Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.15 KB, 15 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU.
1.

Lý do chọn đề tài.
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn đương thơ.
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nâng đỡ cũa mỗi con người. Mỗi

cá trong xã hội từ khi sinh ra lớn lên và trưởng thành thì cũng đều bước ra từ cái
nôi tình thương đó. Gia đình là nơi mỗi cá nhân được sống và học tập
từ những ngày đầu ta còn chập chững.Trẻ em là lứa tuổi rất non nớt cần được gia
đình nâng đỡ nuôi dạy và dẫn dắt trẻ bước vào cuộc sống và cần chú ý tới việc
nuôi dạy.Từ gia đình trẻ tiếp nhận và lĩnh hội những quy tắc chuẩn
chuẩn mực xã hội cơ bản để phát triển toàn diện nhân cách của mình. Gia đình là
trường học đầu tiên, là nền móng để đặt viên gạch đầu tiên đó là đứa trẻ,
để sau này lớn lên trẻ tự tin vào chính bản thân mình, tự đứng vững và hòa nhập
vào xã hội.
Trong cuộc sống hiện đại đầy đủ tiện nghi vật chất ngày nay, nhiều người
trẻ dễ bị cuốn vào nhịp sống nhanh và nhiễm các căn bệnh thời đại thế nên giáo
dục trong gia đình ngày càng trở nên quan trọng để nuôi dưỡng tế bào lành
mạnh cho xã hội. Hơn nữa,do điều kiện kinh tế và trình độ nhận thức của những
người làm cha làm mẹ đã không nhận thức rõ vai trò của mình làm vai trò của
gia đình bị giảm sút. Nhiều gia đình đã bị đồng tiền thu hút hết thời gian,
tâm lực và trí lực vào công việc để kiếm tiền, không có thời gian quan tâm và ở
bên con cái, coi việc dạy dỗ và giáo dục con là việc của nhà trường. Còn nhiều
gia đình thì vì điều kiện kinh tế khó khăn nên không có điều kiện quan tâm
chăm sóc con cái được như ý hoặc nhiều người cha mẹ không có kiến thức về
việc giáo dục trẻ cũng như tâm sinh lý lứa tuổi bởi vậy họ không có phương
pháp giáo dục trẻ đúng đắn khiến đứa trẻ phát triển bị lệch lạc. Như vậy từ thực
tiễn xã hội đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với giáo dục gia đình nói chung và
vai trò của gia đình đối với việc giáo dục trẻ em nói riêng nhằm tạo ra thế hệ trẻ


phát triển toàn diện về nhân cách. Điều này đòi hỏi mỗi chúng ta phải có cách
1


nhìn nhận đầy đủ đúng đắn để vai trò của gia đình đối với giáo dục trẻ là động
lực của sự phát triển.
2.Vai trò của gia đình trong việc giáo dục con cái.
Gia đình là xã hội thu nhỏ, gia đình là tế bào của xã hội. Nói như thế để thấy
được vai trò của gia đình trong xã hội ngày nay, đặc biệt là trong vấn đề giáo
dục đạo đức cho con cái. Truyền thống đạo đức của gia đình có ảnh hưởng sâu
sắc và trực tiếp đến con cái. Ngay từ khi lọt lòng, trẻ đã được chăm sóc, nuôi
dạy cùng với những người thân yêu trong gia đình. Số thời gian trẻ sống ở gia
đình cũng nhiều hơn ở trường, do vậy, mối quan hệ ông bà, cha mẹ, anh chị em
có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm của trẻ. Đặc biệt với tuổi vị thành niên, các
em dần hình thành thái độ nhận xét, đánh giá về sự quan tâm, mối tương quan
giữa các thành viên trong gia đình… Chính điều này sẽ xây dựng nên tình cảm
của các em với các thành viên trong gia đình.
Khi trẻ được sống trong một gia đình nề nếp, có những giá trị đạo đức của
xã hội được ông bà, cha mẹ và anh chị em lựa chọn, điều này sẽ tác động trực
tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến các em. Do vậy các em dễ dàng tiếp
nhận và thực hiện một cách tự nguyện. Còn khi gia đình không hòa thuận, ông
bà, cha mẹ không sống đúng với vai trò của mình, cha mẹ không quan tâm đến
con cái, chỉ biết làm giàu, coi việc giáo dục là của nhà trường, không biết con
cái cần gì, suy nghĩ gì, ai cũng sống ích kỷ… thì sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực
đến đời sống đạo đức của trẻ.
Gia đình rất quan trọng trong việc hình thành nề nếp đạo đức, lối sống cho con
cái. Sự quan tâm chăm sóc, dạy dỗ, ân cần chỉ bảo của cha mẹ tác động rất nhiều
đến con trẻ. Ví dụ như trước khi con cái đi học, cha mẹ đều dạy dỗ, dặn dò kỹ
lưỡng con em luôn ăn mặc chỉnh tề, đầu tóc gọn gàng, vào lớp học không được
nói chuyện, cười giỡn… thì nhất định các em sẽ trở thành những con ngoan, trò

giỏi, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt. Nhận thức được vấn đề này, mới thấy tầm
quan trọng, sự ảnh hưởng của gia đình với việc hình thành nên đạo đức lối sống
cho các em.
2


