Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Phát triển nghề Thủ công mỹ nghệ ở Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (953.75 KB, 104 trang )

PHÁT TRIỂN NGHỀ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa, các nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) nói chung và các nghề thủ công

uế

mỹ nghệ (TCMN) nói riêng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh

tế
H

tế xã hội và truyền thống văn hóa của nước ta. Trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển
của các ngành TCMN trong TTCN gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, gìn giữ
và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

h

Đối với nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì vai trò của các nghề

in

TCMN có ý nghĩa hết sức quan trọng, đây là nhóm nghề tạo tiền đề quan trọng trong

cK

cho sự phát triển của địa phương nói riêng và cả nước nói chung. TTCN nói chung và
TCMN nói riêng tồn tại và phát triển như một bộ phận không thể tách rời của nền kinh
tế của các địa phương và cả nước. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương hỗ trợ



họ

và phát triển của Đảng và Nhà nước, các ngành nghề, làng nghề TTCN nói chung và
TCMN nói riêng ở nước ta đã và đang được khôi phục và phát triển. Hiện nay, tỷ lệ

Đ
ại

người ở trong độ tuổi lao động đang có xu hướng gia tăng, vì vậy việc giữ gìn và phát triển
văn hóa truyền thống đồng thời giải quyết việc làm cho các đối tượng này đang cần
đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, phát triển TCMN góp phần tạo nhiều việc làm cho lao
động sẵn có ở địa phương cũng như tận dụng được khả năng của người già, trẻ em,

ng

người khuyết tật. Phát triển TCMN sẽ thu hút được nhiều lao động, tạo nhiều công ăn
việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đảm bảo phúc lợi xã hội và hỗ trợ công tác

ườ

“xóa đói giảm nghèo”. Từ đó có thể giúp địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, góp phần phát

Tr

triển nông thôn mới bền vững, công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thành phố Huế là một trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của vùng kinh tế

trọng điểm miền trung. Đây là nơi đã gắn bó với truyền thống lịch sử lâu đời, tồn tại

nhiều nét văn hóa của cố đô, gắn với những đặc điểm chung về lịch sử, truyền thống,
văn hóa của đất kinh đô nên Thành phố Huế có những nét nổi bật để phát triển kinh tế
xã hội. Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài việc phát triển các nghề TCMN luôn gặp
nhiều khó khăn, hạn chế do sự biến động của thị trường, cơ chế quản lý, thu nhập giảm
1


và đặc biệt là khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài luôn gặp hạn chế. Để khắc phục
những khó khăn trên chính quyền địa phương luôn khuyến khích, tạo điều kiện để phát
triển các ngành nghề truyền thống như nghề Đúc đồng ở Phường Đúc, Thêu ren ở
Thuận Hòa…Bên cạnh việc khôi phục lại các làng nghề còn chú trọng phát triển nghề
gắn với du lịch tạo điều kiện quảng bá thương hiệu của làng nghề. Trong những năm

uế

gần đây, việc phát triển TCMN đã mang lại diện mạo mới cho cuộc sống của người
dân, tạo nên bức tranh sống động của địa phương làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế

tế
H

xã hội.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì sự phát triển TTCN nói chung và
TCMN nói riêng gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại như: hầu hết các cơ sở sản xuất
đều tổ chức nhỏ lẻ phát triển theo hộ gia đình, thiếu liên kết, kém hiệu quả, cơ sở vật

h

chất nghèo nàn, lạc hậu, không đảm bảo vệ sinh môi trường, khả năng thu hút đầu tư


in

thấp. Về mẫu mã sản phẩm đơn điệu, chưa hấp dẫn, chất lượng sản phẩm còn hạn chế.

cK

Sản xuất hàng TCMN mang tính tự phát, thiếu quy hoạch tổng thể và định hướng phát
triển dài hạn. Chính sách hỗ trợ chưa đạt hiệu quả cao, chưa tạo được tiền đề vững
chắc cho sự phát triển bền vững của ngành tiểu thủ công nghiệp.

họ

Vì vậy cần có định hướng và giải pháp cần thiết để phát triển TCMN bền vững
và toàn diện.

Đ
ại

Nhằm góp phần hoàn thiện những vấn đề có tính chất lý luận và thực tiễn về
phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn Thành phố Huế, xác định những
hướng đi phù hợp trong tiến trình phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế hộ gia đình,
tôi đã chọn đề tài: “Phát triển nghề Thủ công mỹ nghệ ở Thành phố Huế, tỉnh

ng

Thừa Thừa Thiên Huế” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.

ườ


1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mục tiêu chung: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài, đánh

Tr

giá thực trạng, khóa luận đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nghề thủ công mỹ nghệ
ở thành phố Huế.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nghề thủ công mỹ
nghệ ở Việt Nam;
+ Đánh giá thực trạng một số nghề thủ công mỹ nghệ điển hình ở Thành phố
Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế;
2


+ Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát triển nghề thủ công mỹ nghệ ở
Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn Thành phố Huế,

- Phạm vi nghiên cứu:

tế
H

+ Về không gian: thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

uế

tỉnh Thừa Thiên Huế.


+ Về thời gian: số liệu thứ cấp được thu thập từ giai đoạn 2008-2012; số liệu
sơ cấp được điều tra vào tháng 3 năm 2014 về tình hình sản xuất kinh doanh của các

h

cơ sở đến thời điểm điều tra.

in

+ Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu 5 nghề đại diện: Mộc mỹ nghệ,

cK

Thêu ren, Đúc đồng, Sơn mài, Mây tre - đan lát.
1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

họ

1.4.1. Phương pháp luận

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch được sử dụng xuyên suốt

Đ
ại

trong quá trình nghiên cứu của đề tài.

1.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể


ng

1.4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Đối với số liệu thứ cấp: được thu thập qua các sách tham khảo, trang web của

ườ

tổng cục thống kê, các bài báo, tạp chí chuyên ngành, niên giám thống kê của Cục
thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, các số liệu của Phòng Kinh tế thành phố Huế, các báo

Tr

cáo tổng kết, các bản quy hoạch về phát triển nghề TCMN của thành phố Huế qua các
năm.
- Đối với số liệu sơ cấp: được tiến hành bằng phương pháp điều tra phỏng vấn

thông qua bảng hỏi. Cách tiến hành điều tra tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh các sản phẩm của nghề thủ công mỹ nghệ.

3


- Phương pháp điều tra: tiến hành sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu
nhiên theo danh sách đã được cung cấp từ Phòng Kinh tế thành phố Huế. Số lượng
mẫu điều tra bao gồm:
+ Mộc mỹ nghệ: 40

uế

+ Thêu ren: 40


+ Kim hoàn: 40
+ Mây tre - đan lát: 40

h

1.4.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

tế
H

+ Đúc đồng: 40

in

Số liệu được thu thập sẽ được tổng hợp, tính toán dựa trên các tiêu chí được đưa

cK

ra như quy mô về vốn sản xuất, số lượng lao động, chi phí sản xuất… để phân tích về
kết quả và hiệu quả của các nhóm nghề khác nhau.

họ

1.4.2.3. Một số phương pháp phân tích khác

Bên cạnh những phương pháp đã nêu trên, để thực hiện nghiên cứu đề tài này
tôi cũng sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp chuyên gia chuyên khảo,

Đ

ại

phương pháp phân tích tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, thống kê so sánh.
1.5. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo, phần phụ lục và

ng

phần mục lục, đề tài gồm có ba chương:

ườ

Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển nghề thủ công mỹ nghệ.
Chương 2: Thực trạng phát triển nghề thủ công mỹ nghệ ở thành phố Huế, tỉnh Thừa

Tr

Thiên Huế.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển nghề thủ công mỹ nghệ ở thành phố
Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NGHỀ THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ
1.1. Những vấn đề chung về phát triển nghề thủ công mỹ nghệ
1.1.1. Khái niệm


uế

1.1.1.1. Nghề thủ công truyền thống
Có rất nhiều tên gọi khác nhau để chỉ nghề TCTT ở nước ta như : nghề truyền

tế
H

thống, nghề cổ truyền, nghề thủ công, nghề phụ, nghề tiểu thủ công nghiệp… Và cho
đến nay, cũng đã tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về nghề TCTT.
* Theo các nhà sử học Việt Nam hiện nay thì :

h

Nghề TCTT bao gồm những ngành nghề phi nông nghiệp có từ trước thời thuộc

in

Pháp còn tồn tại cho đến ngày nay. Nghề TCTT còn bao hàm cả những ngành nghề đã
được cải tiến hoặc sử dụng cả những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng

Việt Nam. [8]

cK

phải tuân thủ công nghệ truyền thống, thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của dân tộc

họ

* Theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về “Phát triển ngành nghề nông thôn”:

Nghề TCTT là nghề được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có

Đ
ại

tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai
một, thất truyền [14].

