Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp dạy học vẽ trang trí ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.01 MB, 14 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, sản phẩm mà học sinh tạo ra là do cách nhìn,
cách nghĩ, cách cảm thụ của các em, vì thế sản phẩm sẻ không có sự trùng lặp về
bố cục, màu sắc,…
Vì vậy, Mĩ thuật đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống xã hội hóa - Công
nghiệp hóa, vì thế môn mĩ thuật đã được đưa vào trong chương trình giáo dục
tiểu học. Thông qua môn học các em cảm thụ được cái đẹp, yêu cái đẹp, từ đó
giúp học sinh rèn luyện được đôi bàn tay trí óc của mình để tạo ra cái đẹp qua
việc phát huy óc sáng tạo, tính độc lập của mình. Môn mĩ thuật đã góp phần cùng
với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể Mĩ. Thực tế chúng ta nhận thấy học sinh tiểu học rất ham thích học vẽ. Nếu như
chúng ta xây dựng cho các em có ý thức học tốt tạo ra không khí thoải mái" vui
mà học - học mà vui" thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.
Học mĩ thuật đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người tìm ra cái
đẹp ở trong mình, ở xung quanh mình. Đồng thời mĩ thuật giúp mọi người tạo ra
cái đẹp cho riêng mình thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt thường ngày làm
cho cuộc sống thêm tươi vui và hạnh phúc, nhằm giáo dục tính thẩm mỹ cho học
sinh và hình thành một trong những yếu tố cơ bản của giáo dục tính thẩm mỹ.
Giúp học sinh phát huy năng khiếu sẵn có của tuổi thơ đồng thời hướng dẫn một
số phương pháp để các em quan sát, tập vẽ, vẽ trang trí, tiến tới vẽ tranh và xem
tranh ... Từ đó gây cho các em niềm say mê hứng thú tìm cái hay cái đẹp trong
nghệ thuật tạo hình, tiến tới hình thành khiếu thẩm mỹ tốt trong học tập, vui chơi
và trong sinh hoạt hằng ngày .
Bản thân tôi là giáo viên dạy chuyên môn mỹ thuật, được giảng dạy trên một
quê hương có truyền thống hiếu học và học giỏi. Nhưng cũng có một số con em
gia đình lao động khó khăn, một số phụ huynh xem môn mĩ thuật là không quan
trọng nên không cho con mình đam mê. Học sinh cũng chưa liên tưởng được các
vật dụng đang ở xung quanh chúng ta, về hình dáng, màu sắc đặc biệt là các hình
họa tiết trang trí đơn giản và thực tiển cho nên việc học mĩ thuật của các em còn
nhiều mặt hạn chế.
Để đáp ứng nhu cầu thỏa mãn cuộc sống của con người bản thân tôi muốn


truyền lại cho các em tính sáng tạo, cái đẹp thông qua hình dáng và đường nét
đồng thời giúp các em biết được nền văn hóa truyền thống của người Việt từ
1


trước đến nay. Chính vì thế tôi muốn tạo cho các em những ấn tượng ban đầu về
môn trang trí và đây cũng chính là đề tài kinh nghiệm về dạy vẽ trang trí ở cấp
tiểu học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số phương pháp dạy – học vẽ trang trí ở trường tiểu học
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số phương pháp dạy – học vẽ trang trí ở trường tiểu học
4. Phạm vi nghiên cứu :
Một số phương pháp dạy – học vẽ trang trí ở trường tiểu học A, thuộc tỉnh Hà
Tĩnh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
5.2. Khảo sát và phân tích thực trạng các phương pháp dạy – học vẽ trang trí ở
trường tiểu học A
5.3. Đề xuất một số phương pháp dạy – học vẽ trang trí ở trường tiểu học A,
thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
5.4. Thăm dò tính cần thiết và tính hiệu quả của các phương pháp dạy – học
vẽ trang trí ở trường tiểu học A, thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
6. Phương pháp nghiên cứu :
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7. Giã thuyết khoa học
Nếu đưa ra được các phương pháp dạy – học vẽ trang trí ở trường tiểu học có
cơ sở khoa học và tính khả thi thì sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng dạy học môn Mĩ thuật ở trường tiểu học.

