Một số phương pháp tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tiết học có phân môn
Âm nhạc thường thức
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Đặt vấn đề:
Việc giáo dục một con người toàn diện không chỉ giáo dục cho họ có đạo
đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thức khoa học và xã hội, có sức
khoẻ, biết lao động, mà còn phải giáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết
thưởng thức cái đẹp và biết làm đẹp cho cuộc sống nói chung cuộc sống của
mình nói riêng.
Vì vậy, có thể nói rằng giáo dục thẩm mỹ cho con người là việc làm không
thể thiếu được. Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu
quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật. Trong đó Âm nhạc có vị
trí rất quan trọng. Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những
đòi hỏi của sự phát triển xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã điều chỉnh nội dung
giáo dục nghệ thuật trong nhà trường và coi đây là môn học bắt buộc. Như
chúng ta đã biết trong nhà trường học môn Âm nhạc tuy không đào tạo các em
thành những ca sĩ, nhạc sĩ, nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các
em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh
thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn và từ đó giúp
các em học tốt các môn học khác.
II- Thực trạng vấn đề :
Bản thân chúng tôi là giáo viên được đào tạo và phân công trực tiếp giảng
dạy bộ môn Âm nhạc tại trường THCS nhận thấy đại đa số các em rất thích bộ
môn này. Qua thực tế giảng dạy, nhận thấy rằng trước một bài hát một bài tập
đọc, hoặc khi nghe các bản nhạc, tìm hiểu về các tác giả để các em hiểu, nắm
được và thực hiện tốt yêu cầu của bài học cũng như nêu được những cảm nhận
ban đầu của mình, thì người giáo viên cần có một phương pháp truyền đạt, có
một tư liệu hình ảnh minh họa cụ thể đối với từng bài học và những tư liệu đó
phải thật sự hấp dẫn, gần gũi với các em dù tư liệu đó tuy đơn giản nhưng lại
mang lại hiệu quả nhất, để giúp các em nắm bắt tiếp thu nhanh nhất kiến thức
bài học.
1
Một số phương pháp tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tiết học có phân môn
Âm nhạc thường thức
Trong thực tế, việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ
môn Âm nhạc nói chung và cho phần âm nhạc thường thức còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác nhau tùy từng nội dung, thời lượng trong một tiết học. Bên
cạnh đó là sự thiếu hụt các phương tiện dạy học như hình ảnh của các nhạc sĩ,
hình ảnh nhạc cụ minh họa còn nghèo..vv. Do đó khi đến tiết học có phần kiến
thức âm nhạc thường thức học sinh ít có hứng thú, vì vậy kết quả đạt được là
chưa cao.
Để có được giờ day âm nhạc thường thức theo mong muốn của của người
giáo viên việc đầu tiên là lựa chọn phương pháp phù hợp và phải tính đến khả
năng của bản thân, sau đó là việc làm như thế nào để phối hợp một cách hợp lí
các phương pháp, các trang thiết bị đó phù hợp với từng tiết dạy.
Từ thực tế đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một vài phương pháp áp dụng đối
với tiết học cụ thể có phần nội dung Âm nhạc thường thức nhằm tạo cho học
sinh sự hứng thú trong tiết học. Đây là những kinh nghiệm mà chúng tôi đã đúc
kết được qua thời gian giảng dạy tại trường.
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
“Một số phương pháp tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tiết học có
phân môn Âm nhạc thường thức”.
I- Cơ sở lí luận của vấn đề
Âm nhạc là một trong những phương tiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục
thẩm mỹ cho từng học sinh, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người Việt
Nam. Việc dạy âm nhạc được hình thành trên cơ sở lý luận và thực tiễn Giúp các
em hình thành tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước, con người giáo dục cho
các em khả năng cảm thụ, biểu hiện xúc cảm, tình cảm đạo đức và niềm tin vào
cuộc sống. Qua đó các em nhận thức đúng đắn lý tưởng nhân sinh cách mạng và
rộng rãi hơn nữa là con đường mà các em đang vươn tới tương lai.
II. Phạm vi đề tài:
Chúng tôi chỉ đưa ra một số phương pháp tạo sự hứng thú khi học tiết học
có nội dung phân môn Âm nhạc thường thức.
2
Một số phương pháp tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tiết học có phân môn
Âm nhạc thường thức
III. Đối tượng áp dụng:
Đề tài có thể áp dụng cho nhiều tiết học khác nhau thông qua phương pháp
này. Tuy nhiên nội dung cụ thể thông qua tiết 10 – 14 - lớp 8 – tiết 13 lớp 7 mà
chúng tôi minh họa.
