Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Đảng bộ thành phố hà nội lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước từ năm 2001 đến năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------*------

PHAN THỊ THANH NHÀN

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2008

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------*------

PHAN THỊ THANH NHÀN

ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO
CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2008
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Đình Thắng


HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, số liệu trích dẫn trong luận văn đều trung thực, có nguồn
gốc và xuất xứ rõ ràng.

Tác giả luận văn

Phan Thị Thanh Nhàn


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất tới
thầy giáo hướng dẫn - TS. Trần Đình Thắng, Học viện Kỹ thuật Quân sự. Thầy
đã tận tình chỉ bảo, định hướng cho tôi để tôi có thể hoàn thành luận văn.
Tôi xin cám ơn sự giúp đỡ từ các thầy cô trong trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, các thầy cô trong Khoa Lịch sử, trong Bộ môn Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam – những người thầy đã tận tình chỉ bảo, định
hướng cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi cám ơn cán bộ phòng tư liệu trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn và phòng tư liệu khoa Lịch sử, cán bộ trung tâm thông tin thư viện
Đại học Quốc gia Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo và cán bộ phòng Lưu trữ
Thành ủy, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội đã
giúp đỡ tôi trong quá trình tìm và hệ thống tư liệu cần thiết cho luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ.
Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực, song trình độ có hạn, luận văn không
tránh khỏi những sai sót.Tác giả rất mong nhận được ý kiến của quý thầy cô

và các bạn. Xin chân thành cám ơn.

Tác giả luận văn

Phan Thị Thanh Nhàn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ........................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 6
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................ 7
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 7
7. Bố cục của luận văn.................................................................................... 8
Chương 1: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (2001-2005)........................ 9
1.1. Yêu cầu khách quan cải cách hành chính nhà nước của thành
phố Hà Nội .................................................................................................... 9
1.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội thành phố Hà Nội ...................................... 9
1.1.2. Nâng cao hiệu quả quản lý của nền hành chính nhà nước đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng Thủ đô ........................... 14
1.1.3. Thực trạng xây dựng và hoạt động của nền hành chính nhà nước
thành phố Hà Nội ..................................................................................... 18
1.2. Chủ chương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Thành
phố Hà Nội về cải cách hành chính nhà nước (2001 – 2005) .................... 24
1.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam...................................... 24
1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội ................................... 27
1.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ thành phố Hà Nội ............ 33

1.3.1. Về cải cách thể chế hành chính ....................................................... 33
1.3.2. Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính .......................................... 35
1.3.3. Về xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức ...................... 37
1.3.4. Về quản lý, sử dụng tài chính công ................................................. 39


Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 43
Chương 2: SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (2006-2008)...................... 44
2.1. Yêu cầu cải cách hành chính nhà nước thành phố Hà Nội nhằm
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô ..................................... 44
2.1.1. Quản lý nhà nước đối với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa Thủ đô ......................................................................................... 44
2.1.2. Những vấn đề đặt ra đối với cải cách hành chính nhà nước thành
phố Hà Nội ............................................................................................... 45
2.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ thành phố
Hà Nội về cải cách hành chính nhà nước (2006 – 2008) ........................... 48
2.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam...................................... 48
2.2.2.Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà Nội .................................... 51
2.3. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ thành phố Hà Nội ............ 57
2.3.1. Về cải cách thể chế hành chính ....................................................... 57
2.3.2. Về xây dựng, kiện toàn bộ máy hành chính ..................................... 62
2.3.3. Về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức .... 63
2.3.4. Về quản lý, sử dụng tài chính công ................................................. 67
2.3.5. Hiện đại hóa nền hành chính nhà nước .......................................... 69
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 73
Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .......................................... 74
3.1. Nhận xét ............................................................................................... 74
3.1.1. Ưu điểm, nguyên nhân .................................................................... 74
3.1.2. Hạn chế, nguyên nhân .................................................................... 81

3.2. Một số kinh nghiệm ............................................................................. 88
3.2.1. Quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương của
Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách hành chính cho sát hợp với thực
tiễn cải cách, xây dựng nền HCNN Thủ đô. .............................................. 88


3.2.2. Nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng của cải cách hành
chính, đồng thời lựa chọn nội dung, hình thức, bước đi, cách làm phù
hợp trong quá trình cải cách nền hành chính nhà nước. ........................... 90
3.2.3. Coi trọng nâng cao chất lượng xây đựng đội ngũ cán bộ, công
chức hành chính đáp ứng yêu cầu hoạt động công vụ............................... 93
3.2.4. Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước trong nền hành chính nhà
nước thành phố Hà Nội trên cơ sở thực hiện đúng nguyên tắc tập trung
dân chủ..................................................................................................... 96
3.2.5. Phát huy sức mạnh tổng hợp trong cải cách nền hành chính nhà
nước của thành phố Hà Nội...................................................................... 99
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 102
KẾT LUẬN ............................................................................................... 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 106
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CB, CC

