Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tiểu luận Giá trị nhân đạo trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.33 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ sau năm 1975, ngày đất nước ngừng im tiếng súng, văn xuôi Việt Nam dường
như ngay lập tức muốn cất lên tiếng nói nhằm thoát khỏi ám ảnh của một thời kì chiến
tranh máu lửa. Bỡi lẽ, thời gian sau đó người ta đã thấy xuất hiện các tác phẩm có thể liệt
vào hàng tiên phong trong việc đổi mới văn học như: Miền Cháy, Lửa từ những ngôi nhà
của Nguyễn Minh Châu, Tháng 3 ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải, Nắng đồng bằng của
Chu Lai,…Tuy nhiên, những nổ lực này diễn ra cũng hết sức chật vật. Phải từ sau khi có
công cuộc đổi mới (1986), văn xuôi mới thực thay đổi theo hướng tìm tòi, thể nghiệm,
những suy tư về nghệ thuật mới mẻ và sâu sắc hơn. Có thể kể đến các tác phẩm tiêu biểu
như: Thời xa vắng của Lê Lựu, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, và đặc biệt
là Nguyễn Minh Châu với Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngoài
xa, Cỏ lau…Bên cạnh đó là sự xuất hiện của nhiều cây bút mới, làm thay đổi hẳn diện
mạo của văn xuôi đương đại, mang đến những sắc thái mới mẻ: Nguyễn Huy Thiệp, Tạ
Duy Anh, Nguyễn Quang Vinh... Mặc dù mỗi tác phẩm xuất hiện có thể nhận được những
phản ứng không thống nhất, thậm chí trái chiều nhau, nhưng không thể phủ nhận rằng họ
đã đem đến cho văn xuôi trong giai đoạn này luồng sinh khí mới.
Đến đầu thế kỉ XXI, những chuyển động của văn xuôi đương đại lại càng thêm
ngoạn mục với những gương mặt đa dạng và độc đáo, nhiều khi mang đến chút ít bất ngờ:
Mạc Can, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Danh Lam… Dù chưa thực sự đạt
đến những giá trị tiêu biểu theo mong muốn của những người đọc khó tính, nhưng không
thể phủ nhận rằng văn xuôi ở đầu Thế kỷ XXI đã có Bước trưởng thành và cho ta niềm hi
vọng về thành tựu sau này. Hòa vào xu thế đó, tiểu thuyết - cỗ máy cái của văn học, luôn
thích nghi với những chuyển động phong phú của đời sống mà không ngừng thay đổi. Từ
góc nhìn thể loại, ngày càng xuất hiện nhiều khuynh hướng tiểu thuyết, thể hiện sự cách
tân triệt để trong xu thế hội nhập với văn học toàn cầu. Trong số những cây bút trẻ mới
xuất hiện, Mạc Can đã gây được ấn tượng đặc biệt bởi ông là một “cây bút trẻ 60 tuổi”.
Nhà văn đã cho ra đời những tiểu thuyết mang phong cách mới lạ, với lối viết giản dị,
chân thật, nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, linh hoạt theo một kỹ thuật riêng, tác phẩm của
ông đã thể hiện một phong cách riêng hấp dẫn đối với người đọc.
Tiểu thuyết Tấm ván phóng dao đã kế thừa phong cách tự truyện giàu tính chân


thực của nhà văn Mạc Can. Bước ra khỏi những trang sách người đọc sẽ có những cảm
xúc khó quên về số phận con người một thời qua câu chuyện của một gia đình Nam Bộ
hành nghề xiếc rong. Truyện là những trải nghiệm về những trang đời đau thương của

1


những con người bất hạnh thể hiện qua những hồi ức của một đứa con trai con chủ gánh
xiệc Sạc Lô Trần. Qua đó có thể cảm nhận được cả kiếp nhân sinh đầy đau khổ của một
lớp người nghèo hàng ngày phải âm thầm vượt qua biết bao những bi kịch đau đớn để tồn
tại. Viết ra những điều ấy, tác giả đã bộc lộ nỗi niềm thương cảm về những kiếp người dù
nhỏ bé nhất, qua giọng văn rưng rưng niềm thương cảm và cũng đầy xót xa day dứt. Nhà
văn Mạc Can đã tiếp nối thật tự nhiên và đầy trách nhiệm chủ nghĩa nhân đạo truyền
thống của nền văn học Việt Nam: Trực tiếp hướng về số kiếp con người theo cách biểu
hiện lòng xót thương đau đớn đối với con người và cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện nhân
cách con người - những giá trị nhân văn cổ điển vĩnh hằng.
Nhận thấy tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can phản ánh khá nhiều nội
dung ấn tượng, thế nhưng vấn đề giá trị nhân đạo vẫn là nội dung tạo cho người đọc nhiều
cảm xúc và sự say mê muốn nghiên cứu chuyên sâu. Tuy nhiên, khi đi vào tìm hiểu đề tài
Giá trị nhân đạo trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can, người viết nhận
thấy đây là một đề tài mới, hầu như chỉ được một số nhà nghiên cứu chú ý, bàn luận qua
một số ý kiến, nhận định chứ chưa được khảo sát một cách khoa học hệ thống rõ ràng và
đầy đủ. Từ đề tài này, người viết có dịp tìm hiểu thêm về nhà văn Mạc Can. Từ cuộc đời
đến khuynh hướng sáng tác của ông. Điều gì đã khiến cho nghệ sĩ vốn đem lại tiếng cười
trở thành con một con người mang giọng điệu trầm buồn, tràn đầy cảm xúc nhưng cũng
lắng đọng, suy tư, day dứt về kiếp người vào những trang tiểu thuyết. Thông qua đề tài
niên luận này, người viết muốn góp phần cung cấp thêm kiến thức cho bạn đọc. Giúp hiểu
rõ hơn về tiểu thuyết Tấm ván phóng dao và tư tưởng nhân đao mà tác giả gửi gắm qua
tiểu thuyết.
Với các lí do trên, người viết đã thực hiện niên luận này với mong muốn mở rộng

thêm kiến thức để phục vụ cho việc học tập trước mắt và công tác sau này.

2. Lịch sử vấn đề
Tấm ván phóng dao là tên tiểu thuyết đầu tay phát hành năm 2005 của nghệ sĩ hài,
ảo thuật gia Mạc Can. Tiếp cận tác phẩm, người đọc có cảm giác dường như diễn viên hài
Mạc Can đã lấy chính chất liệu cuộc đời mình, những mất mát, đau buồn của riêng mình
để viết nên câu chuyện của một gia đình Nam Bộ hành nghề xiếc rong. Tiểu thuyết đã
trực tiếp hướng về số kiếp con người theo cách biểu hiện lòng xót thương đau đớn đối với
số phận con người, đề cao tình cảm của con người với nhau thể hiện tư tưởng nhân đạo
truyền thống. Từ khi xuất hiện, tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của nhà văn Mạc Can đã
được giới phê bình và độc giả tiếp nhận ít nhiều đã tạo ra hai luồng dư luận khen chê.
Song tất cả những người yêu thích và quan tâm đến tiểu thuyết này đều nhận thấy khá

2


nhiều nét mới, tuy không lạ lẫm so với sáng tác của các nhà văn khác nhưng tác phẩm có
những nét khó trộn lẫn vào đâu được.
Do xuất hiện trên văn đàn chưa lâu nên những công trình hay các bài viết nghiên
cứu về Mạc Can và tiểu thuyết Tấm ván phóng dao còn rất ít, chủ yếu nằm rải rác trên các
báo, tạp chí, chưa tập hợp thành sách. Thông qua việc tìm hiểu các bài giới thiệu, phê
bình viết về Mạc Can và tác phẩm của ông, người viết đã tập hợp lại những ý kiến có liên
quan xem đó là những gợi mở cần thiết để thực hiện công việc nghiên cứu.
Đầu tiên, nhận định đánh giá về tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can có
những bài viết sau:
Nhận xét về Tấm ván phóng dao, Hồ Anh Thái nhấn mạnh: “Với tiểu thuyết Tấm
ván phóng dao, Mạc Can đã sử dụng hiệu quả thủ pháp gián cách. Mọi sự kiện biến động
của cuộc sống bên ngoài được tái hiện lập tức được đẩy ra xa đưa qua màng lọc của
chàng thiếu niên, khắc in lại đó những đồ thị run rẩy. Chuyện thế sự khi ấy chỉ còn là cái
cớ để cho những rung cảm của một con người có dịp trào ra, ngân lên. Sự kiện ngay phút

chốc được xóa mờ đi, nhường chỗ cho những chiêm nghiệm, những rung động, những
cung bậc tình cảm tinh tế nhiều vẻ. Nhiều trang viết đạt đến độ hiếm hoi về nỗi buồn
thấm thía của kiếp làm người”. [1;8]
Trong bài viết “Tấm ván phóng dao” của Mạc Can – nỗi niềm về thân phận con
người có đưa ra ý kiến: “Đọc quyển sách Tấm ván phóng dao, người đọc không tránh
khỏi cảm giác băn khoăn, thương cảm. Một câu chuyện thật cảm động về kiếp nhân
sinh đầy đau khổ của con người Nam Bộ ở một giai đoạn đã qua, trong cuộc mưu
sinh để tồn tại. Dường như đó không còn là câu chuyện của một gia đình mà đã
mang bóng dáng của cuộc đời mỗi thời. Có thể đây chưa phải là tác phẩm đủ sức tạo
nên một “sự kiện lớn” nhưng có thể nói rằng tác phẩm đã thành công vì đã thật sự
làm xúc động lòng người bởi giá trị nhân văn của nó. Nếu không được viết ra bằng
tâm hồn nhạy cảm, tấm lòng tràn đầy nhân tình thì có lẽ tác phẩm không làm người
đọc xúc động như thế. Nghĩ về cuốn sách, liên tưởng đến những gì đã đọc, tôi ngỡ
rằng nhà văn đã vắt đến tận cùng những cảm xúc sâu xa trong tâm hồn của mình để
phả vào cuốn sách niềm rưng rưng thương cảm cho số phận của con người”. [2]
Trong bài viết Mạc Can: cuộc đời của người không định viết… văn , Di Linh đã
đưa ra quan điểm về giọng văn của hai nhà văn Mạc Can và Nguyễn Ngọc Tư: “Trong
làng văn đất miền Tây, Mạc Can, Nguyễn Ngọc Tư là hai giọng văn có phần giống nhau,
nỗi buồn giống nhau, nỗi ám ảnh giống nhau… “Tấm ván phóng dao” và “Cánh đồng
bất tận”, cả hai tác phẩm ấy đều là những… nỗi buồn bất tận, những nỗi buồn bủa vây

