Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong Quốc triều hình luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.97 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

1


A-MỞ BÀI
Quốc triều hình luật là bộ luật xưa nhất còn lưu giữ được
đầy đủ cho tới ngày nay. Các kết quả nghiên cứu gần đây cho
biết bộ Quốc triều hình luật có thể được ban hành ngay từ thời
Lê Thánh Tông dưới niên hiệu Hồng Đức. Quốc triều hình luật
là thành tựu có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt Nam,
được ban hành trong thời kì phát triển mạnh mẽ của chế độ
phong kiến trung ương tập quyền, đặc biệt là luật thừa kế đã trở
thành một chế định nổi bật nhất thể hiện những nét tiến bộ của
pháp luật triều Lê. Trong đó, chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và
chồng có nhiều điểm mới so với các bộ luật trước và sự tiến bộ
chưa hề tìm thấy trong các bộ luật phong kiến khác. Sau đây em
xin trình bày vấn đề : “Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ
và chồng trong Quốc triều hình luật”.

2


B- NỘI DUNG
1, Chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ
Quốc triều hình luật.
Theo quy định của bộ Quốc triều hình luật thì việc phân chia
thừa kế tài sản tùy thuộc vào việc vợ chồng có con hay không có
con. Theo quy định tại các điều 374,375,376 Quốc triều hình
luật thì tài sản của vợ chồng bao gồm tài sản riêng của người
chồng, được thừa kế từ gia đình mình (phu điền sản), tài sản


riêng của người vợ do được thừa kế từ gia đình mình (thê gia
điền sản) và tài sản do vợ chồng làm ra trong thời gian hôn nhân
(tần tảo điền sản). Sự quy định rõ thành phần khối tài sản của vợ
chồng là điểm rất tiến bộ và độc đáo của pháp luật nhà Lê và nó
vẫn được tiếp thu trong việc xây dựng pháp luật hiện nay.
a, Nếu vợ chồng không có con mà một người chết trước thì
nảy sinh quan hệ thừa kế như sau (theo Điều 375):
*Nếu chồng chết trước:
3


- Ruộng đất cho nhà chồng đã cho ( nhà làm luật gọi là phu
gia điền sản) được chia làm hai phần bằng nhau. Một nửa thuộc
về người ăn thừa tự (bên họ chồng) để giữ việc tế tự, nửa kia
người vợ được hưởng suốt đời nhưng không được làm của riêng
(nghĩa là không được bán), đến khi người vợ chết hoặc đi tái giá
thì phần điền sản này lại thuộc về người thừa tự. Nếu cha mẹ
hãy còn sống thì thuộc về cha mẹ cả.
- Ruộng đất do hai vợ chồng cùng tần tảo làm lụng mua được
(tần tảo điền sản) được chia làm hai phần bằng nhau. Vợ được
nhận một nửa làm của riêng (vì thực chất đây là phần công sức
của người vợ) nửa của người chồng chết được chia làm ba phần,
cho vợ hai phần để hưởng suốt đời nhưng không được làm của
riêng và khi vợ chết hay tái giá thì hai phần này để lại cho người
tế tự của chồng, cho người thừa tự của chồng một phần để giữ
việc tế tự. Phần về tế tự nếu cha mẹ chồng còn sống thì cha mẹ

