Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.24 KB, 41 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------***--------

BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ SỬ DỤNG MỸ
PHẨM HÀN QUỐC CỦA SINH VIÊN KHOA HÀN QUỐC HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Châu Văn Ninh
Sinh viên thực hiện :
Nguyễn Thị Mỹ Dung

1356200009

Hồ Thị Tuyết Hằng

1356200017

Nguyễn Thị Ý Nhi

1356200055

Nguyễn Phương Quỳnh

1356200064

Diêu Lâm Thạch Thảo

1356200067


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03/2015
1


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
I.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ngày nay kinh tế ngày càng phát triển, mức thu nhập của người dân

được cải thiện và nâng cao, nhu cầu chăm sóc bản thân cũng được coi trọng hơn.
Từ đó, mối quan tâm của hai giới tới ngoại hình ngày càng lớn, vì vậy mà mỹ
phẩm dần trở thành sản phẩm tiêu dùng quen thuộc của mọi người, đặc biệt là
giới trẻ.
Tại Việt Nam, các thương hiệu mỹ phẩm xuất hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau giúp cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Hơn nữa, thị trường
Việt Nam còn được đánh giá là một thị trường giàu tiềm năng trong ngành mỹ
phẩm, đặc biệt là mỹ phẩm dành cho giới trẻ. Theo Công ty Nghiên cứu Thị
trường Nielsen thì người tiêu dùng Việt Nam chi tiền cho mỹ phẩm bình quân
chỉ có 4 USD/người/năm, và trung bình từ năm 2001-2006, theo số liệu của
Euromonitor, thị trường mỹ phẩm Việt Nam tăng trưởng đến 14%/năm. Bên
2


cạnh đó, thị trường mỹ phẩm cho giới trẻ cũng đang là mảnh đất màu mỡ của các
doanh nghiệp với doanh số 400 tỷ đồng năm 2004 và có mức tăng trưởng dự báo
khoảng 30%/năm. Nhận thấy được tiềm năng tiêu thụ lớn và lợi nhuận cao tại thị
trường Việt Nam rất nhiều nhà sản xuất mỹ phẩm đã chọn Việt Nam để rót vốn

đầu tư và kinh doanh cho sản phẩm của mình, nhất là các nhà sản xuất mỹ phẩm
Hàn Quốc. Cùng với sự lan tỏa mạnh mẽ của làn sóng Hàn lưu, Hàn Quốc vốn dĩ
là cái nôi của nhiều sản phẩm làm đẹp đã đổ bộ vào thị trường Việt Nam một
cách không ngừng nghỉ với đa dạng các loại và thương hiệu mỹ phẩm. Theo hội
Hóa Mỹ Phẩm TP.HCM thì phần lớn các hãng mỹ phẩm nước ngoài nắm thị
phần chủ yếu tại Việt Nam và chiếm hơn 90% dung lượng thị trường, trong đó
Hàn Quốc chiếm 30%. Theo một nghiên cứu “Nghiên cứu hành vi hướng tới mỹ
phẩm của người tiêu dùng Việt”1 của công ty Dream Incubator (DI) tại Việt Nam
về việc sử dụng mỹ phẩm thì The Face Shop là một trong những thương hiệu mỹ
phẩm Hàn Quốc mà người tiêu dùng Việt Nam quan tâm và được sử dụng nhiều
nhất với tỉ lệ là 28% cho việc sử dụng sản phẩm chăm sóc da. Từ các số liệu trên
cho thấy, hiện nay, mỹ phẩm của Hàn Quốc đang rất được ưu chuộng tại Việt
Nam. Cùng với các phương thức marketing hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng
khác nhau, mỹ phẩm Hàn Quốc đang dần được lên ngôi và chiếm được sự quan
tâm và yêu mến của giới trẻ nói riêng và người tiêu dùng Việt Nam nói chung.
Trong một khảo sát về thị trường mỹ phẩm Việt Nam của Q&Me – Nghiên cứu
thị trường Việt Nam - khi được hỏi: “Mỹ phẩm từ quốc gia nào bạn thích mua
nhất?” thì Hàn Quốc là câu trả lời có tỉ lệ cao nhất chiếm đến 82,10% 2

1 “ Vietnamese Consumers Behavior Study Toward Cosmetic” - />2 Khảo sát được thực hiện ngày 19/08 với mục tiêu là phụ nữ nhóm tuổi 20 - />
3


Tuy nhiên, cũng trong cùng đề tài nghiên cứu trên, mỹ phẩm nội địa
(đại diện là Thorakao) chỉ chiếm 6% cho việc sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da và
theo hội Hóa Mỹ Phẩm TP.HCM thì mỹ phẩm Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10%
thị phần trong nước. Điều đó cho thấy mỹ phẩm nội địa không được quan tâm ưa
chuộng và phát triển bằng mỹ phẩm nước ngoài mặc dù Việt Nam cũng có nhiều
thương hiệu mỹ phẩm cao cấp với chất lượng cao. Xu hướng này đang gây bất
lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong bối cảnh chạy đua tranh giành

thị phần nội địa.
Theo một nghiên cứu của Masso Survey, Việt Nam đang trong giai
đoạn dân số vàng với tỷ lệ giới trẻ chiếm 60% dân số hiện nay, cho thấy người
tiêu dùng trẻ đang ảnh hưởng mạnh, từng bước dẫn dắt và thay đổi thị trường và
sẽ là lực lượng tiêu dùng chủ lực của thị trường Việt trong thời gian tới. Vì vậy,
nếu muốn xây dựng thương hiệu mạnh hơn trong thời buổi kinh doanh khó khăn
hiện nay thì đối tượng đầu tiên phải hướng đến đó chính là giới trẻ. Nhận thấy
được điều đó, nhóm nghiên cứu chúng tôi mong muốn xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc của sinh viên - đại diên cho giới
trẻ hiện nay, nhằm giúp nhà sản xuất mỹ phẩm Việt Nam đề ra biện pháp đẩy
mạnh sự tiêu thụ mỹ phẩm nội địa cũng như có những bước đột phá đầu tư để
giành lại thị trường tiềm năng, tạo thành một thương hiệu mỹ phẩm Việt bền
vững trên thị trường, thông qua việc áp dụng phương thức phù hợp hơn cho giới
trẻ qua đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc
của sinh viên khoa Hàn Quốc học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
Văn”.

