Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại huyện hoa lư, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 142 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu của tôi trong luận văn
này là trung thực, khách quan và chưa hề được sử dụng để bảo vệ học vị nào.
Tôi cũng cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn./.
Tác giả luận văn

LÂM QUANG HƯNG


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này tôi đã nhận được
sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin được
gửi lời cảm ơn đến:
- Tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế, Khoa đào tạo sau đại học,
Trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình
thực hiện luận văn này đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền đã tận tình
hướng dẫn và trực tiếp chỉ ra những ý kiến q báu cho tơi trong q trình
thực hiện luận văn;
- Tập thể lãnh đạo tỉnh Ninh Bình; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở
Cơng thương; UBND huyện Hoa Lư; UBND các xã Ninh Vân, Ninh Hải tỉnh
Ninh Bình đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong quá trình thực hiện nghiên
cứu;
- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, khách sạn, hộ kinh doanh ở các làng
nghề trên địa bàn huyện Hoa Lư đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình điều
tra, khảo sát thực địa và thực hiện đề tài;


- Bạn bè và người thân đã tạo mọi điều kiện, động viên, khích lệ tơi trong
q trình nghiên cứu.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các
tập thể, cá nhân đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này./.
Tác giả luận văn

LÂM QUANG HƯNG


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục cấc biểu đồ ..................................................................................... vii
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................ 6
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 6
1.1.1. Các khái niệm .......................................................................................... 6
1.1.2. Nhu cầu và hành vi mua của du khách đối với du lịch làng nghề truyền
thống ................................................................................................................ 12
1.1.3. Vai trò của phát triển du lịch làng nghề truyền thống .......................... 16
1.1.4. Đặc điểm về du lịch làng nghề truyền thống ........................................ 17
1.1.5. Các hình thức du lịch làng nghề truyền thống ...................................... 17
1.1.6. Nội dung phát triển du lịch làng nghề truyền thống ............................. 18

1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng nghề........................ 21
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 27
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề ở một số nước trên thế giới và
một số địa phương của Việt Nam.................................................................... 27
1.3. Các nghiên cứu có liên quan .................................................................... 40
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 43
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 43
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 43


iv

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 44
2.1.3. Khái quát một vài nét về các làng nghề truyền thống ở huyện Hoa Lư 47
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 49
2.2.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................ 49
2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 50
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 51
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 53
2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong đề tài ......................................... 54
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN, YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG, NHU
CẦU CỦA DU KHÁCH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT
TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HUYỆN HOA LƯ .... 55
3.1. Thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống huyện Hoa Lư ..... 55
3.1.1. Phát triển quy mô du lịch làng nghề truyền thống ................................ 55
3.1.2. Phát triển các loại hình dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống........... 56
3.1.3. Chất lượng các dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống ....................... 59
3.1.4. Phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch làng nghề truyền thống ................ 60
3.1.5. Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch làng nghề truyền thống ............ 61
3.1.6. Các kết quả trong phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở huyện

Hoa Lư. ............................................................................................................ 63
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng nghề truyền thống ..... 71
3.2.1. Các chính sách phát triển du lịch làng nghề ......................................... 71
3.2.2. Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch ........................................ 73
3.2.3. Cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực .......................................................... 75
3.2.4. Sự đa dạng và chất lượng của sản phẩm du lịch làng nghề .................. 78
3.2.5. Giá cả sản phẩm làng nghề và giá cả dịch vụ du lịch ........................... 82
3.2.6. Công tác quảng bá và xúc tiến dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống ... 84
3.2.7. Liên kết trong phát triển du lịch làng nghề ........................................... 85


