Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

bai tap tu phap quoc te

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.99 KB, 10 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Quyền sở hữu công nghiệp là nội dung quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ tuy vậy
còn tương đối mới mẻ. Hơn nữa, tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp có những đặc thù
xuất phát từ tính chất vô hình của đối tượng. Giải quyết những tranh chấp vốn đã khó, đối với
những tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài lại càng khó khăn, vướng
mắc hơn. Điều đó đặt ra những yêu cầu bức thiết hoàn thiện cơ sở pháp lý. Nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm em xin lựa chọn đề tài: “Lựa chọn một tranh chấp về
quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam và giải quyết vụ việc đó theo
các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và ĐƯQT mà Việt nam là thành viên” để
phân tích và tìm hiểu.
NỘI DUNG
1. Tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
Vụ việc tranh chấp nhãn hiệu “ X-MEN” giữa Công ty Marvel Chracters Inc. (Mỹ) và
công ty TNHH Hàng gia dụng Quốc tế (ICP).
Nội dung vụ việc:
Marvel Chracters Inc là một công ty của Mỹ chuyên sản xuất phim hoạt hình, truyện
tranh và trò chơi giải trí. Tại Việt Nam, Marvel Chracters là chủ sở hữu nhãn hiệu X-MEN
(nhãn hiệu chữ), bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 11455 cấp ngày
1


07/04/1994 đối với các sản phẩm video thu sẵn; băng, đĩa nghe nhìn… (Nhóm 9); các loại
xuất bản phẩm, truyện và truyện tranh …(Nhóm 16); quần áo…(Nhóm 25); đồ chơi các loại
(Nhóm 28).
Ngày 27/06/2003, Công ty TNHH Hàng gia dụng Quốc tế (ICP), địa chỉ tại 53 Lương
Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Tp HCM nộp đơn số 4-2003-05427 yêu cầu
Cục SHTT VN cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “X-MEN” (hình ảnh). Ngày
08/06/2005, Cục SHTT VN ra quyết định A05811/QĐ- ĐK cấp GCN ĐKNH cho công ty
Hàng gia dụng Quốc tế VN số 63481đối với các sản phẩm hóa mỹ phẩm gia dụng (nhóm 3)


với sản phẩm dầu gội đầu X- MEN dành cho nam giới có slogan “ Người đàn ông đích thực”.
Ngày 08/8/2006, công ty Marvel characters qua đại diện SHCN tại VN là công ty
TNHH Tầm nhìn và liên doanh nộp đơn số DDN1- 2006-00072 đề nghị hủy bỏ hiệu lực văn
bằng bảo hộ số 63481 cấp cho Công ty ICP với lý do nhãn hiệu “ X-MEN” của này không
đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ do trùng với tên nhân vật và các hình ảnh “X- MEN” sử dụng
trong các tác phẩm truyện tranh và phim truyện, đồng thời trùng với nhãn hiệu “ X-MEN”
nổi tiếng của công ty Marvel. Công ty Marvel Chracters còn cáo buộc Công ty ICP sử dụng
nhãn hiệu “X-MEN” nhằn lợi dụng sự nổi tiếng của các nhân vật, hình ảnh và nhãn hiệu “XMEN” của Công ty Marvel Chracters gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Đề nghị hiệu bỏ
hiệu lực của Công ty Marvel Chracters đối với văn bằng bảo hộ cấp cho Công ty Hàng gia
dụng Quốc tế được giải quyết theo thủ tục chính tại Cục SHTT ( Khiếu nại lần 1), và Bộ
Khoa học và Công Nghệ ( tại Thanh tra Bộ - Khiếu nại lần 2). Tại các cơ quan này, đề nghị
của Công ty Marvel Chracters bị bác bỏ do không đủ căn cứ giải quyết theo quy định của
pháp luật hiện hành. Không đồng ý với quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu
trí tuệ nên Công ty Marvel Chracters đã khởi kiện ra Cục SHTT về việc ra quyết định số
A05811/ QĐ- ĐK ra Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và được tòa án thụ lý ngày
08/10/2010 ( vụ án số 08/2008/TLST- HC).
2. Giải quyết vụ viêc theo ĐƯQT mà VIỆT Nam là thành viên và theo Pháp luật hiện
2.1.