: Cán bộ, công chức

CCHC

: Cải cách hành chính


CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
HCNN

: Hành chính nhà nước

HĐND

: Hội đồng nhân dân

QLNN

: Quản lý nhà nước

TTHC

: Thủ tục hành chính

UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền hành chính nhà nước thuộc hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước
trực tiếp triển khai thực hiện đường lối lãnh đạo của Đảng cầm quyền, quản lý
kinh tế - xã hội, thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân. Để đáp ứng yêu
cầu quản lý, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải cách HCNN đã và đang
trở thành một xu thế khách quan và là một nhu cầu tự thân của hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện,
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng, Nhà nước đã đặt trọng tâm vào cải
cách HCNN, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nhằm xây
dựng một nền HCNN chính quy chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực hiệu quả,
phục vụ nhân dân và xã hội.
Quán triệt đường lối đổi mới của Đảng vào xây dựng Thủ đô Hà Nội
văn minh, hiện đại, Đảng bộ thành phố Hà Nội đã chủ trương xây dựng bộ
máy chính quyền, tập trung đẩy mạnh cải cách, xây dựng nền HCNN trong
sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ
đô. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội, nền HCNN đã được cải
cách căn bản; hệ thống thể chế, văn bản pháp quy được xây dựng; biên chế tổ
chức bộ máy được sắp xếp, điều chỉnh; đội ngũ CB, CC được kiện toàn, xây
dựng; các nguồn lực công, cơ sở vật chất được đổi mới, quản lý, sử dụng cho
hiệu quả hơn… Tuy nhiên, nền HCNN của thành phố Hà Nội vẫn còn bộc lộ
nhiều hạn chế, yếu kém. Hệ thống văn bản pháp quy điều chỉnh các quan hệ
kinh tế - xã hội ban hành chậm, thiếu đồng bộ, bất cập; tổ chức bộ máy còn
cồng kềnh, quan liêu, kém hiệu lực; đội ngũ CB, CC chưa được xây dựng
đồng bộ, công tác cán bộ, chính sách còn nhiều bất cập; sử dụng yêu sách nhà
nước, tài sản, vật chất còn lãng phí, chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao…
1



Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia,
trung tâm lớn về kinh tế - văn hóa – chính trị, khoa học, xã hội và giao dịch
quốc tế của cả nước; là nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng
và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao,
tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng
nhất của đất nước. Trước yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng Thủ đô
trong điều kiện nền kinh tế thị trường, tăng cường hội nhập quốc tế, bộ máy
chính quyền, mà trọng tâm là nền HCNN của thành phố Hà Nội phải được cải
cách căn bản, khắc phục những hạn chế, yếu kém, xây dựng hoàn thiện, đồng
bộ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Xuất phát từ những yêu cầu, mục đích khoa học và thực tiễn trên, tôi
chọn đề tài “Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo cải cách hành chính nhà
nước từ năm 2001 đến năm 2008” để làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu
sắc nhằm nghiên cứu làm rõ yêu cầu khách quan, quá trình lãnh đạo, rút ra kinh
nghiệm trong quá trình Đảng bộ thành phố Hà Nội lãnh đạo đẩy mạnh cải cách
HCNN trong thời kỳ mới xây dựng Thủ hiện đại, văn minh, giàu mạnh.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Vấn đề cải cách HCNN đã có nhiều tập thể tác giả và cá nhân quan tâm
nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau.
Các công trình nghiên cứu về cải cách HCNN dưới dạng sách xuất bản
như: “Cải cách bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam”; Nguyễn Duy Gia
(1996), “Cải cách nền hành chính Quốc gia ở nước ta”, NXB Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; Đào Trọng Tuyến (1996) “Một số vấn đề xây dựng và cải cách
nền hành chính nhà nước Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Vũ
Huy Từ (cb), Nguyễn Khắc Hùng (1998), “Hành chính học và cải cách hành
chính”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; “Lý luận chung về hành chính nhà
2