3


tiếp nối nhau, những nỗi buồn như nắm tro người ta tung lên giữa trời, rồi theo gió phát
tán rộng khắp, lây lan như một loại virus phát tán nỗi buồn”. [3]
Trên báo Văn nghệ, số 37, với bài viết Cuộc tự vượt đáng trân trọng (Báo cáo
tổng kết cuộc thi tiểu thuyết 2002 - 2004 của Hội Nhà văn Việt Nam), nhà thơ Hữu Thỉnh
- Chủ tịch, Trưởng ban Chung khảo cuộc thi đã có nhận định về Tấm ván phóng dao rằng:
“Tiểu thuyết của Mạc Can cơ hồ như không tựa vào sự kiện nào cả. Cái khác lạ, cái độc

đáo của cuốn tiểu thuyết này là dòng chảy nội tâm của tác giả được đẩy lên bình diện thứ
nhất mang âm hưởng độc thoại sâu lắng”. [4]
Cũng trong bài viết Từ cuộc thi 2002-2004 của Hội Nhà văn Việt Nam trên báo
Văn nghệ, số 38, ngày 17/9/2005, Phong Lê đã chia sẻ những suy nghĩ riêng của mình
nhân một cuộc thi trong bối cảnh chung của nền tiểu thuyết chúng ta. Ông đưa ra những
nhận định khá toàn diện về diện mạo của các tác phẩm dự thi tiểu thuyết Việt Nam, nhìn
chung vẫn chỉ quen với cách trang bị hiện thực và trữ tình truyền thống. Ông đặc biệt có
cảm tình với cách tìm tòi để làm mới cách viết của một số tác giả, trong đó có Mạc Can.
“Chỉ riêng Tấm ván phóng dao là đạt được một hiệu quả gây nên một ấn tượng, bởi nó
không còn bị trượt trên những rãnh mòn quá quen thuộc của cách viết cũ, nhưng cũng
không quá tân kỳ để gây nên dị ứng…Văn của Mạc Can có sự kết hợp giữa chất thơ (tức
là những kỷ niệm được lọc qua hồi tưởng) và chất triết lý về cuộc đời, về cõi người. Bức
tranh xã hội chỉ là cái phông mờ để cho con người và số phận nổi lên cận cảnh… để cho
nhân vật sống được với thân phận của nó”. [5]
Nhận định về giá trị nhân đạo trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can
có các bài viết sau:
Trên báo điện tử vnexpress, Văn Giá với bài viết Tấm ván phóng dao – sức sống của
giá trị nhân văn cổ điển, đã đưa ra những quan điểm về nội dung của tiểu thuyết:
“Toàn bộ câu chuyện và các nhân vật tham gia vào câu chuyện được trình bày như
một quá trình, sự sống cứ thế mở ra sống động trong từng vi mạch. Hiệu quả là: Tác
phẩm vần vụ những suy tư, chiêm nghiệm, day dứt, nghiền ngẫm về số kiếp con
người. Tất cả đã hoà kết, cộng hưởng lại, tạo cho tác phẩm một ám ảnh, một ba động
lớn”. [6]
Cũng trong bài viết này, Văn Giá đã nói về sự trở lại của giá trị nhân văn cổ điển
trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao: “Mạc Can đã tiếp nối thật tự nhiên và đầy
trách nhiệm chủ nghĩa nhân đạo truyền thống của nền văn học Việt Nam: Trực tiếp
hướng về số kiếp con người theo cách biểu hiện lòng xót thương đau đớn đối với con
người và cũng đặt ra yêu cầu hoàn thiện nhân cách con người - những giá trị nhân
văn cổ điển vĩnh hằng. Đó là mạch nguồn chảy mạnh mẽ trong lòng văn chương dân
4



tộc đã có từ xa xưa, qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, qua Thạch Lam, Ngô Tất Tố,
Nguyên Hồng, Nam Cao và rất nhiều nhà nghệ sĩ tên tuổi khác. Trong một bối cảnh
xã hội có nhiều rạn nứt và đổ vỡ như xã hội hiện đại hôm nay, chỉ có các giá trị nhân
văn cổ điển mới có khả năng cứu vãn thế giới. Các giá trị nhân văn cổ điển lành tính
sẽ xoa dịu, sẽ hàn rịt lại những tổn thương tinh thần to lớn của con người hiện đại.
Tôi tin tưởng điều đó. Thành công của Tấm ván phóng dao chẳng phải là một minh
chứng đầy sức thuyết phục đó sao! Tác phẩm làm ấm lòng những người kỳ vọng vào
nền tiểu thuyết Việt Nam hôm nay”. [6]
Từ các bài viết trên, các nhà nghiên cứu về tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc
Can chung quy lại đều có cùng nhận định: tác phẩm nhiều yếu tố mang tính tự truyện,
mang ý nghĩa đời tư, lời tự vấn về kiếp người và tư tưởng nhân đạo được thể hiện
xuyên suốt. Có lẽ vì vậy mà Mạc Can xuất hiện chưa lâu trên văn đàn văn học nhưng
khi bước chân vào làng văn thì lập tức có tiếng vang. Văn ông đủ lôi cuốn các nhà lý
luận, phê bình văn học bởi phong cách riêng.
Từ các nhận định về tác phẩm Tấm ván phóng dao người viết dần dần hiểu thêm về
đề tài mình đang nghiên cứu. Tuy nhiên cho đến nay, không có công trình nghiên cứu
nào diễn đạt bằng tên gọi trực tiếp Giá trị nhân đạo trong tiểu thuyết Tấm ván phóng
dao của Mạc Can. Chính vì thế, tìm hiểu về đề tài mới mẻ này là một hướng tiếp cận
gợi mở nhiều hấp dẫn, thú vị cho người viết.

3. Mục đích nghiên cứu
Đi sâu nghiên cứu đề tài Giá trị nhân đạo trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của
Mạc Can, người viết từng bước hiểu thêm về giá trị nhân đạo được biểu hiện cụ thể trong
tiểu thuyết. Qua sự miêu tả của tác giả, từ hoàn cảnh, số phận hay tính cách của nhân vật
để từ đó có cái nhìn đồng cảm và thấu hiểu hơn về số phận từng nhân vật trong tác phẩm
nói riêng và số phận của con người Nam Bộ trong những năm tháng đầy khó khăn lúc
thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nói chung.
Tiểu thuyết Tấm ván phóng dao được phát hành năm 2005 mở đầu cho xu hướng viết

tiểu thuyết theo phong cách tự truyện đầy mới mẻ, từ đề này người viết muốn nắm bắt
những cái mới về đặc điểm tiểu thuyết trong giai đoạn này. Ngoài ra, nghiên cứu đề tài
còn giúp người viết có cái nhìn đúng đắn, cặn kẽ về nhà văn Mạc Can và tiếp cận sâu sắc
hơn về chuyện đời, chuyện người trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao. Từ những mục
đích trên, người viết muốn hướng đến vấn đề quan trọng trong việc phân tích và chỉ ra
được giá trị nhân đạo, cũng như đóng góp của tiểu thuyết đối với nền văn học nước nhà.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5


Tiểu thuyết là một thể loại không có khuôn khổ nhất định nào để từ đó nhà văn có thể
dể dàng sáng tác thông qua sự thể nghiệm, tìm tòi và sáng tạo của riêng mình. Nó đòi hỏi
họ phải có vốn sống và kinh nghiệm của bản thân. Do vậy, mỗi cuốn tiểu thuyết là một
tác phẩm văn học có giá trị riêng vì nó phản ánh những mãng của hiện thực, của tâm hồn
nhưng chung qui lại là vì con người và cho con người. Chính vì lẽ đó mà nhà văn Mạc
Can đã sáng tác ra một tác phẩm rất thật như kể về cuộc đời của tác giả. Tuy chưa gặp tác
giả, nhưng cứ hình dung ông giống như nhân vật chàng thiếu niên xưng “tôi” kể chuyện
trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao trăn trở về nhiều điều. Thông qua những trang viết,
Mạc Can đã bày tỏ nỗi niềm thương xót về thân phận con người qua giọng văn rưng rưng
niềm thương cảm và cũng đầy xót xa day dứt, điều này đã bộc lộ được tư tưởng nhân đạo.
Tác phẩm Tấm ván phóng dao phản ánh khá nhiều nội dung ấn tượng, thế nhưng do giới
hạn đề tài niên luận, người viết chỉ tập trung vào tìm hiểu Giá trị nhân đạo trong tiểu
thuyết Tấm ván phóng dao.
Đề tài đi sâu tìm hiểu Giá trị nhân đạo trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của
Mạc Can. Tư liệu mà người viết dùng để nghiên cứu chủ yếu là quyển tiểu thuyết Tấm
ván phóng dao, tác giả Mạc Can, nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành. Bên cạnh đó, người
viết còn tham khảo thêm một số tài liệu có liên quan đến đề tài trên các sách báo, tạp chí
và internet.


5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài niên luận này, người viết đã vận dụng và phối hợp một số phương
pháp khác nhau như:
Phương pháp khảo sát – phân loại: Trước tiên, người viết tiến hành khảo sát, thu thập
một số tài liệu có liên quan đến đề tài. Sau đó, tiến hành phân loại sao cho phù hợp với đề
tài Giá trị nhân đạo trong tiểu thuyết Tấm ván phóng dao của Mạc Can để làm nổi bật lên
vấn đề mà mình nghiên cứu.
Phương pháp phân tích: Dựa trên những tài liệu đã thu thập được, người viết đi sâu
vào phân tích, lí giải để làm rõ vấn đề mà đề tài hướng đến hoặc khai thác thêm những
khía cạnh mới đang còn tiềm ẩn.
Phương pháp liệt kê – tổng hợp: Phương pháp này giúp người viết dẫn chứng được
vấn đề liên quan để làm nổi bật lên đối tượng muốn hướng đến và trình bày nội dung bài
viết một cách logic, mạch lạc. Đồng thời, tổng hợp lại những bản chất, đặc điểm của vấn
đề đang nghiên cứu, góp phần làm tăng thêm tính thuyết phục và lập luận chặt chẽ hơn
cho bài viết của mình. Sau cùng, để trình bày kết quả thu được, người viết còn kết hợp cả
hai phương thức diễn dịch và quy nạp.