“Dạy con từ thuở còn thơ” – đó là điều mà các bậc cha mẹ luôn phải tâm niệm.
Nhiều bậc phụ huynh không ý thức được vấn đề này, cứ để con cái sống tự do.
Đến khi nhận thấy con hư, con khó bảo, không vâng lời, có muốn uốn nắn,
muốn giáo dục thì cũng đã muộn. Vậy nên, ngay khi còn uốn nắn được, các bậc
cha mẹ nên dạy con những bài học tuy sơ đẳng nhưng lại tối quan trọng như
chào hỏi, đi thưa về gửi, ăn nói văn minh lịch sự, không nói dối, không nói tục
chửi thề… Đặc biệt với lứa tuổi vị thành niên – tuổi gần bạn xa mẹ - nếu cha mẹ
cứ để con cái tự do, không giáo dục, cứ để con cái đi đâu thì đi, chơi với ai cũng
không cần quan tâm… thì thật dễ xảy ra những rủi ro, những hậu quả đáng tiếc.
Qua một vài phân tích trên đây có thể nhận thấy, vai trò của gia đình là rất
quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho con cái.
Truyền thống văn hóa, đạo đức gia đình ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
nhân cách của các em. Khi gia đình coi trọng việc dạy dỗ đạo đức cho con cái,
bắt đầu bằng những bài học rất đơn giản như chào hỏi, thưa gửi… sẽ giúp trẻ ý
thức được mỗi lời nói cũng như từng cử chỉ hành vi của bản thân mình.Vì vậy,
giáo dục của gia đình như thế nào sẽ hình thành nên nhân cách của đứa trẻ như
thế ấy.

3


NỘI DUNG
1.Định nghĩa gia đình và chức năng của gia đình.
a.Định nghĩa gia đình.

Gia đình là một đơn vị xã hội ( một nhóm nhỏ xã hội ),là hình thức tổ
chức quan trọng nhất của sinh họat cá nhân dựa trên hôn nhân và quan hệ huyết
thống,tức là quan hệ giữa vợ chồng,giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị và em
và những người thân khác cùng chung sống và có quan hệ kinh tế chung
Gia đình là môi trường cơ sở đầu tiên có vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn lao
đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Đó là môi trường gắn bó suốt
cuộc đời của mỗi cá nhân. Gia đình là nơi tạo ra mối quan hệ gắn bó ruột thịt,
huyết thống- một thứ tình cảm khó có thể chia cắt.Do đó có phải trải qua bao
nhiêu biến động về mọi phương diện, con người vẫn luôn hướng về quê hương,
gia đình.
b.Chức năng của gia đình.
Trong xã hội, gia đình có các chức năng cơ bản:
- Chức năng thỏa mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình: thỏa mãn
tình cảm tinh thần và thể xác giữa hai vợ chồng, thỏa mãn tình cảm giữa cha mẹ
và con cái ( sống vì nhau), tình cảm giữa anh chị em trong gia đình ( thương yêu
đùm bọc lẫn nhau). Phần lớn mọi người trong xã hội đều coi gia đình là “ tổ
ấm”, nơi người ta đi về, nơi người ta chia sẻ với nhau về niềm vui, nỗi buồn, tức
là nơi tình cảm con người được thỏa mãn.
- Chức năng sinh sản: Chức năng này tồn tại một cách tự nhiên, vì xã hội chỉ tồn
tại đượckhi hành vi sinh sản vẫn còn được duy trì. Đây được coi là một giá trị
của gia đình mà từ xưa ông cha ta đã thừa nhận.
- Chức năng giáo dục: Gia đình là nơi đại bộ phận trẻ em được người lớn
thường xuyên giáo dục “ Dạy con từ thuở còn thơ” . Trong môi trường gia đình,
trẻ bắt đầu hình thành nhân cách, lối sống, đặc biệt là nhân sinh quan.
- Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái:
Đây là chức năng xã hội hết sức quan trọng vì làm tốt chức năng
4