II.

MỤC ĐÍCH , MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích:
4


Xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng mỹ phẩm Hàn
Quốc của sinh viên khoa Hàn Quốc học trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn từ đó giúp sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung hiểu rõ các yếu tố
nào đang thật sự ảnh hưởng đến việc sử dụng mỹ phầm, kiểm soát được việc sử
dụng mỹ phẩm, và chọn lựa được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu bản
thân.

Hơn nữa, qua đề tài này sẽ giúp các nhà sản xuất mỹ phẩm Việt Nam nắm
rõ thông tin, thị hiếu cũng như xu hướng sử dụng mỹ phẩm của sinh viên, yếu tố
ảnh hường đến việc sử dụng mỹ phẩm của sinh viên – đại diện cho giới trẻ hiện
nay - từ đó đề ra biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ, tăng mức độ sử dụng mỹ phẩm
Việt của giới trẻ. Đồng thời giúp các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng thị trường
nội địa để tăng doanh thu và lợi nhuận.
2.

Mục tiêu:

Đưa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn để dự đoán các yếu tố ảnh
hưởng đến mức độ sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc của sinh viên khoa Hàn Quốc
học.
Lựa chọn các biến độc lập thích hợp từ triển khai xây dựng mô hình nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc của sinh viên
khoa Hàn Quốc học.

3.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Kiểm định mô hình và điều chỉnh cần thiết để có kết luận các yếu tố ảnh
hưởng thật sự đến mức độ sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc của sinh viên khoa Hàn
Quốc học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
5


Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp để giúp các nhà sản xuất và
kinh doanh, các doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam đầu tư và phát triển các loại
mỹ phầm dành cho sinh viên đối với sản phẩm của mình, từ đó, có thể tăng mức

độ sử dụng và chiếm được lại thị phần mỹ phẩm trong nước.

III.
GIỚI
1. Giới hạn

HẠN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc của sinh
viên khoa Hàn Quốc học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
Một số biện pháp nhằm giúp sinh viên hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến
việc sự dụng mỹ phẩm của mình.
Đối tượng khảo sát: sinh viên khoa Hàn Quốc học trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn.
2.
-

Phạm vi
Không gian: nhóm chúng tôi giới hạn mẫu nghiên cứu ở 100 sinh viên

-

khoa Hàn Quốc học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Thời gian: mẫu nghiên cứu lấy số liệu năm 2015

IV.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN:
1. Ý nghĩa khoa học:
Thông qua đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mỹ phẩm Hàn


Quốc của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, nhóm nghiên
cứu chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho nghiên cứu y học nhằm
tạo ra sản phẩm phù hợp cho làn da người Việt. Hơn nữa cũng sẽ sung cấp tư
liệu cho các nghiên cứu sau. Thêm vào đó người tiêu dùng cũng có những kiến
thức nền tảng cho mình trong việc lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm.
2.

Ý nghĩa thực tiễn:

6


Với thị trường mỹ phẩm cho giới trẻ - một mảnh đất màu mỡ với doanh số
400 tỷ đồng năm 2004 và có mức tăng trưởng dự báo khoảng 30%/năm thì mỹ
phẩm được dự báo sẽ là sản phẩm tiềm năng trong việc cạnh tranh và đầu tư trên
thị trường nước ta. Đồng thời, chiếm 60% dân số của Việt Nam hiện nay - sinh
viên nói riêng và giới trẻ nói chung đang ảnh hưởng mạnh, từng bước dẫn dắt,
thay đổi thị trường và sẽ là lực lượng tiêu dùng chủ lực của thị trường Việt trong
thời gian tới. Vì vậy, họ đang và sẽ trở thành đối tượng khách hàng mục tiêu
hàng đầu của các ngành doanh nghiệp mỹ phẩm.
Từ kết quả của việc khảo sát và nghiên cứu, chúng tôi mong muốn đề ra
những biện pháp, hướng đi cho ngành mỹ phẩm Việt Nam qua các phương thức
và biện phác khác nhau. Từ đó có phương pháp thích hợp quảng cáo cho các mặt
hàng mỹ phẩm nhằm nâng cao lượng tiêu thụ mỹ phẩm Việt, giúp các nhà sản
xuất có những bước đột phá đầu tư để giành lại thị trường tiềm năng, tạo thành
một thương hiệu mỹ phẩm Việt bền vững.
V.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm sử dụng cả phương pháp định tính và

định lượng. Các số liệu phục vụ mô hình được thu thập qua việc điều tra, khảo
sát thông tin qua các mẫu hỏi mà nhóm tự tạo, tham khảo tài liệu trên các
phương tiện truyền thông như Internet, sách báo, tivi. Số liệu được xử lý và rút
ra kết quả từ phần mềm SPSS.
Quy trình nghiên cứu:
Tiến hành khảo sát việc sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc của 100 sinh viên
khoa Hàn Quốc học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nhằm lấy ý
kiến về các yêu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc.
Nhập, xử lý và phân tích số liệu từ bảng khảo sát nhằm chạy hồi quy tuyến
tính (được tham khảo từ giáo trình môn Xác suất thống kê), chỉ ra các nhân tố