hành Việt Nam
Theo ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên
Công ty Marvel Chracters (qua đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam) đề nghị hủy
bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ số 63481 cấp cho Công ty TNHH hàng gia dụng quốc tế Việt
Nam, tuy nhiên bị bác bỏ do không đủ căn cứ giải quyết theo quy định của pháp luật hiện
hành. Và theo các điều ước quốc thì không hủy bỏ hiệu lực của văn bằng bảo hộ số 63481 là
hoàn toàn có căn cứ. Cụ thể:
2


Khoản 1 Điều 15 Mục 2 Hiệp định TRIPS quy định về các dấu hiệu được bảo hộ với danh

nghĩa nhãn hiệu là bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu, bao gồm dấu hiệu nhìn thấy
được (như các chữ cái, các chữ số, các yếu tố hình họa) và dấu hiệu không nhìn thấy được có
khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ
của các doanh nghiệp khác, đều có thể được đăng ký làm nhãn hiệu. Theo đó về phần dấu
hiệu nhìn thấy được tức là phần hình ảnh, chữ viết của hai công ty này là hoàn toàn khác
nhau. Công ty Hàng gia dụng Quốc tế đã khai thác và xây dựng hình tượng “người đàn ông
đích thực” gắn với nhãn hiệu X-MEN (nhãn hiệu hình), hoàn toàn độc lập và khác biệt đối
đối với nhóm “người dị nhân mang gien X” (gọi tắt là X-men mang nhãn hiệu chữ) của
Marvel Chracters, đồng thời tên X-men của hai công ty này nằm trong hai nhóm bảo hộ khác
nhau. Công ty Marvel Chracters là chủ sở hữu nhãn hiệu X-MEN (nhãn hiệu chữ), bảo hộ
theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 11455 cấp ngày 07/4/1994 đối với các sản phẩm
video thu sẵn; băng, đĩa nghe nhìn….(nhóm 9), các loại xuất bản phẩm, truyện và truyện
tranh (nhóm 16); quần áo…(nhóm 25); đồ chơi các loại (nhóm 28). Còn công ty Hàng gia
dụng Quốc tế (trụ sở tại Tp.HCM) đã nộp đơn và được Cục SHTT (Bộ KH&CN) cấp văn
bằng bảo hộ cho nhãn hiệu “X-MEN, hình”, giấy chứng nhận số 63481, cấp ngày 08/06/2005
cho sản phẩm hóa mỹ phẩm gia dụng (nhóm 3). Do vậy, việc không hủy văn bảo hộ của công
ty TNHH hàng gia dụng quốc tế là hoàn toàn chính xác.
Sau hai lần bị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam bác bỏ đơn yêu cầu thì công ty
Marvel Chracters đã gửi đơn khởi kiện Cục sở hữu trí tuệ lên Tòa án nhân dân thành phố Hà
Nội về việc ra Quyết định số A05811/QĐ-ĐK ngày 08/06/2005 cấp Giấy chứng nhận đăng
ký nhãn hiệu hàng hóa số 63481 bảo hộ nhãn hiệu “X-MEN, hình” cho Công ty TNHH hàng
gia dụng quốc tế (VN).
Các bên đã đưa ra quan điểm để bảo vệ lập luận của mình, công ty Marvel Chracters
đã cung cấp các tài liệu và chứng cứ chứng minh nhãn hiệu X-men là nhãn hiệu nổi tiếng bao
gồm: 38 Hợp đồng li-xăng quyền sử dụng nhãn hiệu X-MEN ở nhiều nước trên thế giới; 18
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu X-MEN tại nhiều quốc gia; 06 Giấy chứng nhận đăng ký
bản quyền tác giả cho tác phẩm X-MEN; Các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc sử dụng
yếu tố X-MEN trên các ấn phẩm, phim, truyện, băng đĩa; tường trình về doanh thu khai thác
hình ảnh/nhãn hiệu X-MEN.
Theo quy định khoản 6 điều 6 chương II hiệp định thương mại giữa Việt Nam - Hoa