này giađình thực sự góp phần quan trọng vào việc đào tạo thế hệ

trẻ nói chung và việc duy trì, phát triển truyền thống văn hóa dân tộc nói riêng.
Con người muốn trở thành người phải có giáo dục.
Giáo dục đóng vai trò đặt những viên gạch đầu tiên cho hình thành nhân
cách trẻ. Việc giáo dục chăm lo nuôi nấng của cha mẹ đối với trẻ em ở trong gia
đình trước hết nhằm giữ gìn và phát triển tình cảm. Mặt khác nhằm hình thành
và phát triển toàn diện nhân cách trẻ nói riêng và người công dân trong tương
lai.
Việc chăm lo về sức khoẻ là cần thiết đối với con người, nhưng không phải
cha mẹ nào cũng biết, vì vậy gia đình phải quan tâm tìm hiểu
nhất là trong điều kiện kinh tế và vật chất đầy đủ như hiện nay. Bên cạnh đó việc
nêu gương của cha mẹ cũng rất quan trọng. Như Bác Hồ nói “ Trẻ em như tấm
gương, cái tốt cũng đễ tiếp thu mà cái xấu cũng dễ tiếp thu ”. Vì vậy cần phải có
người hướng dẫn dạy bảo chúng.
- Chức năng xã hội hóa: Có thể coi gia đình như một xã hội thu nhỏ, mỗi người
một tính cách.Việc va chạm các tính cách khác nhau trong một gia đình là môi
trường đầu tiên để trẻ em học cách hòa hợp với cộng đồng.
- Chức năng kinh tế: Cho đến nay gia đình vẫn còn là một đơn vị sản xuất ra của
cải vật chất cho xã hội. Hơn thế nữa nó cũng là đơn vị tiêu dùng chủ yếu các sản
phẩm do nền kinh tế sản xuất ra, do vậy nó là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế.
- Gia đình là một thực thể xã hội. Sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận. Như
vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội. Chính các chức năng của gia
đình mới đem lại cho nó một giá trị đích thực. Cho đến nay các chức năng cơ
bản của gia đình vẫn còn giữ nguyên giá trị. Sự thừa nhận các chức năng của gia
đình tức là đã thừa nhận gia đình là một giá trị trong xã hội.
2.Thực trạng giáo dục gia đình hiện nay.
Đã biết bao gia đình và bậc cha mẹ đã làm tốt vai trò, trách nhiệm của
mình, nuôi dạy con khoẻ mạnh, chăm ngoan, học giỏi, là những công dân có ích
cho gia đình, quê hương, đất nước. Tuổi thơ ấu của các em với biết bao kỷ niệm
5



đẹp, sâu sắc về công cha, nghĩa mẹ, về tổ ấm gia đình. Tuy nhiên xã
hội ngày càng phát triển kéo theo nhiều sự thay đổi lớn, đặc biệt là sự đảo lộn từ
gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại, và điều đó đã ảnh hưởng

không

nhỏ tới nền giáo dục gia đình. Quy mô gia đình nhỏ - ít thế hệ, ít nhân khẩu ngày
càng phổ biến, tạo nên nếp sống năng động, linh hoạt so với gia đình truyền
thống đông người nhiều thế hệ chung sống với nhau trong một mái nhà.
Thực tế hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến không ít gia đình rạn
nứt, cha mẹ mâu thuẫn, bạo hành, sống ly thân, ly hôn, thiếu quan tâm hoặc bỏ
mặc con cái. Có gia đình cha mẹ gặp điều chẳng lành mất sớm để lại con mồ
côi, bơ vơ. Nhiều gia đình cha mẹ chỉ mải mê kiếm tiền mà sao nhãng việc
dưỡng dục con hoặc cũng không ít gia đình tiền nhiều, không biết cách giáo dục
con, nuông chiều cho con tiêu sài thoải mái dẫn tới con hư hỏng. Cũng còn
không ít những người cha, người mẹ hành hạ, đánh đập, sỉ nhục con gây hậu quả
nghiêm trọng... Các trẻ sinh ra trong các gia đình như thế chắc chắn sẽ chịu
nhiều thiệt thòi, không được dưỡng dục đến nơi đến chốn và sẽ ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình hình thành và phát triển thể chất, tinh thần, tâm sinh lý và nhân
cách. Thời thơ ấu của trẻ sống trong gia đình như thế khó có những ký ức và kỷ
niệm đẹp về cha mẹ, về gia đình.
Nền sản xuất công nghiệp làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái tr
ong gia đình ngày càng lỏng lẻo.Các thành viên trong gia đình có những mối
quan hệ đối với nhau khác trước : tính độc lập của người vợ và cả của con cái
tăng lên, nhiều bố mẹ không đủ sức “rèn cặp” con cái, uy tín của bố mẹ bị uy tín
của trường học và nơi làm việc “cạnh tranh” vì đó là nơi đảm bảo cho sự tiến
thân của mỗi ngườinhiều hơn. Đặc biệt đáng chú ý là trong môi trường đô thị,ít
ai biết ai, sự kiểm soát của gia đình với con cái bị buông lỏng… Do vậy mà các

