Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Tăng cường quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tại Ngân hang TMCP Quốc tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.84 KB, 65 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

Sinh viên thực tập : Phạm Thu Giang
Lớp: Ngân hàng K21
Khóa: 21
Hệ: 4 + 1
Tên đề tài : “Tăng cường quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tại
Ngân hang TMCP Quốc tế Việt Nam”

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Sau gần 20 năm thực hiện cải cách và đổi mới, chuyển từ nền kinh tế hàng hóa
tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu to lớn đặc biệt về mặt kinh tế. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh
tế, với ngày càng nhiều ngành nghề kinh doanh mới phát triển, ngành Ngân hàng
cũng phát triển không kém. Cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm, dịch vụ tiện
ích, hệ thống Ngân hàng góp phần không nhỏ trong việc phát triển của các Doanh
nghiệp cũng như nâng cao đời sống của người dân, như: Huy động vốn, cho vay,
thanh toán, bảo lãnh… trong đó phải kể đến dịch vụ thẻ ngân hàng.
Tuy mới phát triển trong những năm trở lại đây, nhưng nhờ sự tiện dụng cũng
như những tiện ích của mình, thẻ Ngân hàng đã có những đóng góp to lớn vào sự
phát triển của nền kinh tế Việt Nam thông qua việc giảm bớt thói quen sử dụng tiền
mặt, áp dụng công nghệ hiện đại trong thanh toán để giảm bớt thời gian giao dịch và
giảm các chi phí quản lý cũng như các bất tiện khác do nền kinh tế tiền mặt đem lại.
Sự phát triển của dịch vụ thẻ trong nền kinh tế đã đem lại những lợi ích vô cùng to


lớn cho cả người dân lẫn tổ chức. Với sự mở rộng mạng lưới ATM và các đơn vị
chấp nhận thẻ như hiện nay, người dân chỉ cần cầm theo một tấm thẻ nhỏ gọn là có
thể thoải mái mua sắm và chi tiêu ở bất kì đâu, ngay cả mua sắm ở nước ngoài.
Cùng với những tiện ích mà thẻ Ngân hàng đem lại không thể không kể đến các
rủi ro tiềm ẩn đi kèm trong loại hình dịch vụ mới này. Dịch vụ thẻ càng phát triển,
công nghệ áp dụng vào thẻ càng hiện đại, tính bảo mật và tiện ích của thẻ được
nâng lên thì cũng đồng thời là sự phát triển không ngừng của tội phạm thẻ, đặc biệt
là những tội phạm thẻ quốc tế, đã tạo ra những thẻ giả với những thủ thuật mới vô
cùng tinh vi và khó nhận biết, đã gây tổn thất cho ngân hàng, ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh. Do đó, đòi hỏi Ngân hàng phải có sự quan tâm thích đáng đến hoạt
động quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của Ngân hàng mình.
Là một sinh viên của trường ĐH KTQD, có cơ hội thực tập tại Phòng quản lý rủi
ro của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, với mong muốn hoạt động kinh doanh
thẻ của Ngân hàng VIB ngày càng an toàn, hiệu quả em đã mạnh dạn chọn đề tài:
“Tăng cường quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế
Việt Nam”

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tại Ngân hàng
thương mại
Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Quốc
Tế VIB
Chương 3: Giải pháp tăng cường rủi ro quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ đối

với Ngân hàng Quốc tế VIB
Với trình độ và thời gian còn hạn chế nên bài viết ko thể tránh khỏi những
thiếu sót và tồn tại nhất định, rất mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các
thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cám ơn!

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về dịch vụ thẻ của Ngân hàng Thương mại
1.1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại.
1.1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Theo pháp lệnh số 38 của Ngân hàng thương mại, công ty tài chính và Hợp tác
xã tín dụng ban hành ngày 24/05/1990, Ngân hàng thương mại được định nghĩa như
sau: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ và hoạt động chủ yếu
thường xuyên là nhận tiền của khách hàng với trách nhiệm phải hoàn trả và sử
dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện
thanh toán.
1.1.1.2.

Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại

• Mua bán ngoại tệ

• Nhận tiền gửi
• Hoạt động cho vay
• Hoạt động bảo quản vật có giá
• Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán
• Quản lý ngân quỹ
• Tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ
• Cho thuê thiết bị trung và dài hạn
• Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn
• Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán
• Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm
• Cung cấp các dịch vụ đại lý
1.1.2. Tổng quan về dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Khái niệm và chức năng của thẻ Ngân hàng
a/ Khái niệm thẻ Ngân hàng
Thẻ là công cụ thanh toán không dùng tiền mặt do ngân hàng phát hành thẻ,
hoặc các công ty lớn, cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

vụ, hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư của mình ở tài khoản tiền gửi tại ngân
hàng, hoặc hạn mức tín dụng được cấp theo hợp đồng đã ký kết giữa ngân hàng
phát hành thẻ và chủ thẻ. Hóa đơn thanh toán thẻ chính là giấy nhận nợ của chủ thẻ
đối với cơ sở chấp nhận thẻ. Cơ sở chấp nhận thẻ và đơn vị cung ứng dịch vụ rút
tiền mặt đòi tiền chủ thẻ thông qua ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán
thẻ.