* Theo Th.s.Bùi Văn Vượng :

ng

Đối với những ngành nghề được xếp vào nghề TCTT, nhất thiết phải có các yếu

ườ

tố sau :

+ Đã hình thành, tồn tại và phát triển lâu đời ở nước ta;

Tr

+ Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề;
+ Có nhiều thế hệ nghệ nhân tài hoa và đội ngũ thợ lành nghề;
+ Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam;
+ Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, trong nước hoàn toàn hoặc chủ yếu nhất;
+ Sản phẩm tiêu biểu và độc đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng rất cao,

vừa là hàng hóa vừa là sản phẩm văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các
5



di sản văn hóa của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
+ Là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng góp
đáng kể vào ngân sách Nhà nước. [8]
Từ những quan niệm trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Nghề TCTT là những
ngành nghề sản xuất chủ yếu bằng thủ công, dựa vào kỹ thuật và công nghệ truyền

uế

thống là chủ yếu và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần đáng kể
vào tăng thu nhập, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của người dân địa

tế
H

phương.
1.1.1.2. Ngành nghề thủ công mỹ nghệ

Ngành nghề thủ công mỹ nghệ là một bộ phận quan trọng của ngành thủ công

h

truyền thống. Ngành nghề TCMN có vai trò rất lớn trong quá trình phát triển ngành

in

nghề TCMN của Việt Nam, sản phẩm của ngành thủ công mỹ nghệ là loại sản phẩm

cK


nghệ thuật, kết tinh từ những thành tựu kỹ thuật - công nghệ truyền thống, phương
pháp thủ công tinh xảo với đầu óc sáng tạo nghệ thuật.

họ

Ngành nghề thủ công mỹ nghệ bên cạnh các yếu tố cấu thành của ngành nghề
TCTT còn có những nét đặc thù của ngành nghề này, đó là : Sản phẩm tiêu biểu và độc
đáo của Việt Nam, có giá trị và chất lượng rất cao, vừa là hàng hóa vừa là sản phẩm

Đ
ại

văn hóa nghệ thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hóa của dân tộc, mang
bản sắc văn hóa Việt Nam. Chính yếu tố nghệ thuật, văn hóa tinh thần kết tinh trong
văn hóa vật thể là một đặc thù hết sức quan trọng của hàng thủ công mỹ nghệ của nghệ

ng

nhân và thợ thủ công để tạo ra hàng thủ công mỹ nghệ đã kéo theo những đặc thù khác
trong sự phát triển của ngành nghề TCMN và được xem như là những tiêu chí của

Tr

ườ

ngành nghề này :
-

Tính riêng, đơn chiếc mạnh hơn tính đồng loạt;


-

Chiều sâu nhiều hơn chiều rộng, mang tính trường phái, gia tộc, giữ bí quyết
trong sáng tạo hơn là sự phổ cập, phổ biến rộng rãi;

-

Đầy chất trí tuệ, tri thức tích tụ lâu đời;

-

Sử dụng hàng thủ công đồng thời thưởng thức nó nữa (thưởng thức nghệ
thuật và tư tưởng, trí tuệ). [8]
6


1.1.2. Vai trò của nghề thủ công mỹ nghệ
1.1.2.1. Phát triển nghề thủ công mỹ nghệ góp phần tạo việc làm cho người lao
động
Dân số và việc làm là hai vấn đề có mối quan hệ mật thiết và cùng tác động
quyết định lên tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giải quyết việc làm là

uế

một trong những vấn đề hết sức cơ bản và quan trọng trong công cuộc phát triển đất
nước. Trong các ngành nghề thủ công nói chung và ngành nghề TCMN nói riêng, lao

tế
H


động thường chiếm tỷ lệ tới 60-65% giá thành sản phẩm, nên việc phát triển ngành
nghề này sẽ phù hợp với yêu cầu giải quyết việc làm cho người lao động đang tăng lên

nhanh chóng, nhất là ở nông thôn. Theo thống kê trong lĩnh vực xuất khẩu, mỗi 1 triệu

h

USD doanh thu hàng TCMN thì thu hút khoảng 3.500-4.000 lao động chuyên

in

nghiệp/năm, còn nếu là lao động thời vụ thì sẽ tăng 3-5 lần mức đó.

cK

Quy mô dân số cả nước năm 2011 là 87,61 triệu người, trong đó dân số thành
thị chiếm 30,6%, dân số nông thôn 69,4%; nam có 43,35 triệu người chiếm 49,5%, nữ
có 4,26 triệu người chiếm 50,5%. Số lao động từ 15 tuổi trở lên bao gồm những người

họ

đang có việc và những người thất nghiệp tính đến thời điểm 1/7/2011, Việt Nam có
51,33 triệu người, trong đó nữ 48,3% và nam chiếm 51,7%. Lao động chủ yếu tập

Đ
ại

trung ở khu vực nông thôn 71,5%. Tình trạng nghèo và thiếu việc làm trong khu vực
này đang tạo ra một luồng di dân tự do rất lớn ra thành thị, làm cho dân số đô thị tăng

đột biến gây nhiều khó khăn về an ninh xã hội và môi trường. [20]

ng

Cả nước có khoảng 2.270 làng nghề, trong đó làng nghề TCMN chiếm khoảng
30% tổng số làng nghề đã giải quyết việc làm cho khoảng 13 triệu lao động nông thôn

ườ

với thu nhập bình quân khoảng 1,5 triệu đồng/người/tháng. Vì vậy, các làng nghề,
ngành nghề có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải

Tr

quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, làng nghề và ngành nghề còn tạo ra
nhiều sản phẩm nghề truyền thống vừa có giá trị kinh tế vừa mang đậm nét bản sắc
văn hóa truyền thống của dân tộc của mỗi vùng quê. Đặc biệt ngành nghề TCMN còn
sử dụng một số lượng lớn lao động tàn tật không thể làm việc ở các ngành nghề khác
và điều này mang ý nghĩa xã hội rất sâu sắc.

7


1.1.2.2. Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ góp phần mở rộng thị trường,
tăng giá trị tổng sản phẩm hàng hóa cho nền kinh tế
Hiện nay, nhiều làng nghề TCMN đã và đang được khôi phục đồng thời với
việc phát triển các làng, cụm làng mới, nghề mới. Một số lượng lớn các làng nghề
TCMN đã được tăng cường hoạt động, kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa,

uế


phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra, thu nhập của dân cư nói chung và dân cư nông thôn nói
riêng tăng lên sẽ mở ra cơ hội mới của một thị trường nội địa tiềm năng, với sức mua

tế
H

ngày càng gia tăng đối với các sản phẩm truyền thống độc đáo của công nghiệp nông
thôn. Xu thế phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và khu vực là những thách thức nhưng

cũng đồng thời là cơ hội để sản phẩm TCMN thâm nhập hiệu quả hơn vào thị trường

h

khu vực và thế giới.

in

Sản phẩm của ngành nghề TCMN là nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản
xuất hàng hóa ở nông thôn. Ngành nghề TCMN hàng năm luôn sản xuất ra một khối

cK

lượng sản phẩm hàng hóa lớn đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng của từng địa
phương nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Tỷ trọng hàng hóa ở các làng

họ

nghề thường cao hơn rất nhiều so với các làng thuần nông.
Bên cạnh thị trường nội địa có khả năng mở rộng, hàng TCMN của Việt Nam


Đ
ại

còn nhiều tiềm năng xuất khẩu bởi nhu cầu thị trường thế giới hầu như chưa bị giới
hạn do “vòng đời” của sản phẩm ngắn, xu hướng tiêu dùng ngày càng hướng đến các
sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Sản xuất, xuất khẩu
hàng TCMN có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, thu

ng

hút lượng lớn lao động và góp phần vào xóa đói giảm nghèo. Bởi vậy, đây là một
trong những ngành hàng được coi là mũi nhọn để tập trung phát triển xuất khẩu trong

ườ

giai đoạn 2011 - 2015. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN đạt 1,5 tỷ USD,
năm 2011 là đạt 1,7-1,8 tỷ USD con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong thời

Tr

gian tới. Với hơn 2.000 làng nghề trải dọc khắp các tỉnh thành Bắc, Trung, Nam với đủ
các nghề mây, tre đan, chạm khắc, dệt lụa… với đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo miệt
mài của những nghệ nhân, hàng TCMN Việt Nam đã chinh phục thị trường quốc tế, từ
châu Á đến các nước Đông Âu, Tây Âu, châu Phi, châu Mỹ… Trong năm 2013 kim
ngạch hàng TCMN vượt mốc 2,5 tỷ USD. [21]