Kì: “Điều 6bis Công ước Paris được áp dụng, sửa đổi cần thiết, đối với dịch vụ. Để xác định
3


một nhãn hiệu hàng hóa có phải là nổi tiếng hay không phải xem xết đến sự hiểu biết về
nhãn hiệu hàng hóa trong bộ phận công chúng có liên quan, gồm cả sự hiểu biết đạt được
trong lãnh thổ của các bên liên quan. Không bên nào được yêu cầu rằng sự nổi tiếng của
nhãn hiệu hàng hóa phải vượt ra ngoài bộ phận công chúng thường tiếp xúc với hàng hóa
hoặc dịch vụ liên quan đến yêu cầu rằng nhãn hiệu hàng hóa đó phải đc đăng ký.” Từ quy
định này dẫn chiếu đến điều 6 bis Công ước Paris quy định về nhãn hiệu nổi tiếng: “(1) Một
cách mặc nhiên nếu luật quốc gia cho phép điều đó, hoặc theo đề nghị của bên có liên quan,
các nước thành viên của Liên minh có trách nhiệm từ chối hoặc huỷ bỏ đăng ký, ngăn cấm
việc sử dụng nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó là sự sao chép, bắt chước, biên dịch, và có khả
năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đăng ký hoặc
nước sử dụng coi là nhãn hiệu nổi tiếng tại nước đó của người được Công ước cho hưởng lợi
thế sử dụng nhãn hiệu đó trên các loại hàng hoá giống hoặc tương tự.”
Căn cứ vào hai quy định nêu trên để xác định một nhãn hiệu nổi tiếng hay không thì
ta xem xét đến sự hiểu biết về nhãn hiệu đấy của bộ phận công chúng liên quan.Và Đại diện
Công ty ICP là chủ sở hữu hiện tại của nhãn hiệu “X-MEN, hình” tham gia tố tụng bác bỏ
hoàn toàn các lập luận của Marvel Chracters, vì nhãn hiệu X-MEN của Marvel Chracters
không phải là nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu này chưa được người tiêu dùng Việt Nam biết
đến với các sản phẩm là truyện tranh hay nhân vật siêu nhân. Hơn nữa, bên cục Sở hữu trí tuệ
cho rằng tài liệu mà công ty Marvel đưa ra không chứng minh được X-men là sản phẩm gắn
với nhãn hiệu nổi tiếng, có tính liên quan đến nhau và gây ra nhầm lẫn vì một mặt hàng là
sản phẩm văn hóa giải trí, một mặt hàng là sản phẩm mỹ phẩm. Tại thời điểm Công ty Hàng
gia dụng quốc tế nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu “X-MEN, hình” (27/06/2003), Công ty Marvel
Characters chưa thực hiện đăng ký tại Việt Nam cho nhãn hiệu các sản phẩm nhóm 3.
Theo cơ sở dữ liệu của Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Mỹ , Marvel Characters là sở
hữu nhãn hiệu X-MEN cho một số nhóm sản phẩm. Đối với sản phẩm nhóm 3, Marvel
Characters có nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu X-MEN số 78061366 trên cơ sở dự định sử

dụng. Do Marvel Characters đã không xuất trình được tài liệu về việc sử dụng nhãn hiệu cho
sản phẩm xin đăng ký, nhãn hiệu đã bị khước từ cấp đăng ký vào tháng 11/2005. Sau đó, đến
tháng 11.2006 Marvel Characters mới xuất trình được bằng chứng sử dụng nhãn hiệu tại Mỹ
khi nộp đơn số 77046945 xin bảo hộ cho nhãn hiệu X-MEN cho các sản phẩm thuộc nhóm 3
vào ngày 31.5.2006. Thông tin này được Công ty Hàng gia dụng quốc tế cung cấp và Marvel
Characters thừa nhận.
4


Dựa vào các căn cứ nêu trên, ta thấy Công ty Marvel không cung cấp được đầy đủ
chứng cứ chứng minh X-men là nhãn hiệu nổi tiếng của công ty này. Vì vậyđơn khỏi kiện
của công ty sẽ bị bác bỏ và giữ nguyên hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số
63481 bảo hộ nhãn hiệu X-MEN đối với các sản phẩm nhóm 3 của Công ty Hàng gia dụng
Quốc tế.
2.2.