Kể từ khi ra đời, cấu tạo của thẻ đã có nhiều cải tiến để phù hợp và thuận lợi cho
việc sử dụng, thanh toán thẻ. Hiện nay, hầu hết các loại thẻ lưu hành trên thị trường
đều được làm bằng nhựa có cấu tạo 3 lớp, với hình dạng giống như một tấm thẻ
điện thoại và có kích cỡ theo quy định: 80,5598mm x 50,3975mm x 0,4572mm.
Mặt trước:
- Biểu tượng và tên ngân hàng phát hành thẻ: đây là yếu tố bắt buộc đối với tất
cả các loại thẻ nhằm phân biệt các NHPHT.
- Bộ nhớ điện tử: thường được gọi là “chip” được sử dụng đối với các loại thẻ
thông minh, trong đó có chứa các dữ liệu liên quan đến chủ thẻ.
- Số thẻ: được in dập nổi hoặc in chìm tùy từng loại thẻ.
- Tên của chủ thẻ: chỉ định tên của cá nhân hoặc tổ chức được NHPHT cấp thẻ
để sử dụng.
- Thời hạn và hiệu lực của thẻ: là thời hạn NHPHT cho phép chủ thẻ sử dụng
thẻ. Hết thời hạn sử dụng thẻ, chủ thẻ có thể trả lại thẻ cho Ngân hàng hoặc làm thủ
tục gia hạn thẻ.
- Thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế (nếu là thẻ quốc tế) để phân biết các
loại thẻ quốc tế.
Mặt sau:
- Chữ ký của chủ thẻ: mục đích để xác định đúng người sử dụng thẻ khi thanh
toán tiền hàng hóa dịch vụ tại ĐVCNT.
- Dải băng từ: là nơi lưu trữ các dữ liệu liên quan đến chủ thẻ đã được mã hóa
theo những tiêu chuẩn nhất định.
b/ Chức năng của thẻ Ngân hàng
- Rút tiền mặt : là chức năng thong dụng nhất của thẻ ngân hàng mà người sử
dụng có thể thực hiện 24/24 tại khá nhiều điểm trên toàn quốc. Chỉ cần có một chiếc
thẻ ATM người sử dụng có thể rút được tiền mặt tại các máy ATM.
- Thanh toán: là chức năng chính mà các NHPHT mong muốn khách hàng sử
dụng. Thẻ có thể sử dụng để thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các ĐVCNT như các

SV: Phạm Thu Giang


Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn…, thanh toán tiền điện, nước,
điện thoại, internet…
- Vấn tin tài khoản, vấn tin giao dịch: cho phép chủ thẻ quản lý chi tiêu của
mình một cách hiệu quả nhờ vào kiểm tra số dư tài khoản cũng như các giao dịch
gần nhất.
- Đổi mã PIN.
- Hưởng lãi suất không kỳ hạn trên số dư tài khoản thẻ.
- Nhận chuyển khoản: khách hàng sử dụng thẻ có thể chuyển tiền hoặc nhận
tiền từ người khác thông qua tài khoản tại ngân hàng.
- Nạp tiền: chủ thẻ có thể nạp tiền vào tài khoản trực tiếp tại Ngân hàng hoặc
tại máy ATM chuyên dụng của Ngân hàng.
1.1.2.2. Phân loại thẻ Ngân hàng
a/ Phân theo đặc tính kỹ thuật: có thể chia thẻ ra làm các loại như thẻ băng từ,
thẻ thông minh:
- Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): được sản xuất trên kỹ thuật từ tính với một
băng từ chứa hai rãnh thông minh ở mặt sau của thẻ, được sử dụng phổ biến trong
hơn 20 năm qua.
- Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán, dựa
trên công nghệ kỹ thuật vi sử lý tin học nhờ gắn vào thẻ một con “chip điện tử” có
cấu trúc giống như một máy tính hoàn hảo.
b/ Phân theo tính chất thanh toán thẻ: Thẻ có thể được chia thành các loại như
thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ rút tiền mặt.
- Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó
chủ thẻ được cấp một hạn mức tín dụng quy định và không phải trả lãi khi sử dụng

trong hạn mức đó (nếu chủ thẻ hoàn trả số tiền sử dụng đúng thời hạn) để mua hàng
hóa, thanh toán dịch vụ tại những đơn vị chấp nhận thẻ này.
- Thẻ ghi nợ (Debit Card): là loại thẻ có liên quan trực tiếp tới số dư trong tài
khoản tiền gửi của chủ thẻ; là loại thẻ khi chủ thẻ tiến hành các giao dịch mua hàng
hóa, thanh toán dịch vụ sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ và
đồng thời ghi có ngay vào tài khoản của đơn vị chấp nhận thẻ. Thẻ ghi nợ được chia
thành hai loại cơ bản sau:
o
Thẻ online: là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ
ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ.

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

o

Thẻ offline là thẻ ghi nợ mà giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ

vào tài khoản của chủ thẻ sau đó vài ngày.
- Thẻ rút tiền mặt (Cash Card): là loại thẻ được dùng để rút tiền mặt tại các
máy rút tiền tự động ATM hoặc ở Ngân hàng.
c/ Phân theo tổ chức phát hành: có thể chia thành hai loại:
- Thẻ do Ngân hàng phát hành (Bank Card): loại thẻ này giúp cho khách hàng
sử dụng linh động tài khoản của mình tại ngân hàng; hoặc sử dụng một số tiền do
ngân hàng cấp tín dụng.
- Thẻ do tổ chức phi Ngân hàng phát hành: ví dụ như thẻ du lịch hoặc giải

trí… do các tập đoàn kinh doanh lớn phát hành…
d/ Phân theo hạn mức tín dụng: có thẻ vàng và thẻ thường:
- Thẻ vàng: là loại thẻ thường được phát cho những đối tượng có uy tín, có
khả năng tài chính lành mạnh, có nhu cầu chi tiêu lớn. Tùy thuộc vào đặc điểm, tập
quán và trình độ phát triển của mỗi vùng mà loại thẻ này có những điểm khác nhau;
nhưng nhìn chung loại thẻ này thường có hạn mức tín dụng cao hơn so với thẻ
thường.
- Thẻ thường: là loại thẻ căn bản nhất, được sử dụng phổ biến nhất. Hạn mức
tối thiểu của thẻ tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng.
e/ Phân theo phạm vi sử dụng: bao gồm
- Thẻ nội địa: là loại thẻ được giới hạn sử dụng trong phạm vi một quốc gia,
đồng tiền được sử dụng trong các giao dịch mua bán hàng hóa, thanh toán dịch vụ
hay rút tiền mặt phải là đồng tiền bản tệ của quốc gia đó. Loại thẻ này chỉ do một tổ
chức, hay một ngân hàng điều hành từ việc tổ chức phát hành đến việc xử lý trung
gian lẫn việc thanh toán, nên hoạt động của nó tương đối đơn giản hơn so với những
loại thẻ trên.
- Thẻ quốc tế: là loại thẻ không chỉ dùng tại quốc gia mà nó được phát hành
mà còn được sử dụng trên phạm vi quốc tế. Nó được hỗ trợ và quản lý trên toàn thế
giới bởi các tổ chức tài chính lớn như: MasterCard, Visa… hoặc các công ty điều
hành như Amex, JBC, Dinner Club… và được hoạt động trong một hệ thống thống
nhất, đồng bộ.
1.1.2.3. Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ
Có rất nhiều các chủ thể khác nhau tham gia vào hoạt động kinh doanh thẻ, bao
gồm các chủ thể mua và các chủ thể cung cấp dịch vụ thẻ, các chủ thể khác làm đại