v

3.2.8. Công tác bảo vệ môi trường và bảo tồn, phát triển nghề ...................... 87
3.3. Nhu cầu của du khách đối với du lịch làng nghề truyền thống huyện Hoa
Lư .................................................................................................................... 90
3.3.1. Đặc điểm mẫu điều tra .......................................................................... 90
3.3.2. Kết quả điều tra nhu cầu của du khách ................................................. 91
3.3.3. Kết luận về nhu cầu của du khách khi đi du lịch làng nghề ở huyện
Hoa Lư ............................................................................................................. 99
3.4. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở
huyện Hoa Lư ................................................................................................ 100
3.4.1. Mục tiêu và định hướng phát triển du lịch làng nghề ở huyện Hoa Lư .. 100
3.4.2. Các giải pháp cơ bản nhằm phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại
huyện Hoa Lư ................................................................................................ 103
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

3.1

Lượng khách du lịch đến tham quan làng nghề tại huyện Hoa Lư

56

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

Hiện trạng cơ sở vật chất các dịch vụ phục vụ du lịch tại khu
du lịch Tam Cốc - Bích Động

Tổng hợp số liệu lao động tại các làng nghề truyền thống
huyện Hoa Lư
Doanh thu bình quân hộ từ hoạt động sản xuất, dịch vụ DL tại
các làng nghề truyền thống huyện Hoa Lư năm 2010 - 2012
Mức độ hài lòng của du khách về các dịch vụ du lịch tại làng
nghề truyền thống ở huyện Hoa Lư
Tình hình tiêu dùng các loại hình dịch vụ du lịch của làng nghề
truyền thống huyện Hoa Lư
Mức giá bình quân của các loại hình dịch vụ du lịch làng nghề
truyền thống huyện Hoa Lư

59

62

64

68

82

83

3.8

Đặc điểm mẫu điều tra

90

3.9


Kênh thông tin được du khách sử dụng

97


vii

DANH MỤC CẤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

STT

Trang

3.1

Mức độ hài lòng của du khách về sản phẩm làng nghề

67

3.2

Mức độ hấp dẫn của du lịch làng nghề

69

3.3

Tỷ lệ du khách mong muốn giới thiệu với bạn bè, người thân

về du lịch làng nghề truyền thống

69

3.4

Tỷ lệ du khách dự định quay lại trong tương lai

70

3.5

Độ tuổi của du khách trong nước và quốc tế

91

3.6

Tỷ lệ du khách từng đi du lịch làng nghề truyển thống

92

3.7
3.8
3.9

Tỷ lệ du khách mong muốn đi du lịch làng nghề truyền thống
trong tương lai
Mục đích của du khách khi đi du lịch làng nghề
Thời gian lựa chọn của du khách khi đi du lịch làng nghề

truyền thống

92
93
94

3.10 Thời gian lưu trú tại làng nghề truyền thống huyện Hoa Lư

95

3.11 Đối tượng đi cùng du khách

96

3.12 Số tiền du khách sẵn sàng chi trả cho du lịch làng

98

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

1.1

Mơ hình chi tiết hành vi của người mua

14


1.2

Mơ hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi

15


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế tồn cầu hóa và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần
lấy lại vị thế quan trọng của mình trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia, dân tộc. Những làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc, thể hiện
nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế là một cách giới thiệu sinh động về
đất, nước và con người của mỗi vùng, miền, địa phương. Phát triển du lịch
làng nghề truyền thống đã và đang là hướng đi đúng đắn, phù hợp, được nhiều
quốc gia ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế gắn với phát triển du lịch.
Những lợi ích to lớn của du lịch làng nghề truyền thống không chỉ thể hiện ở
những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, giải quyết việc làm cho người
dân địa phương mà hơn thế cịn góp phần gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn
hố truyền thống của dân tộc. Đó là những lợi ích lâu dài khơng thể tính được
trong ngày một ngày hai. Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, mở
cửa của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách đổi mới về đối ngoại, kinh
tế đối ngoại cùng với xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng nhanh ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngành du lịch Việt Nam nói
chung và ngành du lịch của Ninh Bình nói riêng cũng có những bước tiến
nhất định và ngày càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực của đời
sống kinh tế - xã hội đất nước. Du lịch được xác định “ là một ngành kinh tế

mũi nhọn” trong các ngành kinh tế quốc dân và đang hội nhập với trào lưu
phát triển du lịch của khu vực và thế giới. Khách du lịch đến Việt Nam đặc
biệt là Ninh Bình đang ngày một tăng. Phát triển du lịch của Ninh Bình là phù
hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của Việt
Nam đặc biệt là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ninh Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, năm 2013
Ninh Bình đón được hơn 4,4 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa đạt trên