8



1.1.2.3. Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ nâng cao thu nhập của người
dân, góp phần vào chương trình xóa đói giảm nghèo của quốc gia
Được biết, trong Báo cáo “Khởi đầu tốt nhưng chưa phải đã hoàn thành : Thành
tựu ấn tượng của Việt Nam về giảm nghèo và những thách thức mới” của Ngân hàng
thế giới ngày 24/1/2013, cũng ghi nhận : Trong vòng 20 năm (1990-2010), tỷ lệ nghèo

uế

ở Việt Nam đã giảm từ gần 60% xuống còn 20,7% với khoảng hơn 30 triệu người
thoát nghèo. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm (từ 43,89%

tế
H

năm 2012 xuống còn 38,89% năm 2013); đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước

giảm xuống còn dưới 5% theo chuẩn nghèo hiện hành; tỷ lệ nghèo các huyện còn dưới
30%. [21]

h

Trong các làng nghề TCTT, TCMN đã được khôi phục và phát triển đều giữa

in

có hơn các làng thuần nông khác trong vùng. Ở các làng nghề tỷ lệ hộ giàu thường rất
cao, thường không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo rất thấp, thu nhập từ ngành nghề thủ công

cK


chiếm đại bộ phận tổng thu nhập của dân cư trong làng, hệ thống công trình công
cộng, kết cấu hạ tầng phát triển, nhà cửa cao tầng của các hộ dân ngày một nhiều, tỷ lệ

họ

số hộ có các loại đồ dùng tiện nghi đắt tiền chiếm tỷ trọng khá.
Việc làm đầy đủ, thu nhập bảo đảm, đời sống vật chất tinh thần ngày càng nâng

Đ
ại

cao làm cho người lao động nói riêng và người dân ở các làng nghề nói sẽ yên tâm tập
trung cho công việc của mình. Người lao động sẽ không phải rời bỏ quê hương vì sinh
kế, thực hiện được quá trình đô thị hóa phi tập trung. Mức thu nhập trung bình của các
hộ gia đình tham gia sản xuất thủ công cao hơn 3-4 lần so với người lao động thuần

ng

nông, có thể thấy rằng ngành nghề thủ công đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển
kinh tế nông thôn do mức thu nhập trung bình của cả nam giới và phụ nữ làm nghề

ườ

thường cao hơn so với mức trung bình của cả nước, tỷ lệ nghèo chỉ khoảng 3,7% so

Tr

với 10,45% tỷ lệ nghèo cả nước.
Tuy nhiên, mức lương của người lao động trong ngành TCMN của Việt Nam


hiện nay đang còn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Theo số liệu điều tra, công
nhân Việt Nam có thu nhập từ 0,2-0,6 USD/giờ, trong khi Indonesia từ 0.3-0,4
USD/giờ, Trung Quốc từ 0,5-0,75 USD/giờ, Malaysia từ 1,25-1,14 USD/giờ, Thái Lan
từ 1,5 USD/giờ trở lên và ở Đài Loan khoảng 5 USD/giờ. [19]

9


1.1.2.4. Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ góp phần bảo tồn bản sắc văn
hóa của dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa
Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Một sự phát triển đúng đắn phải là từ truyền thống
đến hiện đại, chỉ có như vậy mới không đánh mất mình trong quá trình HĐH. Phần

uế

quý báu nhất trong di sản văn hóa là những giá trị truyền thống, tiêu biểu cho sức
sống, phẩm chất, tính cách, bản sắc dân tộc được lưu giữ tạo thành bàn đạp, sức mạnh

tế
H

bên trong cho sự phát triển bền vững của cá nhân và cộng đồng.

Nhiều nghề và làng nghề TCMN của nước ta đã nổi bật trong lịch sử văn hóa
Việt Nam. Nhiều sản phẩm của các làng nghề sản xuất ra mang tính nghệ thuật cao với

h

các đặc tính riêng có của làng nghề và những sản phẩm đó đã vượt qua giá trị hàng hóa


in

đơn thuần, trở thành những sản phẩm văn hóa được coi là biểu tượng của truyền thống
dân tộc Việt Nam. Ngành nghề truyền thống, đặc biệt là các nghề TCMN, chính là di

cK

sản quý giá mà cha ông chúng ta đã tạo lập và để lại cho các thế hệ sau. Bởi vậy, phát
triển ngành nghề TCMN góp phần đắc lực vào việc giữ gìn các giá trị văn hóa của dân

họ

tộc Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH đất nước.

Cả nước ta hiện có khoảng 400 làng nghề TCMN truyền thống trong tổng số

Đ
ại

khoảng 2.700 làng nghề; có những làng nghề nổi tiếng như làng lụa Vạn Phúc, gỗ
Đồng Kỵ, gốm sứ Bát Tràng, đúc đồng Ý Yên, thổ cẩm Hòa Bình, thổ cẩm Chăm, thêu
Huế, chạm bạc Đồng Xâm, sứ Bình Dương… Khi cuộc cạnh tranh với quy mô toàn
cầu mở ra, những sản phẩm TCMN mà doanh nhân nước ta mang ra thị trường đều

ng

phải có sức cạnh tranh cao hơn trước, không những trên thị trường thế giới mà còn
ngay trên thị trường trong nước. Song, điều cần nhấn mạnh là đó không chỉ là những


ườ

hoạt động đơn thuần kinh tế mà ẩn chứa bên trong các sản phẩm TCMN ấy luôn luôn
có hàm lượng văn hóa, trước hết là văn hóa của mỗi cơ sở sản xuất và rộng hơn, là bản

Tr

sắc văn hóa của từng làng nghề của cả Việt Nam ta. Nói cách khác, kinh tế và văn hóa
gắn bó với nhau, hòa quyện vào nhau trong mỗi sản phẩm TCMN.
1.1.2.5. Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ theo hướng sản xuất hàng hóa
giúp đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với lao động công nghiệp
Quá trình phát triển kinh tế ở hầu hết các nước đều gắn liền với sự chuyển dịch
lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ. Nguồn nhân lực từ nông nghiệp
10


cho quá trình phát triển công nghiệp và dịch vụ, một mặt bổ sung cho khu vực thành
thị, mặt khác được thu hút vào công nghiệp và dịch vụ phi nông nghiệp ngay trên địa
bàn nông thôn đã được thành thị hóa theo hướng “nhập xưởng bất nhập thành”. Phát
triển ngành nghề TCMN sẽ thực hiện tốt việc phân công lao động tại chỗ, là nơi kết
hợp nông nghiệp - công nghiệp có hiệu quả. Sự phát triển ngành nghề TCTT nói chung

uế

và các làng nghề TCMN nói riêng là một trong những hướng rất quan trọng để thực
hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

tế
H


Trên cơ sở hoạt động chung trong mọi sinh hoạt cộng đồng của làng xã Việt
Nam, giao tiếp bị hạn chế, giao lưu văn hóa không được mở mang, tính bảo thủ đã
xuất hiện như là một nét điển hình của người nông dân. Người nông dân sản xuất nhỏ

thường tùy tiện trong hoạt động và giao tiếp nên thiếu tính kỹ luật. Họ muốn làm thì

in

h

làm, thích nghỉ thì nghỉ, tùy theo hứng thú, không bị kỷ luật của công việc, của tổ chức
quy định. Tình hình đó đã tạo nên tác phong tùy tiện, thiếu tinh thần trách nhiệm cá

cK

nhân, không tính đến hiệu quả kinh tế của sức lực và thời gian. Như vậy, ở họ thiếu
tính kỷ luật lao động và điều này đã trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội
và của cá nhân trong công cuộc đổi mới đất nước. Phát triển ngành nghề TCMN theo

họ

hướng sản xuất hàng hóa tạo điều kiện xóa bỏ tình trạng chia cắt, khép kín trong từng
địa bàn, từng đơn vị, hình thành và phát triển các mối quan hệ hợp tác, phân công lao

Đ
ại

động trong quá trình phát triển, thúc đẩy việc mở rộng giao lưu kinh tế và văn hóa giữa
các vùng nông thôn, giữa thành thị và nông thôn, giữa trong nước và nước ngoài, tạo
điều kiện cho kinh tế - xã hội ở nông thôn phát triển theo hướng văn minh, tiến bộ.


ng

Đồng thời sản xuất hàng hóa làm cho trình độ nhận thức của lao động nông nghiệp
được nâng cao, thói quen năng động, ý chí vươn lên và phong cách nghề nghiệp được

ườ

tôi luyện trong môi trường kinh tế hàng hóa sẽ càng có điều kiện đáp ứng nhu cầu chất
lượng sức lao động ngày càng tăng của công nghiệp và dịch vụ.