7. Dự kiến những đóng góp của đề tài:
7.1. Đóng góp về mặt lý luận: Đề tài nghiên cứu, tổng hợp lý thuyết, phân
tích, khái quát hóa các nhận định độc lập để từ đó bổ sung về mặt lý luận phương
pháp dạy - học vẽ trang trí ở trường tiểu học
7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn:

2


- Thông qua khảo sát thực tiễn phương pháp dạy - học vẽ trang trí ở trường
tiểu học A, thuộc tỉnh Hà Tĩnh phát hiện những khó khăn, tồn tại cần giải quyết
trong phương pháp dạy - học vẽ trang trí ở trường tiểu học
- Xây dựng một số phương pháp nâng cao hiệu quả dạy - học vẽ trang trí ở
trường tiểu học A, thuộc tỉnh Hà Tĩnh cã tÝnh kh¶ thi ®Ó đạt kÕt dạy - học vẽ
trang trí ở trường tiểu học A, thuộc tỉnh Hà Tĩnh ®¹t hiÖu qu¶ cao.
- Đề xuất các kiến nghị cần thiết cho các cấp, các ngành có liên quan.
II. PHẦN NỘI DUNG :
1. Cơ sở lý luận :
Môn mĩ thuật là môn học góp phần giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Do đó
giáo viên dạy mĩ thuật cần phải biết tổ chức các hoạt động dạy học thật sự hấp
dẫn bổ ích để hình thành các em lòng yêu thích cái đẹp và góp phần thẩm mĩ cho
học sinh.
Những kiến thức sơ đẳng đầu tiên khi học sinh mới làm quen với bộ môn
mĩ thuật là tập vẽ đoạn thẳng, nét cong, hình vuông, hình tam giác…. Để ứng
dụng vào vẽ cánh buồm, chiếc thuyền, hàng rào, mái nhà, quả cam... từ đó luyện
cho các em làm quen với khả năng vẽ ngay, vẽ chuẩn mà không cần dùng thước.
Môn mĩ thuật ở tiểu học lấy hoạt động thực hành và năng lực cảm thụ là
chủ yếu làm phát huy khả năng tư duy độc lập sáng tạo, giúp học sinh vẽ được,
thực hành được theo cách nhìn, cách suy nghĩ bằng cảm xúc riêng của mỗi cá
nhân. Khi dạy môn mĩ thuật giáo viên tránh gò ép, rập khuôn, mà phải giáo dục

tính thẩm mỹ cho học sinh góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. Trong quá
trình truyền đạt kinh nghiệm và tri thức cho học sinh, giáo viên cần tìm hiểu rõ và
tìm hiểu tâm lý của các em ở độ tuổi này, để có biện pháp giáo dục có hiệu quả.
Đây là một “mắt xích” quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc hình thành
nhân cách cho trẻ.
2. Cơ sở thực tiễn :
a) Thực trạng: Năm học 2015-2016, trường tiểu học A, thuộc tỉnh Hà Tĩnh có
tổng số học sinh là 509 học sinh, được biên chế thành 20 lớp
b) Thuận lợi và khó khăn :
- Thuận lợi :
Trong những năm qua trường luôn được sự quan tâm của các ban ngành cấp
trên, Đảng ủy, chính quyền địa phương cho nên trường có đủ cơ sở vật chất đảm
3


bảo cho việc học 9 buổi/tuần, có đủ điều kiện để học sinh khối 1,2 học bán trú.
Đặc biệt có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của BGH nhà trường về dạy học môn Mĩ
thuật, nên đã tạo được điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy môn Mĩ thuật tại
trường tiểu học A.
Trường học có cảnh quan thoáng mát, có bồn hoa cây cảnh đẹp để học sinh vẽ
giã ngoại.
Phần lớn học sinh yêu thích học vẽ
Nhà trường có phòng, có giá, bảng vẽ đầy đủ cho học sinh vẽ giã ngoại.
- Khó khăn :
Một số học sinh chưa quen với kỹ năng của môn Mĩ thuật
Một số phụ huynh chưa quan tâm, chưa tạo điều kiện cho con của mình học vẽ
vì họ xem đây là một môn học phụ.
Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiển đó cho nên việc đề xuất các phương pháp
dạy - học vẽ trang trí ở trường tiểu học A trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết.
3. Nội dung vấn đề :