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21



Chuyên đề tốt nghiệp

lý chấp nhận thanh toán thẻ… ngoài ra còn phải kể đến cơ quan nhà nước, các tổ
chức quốc tế… với vai trò là người tổ chức, quản lý thị trường.
a/ Chủ thẻ (Card holder) : Chủ thẻ là người có tên ghi trên tài khoản và có
quyền sử dụng thẻ để thanh toán các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy,
chỉ có chủ thẻ mới có quyền sử dụng thẻ, không áp dụng chế độ ủy quyền sử dụng
thẻ cho người thứ hai. Mỗi khi thanh toán cho Đơn vị chấp nhận thẻ, chủ thẻ phải
xuất trình thẻ để đơn vị chấp nhận thẻ kiểm tra theo quy định và lập biên lai thanh
toán. Ngoài ra, chủ thẻ còn có thể sử dụng thẻ để rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự
động; hoặc tại các Ngân hàng đại lý.
b/Ngân hàng phát hành thẻ (Card isue): là thành viên chính thức của các tổ
chức thẻ quốc tế, là ngân hàng thực hiện các thủ tục để in và cung cấp thẻ cho
khách hàng. NHPHT có trách nhiệm: xem xét yêu cầu phát hành thẻ, hướng dẫn chủ
thẻ sử dụng và thực hiện các quy định cần thiết khi sử dụng thẻ, thanh toán số tiền
trên hóa đơn do các Ngân hàng đại lý chuyển đến, và cấp phép cho các giao dịch
vượt hạn mức. Đồng thời, định kỳ, NHPHT phải lập sao kê ghi rõ và đầy đủ chi tiết
các giao dịch phát sinh, và yêu cầu thanh toán đối với chủ thẻ tín dụng, hoặc khấu
trừ trực tiếp vào tài khoản của chủ thẻ ở Ngân hàng đối với thẻ ghi nợ.
c/ Đơn vị chấp nhận thẻ: là các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ
có ký kết với Ngân hàng thanh toán thẻ về việc chấp nhận thanh toán thẻ như các
cửa hàng, khách sạn, siêu thị… Thông thường, các đơn vị này sẽ được Ngân hàng
thanh toán cung cấp các máy móc, trang thiết bị chuyên dùng để thực hiện các giao
dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ.
d/ Ngân hàng thanh toán thẻ: là các trung gian, họ hoạt động như các đại lý cho
các NHPHT, trực tiếp ký hợp đồng với các ĐVCNT và thanh toán các hóa đơn giao
dịch do ĐVCNT xuất trình. Đối với các thẻ quốc tế như Visa Card và MasterCard,
thì NHTT phải là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế đó.
Một ngân hàng có thể vừa đóng vai trò là Ngân hàng thanh toán, vừa đóng vai
trò là Ngân hàng phát hành thẻ.

e/ Tổ chức thẻ quốc tế: là tổ chức cho phép Ngân hàng phát hành thẻ và làm
trung tâm xử lý, cấp phép, thông tin giao dịch, thanh toán của các Ngân hàng thành
viên trên toàn thế giới. Mỗi tổ chức thẻ quốc tế đều có tên trên sản phẩm của mình;
khác với các Ngân hàng thành viên, tổ chức thẻ quốc tế không trực tiếp quan hệ với
các chủ thẻ hay ĐVCNT mà chỉ cung cấp một mạng lưới viễn thông toàn cầu phục

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

vụ cho quy trình thanh toán, cấp phép cho các Ngân hàng thành viên hoạt động một
cách nhanh chóng.
Các chủ thẻ nói trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hoạt động dưới sự
quản lý kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhờ đó hoạt động trên thị
trường thẻ diễn ra một cách lành mạnh góp phần tạo điều kiện cho việc lưu thong
hàng hóa, tiền tệ một cách nhanh chóng.
1.1.2.4. Quy trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ
Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ ở mỗi một quốc gia, mỗi một ngân hàng
là khác nhau về mặt thủ tục và các điều kiện song về cơ bản nó đều gồm những nội
dung sau:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ
Quy trình khiếu nại và xử lý tranh chấp

(8)

(6)
(7)

(2)

Chủ thẻ
(card holder)

Phát hành thẻ
Yêu cầu phát hành (1)

(5)
Cung
cấp
hàng
hóa,
dịch vụ,
cung
ứng, rút
tiền mặt

Ngân hàng phát hành
(card isue)

(4)
Sử dụng
thẻ
thanh
toán
tiền
hàng
hóa dịch
vụ


(6)

(7)

Tổ chức thẻ Quốc tế

(4)

(6)

(7)

(3)
Đơn vị chấp nhận thẻ
hoặc Ngân hàng đại lý

Quy trình cấp phép
Quy trình đòi tiền

(4)

Ngân hàng thanh toán
(Acquirer)

(6)

Quy trình thanh toán
SV: Phạm Thu Giang


(8)

Lớp: Ngân hàng K21

(8)