IV- CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
1. Điều tra thực tế tại trường khi học phân môn Âm nhạc thường thức
của học sinh.
Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường tôi đã
tìm hiểu học sinh lớp chủ nhiệm và một lớp khác. Bằng việc quan sát thực tế các
giờ học tôi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự yêu thích học
tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ
học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức.
Trên cơ sở đặt câu hỏi qua phiếu điều tra trắc nghiệm: Em có thích học
phân môn Âm nhạc thường thức không ? Vì sao thích ? Vì sao không ? Kết quả
thu được như sau:
STT
NGUYÊN NHÂN
1
Do phân môn Âm nhạc Thường thức dễ học.
Do phân môn Âm nhạc thường thức khô khan
2
3
KẾT QUẢ
Lớp 7
LỚP 8
nhàm chán.
Do bắt buộc
20%
15%
50%
45%
30%
40%
2. Các phương pháp thực hiện:
Để có một tiết học Âm nhạc hiệu quả, gây hứng thú cho học sinh trước tiên
người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầu tiên. Cụ thể
như xác định thái độ, ý thức học tập đối với môn học. Vì vậy giáo viên phải nắm
vững các phương pháp và các bước trong giảng dạy để truyền thụ lại cho các em
các kiến thức của bài học cũng như phát triển các kỹ năng đã có của các em một
cách tốt nhất.
a. Đối với kiểu bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm.
3
Một số phương pháp tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tiết học có phân môn
Âm nhạc thường thức
Đối với kiểu bài này tôi sử dụng phương pháp thuyết trình, phương pháp
hỏi đáp.
Ngoài việc giới thiệu tác giả, giáo viên kể cho học sinh nghe những câu
chuyện về cuộc đời tác giả thông qua các tư liệu, kiến thức giáo viên đã tìm hiểu
và nắm bắt được. Học sinh lắng nghe thông qua thuyết trình của giáo viên và
sau đó tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi mà giáo viên cung cấp. Tiếp đến cho
học sinh trình bày hiểu biết của mình thông qua sự chuẩn bị hoặc có thể trình
bày hoặc kể tên bài hát của tác giả mà học sinh biết, điều cần chú của người giáo
viên ở phương pháp này là tận dụng khai thác triệt để những hiểu biết của các
em tạo cơ hội để các em mạnh dạn trình bày trước tập thể lớp với sự tự tin, để
làm được điều này đòi hỏi người giáo viên phải có sự thân thiện, động viên,
khuyến khích khơi gợi nội dung bài học. Sau đó có thể giáo viên hát trích đoạn
một vài ca khúc cho học sinh nghe và cùng các em nói lên suy nghĩ của mình
khi nghe bài hát hoặc tiểu sử của tác giả, cuối cùng cho học sinh nghe băng đĩa
đã chuẩn bị.
- Cụ thể như sau:
Có thể cho học sinh nghe nhạc đoán tên bài hát , sau đó giáo viên hỏi
Hỏi: Tên bài hát đó là gì ? Ai là tác giả ?
Nhạc sĩ : Phan Huỳnh Điểu
- Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi: Học sinh trả lời sau đó giáo viên giới
thiệu sơ lược vài nét về tác giả, nhấn mạnh quê hương Đà nẵng của tác giả để
học sinh nhớ lâu hơn.
4
Một số phương pháp tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tiết học có phân môn
Âm nhạc thường thức
+ Giáo viên giới thiệu vài nét sơ lược:
- Ông sinh 11/11/1924, quê ở Đà Nẵng, hiện sống tại thành phố Hồ Chí
Minh. Có bút danh Huy Quang. Bắt đầu hoạt động Âm nhạc từ những năm 40,
trong nhóm tân nhạc.
- Trong kháng chiến chống pháp ông gia nhập quân đội, công tác ở liên khu V.
- Năm1955 sau khi ông tập kết ra Bắc, công tác hội văn nghệ Việt Nam
- Năm 1957 khi thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam, ông được cử vào ban
chấp hành, là ủy viên thường vụ và công tác tại hội.