a) Mục đích yêu cầu của môn vẽ trang trí :
- Nhằm giáo dục tính thẩm mỹ cho học sinh .
- Xây dựng cho học sinh có nề nếp học vẽ trang trí
- Biết các màu sắc cơ bản, biết màu đậm, màu nhạt, màu nóng, màu lạnh
b) Vẽ trang trí :
- Học sinh biết tên gọi màu cơ bản : Đỏ, vàng, cam, lục ,lam, chàm, tím … và
sử dụng vào các bài tập.

4


Màu đỏ + Màu Lam = Màu Tím
Màu Đỏ + Màu Vàng = Màu Cam
Màu Lam + Màu Vàng = Màu Lục
Màu Đỏ + Vàng + Lam = Đen
- Dùng các chất liệu: Chì màu, sáp màu, bút dạ , màu nước ..
- Học sinh biết sắp xếp các hình vẽ tranh, trang trí đường diềm, hình vuông
bằng các nét thẳng, cong, và tô màu theo ý thích
- Tập vẽ họa tiết hoa lá đơn giản để làm các bài trang trí

Một vài hoạ tiết đơn giản dùng để trang trí
Bài trang trí có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục cho học sinh tính cẩn thận,
khéo léo trong công việc và nhận thức được thẩm mĩ, học sinh được làm quen với
màu vẽ, vẽ họa tiết bằng những đường nét đơn giản, biết cách trang trí trong cuộc
sống , biết cách sắp xếp họa tiết theo các luật trang trí một cách sáng tạo để có thể
tạo ra những sản phẩm trang trí đầu tiên của bản thân mình. Chính những sản
phẩm này là thành quả lao động có ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục thị hiếu
thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ của học sinh khi đứng trước cái đẹp.
c) Phương pháp dạy vẽ trang trí :
- Phương pháp trực quan :

Dạy học mĩ thuật là dạy học bằng trực quan thì học sinh sẽ lĩnh hội tri thức
được rõ ràng, mau lẹ và giờ học sẽ trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Nhất là môn
mĩ thuật đồ dùng dạy học là những gì cụ thể đồng thời được hình tượng hóa bằng
ngôn ngữ tạo hình ( bố cục, đường nét,màu sắc… ) một cách cô động và xúc tích
nên giúp cho học sinh nhận thức được dễ dàng, nhanh chóng và nhớ lâu.
Sử dụng trực quan trong giờ học mĩ thuật có hiệu quả tốt nhất.

5


Ví dụ : Giáo viên tìm một số ảnh chụp hoặc quả thật cho học sinh xem màu
của chúng lúc xanh, lúc chín, khi non, khi già….vừa để học sinh hiểu bài, vừa tạo
không khí phấn khởi trong học tập.

Một vài loại quả
- Phương pháp giảng giải, gợi mở, vấn đáp: Là phương pháp giáo viên dùng
lời nói sinh động đưa ra các lời giải thích. Những câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu,
những ví dụ vui nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh.
Khi hướng dẫn quan sát giáo viên có thể giảng giải, gợi mở, vấn đáp để
học sinh hiểu đúng các khái niệm các yêu cầu về bố cục … Biết tạo ra các bài vẽ
khác nhau và khác bài vẽ của bạn. Phương pháp gợi mở tạo điều kiện cho học
sinh tự quan sát, tự suy nghĩ để tìm ra cách khắc phục bài vẽ của mình đồng thời
làm cho giờ học sinh động hơn, học sinh tự tin hơn, tiếp thu bài thoải mái dễ
dàng hơn.
- Phương pháp luyện tập thực hành :
Có mục đích rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vẽ cho học sinh. Qua luyện tập kiến
thức được củng cố và khắc sâu hơn, phát huy óc sáng tạo.
Phương pháp này tôi luôn dành nhiều thời gian nhất để học sinh có thời gian
vẽ, thường thì tôi sẽ hướng dẫn các em còn lúng túng trong lúc vẽ.
Để học tốt phương pháp vẽ trang trí giáo viên phải có kế hoạch giảng dạy và