CHƯƠNG 1:
6


NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Vài nét về nhà văn Mạc Can
1.1.1. Cuộc đời
Mạc Can tên khai sinh là Lê Trung Can, sinh ngày 14/04/1945, còn có bút danh
khác là Anh Vũ. Quê gốc ở Minh Hải. Trú quán: Sài Gòn. Nghề nghiệp: diễn viên kịch,
ảo thuật, điện ảnh. Ông tham gia vào Hội Nhà văn Việt Nam ngày 13 tháng 10 năm 2006.
Bố là Lê Văn Quý, một nhà ảo thuật gia nổi tiếng. Mẹ tên Mạc Thị Hào là người gốc
Miến Điện lai Hoa, một phụ nữ bình dân ít chữ nhưng hiền lành, đảm đang. Cả gia đình

với năm con người lênh đênh kiếm sống trên sông nước miền Lục tỉnh.
Tuổi thơ của Mạc Can quẩn quanh trong chiếc ghe nhỏ, lênh đênh trôi dạt trên
những dòng sông. Lên tám tuổi, Mạc Can đã trở thành diễn viên trong ghe hát của cha
làm hề để mua vui cho khán giả. Từ nhỏ, ông đã không được học hành và phải theo cha đi
khắp nơi biểu diễn xiếc, ảo thuật. Vật lộn với miếng cơm manh áo, Mạc Can phải làm
nhiều nghề để kiếm sống: làm xiếc, ảo thuật, diễn viên,… nhưng nhiều nhất vẫn là làm
hề. Mạc Can từng kí hoạ về chân dung mình: “Tôi là một tên hề, một con người có khuôn
mặt rất hẻo và tướng đi lắt nhắt, lùn tịt. Một người ít học, một kẻ bị cuộc đời đối xử quá
khó. Tôi đã lang thang từ lúc bắt đầu sinh ra. Tôi đã chẳng làm được gì trong suốt cuộc
đời mình”. Hơn nửa cuộc đời lang bạt khắp nơi, Mạc Can thấm thía sâu sắc cuộc sống
khốn khó, bởi thế, ông dành nhiều trang viết về những người nghèo khổ với tình cảm đặc
biệt.

1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Mạc Can đến với văn chương như một sự tình cờ. Mặc dù ngoài tuổi 60 ông mới
thực sự viết văn, vậy mà chỉ với mấy năm cầm bút, ông đã cho ra đời nhiều tác phẩm có
giá trị ở nhiều thể loại khác nhau.
Quá trình sáng tác của Mạc Can hết sức độc đáo. Dù là nhà văn không được học
hành tử tế, nhưng ông tự cố gắng vươn lên, tự tìm tòi, học hỏi. Việc ông đến với văn
chương được xem như cái duyên tiền định. Bước vào làng văn với tác phẩm đầu tay Ảo
thuật trong tù, đăng trên báo Thời nay, mang tính chất tự truyện. Đến cuối thế kỉ trước,
tập truyện ngắn Món nợ kịch trường (1999) ra đời. Kể từ đó, Mạc Can cho ra đời hàng
loạt tác phẩm có giá trị. Tập truyện ngắn Tờ một trăm đô la âm phủ (2004), có nhiều
truyện tiêu biểu như: Những bức tường biết nói, Xe đêm, Khẩu thuật, Người nói tiếng bồ
câu, Tờ một trăm đô la âm phủ, Con cua màu rêu,…
Đến khi cuốn tiểu thuyết Tấm ván phóng dao (2005) ra đời thì tên tuổi Mạc Can
thực sự được khẳng định. Khi nhận giải thưởng từ cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn,

7



Mạc Can hết sức bất ngờ và sung sướng. Ông đã không cầm nổi giọt nước mắt hạnh phúc
khi những cố gắng của mình bấy lâu nay đã được đền đáp. Cuốn tiểu thuyết đã được bạn
đọc đón chào nồng nhiệt. Người đọc tìm thấy ở đó những trang viết khá chân thực về một
gia đình xiếc trong những năm 80 của thế kỷ trước, thấy đuợc bức tranh phong tục văn
hoá đa dạng của vùng quê Nam Bộ, nghiền ngẫm những triết lý về cuộc đời mà nhà văn
gửi gắm. Tác phẩm hấp dẫn tạo ra phong cách riêng, gây ấn tượng với nguời đọc. Để
không phụ lòng độc giả, Mạc Can tiếp tục cho ra mắt tập truyện ngắn Cuộc hành lễ buổi
sáng (2005). Đến năm 2006 Tạp bút Mạc Can ra đời, cũng trong năm ấy, tập truyện ngắn
Người nói tiếng bồ câu xuất bản, kế đó là tiểu thuyết Phóng viên mồ côi ra mắt độc giả
năm 2007. Đầu năm 2008 cuốn tiểu thuyết Những bầy mèo vô sinh được xuất bản. Sang
năm 2010 ông cho xuất bản tiểu thuyết Quỷ với Bụt và Thần Chết, Tuyển tập Mạc Can
gồm có tiểu thuyết và truyện ngắn, tập truyện ngắn Ba ngàn lẻ một đêm với ngòi bút biến
hóa như diễn viên trên trang giấy với thể loại truyện ngắn liên hoàn mà ông gọi là trường
phái “hoang tưởng”. Đến năm 2011 ông cho ra đời tập truyện Nhớ.
Văn của Mạc Can đa dạng trên nhiều thể loại: truyện cho người lớn, truyện cho
thiếu nhi, truyện giả tưởng. Nhưng dù viết ở đề tài hay lĩnh vực nào thì người đọc đều
nhận thấy nhân vật có phần cuộc sống của Mạc Can, những số phận hẩm hiu, những cuộc
đời đau khổ, những người thất cơ lỡ vận hoặc có phần đời không suôn sẻ. Trong đó, cuộc
sống của những người dân thành thị nghèo là mảng sống từ lâu Mạc Can đã chú tâm tìm
hiểu. Những cảnh sống đời thường với vô vàn những vấn đề mới phát sinh, cả một phức
hợp những tạp âm đời thƣờng được nhà văn đưa vào trang viết. Đó là cuộc sống đời
thường với tâm tư tình cảm của những kiếp người nghèo khổ, những giá trị đạo đức thẩm
mỹ trong xã hội.
Sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh lịch sử đầy biến động, chứng kiến sự đổi
thay của đất nước, Mạc Can là người ý thức sâu sắc bi kịch của thời đại mình, giai tầng
mình, bản thân mình. Xuất thân trong một gia đình nghèo, Mạc Can sớm bị đẩy ra môi
trường xã hội lăn lộn với cuộc sống mưu sinh, ông sớm có điều kiện tiếp xúc và sống gần
gũi với những mảnh đời nghèo khổ. Đó chính là vốn tư liệu quý báu giúp nhà văn trong
quá trình sáng tác. Bối cảnh gợi cảm hứng trong văn xuôi Mạc Can là hiện thực đời sống

mà nhà văn từng trải qua, từng gắn bó. Những năm tháng phiêu linh, trôi dạt trên những
dòng sông miền Lục tỉnh hay lang thang trôi nổi trên những ngõ ngách Sài Gòn, đó là
chất liệu hiện thực cuộc sống mà nhà văn đưa vào trong trang viết. Hơn mười năm sáng
tác nhưng Mạc Can đã có những đóng góp tích cực vào bức tranh văn học Nam Bộ đương
đại của Việt Nam. Ông viết bằng tình cảm, bằng tâm hồn của một con người cả đời gắn

8


bó với mảnh đất đầy biến động. Chính điều này đã làm cho Mạc Can cảm nhận nhiều hơn
về dư vị của cuộc sống.

1.2. Tiểu thuyết Tấm ván phóng dao
1.2.1. Hoàn cảnh ra đời
Tấm ván phóng dao là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Mạc Can phát hành lần đầu
năm 2005 tạo nên một tiếng vang tốt từ người đọc những năm gần đây. Tác phẩm mang
một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phản ánh được cuộc sống của con người một thời ở vùng
đất Nam Bộ. Mạc Can tuy không phải là tác giả nổi bật trong giai đoạn văn học hiện nay
nhưng với tiểu thuyết Tấm ván phóng dao, người ta đã biết đến ông với lối viết linh hoạt
tự nhiên theo một kỹ thuật riêng. Trong số đó là sử dụng có hiệu quả thủ pháp gián cách.
Mọi sự kiện, mọi biến động của đời sống bên ngoài vừa được tái hiện trực tiếp lập tức
được đẩy ra xa, đưa qua màng lọc của chàng thiếu niên, khắc in lại trong đó những đường
đồ thị run rẩy. Chuyện thế sự khi ấy chỉ còn là cái cớ để cho những rung cảm của một con
người được dịp trào ra ngân lên. Sự kiện ngay phút chốc được xóa mờ đi, nhường chỗ cho
những chiêm nghiệm, những rung động, những cung bậc tình cảm tinh tế nhiều vẻ. Nhiều
trang viết đạt đến độ hiếm hoi về nổi buồn thấm thía của kiếp làm người... một cây bút đã
góp phần làm phong phú thêm diện mạo của bức tranh tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI.
Thời gian sáng tác tuy còn ngắn song ông đã đạt được nhiều giải thưởng có giá trị:
Giải A cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn Việt Nam (2005), Giải thưởng văn học nghệ
thuật của UBND Thành phố Hồ Chí Minh (2003 - 2004), Giải thưởng dành cho tác phẩm

văn học và điện ảnh xuất sắc nhất (năm 2005) của Trung tâm Văn hoá Doanh nhân Việt
Nam. Ngoài ra năm 2012, sân khấu kịch 5B chuyển thể tiểu thuyết thành kịch sân khấu.
Tiểu thuyết cũng được cả hai phía BHD và Hãng phim TFS của Đài truyền hình TP.
HCM mua bản quyền để chuyển thể thành phim. Tuy nhiên, chưa bên nào đưa ra kế
hoạch cụ thể.

1.2.2. Tóm tắt tác phẩm
Tấm ván phóng dao là một tiểu thuyết hiện đại kể về một gia đình Nam Bộ với
gánh hát “xiệc” sống phiêu linh như một kiếp “lục bình trôi nổi” trong hành trình tha
phương cầu thực đầy gian khổ, nhọc nhằn. Câu chuyện trong Tấm ván phóng dao được kể
bằng một lối kể chuyện khá độc đáo. Cốt truyện không theo trật tự nhất định mà phá vỡ
tính tuyến tính và tính thống nhất về thời gian của cốt truyện truyền thống. Cốt truyện của
tiểu thuyết xoay quanh hai tuyến: sự kiện và dòng hồi ức. Tuyến sự kiện mở ra một câu
chuyện thế sự về cuộc đời của những con người trôi dạt phiêu linh về cơm áo ở Nam Bộ