tư tưởng lệch lạc các nguy cơ tệ nạn xã hội có cơ hội tiếp xúc và ăn mòn ý thức
của con trẻ, làm ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách một cách mạnh mẽ.
Ðã có hiện tượng "lệch chuẩn" trong lĩnh vực giáo dục trẻ em. Tiêu chí
một đứa con ngoan đã lệch khi trước đây một đứa con ngoan là biết vâng lời, lễ
phép với ông bà, cha mẹ, anh chị, chăm chỉ việc nhà thì nay nhiều gia đình quan
6


niệm đạo đức con ngoan chỉ là học giỏi. Cả gia đình dồn sức chạy trường, chạy
lớp bắt con trẻ học ngày, học đêm vùi đầu vào đống sách vở, chiều chuộng
chúng đủ kiểu miễn sao điểm học tập phải cao, bỏ bẵng giáo dục đạo đức, giáo
dục làm người, khiến chúng trở nên vô cảm và ích kỷ. Nhiều bậc cha mẹ còn
thỏa mãn mọi nhu cầu của con cái kể cả nhu cầu vô lối và trở thành thói quen,
dễ dẫn đến giá trị sống của đứa con bị lệch lạc khi tưởng rằng mọi người luôn
phải tuân theo ý muốn của mình, dễ dẫn đến phản kháng khi không được thừa
nhận.
Có thể dễ dàng nhận thấy, với việc coi nhẹ vấn đề giáo dục đạo đức cho con cái,
nuông chiều con một cách hết mực, đáp ứng mọi nhu cầu của con, không la
mắng con dù biết là sai trái, sẵn sàng bao che những lỗi lầm của con… là
nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc sa sút trong lối sống đạo đức của học sinh
ngày nay. Chính lối giáo dục này của cha mẹ dẫn tới việc các em trở nên không
vâng lời, hay nói dối cha mẹ, thiếu ý thức tôn trọng thầy cô, kỷ luật của nhà
trường; gian lận trong thi cử, thiếu ý thức sống tôn trọng và làm theo pháp luật.
Được người lớn nuông chiều, “bao che”, các em thể hiện bản thân một cách quá
đáng, quan hệ yêu đương quá sớm và không lành mạnh.Được cha mẹ đáp ứng
mọi nhu cầu, các em đề cao giá trị vật chất, lối sống ưa hưởng thụ. Cha mẹ bận
rộn với việc làm ăn kinh tế, không chăm lo giáo dục con cái làm các em xa rời
giá trị đạo đức, chuẩn mực của gia đình.
Mô hình gia đình ít con đã tạo ra tâm lý kỳ vọng quá lớn ở những “cậu
ấm, cô chiêu” của họ. Thường thì mỗi bậc cha mẹ khi đón con ở trường về, câu

hỏi đầu tiên là “hôm nay con được mấy điểm” mà chưa cần biết hôm nay
ở trường con học hành ra sao, chơi trò gì, thư giãn thế nào. Tâm lý học vì điểm
đã tạo nên sự sai lầm đáng tiếc khiến trẻ bằng mọi cách để có điểm tốt cho cha
mẹ vui. Có những vị còn “thưởng” con bằng tiền mỗi khi con đạt điểm 9,10…
Sự áp đặt con trong khi học bài ở nhà cũng là một điều không nên. Do chương
trình và phương pháp học cải cách bây giờ khác trước, nên có nhiều bậc cha mẹ
7