Tr

1.1.2.6. Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ theo hướng liên kết cùng ngành
du lịch
Hệ thống làng nghề là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng
của nước ta. Phát triển du lịch làng nghề không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế mà còn
là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam. Ngoài những lợi thế
như cảnh quan thiên nhiên, vị trí địa lý, nét văn hóa đặc sắc, các làng nghề TCMN còn
có sức hút đặc biệt bởi mỗi làng thường gắn với một vùng văn hóa hay một hệ thống di
11


tích. Chính điều này đã tạo nên sức hấp dẫn riêng của các làng nghề. PGS.TS Phạm
Trung Lương, Viện nghiên cứu phát triển du lịch làng nghề nhận định :“Làng nghề
truyền thống được xem như một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng. Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao hàm trong nó cả những giá
trị vật thể và phi vật thể”.

uế


Trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 với mục tiêu phát
triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống

tế
H

cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng

cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với
các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam, trở thành quốc
gia có ngành du lịch phát triển. Năm 2015, Việt Nam đặt ra mục tiêu đón 7-7,5 triệu

in

h

lượt khách du lịch quốc tế và 36-37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách
du lịch đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% vào GDP cả nước; có tổng số 390.000

cK

buồng lưu trú với 30-35% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 2,2 triệu việc làm trong đó
có 620.000 lao động trực tiếp du lịch. Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón 1010,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47-48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu

họ

từ khách du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5-7% GDP cả nước; có tổng số
580.000 buồng lưu trú với 35-40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm


Đ
ại

trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch. Năm 2030, tổng thu từ khách du lịch
tăng gấp 2 lần năm 2020.

Trong bối cảnh đó, việc phát triển các làng nghề phục vụ du lịch đã được nhiều

ng

địa phương trên cả nước xúc tiến và đang tích cực triển khai quảng bá sản phẩm thủ
công. Nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Hòa Bình, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà

ườ

Nẵng… đang triển khai mạnh mẽ loại hình này. Một số chuyên gia du lịch nhận định :
“Sự kết hợp chặt chẽ giữa du lịch và nghề thủ công truyền thống tại Việt Nam hầu như

Tr

không có tại các nước ASEAN, trừ Chiềng Mai (Thái Lan). Chính vì thế, đây là thế
mạnh để nước ta khai thác”. Làng gốm Bát Tràng, dân làng đã tự xây dựng bảo tàng
lịch sử gốm Bát Tràng ngay trong đình thờ tổ, vừa mang ý nghĩa lịch sử, vừa mang ý
nghĩa tâm linh; chọn những gia đình có kỹ thuật sản xuất truyền thống là điểm đến
trong mỗi chương trình du lịch, đồng thời tổ chức mô hình du lịch độc đáo bằng xe
trâu. Ở Hội An, người ta lập các xưởng nghề thủ công như thêu thùa, chạm khắc, dệt

12



thổ cẩm, dệt lụa, dệt chiếu, may đo theo yêu cầu của khách… Khách đến xem thợ làm,
rồi mua những thứ họ thích.
Du lịch làng nghề, tức vừa làm du lịch vừa sản xuất sản phẩm làng nghề, xuất
khẩu tại chỗ các sản phẩm làng nghề, nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Do đó, có thể thấy
rằng phát triển thị trường hàng TCMN phục vụ khách du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan

uế

trọng. “Chương trình hành động Hà Nội” tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN đã đưa ra
sáng kiến “Hành lang Đông Tây”, đó là phát triển các làng nghề dọc hàng lang Đông -

tế
H

Tây nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước; Campuchia, Lào, Mianma, Việt
Nam và Thái Lan. Đây được xem là một phương pháp góp phần cải thiện mức sống và
tạo việc làm cho người dân địa phương. Hiệp hội làng nghề Việt Nam cần hợp tác với
ngành du lịch từ Trung ương đến địa phương để phát triển loại hình này, qua đó sẽ tạo

in

h

ra sự phồn thịnh hơn cho các làng nghề. Tuy nhiên, trên cả nước hiện chỉ khoảng 100
làng nghề được đầu tư đồng bộ về hệ thống hạ tầng, số còn lại chưa được các làng

cK

nghề và chính quyền địa phương chú ý đầu tư, quy hoạch hoặc có quy hoạch nhưng
thực chất chỉ đặt tên mà không có sự đầu tư thỏa đáng về hạ tầng du lịch cũng như

nâng tầm văn hóa và cơ chế phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành để thu hút khách.

họ

Thành ra nhiều làng có tên là điểm du lịch làng nghề nhưng chỉ mang tính hình thức,
phong trào nên không đem lại hiệu quả thiết thực.

Đ
ại

1.1.2.7. Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ góp phần phát triển khối doanh
nghiệp, định hình nên một đội ngũ thương nhân mới
Doanh nghiệp là lực lượng quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,

ng

nhất là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động trong việc xây dựng chiến lược mở rộng liên

ườ

kết, hợp tác với nhau để hợp lý hóa, chuyên môn hóa, hiệp tác hóa trên cơ sở thế mạnh
của mỗi doanh nghiệp nhằm mở rộng sức sản xuất, giảm chi phí, nâng cấp năng lực

Tr

cạnh tranh. Hiện nay, chưa có số liệu thống kê chính xác về số doanh nghiệp thuộc
ngành nghề thủ công tham gia hoạt động trong nền kinh tế. Tuy nhiên, với trên 1.000
doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực xuất khẩu hàng TCMN là một trong những lực
lượng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường quốc

tế cho ngành hàng này.

13


Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến trong các làng nghề truyền
thống là hộ gia đình. Mô hình này hạn chế rất nhiều đến khả năng phát triển, mỗi gia
đình không đủ sức nhận hợp đồng lớn, không mạnh dạn cải tiến sản phẩm, không đủ
tầm để định hướng phát triển và vạch ra chiến lược kinh doanh. Các doanh nghiệp tư
nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần được phát triển từ một số tổ sản xuất hoặc một

uế

số hộ gia đình sản xuất kinh doanh khá đã bắt đầu hình thành ở nhiều làng nghề. Hình
thức tổ chức này tuy chưa chiếm tỷ trọng lớn ở một số làng nghề hiện nay nhưng lại

tế
H

đóng vai trò trung tâm liên kết mà các hộ gia đình là các vệ tinh, thực hiện các hợp

đồng đặt hàng với các hộ gia đình, giải quyết đầu vào, đầu ra của các làng nghề với
các thị trường tiêu thụ khác nhau. Khối doanh nghiệp trong các làng nghề dễ dàng tiếp
cận với kinh doanh lớn, công nghiệp hiện đại và có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển

in

h

kinh tế với các doanh nghiệp lớn ở thành thị và các đơn vị trong các làng nghề.

Như vậy, đội ngũ doanh nghiệp đóng vai trò trong động lực thúc đẩy phát triển

cK

từ bên trong các làng nghề. Bên cạnh quá trình tự thân vận động của chính các doanh
nghiệp, cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước, chính quyền địa phương để các nghệ nhân,
thợ cả, nghệ sĩ tạo hình đang hoạt động trong ngành nghề TCMN có điều kiện phát

họ

huy năng lực vươn lên thành các nhà kinh doanh giỏi. Chính khả năng nghề nghiệp
của họ cộng với năng lực tổ chức, quản lý sản xuất và tài năng kinh doanh của các nhà

Đ
ại

doanh nghiệp trong ngành TCMN đã tạo nên sức sống mới của nhiều làng nghề truyền
thống hiện nay trên toàn quốc, không ít nghệ nhân, doanh nghiệp TCMN đã trở thành
tỷ phú, tạo cơ hội có công ăn việc làm ổn định cho nhiều người lao động ở khu vực

ng

nông thôn và thành thị, góp phần tích cực, có hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế
và ổn định xã hội.