biện pháp thực hiện

6


Hoa cách điệu áp dụng để trang trí đường diềm
Vẽ nguyên hình
d) Kế hoạch giảng dạy mĩ thuật đối với học sinh lớp 1 :
Học sinh lớp 1 chưa ý thức được tầm quan trọng của các môn học . Nhưng
chắc chắn các em rất thích vẽ … thích cái đẹp .
Từ những đặc điểm trên phương pháp dạy học mĩ thuật lớp 1 cần chú ý :
Vận dụng phương pháp dạy học một cách linh hoạt
Giáo viên cần có phương pháp mềm dẻo hơn, nhiều hình ảnh để học sinh xem
tranh. Phát huy tính độc lập, tích cực suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo của học sinh
Tạo cách giảng thu hút, lời nói nhẹ nhàng, thoải mái, phong phú. Từ những
kiến thức tiếp thu được, học sinh còn có khả năng mở rộng, phát triển và vận
dụng một cách linh hoạt để giải quyết các bài thực hành thì việc học mới có hiệu
quả tốt nhất.
Ví dụ : Minh họa cho các bước thực hiện bài vẽ hoặc cách sắp xếp hình,
mảng, họa tiết nên đa dạng phong phú để gợi ý cho học sinh sáng tạo
Ví dụ : Bài trang trí đường diềm nên có hình minh họa sắp xếp họa tiết, hình
mảng theo thể thức xen kẻ, nhắc lại họa tiết là hình, mảng, hoa, lá, con vật,…
Qua hình ảnh, hình tượng ở lời văn của giáo viên, học sinh hiểu biết thêm và
vẽ khi hiểu biết bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao .
e) Biện pháp thực hiện :
- Đối với học sinh chưa mạnh dạn: Hãy quan sát các em, hướng dẫn và Giáo
viên có thể vẽ phác thảo qua để các em có cơ hội học hỏi, sau đó động viên khích
lệ để tạo được sản phẩm như bạn bè, em đó sẽ quên đi sự e thẹn sẽ trở nên mạnh

7



dạn hơn, việc này giúp trẻ hòa mình vào hoàn cảnh xã hội xung quanh và tự tin
hơn
- Đối với học sinh chưa ngoan: Trong phân công các em có ý thức rằng phải
làm việc và cộng tác với bạn bè, muốn các em đứng vào tập thể. Từ đó sẽ chuyển
mục tiêu hoạt động vào sự hăng say làm việc, dẫn đến tính trầm tĩnh, chịu khó,
thân ái với mọi người.
- Thực hành: Cho học sinh thực hành ngay tại lớp và hoàn thành sản phẩm.
+ Đối với cả lớp : Giáo viên theo dõi, bao quát chung, điều chỉnh, bổ sung
những gì mà học sinh chưa rõ hoặc lúng túng.
+ Đối với cá nhân: Theo dõi giúp đỡ học sinh yếu, động viên khích lệ học sinh
khá. Giáo viên chỉ ra những thiếu sót ở bài vẽ để học sinh quan sát, nhận xét và
tự sữa chữa; nhắc lại hoặc gợi ý để học sinh nhớ lại những gì đã học, tìm ra thiếu
sót ở bài vẽ để học sinh tự điểu chỉnh cho phù hợp với tương quan chung trong
từng trường hợp vẽ trang trí; gợi ý cách sửa, cách điều chỉnh cho học sinh; giáo
viên không làm thay, nhưng với học sinh yếu thì gợi ý cụ thể, rõ ràng hơn.
Động viên khích lệ học sinh khá, giỏi tạo điều hiện cho các em đó suy nghĩ
tìm tòi thêm nâng cao hiệu quả của bài vẽ. Tùy theo từng bài cụ thể mà bổ sung
thêm kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết của học sinh
Cần xây dựng cho học sinh có một nề nếp học tập và làm việc thật tốt :
Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập: Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ, giấy vẽ và bài
tập vẽ …