2

3,8 triệu lượt khách, khách quốc tế đạt trên 600 nghìn lượt khách, doanh thu
đạt 890 tỷ đồng. Đặc biệt vào ngày 23/6/2014 Ủy ban Di sản thế giới thuộc
UNESCO đã chính thức ghi danh Quần thể danh thắng Tràng An vào danh
mục di sản thế giới. Đây là di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam được công
nhận cả tiêu chí văn hóa và thiên nhiên. Ninh Bình cũng là tỉnh có nhiều
ngành nghề thủ cơng mỹ nghệ, trong những năm qua tỉnh Ninh Bình đã tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo nên các làng nghề được khôi phục và phát triển. Theo
Sở Cơng thương Ninh Bình, năm 2012 tồn tỉnh có 69 làng nghề được UBND
tỉnh cơng nhận trong đó 37 làng nghề chế biến cói, 11 làng nghề chế tác đá
mỹ nghệ, 6 làng nghề mây tre đan; 4 làng nghề thêu ren, 4 làng nghề trồng
đào phai; 2 làng nghề mộc; 2 làng bún bánh; 1 làng gốm sứ; 1 làng nghề sản
xuất cốt chăn bông; 1 làng nghề xây dựng. Đến hết năm 2012, tổng số hộ làm
nghề trong các làng nghề là 14.369 hộ với 27.220 lao động tham gia sản xuất
tại các làng nghề. Giá trị sản xuất nghề năm 2012 đạt 1.407,7 tỷ đồng. Các
làng nghề như thêu ren Văn Lâm, chạm khắc đá Ninh Vân, đồ gỗ mỹ nghệ
Ninh Phong, chế biến cói Kim Sơn,.... đều nằm trong các tuyến du lịch tỉnh,
với lợi thế đó khi tham gia tour du lịch làng nghề du khách không chỉ được
ngắm phong cảnh du lịch làng quê mà còn được thăm nơi sản xuất thậm chí
có thể tham gia vào một phần q trình tạo ra sản phẩm. Chính điều này đã

tạo nên sức hút riêng của du lịch làng nghề truyền thống.
Tuy nhiên, du lịch làng nghề truyền thống là một loại hình du lịch mới
phát triển của tỉnh Ninh Bình nói chung, huyện Hoa Lư nói riêng, nên kinh
nghiệm về quản lý tổ chức khai thác phát huy thế mạnh của sản phẩm du lịch,
hiệu quả và sức hút của sản phẩm du lịch làng nghề đối với khách du lịch còn
một số hạn chế. Tỷ lệ khách tham quan du lịch đến các làng nghề cịn ít. Một
số doanh nghiệp lữ hành chưa thực sự quan tâm xây dựng các tour đưa khách
du lịch đến thăm quan làng nghề, chỉ có một số làng nghề có quy mơ lớn được


3

đưa vào chương trình du lịch. Cơng tác tun truyền, quảng bá giới thiệu sản
phẩm du lịch chưa được quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành địa
phương. Một số làng nghề truyền thống có nguy cơ xuống cấp. Chính quyền
địa phương, chính quyền cơ sở và người dân chưa quen với việc khai thác các
giá trị kinh tế văn hóa của làng nghề truyền thống, của sản phẩm trên khía
cạnh du lịch. Do vậy, trong những năm tới cần có những giải pháp khắc phục
những hạn chế trên để đưa các sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống đến
với khách du lịch.
Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, đề tài “Giải pháp phát
triển du lịch làng nghề truyền thống tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”
được học viên chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch làng nghề.
Phân tích và nghiên cứu thực trạng khai thác, phát triển của du lịch làng nghề
truyền thống tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Từ đó đưa ra một số giải
pháp để các làng nghề truyền thống tại huyện Hoa Lư trở thành những điểm
du lịch hấp dẫn đối với du khách, tăng thu nhập cho người dân.

* Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du
lịch trong các làng nghề truyền thống;
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch làng nghề truyền
thống ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình;
- Xác định nhu cầu của du khách đối với du lịch làng nghề truyền thống
ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình;


4

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch làng
nghề truyền thống ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đề tài này không đi sâu vào nghiên cứu vào sự hình thành phát triển
cũng như các vấn đề kỹ thuật của các làng nghề trên địa bàn huyện Hoa Lư
mà tập trung chủ yếu vào tìm hiểu về sự phát triển của du lịch làng nghề. Bao
gồm: Tiềm năng, thực trạng, nhu cầu của du khách và các giải pháp tạo điều
kiện cho du lịch làng nghề truyền thống phát triển.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng, yếu tố
ảnh hưởng và nhu cầu của du khách về du lịch làng nghề truyền thống tại
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- Phạm vi khơng gian: Tập trung nghiên cứu tại các làng nghề truyền
thống (bao gồm cả làng nghề thủ công truyền thống) tại địa bàn huyện Hoa
Lư, tỉnh Ninh Bình và các đối tượng là du khách trong và ngoài nước.
- Phạm vi thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian

từ năm 2009- 2013 đồng thời nghiên cứu đề xuất phương hướng, giải pháp
với tài liệu dự báo đến năm 2020.
4. Nội dung nghiên cứu
- Các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch trong các làng nghề
truyền thống.
- Thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở huyện Hoa Lư,
tỉnh Ninh Bình.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở
huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
- Nhu cầu của du khách đối với du lịch làng nghề truyền thống ở huyện
Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.


5

- Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch làng nghề truyền
thống ở huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
5. Nội dung và kết cấu của luận văn
Trong khuôn khổ giới hạn về thời gian, nguồn lực và các điều kiện khác,
đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những nội dung sau đây:
Phản ánh thực trạng hoạt động, tình hình phát triển của du lịch làng nghề
truyền thống. Những khó khăn, trở ngại trong qua trình phát triển du lịch làng
nghề truyền thống ở huyện Hoa Lư, nghiên cứu nhu cầu của du khách về du
lịch làng nghề truyền thống từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển
hiệu quả du lịch làng nghề truyền thống ở huyện Hoa Lư nói riêng và của tỉnh
Ninh Bình nói chung với mục đích nâng cao hiệu quả kinh tế làng nghề cũng
như hiệu quả của du lịch làng nghề.
Ngoài các phần: Mục lục, Danh mục các bảng, Mở đầu, Kết luận, Tài
liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng phát triển, yếu tố ảnh hưởng, nhu cầu của du
khách và một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống
huyện Hoa Lư


6

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến
và trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống ở các nước
phát triển, thậm chí các nước đang phát triển.
Xét về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, ở
một số quốc gia còn xếp du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội. Với mục đích tạo thêm nguồn thu ngoại tệ,
thúc đẩy sự phát triển của hoạt động ngoại thương và các ngành khác góp
phần vào cán cân thanh toán cũng như tạo nhiều cơ hội để giải quyết việc làm.
Xét trên phạm vi toàn thế giới, du lịch là một ngành kinh tế có tốc độ
tăng trưởng nhanh nhất, du lịch đã trở thành ngành kinh tế đứng thứ 4 sau các
ngành: Công nghệ thơng tin - truyền thơng, cơng nghiệp dầu khí và cơng
nghiệp chế tạo xe hơi.
Do có ý nghĩa về nhiều mặt và nội dung các phạm trù du lịch rộng lớn,
hoàn cảnh khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội, thời gian và khơng gian, và
cũng do các góc độ nghiên cứu khác nhau, nên mỗi ngành khoa học, mỗi người
đều có cách hiểu khác nhau về du lịch. Đúng như một chuyên gia về du lịch đã
nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả thì có bấy nhiêu định nghĩa”.