ườ

1.1.2.8. Phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ hướng vào xuất khẩu trực tiếp

Tr


góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước
Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN đã nằm trong tốp 11 mặt hàng có kim ngạch

lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, qua đó góp phần giải quyết được
nhiều công ăn việc làm, trong điều kiện các lao động trong doanh nghiệp lớn đang gặp
khó khăn… Sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN đã góp phần vào việc duy trì và phát
triển số làng nghề, gia tăng giá trị cho nguồn nguyên liệu trong nước. Đồng thời, tận
dụng, rút bớt lao động nông nghiệp sang làm ngành nghề, làng nghề, làm ở doanh
nghiệp và đây là phương thức đô thị hóa theo kiểu “ly nông bất ly hương”.
14


Hàng TCMN còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường, trong đó có nhiều nước có
nền kinh tế phát triển.
Bên cạnh những kết quả tích cực như trên, trong việc sản xuất và xuất khẩu
hàng TCMN cũng còn một số vấn đề cần giải quyết. Trước hết, về mặt tư duy cần
đánh giá, nhìn nhận vai trò quan trọng của ngành này về tính gần như vô tận của

uế

nguồn hàng, về “làm cả ăn tất”, về giải quyết công ăn việc làm, về chuyển dịch cơ cấu
lao động. Điểm cần quan tâm thứ hai là trong khi quy mô xuất khẩu bình quân đầu

tế
H

người của Việt Nam còn thấp thì việc khai thác nguồn lực, khai thác tay nghề tinh
luyện của người thợ thủ công để tăng kim ngạch xuất khẩu là rất quý.
1.1.3. Đặc điểm của nghề thủ công mỹ nghệ


h

1.1.3.1. Đặc điểm lịch sử

in

Việt Nam là một trong những nước có nghề thủ công lâu đời, nhiều làng nghề,

cK

phố nghề và trung tâm sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ. Nhiều nơi có lịch
sử nghề từ bao thế kỷ, đến nay vẫn được duy trì và phát triển. Sản phẩm TCMN nước
ta rất phong phú, tinh tế. Các nghệ nhân và thợ thủ công Việt Nam tài hoa với đôi bàn

họ

tay khéo léo, trí thông minh, óc thẩm mỹ tinh tế đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị
nghệ thuật cao, trong đó có không ít các sản phẩm được lưu giữ như một báu vật vô

Đ
ại

giá.

Trống đồng Đông Sơn là một trong những loại sản phẩm của nghề đúc đồng
đương thời đã đạt đến tuyệt đỉnh về kỹ thuật và nghệ thuật. Giai đoạn này khá nhiều

ng


nghề thủ công đã ra đời như luyện kim đen, rèn đồ sắt, chế tạo thủy tinh, dệt vải, đóng
thuyền, nghề sơn… bên cạnh một số nghề xuất hiện rất lâu trước đó như nghề đan lát,

ườ

nghề chế tác đá, nghề mộc… Trải qua nhiều bước thăng trầm trong lịch sử nhiều
ngành nghề thủ công của Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ như nghề gốm, nghề sản

Tr

xuất tơ lụa, chạm khắc gỗ, đúc đồng, kim hoàn… đều đã đạt tới tuyệt kỷ, tinh xảo cả
về kỹ thuật và nghệ thuật được bảo tồn, truyền đến ngày nay.
1.1.3.2. Đặc điểm văn hóa
Bản sắc văn hóa của bất cứ dân tộc nào cũng đều là nền tảng cho sự tồn tại của
dân tộc đó. Truyền thống văn hóa được biểu hiện tập trung ở bản sắc văn hóa dân tộc,
đó vừa là động lực cũng là mục tiêu của sự phát triển. Nghề thủ công với những sản

15


phẩm của nó thật sự đã góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của dân tộc và tự nó đã là
những di sản văn hóa của dân tộc. Sản phẩm thủ công có hai loại giá trị truyền thống :
một là căn cứ vào giá trị kỹ thuật như nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, kỹ thuật,
mẫu mã… và hai là giá trị văn hóa, bao gồm lối sống truyền thống và di sản của người
dân, những câu chuyện huyền bí, đức tin về văn hóa xã hội, các nghi lễ và lễ hội. Cả

uế

hai yếu tố này được phát triển hàng trăm năm trong môi trường văn hóa Việt Nam và
đã trở thành một di sản văn hóa được kế thừa của cả vùng. Các sản phẩm thủ công gắn


tế
H

bó mật thiết với cuộc sống con người, được dùng trong các lễ hội và trang trí mang

tính tôn giáo hay được dùng làm hàng hóa và được đánh giá cao vì công dụng và vẻ
đẹp của chúng.

Phát triển nghề TCMN có tác động tích cực đến hoạt động văn hóa tại các địa

in

h

phương. Do đặc điểm nghề nghiệp, tại các địa bàn có ngành nghề truyền thống phát
triển thường có những nét đẹp của đời sống văn hóa rất riêng, bởi người thợ hành nghề

cK

bên cạnh mục đích kinh tế còn kết hợp với các yếu tố khác thiêng liêng, mật thiết, nó
trở thành chất kết dính bền vững trong các làng nghề. Đó là những hoạt động hướng về
cội nguồn, đoàn kết để phát triển. Ở hầu hết các làng nghề đều tổ chức các hoạt động

họ

mang tính lễ hội để tưởng nhớ đến công lao của những ông tổ đã dạy và truyền nghề
cho dân. Những người cùng làm nghề hình thành nên các hội nghề nghiệp nhằm hỗ

Đ

ại

trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc giữ gìn, phát triển nghề nghiệp và đổi mới cho phù
hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Đó cũng là những nét văn hóa thể hiện trong
quá trình sản xuất kinh doanh.

ng

Văn hóa làng nghề không chỉ được thể hiện rõ, nhận biết ngay trong sản phẩm

TCMN của các làng nghề, mà còn thể hiện ngay trong phương thức kinh doanh của

ườ

mỗi doanh nghiệp cũng như trong thái độ ứng xử của mỗi doanh nhân. Chúng ta xuất
khẩu hàng TCMN ra thị trường thế giới càng nhiều càng tốt, nhưng tất cả cần phải toát

Tr

lên bản sắc văn hóa Việt Nam, làm cho sản phẩm, hàng hóa mang thương hiệu Việt
Nam nhưng vẫn có những nét riêng của từng làng nghề, không lẫn được với sản phẩm,
hàng hóa của những nước khác, cũng tức là mang văn hóa kinh doanh của Việt Nam ra
thế giới, góp phần làm phong phú thêm văn hóa kinh doanh toàn cầu.

16


1.1.3.3. Tính phong phú, đa dạng
Một đặc điểm của các làng nghề TCMN truyền thống ở Việt Nam là được nằm
rải rác trên cả nước, hầu như địa phương nào cũng có những làng nghề với những sản

phẩm TCMN truyền thống, gắn với di tích lịch sử, phong tục tập quán và văn hóa ở địa
phương. Tính đa dạng trên trước hết là do nước ta nằm trong khu vực châu Á – Thái

uế

Bình Dương, có khả năng lưu thông và mở cửa thuận lợi ra các nước nên có điều kiện
giao lưu, tương tác, hấp thụ những nét văn hóa từ nhiều dân tộc khác; mặt khác, tài

tế
H

nguyên đất, rừng, biển… của Việt Nam tương đối phong phú, tiềm năng khai thác lớn.

Đặc biệt điều kiện thời tiết, khí hậu, tính đa dạng nhiều vẻ của đất đai, nguồn nước rất
thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, thú rừng, vật nuôi, hải sản… là các loại

h

nguyên vật liệu cần thiết để ngành nghề TCMN phát triển phong phú.

in

Nghề thủ công Việt Nam đa dạng và từng nghề cũng có các làng nghề đa dạng,
chẳng hạn có gốm Bát Tràng, nhưng cũng có gốm Hương Canh, Phù Lãng (xứ Bắc),

cK

gốm Móng Cái (Quảng Ninh), gốm Quế Quyền (xứ Nam), gốm Phước Tích của Quảng
Trị Thừa Thiên, gốm Thanh Hà của Hội An xứ Quảng, gốm Biên Hòa, sông Bé của


họ

miền Đông Nam Bộ, gốm Mnông ở Buôn Hồ, gốm Tà Ôi ở Vel (làng T’muôi)… Có
làng nghề đúc đồng ở Hè Nôm, lại cũng có làng nghề gò đồng ở Đại Bái (Bưởi Nồi), ở
Vó (Quảng Bố), ở Thiệu Lý Thanh Hóa, ở phường Đúc xứ Huế, có nghề rèn sắt thép

Đ
ại

Đa Sĩ (Hà Tây), rèn Canh Diễn, phố lò rèn Hà Nội, lại có nghề rèn của người H’Mông
(Mèo), của người B’Ru, Tà Ôi, K’Tu… đa dạng về bí quyết, quy trình công nghệ, về
chất liệu, về các mặt hàng… Cho nên nhiều khi cùng một nghề mà có thể có nhiều vị

ng

tổ nghề, tùy làng, tùy địa phương.
1.1.3.4. Tính mỹ thuật, độc đáo của sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự kết tinh và