không thể giảng giải cho con hiểu bài. “Không phải thế, cô con dạy khác cơ” là
câu phản ứng thường thấy của các em khi nghe bố mẹ giảng không đúng như
cách của cô giáo. Ở trường hợp này, bố mẹ thường hay áp chế, mắng con… Con
“bí” đành làm theo bố mẹ, kết quả là đáp số đúng nhưng cách làm thì sai hết.
Nhiều bậc cha mẹ lại thường lấy một số bạn bè cùng trang lứa ra “làm
gương” cho con, đôi khi sự so sánh này có thể là con dao 2 lưỡi. Không cho
phép con cái tranh luận cũng là một nhược điểm của nhiều bậc cha mẹ. Khi con
trót phạm một lỗi gì, cha mẹ vội vàng chụp mũ cho rằng con là đồ bỏ đi, là “đồ
ngu”…khiến các em tự ti, cho rằng mình có cố gắng thế nào cũng vẫn không thể
khá hơn được, dẫn đến tâm lý buông xuôi bỏ mặc…
Tóm lại, có thể thấy trong xã hội ngày nay, vấn đề giáo dục con cái đang
bị xao nhãng và không được quan tâm đúng tầm, đúng mức của nó.Trong khi
nhà trường và xã hội đang loay hoay tìm lời giải cho vấn đề giáo dục đạo đức
cho học sinh thì vai trò của gia đình lại càng trở nên hết sức quan trọng. Gia
đình cần nhận thấy trách nhiệm và bổn phận của mình trong việc xây dựng một
nền tảng đạo đức cho con cái.
Vậy cha mẹ cần phải làm gì?
Cha mẹ nên tạo dựng mối quan hệ gần gũi, thân tình với con cái. Cha mẹ nên là
một người bạn, một nhà tham vấn cho con. Ở tuổi các em, giao lưu bạn bè là
hoạt động chủ đạo. Các em dễ tiếp nhận ý kiến từ bạn bè hơn là cha mẹ. Do vậy,
để việc giáo dục đạt hiệu quả, cha mẹ cần trở nên như một người bạn của con,

để con tin tưởng chia sẻ và bày tỏ mọi vấn đề trong cuộc sống. Cha mẹ cũng nên
biết những mối quan hệ bạn bè của con, không phải để kiểm soát mà để định
hướng, giúp con biết “chọn bạn mà chơi”. Bạn bè có tầm ảnh hưởng rất lớn đến
các em trong giai đoạn này, nên cha mẹ cũng có thể giáo dục con cái thông qua
nhóm bạn.
Để con cái phát triển một cách toàn diện, cha mẹ nên tạo điều kiện giúp con
cái học tập những kỹ năng trong cuộc sống (cho con cái học những lớp kỹ năng
8


sống). Điều này sẽ giúp con cái tập lối sống có trách nhiệm với bản thân và cộng
đồng, phòng ngữa những hành vi có hại cho bản thân và biết cách xử lý để đối
phó với những thách thức trong cuộc sống.
Nên coi việc học cùng con là một trong những nhiệm vụ lớn cuả bậc làm cha
mẹ. Hãy có trách nhiệm với con cái chúng ta. Hãy cho con cái biết một vài
truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ để trẻ em biết phát huy, khơi gợi lòng
tự hào, tự tôn cuả các em…. Nếu coi chuyện học cùng con là nghiêm túc thì hãy
giúp con tạo ra một thời gian biểu hàng ngày. Có chú ý đến thời gian chơi, nghỉ
ngơi thư giãn trong ngày, trong tuần.
Khi con nêu phương pháp học mà cha mẹ thấy khác với cách học của mình
ngày xưa, cần tôn trọng con. Cha mẹ có thể xem thêm sách tham khảo, “học
cùng con” mới là điều căn bản.Mỗi ngày hè, cha mẹ hãy bớt ra khoảng 1 tiếng
để kiểm tra việc học ôn cuả con mình.Không nên ép tạo áp lực về điểm số đối
với con. Nếu con bị điểm kém hoặc điểm số không vừa ý, hãy tìm nguyên nhân
(do cháu không hiểu bài, do cô giáo cho đề khó, do hổng kiến thức hay do một
lý do nào đó) rồi động viên con hãy cố gắng tiếp ở các bài tập sau. Hãy cho trẻ
biết “một lần vấp” đó sẽ giúp ta đứng vững hơn trong cuộc sống.Như vậy trẻ sẽ
tự tin và tiếp tục phấn đấu ở những lần kiểm tra sau.
Khi con trẻ còn nhỏ, nên khuyến khích các cháu tự hỏi, khám phá. Cha mẹ hãy
tìm câu trả lời nào đó thích hợp nhất với tầm hiểu biết cuả trẻ. Tuyệt đối không

lảng tránh hoặc áp đảo trẻ bằng mắng mỏ… Sự quan tâm vừa kích thích trí tò
mò của trẻ, vừa tạo ra sự tin cậy của con với cha mẹ.
Gia đình nên kết hợp mật thiết với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức
cho con.Vì gia đình là nơi hình thành nền tàng đạo đức cơ bản, còn nhà trường
là nơi hình thành đạo đức cơ bản của người công dân có tri thức. Ngày nay,
nhiều bậc cha mẹ vì lo làm ăn nên thiếu quan tâm đến con cái, coi việc giáo dục,
dạy dỗ là của thầy cô, là của trường học… Tuy nhiên, một mình nỗ lực của giáo
9