nước”, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000; Lê Sĩ Dược (2000), “Cải cách bộ máy
hành chính cấp Trung ương trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta”,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Thang Văn Phúc (2001), “Cải cách hành
chính nhà nước – thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; “Một số văn bản pháp luật về chương trình cải cách hành chính,
tinh giản biên chế trong bộ máy nhà nước”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
Đỗ Quang Trung, Phạm Ngọc Quang (2006), “Đảng với công tác cải cách tổ
chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước”, Nxb Lao động, Hà
Nội; Hoàng Lan Anh, Hoàng Trà My (2006), “Đẩy mạnh cải cách hành chính
– xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam”, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội; Diệp Đình Sơn (2006), “Cải cách hành chính – Những vấn đề
cần biết”, Nxb Lao động, Hà Nội... Các công trình nêu trên chủ yếu đề cập
đến những vấn đề lý luận chung về nền HCNN, khái niệm nền HCNN là hệ
thống thực thi quyền hành pháp, là công cụ của hành pháp, quản lý xã hội trên
cơ sở thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Nền hành chính bao gồm hệ thống luật, hệ thống thiết chế tổ chức bộ máy, hệ
thống nhân sự và hệ thống quản lý tài chính, ngân sách, tài sản; đưa ra những
yêu cầu, nguyên tắc, mục tiêu, phương hướng và nội dung chủ yếu về cải cách
nền hành chính, trong đó có cải cách bộ máy HCNN. Tập trung vào cải cách
TTHC, xây dựng hệ thống luật, sắp xếp lại bộ máy từ Trung ương đến địa
phương, hoàn thiện cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương các cấp; cải
cách công cụ và chế độ công chức; hiện đại hóa và cải cách ngân sách, chế độ
tài chính của các cơ quan nhà nước.
Cải cách HCNN còn được đề cập ở một số đề tài luận án tiến sĩ, luận
văn thạc sĩ sau: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng, củng cố Nhà
nước từ năm 1986 đến 1996”, luận án tiến sĩ Lịch sử của Đoàn Minh
Huấn(2003), học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; “Đảng cộng
3



sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng nền hành chính nhà nước trong công cuộc
đổi mới đất nước từ năm 1991 đến năm 2005”, luận án tiến sĩ Lịch sử của
Trần Đình Thắng (2009), học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội;
“Công cuộc cải cách nền hành chính nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng
trong thời kỳ đổi mới (1986 - 1996)”, Luận văn thạc sĩ Lịch sử của Lê Văn In
(1998), Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội;
“Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực hiện cải cách hành chính
(1996 – 2006)”, Luận văn thạc sĩ Lịch sử của Nguyễn Đình Quỳnh (2009),
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học Quốc gia
Hà Nội... Các công trình nghiên cứu trên đã trình bày đường lối của các kỳ
Đại hội Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; đi sâu phân tích các
đặc trưng, quan điểm, nguyên tắc xây dựng Nhà nước; đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu
còn đề cập đến những nội dung cải cách nền HCNN về công tác chỉ đạo, điều
hành của các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương và kết quả về
cải cách hành chính trong từng giai đoạn.
Ngoài ra còn có các bài viết về cải cách hành chính nhà nước còn được
đăng tải trên các tạp chí như: “Bộ máy hành chính nhà nước trong nền kinh tế
thị trường”, Bùi Đức Bền, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số tháng 2/1998; “Cải
cách hành chính – khâu đột phá nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà
nước trong giai đoạn hiện nay”, Hồ Xuân Quang, Tạp chí Lịch sử Đảng, số
3/2003;“Cải cách hành chính nhà nước – giải pháp hàng đầu trong phát triển
kinh tế - xã hội” của Thang Văn Phúc, báo Nhân dân, ngày 08/3/2006; “Năm
năm thực hiện chương trình cải cách hành chính nhà nước: tồn tại và những
giải pháp khắc phục” của Hồng Hà, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương, số 141, tháng 12/2006; “Chương trình cải cách hành chính, thực
trạng và vấn đề đặt ra” của Đỗ Quốc Sam, Tạp chí cộng sản, số 772, tháng
4