4



giữ, nếu cha mẹ chồng không còn thì mới giao cho người thừa tự
giữ.
* Nếu vợ chết trước, việc phân chia tài sản cũng tương tự như
trên, chỉ có khác là chồng đi lấy vợ khác vẫn được chiếm dụng
một đời. Như vậy, trong quan niệm của nhà làm luật, ruộng đất
của chồng gồm có các loại tần tảo điền sản, phu gia điền sản, thê
gia điền sản và có hai người được hưởng thừa kế là vợ (hoặc
chồng) còn đang sống, cha mẹ chồng (vợ) hoặc người thừa tự
bên nhà chồng (vợ) (nếu cha mẹ chồng(vợ) chết).
b, Trường hợp vợ chồng có con, một người chết trước, con
lại chết theo thì nảy sinh quan hệ thừa kế như trên nhưng khác ở
chỗ Điều 376 dành cho người chồng nhiều quyền lợi hơn khi vợ
chết trước so với Điều 375. Điểu 376 quy định nếu cha mẹ vợ
còn sống thì thê gia điền sản được chia làm hai phần, cha mẹ vợ
một nửa và chồng một nửa. Khi chồng chết, phần này phải hoàn
về cha mẹ vợ hoặc người thừa tự. Nếu cha mẹ vợ đã chết thì
người chồng được toàn quyền sử hữu đối với 2/3 thê gia điền
5


sản đó bởi trong luật không nói người chồng trong trường hợp
này chỉ được sử dụng trong đời mình.
Nếu so sánh Điều 376 và Điều 375 ta thấy gần giống nhau ở
điểm một trường hợp không có con và một trường hợp con chết.
Song việc chia thê gia điền sản có sự khác nhau, Điều 376 dành
cho người chồng nhiều quyền lợi hơn Điều 375. Vì cuộc hôn
nhân đã có con (mặc dù sau đó con chết), mối liên hệ giữa người
chồng với gia đình vợ trở nên mật thiết hơn.
Nếu người chồng chết trước thì cũng được chia như trên chỉ
có điều ngay cả khi không còn cha mẹ chồng, người vợ cũng chỉ

được chiếm dụng 2/3 phu điền sản một đời; nếu chết hoặc cải
giá thì phải trả lại cho người thừa tự.
c, Trường hợp vợ chồng có con, một người chết trước, người
kia đi lấy kẻ khác, không có con ở lần hôn nhân này thì người
được hưởng thừa kế gồm con riêng của chồng (hoặc con riêng
của vợ), người vợ sau hoặc người chồng sau( Điều 374). Để bảo
tồn tài sản cho con cái sau này thừa kế, nhà làm luật đã cấm
6


người vợ khi đi tái giá và người chồng sau khi lấy vợ khác bán
ruộng đất trong gia đình của lần hôn nhân trước (theo Điều 377
và theo tinh thần của một số điều khoản khác).
2, Đánh giá về chế độ thừa kế giữa vợ và chồng trong
bộ Quốc triều hình luật.
*Ưu điểm:
Điểm tiến bộ nhất trong Quốc triều hình luật là nó cho thấy
vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất nhiều so với các
bộ luật đương thời trong khu vực. Qua các quy định về quyền sở
hữu tài sản của vợ chồng trong Quốc triều hình luật có thể thấy
nhà làm luật đã phần nào hạn chế uy quyền của người chồng đối
với vợ so với quan điểm của Nho giáo. Bởi vì uy quyền của
người chồng phụ thuộc vào mức độ độc quyền sở hữu tài sản.
Mức độ độc quyền sở hữu tài sản càng cao thì uy quyền càng
lớn và ngược lại. Theo quan điểm Nho giáo, gia đình có vị trí
đặc biệt quan trọng trong xã hội, là nền tảng của xã tắc. Địa vị
7


của người phụ nữ theo triết lí Nho giáo rất thấp kém. Họ không

có quyền gì trong gia đình mà bị ràng buộc bởi thuyết tam tòng.
Do đó, theo quan điểm Nho giáo, hôn nhân là sự chuyển giao uy
quyền đối với người phụ nữ từ người cha đến người chồng. Tuy
nhiên, với sự tiếp nhận các phong tục tập quán có lợi cho sự
vững mạnh của triều đình, mặc dù các phong tục đó không phù
hợp với triết lí Nho giáo, Bộ luật nhà Lê đã phản ánh một cách
khá trung thực và điều chỉnh một cách hợp lí mối quan hệ giữa
vợ và chồng phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam. Vì vậy, địa vị
pháp lý của người vợ được cải thiện hơn hẳn so với quan niệm
Nho giáo. Người vợ có quyền thừa kế tài sản sau khi chồng chết
và vợ gần như là bình đẳng với chồng về hôn sản.
Khác hẳn luật Trung Hoa và luật Gia Long, Luật Hồng Đức
thừa nhận sự bình đẳng trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.
Đây là điểm tiến bộ độc đáo của pháp luật nhà Lê. Bộ Luật nhà
Lê công nhận vợ chồng đều có quyền sở hữu đối với tài sản
8