7


thật sự ảnh hưởng đến việc mua sắm trực tuyến của những sinh viên tiến hành
khảo sát.
Tham khảo sách vở, các tài liệu và công trình nghiên cứu khoa học trước
đó của các tác giả uy tín.
VI.
1)

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
“Hành vi tiêu dùng và các yếu tố bị ảnh hưởng bởi truyền thông
giải trí Hàn Quốc của giới trẻ huyện Mueang, tỉnh Chiangmai,
Thái Lan” (2/9/2009 Ms Chmanana Wonkhoonma- khoa Kinh Tế đại
học Chiangmai) 3

Văn hóa Hàn Quốc - đặc biệt là truyền thông giải trí Hàn Quốc đang có sức

ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng Thái Lan nhất là người tiêu dùng trẻ tuổi
ở các mặt: thời trang, cách trang điểm, lựa chọn địa điểm du lịch v.v... Tác giả
quan tâm đến hành vi của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi công nghiệp giải trí
của Hàn Quốc. Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh nghiên cứu của mình đến các hành vi
bắt chước văn hóa Hàn Quốc của thanh thiếu niên Thái sinh sống tại khu vực
Chiangmai. Họ có thề người chưa bao giờ hoặc không bao giờ xem phim Hàn
Quốc, hoặc nghe nhạc Hàn Quốc và ăn các món ăn Hàn Quốc. Từ đó, tác giả
cũng nghiên cứu thêm về các yếu tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ hàng hóa từ
phương tiện truyền thông Hàn Quốc giải trí.
Nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố gây ảnh hưởng nhiều nhất chính là mối
quan tâm của người tiêu dùng đối với các ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc và quảng
cáo. Từ phép thống kê Chi-square, nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng Thái dễ
bị cuốn hút và sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm của Hàn Quốc mà lí do là sự
ảnh hưởng bởi các phương tiện truyền thông giải trí Hàn Quốc.

3 />
8


2)

Bài báo “Sự thành công của các thương hiệu quốc tế ở thị trường
mỹ phẩm Việt Nam” (29/8/2012) 4

Theo một bài báo địa phương trong nuớc ( Sài Gòn giải phóng) tham khảo
báo cáo của Hiệp hội Hóa học Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh: các thương hiệu
quốc tế đã thành lập nhà máy sản xuất tại Việt Nam như là Olay, Ponds, Avon....
trong 430 các thương hiệu mỹ phẩm thì 90% là thương hiệu mỹ phẩm nước
ngoài. Theo báo cáo, giới trẻ Việt Nam ngày càng ưa chuộng mỹ phẩm nước
ngoài dù rằng mỹ phẩm trong nước đáp ứng được về mặt giá cả phải chăng, hợp

lí hơn.

3) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng mỹ

phẩm” (Lê Thị Hoàng Vân, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, đại
học Đà Nẵng, năm 2010) 5

Luận văn này được thực hiện nhằm đưa ra được nhân tố ảnh hưởng đến hành
vi tiêu dùng mỹ phẩm của khách hàng phụ nữ tại Đà Nẵng. Luận văn là tập hợp
các thông tin về thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam bao gồm tất cả các khía cạnh
về hành vi của người tiêu dùng, mô hình, phương pháp phân tích, kết luận và
kiến nghị sẽ được sử dụng như là tài liệu tham khảo cho công việc nghiên cứu
khác liên quan đến thị trường mỹ phẩm của Việt Nam. Nghiên cứu được tiến
hành thông qua khảo sát bảng hỏi với mẫu khảo sát là 400 người tiêu dùng ngẫu
nhiên trên địa bàn Đà Nẵng; sử dụng phân tích cụm (cluster) nhằm xác định các
4 />utm_source=Most+Read&utm_medium=website&utm_campaign=Most+Read

5 />
9


cụm người tiêu dùng có cùng hành vi tiêu dùng giống nhau trong cùng một phân
đoạn.
Nghiên cứu góp phần cung cấp những hiểu biết sâu sắc về các nhân tố ảnh
hưởng đến hành vi mua mỹ phẩm của khách hàng nữ tại thành phố Đà Nẵng. Từ
đó sẽ có những gợi ý chính xác giúp các nhà đầu tư, bán lẻ, và tiếp thị mỹ phẩm
hoạch định kế hoạch marketing phù hợp, đồng thời có sự hiểu biết tốt hơn về thị
trường mỹ phẩm và về nhận thức của người tiêu dùng đối với mỹ phẩm.
Đưa ra một số đóng góp mới về lý luận hành vi tiêu dùng mỹ phẩm và một số
kết luận và giải pháp trong công tác marketing mỹ phẩm.


4) “Nghiên cứu các nhân tố cá nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng

của nam giới” ( Phạm Thị Thu Ba, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh
năm 2013, Đại học Đà Nẵng) 6

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trong giai đoạn đầu để
xác định mô hình, yếu tố và các biến số đo lường cho phù hợp với bối cảnh
người tiêu dùng Việt Nam và sử dụng phương pháp định lượng để thu thập, xử lí
dữ liệu. Nghiên cứu tiếp cận theo định nghĩa lý thuyết hành vi tiêu dùng của
Engal, Blackwell, Minirad. Hành vi tiêu dùng gồm 3 hành động chính là: mua,
tiêu dùng, xử lý thải bỏ hàng hóa dịch vụ. Trong nghiên cứu, hành vi tiêu dùng
được nghiên cứu là hành vi tiêu dùng mỹ phẩm của nam giới.