ườ

tính kế tục qua nhiều thế hệ của lao động thủ công

Tr

Lao động trong các làng nghề truyền thống chủ yếu là lao động thủ công nhờ

vào kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay, vào đầu óc thẩm mỹ và tính sáng tạo
của người thợ, của các nghệ nhân. Phương pháp dạy nghề chủ yếu được thực hiện theo
phương pháp truyền nghề. Hầu hết các làng nghề truyền thống dù hình thành bằng con
đường nào đi nữa thì chúng phải có các nghệ nhân làm nòng cốt và là người thầy

hướng dẫn để phát triển các làng nghề. Mỗi làng đều có một tổ nghề chính là người
đầu tiên dạy nghề, truyền nghề, đem bí quyết nghề nghiệp ở nơi khác về truyền cho

17


làng mình. Chính nghệ nhân, thợ cả đã giữ cho làng nghề tồn tại, đã đào tạo ra những
người thợ kế tục theo phương pháp “cầm tay chỉ việc”, “vừa làm vừa học” ngày này
qua ngày khác, năm này sang năm khác. Cứ như thế, những thế hệ thợ thủ công kế tiếp
nhau, đan xen nhau, lớp này đến lớp khác, đời sau nối tiếp đời trước. Sự tồn tại và phát
triển của ngành nghề thủ công từ thế hệ này sang thế hệ khác cho đến hôm nay, chứng

uế

tỏ rằng, nghề TCMN không phải chỉ có tính giai đoạn, chuyển tiếp hay nhất thời mà
còn có lý do tồn tại vì chính tính chất của nó. Thợ thủ công không chỉ là những người

tế
H

thợ sản xuất, mà còn là những nghệ nhân, không chỉ sản xuất ra những sản phẩm tiêu

dùng mà còn sản xuất ra những sản phẩm mang tính nghệ thuật. Chức năng nghệ thuật,
tính chất mỹ thuật của nghề TCMN chính là điều kiện làm cho nghề thủ công vượt lên
tính giai đoạn để tồn tại song song với ngành đại công nghiệp. Các nhà tư tưởng cũng

h

như các định nghĩa đã trở thành quy điển đều khẳng định nghề thủ công là nơi gặp gỡ


in

của nghệ thuật và kỹ thuật. “Lao động thủ công nghiệp… bản thân nó, một nửa là

cK

nghệ thuật, một nửa là mục đích tự thân”. (K.Marx). Hay như từ điển Bách Khoa, xuất
bản năm 1971 của nhà xuất bản Mac Milan Company : “Thủ công nghiệp vừa là một
cách thức sản xuất có tính chất công nghiệp, vừa là một dạng hoạt động có tính chất

họ

mỹ thuật”

Nghề thủ công ở nước ta cũng như trên thế giới vẫn tiếp tục tồn tại và có chỗ

Đ
ại

đứng của mình, vì con người ở mọi nơi, vào mọi thời đại, ngoài cái tiện lợi, vẫn còn
cần đến cái đẹp, ngoài những vật dụng mang tính kỹ thuật, máy móc, vẫn cần đến
những sản phẩm mang tính “nhân văn”, biểu lộ những trăn trở, suy tư của nghệ nhân,

ng

những cái làm nên nét độc đáo của từng sản phẩm thủ công. Sản phẩm thủ công ngày
càng hấp dẫn người tiêu dùng, chủ yếu là do những biến đổi trong xã hội những năm

ườ


gần đây. Sự đồng cảm về các vấn đề môi trường đã dẫn tới nhu cầu tái tạo thiên nhiên
và lối sống “hòa mình với thiên nhiên”, đa dạng văn hóa. Người dân yêu mến thiên

Tr

nhiên và tìm kiếm sự nhẹ nhàng, sự gần gũi từ thiên nhiên, và sử dụng những yếu tố
đó để tạo ra một không khí đặc biệt trong không gian sống đô thị. Chính những đặc
điểm như sự ấm cúng của các sản phẩm TCMN, những kỹ thuật phát triển ở môi
trường địa phương và vẻ đẹp của nguyên liệu qua bàn tay của những người thợ thủ
công, các nghệ nhân đã biến thành các tác phẩm nghệ thuật đang được xã hội hiện đại
ưa chuộng.

18


1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nghề thủ công mỹ nghệ
Ngành nghề thủ công mỹ nghệ xuất hiện từ nhu cầu đòi hỏi cuộc sống của con
người, sự hưng thịnh của từng ngành nghề đều chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố tác
động tới nó qua từng thời kỳ. Nhân tố ảnh hưởng thì có nhiều nhưng ở đây tôi chỉ xem
xét một số tác động có tính chủ yếu.

uế

1.1.4.1. Sự biến động của thị trường

tế
H

Sự thay đổi nhu cầu của thị trường tạo định hướng cho sự phát triển của các


làng nghề. Nhu cầu thị trường thì rất lớn, hết sức đa dạng và thường xuyên biến đổi.
Từ khi nước ta bắt đầu tiếp cận với nền văn minh phương Tây, nền công nghiệp cơ khí
bắt đầu phát triển ở Việt Nam, nhu cầu xã hội đã dần thay đổi. Những làng nghề có

h

khả năng thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của thị trường đã có sự phát triển nhanh

in

chóng. Ngược lại có những ngành nghề, làng nghề bị giảm sút, mai một do không bắt

nghiệp hiện đại thay thế.

cK

kịp sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường, chúng bị các sản phẩm công

Bên cạnh thị trường đầu ra, thị trường yếu tố đầu vào có ảnh hưởng rất lớn đến

họ

sự phát triển của ngành này. Sau nhiều năm phát triển, nhu cầu nguyên liệu ngày càng
tăng, các địa phương thay nhau khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư dẫn đến

Đ
ại

tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu gỗ, tre, trúc sào, giang, nứa, mây… Nguyên liệu
có chất lượng phục vụ cho sản xuất hàng thêu hầu như phải nhập khẩu hoàn toàn khiến

cho chi phí nguyên liệu chiếm từ 60-80% chi phí sản xuất.

ng

1.1.4.2. Trình độ kỹ thuật và công nghệ
Yếu tố kỹ thuật và công nghệ đóng một vai trò rất quan trọng, với trình độ kỹ

ườ

thuật cao và công nghệ hiện đại thì sản phẩm được sản xuất ra sẽ có giá trị cao bên
cạnh đó năng suất và sản lượng được sản xuất ra lớn, điều này góp phần làm tăng khả

Tr

năng cạnh tranh của sản phẩm được sản xuất ra.
Ngành nghề thủ công mỹ nghệ nước ta đang từ truyền thống tiến lên hiện đại và

hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, nhiều nghề đã sử dụng khá phổ biến các loại máy
nhỏ trong sản xuất hàng ngày, đặc biệt là nghề mộc, hầu như đã sử dụng máy trong sản
xuất như máy khuấy sơn ta, máy se tơ, dệt lụa… Các nghề thủ công ngày nay rất chú
trọng đến các giải pháp kỹ thuật của công nghiệp để xử lý và chế biến nguyên liệu như

19


kỹ thuật thấm các-bon trong nghề mây, tre, lò sấy gỗ… Các chế phẩm của công nghiệp
cũng được dùng khá phổ biến, như các loại keo dán, chất phủ bóng bề mặt, sơn màu,
các loại nhựa… Tại các cơ sở sản xuất lớn, còn tiếp thu cách tổ chức sản xuất của công
nghiệp để phân chia quá trình sản xuất thành nhiều công đoạn liên kết với nhau, bố trí
lao động chuyên môn cao theo từng phần việc. Do vậy, diện mạo của làng nghề


uế

TCMN ngày nay đã đổi mới mang sắc thái công nghiệp hơn, chứ không thể thấy được
một làng nghề đúng như truyền thống. Với việc sử dụng hợp lý các kỹ thuật mới vào

tế
H

sản xuất, với sự sáng tạo mới của các nghệ nhân, tính truyền thống vẫn được bảo tồn
và phát triển; nếu không tự nó sẽ bị mai một dần trước sự phát triển mạnh mẽ của công
nghiệp.

1.1.4.3. Trình độ đào tạo, trình độ tay nghề của đội ngũ lao động làm nghề

in

h

Có thể nói rằng chất lượng của đội ngũ lao động hoạt động trong nghề có ảnh
hưởng rất lớn đến sự tồn vong của bản thân các ngành nghề. Ngày nay, trong quá trình

cK

thực hiện CNH, ngành nghề nông thôn không đơn thuần chỉ sử dụng lao động có kinh
nghiệm, với những công cụ lao động thủ công truyền thống, mà còn có sự đan xen
giữa lao động thủ công truyền thống với lao động có trình độ chuyên môn cao, kết hợp

họ


giữa công nghệ cổ truyền và công nghệ hiện đại để sản xuất ra những sản phẩm vừa
mang tính dân tộc cao, lại có mẫu mã đẹp, hiện đại đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đa

Đ
ại

dạng của thị trường. Việc dạy nghề trước đây chủ yếu theo phương thức truyền nghề
trong các giai đình từ đời này sang đời khác và chỉ khuôn lại trong từng làng. Hiện
nay, việc phát triển mạnh kinh tế tư nhân hình thành các lớp dạy nghề tập trung đã làm

ng

các bí quyết nghề nghiệp không còn được giữ bí mật như trước kia nữa. Vậy nên, cần
có sự đào tạo một cách bài bản và có tổ chức để trình độ tay nghề của đội ngũ lao động

ườ

được cải thiện để sản phẩm làm ra có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của các
đối thủ cạnh tranh như trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay.