riêng. Tài sản riêng của vợ chồng là những tài sản mà mỗi bên
vợ, chồng có trước khi kết hôn, do được thừa kế thì có quyền sở
hữu riêng rẽ, mặc dù những tài sản này được quản lí chung bởi
vợ chồng và các lợi tức của nó là tài sản chung. Những tài sản
này chỉ tạm gộp vào để vợ chồng quản lý chung trong thời gian
hôn nhân. Người chồng không có quyền chiếm dụng tài sản mà
vợ được thừa kế từ dòng họ nhà mình và ngược lại, người vợ
cũng vậy. Sự thừa nhận người vợ có quyền sở hữu tài sản riêng
là điểm tiến bộ của Quốc triều hình luật mà không tìm thấy
trong pháp luật phong kiến ở Trung Quốc. Có sự khác biệt đó là
do ở Trung Quốc, con gái thường bị loại ra khỏi việc phân chia
gia sản mà chỉ được một món hồi môn nhỏ khi đi lấy chồng.

Trong khi đó ở Việt Nam, quyền thừa kế ở con trai và con gái là
như nhau và điều quan trọng hơn là người con gái còn được thừa
kế tài sản hương hỏa. Sự bình đẳng giữa vợ và chồng cũng được
thể hiện qua các quy định về tài sản chung của vợ và chồng.
9


Trong trường hợp cần chia tài sản chung thì tài sản mà vợ chồng
làm ra đều được chia đôi, mỗi người một nửa. Việc chia đôi tài
sản chung chứng tỏ rằng sự đóng góp của người vợ vào khối tài
sản chung là ngang bằng với người chồng.
Bên cạnh đó, bộ Quốc triều hình luật đã có ý niệm phân biệt
nguồn gốc các loại tài sản của vợ chồng (phu điền sản, thê điền
sản, phu gia điền sản và thê gia điền sản). Quốc triều hình luật
không nhắc tới động sản, chỉ đề cập đến điền sản, theo Vũ Văn
Mẫu: “Điểm này cũng dễ hiểu vì trong một nền kinh tế trọng
nông, các động sản khác chỉ là những vật có ít giá trị”.
*Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm tiến bộ so với các bộ luật phong
kiến khác, song, Quốc triều hình luật cũng tồn tại những nhược
điểm nhất định. Chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong
bộ luật này vẫn thể hiện rõ bản chất giai cấp và tính gia trưởng
phong kiến, quyền lợi của nam giới trong gia đình ít nhiều vẫn
được đề cao hơn. Ví dụ như theo quy định tại Điều 376 thì khi
10


vợ chồng có con, một người chết trước, con lại chết theo thì
chồng được toàn quyền sở hữu 2/3 thê gia điền sản trong trường
hợp cha mẹ vợ không còn, còn vợ thì lại chỉ được chiếm dụng

2/3 phu điền sản trong trường hợp tương tự.

C-KẾT LUẬN.
Chế định về thừa kế giữa vợ và chồng trong Quốc triều hình
luật đã thể hiện rõ sự tiến bộ và tính nhân văn. Mặc dù quyền lợi
của người đàn ông phần nào vẫn được đề cao hơn nhưng quyền
lợi của người phụ nữ vẫn được đảm bảo trong vấn đề tài sản và
thừa kế. Quốc triều hình luật là một niềm tự hào của dân tộc, là
một di sản pháp luật mà những thế hệ trước đây đã dành nhiều
công sức và trí tuệ để xây dựng, ban hành.

11



×