2/2007; “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý của bộ
máy Nhà nước” của Đinh Duy Hòa, Tạp chí Cộng sản, số 774, tháng 4/2007;
“Quá trình thực hiện cải cách hành chính nhà nước qua hơn hai mươi năm
đổi mới”, Thang Văn Phúc, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8, năm 2008; “Đảng
lãnh đạo cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước giai
đoạn 1986 - 2006” của Trần Đình Thắng, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10/2008...
Các bài báo khoa học nói trên đã đề cập đến những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo
cải cách HCNN; thành tựu, hạn chế của công cuộc CCHC; mối quan hệ giữa
CCHC với phát triển kinh tế - xã hội; phương hướng, giải pháp thực hiện
CCHC... tuy vậy, tất cả mới chỉ đề cập ở góc độ tổng quát, chưa trình bày một
cách hệ thống về quan điểm, chủ trương nội dung cụ thể về cải cách HCNN.
Như vậy, các công trình nghiên cứu dưới dạng các đề tài, các sách, tạp
chí và các luận án, luận văn về cải cách HCNN là rất phong phú, đề cập ở các
khía cạnh khác nhau của nền HCNN nhưng dưới góc độ khoa học tổ chức nhà
nước, quản lý nhà nước, hành chính học là chủ yếu. Có một số công trình
nghiên cứu dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng nhưng nghiên cứu chung nhất
ở tổng thể phạm vi rộng về toàn bộ Nhà nước, nền HCNN. Chưa có công trình
nào nghiên cứu chuyên sâu một cách hệ thống đầy đủ về các quan điểm, chủ
trương lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ thành phố Hà Nội đối với
việc cải cách HCNN từ năm 2001 đến năm 2008. Tuy vậy, tất cả các công trình
nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân nói trên là nguồn tư liệu tham khảo quý
báu, cần thiết cho đề tài luận văn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội đã thực
hiện cải cách HCNN từ năm 2001 đến năm 2008.

5



- Tổng kết, rút ra một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo thực hiện
cải cách HCNN của Đảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến năm 2008.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ đặc điểm địa lý – hành chính, kinh tế - xã hội và những yêu
cầu đặt ra đối với cải cách HCNN ở Thủ đô Hà Nội;
- Phân tích hệ thống hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của
Đảng bộ thành phố Hà Nội về cải cách HCNN từ năm 2001 đến năm 2008;
- Làm rõ quá trình lãnh đạo thể chế hóa thực hiện chủ trương của
Đảng bộ thành phố Hà Nội về cải cách HCNN trong những năm 2001 - 2008;
- Đánh giá khách quan, trung thực kết quả lãnh đạo; Rút ra những kinh
nghiệm trong quá trình Đảng bộ Thành phố Hà Nội lãnh đạo cải cách HCNN
trong những năm 2001 – 2008.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ Thành phố Hà
Nội về cải cách HCNN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2008 (năm 2001 là năm bắt đầu
thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001
– 2010; năm 2008 là năm Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính vào
ngày 01/8/2008).
Về không gian: Chủ yếu ở thành phố Hà Nội.
Về nội dung: Nghiên cứu các quan điểm, chủ trương của Đảng và
Thành ủy Hà Nội về việc lãnh đạo, chỉ đạo cải cách, xây dựng nền HCNN.
Tập trung nghiên cứu cải cách các yếu tố cơ bản của bộ máy HCNN cấp
thành phố Hà Nội về: thể chế hành chính; sắp xếp, biên chế cơ cấu, tổ chức
(nhiệm vụ, chức năng) bộ máy hành chính; phân cấp quản lý hành chính; xây
6



dựng đội ngũ CB, CC hành chính và quản lý, sử dụng nguồn lực công về tài
chính, ngân sách, cơ sở vật chất, dịch vụ công.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chính để thực hiện luận văn bao gồm các nhóm:
- Các văn kiện Đại hội, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam có
liên quan đến cải cách HCNN.
- Các Báo cáo, Chỉ thị, Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ và các
cấp chính quyền ở thành phố Hà Nội về cải cách HCNN.
- Các ấn phẩm, sách, bài tạp chí và các bài báo, các đề tài khoa học…,
về cải cách HCNN.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
của Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Phương pháp nghiên cứu: chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử,
phương pháp logic và sự kết hợp của những phương pháp đó. Ngoài ra, có kết
hợp với các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, đối chiếu, thống kê,
so sánh…
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn xử lý một khối lượng sử liệu, tư liệu phong phú, đa dạng, có
nguồn gốc rõ ràng, tin cậy, có liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng, của Đảng
bộ thành phố Hà Nội về CCHC từ năm 2001 đến năm 2008; cung cấp các dữ
liệu lịch sử, đồng thời góp phần tổng kết lịch sử Đảng bộ thành phố Hà Nội
lãnh đạo cải cách HCNN trong thời kỳ đổi mới, hiện đại hóa Thủ đô. Luận
văn dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến cải cách HCNN của Thành phố Hà Nội và quốc gia.