Chuyên đề tốt nghiệp

a/ Nghiệp vụ phát hành thẻ
Nghiệp vụ phát hành thẻ là nghiệp vụ đầu tiên trong dịch vụ thẻ tại ngân hàng.
Nghiệp vụ phát hành thẻ của ngân hàng bao gồm việc quản lý và triển khai toàn bộ
quá trình phát hành thẻ, theo dõi chi tiêu và thu nợ từ khách hàng, với những nội
dung cơ bản sau:
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ nghiệp vụ phát hành thẻ

Khách
hàng

1

Tổ chức
phát hành

2

Phát hành
thẻ

Chủ thẻ

3
(1) Khi có nhu cầu sử dụng thẻ, khách hàng phải đến ngân hàng yêu cầu phát
hành thẻ. Khi đến ngân hàng để xin phát hành thẻ, chủ thẻ cần xuất trình các giấy tờ
tùy thân như Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu, ngoài ra còn giấy thông
hành, biên lai trả lương… rồi điền vào giấy yêu cầu phát hành thẻ.
(2) Khi nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định lại tính chính xác của
hồ sơ, đánh giá các năng lực của khách hàng, đặc biệt là tình hình tài chính (thu
nhập, các quan hệ tín dụng trước đây, số dư trên tài khoản tiền gửi của khách hàng),
đánh giá khả năng rủi ro trên cơ sở đó Ngân hàng phát hành tiến hành ra quyết định
chấp nhận hay từ chối yêu cầu phát hành thẻ của khách hàng hoặc đưa ra những yêu
cầu bổ sung.
(3) Nếu hồ sơ được chấp nhận, Ngân hàng sẽ phát hành thẻ ngay (đối với thẻ ghi
nợ); hoặc phân loại khách hàng (đối với thẻ tín dụng) để có một chính sách tín dụng
riêng phù hợp. Thông thường ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một trong hai loại
hạn mức tín dụng là Hạng Vàng ( tối thiểu là 50 triệu VNĐ) và hạng Chuẩn (dưới
50 triệu đồng), rồi mới tiến hành in thẻ cho khách hàng.
Trước khi phát hành thẻ, Ngân hàng yêu cầu chủ thẻ ký tên và đăng ký chữ ký
mẫu tại ngân hàng. Bằng kỹ thuật riêng, ngân hàng sẽ tiến hành đưa những thông

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

tin cần thiết lên thẻ, đồng thời mã hóa và ấn định mã PIN cho chủ thẻ, nhập các
thông tin, dữ liệu cần thiết để thuận tiện cho việc quản lý sau này.
Khi giao thẻ cho khách hàng, ngân hàng giao luôn mã PIN và yêu cầu chủ thẻ
giữ bí mật. Nếu để lộ mã PIN thì mọi rủi ro gây nên chủ thẻ sẽ phải hoàn toàn chịu

trách nhiệm.
Sau khi giao thẻ cho khách hàng, NHPHT còn phải làm một số việc sau:

Quản lý hồ sơ thông tin chủ thẻ

Quản lý hoạt động sử dụng của chủ thẻ

Thực hiện thu nợ chủ thẻ

Tổ chức thanh toán bù trừ với các tổ chức thẻ quốc tế
Kết thúc quá trình nghiệp vụ phát hành thẻ.
b/ Nghiệp vụ thanh toán thẻ
Kết thúc nghiệp vụ phát hành thẻ là lúc chủ thẻ nhận được thẻ của mình và có
thể sử dụng ngay để chi tiêu, thanh toán hoặc rút tiền theo hạn mức tín dụng đã ký
kết với NHPHT.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ quy trình thanh toán thẻ

CHỦ THẺ
ĐƠN VỊ CHẤP
NHẬN THẺ

NGÂN HÀNG
THANH TOÁN


NGÂN HÀNG
PHÁT HÀNH

TỔ CHỨC THẺ
QUỐC TẾ


Chấp nhận thẻ

Khách hàng sau khi nhận thẻ có thể sử dụng ngay thẻ đó để mua hàng hóa, dịch
vụ tại các ĐVCNT. Khi khách hàng xuất trình thẻ, ĐVCNT sẽ tiến hành kiểm tra
thẻ. Nếu hợp lệ, ĐVCNT sẽ lập hóa đơn thanh toán và yêu cầu chủ thẻ ký vào.
ĐVCNT sẽ so sánh chữ ký trên hóa đơn và chữ ký mẫu trên thẻ. Sau đó định kỳ
(thường là hàng tuần), ĐVCNT sẽ lên sao kê cho từng loại thẻ và nộp cho Ngân
hàng đề nghị thanh toán.

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp



Xin cấp phép

Trong trường hợp giá trị giao dịch lớn, bằng hoặc vượt quá hạn mức thanh toán,
ĐVCNT sẽ phải liên hệ với Ngân hàng phát hành thông qua Ngân hàng thanh toán
và trung tâm xử lý số liệu thuộc tổ chức thẻ quốc tế để xin cấp phép. Ngân hàng
phát hành sau khi kiểm tra hạn mức tín dụng sẽ trả lời cấp phép cho ĐVCNT thông
qua trung tâm và Ngân hàng thanh toán
Sơ đồ 1.4 tổng quát về Xin cấp phép