6 />
10


Nghiên cứu chỉ ra các biến số cá nhân được tiếp cận theo cách hiểu là các yếu
tố thuộc về đặc điểm nhận thức: nhận thức về việc nam giới sử dụng sản phẩm
chăm sóc da, quan niệm về hình ảnh cá nhân, ảnh hưởng tuổi tác, sự quan tâm
đến sức khỏe, sự hấp dẫn cơ thể.
Mục tiêu của nghiên cứu là xác định và tìm hiểu các yếu tố cá nhân tác động
đến hành vi tiêu dùng mỹ phẩm, phát triển và hiệu lực hóa thang đo các yếu tố cá
nhân phù hợp với bối cảnh Việt Nam, đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố, đề ra giải pháp marketing cho ngành mỹ phẩm nam giới. (TRANG 3,5,13)

5) Bài báo cáo nghiên cứu: "Thói quen tiêu dùng mỹ phẩm của phụ

nữ Việt Nam", Mr Kurogawa Kengo Fouder/CEO Asia Plus Inc.

(12/02/2015)7
Asia Plus Inc. (Tokyo, Nhật Bản), cung cấp dịch vụ nghiên cứu thị trường Việt
Nam “Q&Me”, đã tiến hành khảo sát “Về thói quen sử dụng mỹ phẩm của phụ
nữ Việt” trong số 500 phụ nữ tuổi từ 20 – 39. Khảo sát tiến hành nghiên cứu về
“thói quen trang điểm”, “chi tiêu”, “nguồn thông tin” và “hình ảnh thương hiệu
bởi quốc gia”. Qua nghiên cứu cho thấy Phụ nữ Việt thường xuyên trang điểm,
khảo sát đã chỉ ra rằng chỉ 24% trang điểm hằng ngày và 44% trang điểm ít nhất
một tuần một lần, trong khi 45% trang điểm chỉ khi có dịp gì đặc biệt. Trong
việc chi tiêu cho mỹ phẩm, báo cáo đã chỉ ra rằng phụ nữ Việt xài trung bình
khoảng 140,000 VND trong một tháng. Chỉ 21% xài nhiều hơn 200,000 VND.
Khi nói về vấn đề nguồn tìm kiếm thông tin về mỹ phẩm thì, “bạn bè (70%)” và

7 "Thói quen tiêu dùng mỹ phẩm của phụ nữ Việt Nam"- />
11


“từ website (58%)” là hai nguồn thông tin phổ biến nhất. Liên quan tới hình ảnh
thương hiệu của mỗi quốc gia, những thương hiệu đến từ Hàn Quốc có ảnh
hưởng rất tích cực. Hình ảnh trong tâm trí họ là “thương hiệu cho giới trẻ (79%)”
và “sành điệu (76%)” được chọn cao gấp 3 lần các thương hiệu các nước khác.

12


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MỨC ĐỘ SỬ DỤNG MỸ PHẨM CỦA SINH VIÊN
I.

Khái niệm liên quan:

Mỹ phẩm:
Theo Bộ Y tế (trong Thông tư 06 /2011/TT-BYT) thì: “Sản phẩm mỹ phẩm là
1.

một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài
cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan
sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm
sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ
thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.” 8 Đây cũng chính là định nghĩa của Liên
minh Châu âu (EU) về khái niệm mỹ phẩm.
Bên cạnh đó, FDA (Food and Drug Administration - Quản lý Thực phẩm và
Dược) của Mỹ thì định nghĩa mỹ phẩm là: "Mỹ phẩm dự định sẽ được áp dụng
đối với cơ thể con người để làm sạch, làm đẹp, tạo sự hấp dẫn hoặc làm thay đổi
sự xuất hiện mà không ảnh hưởng đến cấu trúc của cơ thể hoặc chức năng".
Theo Euromonitor, các mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh (xà phòng, bàn chải,...)
trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương được chia thành 11 loại: sản phẩm dành
cho trẻ em, sản phẩm tắm rửa, khử mùi,chăm sóc tóc, mỹ phẩm tạo màu, mỹ
phẩm chăm sóc cho nam giới, vệ sinh răng miệng, nước hoa, chăm sóc da, thuốc
làm rụng lông và chống nắng. Trong các loại mỹ phẩm trên, đáng lưu ý nhất là
kem chăm sóc da hay còn gọi kem dưỡng da. Trong luận văn này nhóm nghiên
8 “Bạn đã từng tìm hiểu khái niệm “Mỹ phẩm là gì?” – theo Ban biên tập - Công ty Luật Hà Trần
/>%E2%80%9D.116231/

13


cứu chúng tôi chỉ tập trung vào mỹ phẩm chăm sóc da. Bởi nó chiếm tỷ lệ tiêu
thụ cao nhất nên được các nhà sản xuất và kinh doanh đẩy mạnh để phát triển và
đầu tư trên thị trường mỹ phẩm.
2.


Mỹ phẩm chăm sóc da:

Kem dưỡng da thường được dùng nhằm vào 2 mục đích chính là: giúp da mịn
màng, tươi trẻ, hồng hào, và khắc phục những khiếm khuyết trên là da. Ta có
thể chia kem dưỡng da thành 5 loại chính theo mục đích sử dụng như sau:
-

Kem lạnh (cold creams): có dạng nhũ tương (emulsion) dùng làm sạch da,
phân tán chất béo không tan thành những hạt rất mịn trong dung dịch có

-

nước tạo thành thể đồng nhất
Kem tẩy (cleansing creams): là dạng đặc, giúp làm sạch da.
Kem thoa qua đêm (night creams): làm dịu da, làm ẩm, giúp da mịn hơn.
Kem lót (foundation creams): tạo lớp lót bảo vệ da khi trang điểm.
Kem chống nám, kem bảo vệ…
3.