9


một thời. Chen vào đó là mảng hồi ức tâm tình đầy xúc cảm bất chợt từ phía người kể.
Hai tuyến cốt truyện này hòa quyện, đan xen hầu như không theo một trật tự nào.
Câu chuyện được trần thuật từ một nhân vật xưng “tôi” - nhân vật ông Ba trong
tiểu thuyết. ông Ba là đứng ra kể về cuộc đời, số kiếp của mình cùng những người trong
gia đình - một gánh xiếc rong hành nghề ở các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ những
năm tạm chiếm. Trong chương trình biểu diễn của gánh xiếc này có một tiết mục được coi
là hấp dẫn nhất, là linh hồn của các đêm diễn (nên cũng trở thành quan trọng nhất trong
việc câu khách, bán vé, mưu sinh) - màn phóng dao của ba vai diễn: Tôi - người đứng sau
tấm ván có nhiệm vụ giữ tấm ván cho vững, cô em gái còn nhỏ tuổi đứng áp lưng vào mặt
trước của tấm ván, và người anh trai cả trong vai phóng dao cầm 12 lưỡi dao sáng loáng
phóng trực diện lần lượt cắm xung quanh khuôn mặt người em gái. Người em gái nhỏ bé,
tội nghiệp vì cuộc mưu sinh của gia đình, mà bất đắc dĩ trở thành cô đào cho một màn

biểu diễn nguy hiểm đến tính mạng. Thường xuyên đứng trước nguy hiểm, cô gái cũng
biết sợ nhưng không ai có thể thay đổi vị trí - như đang chờ đợi tử hình dưới ánh đèn sân
khấu. Mọi chuyện rồi cũng sẽ trở thành thói quen, chỉ có người trong cuộc mới hiểu thấu
nỗi khổ, nỗi lo sợ hàng đêm của mình mỗi lần tới màn biểu diễn phóng dao. Thường
xuyên đứng trước nguy hiểm, nên hình thể cô bé khô cằn, không ra dáng thiếu nữ, ở tuổi
mười bốn, mười lăm, những đứa con gái khác đã trổ mã nhưng nó vẫn như đứa trẻ con, lại
có vẻ “già” trước tuổi. Công việc đã làm cho cô gái chỉ có đôi mắt là cử động như đang
trông chừng những lưỡi dao xé gió lướt về mình, còn toàn thân thì bất động. Sau đêm
diễn kinh hoàng, cô gái đã trúng lưỡi dao oan nghiệt của anh trai để rồi về già trông giống
như “một đứa già cỗi suy dinh dưỡng, héo hắt, gầy nhom” và đặc biệt là vẫn luôn có bản
năng né tránh mũi dao tưởng tượng có thể hướng về mình. Nỗi lo sợ hàng ngày cũng đã
làm nên những thói quen trong sinh hoạt của cô khiến cô gái lúc nào cũng lẻ loi cô độc
ngồi trong bóng tối với xâu chuỗi cầu kinh. Cuối cùng cô đã bị lưỡi dao oan nghiệt chém
vào sau gáy, nơi chứa nhiều ký ức, nhiều suy nghĩ nhất nên về già những ký ức đó khi còn
khi mất, phải sống cô đơn với bộ não trẻ con. Người anh điển trai hàng đêm phải làm trò
mua vui khán giả bằng màn phóng dao đầy tài hoa và có lẽ công việc này đã làm cho anh
luôn có một vẻ ngoài lạnh lùng, ít nói, cuối cùng anh cũng nhận lấy một kết cục đau buồn.
Người cha, một ông bầu gánh hát mang tên Nghệ Tinh, nhưng mãi cũng không được thân
vinh, cuối cùng phải sống bằng nghề nhổ răng dạo. Người mẹ nghèo luôn lo nghĩ về
tương lai của gia đình nên đã chắt mót những đồng tiền dành dụm trong con heo đất để
phòng khi gánh hát ế ẩm nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo. Đặc biệt là nhân vật
xưng “tôi” – người kể chuyện, một người thường được người khác gọi là “người cõi
trên”, còn mình thì tự nhận là một con người “dị tật có một trái tim quá lớn” đã luôn lo
10


sợ và dự cảm điều nguy hiểm sẽ đến với đứa em gái tội nghiệp của mình sau mỗi màn
phóng dao. Và bi kịch đau thương đã xảy ra theo đúng dự cảm của anh…
Ngoài ra, truyện còn xoay quanh các nhân vật như: chú Tài “say”, chú Bê, anh
Tùng, anh Điệp, chú Tư Trắng, chú Ba Kim Cương, chú Bảy Hơn, chú Thành,… tất cả

đều gắn chặt với đoàn xiệc Nghệ Tinh để có được miếng cơm manh áo. Nhưng đặc biệt
hiện lên như những tia sáng là Phương - mối tình đầu tuyệt vọng và câm lặng của nhân
vật “tôi” thời trẻ. Phương là một vầng sáng thánh thiện nhất, thần tiên nhất giữa một đời
sống ô hợp, đầy tính vụ lợi và bạo lực. Phương là một người duy nhất, ngược hẳn với đám
đông, không thích màn phóng dao, lần nào cũng không cầm nổi xúc động mỗi khi chứng
kiến. Bởi cô nhìn ba con người ấy không phải như những diễn viên, mà như những phận
người.

1.3. Giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học
1.3.1. Khái niệm
Không có gì quí bằng một nền văn học nhân đạo, một nền văn học vì con người.
Lịch sử văn học thế giới đã từng đi qua những chặng đường rực sáng, trên đó nở rộ những
tác phẩm cổ vũ sự thức tỉnh của con người, thôi thúc con người ngẩn đầu vươn tới tương
lai. Lịch sử văn học Việt Nam chúng ta cũng đáng tự hào vì qua các thời đại, nó chứa
đựng một giá trị nhân đạo phong phú, sâu sắc. Trong từng hình thái xã hội, bất cứ cái gì
tôn trọng, tin tưởng, ca ngợi, đề cao, yêu thương, bảo vệ, phát huy, phát triển con người…
cái đó gọi là nhân đạo, ngược lại là vô nhân đạo. Đánh giá tính nhân đạo trong mỗi tác
phẩm của mỗi tác giả trước hết phải xem xét quan điểm tư tưởng của họ về nhân vật. Nói
một cách giản dị là cái tâm của nhà văn toát ra từ tác phẩm. Có thể thấy một tác phẩm
được xem là truyền tải giá trị nhân đạo có nội dung vô cùng phong phú đa dạng nên gây
khó khăn cho việc định nghĩa.
Theo Hoàng Ngọc Hiến thì tư tưởng nhân đạo trong tư tưởng truyền thống của
nhân dân ta trước hết được diễn đạt bởi khái niệm tình thương: “Tình thương…là năng
lực thông cảm với nỗi đau của người khác” [Hoàng Ngọc Hiến (2006), Những ngả đường
vào văn học, Nxb Giáo dục;tr37]. Ông còn lập luận để thấy rằng tình thương là một năng
lực nhân tính vĩ đại và phổ biến của con người. Và ngoài yêu cầu tình thương đối với
những người lâm cảnh ngộ đáng thương thì trong mối quan hệ giữa người với người còn
cần sự kính trọng và quý trọng lẫn nhau ở: “Những phẩm giá về nhân tính, những phẩm
giá thuộc về cơ thể, trí tuệ, tình cảm, ý chí con người,…” [Hoàng Ngọc Hiến (2006),
Những ngả đường vào văn học, Nxb Giáo dục;tr39].

Trong quyển Từ điển thuật ngữ văn học đã định nghĩa chủ nghĩa nhân đạo như sau:
“Chủ nghĩa nhân văn hay còn gọi là chủ nghĩa nhân đạo. Ở cấp độ thế giới quan chủ
11


nghĩa nhân văn là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, tình cảm, quý trọng các giá trị
người như trí tuệ, tình cảm, phẩm giá, sức mạnh, vẻ đẹp. Chủ nghĩa nhân văn không phải
là một khái niệm đạo đức đơn thuần, mà còn bao hàm cả cách nhìn nhận, đánh giá con
người về nhiều mặt (vị trí, vai trò, khả năng, bản chất,…) trong các quan hệ với tự nhiên,
xã hội và đồng loại. Thế giới được sáng tạo ra trong văn học nghệ thuật và bằng văn học
nghệ thuật từ xưa đến nay là một thế giới mà trong đó con người luôn luôn đấu tranh
chống lại mọi thế lực thù địch xuất hiện dưới mọi hình thức, để khẳng định mình, khẳng
định quyền năng và sức mạnh của mình, đồng thời thể hiện khát vọng làm người mãnh
liệt và cao đẹp của mình. Lòng yêu thương, ưu ái đối với con người và thân phận của nó
từ trước đến nay vẫn là sự quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà nghệ sĩ trong cảm
hứng sáng tạo nghệ thuật” [?;tr.61].
Từ điển văn học đã đưa ra những nhận định về chủ nghĩa nhân đạo: “Chủ nghĩa
nhân đạo đề cử việc đảm trách đi tìm chân lí và đạo đức bằng những phương tiện để
phục vụ lợi ích của con người. Chủ nghĩa nhân đạo là quan điểm, quan niệm yêu thương
con người, coi trọng tự do của con người, coi lợi ích con người là tiêu chuẫn đánh giá
các quan hệ xã hội” [?;1].
Trong Từ điển tiếng việt, Hoàng Phê cho rằng: “Chủ nghĩa nhân đạo là hệ thống
quan điểm coi trọng nhân phẩm, thương yêu con người, coi trọng quyền của con người
được phát triển tự do, coi trọng lợi ích của con người là tiêu chuẩn đánh giá các quan hệ
xã hội” [?;171].
Có thể nói lòng yêu thương, sự ưu ái đối với con người và thân phận của con người
từ trước đến nay vẫn là sự quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà nghệ sĩ trong cảm
hứng sáng tạo nghệ thuật. Giá trị nhân đạo của một tác phẩm toát lên từ cách nhìn nhận,
đánh giá con người về nhiều mặt trong các quan hệ với tự nhiên, xã hội và đồng loại.
Những biểu hiện của nó hết sức phong phú, đa dạng, độc đáo với những sắc thái tinh tế,

cụ thể trong thái độ và cảm xúc thẩm mỹ của các tác giả đối với con người và cuộc sống.
Giá trị nhân đạo của các tác phẩm bộc lộ qua hệ thống hình tượng thể hiện tư
tưởng, quan niệm về nhân đạo và những biểu hiện của tình cảm nhân đạo. Những phương
diện thể hiện chủ yếu thường là lòng thương người. Đặc biệt, dành cho những người lao
động, những người nghèo khổ, những người chịu thiệt thòi, bất hạnh niềm cảm thương
sâu sắc. Lên án, tố cáo cái xấu, cái ác, những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người;
khẳng định, đề cao con người; ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp như: tài năng, nhân
phẩm, ca ngợi những khát vọng chân chính như: khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc,
khát vọng tự do, công lý, chính nghĩa, khát vọng nhân phẩm,... Hướng tới giải pháp đem
lại hạnh phúc cho con người với ý nghĩa khẳng định khả năng con người có nhu cầu, khát
12


vọng ấy. Ngoài ra, đó còn là tình yêu thiên nhiên, cái đẹp, đề cao truyền thống đạo lý. Khi
xem xét đến tính toàn diện và tính sâu sắc của các vấn đề trọng tâm về con người.