7



7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
phần nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết:
Chương 1. Sự lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hà Nội về cải cách
hành chính nhà nước (2001 - 2005)
Chương 2. Đảng bộ thành phố Hà Nội tăng cường lãnh đạo cải cách
hành chính nhà nước (2006 - 2008)
Chương 3. Nhận xét và kinh nghiệm

8


Chương 1
SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (2001-2005)
1.1. Yêu cầu khách quan cải cách hành chính nhà nước của thành
phố Hà Nội
1.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1946,
và là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 đến
nay. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, sớm trở thành một trung
tâm kinh tế chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu lịch sử Việt Nam.
Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng
kinh đô mới với cái tên Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý,
Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa,
giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì,
kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu mang tên Hà Nội từ năm
1831 dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của Liên
Bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại. Từ khi đất
nước được giải phóng cho đến nay Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn

hóa, xã hội của cả nước.
Hà Nội, với vai trò là thủ đô, đồng thời cũng là một trong những thành
phố có nền kinh tế - xã hội phát triển và năng động nhất cả nước.
Từ khi bắt đầu thời kỳ Đổi mới (1986) đến trước năm 2008, quán triệt
và vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng, Thành ủy Hà Nội đã đề ra
chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, quyết tâm đổi mới cơ chế quản lý, phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, đã đạt được những
thành tựu nổi bật sau:

9


Về kinh tế: Kinh tế liên tục tăng trưởng cao, phát triển theo hướng bền
vững. So với năm 1995, kinh tế của Thủ đô năm 2003 tăng 5,1 lần, bình quân
tăng 9,5%/năm. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công
nghiệp hóa và từng bước hiện đại hóa; tỷ trọng công nghiệp tăng từ 27,9%
năm 1985 lên 40,4% năm 2003; tỷ trọng dịch vụ giảm từ 66,5 xuống 57,2%,
nông nghiệp giảm từ 5,6% xuống 2,4%; chất lượng, hiệu quả và khả năng
cạnh tranh chuyển biến rõ rệt. Giai đoạn 2001 – 2003, bình quân tổng đầu tư
xã hội đạt 21.735 tỷ đồng/ năm, tăng 3,3 lần so với bình quân giai đoạn 1991
– 1995 (6.515 tỷ đồng/năm). Tỷ trọng huy động vốn đầu tư xã hội của Thủ đô
luôn đạt mức cao và có xu hướng tăng lên: năm 2000 là 49%, năm 2001 là
50,9%, năm 2003 là 52,8% (tỷ trọng của cả nước tương ứng là 28%, 33,8% và
35,%)[29, tr. 5].
Đầu tư trong nước giữ tỷ trọng chủ yếu, năm 2003 chiếm 86%, nguồn
vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng chiếm 14%. So với năm 1985,
thu nhập bình quân đầu người năm 2003 đã tăng 3,1 lần. Thời điểm đó, Thủ
đô Hà Nội chỉ chiếm trên 10% giá trị sản xuất công nghiệp, 11% giá trị dịch
vụ, 10% tổng đầu tư xã hội, trên 9% kim nghạch xuất khẩu của cả nước và

14,5% tổng thu ngân sách quốc gia [29, tr. 5].
Về xã hội, có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó:
Xây dựng và quản lý đô thị có nhiều tiến bộ, đã cải tạo, nâng cấp cơ sở
hạ tầng, triển khai đầu tư xây dựng nhiều công trình mới làm cho diện mạo
Thủ đô ngày càng khang trang. Các cửa ngõ ra vào thành phố được mở rộng
và xây dựng nhiều tuyến đường mới, xây dựng một số khu đô thị mới đồng
bộ, hiện đại, mạng lưới thông tin liên lạc được mở rộng và trang bị hiện đại.
Giáo dục và đào tạo có chuyển biến rõ rệt. Khoa học công nghệ tăng
cường quản lý chất lượng, mở rộng việc tuyển chọn các đề tài khoa học, thu hút
các tổ chức, cá nhân nhà khoa học tham gia. Y tế và công tác xã hội đảm bảo
10


chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày một tốt hơn. Văn hóa và thể
dục thể thao luôn được thành phố quan tâm và dành nhiều điều kiện để phát
triển, đã tổ chức thành công Seagame 22 và Para Game 2 (2003), tạo không khí
phấn khởi, để lại cho Hà Nội một loạt công trình văn hóa, thể thao lớn và có
đẳng cấp quốc tế để phục vụ cho hoạt động văn hóa, thể thao của Thủ đô.
Hệ thống chính trị ở Thủ đô không ngừng lớn mạnh cả về tổ chức, bản
lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo. Đảng bộ thành phố đã thực hiện có kết quả
cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng
viên, kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, khắc phục tình trạng suy thoái về
đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Công tác giáo dục chính
trị tư tưởng, thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao nhận thức nhằm thống nhất
ý chí và hành động trong toàn Đảng bộ. Bộ máy chính quyền các cấp, các tổ
chức chính trị - xã hội không ngừng được kiện toàn, củng cố theo hướng nâng
cao hiệu quả và phát huy hiệu lực; từng bước cải tiến chế độ hội họp, theo hướng
thiết thực, chất lượng, tránh hình thức, ít thông tin, kém tác dụng.
Công tác đối ngoại được mở rộng, phát triển và đạt được nhiều thành tựu
trên tất cả các lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào công cuộc đẩy mạnh CNH,

HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Hà Nội; thiết lập mối quan hệ
hữu nghị với trên 60 thủ đô và thành phố của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ.
Các hoạt động hợp tác, giao lưu về văn hóa, thể dục thể thao, giáo dục đào tạo,
khoa học kỹ thuật..., giữa Thủ đô Hà Nội với các thủ đô và thành phố trên thế
giới cũng diễn ra thường xuyên với nội dung phong phú, đa dạng. Hợp tác giữa
Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước đã đạt được kết quả đáng khích lệ,
được chính quyền và nhân dân các địa phương đồng tình, trân trọng, góp phần
thực hiện chủ trương: “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”.
An ninh – quốc phòng được giữ vững, đã xây dựng và hoàn thiện được
thế trận an ninh quốc phòng vững chắc, đảm bảo hòa bình; giữ vững ổn định
11


chính trị; nhân dân được sống trong bình yên. Thế trận an ninh – quốc phòng
toàn dân vững chắc, đó là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm cho
Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển trong hòa bình, ổn định và an toàn, xứng
danh là “Thành phố vì hòa bình”.
Dân số Hà Nội theo thống kê cho đến năm 2007 thì Hà Nội có khoảng
3.400.000 người với khoảng 785.000 hộ. Với diện tích là 927,52 km2, mật độ
dân số tại Thủ đô là cao nhất cả nước, rơi vào khoảng 3568 người/km2 (so với
Thành phố Hồ Chí Minh – một trong những thành phố trực thuộc Trung ương
đồng thời là một thành phố trẻ và năng động nhất cả nước mới chỉ có 3024
người/km2). Sắc dân ở Hà Nội đa số người Kinh (98,73%), người Mường
(0,76%) và người Tày (0,23%) [29, tr. 3].
Địa giới hành chính Thủ đô cho đến ngày 31/7/2008 bao gồm 9 quận và
5 huyện:
Danh sách các đơn vị hành chính Hà Nội

hành
chính


Tên quận
huyện/thị xã

Đơn vị trực thuộc

Diện tích
(km2)

1

Quận Ba Đình

9 Quận
14 phường

2

Quận Hoàn Kiếm

18 phường

5,29

3

Quận Tây Hồ

8 phường


24

4

Quận Long Biên

14 phường

60,38

5

Quận Cầu Giấy

8 phường

12,04

6

Quận Đống Đa

21 phường

9,96

7

Quận Hai Bà Trưng


20 phường

9,6

8

Quận Hoàng Mai

14 phường

41,04

9

Quận Thanh Xuân

11 phường

9,11

Cộng các quận

128 phường

180,64

12

9,22



5 Huyện
17

Huyện Đông Anh

1 thị trấn và 23 xã

182,3

18

Huyện Gia Lâm

2 thị trấn và 20 xã

114

16

Huyện Sóc Sơn

1 thị trấn và 25 xã

306,74

50

Huyện Thanh Trì


1 thị trấn và 15 xã

68,22

19

Huyện Từ Liêm

1 thị trấn và 15 xã

75,62

Cộng các huyện

7 thị trấn và 98 xã

746,88

Toàn thành phố

128 phường, 7 thị trấn và 98 xã 927,52

Nguồn: website Tổng cục Thống kê
Thủ đô Hà Nội vốn là một vùng đất đắc địa, hội tụ những yếu tố về tự
nhiên, địa linh, nhân kiệt rất quan trọng để nền kinh tế - xã hội có điều kiện
phát triển và mở rộng. Bước sang thế kỉ XXI, Hà Nội có những bước tiến
mạnh mẽ trên tất cả các mặt: kinh tế liên tục tăng trưởng cao, phát triển theo
hướng bền vững với cơ cấu đa dạng các ngành nghề, các lĩnh vực cũng như
các thành phần kinh tế nhà nước, tập thể và sở hữu tư nhân; văn hóa – xã hội
– giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị không ngừng lớn

mạnh; Công tác đối nội ngoại được mở rộng. Với vị thế là trái tim của cả
nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa
học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, Hà Nội phấn đấu đảm bảo ổn định
vững chắc về chính trị, trật tự an toàn xã hội; phát triển kinh tế, văn hóa toàn
diện, bền vững; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, thanh lịch,
hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân. Phấn đấu để Hà Nội là địa phương đi đầu, về đích
sớm 1-2 năm sự nghiệp CNH, HĐH, góp phần cùng cả nước thực hiện thắng
lợi mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020; đóng góp ngày càng quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Để đạt được mục tiêu trên, điều đó đòi hỏi một nền HCNN
13