Mỹ phẩm Hàn Quốc:

Ngày nay, phái đẹp khắp thế giới bắt đầu chú trọng đến việc chăm sóc,
dưỡng da nhiều hơn, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào những loại phấn có độ che
phủ cao như mỹ phẩm Âu Mỹ. Chính những làn da đẹp mịn màng không tỳ vết,
lỗ chân lông siêu se khít của các thần tượng Hàn Quốc đã tạo niềm cảm hứng
cho các phái đẹp mọi nơi. Và hiện nay, mỹ phẩm chăm sóc da của Hàn Quốc
đang dần chiếm lĩnh thị trường và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu
dùng.
Tại Hàn Quốc, các thương hiệu mỹ phẩm được yêu thích nhất hiện nay gồm có 10 thương hiệu từ cao cấp cho đến bình dân, từ các dòng mỹ phẩm chăm

sóc da, trang điểm cho đến trị mụn, trị nám da… như: Holika Holika, Amore

14


Pacific, Etude House, Skin Food, Too Cool For School, It's Skin, The Face Shop,
3 Concept Eyes, Tony Moly, Clio.9
Ở Việt Nam, trong một nghiên cứu “Nghiên cứu hành vi hướng tới mỹ
phẩm của người tiêu dùng Việt”10 của công ty Dream Incubator (DI) tại Việt
Nam về việc sử dụng mỹ phẩm, khi được hỏi “ Thương hiệu mỹ phẩm về dưỡng
da và trang điểm nào mà bạn quan tâm hiện nay?” thì Hàn Quốc là quốc gia
chiếm tỉ lệ cao nhất với 76%

11

Và cũng trong nghiên cứu trên, khi khảo sát về dòng sản phẩm chăm sóc
da tại thị trường Việt Nam thì các thương hiệu được biết đến nhiều đa phần là
các dòng mỹ phẩm Hàn Quốc như Ohui (54%), The Face Shop (52%) , Skin
Food (37%), A void (23%) và Tolly Molly (17%) … Bên cạnh đó, thương hiệu
được sử dụng nhiều nhất cũng chính là The Face Shop – dòng mỹ phẩm của Hàn
Quốc với tỉ lệ là 28%.
Các dòng sản phẩm mỹ phẩm chăm sóc da của Hàn Quốc đa số là những
mỹ phẩm được chiết xuất từ thiên nhiên. Các thành phần sử dụng trong mỹ
phẩm Hàn Quốc đều không qua xử lý hoá học, không chứa các thành phần nhân
tạo, tổng hợp mà chỉ sử dụng các chất chiết xuất từ củ nhân sâm - nguồn nguyên
liệu chứa nhiều loại dinh dưỡng tự nhiên giúp trắng da và khoẻ mạnh, trị liệu,

9 10 thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc được yêu thích nhất hiện nay -

/>

hieu-my-pham-han-quoc-duoc-yeu-thich-nhat-hien-nay-20150207005353287.htm
10 “ Vietnamese Consumers Behavior Study Toward Cosmetic” - />
11

15


nuôi dưỡng da. Vì hoàn toàn tự nhiên nên có khả năng tương thích với nhiều loại
da, chỉ số an toàn rất cao và không có tác dụng phụ.
Với những ưu điểm trên, mỹ phẩm Hàn Quốc ngày càng được ưa chuộng tại
các thị trường lớn trên thế giới trong đó có cả Việt Nam.
4.

Hàn lưu:

Hàn lưu hay Hallyu (Tiếng Triều Tiên: 한 류 / 韓 流 ; có nghĩa là Làn sóng
Hàn Quốc) là tên gọi được bắt nguồn từ cách gọi của một số nhà báo ở Bắc Kinh
về sự nổi tiếng nhanh chóng của Hàn Quốc và các sản phẩm của Hàn Quốc tại
Trung Quốc, hiện được dùng để ám chỉ sự nổi tiếng của văn hóa Hàn Quốc trên
thế giới trong thế kỷ 21. Làn sóng Hàn Quốc nổi tiếng khắp châu Á, đặc biệt là
tại Đông Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, các nước Đông Nam
Á và đang bắt đầu lan rộng tới Ấn Độ, Trung Đông, Trung Á, Thổ Nhĩ Kỳ 12
Hiện nay làn sóng Hàn Quốc thông qua K-pop và phim truyền hình đang lan
truyền khắp thế giới. Sự lan rộng và yêu thích của Hàn lưu trên khắp toàn cầu là
niềm tự hào của người Hàn Quốc. Tuy nhiên Hàn lưu cảnh báo chứa đựng nội
hàm về chủ nghĩa dân tộc văn hóa. Đây là quyền lực mềm của Hàn Quốc.
II.
-

Cơ sơ lý thuyết:

Thu nhập: Thu nhập là một yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định
trong việc lựa chọn mỹ phẩm của người tiêu dùng, lý thuyết này cũng đã
được nghiên cứu trong “Thực trạng và giải pháp thị trường mỹ phẩm”
(9/2013), Ajzen (1991) “The theory of planned behavior”; “Organisational
Behavior and Human Decision Decision Process”; Ashok Kumar
Chandra, Devendra Kumar Sinha, (5/2013).Tóm lại, thu nhập là một trong

12 />
16


những yếu tố tác động đến mức chi tiêu trong việc sử dụng mỹ phẩm theo
-

quan hệ đồng biến.
Giới tính của người sử dụng mỹ phẩm: “Some aspects of sex differences
in relation to marketing” (Một số khía cạnh của sự khác biệt giới tính
trong mối quan hệ để tiếp thị) được nghiên cứu bởi J.Mark, Dittmar H,
Long K, Meek R (2004); “The Semiotics Of Visible Face Make-Up: The
Masks Women Wear”(các ký hiệu của mặt nạ trang điểm ẩn: Mặt nạ cho
phụ nữ), Assoc Prof. R. Groves Dr. K. Mizerski (2005); “The Beautiful
Woman In Medieval Iberia: Rhetoric, Cosmetics, And Evolution”(Vẻ đẹp
của phụ nữ ở Medieval Iberia: Hùng biện, Mỹ phẩm, Tiến hoá), Claudio
Da Soller Dr. John Zemke, Dissertation Supervisor (2005); “The
Influence of Brand Loyalty on Cosmetics Buying Behavior of UAE
Female Consumers”(Ảnh hưởng của các thương hiệu trung thành đến
hành vi mua mỹ phẩm của khách hàng nữ giới UAE), Dr. Hamza Salim
Khraim (2011); “A Study of Factors Affecting on Men’s Skin Care
Products Purchasing" (Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc mua
mỹ phẩm chăm sóc da của nam giới), Particularly in Karlstad, Sweden,

