Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.91 KB, 5 trang )

CÁC RỦI RO PHÁP LÝ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN VÀ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG
Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, đặc biệt là trong các hoạt động thương mại quốc
tế, những rủi ro pháp lý trong việc ký kết, thực hiện hợp đồng thường để lại những
hậu quả nặng nề khó khắc phục, không chỉ mất nhiều thời gian mà còn tốn kém nhiều
công sức, tiền của để khắc phục những thiệt hại đó. Sau đây là một số lưu ý khi thực
hiện kí kết hợp đồng để giảm thiểu rủi ro trong quá trình soạn thảo và đàm phán.
I. Một số rủi ro pháp lý trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại
1. Các rủi ro pháp lý thường gặp về soạn thảo hợp đồng thương mại
Soạn thảo hợp đồng là một bước rất quan trọng, chẳng thế mà người ta quan
niệm bên nào được quyền soạn thảo hợp đồng – bên ấy chiếm ưu thế. Tuy nhiên, hợp
đồng cũng là con dao hai lưỡi, nếu bất cẩn, hoàn toàn bên soạn hợp đồng cũng phải
gánh chịu những rủi ro, thậm chí là rủi ro rất lớn.
Rủi ro trong quá trình soạn thảo hợp đồng thường gặp gồm những rủi ro:
-

Rủi ro do thiếu thẩm định năng lực tài chính, uy tín của đối tác;

-

Rủi ro do vô hiệu hợp đồng (vô hiệu về hình thức và nội dung);

-

Rủi ro do các điều khoản của hợp đồng không chặt chẽ;

-

Rủi ro do thỏa thuận điều khoản về giải quyết tranh chấp;

-



Rủi ro do không am hiểu thông lệ kinh doanh quốc tế khi soạn thảo hợp

đồng thương mại quốc tế;
2. Các rủi ro pháp lý thường gặp trong quá trình đàm phán
Đám phán là hành vi hay quá trình, trong đó các bên tiến hành thương lượng,
thảo luận về các mối quan tâm chung và những điểm bất đồng, để đi đến 1 thỏa thuận
thống nhất.
Các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đàm phán vì những nguyên nhân:
- Thiếu thông tin của đối tác; môi trường văn hóa, chính trị - pháp luật;
- Chuyên môn yếu: người tham gia đàm phán không được trang bị đầy đủ kiến
thức chuyên môn về vấn đề thương thảo;


- Ngoại ngữ yếu khi tham gia đàm phán thương mại quốc tế;
- Không hiểu biết đầy đủ về hàng hóa – dịch vụ - công việc giao kết;
- Kỹ năng đàm phán, kỹ năng giao tiếp: không khéo léo trong việc đàm phán
với đối tác.
II. Một số biện pháp phòng tránh rủi ro pháp lý pháp lý trong quá trình đàm
phán và soạn thảo hợp đồng
1. Trước khi ký kết hợp đồng
1.1. Tìm hiểu kỹ, đầy đủ các quy định của pháp luật về hợp đồng và các quy định
có liên quan đến giao dịch khi ký kết, thực hiện hợp đồng
Việc làm này rất cần thiết bởi lẽ nó đảm bảo cho việc ký kết hợp đồng, nội dung
thỏa thuận luôn đúng pháp luật, sẽ đảm bảo giá trị pháp lý của hợp đồng và hạn chế
được những rủi ro do hợp đồng trái pháp luật gây ra.
Việc tìm hiểu kỹ pháp luật sẽ cho phép quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng
luôn thận trọng, chính xác, đạt độ chuẩn cao và như vậy sẽ có thể loại trừ được việc
lợi dụng các sơ hở của bên đối tác để vi phạm hợp đồng.
Vì vậy việc tìm hiểu kỹ toàn diện các quy định của pháp luật về hợp đồng và có