Theo Từ điển Bách Khoa tồn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung
cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt:
 Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là
một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú


7

với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
cơng trình văn hố, nghệ thuật, …
 Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh
doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên
nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình
u đất nước; đối với người nước ngồi là tình hữu nghị với dân tộc mình; về
mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn: có thể
coi là hình thức xuất khẩu hàng hố và dịch vụ tại chỗ.
1.1.1.2. Khái niệm làng nghề
Quá trình phát triển của làng nghề là quá trình phát triển của tiểu thủ
công nghiệp ở nông thôn. Lúc đầu sự phát triển đó từ một vài gia đình, rồi đến
cả họ và sau đó lan ra cả làng. Thơng qua lệ làng mà làng nghề định ra những
quy ước như: không truyền nghề cho người làng khác, không truyền nghề cho
con gái, hoặc uống rượu ăn thề khơng để lộ bí quyết… Trải qua một thời gian
dài lịch sử, lúc thịnh, lúc suy, có những nghề được lưu giữ, có những nghề bị
mai một hoặc mất hẳn và có những nghề mới ra đời. Hiện nay khái niệm làng
nghề cũng thường xuyên xuất hiện khá nhiều trên sách báo của địa phương và
trung ương. Đề tài về làng nghề cũng là đề tài hấp dẫn thu hút nhiều nhà
nghiên cứu do đó cũng có nhiều quan niệm về làng nghề.
Quan niệm thứ nhất: Theo tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề
truyền thống Việt Nam” thì làng nghề được định nghĩa như sau:
“Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một

nơi quần cư đơng người, sinh hoạt có tổ chức, kỷ cương tập quán riêng theo
nghĩa rộng. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm
ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ
sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh
tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”. [15]


8

Quan niệm thứ hai: Theo góc độ kinh tế, trong cuốn “Bảo tồn và phát
triển các làng nghề trong quá trình Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa” Tiến sĩ
Dương Bá Phượng cho rằng:
“Làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ cơng tách
hẳn ra khỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các làng
nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị toàn làng”. [14]
Từ những cách tiếp cận trên chúng ta có thể thấy khái niệm về làng
nghề liên quan đến các nghề thủ công cụ thể. Vào thời gian trước đây, khái
niệm làng nghề chỉ bao hàm các nghề thủ cơng nghiệp, cịn ngày nay với xu
hướng trên thế giới khu vực kinh tế thứ ba đóng vai trò quan trọng và trở
thành chiếm ưu thế về mặt tỷ trọng thì các nghề bn bán dịch vụ trong nông
thôn cũng được xếp vào các làng nghề. Như vậy, trong làng nghề sẽ có loại
làng chỉ có một nghề và làng nhiều nghề, tùy theo số lượng ngành nghề thủ
công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng ưu thế có trong làng. Làng một nghề
là làng duy nhất có một nghề xuất hiện và tồn tại, hoặc có một nghề chiếm ưu
thế tuyệt đối, các nghề khác chỉ có lác đác ở một vài hộ khơng đáng kể. Làng
nhiều nghề là làng xuất hiện và tồn tại nhiều nghề có tỷ trọng các nghề chiếm
ưu thế gần như tương đương nhau. Trong nông thôn Việt Nam trước đây loại
làng một nghề xuất hiện và tồn tại chủ yếu, loại làng nhiều nghề gần đây mới
xuất hiện và có xu hướng phát triển mạnh.
Như vậy, làng nghề được quan niệm là một cụm dân cư sinh sống trong

một thôn (làng) có một hay một số nghề tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất
kinh doanh độc lập. Thu nhập từ các làng nghề đó chiếm tỷ lệ cao trong tổng
giá trị sản phẩm của toàn làng. [8]
1.1.1.3. Khái niệm làng nghề truyền thống
Cũng như khái niệm về làng nghề, hiện nay vẫn chưa có một khái niệm
thống nhất về làng nghề truyền thống nhưng ta có thể hiểu làng nghề truyền