viên chắc chắn sẽ không làm được gì trong vấn đề này. Gia đình cần nhận biết
rằng: giáo dục đạo đức cho con cần bắt đầu từ chính gia đình và phải từ gia đình,
rồi mới đến nhà trường và cộng đồng. Do vậy, cha mẹ nên kết hợp mật thiết với
nhà trường, đặc biệt là với thầy/cô chủ nhiệm để nắm bắt tình hình của con,
đồng thời cũng có những phản hồi kịp thời để công tác kết hợp giáo dục thực sự
đạt hiệu quả.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cập nhật những thông tin về lứa tuổi của trẻ
trong thời đại ngày nay. Cha mẹ nên nắm bắt được những nhu cầu, nguyện vọng
của trẻ, nên nhìn nhận sự khác biệt mang tính chất “thời đại” và “thế hệ” trong
lối sống và cách suy nghĩ của các em so với thế hệ của mình, để từ đó, cha mẹ
dễ đồng cảm với các em trong quá trình giáo dục.
4.Một số nguyên tắc cần có trong giáo dục gia đình.
a. Ý thức tầm quan trọng:
- Cha mẹ phải nghiêm túc trong việc dạy bảo con cái
- Ý thức được trách nhiệm làm cha mẹ là quan trọng và không thể thay thế. Điều
này giúp các bậc làm cha mẹ không trao phó hay ỷ lại quá nhiều vào những
người khác như nhà trường, người thân, người giúp việc....
- Họ cần có định hướng để chủ động và phá huy tính sáng tạo nhằm đạt hiệu quả
giáo dục cao nhất.
- Ý thức được tầm quan trọng này, các bậc làm cha mẹ có trách nhiệm hơn và đủ

ý chí chống trả lại những cám dỗ bằng mọi giá, để dành thời gian sống cùng và
nuôi dạy con cái.
- Các bậc làm cha mẹ cần trang bị, nâng cao kiến thức và khả năng giáo dục
- Cha mẹ là người có quyền tác động đến sự phát triển và định hướng con người
trong tương lai của con mình. Nếu giáo dục không có định hướng, đứa trẻ không
phát huy được khả năng của mình. Tuy nhiên, nếu cha mẹ định hướng một cách
chủ quan theo kỳ vọng và ý thích, đứa trẻ sẽ luôn cảm thấy căng thẳng, tự trách,
suy sụp tinh thần và thể chất, oán hận và trách cứ cha mẹ. Bản thân người làm
cha mẹ, sau một khoảng thời gian dài, cũng đau khổ nhận ra mình đã làm uổng
phí thời gian, tuổi trẻ và sức lực của con cái
10


- Để đạt hiệu quả, đòi hỏi việc định hướng phải dựa vào khả năng thực tế của
đứa trẻ. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương
b. Xác định mục tiêu giáo dục con:
- Mục tiêu là ý định, là nguyện vọng, là điều muốn đạt được
- Trên thực tế, có nhiều bậc làm cha mẹ không hề đặt mục tiêu trong việc giáo
dục con cái. Họ có thái độ buông xuôi, bỏ mặc cho đứa trẻ “tự do phát triển”.Sự
thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm này, làm cho trẻ bị thiệt thòi. Đối lập với
thái cực này, là có không ít bậc làm cha mẹ xác định mục tiêu theo ý riêng của
mình. Họ mong đợi quá nhiều ở con cái. Sự kỳ vọng đó làm cho đứa trẻ cảm
thấy căng thẳng, thiếu tự nhiên, thiếu tự tin, mệt mỏi, trầm cảm…..Tham vọng
và đòi hỏi này dẫn đến sự mất mát nơi trẻ tính hồn nhiên, sự bình an trong đời
sống nội tâm và đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến tinh sáng tạo và tự tin
- Cha mẹ cần xác định rõ những mục tiêu ngắn hạn theo từng giai đoạn phát
triển của trẻ và những mục tiêu lâu dài trong tương lai. Việc xác định các mục
tiêu này cần dựa trên cơ sở đặc điểm cụ thể của từng đứa trẻ và điều kiện gia
đình. Đồng thời cũng dựa trên sự hiểu biết, tôn trọng và làm gương sáng cho con
cái.