Ngân hàng
thanh toán


Trung tâm
xử lý số liệu

Ngân hàng
phát hành

Đơn vị chấp
nhận thẻ


Thanh toán

Ngân hàng thanh toán, sau khi tiếp nhận hóa đơn và sao kê, sẽ tiến hành thẩm
định tính hợp lệ của các thông tin trên hóa đơn. Nếu không có vấn đề gì, Ngân hàng
sẽ tiến hành ghi nợ vào tài khoản của mình và ghi có vào tài khoản của ĐVCNT.
Sau đó Ngân hàng thanh toán sẽ tổng hợp dữ liệu gửi đến trung tâm xử lý dữ
liệu. Trung tâm sẽ tiến hành chọn lọc, phân loại dữ liệu để bù trừ giữa các ngân
hàng thanh toán và ngân hàng phát hành; đồng thời thực hiện báo có và báo nợ trực
tiếp cho các ngân hàng thành viên.
Ngân hàng phát hành sau khi nhận thông tin, dữ liệu sẽ tiến hành thanh toán cho
các giao dịch hợp lệ. Định kỳ, ngân hàng phát hành phải lên sao kê báo cho chủ thẻ
các khoản chủ thẻ đã sử dụng và yêu cầu chủ thẻ thanh toán.
1.2. Quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ của Ngân hàng thương mại
1.2.1. Khái niệm về rủi ro và quản lý rủi ro
Trong tài chính, rủi ro được hiểu là khả năng mất mát tài chính của ngân hàng.
Rủi ro gắn liền với bất cứ hoạt động tài chính nào, và cũng như bản thân các giao
dịch tài chính đó cần được quản lý một cách đúng mực. Các ngân hàng có thể sẽ đối
mặt với các tổn thất lớn nếu không quản lý chặt chẽ các rủi ro.


SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ là khả năng tổn thất tài chính hoặc bị
giảm mức lợi nhuận kinh doanh so với dư kiến của chủ thẻ, Ngân hàng phát hành,
Ngân hàng thanh toán, hoặc đơn vị chấp nhận thẻ, kể cả khả năng giảm hay mất cơ
hội kinh doanh.
1.2.2. Các rủi ro trong kinh doanh thẻ
1.2.2.1. Rủi ro trong khâu phát hành
Trong suốt quá trình phát hành thẻ, Ngân hàng phát hành phải đối mặt với rất
nhiều rủi ro khác nhau như: giả mạo thông tin, rủi ro tín dụng, rủi ro do thất lạc thẻ
trong quá trình chuyển đến khách hàng, hay thất thoát dữ liệu trong quá trình cá thể
hóa thẻ.
a/ Thông tin phát hành thẻ giả mạo: Khách hàng cung cấp các thông tin giả mạo
về bản thân, khả năng tài chính, mức thu nhập... của mình cho TCPHT khi khách
hàng có yêu cầu phát hành thẻ. Điều đó có thể dẫn đến những tổn thất tín dụng cho
TCPHT khi chủ thẻ không đủ khả năng thanh toán các khoản tín dụng thẻ hoặc chủ
thẻ cố tình lừa đảo để chiếm dụng tiền của ngân hàng.
b/ Thẻ giả: là thẻ do các tổ chức, cá nhân làm giả; căn cứ vào các thông tin có
được từ việc đánh cắp dữ liệu trên băng từ/ con chip của thẻ thật, của thẻ mất cắp,
thất lạc bằng các thủ đoạn khác nhau. Bao gồm các loại sau:
- Thẻ bị thay đổi thông tin trên thẻ: tội phạm dùng thẻ thật không còn giá trị
lưu hành để thay đổi các thông tin trên thẻ.
- Thẻ chỉ giả mạo băng từ: Thẻ chỉ có băng từ được mã hóa với những thông
tin đánh cắp được và không có các thông tin dập nổi và những đặc điểm bảo mật
trên thẻ. Tội phạm thường sự dụng loại thẻ này tại các ĐVCNT thông đồng, hoặc tại

các điểm bán hàng tự động không được kiểm soát chặt chẽ.
- Thẻ bị làm giả hoàn toàn: Là loại thẻ được làm giả hoàn chỉnh nhất, với
băng từ được mã hóa và trên phôi thẻ có đầy đủ những yếu tố như thẻ thật. Loại thẻ
giả mạo này thường liên quan đến tội phạm có tổ chức (vì yêu cầu công nghệ cao
hơn). Các giao dịch giả mạo được thực hiện từ thẻ giả khó phát hiện, và có thể được
TCPHT hoặc TCTQT cấp phép chuẩn chi giao dịch. Phát hiện giả mạo bằng cách
kiểm tra thẻ theo đúng quy trình chấp nhận thẻ.
Theo quy định của TCTQT, TCPHT chịu hoàn toàn trách nhiệm với các giao
dịch mang mã số BIN của TCPHT đó.

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

c/ Thẻ mất cắp, thất lạc : Thẻ bị mất cắp hoặc thất lạc, và bị sử dụng trước khi
chủ thẻ kịp thời thông báo cho TCPHT để có các biện pháp chấm dứt sử dụng hoặc
thu hồi thẻ. Thẻ bị mất cắp, thất lạc cũng có thể được các tội phạm sử dụng để làm
thẻ giả (dập nổi, mã hóa lại băng từ bằng các thông tin giả), như trường hợp thẻ giả.
d/ Chủ thẻ không nhận được thẻ do TCPHT gửi: rủi ro này là do trong quá trình
vận chuyển thẻ từ TCPHT tới chủ thẻ, thẻ bị đánh cắp và bị lợi dụng thực hiện giao
dịch.
e/ Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng: Rủi ro này phát sinh khi TCPHT nhận đc
những thay đổi thông tin của chủ thẻ, đặc biệt là thông tin thay đổi địa chỉ. Do
không xác minh kỹ, nên TCPHT gửi thẻ về địa chỉ theo yêu cầu mà không đến tay
chủ thẻ thực. Tài khoản của chủ thẻ thực đã bị người khác lợi dụng dử dụng.
g/ Rủi ro tín dụng: Chủ thẻ sử dụng thẻ nhưng không thực hiện thanh toán, hoặc
không đủ khả năng thanh toán.