9

thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công truyền thống. Một số quan niệm về
làng nghề thủ công truyền thống như sau:
Quan niệm thứ nhất: Làng nghề truyền thống là một cộng đồng dân cư,
cư trú trong một phạm vi địa bàn tại các vùng nông thôn tách rời khỏi sản
xuất nông nghiệp, cùng làm một hoặc nhiều nghề thủ cơng có truyền thống
lâu đời, để sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm bán ra thị trường để thu
lợi. Quan niệm này mới thể hiện được yếu tố truyền thống lâu đời của làng
nghề, còn những làng nghề mới, những tuân thủ yếu tố truyền thống của vùng
hay của khu vực chưa được đề cập đến.
Quan niệm thứ hai: Làng nghề truyền thống là những làng có tuyệt đại
đa số bộ phận dân số làm nghề cổ truyền. Nó được hình thành, tồn tại và phát
triển lâu đời trong lịch sử, được nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác kiểu
cha truyền con nối hoặc ít nhất cũng tồn tại hàng chục năm. Trong làng sản
xuất mang tính tập trung, có nhiều nghệ nhân tài hoa và một nhóm người có
tay nghề giỏi làm hạt nhân để phát triển nghề. Đồng thời sản phẩm làm ra
mang tính tiêu biểu độc đáo, tinh xảo, nổi tiếng và đậm nét văn hóa dân tộc.
Giá trị sản xuất và thu nhập, tiểu thủ công nghiệp ở làng chiếm tỷ lệ 50% so
với tổng giá trị sản xuất và thu nhập của làng trong năm.
Đây là khái niệm được xem là tương đối đầy đủ bởi vì những làng nghề
được gọi là làng nghề truyền thống hay cổ truyền phải là những làng nghề có các

nghề thủ cơng truyền thống; được hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời, được
truyền từ đời này sang đời khác, sản xuất tập trung, có nhiều thế hệ nghệ nhân tài
hoa và đội ngũ thợ lành nghề, sản phẩm mang tính tiêu biểu và độc đáo. Làng
nghề được công nhận là làng nghề truyền thống cần phải có các tiêu chí sau:
- Phải có 50% số hộ và số lao động làm nghề thủ công truyền thống trở
lên so với tổng số hộ và số lao động của làng.
- Giá trị sản xuất và thu nhập từ nghề thủ công truyền thống đạt trên
50% giá trị sản xuất và thu nhập của làng.


10

- Sản phẩm làm ra mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và có giá trị mỹ
nghệ cao.
- Quy trình sản xuất được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Như vậy, từ những quan điểm trên ta có thể định nghĩa làng nghề truyền
thống là những làng có một hay nhiều nghề thủ cơng được tách ra khỏi nông
nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu trong năm.
Những nghề thủ công đó được truyền qua nhiều thế hệ từ đời này sang đời
khác, có sự liên kết trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, hệ
thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí là bán lẻ, họ có cùng tổ nghề, các
thành viên ln có những ý thức tn theo những hương ước, chế độ gia tộc.
Qua thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành các làng nghề nổi trội,
sản xuất mang tính tập trung, có nhiều nghệ nhân tài hoa; đồng thời sản xuất
ra những sản phẩm mang tính tiêu biểu, độc đáo, tinh xảo, nổi tiếng, mang
đậm nét văn hóa dân tộc.
1.1.1.4. Khái niệm du lịch làng nghề truyền thống
Du lịch làng nghề truyền thống ngày càng hấp dẫn du khách và đang là một
hướng phát triển du lịch ở nhiều quốc gia vì vậy khái niệm du lịch làng nghề
truyền thống vẫn còn khá mới mẻ. Vậy du lịch làng nghề truyền thống là gì?