1.3.2. Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong văn học
Giá trị nhân đạo là một trong các giá trị cơ bản của tác phẩm văn học được tạo nên
bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh
đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng
những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong hoàn
cảnh nào. Tùy vào từng thời kỳ văn học cũng như từng mãng thể loại nhất định mà giá trị
nhân đạo được biểu hiện qua các tác phẩm văn học mang những đặc điểm và biểu hiện
riêng biệt, nhưng nhìn chung giá trị nhân đạo là một trong những nội dung quan trọng của
văn học Việt Nam.
Tố cáo xã hội: đây chính là cái hoàn cảnh chung mà ở đó nhân vật bị đẩy vào các
hoàn cảnh bi đát, đau khổ. Thông thường ở phương diện tố cáo, các nhà văn thường thể
hiện quan điểm lên án, phê phán với các tầng lớp thống trị, những kẻ ăn trên ngồi trốc, ỷ
mạnh hiếp yếu, trà đạp cuộc sống con người và làm băng hoại các giá trị đạo lý.
Ca ngợi: có thể ca ngợi một truyền thống tốt đẹp nào đó hoặc ca ngợi những phẩm

chất tốt đẹp của một con người hoặc một lớp người trong xã hội. Đây chính là những vẻ
đẹp bị lấp vùi bởi sự thống trị, đàn áp.
Thương cảm, bênh vực: xuất phá từ việc phát hiện, khám phá được những nét đẹp
ẩn tàng của nhân vật, hoặc nhận thức được hoàn cảnh đã đẩy những người tốt đẹp, lương
thiện vào đường cùng, hoặc đẩy họ vào con đường tội lỗi nên các nhà văn bày tỏ niềm
thương cảm với họ, tạo ra những tình huống, hoặc xây dựng những nhân vật phụ để làm
chỗ dựa, bênh vực, che chở cho họ, giúp họ vượt qua những khó khăn, thách thức và
vươn lên khẳng định bản thân, khẳng định niềm tin, ước mơ và khát vọng trong cuộc
sống.
Chỉ ra con đường, lối thoát cho nhân vật: Đặc điểm này không hoàn toàn có trong
tất cả các tác phẩm. Nó phụ thuộc vào nhận thức và khả năng dự đoán trước hiện thực của
nhà văn, nhờ đó nhà văn chỉ ra được con đường giải quyết những bế tắc của số phận nhân
vật, hoặc tạo ra những chi tiết viễn tưởng, kỳ ảo như một lối thoát cho nhân vật khi mà
mọi nẻo đường ở thực tại hay ở chốn nhân gian đều không có khả năng thay đổi được
hoàn cảnh.
Những biểu hiện trên là các điểm cơ bản khi nói về giá trị nhân đạo trong một tác
phẩm văn học. Qua đó phần nào giúp chúng ta dể dàng phân tích và làm rõ khi được yêu
cầu chỉ ra giá trị nhân đạo của tác phẩm.

13


CHƯƠNG 2:
GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG TIỂU THUYẾT
TẤM VÁN PHÓNG DAO CỦA MẠC CAN
2.1. Ca ngợi tình cảm đạo lí con người
14


Mạc Can đã tiếp nối thật tự nhiên và đầy trách nhiệm chủ nghĩa nhân đạo truyền

thống của nền văn học Việt Nam: Trực tiếp hướng về số kiếp con người theo cách biểu
hiện lòng xót thương đau đớn đối với con người và ca ngợi tình cảm đạo lí con người dù
trong hoàn cảnh nào đi chăng nửa. Đó là mạch nguồn chảy mạnh mẽ trong lòng văn
chương dân tộc đã có từ xa xưa, qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, qua Thạch Lam, Ngô Tất
Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao và rất nhiều nhà nghệ sĩ tên tuổi khác. Trong một bối cảnh
xã hội có nhiều rạn nứt và đổ vỡ như xã hội hiện đại hôm nay, chỉ có các giá trị nhân văn
cổ điển mới có khả năng cứu vãn thế giới. Các giá trị nhân văn cổ điển lành tính sẽ xoa
dịu, sẽ hàn gắn lại những tổn thương tinh thần to lớn của con người hiện đại. Thành công
của Tấm ván phóng dao là một minh chứng đầy sức thuyết phục. Tác phẩm làm ấm lòng
những người kỳ vọng vào nền tiểu thuyết Việt Nam hôm nay.
Ngoài việc theo đuổi đam mê viết văn, khán giả cả nước đã có nhiều dịp tiếp xúc
với nhà văn Mạc Can qua vai trò là diển viên, với những vai diển trong các bộ phim như:
Đất phương Nam, Ván bài lật ngửa, Áo lụa Hà Đông,… Nhưng cho dù làm nghề nào ông
cũng dành nhiều tâm huyết và tình yêu nồng cháy. Ông hồn nhiên với mọi người, với đời,
với cách viết văn, lối diển xuất bởi mọi thứ đến với ông đều rất tự nhiên. Dường như ông
đã đến với văn chương bằng tình yêu chân thật nhất. Điều này được thể hiện trong tác
phẩm Tấm ván phóng dao, người đọc có thể cảm nhận nhân vật tôi trong tác phẩm chính
là hiện thân của tác giả như một hình thức tự truyện chân thực Những câu chuyện cuộc
đời ông dẫu buồn nhưng đầy lạc quan, dẫu sóng gió nhưng đầy hài hước. Nó khiến cho
người đọc tin tưởng rằng dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất nhưng chỉ cần có tin tưởng
vào tình người, những giá trị tình cảm đạo lí thì tất cả đều có thể vượt qua.
Tiểu thuyết Tấm ván phóng dao ca ngợi tình cảm của con người với nhau: tình
cảm gia đình, bạn bè, tình yêu, tình người, cùng với đạo lí làm người tất cả đan xen vào
nhau truyền tải cuộc sống của Nam Bộ một thời. Trong đó phải kể đến là tình cảm gia
đình. Và tình cảm của mẹ cha là một tình cảm thiêng liêng, cao quý luôn hiện hữu trong
tâm khảm mỗi con người: “Lên non mới biết non cao, Có con mới biết công lao mẹ già!”
, “Đi khắp thế gian không ai sánh bằng mẹ, Gian khổ cuộc đời ai nặng gánh hơn cha”.
Người cha trong tiểu thuyết là một ông bầu của gánh xiệc mang tên Nghệ Tinh, nhưng
mãi cũng không được thân vinh, ông đã lăn lộn với nhiều nghề như: hát rong, bán thuốc
dạo, nhổ răng,… người đàn ông ấy vẫn miệt mài với công việc để mong sau cuộc sống gia

đình đỡ vất vả hơn: “Trong đêm trường tĩnh mịch, tôi thường thấy ông cặm cụi một mình
chế biến những trò ảo thuật vui, lúc đó tôi thương cha tôi không kể xiết, ông là một nghệ
sĩ cô đơn, trọng nghĩa khinh tài, khó ai hiểu được hết” [tr18]. Dẫu gian khó, nhọc nhằn
người đàn ông ấy đã vẫn giữ cốt cách khi nghèo khó, phóng khoáng, bộc trực và trượng
15


nghĩa của người dân Nam Bộ: “Còn đám du thủ, du thực, chuyên môn móc túi sợ cha tôi
như thần, nếu cha tôi trông thấy chúng nó móc túi ai, lập tức ông quên ông là nghệ sĩ,
ông nhảy tới tóm cổ nó thoi liền ngay tại chỗ” [tr17]. Nếu như người cha bộn bề với công
việc mưu sinh nhưng đôi lúc ông cũng hào phóng vô lo thì nhân vật người mẹ lại là người
tần tảo sớm hôm, luôn lo nghĩ về tương lai của gia đình. Bà chắt mót những đồng tiền
dành dụm trong con heo đất để phòng khi gánh hát ế ẩm: “Mẹ tôi không biết chữ, nhưng
nhờ đi đây đi đó quá nhiều, cho nên nói chuyện rất hay, bà hay đi coi bói, sau đó thuộc
tuồng, lại bói cho người khác…Mẹ tôi là người tằn tiện, chính bà đã dành dụm được một
số tiền trong thời gian Cha tôi làm nghề bán thuốc để cho Cha lập gánh hát” [tr28], “Mẹ
tôi coi bói như nói chuyện đời, việc nầy giúp bà có chút tiền mọn, lai rai bỏ vô con heo
đất. Con heo đất nầy Mẹ tôi mua đã lâu, để khỏi mua con heo đất khác, bà có một cãh
riêng , khi con heo đất “ăn no” bà đập một lỗ nhỏ dưới bụng nó moi lấy tiền ra, bà tiện
tặn dán dán cái bụng nó lại bằng tờ giấy báo” [tr32]. Ẩn sâu trong tâm khảm người phụ
nữ mộc mạc ấy là tình yêu thương con cái và mong muốn tất cả các con của mình có
tương lai tốt đẹp hơn: “Bà ao ước trong tưởng tượng, một cuộc sống khác cho cả gia
đình. Hàng đêm Mẹ ky cóp bỏ chút tiền lẻ vào con heo đất. Tôi thầm xin lỗi Mẹ, tôi cứ
tưởng bà không thương tôi, không phải như vậy, chỉ vì tôi khó hiểu, mà bà là người mộc
mạc” [tr34].
Tiểu thuyết còn là một câu chuyện cảm động về tình cảm của anh em ruột thịt.
Nhân vật anh Ba hết mực yêu thương em gái: “Khi ba anh em còn nhỏ, anh Ba là người
gần em nhứt, anh cõng em qua những vũng nước mưa, anh hái cho em những trái bần
xanh và những nhánh bông lục bình” [tr66]. Đó còn là nổi niềm thương xót, dằn vặt khi
thấy em gái mình hằng đêm phải đứng trước tấm ván phóng dao chịu đựng những mũi

dao sắc lạnh lao về phía mình: “Trò phóng dao, theo tôi nó không xuất phát từ xứ sở hiền
hòa nầy, mà nó du nhập vào đây từ một nơi người ta ăn thịt người, nơi mà người ta quen
việc phóng mũi dao tiêu diệt con mồi. Biết bao nhiêu đêm tôi cứ suy nghĩ về cái sự vô lý
của trò diễn đầy bạo lực nầy, một người đứng im cam chịu hàng chục lưỡi dao bén về
phía mình, buồn nhất người đó lại là em gái tội nghiệp của tôi, nó như bị đóng đinh lúc
còn sống” [tr33]. Cũng như em gái, lúc nào anh cũng có những hành động bản năng như
muốn đỡ những lưỡi dao vô hình nào đó đang hướng về phía mình. Thương em gái, nhiều
lần anh muốn nói với cha cái điều anh luôn chất chứa trong lòng như một ám ảnh triền
miên về bi kịch đau thương có thể sẽ xảy ra và muốn khuyên cha bỏ nghề. Nhưng anh đã
không nói được điều ấy để rồi cứ hàng đêm phải chứng kiến cảnh những lưỡi dao nguy
hiểm phóng về phía em gái trong nỗi đau xót đứt ruột của chính mình và cả trong những
dằn vặt đau thương: “ Giờ đây tôi đã biến thành kẻ lưu đày u tối, trong tiềm thức, tâm
16