c. Thống nhất tác động giáo dục:
- Trong một gia đình có nhiều thế hệ, việc giáo dục con cái đòi hỏi sự tế nhị,
khéo léo và thống nhất tác động giáo dục dựa trên cơ sở vì lợi ích của con cái.
- Tác hại của cách giáo dục không thống nhất là gây cho trẻ nhiều hoang mang,
làm giảm uy tín của người lớn và hình thành tính không trung thực nơi trẻ. Khi
lâm vào tình trạng hoang mang, trẻ thường tìm cách xoay xở và làm theo quyết
định của người có quyền lực cao nhất trong gia đình. Do đó, trẻ thường giả vờ
và thiếu trung thực để đối phó với quyết định ngược lại của những người có
quyền lực thấp.
- Gia đình cần thống nhất
Quan điểm, mục tiêu trong việc giáo dục con cái
Phân công vai trò.
Phương pháp sử dụng.
11


d. Làm gương:
- Giáo dục trẻ bắt đầu từ cái nôi gia đình và cha mẹ là những người thầy đầu
tiên của chúng. Nhãn quan của trẻ con về thế giới xung quanh được hình thành,
dựa trên những tiếp xúc và giao tiếp của chúng với những người chúng gần gũi.
Con cái lệ thuộc, hay để ý và bắt chước cha mẹ. Do đó cha mẹ là người trực tiếp
gieo vào tâm hồn trẻ những hạt giống yêu thương, trung thực, tốt bụng….hay
giả dối, gây hấn, bạo lực….
- Dạy con từ thưở còn thơ vì trẻ con có thể phân biệt được đúng-sai, phải-trái,
tốt-xấu. Để nhân cách trẻ được hình thành và phát triển tốt, trẻ con cần thấy
được gương sáng nơi người lớn: chúng cần thấy được phản ứng của cha mẹ
trước những hành động xấu xa. Chính bằng phản ứng và nhất là gương sáng của
mình, cha mẹ đóng dấu lên tâm hồn trẻ niềm xác tín về cách hành xử và giải
quyết vấn đề.
- Nhân bất thập toàn. Không bắt buộc bậc làm cha mẹ phải là người hoàn hảo

để làm gương sáng cho con. Tuy nhiên, họ cần có ý muốn hoàn thiện bản thân
cách tốt nhất và thẳng thắn, có bản lĩnh để biết nhận lỗi và sửa sai một cách cụ
thể. Qua đó, trẻ học được lòng can đảm, tính trung thực, sự cảm thông với
những sai lầm của người khác và lòng bao dung. Điều này cũng có nghĩa là dạy
chúng thấy những giới hạn trong thân phận con người.Chính vì thế mà chúng
phải cảm thông trước những giới hạn và khuyết điểm của người khác.
e. Tổ chức lối sống trong gia đình:
- Tạo bầu không khí gia đình ấm áp và đầy tình thương
- Xây dựng nếp sống sinh hoạt lành mạnh để trẻ có thời gian luyện tập nhân
cách của mình.
- Tổ chức lối sống trong gia đình giúp trẻ học hỏi tính kỷ luật, sự tôn trọng
người khác…
- Dạy con bằng hành vi và cách sống của cha mẹ có hiệu quả hơn bằng lời nói.
f. Tôn trọng nhân cách:
- Tôn trọng là bảo vệ sự phát triển hồn nhiên theo từng lứa tuổi và tạo điều kiện
để nhân cách trẻ phát triển cách toàn diện
12


- Cha mẹ cần lắng nghe, không áp đặt và chấp nhận những suy nghĩ, cảm xúc
của chúng
- Lắng nghe và tham dự vào cuộc sống hằng ngày của con cái. Không xúc
phạm, vùi dập trẻ bằng những hình thức hữu hình và vô hình
- Không làm tổn hại đến tinh thần và thể chất của trẻ (Ví dụ: ép học là làm tổn
hại đến sự phát triển của trẻ và làm chúng đánh mất tuổi thơ của mình)
- Sự trao đổi, đối thoại là điều cần thiết trong công tác giáo dục
- Sự thiếu tôn trọng con cái dẫn đến những tác hại nghiệm trọng về thể lý và
tâm lý. Đứa trẻ không được tôn trọng, nâng đỡ thường tỏ ra bi quan và thường
co cụm trong bản thân. Như thế, chúng cũng khó lòng nghĩ đến người khác
g. Yêu thương và nghiêm khắc.

