:
tre nứa, gỗ, tơ tằm, các sản phẩm của nông nghiệp nhiệt đới (lúa gạo, hoa quả, ngô, khoai,
sắn…), các loại vật liệu
xây dựng…
Sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng thị trường trong nước với các mức độ nhu
cầu khác nhau mà còn xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài với nhiều mặt hàng phong
phú, đa dạng có giá trị cao. Trong đó, điển hình nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Giá trị
hàng hóa từ các làng nghề hàng năm đóng góp cho nền kinh tế quốc dân từ 40 – 50 nghìn tỷ
đồng. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông thôn.
Đặc biệt, phát triển các nghề truyền thống đang góp phần giải quyết công ăn việc làm
cho hàng triệu lao động chuyên và hàng nghìn lao động nông nhàn ở nông thôn, góp phần
nâng cao thu nhập cho người dân và giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
Hơn nữa, nhiều làng nghề hiện nay có xu hướng phát triển theo hướng phục vụ các dịch
vụ du lịch. Đây là hướng đi mới, nhiều sáng tạo phù hợp với thời đại hiện nay và mang lại hiệu
quả kinh tế cao, đồng thời có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng đời sống vật
chất và tinh thần cho người dân, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
Sản phẩm của các nghề truyền thống được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều góc độ của kinh
tế xã hội với những giá trị hết sức to lớn và độc đáo. Cũng cần nhận thấy rằng ở thời đại của
công nghệ tin học và công nghệ cao khác ngày nay dẫu có phát triển tới đâu cũng không thay
thế được sự sáng tạo của các nghệ nhân, nghề truyền thống và giá trị của nhiều nghề truyền
thống vẫn còn mãi với
thời gian.

GVHD: ThS Võ Minh Sang

19SVTH: Phan Thị Ngọc Huyền



×