1.2.2.2 Rủi ro trong khâu thanh toán
a/ ĐVCNT giả mạo: ĐVCNT có tình đăng ký các thông tin không chính xác với
TCTTT. TCTTT sẽ phải chịu tổn thất khi không thu được những khoản thanh toán
từ TCPHT trong trường hợp: ĐVCNT này thông đồng với chủ thẻ thanh toán thẻ
giả, hoặc cố tình tạo ra các giao dịch giả mạo, hoặc là địa điểm đánh cắp dữ liệu thẻ
để sử dụng vào mục đích tạo các thẻ giả.
b/ Thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ qua các phương tiện viễn thông:
ĐVCNT cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của chủ thẻ qua thư, điện thoại,
fax hoặc internet, và thanh toán trên cơ sở các thông tin như: loại thẻ, số thẻ, ngày
hiệu lực, tên chủ thẻ, số CVC2/ CVV2. ĐVCNT cũng như TCTTT có thể chịu tổn
thất trong trường hợp: chủ thẻ thực không phải là khách hàng đặt mua hàng của
ĐVCNT và giao dịch đó bị từ chối thanh toán.
c/ Nhân viên của ĐVCNT/ ĐƯTM gian lận: Nhân viên của ĐVCNT/ ĐƯTM cố
tình thực hiện cà thẻ nhiều lần, nhưng chỉ đưa một bộ hóa đơn cho chủ thẻ ký để
hoàn thành giao dịch. Sau đó, nhân viên của ĐVCNT sẽ giả mạo chữ ký của chủ thẻ
và nộp hóa đơn thanh toán khác cho TCTTT để đòi tiền. Nhân viên tại ĐVCNT
cũng có thể sửa đổi các hóa đơn giao dịch với giá trị dưới hạn mức quy định để
tránh việc xin chuẩn chi; hoặc nhân viên ĐVCNT cố tình sửa đổi số tiền giao dịch
trên các hóa đơn sau khi chủ thẻ ký tên trên hóa đơn giao dịch và đã nhận hàng hóa,
dịch vụ.

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

d/ ĐCVNT/ĐUTM/CNTT không tuân theo quy trình/ nguyên tắc chấp nhận
thanh toán thẻ của TCTTT: Trong quy trình thực hiện thanh toán thẻ, ĐVCNT

không tuân thủ các quy định trong việc chấp nhận thanh toán thẻ như kiểm tra logo,
các đặc điểm an toàn của chủ thẻ, ảnh và chữ ký chủ thẻ, CMND và 4 số đầu của 16
số thẻ trên các hóa đơn giao dịch rút tiền mặt. Với các giao dịch có số tiền lớn,
ĐVCNT không tiến hành xin chuẩn chi theo đúng quy định. Việc vi phạm quy trình
sẽ gây thiệt hại cho các ĐCVNT/ĐUTM/CNTT khi có tranh chấp và tra soát xảy ra.
e/ ĐCVNT/ĐUTM cấu kết và cung cấp các thông tin trên thẻ cho các tổ chức cá
nhân làm giả: Các TCTQT bằng các nghiệp vụ của mình có thể phát hiện ra các
ĐVCNT có các biểu hiện gian lận trong thanh toán thẻ. Trong trường hợp này,
TCTTT phải chịu trách nhiệm đối với những ĐVCNT có mức độ rủi ro và gian lận
cao.
g/ Các ĐVCNT thuộc loại hình có tỷ lệ rủi ro cao như: Các điểm ứng tiền mặt;
Các cơ sở cung cấp hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như tiền mặt (ví dụ: sòng bạc, xổ
số...); Kinh doanh vàng bạc, đồng hồ cao cấp, phòng tranh; điện thoại di động, thiết
bị viễn thông; Kinh doanh máy tính, thiết bị điện tử, tin học; hàng hóa, dịch vụ qua
mạng, điện thoại, thư tín.
h/ Rủi ro do các ĐVCNT không kiểm soát chặt chẽ để kẻ gian lận có cơ hội đổi/
đánh cắp POS nhằm lấy thông tin trên thẻ.
1.2.2.3. Rủi ro khác
a/ Rủi ro nghiệp vụ: Ví dụ: Công tác bảo mật không đảm bảo; Phân công, ủy
nhiệm không rõ ràng; Cán bộ chấp hành không nghiêm các quy định về chuẩn chi,
phát hành, quản lý, thanh toán thẻ...
b/ Rủi ro công nghệ: Rủi ro phát sinh do hệ thống phần mềm, mạng truyền thông
bị lỗi, hệ thống máy chủ gặp sự cố, bị hỏng, hệ thống cơ sở dữ liệu (database) bị lỗi;
máy móc, thiết bị trục trặc...
c/ Rủi ro chiến lược : Rủi ro này phát sinh do hoạch định chiến lược, chính sách
kinh doanh không phù hợp, không kịp thời...
d/ Rủi ro pháp lý: là loại rủi ro phát sinh do vi phạm hoặc không thực hiện đúng
pháp luật, chế độ, chính sách của nhà nước, hoặc trong trường hợp quyền và nghĩa
vụ của các bên hợp đồng không được thiết lập, quy định một cách chặt chẽ.
e/ Rủi ro dữ liệu bị mất, bị đánh cắp.


SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

g/ Rủi ro uy tín: rủi ro này thường phát sinh do có các dư luận không tốt về ngân
hàng, làm giảm uy tín cũng như thu hẹp thị phần hoạt động của ngân hàng. Có thể
về: Thời gian trả lời, giải quyết thắc mắc của khách hàng chậm; là ngân hàng có tỷ
lệ giao dịch giả mạo cao (vượt quá tỷ lệ cho phép); có khối lượng giao dịch bị trà
soát, bồi hoàn (chargeback) lớn.
h/ Rủi ro về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ khách hàng: chất lượng
dịch vụ không tốt, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng không kịp thời cũng có
thể làm giảm lòng tin của khách hàng vào sản phẩm, là một nhân tố khác giảm thị
phần và lợi nhuận của ngân hàng.
i/ Rủi ro đạo đức cán bộ ngân hàng: là rủi ro xảy ra do cán bộ ngân hàng lợi
dụng vị trí công tác, sự hiểu biết về nghiệp vụ thẻ, quy trình tác nghiệp không chặt
chẽ... để thực hiện hành vi gian lận giả mạo gây tổn thất cho Ngân hàng.
k/ Rủi ro từ chủ thẻ: rủi ro do chủ thẻ chưa nhận thức hết được trách nhiệm,
quyền hạn, quy định có thể dẫn đến sai sót, vi phạm một cách vô tình, hoặc cố ý gây
rủi ro.
1.2.3. Nội dung quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ của NHTM
Quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ là sự phối hợp một cách tổng thể các hoạt
động phòng tránh và xử lý rủi ro thẻ nhằm đạt được mục tiêu chiến lược và định
hướng phát triển của ngân hàng thương mại.
1.2.3.1. Phòng tránh rủi ro trong dịch vụ thẻ
Rủi ro là không thể tránh được, mọi hoạt động đều đi kèm những rủi ro của nó,
vì vậy phòng tránh rủi ro trong dịch vụ thẻ là hoạt động quan trọng nhất của hoạt