Đường diềm có 1 hoạ tiết nhắc lại

8


Đường diềm có 2 hoạ tiết xen kẽ

f) Tiến trình của một bài vẽ trang trí lớp 3
Tuần 19, Tiết 19
VẼ TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu :
- HS hiểu các cách sắp xếp họa tiết và sử dụng màu sắc khác nhau trong hình
vuông, hs biết cách trang trí hình vuông, trang trí được hình vuông và vẽ màu
theo ý thích
II. Chuẩn bị :
- GV: Một số đồ vật có trang trí hình vuông như khăn vuông, khăn trải bàn,
gạch hoa một số bài trang trí của học sinh năm trước - hình gợi ý cách trang trí
hình vuông
- HS: Giấy vẽ A4, vở tập vẽ, màu, bút chì, tẩy, màu...
III. Hoạt động dạy và học:
Thời
gian

Hoạt động của Giáo viên

5’

- Kiểm tra bài cũ:
- Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: quan sát nhận xét

Hoạt động của
Hs
- Quan sát,
lắng nghe, trả
lời câu hỏi


- Giáo viên cho hs xem một số bài trang trí hình
vuông để hs thấy có nhiều cách trang trí qua cách sắp
xếp họa tiết và vẽ màu .
- Các hình này có đặc điểm gì giống và khác nhau ?
9


+ Giống: Đều là những hình vuông.
+ Khác : Cách trang trí họa tiết, cách vẽ họa tiết và
màu sắc khác nhau.)
- Họa tiết được trang trí như thế nào trong hình
vuông ? (Họa tiết chính chiếm mảng lớn ở giữa - họa
tiết đối xứng ở cạnh và bốn góc .)
- Khi vẽ họa tiết giống nhau phải vẽ bằng nhau và vẽ
cùng màu giống nhau

5’

- Màu vẽ cần rõ trọng tâm. Tô xen màu đậm, màu
nhạt.không dùng quá nhiều màu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn trang trí hình vuông.
- GV vẽ bảng hướng dẫn cho HS:
+ Vẽ hình vuông, vẽ các đường trục, vẽ các hình
mảng, vẽ các họa tiết cho phù hợp với các mảng.

- Quan sát, các
bài vẽ mẫu.

+ Giới thiệu cách tô màu cho HS.
20’


Hoạt động 3: Thực hành
- Cho HS thực hiện các thao tác vẽ trang trí hình
vuông.

- Làm bài tập,

- GV quan sát gợi ý cách vẽ ,cách tô màu
5’

Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá .
- GV chọn một số bài vẽ đẹp gợi ý hs nhận xét xếp
loại. GV nhận xét cuối cùng và cho hs tuyên dương.

- Nhận xét,
đánh giá.

- Dặn dò: Sưu tầm tranh vẽ ngày tết hoặc ngày lễ
hội.

10


g) Bảng thống kê kết quả các lớp do bản thân tôi áp dụng phương pháp dạy – học
vẽ trang trí nêu trên trong năm học 2014-2015 và học kì 1 năm học 2015-2016
như sau:
Lớp

Sĩ số
học

sinh

NĂM HỌC HỌC 2014-2015

HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 20152016

Chưa
Tỷ lệ hoàn Tỷ
%
thành lệ %

Chưa
Tỷ lệ hoàn Tỷ lệ
%
thành
%

Hoàn
thành

Hoàn
thành

1A

22

22

100


22

100

1B

21

21

100

21

100

2A

20

20

100

20

100

2B


22

22

100

22

100

3A

23

23

100

23

100

3B

22

22

100


22

100

4A

21

21

100

21

100

4B

22

22

100

22

100

5A


24

24

100

24

100

5B

23

23

100

23

100

Qua bảng kết quả học tổng hợp trên cho thấy các em học rất tiến bộ, không có
học sinh không hoàn thành, tôi luôn duy trì kết quả này để phát huy hơn nữa.