linh tôi như sương khói, nó cho thấy tôi là kẻ tội đồ, một kẻ thủ ác” [tr40]. Cứ mỗi lần
nhìn tấm ván phóng dao, đứng vịn nó hàng đêm trong màn biểu diễn của người anh, anh
đều cảm nhận dường như nó cũng mang đầy thương tích như nỗi đau của con người, nỗi
đau cứ trở đi trở lại trong suốt cuộc đời của anh. Những câu hỏi “tại sao” cứ lặp đi lặp lại
như những lời tự vấn đau thương và cuối cùng lắng đọng lại thành những suy tư day dứt
về thói vô tâm của người đời. Người ta hoàn toàn có thể kéo khách bằng màn phóng dao
nguy hiểm để đảm bảo sự sống cho nhiều người bất chấp nguy hiểm có thể đến với cô em
gái. Ngay cả khi đã có tuổi hai anh em họ vẫn thương yêu và nương tựa lẫn nhau, trao cho
nhau săn sóc vụng về: “Bà Tư ngưng lần chuỗi, chợt mĩm cười nheo mắt nhìn ra con
đường nhỏ, ông Ba lụm cụm chở bằng xe xích lô, trên nệm xe có một cái máy truyền hình
“lạc son” không biết ông lượm hay mua rẻ ở đâu, tới tặng em mình…- Cái truyền hình
nầy mà coi đá banh phải tốn thêm cái kính hiển vi, vậy mà còn rõ lắm, coi cho vui nhà vui
cửa, coi quãng cáo sữa, nghe con nít khóc cười…cũng đở buồn nha bà Tư”[tr70] . Bà Tư
– người em gái rất thương anh Ba mình nên đã có ý định bán đi căn nhà, có tiền thì gởi
anh Ba hộ thân vì anh đã lớn tuổi mà lại không có vợ con: “Anh nghe em thử tính như vầy

coi được không, em tính bán căn nhà nầy, nghe nói sau khi phóng con đường lớn chạy
ngang qua, nó sẽ có giá, em gởi anh Ba chút đỉnh hộ thân, anh già rồi mà trong tay
không có gì hết, còn bao nhiêu em gởi cha mẹ mình, lúc tuổi già, phần em em sẽ vô sống
trong tu viện với mấy dì phước” [tr181]. Bằng hơi ấm của tình thương hai con người này
đã chống chọi được cái giá lạnh của tử thần, nương tựa vào nhau để sống, cả hai vẫn cố
nhoi lên, vực mình lên về phía vầng sáng hoài niệm.
Ngoài ra, đâu đó ta thấy được tình yêu đôi lứa như tô điểm thêm sắc màu trong
cuộc sống khó khăn những năm tạm chiếm. Đó là tình yêu xuất phát từ trái tim của nhân
vật Phương đối với nhân vật anh Hai “lạnh lùng”, vượt lên trên mọi hoàn cảnh. Phương
vốn là con gái út của ông Quản - chủ rạp chiếu bóng nổi tiếng giàu có, bề thế, nhưng cô
lại rất giản dị và không ra vẽ con gái nhà giàu. Phương yêu nhân vật anh Hai từ cái nhìn
đầu tiên: “Phương đi với mẹ vòng chợ Trà Ôn, lúc sau gặp chiếc xe quảng cáo, Phương
nói với mẹ “đi nhờ” xe về rạp, lúc nầy Phương mới có dịp nhìn gần “người phóng dao”
danh tiếng mà ai cũng hâm mộ. Anh ta lạnh nhạt hầu như không biết có cô con gái nhà
giàu ngồi cạnh mình: Một kẻ kiêu hãnh thấy ghét- Phương thầm nghĩ…nhưng sao lạ
lùng, dù có ghét thật đó, nhưng đôi mắt cô không thể nào rời anh chàng lãng tử nầy cho
được…” [tr102]. Nhưng tình yêu của họ có quá nhiều trắc trở vì Phương là con gái nhà
giàu trong khi anh Hai chỉ là con trai của ông ông chủ đoàn hát Nghệ Tinh nghèo xác,
nghèo sơ: “Tôi biết tình yêu của chị dành cho anh tôi lãng mạn, anh tôi cũng đã hết lòng
yêu chị, yêu một cách mãnh liệt, nhưng khổ thay anh tôi là một “Hoàng tử” lang thang,
17


nghèo hèn” [tr121]. Tình yêu trong tiểu thuyết vượt lên trên mọi hoàn cảnh, một tình yêu
không toan tính nó xuất phát từ trái tim. Trải nghiệm tiểu thuyết người đọc có thể tin
tưởng vào những thứ tình cảm vượt ra khỏi thực tại, thật đáng quý biết bao.
Trong hành trình lang thang phiêu bạc của đoàn xiệc Nghê Tinh, những con người
như: chú Tài “say”, chú Bê, anh Tùng, anh Điệp, chú Tư Trắng, chú Ba Kim Cương, chú
Bảy Hơn, chú Thành,… những con người xa lạ nhưng xem nhau như một gia đình, hiện
lên những tia sáng trong tình cảm của người với người. Trong những tia hồi quang quá

khứ, đáng kể nhất vẫn là Phương, chị Phương, mối tình đầu tuyệt vọng và câm lặng của
“tôi” thời trẻ. Phương là một vầng sáng thánh thiện nhất, thần tiên nhất giữa một đời sống
ô hợp, đầy tính vụ lợi và bạo lực. Phương là một người duy nhất, ngược hẳn với đám
đông, không thích màn phóng dao, lần nào cũng “không cầm nổi xúc động” mỗi khi
chứng kiến: “Mỗi khi chị thấy tôi khiêng tấm ván phóng dao quá sức tôi. Cũng như chị
trông thấy những lưỡi dao mỗi đêm bay về phía em tôi, khuôn mặt chị thoáng buồn, chị
khóc” [tr111]. Bởi cô nhìn ba con người ấy không phải như những diễn viên, mà như
những phận người. Nên cố mới thấy “chạnh lòng” trước “vẻ hốc hác đến tội nghiệp” của
người phóng dao, mới cảm thấy “cô nhỏ” đứng trước tấm ván chắc là “hằng đêm cô khóc
thầm”... Phương chính là hiện thân của đức từ tâm, lòng thương xót con người. Cho dù
rơi vào hoàn cảnh bi thảm nhất, con người vẫn tha thiết được sống chính là nhờ vào một
niềm tin thiêng liêng và bất tử rằng tình thương nơi con người không bao giờ bị mất. Đây
mới là chỗ đến cao nhất của tư tưởng tác phẩm, là cốt lõi của tư tưởng tác phẩm.
Tiểu thuyết Tấm ván phóng dao là câu chuyện cuộc đời của những con người trôi
dạt phiêu linh tìm kiếm miếng cơm manh áo ở Nam Bộ một thời. Trong cuộc sống bộn
bề, tất bật áo cơm đâu đó vẫn hiện lên những giá trị tình cảm đạo lí cao đẹp.

2.2. Cảm thông với số phận của con người
Lấy cảm hứng chủ đạo là số phận con người, Tấm ván phóng dao đã khắc họa bi
kịch của những thành viên trong một gia đình sống bằng nghề xiếc rong rày đây mai đó ở
miền Nam những năm tạm chiếm. Tác phẩm viết về sự day dứt, dằn vặt đầy nhân tính
bằng giọng điệu ngậm ngùi chua chát. Cảm thương cho kiếp người lang thang, phiêu bạt
“tối đâu là nhà, ngả đâu là giường”, cuộc sống của họ trôi nổi trên những dòng sông, mái
nhà của gia đình là mui một chiếc ghe nhỏ. Trên dòng sông ấy con người được thiên
nhiên nuôi nấng qua ngày: “Trên bến dưới thuyền, cá mắm tôm cua vùng lục tĩnh Nam Bộ
bên cạnh con người” [tr12]. Nhưng họ lại chịu lắm thiệt thòi trong cuộc sống vô định,
con cái họ không được học hành tử tế, tương lai với họ là từ xa xỉ. Nhà văn thấm thía
cảnh sống của họ. Ông đồng cảm với những số phận cơ cực, cay đắng nghèo hèn của
những con người luôn khát khao kiếm tìm hạnh phúc. Dường như người diễn viên hài
18



Mạc Can đã lấy chính chất liệu cuộc đời mình, những mất mát, đau buồn của riêng mình
để viết thật cảm động về những phận đời.
Tác phẩm là những trải nghiệm về những trang đời đau thương của những con
người bất hạnh thể hiện qua hồi ức của một đứa con trai (nhân vật tôi) con chủ gánh xiệc
Sac Lô Trần. Tác giả như hoá thân vào nhân vật tôi, để trần tình những đau xót: “Mẹ đâu
có biết con rơi nước mắt vì những điều khổ tâm quá sức con, người mẹ bình thường nầy
nào đâu đã biết mình sinh ra một con người dị tật, nó có một trái tim quá lớn. Mưa vẫn
rơi vào những tháng mười với tiếng trống và trò phóng dao, bên bãi sông cuối chợ sáng
chiều, nỗi đau buồn trở lại bất cứ lúc nào trong cuộc đời sau nầy của tôi, một vở bi hài
kịch trúc trắc” [tr26]. Qua đó có thể cảm nhận được cả kiếp nhân sinh đầy đau khổ của
một lớp người nghèo hàng ngày phải âm thầm vượt qua biết bao những bi kịch đau đớn
để tồn tại. Viết ra những điều ấy, tác giả đã bộc lộ sự cảm thông về thân phận con người
qua giọng văn rưng rưng niềm thương cảm và cũng đầy xót xa day dứt.
Gia đình Sạc Lô Trần chính là đại diện tiêu biểu cho phận người lang thang, trôi
dạt: “Ở miền Nam vào tháng mười, thường có những cơn mưa như trút hết nước từ trên
trời xuống đất, đó là một mùa khắc nghiệt với dân gánh hát, phiêu bạt trong mưa và đói
rã ruột” [tr14]. Những thân phận trong Tấm ván phóng dao dường như đều cùng chung
cảnh ngộ, dù họ có cố gắng đến đâu thì cuộc sống của họ vẫn lâm vào gian khó, nhọc
nhằn. Người cha, một ông bầu gánh hát mang tên Nghệ Tinh, nhưng mãi cũng không
được thân vinh, cuối cùng phải sống bằng nghề nhổ răng dạo. Người mẹ nghèo luôn lo
nghĩ về tương lai của gia đình nên đã chắt mót những đồng tiền dành dụm trong con heo
đất để phòng khi gánh hát ế ẩm nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh nghèo. Những đứa con,
vì mưu sinh của gia đình, mỗi người phải chịu đựng nỗi đau riêng.
Gắn với màn biểu diễn có khả năng thu hút người xem và đem lại thu nhập cho
gánh hát nghèo là màn biểu diễn phóng dao của bộ ba bi kịch: người anh hai phóng dao,
đứa em gái nhỏ đứng trước tấm ván và anh ba ở phía sau vịn tấm ván. Đó là ba nhân vật
chính làm nên câu chuyện và chuyển tải cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Người anh hai
trong con mắt đứa em trai dị tật đẹp như “một vị hoàng tử” nhưng cũng phải chịu cảnh