Du lịch làng nghề truyền thống được xếp vào loại hình du lịch văn hóa.
Vậy trước hết phải hiểu thế nào là du lịch văn hóa. Theo Tiến sĩ Trần Nhạn
trong cuốn “Du lịch và kinh doanh du lịch” thì: “Du lịch văn hóa là loại hình
du lịch mà du khách muốn thẩm nhận bề dày lịch sử, di tích văn hóa, những
phong tục tập qn cịn hiện diện...Bao gồm hệ thống đình, chùa, nhà thờ, lễ
hội, các phong tục tập quán về ăn, ở, mặc, giao tiếp,..” [12]
Các làng nghề truyền thống là nơi chứa đựng kho tàng kinh nghiệm kỹ
thuật, các bí quyết sản xuất một sản phẩm thủ cơng truyền thống, đây chính là
phần văn hóa phi vật thể của mỗi làng nghề. Ngoài ra, mỗi làng nghề thủ công


11

truyền thống cịn có các giá trị văn hóa vật thể khác như đình, chùa, lễ hội, di
tích liên quan trực tiếp đến làng nghề, sản phẩm thủ công của làng nghề. Du
khách tìm đến các làng nghề thủ cơng truyền thống chính là muốn tìm hiểu
các giá trị văn hóa đó. Vì vậy du lịch làng nghề truyền thống được xếp vào
loại hình du lịch văn hóa. Từ đó ta có thể hiểu du lịch làng nghề truyền thống
như sau:
Du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch văn hóa mà qua đó du
khách được thẩm nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Ở đó, các sản
phẩm do nghề thủ cơng của các làng nghề tạo ra như một đối tượng tài
nguyên du lịch có giá trị được khai thác cho nhu cầu vui chơi, giải trí, nghiên
cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du lịch hoặc tham gia vào các công đoạn sản
xuất sản phẩm đặc trưng của làng nghề đó.
1.1.1.5. Khái niệm phát triển:
Thuật ngữ phát triển đã được dùng trong các văn kiện, trong nghiên
cứu khoa học và trong sinh hoạt hàng ngày đến mức khá quen thuộc. Tuy
nhiên, ở góc độ nhìn nhận khác nhau có những quan niệm khác nhau.
Phát triển theo khái niệm chung nhất là việc nâng cao hạnh phúc của

người dân, bao hàm nâng cao các chuẩn mực sống, cải thiện điều kiện giáo
dục, sức khoẻ, sự bình đẳng về các cơ hội.., bên cạnh đó việc bảo đảm các
quyền về chính trị và công dân là những mục tiêu sâu rộng hơn của phát triển.
Có thể hiểu phát triển là việc tạo điều kiện cho con người dù sống ở bất cứ
nơi nào đều được thoả mãn các nhu cầu sinh sống của mình, có mức tiêu thụ
hàng hố và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình độ học vấn
cao, được hưởng các thành tựu về văn hoá và tinh thần, được hưởng các
quyền cơ bản của con người và được đảm bảo an ninh, an tồn và khơng có
bạo lực.
Trong lĩnh vực kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến mọi mặt của


12

nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Ðó là sự gia tăng về số lượng và chất
lượng sản phẩm, sự đa dạng về chủng loại sản phẩm của nền kinh tế. Phát
triển còn là sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trên tất cả các khía cạnh của
nền kinh tế, xã hội. Ðó là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng
ngành nông nghiệp ngày càng giảm, tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch
vụ ngày càng tăng.
Như vậy, phát triển là tăng nhiều hơn về số lượng, phong phú về chủng
loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bổ, phát triển còn là sự
phát triển bền vững về các tiêu chuẩn sống.
1.1.1.6. Khái niệm phát triển du lịch làng nghề truyền thống
Qua hai khái niệm du lịch làng nghề truyền thống và khái niệm về phát
triển ta có thể hiểu phát triển du lịch làng nghề truyền thống là phát triển loại
hình du lịch văn hóa chất lượng cao, khai thác các giá trị văn hóa vật thể và
phi vật thể, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, như là một tài
nguyên du lịch phục vụ cho việc tìm hiểu văn hóa, tham quan, vui chơi giải
trí. Phát triển du lịch làng nghề truyền thống ngồi mang lại những giá trị kinh