liên quan đến lĩnh vực mà mình tham gia giao dịch là điều cần làm đầu tiên, có ý
nghĩa hết sức quan trọng.
1.2. Tìm hiểu kỹ đối tác trước khi chính thức đặt bút ký kết hợp đồng
Biết người biết ta trăm trận trăm thắng, chính vì vậy mà càng hiểu rõ đối tác
bao nhiêu, càng có lợi bấy nhiêu. Việc tìm hiểu kỹ đối tác sẽ cho phép đánh giá được
khả năng, sự tín nhiệm, những hạn chế của đối tác, từ đó sẽ có sự lựa chọn cần thiết là
có nên hợp tác hay ký kết hợp đồng với họ hay không?
Việc làm này là hoàn toàn cần thiết vì chẳng những bạn có thể loại trừ hoặc hạn
chế đến mức tối thiểu rủi ro khi ký hợp đồng mà còn tạo cơ hội cho công việc của
luôn phát triển vững chắc.
1.3. Nhờ luật sư, luật gia hoặc người có kinh nghiệm về lĩnh vực giao kết hợp
đồng, tư vấn trong lĩnh vực soạn thảo hợp đồng


Không phải ngẫu nhiên mà ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì tổ
chức luật sư, luật gia cũng phát triển và vai trò của luật sư, luật gia trong đời sống xã
hội nói chung và trong các hoạt động kinh doanh - thương mại và giao dịch dân sự trở
nên rất quan trọng (ở nước Mỹ có trên một triệu luật sư).
Việc nhờ luật sư, luật gia cố vấn từ khi soạn thảo, ký kết hợp đồng có ý nghĩa
rất quan trọng, có thể được xem là một biện pháp hữu hiệu.
Luật gia, luật sư là những người có chuyên môn về pháp luật, có khả năng sử
dụng kiến thức pháp lý và vận dụng các quy định pháp luật để giúp người tham gia
giao dịch dân sự, kinh doanh – thương mại soạn thảo một hợp đồng đạt được yêu cầu
và khi ký kết thì các bên có thể vững tin. Tất nhiên, luật sư, luật gia ấy phải là người
có chuyên môn, kinh nghiệm, đáng tin cậy.
Với sự giúp đỡ của luật sư, luật gia thì người tham gia giao dịch dân sự, kinh
doanh – thương mại có thể yên tâm là mình đang ở trong một hành lang pháp lý an
toàn.
2. Trong quá trình soạn thảo hợp đồng
Bằng việc hiểu rõ đối tác, hàng hóa – dịch vụ - công việc của hợp đồng, nắm rõ

các quy định của pháp luật và sự hỗ trợ cố vấn của Luật sư, hợp đồng thương mại đã
có thể bắt đầu được bắt tay vào soạn thảo. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro không đáng
có sau khi tất cả đã “giấy trắng mực đen”, “bút sa gà chết”, khi soạn thảo hợp đồng
vẫn cần phải chú ý những điểm sau đây:
- Về nguồn pháp luật điều chỉnh và có liên quan đến nội dung của hợp đồng:
Phần này các bên thường đưa ra các căn cứ làm cơ sở cho việc thương lượng, ký kết
và thực hiện hợp đồng; có thể là văn bản pháp luật điều chỉnh, văn bản uỷ quyền, nhu
cầu và khả năng của các bên. Trong một số trường hợp, khi các bên lựa chọn một văn
bản pháp luật cụ thể để làm căn cứ ký kết hợp đồng thì được xem như đó là sự lựa
chọn luật điều chỉnh. Ví dụ: một doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng
hoá với một doanh nghiệp nước ngoài mà có thoả thuận là: Căn cứ vào Bộ luật dân sự
2005 và Luật thương mại 2005 của Việt Nam để ký kết, thực hiện hợp đồng thì hai
luật này sẽ là luật điều chỉnh đối với các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và


giải quyết tranh chấp (nếu có). Do đó cũng phải hết sức lưu ý khi đưa các văn bản
pháp luật vào phần căn cứ của hợp đồng, chỉ sử dụng khi biết văn bản đó có điều
chỉnh quan hệ trong hợp đồng và còn hiệu lực.
Bên cạnh đó, những người liên quan trực tiếp đến quá trình soạn thảo, đàm
phán hợp đồng còn phải rà soát, lưu ý đến toàn bộ những văn bản pháp luật có liên
quan đến nội dung, lĩnh vực của hợp đồng.
- Bảo đảm về mặt hình thức của hợp đồng: Trước hết về hình thức hợp đồng
phải được bảo đảm đúng pháp luật. Những loại hợp đồng nào được pháp luật quy định
lập thành văn bản thì phải triệt để tuân thủ. Nếu có quy định phải đăng ký (như đối
với các giao dịch bảo đảm) hoặc công chứng, chứng thực thì bắt buộc phải thực hiện.
Thêm vào đó, dù luật không quy định thì cũng nên xác lập hợp đồng bằng văn bản để
tăng tính đảm bảo của hợp đồng.
- Nội dung của hợp đồng phải chặt chẽ, đầy đủ nội dung cơ bản và ngôn
ngữ phải chính xác:
+ Chủ thể: các bên trong hợp đồng phải hết sức lưu ý đến địa vị pháp lý của