đói khổ cùng cực như mọi người. Người anh điển trai này phải làm trò mua vui khán giả
bằng màn phóng dao đầy tài hoa. Công việc của anh hai hàng đêm là phải phóng những
lưỡi dao bén ngót về phía tấm ván mà ở đó có đứa em gái của mình đang đứng. Do công
việc quá nguy hiểm, anh phải tuân thủ một kỷ luật của riêng mình, một kỷ luật quá
nghiêm nhặt để phải thật tỉnh táo khi đối diện với nó. Và điều tối kỵ đối với anh là không
được mất tập trung dù chỉ là một phút. Có lẽ vì vậy mà bề ngoài anh có vẻ lạnh lùng, trầm
tĩnh, ít nói, có thể anh khổ tâm nhưng phải cố chịu đựng và “quen chịu đựng… khi nhìn
19


thấy nỗi khổ của người khác”. Anh luôn bị ức chế vì một điều gì đó và chỉ khi phóng
một lưỡi dao, anh mới thoát khỏi ức chế. Do đó anh dường như không có cả quyền để mơ
mộng. Thật không có gì tội nghiệp hơn khi anh không thể tìm kiếm cho mình một giấc
mơ giữa cuộc đời quá nhiều cay đắng: “Anh nghèo tới nỗi không có được một góc tư giấc
mơ, người nào mà không có một ít mơ mộng dù cho hão huyền, để tự an ủi mình, nó như
cái bánh ngọt ngào trong cõi đời quá đắng…”. Câu hỏi của anh đối với em trai của mình
thật lạ mà cũng biết bao xót xa thương cảm: “ Làm cách nào mà người ta tìm được một
vài giấc chiêm bao?” [tr52]. Không được quyền mơ mộng nhưng khi tìm được một tình
yêu riêng tư thì đó cũng là lúc bi kịch bắt đầu với anh. Đau buồn vì biết được gia đình
Phương, người anh yêu, bắt cô về nhà để lấy chồng, anh đã phân tâm khi phóng dao. Và
lần phân tâm duy nhất trong cuộc đời lãng tử phóng dao đã dẫn anh đến việc vô tình sát
thương em gái. Điều ấy đã để lại cho anh niềm ray rứt suốt đời khôn nguôi.
Bi kịch không chỉ đến với người anh hai mà còn đến cả cô đào phóng dao, cô em
gái đáng thương. Viết về bi kịch của đứa em gái tội nghiệp, giọng điệu kể chuyện của nhà
văn tràn đầy lòng thương cảm. Cô bé tội nghiệp vì cuộc mưu sinh của gia đình, ngay từ
nhỏ đã đứng trước tấm ván cho tới khi đã qua hết thời con gái. Cô đã trở thành một cô đào
cho một màn biểu diễn nguy hiểm đến tính mạng do chính anh hai thực hiện. Cuối cùng
cô đã bị lưỡi dao oan nghiệt chém vào sau gáy, nơi chứa nhiều ký ức, nhiều suy nghĩ nhất
nên về già những ký ức đó khi còn khi mất, phải sống cô đơn với bộ não trẻ con. Thường
xuyên đứng trước nguy hiểm, cô gái cũng biết sợ nhưng không ai có thể thay đổi vị

trí như đang chờ đợi tử hình của cô hàng đêm dưới ánh đèn sân khấu. Mọi chuyện rồi
cũng sẽ trở thành thói quen, chỉ có người trong cuộc mới hiểu thấu nỗi khổ, nỗi lo sợ hàng
đêm của mình mỗi lần tới màn biểu diễn phóng dao. Thường xuyên đứng trước nguy
hiểm, nên hình thể cô bé “khô cằn, không ra dáng thiếu nữ, ở tuổi mười bốn, mười lăm,
những đứa con gái khác đã trổ mã nhưng nó vẫn như đứa trẻ con, lại có vẻ “già” trước
tuổi” [tr50]. Công việc đã làm cho cô gái chỉ có đôi mắt là cử động như đang trông
chừng những lưỡi dao xé gió lướt về mình, còn toàn thân thì bất động. Sau đêm diễn kinh
hoàng, cô gái đã trúng lưỡi dao oan nghiệt của anh trai, người kể đã không khỏi ngậm
ngùi khi thấy em mình về già trông giống như “một đứa già cỗi suy dinh dưỡng, héo hắt,
gầy nhom” và đặc biệt là vẫn có bản năng né tránh mũi dao tưởng tượng có thể hướng về
mình:“ Bà chợt ngã người như né tránh những lưỡi dao từ cõi xa xăm nào đó bay trở lại
sáng lập lòe như những con đom đóm trong mắt bà. Tai bà nghe tiếng rè, tiếng kèn văng
vẳng. Bà Tư run rẩy đưa hai bàn tay ốm nhom đầy gân xương tới đàng trước. Như là bà
xua đuổi những lưỡi dao. Ông Ba cầm bàn tay em của ông, nó lạnh như một xác
chết”[tr174]. Nỗi lo sợ hàng ngày đã làm nên những thói quen trong sinh hoạt của cô
20


khiến cô gái lúc nào cũng ngồi trong bóng tối với xâu chuỗi cầu kinh. Chất giọng cảm
thương được thể hiện thật rõ nét khi tác giả miêu tả người em gái: “Nhưng em đã mất sự
bình thường, do em chưa bao giờ có niềm vui, chưa có một ngày hạnh phúc như đứa con
gái khác, em cảm thấy kỳ lạ mà người khác cũng nói em như vậy, em không thể sống gần
ai được, em biết mình cố chấp nhưng không thể khác, một ngày, một giờ nào mà chung
quanh có người em thấy tủi thân, phiền muộn, tại cái số em là vậy. Số em không cần sống
gần con người. em như một người bị bỏ quên, em sợ” [tr69]. Có lẽ chỉ người anh ba với
trái tim quá nhạy cảm mới hiểu rõ nỗi đau của cô nào phải chỉ là chuyện sát thương da
thịt. Đó là nỗi đau lớn hơn nhiều, nỗi đau trong tâm hồn, với câu hỏi mãi mãi nằm sâu
trong cõi im lặng mà nhiều lần muốn hỏi nhưng cô đã không dám hỏi mẹ: “ Sao em là
con gái của Mẹ mà Mẹ không nói một lời với Cha đừng để con mình đứng trước tấm ván
phóng dao, em không hiểu ?”[tr70]. Nhà văn thấu hiểu những cảm xúc tâm trạng của

nhân vật, hiểu cái điều mà nhân vật lo sợ “Không chỉ là sợ những lưỡi dao, em còn sợ
những người đang sống chung quanh em... mỗi đêm biểu diễn em nhìn thấy bao khuôn
mặt vô tình, những nụ cười và những tràng pháo tay, nhưng có gì vui khi nhìn một đứa
con gái trước những mũi dao” [tr68]. “Nỗi đau của riêng em không còn là chuyện bị sát
thương da thịt, nỗi đau lớn hơn nhiều, nó ở đâu nơi sâu thẳm như những hạt cát tội
nghiệp dưới lòng biển, nơi mà ngàn năm trước triệu năm sau, có khi nào ánh mặt trời soi
rọi tới, nó là một cõi im lặng trầm ngâm vĩnh hằng” [tr70].
Nhân vật anh Ba tuy chỉ là người đứng sau tấm ván, nhưng ẩn sâu trong lòng nhân
vật này là một nổi đau khổ, dằn vặt. Suốt cuộc đời thơ bé đến lúc trưởng thành, anh Ba
gắn liền với tấm ván. Nó là bạn, là chiếc giường ngủ, nó còn là món nợ đời. Nó đem đến
cho anh những giây phút êm đềm khi thả nó xuống nước tập bơi. Nó cũng đem đến cho
anh những giấc mơ đẹp được đến trường khi anh ngả lưng xuống nó trong những đêm
lạnh. Nhưng nó còn là nỗi ám ảnh triền miên trong anh. Lưng anh như gù đi vì luôn luôn
phải vác món nợ truyền kiếp này đến mức anh không lớn nổi dù năm tháng có đi qua.
Anh sợ nhất là khi hàng đêm phải đứng sau nó vịn cho anh trai phóng những lưỡi dao
sáng loáng về phía đứa em gái tội nghiệp. Cũng như em gái, lúc nào anh cũng có những
hành động bản năng như muốn đỡ những lưỡi dao vô hình nào đó đang hướng về phía
mình. Thương em gái, nhiều lần anh muốn nói với cha cái điều anh luôn chất chứa trong
lòng như một ám ảnh triền miên về bi kịch đau thương có thể sẽ xảy ra và muốn khuyên
cha bỏ nghề. Nhưng anh đã không nói được điều ấy để rồi cứ hàng đêm phải chứng kiến
cảnh những lưỡi dao nguy hiểm phóng về phía em gái trong nỗi đau xót đứt ruột của
chính mình và cả trong những dằn vặt đau thương: “ Giờ đây tôi đã biến thành kẻ lưu đày
u tối, trong tiềm thức, tâm linh tôi như sương khói, nó cho thấy tôi là kẻ tội đồ, một kẻ thủ
21


ác”[tr40]. Cứ mỗi lần nhìn tấm ván phóng dao, đứng vịn nó hàng đêm trong màn biểu
diễn của người anh, anh đều cảm nhận dường như nó cũng mang đầy thương tích như nỗi
đau của con người, nỗi đau cứ trở đi trở lại trong suốt cuộc đời của anh. Những câu hỏi
“tại sao” cứ lặp đi lặp lại như những lời tự vấn đau thương và cuối cùng lắng đọng lại