tế cho địa phương, đất nước cịn góp phần tơn vinh, bảo tồn những giá trị
truyền thống văn hóa và tăng cường vai trị kinh tế của làng nghề.
1.1.2. Nhu cầu và hành vi mua của du khách đối với du lịch làng nghề
truyền thống
1.1.2.1. Nhu cầu và mong đợi của khách du lịch làng nghề truyền thống
Theo lý thuyết kinh tế thì “cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người mua
sẵn sàng và có khả năng mua tại mức giá khác nhau trong một khoảng thời
gian nhất định với giả thiết các yếu tố khác không đổi. Cầu là những mong
đợi, nguyện vọng của khách hàng về hàng hóa dịch vụ được thỏa mãn bởi khả
năng thanh tốn của khách hàng đó cho việc mua sắm các hàng hóa dịch vụ”
Theo khái niệm đó thì nhu cầu của khách du lịch về du lịch làng nghề
truyền thống được hiểu là những mong đợi được thỏa mãn của họ về việc


13

chiêm ngưỡng, tìm hiểu cơng đoạn chế tác sản phẩm thủ cơng mang đậm giá
trị văn hóa địa phương từ những người thợ, những nghệ nhân của làng nghề
được thể hiện qua những sản phẩm cụ thể, nhằm nâng cao hiểu biết về nghề,
văn hóa làng nghề. Nhu cầu về du lịch làng nghề ở đây đề cập đến những nhu
cầu có khả năng thanh tốn tức là những nhu cầu gắn liền với thu nhập và khả
năng chi trả của khách du lịch.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa
xã hội thì thu nhập của người dân đã được cải thiện đáng kể, cơm ăn áo mặc
khơng cịn là một vấn đề cấp thiết đối với một bộ phận lớn người tiêu dùng,
chính vì vậy nhu cầu đối với du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa nói chung và
du lịch làng nghề truyền thống nói riêng cũng gia tăng đáng kể. Thêm vào đó
sự ơ nhiễm của mơi trường và khơng khí ngột ngạt ở thành thị là một ngun
nhân khiến cho khách du lịch muốn tìm tới những nơi có khơng gian rộng rãi
và thống đãng để nghỉ ngơi thư giãn. Việc các làng nghề truyền thống đã

nắm bắt được nhu cầu này và chú trọng hơn tới việc khai thác tiềm năng du
lịch của làng nghề so với trước đây, đồng thời đưa ra các chương trình nhằm
quảng bá cho dịch vụ du lịch làng nghề cũng giúp cho một bộ phận lớn khách
hàng ngày càng quan tâm hơn tới dịch vụ này.
Vì vậy có thể thấy rằng nhu cầu về du lịch làng nghề truyền thống hiện
nay ở người tiêu dùng là rất cao, nhưng tiếc rằng các làng nghề chưa thực sự
phát triển một cách toàn diện dịch vụ này để đáp ứng được nhu cầu của khách
du lịch.
1.1.2.2. Hành vi mua của khách du lịch dưới góc độ marketing
Hành vi mua của khách du lịch là cách ứng xử, thái độ của họ khi quyết
định lựa chọn địa điểm, loại hình du lịch này hay địa điểm, loại hình du lịch
khác, là phản ứng đáp lại của khách hàng với các kích thích của cơng ty.
Hành vi phần lớn do cá tính quyết định. Nhưng các nghiên cứu về hành vi tiêu



×