người được đại diện uỷ quyền, phạm vi được uỷ quyền nhằm tránh tình trạng có tranh
chấp sau này do việc ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm
quyền hoặc vượt quá phạm vi đại diện uỷ quyền.
+ Ngôn ngữ, văn phong: bảo đảm ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, văn phong phải
mạch lạc dễ hiểu và không hàm chứa nhiều nghĩa, tức là chỉ được hiểu một nghĩa mà
thôi.
+ Giải thích thuật ngữ: Hợp đồng thương mại là một dạng hợp đồng không chỉ
chịu sự điều chỉnh của pháp luật mà còn bị ảnh hưởng bởi các thói quen thương mại,
thông lệ, tập quán và pháp luật quốc tế, có nhiều nội dung hợp đồng như hợp đồng
nhượng quyền thương mại, hợp đồng thuê hàng hoá v.v… là những hợp đồng mang
tính chất chuyên ngành cao, nội dung phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên
ngành đặc thù. Để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng một cách thuận lợi, thì việc đưa
ra các khái niệm cho những nội dung cần được hiểu và áp dụng thống nhất, khoa học
là là cần thiết nhằm tránh tình trạng có phát sinh xung đột, tranh cãi giữa các bên về


cách hiểu của nội dung đó cũng như kiểm soát được tình trạng áp dụng tuỳ tiện các
điều khoản của hợp đồng gây ra tình trạng phá vỡ hợp đồng.
+ Để phòng tránh rủi ro ở mức tối thiểu, trong hợp đồng lúc nào cũng cần phải có
Điều khoản quy định về phạt vi phạm; trường hợp bất khả kháng và cơ chế giải quyết
tranh chấp.
Phạt vi phạm là một loại chế tài do các bên tự lựa chọn, nó có ý nghĩa như một
biện pháp trừng phạt, răn đe, phòng ngừa vi phạm hợp đồng, nhằm nâng cao ý thức
tôn trọng hợp đồng của các bên.
Bất khả kháng là sự kiện pháp lý nảy sinh ngoài ý muốn chủ quan của các bên,
ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng đã ký. Đây là các trường hợp thường
gặp làm cho một hoặc cả hai bên không thể thực hiện được hoặc thực hiện không
đúng các nghĩa vụ của mình.Trên thực tế, nếu không thoả thuận rõ về bất khả kháng
thì rất dễ bị bên vi phạm lợi dụng bất khả kháng để thoái thác trách nhiệm dẫn đến
thiệt hại cho bên bị vi phạm.

Điều khoản giải quyết tranh chấp: Đối với việc lựa chọn giải quyết tại Trọng
tài hay tại Toà án thì thoả thuận phải phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Biện pháp phòng tránh rủi ro khi đàm khán hợp đồng
- Soạn thảo Dự thảo hợp đồng trước khi đàm phán: Nó giống như một bản kế hoạch
cho việc đàm phán, khi có một dự thảo tốt coi như đã đạt 50% công việc đàm phán và
ký kết hợp đồng. Nếu bỏ qua bước 1 chỉ đàm phán sau đó mới soạn thảo hợp đồng thì
giống như vừa xây nhà vừa vẽ thiết kế, nên thường dẫn đến thiếu sót, sơ hở trong hợp
đồng, đặc biệt đối với những thương vụ lớn.
- Chuẩn bị năng lực cho người tham gia đàm phán: Người đi đàm phán mang yếu
tố quyết định đến sự thành bại của thương vụ. Chính vì vậy, khi tham gia đàm phán,
người đàm phán phải có kiễn thức chuyên môn, kiến thức thực tế vững chắc. Bên cạnh
đó, kỹ năng giao tiếp khéo léo và tâm lỹ vững vàng luôn là điều cần phải có.



×