+ Giáo viên cho học sinh xem clip thời kì đất nước bị chia cắt hai miền có
hình ảnh và lồng ghép bài hát: Bóng cây Kơ-nia để làm rõ và khắc sâu hoàn
cảnh ra đời bài hát nhằm gây sự chú ý cho học sinh. Sau khi giáo viên nhấn
mạnh lại nội dung bài hát: Hình ảnh cô gái và người mẹ ngày ngày lên nương
rẫy nhìn thấy bóng cây Kơ-nia lại nhớ đến người thân của mình đi xa, đã phản
ánh đúng tâm trạng của cả đồng bào miền Nam đang hướng ra miền Bắc chờ đợi
người thân của mình trở về. Đến đây giáo viên sử dụng phương pháp
+ Đặt câu hỏi có sự liên hệ kiến thức về lịch sử :
Giáo viên hỏi: Đất nước bị chia cắt hai miền trong thời gian nào ? Theo em
hiểu vì sao như vậy ?
Theo các em vì sao hình ảnh cô gái và người mẹ trong bài hát Bóng cây
Kơ-nia lại nhớ người thân của mình ?
Chính các câu hỏi của giáo viên đã tạo cho các em cơ hội trao đổi, tranh
luận và có sự hứng thú trong tiết học.
b. Đối với kiểu bài giới thiệu nhạc cụ: Có thể giáo viên phóng to nhiều
loại nhạc cụ khác nhau, ngoài các thông tin trong sách giáo khoa ta nên tìm tòi
thêm về nguồn gốc xuất xứ của các loại nhạc cụ một cách cụ thể hơn nhằm lôi
cuốn các em chú ý tập trung vào bài học, hay kể các em nghe những câu chuyện
nói về nguồn gốc một loại nhạc cụ nào đó, hoặc giáo viên có thể cho học sinh
nghe âm thanh của các nhạc cụ được học thông qua đàn Ogan để nhận biết được
5
Mt s phng phỏp to s hng thỳ cho hc sinh khi hc tit hc cú phõn mụn
m nhc thng thc
õm sc ca cỏc loi nhc c. Cú th giỏo viờn c tu mt on nhc s dng
nhc c va hc chc chn cỏc em s rt thớch thỳ.
* C th nh i vi tit 13-lp 8:
Gii thiờu v mt s nhc c dõn tc.
bi ny giỏo viờn cú th cho hc sinh xem hỡnh nh mt s loi nhc c
Sau khi quan sỏt xong, giỏo viờn a ra h thng cõu hi.
? Em hóy núi tờn cỏc nhc c trờn.
- Hoc cú th xem hỡnh nh tng loi nhc c cú lng ghộp õm thanh v
oỏn tờn nhc c ú l gỡ. Vy thụng qua hỡnh nh cựng õm thanh ó kớch thớch
gi cho hc sinh cú s liờn tng, tũ mũ mun tỡm hiu v cỏc loi nhc c va
nhỡn thy .
- Hỡnh nh cỏc nhc c
Đàn Bầu
Trống Cái
Trống Cơm
Đàn Nhị
Đàn Tranh
ẹaứn Nguyeọt
- Cỏch khỏc ta cú th cho hc sinh tho lun nhúm :
Nhúm 1-2: Mụ t cu to Cng, Chiờng ?
6
Một số phương pháp tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tiết học có phân môn
Âm nhạc thường thức
Âm thanh của Cồng, Chiêng nghe như thế nào?
Nhóm 3- 4: Mô tả cấu tạo của Sáo..vv
Âm thanh của Sáo nghe như thế nào?
- Giáo viên gọi đại diện nhóm hoặc em nào có hiểu biết gì về nhạc cụ có
thể trả lời và các em khác bổ sung. Ở đây thái độ của người giáo viên rất quan
trọng phải tạo được sự gần gũi thân thiện để các em mạnh dạn nói lên những
hiểu biết của mình, không nên nhận xét đúng sai mà có thể gọi một học sinh
khác nói lên ý kiến của mình. Điều đó tạo cho học sinh mạnh dạn hơn tránh
được sự xấu hổ trước các bạn ở những lần trả lời sau.
- Sau đó giáo viên diễn giải cụ thể cấu tạo của từng loại: thuộc bộ gõ, làm
bằng đồng thau, hình tròn, đường kính dài 20 đến 60 cm. Ở giữa có múm dung
dùi gỗ có quấn vải hoặc su để đánh…vv
Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh lễ hội có sử dụng Cồng, Chiêng để
học sinh quan sát, nhằm khắc sâu kiến thức. Ở đây có thể giáo viên đặt câu hỏi:
Cồng, Chiêng việt Nam đã được thế giới…… như thế nào.vv
- Có thể học sinh biết và trả lời nhưng chưa đầy đủ.
Đến đây chúng tôi sử dụng phương pháp thuyết trình, nhấn mạnh không
gian văn hóa Cồng, Chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác
7
Một số phương pháp tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tiết học có phân môn
Âm nhạc thường thức
truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 15 tháng 11 năm 2005. Sau Nhã
nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu
này.