- Yêu thương là giúp trẻ cảm nhận và biết biểu lộ tình cảm, cảm xúc với
người khác. Khi được yêu thương, trẻ cảm thấy mình có giá trị. Từ đó, hình
thành tính tự tin và lòng tự trọng
- Cha mẹ cần có một tình yêu bao la, vô điều kiện đối với con cái. Tuy nhiên,
nuông chiều con quá đáng sẽ làm con cái dễ hư hỏng, hình thành thành tính ích
kỷ và đòi hỏi... Lớn lên, chúng thiếu ý thức cộng đồng, thiếu kỹ năng sống,
không đủ bản lĩnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống
- Nghiêm khắc với con cái là điều cần thiết để trẻ học biết những giới hạn và
có những điều chỉnh cần thiết. Qua đó, trẻ học sống độc lập và tự tin. Tuy nhiên,
những trẻ bị đối xử quá nghiêm khắc, không nhìn thấy được lòng yêu thương và
biểu lộ tình cảm, lớn lên chúng trở thành người vô cảm, có một trái tim chai lì
trước nỗi khổ đau và khó khăn của người khác.
- Cha mẹ cần nói “không” khi cần thiết. Điều này giúp chúng hiểu rằng không
phải bất cứ điều gì chúng muốn, cũng được thỏa mãn.Qua đó, ý chí và sự tự chế
được tôi luyện.
- Giữ được chừng mực, hài hòa giữa yêu thương và nghiêm khắc trong giáo
dục con cái là cả một nghệ thuật đòi hỏi nhiều thời gian và hy sinh.
h. Hiểu con để có phương pháp giáo dục đúng:
13


- Cha mẹ cần có đủ sự hiểu biết về tâm lý con cái theo lứa tuổi và đặc điểm
riêng, để đồng hành với chúng trong cuộc sống
- Cha mẹ phải tin tưởng rằng bất cứ đứa con nào cũng có một tiềm năng để trở
thành người tốt, nhưng con cái cũng có thế giới riêng tư của chúng. Cha mẹ cần
có đủ thời gian, tình yêu, sự kiên nhẫn,… để có thể thấu hiểu và cảm thông với
những diễn biến tâm lý phức tạp và những thay đổi về thể lý trong từng giai
đoạn phát triển của chúng
- Không hiểu con và áp đặt chúng theo những tiêu chuẩn mình mong muốn,
cha mẹ gây ra những phát triển không lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần của

con cái.
- Không hiểu con, cha mẹ dễ dàng đẩy chúng ra khỏi vòng tay yêu thương và
sự bảo vệ cần thiết của mình.
- Không hiểu con, căng thẳng và xung đột giữa 2 phía ngày càng leo thang.
Tóm lại, giáo dục trong gia đình là bước đầu tiên và quan trọng trong việc
hình thành và phát triển nhân cách con người. Để giáo dục trong gia đình đạt
hiệu quả, đòi hỏi các bậc làm cha mẹ một sự huy sinh lớn lao, không vụ lợi,
không cần được con cái đáp đền. Tám nguyên tắc cơ bàn giáo dục trên cần sử
dụng đan xen nhau. Nó là chiếc chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc của con cái,
nền tảng hạnh phúc của gia đình.

14


KẾT LUẬN
Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em! Đó là thông điệp chung mà nhân
loại tiến bộ đã kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai. Quan tâm,
chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em là trách nhiệm không chỉ của mỗi gia đình mà
còn là của toàn xã hội. Để thế hệ trẻ hôm nay thực sự là những chủ nhân tương
lai của đất nước, trách nhiệm đầu tiên là của mọi gia đình, gia đình phải thực sự
là tổ ấm, là nơi nuôi dưỡng, hình thành nhân cách con trẻ, là thành trì an toàn,
phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình và trẻ em.
Gia đình, các bậc cha mẹ muốn làm tốt vai trò của mình trước hết cần thường
xuyên chăm lo xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng tiến bộ, hạnh phúc và phát
triển bền vững.Các bậc cha mẹ, người lớn cần làm gương tốt từ lời nói đến hành
động, mọi người biết yêu thương, chia sẻ giúp đỡ nhau. Cha mẹ cần hiểu tâm
sinh lý của con trẻ để có phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục phù hợp,
động viên khích lệ kịp thời lời nói và hành vi tốt, nhắc nhở phê bình lời nói, cử
chỉ, hành động chưa tốt của con trẻ. Mỗi gia đình thực sự là một tổ ấm, luôn giữ
bếp lửa gia đình, bữa cơm gia đình thực sự ấm cúng, tình cảm, tràn đầy niềm

vui, là mảnh đất tốt để ươm trồng những mầm non phát triển toàn diện cả thể
chất, tinh thần, tâm sinh lý và nhân cách. Các bậc cha mẹ cần giữ vai trò chủ
động trong việc phối hợp với nhà trường và xã hội để giáo dục con em mình
ngày càng tốt hơn.

15



×