Per Skålén Sofia Molander (2010); “The Beauty Industry's Influence on
Women in Society” (Ảnh hưởng của nền công nghệ làm đẹp đến phụ nữ
trong xã hội), Ann Marie Britton (2012); “The customer behaviour in the
men's cosmetics market” (Hành vi tiêu dùng trong thị trường mỹ phẩm
dành cho nam), Reinert Venilton (2012). Qua đó kết luận rằng: Nữ giới có

-

tần suất sử dụng mỹ phẩm cao hơn nam giới.
Chất lượng: “CSR and its Impact on Consumer Behavior A Study of the
Cosmetic Industry” (CSR và tác động của nó vào hành vi của người tiêu
dùng - Một nghiên cứu về ngành công nghiệp mỹ phẩm), Guosheng Zhao
(2012); “Human exposures to parabens in cosmetics literature study”
17


(Tiếp xúc của con người với parabens trong nghiên cứu về mỹ phẩm),
Ragnhild Lønseth Aarflot (2013). Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO
9000:2005 định nghĩa chất lượng là: "Mức độ đáp ứng các yêu cầu của
một tập hợp có đặc tính vốn có"; “Phân tích thực trạng của thị trường mỹ
phẩm” của Trần Thanh Hiền (4/2013): Chất lượng của mỹ phẩm tốt sẽ thu
-

hút việc lựa chọn mỹ phẩm của người tiêu dùng.
Hàn lưu: “An Evaluation Of Current Techniques In Cosmetic Advertising
And An Assessment Of Their Effectiveness On The Contemporary
Consumer” (Đánh giá của hệ thống kỹ thuật hiện tại về quảng cáo mỹ
phẩm và đánh giá hiệu quả của mỹ phẩm tác động đánh việc sử dụng),
Helen Oakley (2009). Theo nghiên cứu của tiến sĩ Hà Thanh Vân trường
Đại học Thủ Dầu 1: (2/2014) “Sự tiếp nhận văn hóa hàn quốc của các bạn

trẻ việt nam hiện nay – những điểm nhìn từ một cuộc khảo sát xã hội học
văn hóa” cho thấy ảnh hưởng của giới trẻ với văn hóa Hàn Quốc là rất lớn
trong đó có việc sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc. Trong nghiên cứu “Sức hấp
dẫn nữ tính của Hàn Lưu”, PGS.TS. Phan Thị Thu Hiền – Trưởng Khoa
Hàn Quốc học – trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn thì Hàn
lưu chính là một trong những nguyên nhân khiến cho phụ nữ Việt Nam sử
dụng mỹ phẩm Hàn Quốc. Vì vậy, đây là yếu tố quan trọng thu hút sự
quan tâm của người tiêu dùng trong việc lựa chọn và sử dụng mỹ phẩm

-

Hàn Quốc.
Sức khoẻ làn da: Theo Wikimedia phân tích thì làn da của con người là
lớp bao phủ bên ngoài của cơ thể. Ở con người, nó là cơ quan lớn nhất của
hệ vỏ bọc. Da có nhiều lớp mô ngoại bì và bảo vệ các cơ tiềm ẩn, xương,
dây chằng và cơ quan nội tạng. Ở người, màu da khác nhau giữa các quần
thể, và loại da có thể dao động từ khô đến da dầu. Trong quá trình tiếp xúc
với môi trường bên ngoài hoặc sự thay đổi sinh lý có thể gây ra các bệnh
18


về da làm mất vẻ thẩm mỹ. Vì thế ngày nay nhu cầu làm đẹp, chăm sóc
sức khoẻ làn da ngày càng nâng cao. Phân tích ngành hàng trang điểm của
Buzzmetrics Social Listening chỉ ra rằng cái người tiêu dùng thực sự quan
tâm nhất đó là làm sao các sản phẩm mỹ phẩm giải quyết được vấn đề về
làn da, cũng khả năng cải thiện làn da sau khi sử dụng. Trong các thảo
luận về các lợi ích về tính năng của các sản phẩm chăm sóc da thì có công
dụng dưỡng da, phù hợp với tính chất da và nhẹ nhàng tự nhiên là các tính
-


năng được đánh giá cao nhất.
Chi tiêu: là những khoản chi có dự định, có mục đích và được quyết định
rõ ràng. Theo một báo cáo của trang web tài chính (Mint.com) thống kê
thì trung bình một người phụ nữ chi 15000$ cho mỹ phẩm trong suốt cuộc
đời của họ. Chi tiêu liên quan đến mức thu nhập của cá nhân nên nó cũng

-

có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng mỹ phẩm.
Nhu cầu: Theo Tháp nhu cầu của Maslow (tiếng Anh: Maslow's hierarchy
of needs) được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm 1943
trong bài viết A Theory of Human Motivation (Lý thuyết về động lực của
con người) thì nhu cầu làm đẹp thuộc tầng thứ 2, là nhu cầu bậc cao của
con người. Vì vậy, trong xã hội hiện đại khi con người đã được thoả mãn
nhu cầu bậc thấp của mình thì sẽ dành sự quan tâm đến những nhu cầu
cao hơn, trong đó có nhu cầu chăm sóc sắc đẹp, đặc biệt là về làn da.