thành những suy tư day dứt về thói vô tâm của người đời. Người ta hoàn toàn có thể kéo
khách bằng màn phóng dao nguy hiểm để đảm bảo sự sống cho nhiều người bất chấp
nguy hiểm có thể đến với cô em gái. Giọng văn như nghẹn lại một nỗi xót thương, ngậm
ngùi. Ở đây tâm trạng của tác giả như nhập làm một với tâm trạng nhân vật rung lên
những xúc cảm từ tận sâu thẳm tâm hồn. Chính sức mạnh của sự đồng cảm sâu sắc đó đã
làm cho người đọc khó phân biệt được rạch ròi đâu là giọng người kể, đâu là giọng nhân
vật. Vì thế nhân vật của Mạc Can luôn tạo được ám ảnh sâu sắc trong lòng người đọc.
Lấy cảm hứng từ nỗi đau của thân phận con người nên có thể thấy toàn bộ câu
chuyện được kể với một âm hưởng chung thấm thía nỗi xót xa thương cảm. Đó là âm
hưởng của tiếng chuông buồn rưng rưng, cứ rủ rỉ ngân nga trong từng lời kể của người
trần thuật, chen vào giữa cảm xúc của nhân vật anh Ba và thấm thía vào cả những lời độc
thoại của cô em gái cô đơn khi về già chỉ biết tự tình với với chiếc lá, với con mèo
già:“Mỗi ngày em ăn nửa chén cơm với miếng dưa chuột, trái chuối hay cọng rau, tới
bây giờ em vẫn không hiểu, sao em là con gái của Mẹ, mà Mẹ không nói một lời với Cha
đừng để con mình đứng trước tấm ván phóng dao? Nỗi đau của riêng em không còn là
chuyện sát thương da thịt, nỗi đau lớn hơn nhiều, nó ở đâu nơi sâu thẳm như những hạt
cát tội nghiệp dưới lòng biển, nơi mà ngàn năm trước triệu năm sau, có khi nào ánh mặt
trời soi rọi tới, nó là một cõi im lặng, trầm ngâm vĩnh hằng”[tr70]. Ngoài ra, Mạc Can
còn miêu tả hiện thực cuộc sống mưu sinh, chiến tranh, bạo lực,…bằng những mẩu văn
đằm thắm chất thơ như thế điểm xuyết suốt các trang hồi ức. Tất cả được làm dịu lại, đỡ
bị chói gắt, nhường chỗ cho tâm trạng hiển hiện, giữ vai trò điều hoà. Toàn bộ tiểu thuyết
dịu dàng một chất thơ u buồn hướng về số kiếp tàn lụi của dăm bảy phận người. Nên nó
phả vào lòng ta một niềm thương cảm rưng rưng. Có thể nói trong cái nhìn về cuộc sống,
Mạc Can luôn hướng cái nhìn đến với các nhân vật trong sáng tác bằng sự thấu hiểu và
cảm thông đến với những phận người nhỏ bé, những con người không được may mắn
trong cuộc đời. Ở mỗi nhân vật, Mạc Can xây dựng mang một nổi buồn khác nhau không
nổi buồn nào giống với nổi buồn nào nhưng luôn thường trực và day dứt tâm hồn họ. Đặt
bản thân vào nổi đau của người khác để hiểu nhiều hơn những gì mà học đang phải gánh
chịu. Đây cũng là cái nhìn mang tính đầy nhân đạo của nhà văn trẻ Mạc Can thể hiện trọn
vẹn và sâu sắc trong tác phẩm của mình.


22


Gấp lại tiểu thuyết Tấm ván phóng dao, người đọc không tránh khỏi cảm giác băn
khoăn, thương cảm. Một câu chuyện thật cảm động về kiếp nhân sinh đầy đau khổ của
con người Nam Bộ ở một giai đoạn đã qua, trong cuộc mưu sinh để tồn tại. Nghĩ về cuốn
sách, liên tưởng đến những gì đã đọc, cứ ngỡ rằng nhà văn đã vắt đến tận cùng những
cảm xúc sâu xa trong tâm hồn của mình để phả vào đó niềm rưng rưng thương cảm cho số
phận của con người.

2.3. Phê phán sự xuống cấp đạo đức của con người
Tiểu thuyết Tấm ván phóng dao đã đưa người đọc về một thời đã qua ở vùng đất
Nam Bộ vào những năm tháng đầy khó khăn. Truyện kể về một gia đình với gánh hát
“xiệc” sống phiêu linh như một kiếp “lục bình trôi nổi” trong hành trình tha phương cầu
thực tìm kiếm miếng cơm manh áo. Mạc Can đã khắc họa những mãng đen tối trong xã
hội thông qua số phận của hầu hết những nhân vật đều đầy bi kịch.
Chính xã hội đồng tiền đã đẩy con người vào cuộc sống mưu sinh vô cùng khó
khăn, vất vả trong lời kể của nhân vật anh Ba về chính cuộc đời và những người thân của
mình: “Thời thơ ấu của tôi, của anh em tôi cứ vậy, chầm chậm trôi theo những dòng sông
vui buồn, trong cơ khổ đói khát, với hoàn cảnh riêng biệt không giống ai…”[tr26]. Cuộc
sống gia đình như thế đã để lại trong mỗi đứa con những bi kịch và nỗi đau riêng suốt từ
lúc trí óc non nớt đến cả lúc trưởng thành. Có ai biết rằng chính cuộc sống mưu sinh đó
đã có khả năng tàn phá con người, khiến họ phải chịu đựng những nỗi khổ tâm không
phút nào nguôi trong lòng. Vì để thu hút người xem và đem lại thu nhập cho gánh hát mà
mọi người trong đoàn không mảy may quan tâm đến an toàn của cô đào đứng trước tấm
ván: “Trên con đường mà tôi lường trước được rằng thảm họa sẽ kéo ngang qua, không
ít người bàng quan, nó lại có vẻ hài hước, đa phần người ta sẽ đứng nhìn sự việc như một
trò đùa, mà nếu có hậu đi chăng nửa cũng không phải phần mình, trong cảnh hiểm nghèo
dành cho kẻ khác, không thiếu chuyện cười ra nước mắt” [tr87]. Nhưng biết làm sao

được khi: “Chỗ của em tôi quan trọng cho sự sống còn của nhiều cái bao tử, hoàn toàn vì
mục đích kiếm tiền, không có gì thay đổi cho được” [tr129]. Người đời cũng thật đáng sợ
khi xem trò phóng dao nguy hiểm đó như một thứ tiêu khiển, họ cười hả hê và tặng cho
những tràng pháo tay nồng nhiệt: “Người mua vé cũng ác, họ thú vị tặng cho các nghệ sĩ
những tràng pháo tay nồng nhiệt” [tr129]. Sự bàng quan ấy còn đến ngay cả chính cha
mẹ của cô Tư khiến cho người đọc không khỏi nghẹn ngào trước sự vô tâm của bậc làm
cha làm mẹ đã đẩy cô Tư rơi vào bi kịch: “Tới bây giờ em vẫn không hiểu, sao em là con
gái của mẹ, mà mẹ không nói một lời với cha đừng để con mình đứng trước tấm ván
phóng dao, em không hiểu ?” [tr70]. Chỉ duy nhất nhân vật anh Ba là người quan tâm
đến nỗi đau của em gái mình. Những câu hỏi “tại sao” cứ lặp đi lặp lại như những lời tự
23


vấn đau thương và cuối cùng lắng đọng lại thành những suy tư day dứt về thói vô tâm của
người đời. Nhân vật nhận ra rằng “Sự vô tâm, bàng quan, ẩn náu trong từng con người,
như một con vi trùng, hay con rắn nằm êm dưới lớp lá mục, khi nào có cơ hội, thế nào
cũng bùng phát, chẳng khác gió với lửa” [tr131], và đôi khi sự vô tâm ấy có thể thỏa hiệp
với cái xấu, cái ác để dẫn con người yếu thế đến bi kịch. Nhà văn Mạc Can trăn trở trước
sự xuống cấp của đạo đức con người. Con người xã hội ấy trở nên thực dụng hơn, sòng
phẳng hơn, thô bạo và lãnh lẽo hơn. Tình trạng vô cảm trước nỗi đau, nỗi thiệt thòi, mất
mát của con người là có thật, và đã đến lúc trầm trọng.
Ngoài ra, bức tranh xã hội trong tiểu thuyết hiện lên vô cùng loạn lạc và đầy bạo
lực bởi sự rối loạn của tình hình chính trị và tha hóa trong nhân cách con người. Ta bắt
gặp những tên lưu manh mà tác giả gọi là “thằng dịch vật” trong tác phẩm. Những tên
lưu manh không màng đến tính mạng người khác, nhiễu nhương trong xã hội dưới thời
chính quyền cũ: “Trong số những tay anh chị đó có một tên ít ai dám đến gần, anh ta
thường được gọi là cái tên chướng tai “thằng dịch vật” đó là một người đàn ông thấp
lùn, vai ngang, mặt rỗ hoa, đôi mắt lúc nào cũng đỏ như tôm luộc. Anh ta có một cái tật
khủng khiếp, lúc nào nhậu tới chỉ là khóc, rồi thế nào trăm lần như một thế nào cũng rút
chốt quả lựu đạn bỏ vô cái ly cối khiến cho mọi người sợ hãi bỏ chạy tán loạn, “thằng

dịch vật” hung hăng và hám gái, xuất diễn nào anh ta cũng vô coi cọp hay lên hẳn sân
khấu, đứng cạnh cánh gà lấp ló ngây dại coi vũ “sexy”. “Thằng dịch vật”bước tới xô bà
Trần qua một bên, nó vẫy tay ra lịnh cho đám thuộc hạ xông vào rạp…”[tr137]. Chúng
còn đuổi giết cả Điệp khi anh không cho vô rạp coi cọp: “- Mấy anh vô coi phải có vé
chứ, vô như nầy gánh hát lấy gì mà sống. Lập tức cả bọn vây quanh Điệp, một người cầm
dao răng cưa chặt nước đá chém ngay vào đầu Điệp…” [tr137], “ “Thằng dịch vật” vừa
đánh vừa đá, xô đẩy anh lê lết trên cầu, mưa bỗng rơi lộp bộp trên những mái tôn, câu
chuyện này diển ra nhanh và ngắn gọn như không…” [tr138].
Thông qua tiểu thuyết Tấm ván phóng dao nhà văn đã có những quan điểm thẳng
thắng mong muốn cải tạo xã hội. Đó là hành động của nhân vật “tôi” khi cố gắng khuyên
mọi người từ bỏ trò phóng dao nguy hiểm. Đồng thời thẳng thắng phơi bày bức tranh xã
hội, phê phán sự xuống cấp đao đức của con người.

24


CHƯƠNG 3:
NGHỆ THUẬT GÓP PHẦN THỂ HIỆN
GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG TIỂU THUYẾT TẤM VÁN PHÓNG DAO
CỦA MẠC CAN
3.1. Kết cấu
Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm. Nó
là sự sắp xếp các yếu tố, các tình tiết để thành nội dung của tác phẩm theo một chiều
hướng tư tưởng nhất định. Kết cấu là một trong những yếu tố quan trọng để làm nên
sức hút của tác phẩm. Xây dựng một câu chuyện thì cần phải theo trình tự, có sự mạch
lạc. Cái chính là phải làm như thế nào để chi tiết này liên kết với chi tiết kia. Tạo nên
sự lôi cuốn và kịch tính. Kết cấu trong tác phẩm văn học rất phong phú và đa dạng. Nó
có thể chịu sự qui định của thể loại (kết cấu tác phẩm tự sự và kịch với kết cấu tác
phẩm trữ tình) của từng giai đoạn lịch sử khác nhau (có những hình thức kết cấu chỉ
tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhưng sau đó lại bị loại bỏ hoặc ít sử dụng và thay

vào đó là một kết cấu mới phù hợp với giai đoạn lịch sử mới)... Vì vậy, khó có thể xác
định những hình thức kết cấu nếu thoát li thực tế sáng tác. Tuy nhiên, ở đây có thể tìm

25


×