Tr

1.1.4.4. Chính sách và pháp luật nhà nước
Việc có những chính sách đúng đắn và một cơ chế thông thoáng để cho các

ngành nghề TCTT, TCMN phát triển luôn là một nhân tố quan trọng. Mặc dù các làng
nghề của Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời thế nhưng khả năng phát triển sản
phẩm và hướng ra thị trường quốc tế còn rất hạn chế. Vậy nên, với một cơ chế và
chính sách hợp lý điều này sẽ tạo động lực để các nghề TTCN, TCMN tồn tại và phát
triển. Nói cách khác, chính sách và pháp luật của nhà nước luôn luôn tác động trực tiếp

20


đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự phát triển bền vững ở các làng nghề. Thực
tiễn chứng tỏ các nhân tố chủ quan như đường lối, chính sách, thiết chế của Đảng và
Nhà nước trong từng thời kỳ đều có liên quan đến phát triển ngành nghề thủ công
truyền thống. Thực chất của nhân tố thể chế, đường lối, chính sách là nhằm tạo ra một
môi trường kinh doanh thuận lợi, tận dụng những mặt tích cực, giảm thiểu những mặt

uế

khuyết tật của cơ chế thị trường, nhằm nâng cao trình độ và hiệu quả kinh tế - xã hội
của sản xuất hàng hóa.

tế
H

1.1.4.5. Kỹ thuật truyền thống và kinh nghiệm lâu đời

Các sản phẩm TCMN của Việt Nam được đặc trưng bởi hai khía cạnh quan
trọng là giá trị nguyên bản và giá trị truyền thống. Việc giữ được tính nguyên bản có
vai trò hết sức quan trọng để mở rộng thị trường, cạnh tranh với sản phẩm của các

in

h

nước châu Á khác. Công tác bảo tồn giá trị truyền thống sẽ góp phần nâng cao bản sắc
văn hóa Việt Nam, sử dụng các sản phẩm thủ công trong sinh hoạt hàng ngày đồng


cK

nghĩa với việc “bảo tồn truyền thống trong môi trường sống”. Yếu tố truyền thống có
vai trò ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của các làng nghề TCMN. Đây là
nhân tố quan trọng không chỉ chi phối các hoạt động sản xuất mà chi phối cả tiêu dùng

họ

và đời sống của cư dân. Sự ổn định của các làng nghề là điều kiện tạo ra tính truyền
thống và truyền thống lại góp phần giúp cho làng nghề phát triển truyền thống cao

Đ
ại

hơn. Yếu tố truyền thống hiện nay có tác dụng hai mặt, vừa tích cực vừa tiêu cực đối
với sự phát triển của các làng nghề. Vấn đề đặt ra là làm sao ứng dụng được sự tiến bộ
của khoa học - công nghệ hiện đại nhưng vẫn giữ được những yếu tố truyền thống

ng

mang đậm bản sắc dân tộc và những sản phẩm của làng nghề truyền thống phải được
tiếp nhận trong thị trường của xã hội hiện nay.

ườ

1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nghề thủ công mỹ nghệ một số nuớc trên thế
giới, Việt Nam và kinh nghiệm rút ra cho thành phố Huế

Tr


1.2.1. Các nước trên thế giới
* In-đô-nê-xi-a:
In-đô-nê-xi-a là nước có diện tích tương đối lớn, đông dân nhất Đông Nam Á.
Vấn đề CNH nông thôn chưa được In-đô-nê-xi-a đặt ra một cách mạnh mẽ như Trung
Quốc và các nước Đông-Bắc Á, nhưng chính phủ cũng có chú trọng đến các hoạt động
kinh tế ngoài nông nghiệp ở nông thôn. Chính phủ In-đô-nê-xi-a đã đề ra chương trình
21


phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn trong các kế hoạch 5 năm, tổ
chức ra trung tâm trợ giúp công nghiệp nhỏ, đặt mối quan hệ với công nghiệp lớn, có
chương trình nghiên cứu tiềm năng sản xuất, nhu cầu thị trường, làm cơ sở cho việc
phát triển công nghiệp nhỏ. Chính phủ đã đề ra những chính sách khác nhau trong đó
chú ý đến chính sách khuyến khích về thuế và ưu tiên công nghiệp nhỏ chế biến nông

uế

sản xuất khẩu. Cùng với việc đề ra chính sách, chính phủ đã tổ chức ra Hội đồng thủ
công nghiệp quốc gia In-đô-nê-xi-a nhằm thúc đẩy các ngành tiểu thủ công nghiệp

tế
H

phát triển như tổ chức thi thiết kế mẫu mã, tổ chức hôi chợ triển lãm các sản phẩm tiêu

thủ công nghiệp và Trung tâm phát triển tiểu thủ công nghiệp để quản lý, hỗ trợ tiểu
thủ công nghiệp. Những nỗ lực của In-đô-nê-xi-a trong lĩnh vực công nghiệp hóa nông
thôn đã đem lại một số hiệu quả nhất định. Ở đảo Java, số liệu điều tra ở 10 làng có

h


nghề thủ công cho thấy 44% lao động nông thôn có tham gia ít hoặc nhiều vào các

in

hoạt động kinh tế ngoài nông nghiệp (19% làm ở các cơ sở sản xuất tiểu thủ công

cK

nghiệp và 16% làm ở các cơ sở dịch vụ nông thôn). Thu nhập của nông dân ở đây từ
các nguồn ngoài nông nghiệp trong mấy năm gần đây tăng từ 12% lên 23% tổng thu
nhập. In-đô-nê-xi-a là nhà cung cấp sản phẩm mây lớn nhất thế giới. Các sản phẩm

họ

làm bằng mây không thể được chế tạo bằng máy móc nên phải làm bằng tay, khá phức
tạp, nhưng lại là sản phẩm thời trang cao cấp đối với người tiêu dùng. Ngoài việc có

Đ
ại

nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều yếu tố khác đã tạo nên sự thành công của thị trường
đồ gia dụng bằng mây trên thị trường. Chính quyền In-đô-nê-xi-a và JETRO khuyến
khích các nhà chế biến In-đô-nê-xi-a tham gia các cuộc triển lãm thương mại ở Nhật.

ng

Nhật Bản nhập độ 10% về số lượng hàng năm của In-đô-nê-xi-a.
* Thái Lan:


ườ

Thái Lan là nước có diện tích canh tác bình quân đầu người và diện tích bình

quân của một hộ nông dân cao nhất trong các nước Đông Nam Á. Đến những năm

Tr

1960 Thái Lan vẫn là một nước lạc hậu, với hơn 90% là nông dân, yếu kém cả về nông
nghiệp và công nghiệp. Thời gian đầu Thái Lan tập trung vào phát triển công nghiệp
đô thị, dựa vào vốn và công nghệ nước ngoài, nhưng kinh tế không những không thành
công mà còn lâm vào tình trạng trì trệ. Sau đó Thái Lan kịp thời chuyển hướng CNH,
đa dạng hóa nền kinh tế hướng vào xuất khẩu, phát huy lợi thế đất và nguồn lao động,
lấy nông nghiệp làm điểm tựa, đẩy mạnh sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng
truyền thống, nông, lâm, thủy sản đồng thời xây dựng và phát triển các ngành công
22


nghiệp mũi nhọn, có trọng điểm để sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có khả năng
cạnh tranh cao. Các ngành nghề truyền thống như chế tác vàng bạc, đá quý và đồ trang
sức, được duy trì và phát triển tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa xuất khẩu đứng vào loại
thứ hai trên thế giới, do kết hợp được tay nghề của các nghệ nhân lành nghề với công
nghệ, kỹ thuật, thiết bị hiện đại. Nghề gốm sứ cổ truyền ở Thái Lan trước đây chỉ sản

uế

xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước. Gần đây ngành này đã phát triển theo hướng
CNH - HĐH và trở thành mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn thứ hai sau gạo. Chiềng

tế

H

Mai là trung tâm sản xuất đồ gốm lớn nhất Thái Lan, đang được phát triển, đi vào sản
xuất với khối lượng lớn và đang được tích cực xúc tiến chương trình nâng cao tay nghề
cho công nhân của các xí nghiệp gốm. Cho đến nay, 95% hàng gốm xuất khẩu của
Thái Lan là đồ trang trí nội thất và đồ lưu niệm.

in

h

Thông qua sự giúp đỡ của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO),
Chính phủ Thái Lan đã triển khai dự án “Mỗi làng mỗi sản phẩm” tại các địa phương

cK

trong cả nước. JETRO đã giới thiệu các sản phẩm địa phương của Thái Lan tại thị
trường Nhật Bản, các chuyên gia của Nhật Bản đã giúp đỡ Thái Lan trong nghiên cứu
và phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người Nhật. Hiện nay, Thái Lan có

họ

hơn 10.000 sản phẩm được sản xuất và phát triển theo dự án trên, trong đó có khoảng
460 sản phẩm bước đầu được bình chọn là các sản phẩm tiêu biểu với chất lượng tốt.