đủ mạnh để quản lý có hiệu quả quá trình vận động phát triển của một Thủ đô
đang vươn lên mạnh mẽ. Hay nói cách khác, để phát triển kinh tế - xã hội,
hơn bao giờ hết thành phố Hà Nội cần phải đẩy mạnh cải cách bộ máy quản lý
HCNN, nâng cao quyền lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội để giải
phóng mọi nguồn lực sản xuất xã hội Thủ đô, phù hợp với yêu cầu CNH,
HĐH, hội nhập quốc tế đang là xu thế diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở Thủ đô
Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
1.1.2. Nâng cao hiệu quả quản lý của nền hành chính nhà nước đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng Thủ đô
Trong cả lý luận và thực tiễn, vấn đề cải cách, xây dựng nền HCNN để
nâng cao hiệu quả quản lý đã được đặt ra như là một nhiệm vụ trọng tâm của
bất cứ một quốc gia nào trên thế giới, nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội và tăng cường hội nhập quốc tế, nó đã trở thành nhu cầu tự
thân tất yếu trong quá trình xây dựng và phát triển của mọi quốc gia, dân tộc.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam cũng đã ghi nhận
rất nhiều những cuộc cải cách từ thời phong kiến. Điều đó cho thấy tầm quan

trọng của việc tự thay đổi và tìm ra phương thức quản lý tốt hơn. Cách mạng
tháng Tám (1945) thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, bắt
đầu xây dựng nền HCNN của quốc gia độc lập. Nhưng đất nước phải tiến
hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Bởi vậy, từ năm 1945 đến năm 1975, nền HCNN được xây dựng theo yêu
cầu, nhiệm vụ thời chiến để thực hiện nhiệm vụ cách mạng: đấu tranh giải
phóng dân tộc, hoàn thành độc lập dân tộc và dân chủ trong cả nước, thực
hiện hòa bình, thống nhất nước nhà. Do điều kiện của lịch sử, bộ máy hành
chính được tổ chức và hoạt động theo cơ chế tập trung quan liêu, kế hoạch
hóa cao độ, phục vụ chủ trương, nhiệm vụ cách mạng.

14


Ngày 30 – 4 – 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước độc lập,
thống nhất, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ chủ yếu của Nhà
nước là tổ chức xây dựng xã hội mới, phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 1976
đến năm 1986, do những hạn chế về lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội của
đất nước sau 30 năm chiến tranh giải phóng, nền HCNN vẫn quản lý theo
phương thức cũ, tập trung quan liêu, bao cấp; bộ máy HCNN được xây dựng
theo hướng tăng đầu mối để quản lý đơn ngành, đơn lĩnh vực, rất cồng kềnh.
Thể chế hành chính về lĩnh vực dân sự, kinh tế chưa được quan tâm xây dựng,
đội ngũ cán bộ, công chức chưa được đào tạo cơ bản, còn nhiều hạn chế, chưa
đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội
của bộ máy HCNN ở phạm vi quốc gia cũng như của thành phố Hà Nội rất
hạn chế, yếu kém là một nguyên nhân căn bản dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12 – 1986) đã đưa ra
đường lối đổi mới toàn diện đất nước, trọng tâm là đổi mới về kinh tế. Về
xây dựng nền HCNN, Đảng chủ trương sắp xếp lại các Bộ, các Ủy ban nhà
nước và tinh giản bộ máy quản lý HCNN. Thực hiện chủ trương của Đảng,

thể chế về kinh tế bước đầu được xây dựng; điều chỉnh tổ chức bộ máy nhà
nước theo hướng giảm dần số cơ quan quản lý chuyên ngành, phân biệt rõ
chức năng quản lý hành chính – kinh tế của các cơ quan nhà nước với chức
năng sản xuất – kinh doanh của các đơn vị kinh tế. Tăng cường công tác đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ QLNN và lý luận chính trị cho CB, CC hành
chính. Tuy vậy, từ năm 1986 đến năm 1991, Đảng, Nhà nước chưa đưa ra
được chủ trương, chính sách cải cách bộ máy hành chính với tư cách là một
hệ thống; chưa gắn đổi mới kinh tế với cải cách hành chính. Nền HCNN chưa
được xây dựng tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ; hiệu lực, hiệu quả QLNN
chưa được nâng cao... Trong giai đoạn 1991 – 2000, Đảng và Nhà nước ngày
15