19


CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ SỬ DỤNG MỸ PHẨM CỦA SINH
VIÊN KHOA HÀN QUỐC HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA
HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VÀ THỰC HIỆN HỒI QUY
I.

Xây dựng mô hình nghiên cứu:
Định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ sử dụng mỹ phẩm Hàn

Quốc của sinh viên tiến hành khảo sát trong vòng một tháng, nhóm đã dựa vào

các nghiên cứu liên quan trước đây để lựa chọn ra các yếu tố đại diện cho biến
phụ thuộc và biến độc lập cùng dạng mô hình. Nhóm đã quyết định xây dựng mô
hình nghiên cứu về mức độ sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc dưới tác động của các
yếu tố giới tính, thu nhập, mức chi tiêu trong việc mua mỹ phẩm, sức khoẻ làn
da, chất lượng mỹ phẩm, yếu tố Hàn lưu, xu hướng số đông, nhu cầu. Do đó,
nhóm đã tiến hành khảo sát số liệu liên quan về yếu tố tác động trên.
1.

Biến phụ thuộc:

Trong mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng, nhóm đã chọn mức độ
sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc của sinh viên làm biến phụ thuộc để tiến hành khảo
sát. Mức độ sử dụng sản phẩm là một khía cạnh của việc nghiên cứu thị trường.
Tuy nhiên nhóm đã quyết định nghiên cứu định lượng một khía cạnh nhỏ hơn
của việc sử dụng sản phẩm, đó là mức độ sử dụng mỹ phẩm nhưng cơ bản vẫn
dựa trên những mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
mỹ phẩm.
2.

Biến độc lập :
20


Với mục đích của nghiên cứu là định lượng các yếu tố ành hưởng đến mức
độ sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc của sinh viên tiến hành khảo sát, nên một số chỉ
tiêu đại diện cho các yếu tố này sẽ được nhóm đưa vào mô hình nghiên cứu. Đây
là các yếu tố quen thuộc tác động gần gũi và mang tính chất đại diện phù hợp
cho mục đích nghiên cứu. Qua khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu cũng đã nhận
định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới mức độ sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc
của sinh viên.

Các yếu tố quan trọng nhất gồm: giới tính, thu nhập, chi tiêu, nhu cầu, chất
lượng mỹ phẩm, sức khoẻ làn da, yếu tố Hàn lưu, xu hướng số đông. Các nhân
tố được nhóm nghiên cứu lựa chọn vào mô hình bao gồm:
-

Giới tính của sinh viên
Thu nhập trung bình hàng tháng của một sinh viên. Trong đó bao gồm tiền
phụ cấp từ gia đình. Theo nhóm chúng tôi khảo sát trực tiếp, đây là chính là
thu nhập chính của hầu hết các sinh viên Khoa Hàn Quốc Học, nó có quyết
định chính đến mức chi tiêu trung bình hàng tháng của sinh viên. Vì thế, điều
này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mức độ sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc của
sinh viên. Ngoài thu nhập từ tiền phụ cấp của gia đình, thu nhập tới từ công
việc làm thêm của sinh viên là những khoản tiền không quá lớn nhưng cải

-

thiện đáng kể đến chi tiêu của các sinh viên có khoản thu nhập này.
Mức chi tiêu cho 1 món mỹ phẩm của sinh viên
Nhu cầu: Mức độ thường xuyên (số lần) mua mỹ phẩm
Chất lượng mỹ phẩm: "Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu" (theo Juran một Giáo sư người Mỹ), chất lượng của mỹ phẩm tốt sẽ thu hút việc lựa chọn

-

mỹ phẩm của người tiêu dùng.
Sức khoẻ làn da: Khả năng nhận biết được các chất độc hại, các chất có khả
năng gây kích ứng da chứa trong mỹ phẩm để tránh việc sử dụng những mỹ
phẩm có các thành phần gây kích ứng da, hiệu quả xấu, hoặc xuất xứ không
rõ ràng . Từ đó nhận biết đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ sử dụng mỹ phẩm Hàn
21



Quốc của sinh viên. Nếu mỹ phẩm có chất lượng tốt, kho6ngco1 các chất độc
hại và giúp cải thiện làn da thì sinh viên sẽ ưa chuộng và tăng mức độ sử
-

dụng.
Yếu tố Hàn lưu: Những trào lưu thời trang, mỹ phẩm được sử dụng trong
phim ảnh, nhạc của Hàn Quốc ngày càng tác động đến việc sử dụng mỹ phẩm

-

Hàn Quốc của sinh viên Việt Nam.
Xu hướng số đông: là yếu tố tâm lý của người mua bị tác động bởi những
người xung quanh. Khi mua mỹ phẩm, người tiêu dùng có xu hướng chọn
theo số đông hoặc tham khảo ý kiến từ người khác, từ người đã từng dùng mỹ
phẩm trước đó.
II.

Mô hình nghiên cứu đề nghị:
1.