Đ
ại

Ủy ban quốc gia Thái Lan đã xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án “Mỗi làng mỗi sản
phẩm” để bình chọn các sản phẩm tiêu biểu, đẩy mạnh bán hàng và xây dựng mẫu sản

phẩm cho tương lai. Với quyết tâm thực hiện dự án, Ủy ban quốc gia đã đề ra nguyên

ng

tắc chỉ đạo việc bình chọn sản phẩm “Tiêu biểu”, sản phẩm nổi bật nhất của mỗi tỉnh
của Thái Lan trên phạm vi quốc gia. Các sản phẩm được bình chọn dựa trên các tiêu

ườ

chí : sản phẩm có nhãn mác lâu đời, có tiềm năng xuất khẩu, sản xuất ổn định với chất

Tr

lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, sản phẩm truyền thống.
* Nhật Bản:
Nghề thủ công truyền thống của Nhật Bản có truyền thống lâu đời. Từ thời cổ

đại, nghề gốm, điêu khắc ở Nhật Bản đã ra đời và phát triển. Các giai đoạn lịch sử tiếp
theo nhiều ngành nghề TCTT xuất hiện và có những bước phát triển đáng kể như :
nghề rèn đúc kim loại, nghề gốm, nghề sơn mài… Về nghề dệt, đến thế kỷ thứ VIII,
nghệ thuật dệt đã đạt tới đỉnh cao với nhiều sản phẩm đa dạng và tuyệt mỹ. Thời đại
Edo (1615-1866) được gọi là kỳ nguyên vàng của nghề TCTT với các loại hàng hóa
23


sản xuất trên khắp đất nước Nhật Bản. Ba nghề thủ công phát triển rực rỡ nhất là nghề
gốm sứ, nghề sơn và nghề dệt. Giai đoạn 1868-1926, dưới ảnh hưởng của công cuộc
Minh Trị duy tân, trên đất nước Nhật Bản đã diễn ra một sự thay đổi mãnh liệt do tiếp
xúc với nền văn minh phương Tây. Vị trí các ngành nghề TCTT dần mất đi vị trí vốn
có của nó trong đời sống của người dân Nhật Bản trước đây. Vì vậy, người Nhật đang


uế

có sự nhận thức và đánh giá lại vai trò của ngành nghề TCTT đối với việc nâng cao
chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường.

tế
H

Trong quá trình CNH, những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cổ truyền ở Nhật

Bản không những không bị mai một mà trái lại nó vẫn được duy trì và phát triển ở
nông thôn, trong các hộ nông dân, các làng nghề và thị trấn có nghề truyền thống. Qua
kết quả điều tra thống kê, ở Nhật Bản có 876 nghề tiểu thủ công nghiệp khác nhau như

in

h

chế biến lương thực, thực phẩm bằng nông sản, thủy sản (như bột gạo, miến, đậu phụ,
tương, dấm, rượu sakê, mắm…), nghề đan lát bằng tre nứa, nghề dệt chiếu, bao tải

cK

bằng rơm, nghề thủ công mỹ nghệ (gốm sứ, sơn mài, chạm khắc gỗ), nghề dệt lụa may
áo kimônô, nghề rèn nông cụ với công nghệ cổ truyền rèn kiếm Nhật nổi tiếng… Nghề
cổ truyền sơn mài đã trải qua những bước thăng trầm trong cơ chế thị trường của thời

họ


kỳ CNH, có thời kỳ thịnh vượng và có lúc suy thoái. Nghề rèn là nghề thủ công cổ
truyền của nhiều làng nghề và thị trấn ở Nhật Bản, thị trấn TAKEO, tỉnh GIFU là một

Đ
ại

trong những địa phương có nghề rèn cổ truyền từ 700-800 năm nay, đến nay vẫn tiếp
tục hoạt động sôi nổi. Vào những năm 1970, ở tỉnh OITA (miền Tây Nam Nhật Bản)
đã có phong trào “Mỗi thôn làng một sản phẩm” nhằm phát triển ngành nghề cổ

ng

truyền. Kết quả là ngay từ năm đầu tiên họ đã sản xuất được 143 loại sản phẩm, thu
được 358 triệu USD, đến năm 1992 sản xuất thu được 1,2 tỷ USD, trong đó có 378

ườ

triệu USD bán rượu đặc sản Sakê của địa phương, 114 triệu USD các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ. Phong trào phát triển các ngành nghề cổ truyền “Mỗi thôn làng mỗi sản

Tr

phẩm” đó nhanh chóng lan rộng ra khắp nước Nhật. Nhìn chung ở Nhật Bản nhiều
ngành nghề thủ công bị giảm sút nhiều khi trở thành nước công nghiệp phát triển.

24


1.2.2. Tình hình phát triển nghề thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam
* Các địa phương trong nước:

- Tình hình phát triển chung:
Việt Nam có khoảng 200 loại sản phẩm thủ công khác nhau, trong đó đa phần
đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm song song với quá trình phát triển kinh tế

uế

xã hội, văn hóa và nông nghiệp của đất nước. Ví như sản phẩm lụa của Hà Đông (Hà

tế
H

Tây) cũ nay là Hà Nội 2 có trên 1.700 năm lịch sử, sản phẩm gốm Bát Tràng (Hà Nội)
đã có gần 500 năm tồn tại, nghề đan mây tre ở Phú Vinh Hà Nội 2 cũng đã hình thành

từ cách đây 700 năm. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, mặc dù chỉ là một giai đoạn
rất ngắn nhưng lại có nhiều thay đổi nhất so với cả quá trình phát triển rất dài của

h

ngành nghề thủ công Việt Nam. Khối lượng sản phẩm làm ra đã tăng và mở rộng rất

in

nhanh, mẫu mã sản phẩm cũng đã nhanh chóng chuyển từ mẫu mã truyền thống sang

cK

phỏng theo mẫu mã truyền thống. Xu hướng này có khả năng vẫn tiếp tục trong tương
lai trước nhu cầu của thị trường ngày càng mở rộng.


Bộ mặt làng nghề TCMN đang thay đổi nhanh chóng do Việt Nam đang chuyển

họ

sang kinh tế thị trường và khuyến khích xuất khẩu. Quá trình CNH và áp dụng chính
sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, việc thúc đẩy sản xuất hàng thủ

Đ
ại

công làm tăng mức thu nhập bình quân của người dân nông thôn, việc áp dụng các
công nghệ mới đang ngày càng phổ biến. Lực lượng lao động trong ngành nghề
TCMN đang có sự chuyển dịch, ngày càng có nhiều thợ thủ công có tay nghề cao và

ng

lực lượng lao động trẻ em tìm đến khi vực đô thị làm việc cho các nhà máy, xưởng sản
xuất sản phẩm thủ công lớn đang mọc lên ngày càng nhiều ở ngoại ô các thành phố lớn

ườ

như Hà Nội, TP.HCM. Thúc đẩy sản xuất thủ công đã trở thành chính sách quan trọng
ở cấp tỉnh và Trung ương nên các làng nghề mới và các cụm làng nghề đang được

Tr

khuyến khích phát triển để tạo ra sự tăng trưởng ổn định ở khu vực nông thôn, tạo
công ăn việc làm. Ngành nghề TCMN đang được bố trí, sắp xếp lại, chính sách chuyển
khu vực sản xuất ra khỏi khu dân cư đã và đang được thực hiện nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất, phân công lao động, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhìn chung, ngành

nghề TCMN đang có những điểm thuận lợi trong giai đoạn mới cũng như những hạn
chế mang tính nội tại cần giải quyết để tiếp tục thực hiện vai trò của mình. Nếu khắc
phục được các điểm yếu, phát huy được các lợi thế thì đây sẽ là một trong những

25


×