- Cho học sinh quan sát hình ảnh và thuyết trình đây là cụ bà YKyih dân
tộc Rơ Ngao là người sở hữu nhiều cồng chiêng nhất ở Kontum.
- Làng dân tộc Gia Rai MRông Yô thuộc xã Ia Ka huyện Chư Păh tỉnh
Gia Lai - một trong số ít buôn làng giàu Chiêng nhất ở Tây Nguyên hiện đang
giữ 30 bộ Cồng, Chiêng.
8
Một số phương pháp tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tiết học có phân môn
Âm nhạc thường thức
Đàn Tranh
Đàn Đá
- Chúng tôi cho học sinh lắng nghe một trích đoạn sử dụng đàn tranh - đàn
đá để đoán tên nhạc cụ.
- Giáo viên thuyết trình: Ở Việt Nam, lần đầu tiên một bộ đàn đá hoàn
chỉnh được tìm thấy ở Khánh Sơn (Cam Ranh, Khánh Hòa) vào năm 1979. Sau
đó: ở Bình Đa, Bác Ái... Gần đây nhất là đàn đá Tuy An (Phú Yên - 1992).
* Phương pháp này tạo cho học sinh sự tập trung chú ý và có sự hứng thú
được tự khám phá kiến thức mới ..vv
c. Đối với kiểu bài Kể chuyện Âm nhạc: Trong thực tế, để truyền đạt
một câu chuyện Âm nhạc có kết quả đòi hỏi giáo viên phải vận dụng rất nhiều
phương pháp, kỹ năng giảng dạy. Không những thế mà câu chuyện kể đòi hỏi
9
Một số phương pháp tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tiết học có phân môn
Âm nhạc thường thức
thật chu đáo, đó là đọc, tìm hiểu thật kỹ nội dung chuyện cần kể để từ đó có thể
đặt ra được những câu hỏi cho các em trả lời nhằm khai thác chủ đề của chuyện.
Kể chuyện, không giống như đọc chuyện, chỉ cần đủ chữ và thêm một chút thể
hiện nhấn nhá giọng là được. Kể chuyện âm nhạc ngoài việc nhớ và kể đúng nội
dung của chuyện, còn đòi hỏi phải có một chất giọng truyền cảm và phải biết
thêm thắt những từ ngữ vào giọng kể cho câu chuyện thêm sinh động, thu hút và
để học sinh dễ nhớ. Đôi khi trong câu chuyện, để thêm sinh động, người kể còn
phải hát thay các nhân vật trong chuyện....
Việc chuẩn bị những bức tranh theo nội dung của chuyện cho học sinh tìm
hiểu nội dung sẽ giúp học sinh nhanh nhớ được cốt chuyện và tạo cho câu
chuyện thêm phong phú cũng như thu hút sự chú ý của các em hơn.
- Ví dụ Trong tiết 13 - lớp 7: Trong câu chuyện “Buộc toàn thế giới phải
nhắc đến tên anh”.
- Sau khi giới thiệu khái quát về nội dung truyện, kèm theo hình ảnh nhạc
sĩ Betoven, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để các em trả lời để cùng khai thác
và khắc sâu kiến thức .
Ví dụ : Câu chuyện cô vừa kể trên nhắc đến tên nhạc sĩ nào ?
Người nước nào ? Vì sao toàn thế giới phải nhắc đến tên nhạc sĩ ?
Khi học sinh đã nắm được nội dung của chuyện, giáo viên cho các em tập
kể lại chuyện, có thể cho mỗi em kể lại một đoạn trên cơ sở quan sát tranh, càng
nhiều em tham gia vào kể và nhắc lại các tình tiết của chuyện càng tốt. Sau khi
cho các em kể lại chuyện, giáo viên khái quát lại toàn bộ nội dung chuyện, Qua
chuyện các em đã biết được điều gì, hay đã học đuợc điều gì, từ đó giáo viên gợi
ý các em liên hệ với cuộc sống, học tập của bản thân và động viên các em cố
gắng hơn nữa.
Trước khi kết thúc câu chuyện, giáo viên nên cho học sinh nghe vài trích
đoạn tiêu biểu của tác giả.
Cách khác chúng tôi có thể cho các em chơi trò chơi: Đoán hình ảnh một
trò chơi nhằm khắc sâu nội dung kiến thức đã học.