động quản lý rủi ro. Nhưng nếu chúng ta biết cách phòng tránh: đưa ra và xây dựng
được các biện pháp hợp lý, chính xác, kịp thời, nghiêm ngặt thì có thể hạn chế được
một phần hoặc phần lớn rủi ro, làm chúng không thể xảy ra. Nói một cách khác là
giúp cho hệ số an toàn nâng cao, giảm thiểu rủi ro tới mức thấp nhất. Các hoạt động
phòng tránh rủi ro bao gồm: nhận biết, phát hiện rủi ro, xác định nguyên nhân xảy
ra rủi ro, xây dựng các hệ thống các biện pháp an ninh phòng ngừa rủi ro và trích
lập quỹ dự phòng.
- Nhận biết và phân biệt các loại rủi ro có thể xảy ra trên cơ sở xác định nguồn
gốc tính chất và đặc điểm của chúng. Đây cũng là điểm mấu chốt trong nội dung
phòng chống rủi ro vì nó là cơ sở cho mọi hoạt động khác trong hoạt động quản lý
rủi ro.

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, đã có rất nhiều những tiến
bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào trong thẻ Ngân hàng cũng như dịch vụ thẻ.
Và với những tiện ích cùng công nghệ vượt trội, thẻ Ngân hàng đã và đang xâm
nhập vào đời sống của con người, và dần dần trở thành một vật không thể thiếu
trong ví của người tiêu dùng cũng như là trong hành trang của khách du lịch.
Công nghệ càng phát triển, tiện ích càng nhiều thì thẻ Ngân hàng càng chứa
đựng nhiều rủi ro. Đặc biệt là nạn mất cắp thẻ và thẻ giả ngày càng trở nên phổ
biến, với thủ đoạn ngày càng tinh vi, và nó cũng là sản phẩm của trình độ công nghệ
cao. Vấn nạn này đặt nhiệm vụ phòng tránh rủi ro thẻ ngân hàng, nhất là thẻ tín
dụng vào tình thế ngày càng khó khăn hơn. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm
công tác quản lý rủi ro thẻ phải thường xuyên tích cực cập nhật, tổng hợp và phân

tích thông tin. Định kỳ đưa ra những đánh giá, báo cáo về tình hình rủi ro để có thể
đưa ra những biện pháp phòng tránh rủi ro kịp thời.
- Thiết lập hệ thống các biện pháp an ninh phòng ngừa:
1. Biện pháp an ninh nội bộ bao gồm: các biện pháp bảo mật, an ninh phía
trong ngân hàng nhằm ngăn chặn những rủi ro có thể phát sinh từ bên trong như:
kiểm soát hồ sơ phát hành thẻ (chứng thực thông tin khách hàng, thông tin đơn vị
chấp nhận thẻ, chữ ký...), kiểm kê, kiểm soát thẻ lưu hành và thẻ không có giá trị
lưu hành để đưa ra những số liệu thực về thẻ, từ đó giúp cho việc quản lý được dễ
dàng thuận tiện hơn, thực hiện các quy định về hạn chế và bảo mật thông tin...
2. Biện pháp kiểm soát bên ngoài gồm: các biện pháp kiểm soát phòng ngừa
đối với hoạt động thanh toán thẻ. Biện pháp này được thực hiện với mục đích nhằm
đánh giá phân loại những hoạt động có khả năng giả mạo và rủi ro cao, kiểm tra
tính hợp lệ hợp pháp của thẻ, chủ thẻ cũng như là các giao dịch của thẻ, cảnh báo
những trường hợp rủi ro và đưa ra những khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro đến mức
thấp nhất...
Hai hoạt động trên đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ không tách rời, các thông
tin phải thường xuyên được trao đổi qua lại nhanh chóng, chuẩn xác và kịp thời.
- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro:
Phòng tránh rủi ro là nhiệm vụ quan trọng nhất trong hoạt động quản lý rủi ro,
nó giúp hạn chế phần lớn khả năng rủi ro xảy ra. Tuy nhiên trong thực tế, rủi ro
luôn có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào dù đã thực hiện những biện pháp phòng tránh
tốt nhất, dù đã nhận biết và thiết lập những hệ thống an ninh và bảo mật chặt chẽ,
hiệu quả nhất. Vì vậy việc trích lập một quỹ dự phòng rủi ro cho nghiệp vụ thẻ là