càng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc cải cách, xây dựng HCNN
với sự phát triển kinh tế - xã hội; xác định cải cách hệ thống nhà nước là trọng
tâm của cải cách HCNN. Đảng đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cải
cách một bước thể chế của nền HCNN, sửa đổi căn bản Hiến pháp và bước
đầu đã xây dựng hệ thống pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý cần thiết cho sự
phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; triển khai đột phá cải
cách TTHC trên một số lĩnh vực trọng điểm của đời sống xã hội và thí điểm
mô hình “một cửa, một dấu”; chấn chính một bước tổ chức bộ máy và quy
chế hoạt động của bộ máy HCNN theo Nghị quyết Hội nghị BCHTW lần thứ
tám, khóa VII và quan tâm xây dựng đội ngũ CB, CC; thực hiện cải cách một
bước cơ bản chế độ tiền lương và bước đầu triển khai áp dụng thi tuyển công
chức. Nền HCNN được cải cách, xây dựng từng bước đáp ứng yêu cầu phát
triển của công cuộc đổi mới đất nước. Tuy thế, đây mới chỉ là kết quả bước
đầu, vẫn còn nhiều bất cập, nhiều công việc khó khăn, phức tạp, đòi hỏi Đảng
phải đẩy mạnh cải cách, xây dựng HCNN một cách đồng bộ; tập trung vào
xây dựng hệ thống pháp luật, nhất là các luật về kinh tế; đẩy mạnh cải cách
TTHC theo hướng gọn nhẹ, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; đẩy mạnh phân

cấp QLNN; tích cực đổi mới chế độ công vụ, công chức.
Năm 2001, nhân loại đã kết thúc thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI –
một thế kỷ tiếp tục có nhiều biến đổi: khoa học – công nghệ có bước phát
triển nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trọng quá trình
phát triển của lực lượng sản xuất; toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách
quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia với các mức độ khác nhau.
Khu vực Đông Nam Á, châu Á – Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, sau
khủng hoảng tài chính – kinh tế, có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn
tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định. Trước mắt có cả cơ hội lớn và thách
thức lớn để đất nước ta phát triển kinh tế - xã hội trong một thời kỳ mới.
16


Vấn đề làm sao để nắm bắt được những cơ hội lớn tạo ra cú huých,
bước nhảy vọt cho sự phát triển kinh tế - xã hội và giảm đi mặt trái, những
thách thức của toàn cầu hóa với những nguy cơ tiềm ẩn cả về kinh tế và chính
trị là một bài toán khó đặt ra cho Đảng và Nhà nước ta. Một trong những yêu
cầu cấp thiết trong thời kỳ mới này đó là phải nâng cao hiệu quả quản lý của
nền HCNN cho phù hợp với những biến đổi to lớn trong nước nói riêng và
tình hình thế giới nói chung. Bởi quản lý tốt là yếu tố quan trọng mang tính
chất vĩ mô, điều tiết sự phát triển của một đất nước. Trong đó HCNN lại là bộ
phận thực hiện chức năng quản lý xã hội đảm bảo cho sự phát triển toàn diện
mọi mặt. Bởi vậy để nâng cao hiệu quả quản lý của nền HCNN thì điều tất
yếu đó là thực hiện cải cách HCNN.
Hà Nội là thủ đô, trái tim của cả nước, trung tâm chính trị - hành chính
quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch
quốc tế; là nơi đặt trụ sở của các cơ quan trung ương của Đảng và Nhà nước,
các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế
và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất
nước. (Theo Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội số 29/2000/PL-UBTVQH10). Hơn bất

cứ đâu, yêu cầu cải cách HCNN ở Thủ đô là bức thiết hơn cả. Cải cách
HCNN ở Thủ đô là bước đi tiên phong, khởi đầu cho công cuộc CCHC trên
phạm vi quốc gia, để các cấp cơ sở tiếp thu kinh nghiệm trong quá trình tiến
hành CCHC tại địa phương. Sở dĩ cần phải thực hiện cải cách HCNN ở Thủ
đô là bởi: thứ nhất, yêu cầu của công cuộc đổi mới mà trọng tâm là đổi mới
kinh tế (chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều chủ sở hữu, nhiều đơn
vị sản xuất kinh doanh...) vì vậy cần đổi mới cơ chế quản lý kinh tế từ quản lý
tập trung quan liêu bao cấp bằng mệnh lệnh hành chính của nhà nước sang
quản lý vĩ mô, quản lý kinh tế - xã hội bằng hệ thống thể chế, luật pháp, công
cụ quản lý vĩ mô. Bộ máy HCNN không trực tiếp can thiệp vào quá trình sản
17


×