Mô tả các biến số và giả thiết nghiên cứu:

Các biến của mô hình được miêu tả chi tiết trong bảng sau:
TÊN
LOẠI
MÔ TẢ, CÁCH
NHÂN
KÍ HIỆU
BIẾN

ĐO
TỐ
Mức độ
Biến phụ Y
Mức độ sử dụng
sử dụng
thuộc
mỹ phẩm Hàn
mỹ phẩm
Quốc.
Hàn Quốc
Đơn vị: lần/tháng
Giới tính Biến độc GENDER
Giới tính của sinh
lập
viên:
Nam=1, Nữ=0
Thu nhập Biến độc INCOME
Thu nhập trung
lập
bình 1 tháng của
sinh viên.
Đơn vị: triệu/tháng

22

QUAN HỆ VỚI BIẾN
PHỤ THUỘC ĐƯỢC
KÌ VỌNG


(-)
Nữ thường sử dụng mỹ
phẩm nhiều hơn nam
(+)
Thu nhập càng cao thì
mức độ sử dụng mỹ
phẩm càng cao


Chi tiêu

Biến độc EXPEND
lập

Mức chi tiêu cho 1
món mỹ phẩm của
sinh viên.
Đơn vị: trăm
ngàn/tháng

(+)
mức chi tiêu càng cao
thì mức độ sử dụng mỹ
phẩm càng cao

Nhu cầu

Biến độc REQUIREM
lập
ENT


Mức độ thường
xuyên (số lần) mua
mỹ phẩm.
Đơn vị: lần/tháng

(+)
Số lần mua càng nhiều
thì mức độ sử dụng
càng nhiều

Chất
lượng

Biến độc QUALITY
lập

(+)
Càng cải thiện nhiều
thì người tiêu dùng
càng thích sử dụng.

Sức khỏe
làn da

Biến độc HEALTH
lập

Sản phẩm đang
dùng có mang lại

hiệu quả, giúp cải
thiện làn da không.
Có=1, không=0
Các chất gây tác
dụng phụ có trong
mỹ phẩm gây hại
cho da

Hàn lưu

Biến độc HALLYU
lập

Ảnh hưởng của xu
hướng mỹ phẩm
trong phim ảnh,
âmnhạc,...Hàn
Quốc

(+)
Càng bị ảnh hưởng bởi
Hàn lưu thì mức độ sử
dụng mỹ phẩm Hàn
Quốc càng cao

Lựa chọn mỹ phẩm
từ ảnh hưởng của
người khác, theo
số đông.


(+)
Càng lựa chọn theo ảnh
hưởng của người khác
càng nhiều thì mức độ
sử dụng càng cao

Xu hướng Biến độc TENDENCY
số đông
lập

23

(-)
Càng nhận biết được
nhiều chất gây tác
dụng phụ có trong mỹ
phẩm thì mức độ sử
dụng càng giảm


Thiết lập dạng hàm nghiên cứu
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 100 sinh viên khoa Hàn Quốc học ngẫu nhiên,
2.

-

trong đó số sinh viên đã sử dụng qua hình thức mua sắm trực truyến là 70 (đạt tỉ
lệ 70%). Các tính toán của mô hình hồi quy đề nghị được tiến hành dựa trên dữ
liệu của 70 sinh viên kể trên.
- Phương pháp hồi quy :

Nhóm chúng tôi quyết định chọn phương pháp hồi quy đa biến vì hầu hết các
mô hình nghiên cứu trước đều được ước lượng bằng phương pháp này. Trong
phương pháp hồi quy đa biến, nhóm chúng tôi sẽ tiến hành xem xét ý nghĩa
thống kê của các biến độc lập thông qua phương pháp so sánh sig với mức ý
nghĩa cho trước. Ở đây, vì nhóm chúng tôi cho rằng độ tin cậy cần thiết là 95%,
nên biến độc lập trong mô hình trên nếu có sig nhỏ hơn =0.05 thì biến đó có ý
nghĩa thống kê. (Phạm Trí Cao, Vũ Minh Châu, 2009), (Huỳnh Đặng Huỳnh,
Nguyễn Khánh Bình, Phạm Xuân Giang, 2013).
Như vậy, các biến có giá trị sig cao nhất sẽ bị loại ra khỏi mô hình. Tuy
nhiên, nhóm sẽ không máy móc loại theo nguyên tắc sig lớn nhất vì có tính chất
đặc thù của một số biến định tính. Việc loại biến trên sẽ tiếp tục cho đến khi tất
cả các biến trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê (tức sig nhỏ hơn = 0.05).
Sau đó, để tránh vi phạm các giả thiết của phương pháp hồi quy đa biến, nhóm sẽ
kiểm định các bệnh của mô hình như đa cộng tuyến. Nếu mô hình gặp loại bệnh
trên, nhóm sẽ khắc phục và sau đó kiểm định lại một lần nữa xem các bệnh đã
được khắc phục hết chưa để đạt được mô hình đạt chuẩn cuối cùng.

III.

Thực hiện hồi quy
24


1.

Bảng kết quả sau khi xử lí dữ liệu bằng phần mềm SPSS

Sau khi nhập số liệu để xử lý bằng phần mềm SPSS, ta thu được bảng kết quả sau:

Coefficientsa

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized

t

Sig.

Collinearity Statistics

Coefficients
B

Std. Error

(Constant)

-.465

.172

GENDER

-.212

.085

INCOME


.033

EXPEND

Beta

Tolerance

VIF

-2.699

.008

-.189

-2.506

.014

.929

1.077

.048

.062

.694


.490

.654

1.529

.108

.048

.218

2.271

.026

.572

1.748

REQUIREMENT

.191

.048

.326

3.993


.000

.793

1.262

HEALTH

.155

.054

.234

2.885

.005

.804

1.244

QUALITY

.000

.078

.000


-.001

.999

.938

1.066

HALLYU

.226

.070

.243

3.213

.002

.921

1.085

TENDENCY

.027

.046


.050

.577

.565

.703

1.423

a. Dependent Variable: Y

Hình 1: Kết quả hồi quy mô hình đề nghị gốc

Nhận xét:
Mức độ phù hợp của mô hình: Mô hình tương đối phù hợp với hệ số xác định
R2= 52%.
Dựa vào mô hình phù hợp quy gốc, ta thấy các biến độc lập GENDER,
EXPEND, REQUIREMENT, HEALTH, HALLYU có ý nghĩa thống kê vì có sig <
25


×