MỘT SỐ BÀI VẼ CỦA HỌC SINH HỌC KÌ I
11



Bài vẽ của Lê Sỹ Gia - Lớp 5B

Bài vẽ của Lê Ngân Hà - Lớp 3A

Bài vẽ của Cao Anh Tuấn – Lớp 3B

Bài vẽ của: Bùi Phương Chi – Lớp 2A
12


III. KT LUN V KHUYN NGH
1. Kt lun.
Mỹ thuật là một môn học rất quan trọng, đặc biệt ở lứa tuổi học sinh. Nó là
một môn mang tính đặc thù, nhằm giáo dục t tởng, tình cảm thẩm mỹ và nhân
cách cho học sinh. Dạy vẽ trang trí là dạy các em tập thể hiện sự suy nghĩ của
mình về một đề tài cụ thể bằng hình ảnh, bố cục, ha tit, hỡnh mng, màu sắc,
đậm nhạt. Vẽ trang trí luyện cho các em tập sáng tạo, đa các em tiếp cận với cái
đẹp. Tạo điều kiện cho năng khiếu thẩm mỹ của các em phát triển. Vẽ trang trí
còn kích thích các em thói quen quan sát, tìm tòi hiểu biết tính chất và quy luật
phát triển của cuộc sống xã hội. Qua đó, làm giàu thêm kiến thức cuộc sống, phát
triển trí tởng tợng, sáng tạo về màu sắc trong vẽ trang trí, rèn luyện cho các em
thói quen lao động tốt, bớc đầu tiếp xúc với nghệ thuật. Và qua đó các em hình
thành và phát triển nhân cách, ơm những mầm non cho tơng lai đất nớc. Hình
thành ở các em kĩ năng cơ bản, bồi dỡng tình cảm để các em cảm thụ những nét
đẹp từ đờng nét, hình mảng, màu sắc.
Trên đây l ton b quỏ trỡnh tỡm c v nghiờn cu v: Mt s phng
phỏp dy hc v trang trớ trng tiu hc.

2. Khớnh ngh:
a) Đối với giáo viên đồng nghiệp dạy Mĩ thuật

- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải vận dụng linh hoạt các hình thức
và phơng pháp để giờ học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Tuyệt đối không
13


áp đặt theo chủ quan của giáo viên để tránh làm gim khả năng sáng tạo ca hc
sinh.
- Khai thác tối đa những gì học sinh đã có để vận dụng vào bài học mới.
- Giảm lý thuyết, tạo điều kiện để học sinh hoạt động nhiều, đặc biệt là
dành phần lớn thời gian để học sinh thực hành, thờng xuyên quan tâm đến các
loại đối tợng học sinh, c bit l hc sinh yu.
- Tôn trọng những sản phẩm, những bài vẽ của học sinh để kích thích sự
phấn đấu của các em.
- Thờng xuyên tổ chức các nhận xét đánh giá kịp thời, tạo điều kiện cho các
em tham gia nhận xét bài vẽ để không ngừng củng cố kiến thức và năng lực, thị
hiếu thẩm mĩ cho các em.
- Rèn luyện thói quen quan sát khả năng cảm thụ, phân tích đánh giá tác
phẩm, đồng thời ra sức su tầm tranh ảnh, tranh vẽ của học sinh để làm giàu hệ
thống giáo cụ trực quan là việc quan trọng, góp phần nâng cao chất lợng dạy học
môn Mỹ thuật.
b) Đối với các cấp, ngành giáo dục, Ban giám hiệu: nên tạo điều kiện về cơ
sở vật chất, đặc biệt là phòng học chuyên môn Mĩ thuật, cỏc b mu v, giỏ v để
phát huy tính tích cực hoạt động học tập theo hớng đổi mới hin nay v c bit
l phng phỏp dy hc M thut mi ca an Mch.

14




×