10
Một số phương pháp tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tiết học có phân môn
Âm nhạc thường thức
- Ở đây chúng tôi sử dụng hình ảnh - kết hợp tiểu sử - tác phẩm tiêu biểu
của các nhạc sĩ đã học và được xắp sếp không theo hệ thống logic, sau đó sẽ đưa
ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị kết hợp với các phương tiện dạy học như
prochecto, máy chiếu để các em lựa chọn đáp án đúng .
Ví dụ cụ thể: Đưa ra hình nền chính, trên hình nền tôi lắp ghép các ô chữ
mỗi ô chữ là câu hỏi ứng với nội dung.
Nhạc sĩ : Bectoven
11
Một số phương pháp tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tiết học có phân môn
Âm nhạc thường thức
Học sinh lần lược chọn ô chữ bất kì, dưới mỗi ô chữ là một câu hỏi nếu
trả lời đến một phần hai số ô chữ các em đoán được hình nền thì dành quyền ưu
tiên cho học sinh đưa tay nhanh nhất .
Như vậy với trò chơi này chúng tôi đã áp dụng rất thành công, giúp các
em khắc sâu kiến thức, nhớ bài rất nhanh, học sinh rất hứng thú,lớp học sôi nổi.
3. Kết quả thực hiện:
Xuất phát từ thực trạng khả năng nhận thức tiếp thu những kiến thức đặc
thù của bộ môn chúng tôi đã lựa chọn và đưa vào thực tế những phương pháp
giảng dạy của mình trên cơ sở bám sát chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng của
Bộ Giáo dục - Đào tạo đã thu được những kết quả đáng kể. Qua quan sát thực tế
nhận thấy các em hào hứng, mạnh dạn hơn, tự tin hơn khi đến giờ học. Để làm
được điều này đòi hỏi người giáo viên chú ý điều khiển quá trình thực hiện trên
cơ sở một số hệ thống mệnh lệnh, chỉ dẫn, trợ giúp, đánh giá, động viên kịp thời,
đồng thời khơi gợi cho các em có cảm nhận tích cực về thái độ hành vi của mình
trong các hoạt động, nhưng hơn hết là sự nhiệt tình, lòng say mê bộ môn mình
giảng dạy và tìm ra phương pháp thích hợp nhất giúp các em tiếp thu kiến thức
một cách dễ dàng và tạo sự say mê trong việc vận dụng các kiến thức đã học vào
thực tế cuộc sống.
12
Một số phương pháp tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tiết học có phân môn
Âm nhạc thường thức
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận.
Qua việc áp dụng đề tài này bản thân tôi nhận thấy giờ học rất ấn tượng và
có hứng thú, đặc biệt những tư liệu, hình ảnh, câu chuyện kể của giáo viên, các
bài hát được các em trình diễn và những đoạn phim đưa ra đã tác động đến tâm
tư tình cảm, có những suy nghĩ tích cực, tạo cho học sinh nắm vững và khắc sâu
kiến thức, nếu chúng ta thực hiện thường xuyên giúp tăng khả năng tư duy, tinh
thần hợp tác hỗ trợ nhau đem lại cho tiết học có phân môn Âm nhạc thường thức
không khí học tập thoải mái tạo sự hứng thú cho học sinh. Tuy nhiên để thực
hiện được các phương pháp này cũng gặp một số khó khăn nhất định do thời
gian cũng có phần hạn chế nên việc truyền đạt kiến đến các em chưa sâu. Nhưng
trong các phương pháp dạy học không có phương pháp nào là vạn năng mà
người giáo viên phải biết kết hợp hài hoà sáng tạo linh hoạt tùy vào hoàn cảnh,
đối tượng lớp học cụ thể thì khả năng phát huy được năng khiếu cũng như tinh
thần say mê học tập của học sinh ngày càng thể hiện rõ hơn.
II. Những ý kiến đề xuất.
- Để nâng cao chất lượng học tập bộ môn Âm nhạc chúng tôi xin có ý
kiến đề xuất như sau:
- Tiếp tục bổ sung đồ dùng học tập, đồ dùng giảng dạy cho giáo viên như:
Đèn chiếu để sử dụng giáo án điện tử, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học
sinh và giảng dạy của giáo viên trong tình hình xã hội đang phát triển mạnh.
13
Một số phương pháp tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tiết học có phân môn
Âm nhạc thường thức
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chuẩn kiến thức kĩ năng môn Âm nhạc Trung học cơ sở.
2. Bộ sưu tập đồ dùng dạy học môn Âm nhạc Trung học cơ sở.
3. Giáo án giảng dạy qua các năm học của chúng tôi.
14
Một số phương pháp tạo sự hứng thú cho học sinh khi học tiết học có phân môn
Âm nhạc thường thức
MỤC LỤC
15