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành
Việc khởi kiện Cục SHTT Việt Nam là hoàn toàn không có căn cứ pháp lý. Cụ thể

Về hàng hoá được đăng ký bảo hộ
Ở Việt Nam, Marvel Chracters là chủ sở hữu nhãn hiệu X-MEN (nhãnhiệu chữ), bảo
hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 11455 cấp ngày 07/04/1994 đối với các sản
phẩm video thu sẵn; băng, đĩa nghe nhìn… (Nhóm 9); các loại xuất bản phẩm, truyện và
truyện tranh …(Nhóm 16); quần áo…(Nhóm 25); đồ chơi các loại (Nhóm 28) => Công ty
Marvel Chracters không có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đối với các sản phẩm hoá
mỹ phẩm gia dụng (Nhóm 3) tại Việt Nam.
Theo cơ sở dữ liệu của Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Mỹ tại địa chỉ www.uspto.gov,
Marvel Characters là sở hữu nhãn hiệu X-MEN cho một số nhóm sản phẩm. Đối với sản
phẩm nhóm 3, Marvel Characters có nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu X-MEN số 78061366
và đã bị khước từ cấp đăng ký vào tháng 11/2005. Chỉ sau đó, đến tháng 11.2006 Marvel

Characters mới xuất trình được bằng chứng sử dụng nhãn hiệu tại Mỹ khi nộp đơn số
77046945 xin bảo hộ cho nhãn hiệu X-MEN cho các sản phẩm thuộc nhóm 3. Mặt khác,
Công ty Hàng gia dụng Quốc tếđược Cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu “XMEN, hình” (Giấy chứng nhận số 63481, cấp ngày 08/06/2005cho các sản phẩm hoá mỹ
phẩm gia dụng (Nhóm 3). Như vậy, cho đến tháng 11/2005 Công ty Marvel Characters không
có quyền sở hữu nhãn hiệu X-MEN cho các sản phẩm nhóm 3 tại Mỹ cũng như tại Việt Nam.
Đến thời điểm này, Cục SHTT đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho nhãn hiệu X-MEN đối
với các sản phẩm nhóm 3 của Công ty Hàng gia dụng Quốc tế. Cho tới thời điểm Công ty
Hàng gia dụng quốc tế nộp đơn, Công ty Marvel Characters không có sản phẩm cùng loại là
mỹ phẩm mà chỉ có các tác phẩm văn hóa như phim, truyện, trò chơi X-MEN đã được đăng
ký bản quyền. Như vậy, công ty của Mỹ và công ty của Việt Nam được cấp văn bằng bảo hộ
với 2 loại sản phẩm khác nhau, không có tính liên quan và không thể gây nhầm lẫn .
Do đó, không thể xảy ra trường hợp hàng hoá của 2 bên công ty bị trùng hoặc tương
tự nhau.


Về nhãn hiệu
5


Theo khoản 16 Điều 4 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: “Nhãn
hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.”
Điều 72 Luật SHTT quy định nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình
ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch
vụ của chủ thể khác.”
Và theo khoản 1 Điều 74 Luật SHTT thì: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu
được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết
hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều này”. Theo đó, một trong các trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả

năng phân biệt là nhãn hiệu có “dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc
tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch
vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân
biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu
nổi tiếng.”
Khái niệm X-Men của Marvel Characters, Inc được biết đến như những dị nhân, siêu
nhân trong các tác phẩm truyện, phim, gồm nhóm người có chứa gen X (đột biến) có khả
năng khác thường chứ không phải là nhân vật cụ thể, mỗi nhân vật trong nhóm có tên gọi
khác nhau. Trong khi đó hình ảnh X-MEN của công ty ICP là "Người đàn ông đích thực".
Ngoài ra, nhãn hiệu của công ty Marvel Characters là nhãn hiệu X-MEN (nhãn hiệu chữ)
còn nhãn hiệu cảu công ty ICP là nhãn hiệu “X-MEN, hình” “gồm chữ “X-MEN” viết hoa
và chữ “X” cách điệu đặt trong hình tròn”.
Do đó, nhãn hiệu của công ty ICP là nhãn hiệu độc lập, không được coi là bị trùng
hoặc tương tự với nhãn hiệu của công ty Marvel Characters.


Về sự nổi tiếng của nhãn hiệu

Khoản 20 Điều 4Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: “Nhãn hiệu
nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.’’
Về tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng: Điều 75 Luật SHTT quy địnhcác tiêu chí sau đây:
+ Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán,
sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
6


+ Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
+ Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số
lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

+ Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
+ Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
+ Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
+ Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
+ Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của
nhãn hiệu.
Công ty Marvel đã đưa ra một số bằng chứng chứng minh sự nổi tiếng của mình (đã nêu ở
trên) nhưng các bằng chứng này không chứng minh được rằng “người tiêu dùng Việt Nam
thực sự biết đến nhãn hiệu X-Men” như yêu cầu của khoản 20 Điều 4 Luật SHTT 2005(sửa
đổi, bổ sung 2009). Sản phẩm của cong ty ICP xin đăng ký nhãn hiệu thuộc nhóm 03 là mỹ
phẩm, người tiêu dùng Việt Nam chưa biết sản phẩm nào của Marvel Characters trong nhóm
sản phẩm này nên không thể gây nhầm lẫn.
Như vậy, nhãn hiệu X-MEN của Marvel Characters không được coi là nhãn hiệu nổi
tiếng ở Việt Nam. Từ những phân tích trên, ta có thể khẳng định: Việc sử dụng nhãn hiệu “XMEN, hình” của công ty ICP không được coi là xâm phạm đối với nhãn hiệu “X-MEN,
chữ” của công ty Marvel Characters.


Vấn đề cạnh tranh không lành mạnh

Theo Điều 130 Luật SHTT 2005 (swuar đổi, bổ sung 2009) quy định về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh:
“1. Các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:
a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh
doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng,
chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng
hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có
quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại


7


diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ
sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà
mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt
hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
2. Chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này là các dấu hiệu, thông tin nhằm
hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng
kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng
hoá.
3. Hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm các
hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy
tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán,
nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó.”
Trong quá trình sử dụng nhãn hiệu, Công ty Hàng dụng quốc tế đã khai thác và xây
dựng thành công hình tượng “Người đàn ông đích thực” gắn với nhãn hiệu X-MEN. Hình
tượng “Người đàn ông đích thực” sử dụng sản phẩm mang nhãn hiệu X-MEN hoàn toàn độc
lập và khác biệt đối với nhóm người DỊ NHÂN mang gien X (gọi chung là X-MEN) của
Marvel Characters. Marvel Characters cho rằng Công ty Hàng gia dụng quốc tế sử dụng hình
ảnh diễn viên Prad Pitt và hình ảnh dòng chữ Hollywood để quảng cáo sản phẩm thể hiện
hành vi không trung thực, lợi dụng sự nổi tiếng của nhãn hiệu X-MEN. Tuy nhiên, Công ty
Marvel đã không cung cấp được video quảng cáo và cũng không chứng minh được quyền
của mình đối với hình ảnh diễn viên Pad Pitt cũng như biểu tượng dòng chữ Hollywood. Do
vậy, không có cơ sở để kết luận về động cơ không trung thực của Công ty Hàng gia dụng
Quốc tế trong vấn đề được đề cập.
Tóm lại, từ các phân tích ở trên, ta có thể khẳng định việc cấp văn bằng bảo hộ của

Cục SHTT cho nhãn hiệu “X-MEN” của công ty TNHH Hàng gia dụng Quốc tế, Việt Nam
(ICP) là đúng pháp luật. Do đó, việc khởi kiện Cục SHTT Việt Nam là không có cơ sở pháp
lý. Vì vậy, Tòa án sẽ bác bỏ đơn kiện của công ty Marvel và nhân hiệu X- MEN hình vẫn
thuộc về công ty Hàng gia dụng quốc tế (ICP).
KẾT LUẬN

8


Từ những nội dung trên, có thể thấy việc giải quyết một vụ việc tranh chấp về quyền
sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, ta
hoàn toàn có thể khắc phục được những hạn chế này bằng cách nỗ lực hơn nữa trong việc
hoàn thiện cơ sở pháp lý, phù hợp với các điều ước quốc tế, giúp các chủ thể tham gia mối
quan hệ dân sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Đây là nguồn động lực to lớn để
nước ta có thể tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật trên thế giới, đảm bảo sự phát triển
bền vững của nền kinh tế.
Trên đây là toàn bộ bài làm của nhóm em. Bài làm còn nhiều thiêu xót, mong thầy
(cô) góp ý để bài làm của nhóm em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1.
2.
3.
4.
5.
6.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB. CAND 2012
Hiệp định về khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ- TRIPS 1993

Công ước Pais (1983) về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kì
Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009)
Các trang web:
/>F6147257BAA0029037C?OpenDocument
/>
9


PHỤ LỤC
Hình ảnh về hai nhãn hiệu X-Men trong vụ kiện giữa Công ty Marvel Characters và
công ty Hàng gia dụng quốc tế (ICP)

Nhãn hiệu X- Men của công ty Marvel Characters

Nhãn hiệu dầu gội X-Men của Công ty Hàng gia dụng quốc tế
10



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×