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp


một tất yếu.
1.2.3.2. Xử lý rủi ro trong dịch vụ thẻ
Mặc dù đã có những biện pháp phòng tránh rủi ro nhưng không thể tránh được
hoàn toàn. Khi rủi ro xảy ra, có thể gây ra những tổn thất cho các bên có liên quan,
tổn thất có thể là vật chất hoặc là phi vật chất. Tuy nhiên dù trong trường hợp nào
cũng đòi hỏi khả năng giải quyết, xử lý những rủi ro đó sao cho nó ít để tác động tới
hoạt động kinh doanh nhất.
Việc xử lý những rủi ro đã xảy ra được thực hiện từ quỹ dự phòng rủi ro. Khi rủi
ro xảy ra, việc đầu tiên và quan trọng nhất là thẩm định rủi ro: xác định loại hình rủi
ro, nguyên nhân xảy ra rủi ro, trách nhiệm các bên liên quan, hậu quả mà nó để lại.
Trên cơ sở đó các bên sẽ thoả thuận trách nhiệm trong việc giải quyết rủi ro. Sau
khi giải quyết xong thì đó cũng là bài học giúp cho ngân hàng rút kinh nghiệm trong
hoạt động về sau.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý rủi ro đối với dịch vụ thẻ của Ngân
hàng thương mại
1.3.1. Nhân tố chủ quan
- Nhân lực
Con người là trung tâm của mọi hoạt động, là yếu tố quyết định đến sự thành bại
trong tất cả lĩnh vực trong nền kinh tế. Đội ngũ cán bộ thẻ, những người trực tiếp
hàng ngày tiếp xúc với hoạt động kinh doanh thẻ, với kinh nghiệm, ý thức cảnh giác
và luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh
thẻ sẽ góp phần phát hiện, ngăn chặn, hạn chế những rủi ro, những tổn thất cho
ngân hàng trong quá trình kinh doanh. Mặt khác họ cũng là những người am hiểu
nhất về thẻ nên những giả mạo thẻ do cán bộ thẻ gây ra lại là những giả mạo tinh vi
nhất, khó phát hiện nhất và cũng gây tổn thất lớn cho ngân hàng. Chính vì vậy, đạo
đức, kinh nghiệm, trình độ của đội ngũ cán bộ thẻ có tác động rất lớn đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh, đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng.
- Chất lượng công tác thẩm định khách hàng
Thẩm định khách hàng trong kinh doanh thẻ là việc ngân hàng thẩm định năng

lực pháp lý, năng lực tài chính của khách hàng, trên cơ sở đó ra quyết định đồng ý
hay từ chối phát hành thẻ cho khách hàng, ký hợp đồng làm đơn vị chấp nhận thanh
toán thẻ của ngân hàng: Đồng ý phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng tức là ngân
hàng chấp nhận cho khách hàng vay trong hạn mức tín dụng; đồng ý cho một đơn vị
làm đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ cũng là ngân hàng đồng ý tạm ứng thanh toán

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

trước cho khách hàng. Chất lượng công tác thẩm định đạt hiệu quả cao, tức là ngân
hàng đã lựa chọn được cho mình những khách hàng tốt, loại bỏ được những khách
hàng xấu, hạn chế được rủi ro chủ thẻ không thanh toán nợ cho ngân hàng, đơn vị
chấp nhận thẻ lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng.
- Công nghệ trong ngân hàng
Khoa học công nghệ ngày càng đóng vai trò to lớn trong hầu hết các hoạt động
sản xuất và dịch vụ, đặc biệt đối với thẻ ngân hàng là sản phẩm ra đời trên sự áp
dụng không ngừng các tiến bộ khoa học công nghệ thì sự ảnh hưởng này càng lớn.
Công nghệ sản xuất thẻ càng tiến bộ cũng đồng nghĩa với việc công nghệ làm giả
thẻ cũng phát triển không kém. Chính vì vậy các ngân hàng thương mại cũng phải
không ngừng cập nhật công nghệ hiện đại để có thể phát hiện nhanh chóng thẻ giả,
cũng như phát triển các công nghệ mới hiện đại để làm ra các loại thẻ mới như thẻ
chip để tội phạm làm giả thẻ khó lòng có cơ hội phạm tội.
- Tổ chức công tác quản trị rủi ro
Rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào mà
điều quan trọng là ta phải nhận biết và biết cách hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
Hoạt động kinh doanh thẻ cũng không ngoại lệ, nhận thức được điều này các ngân

hàng thương mại cần tổ chức công tác quản trị rủi ro thật hiệu quả để có thể nhận
biết và hạn chế rủi ro một cách tốt nhất. Công tác quản trị rủi ro có ảnh hưởng rất
lớn đến mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại:
nếu công tác này được tổ chức tốt sẽ giúp cho ngân hàng nhận biết, đo lường tương
đối chính xác các loại rủi ro, từ đó đề ra các biện pháp để ngăn ngừa và phòng tránh
các rủi ro đó, hoặc có thể có những phương án dự phòng tối ưu để chủ động đối phó
với các rủi ro có thể xảy ra; Ngược lại nếu công tác này không được tổ chức tốt sẽ
khiến cho ngân hàng luôn trong tình trạng gặp phải những rủi ro không ngờ tới.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng mà còn có
thể ảnh hưởng đến các hoạt động khác của ngân hàng, gây những tổn thất, thậm chí
làm cho ngân hàng đi đến phá sản.
1.3.2
Nhân tố khách quan
- Hệ thống pháp lý, các chủ trương chính sách của cơ quan quản lý nhà nước
đối với hoạt động thẻ
Các chính sách, quy định của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói
chung và hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng không chỉ tác động đến định hướng
phát triển của thị trường thẻ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro trong hoạt động

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

kinh doanh thẻ. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật thiết lập duy trì hành lang
pháp lý, môi trường hoạt động kinh doanh thẻ: quy định càng rõ ràng, càng chặt
chẽ, phù hợp với điều kiện thực tế, càng hạn chế được rủi ro trong hoạt động kinh
doanh thẻ của ngân hàng. Ví như, khi ngân hàng đồng ý phát hành thẻ tín dụng cho

khách hàng tức là ngân hàng đã chấp thuận cho khách hàng vay tiền của ngân hàng.
Cho nên quá trình thẩm định phát hành thẻ cũng chính là quá trình thẩm định cho
vay của ngân hàng. Một chủ trương tăng trưởng tín dụng, nới lỏng các điều kiện cho
vay, mở rộng đối tượng phát hành thẻ trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện
nay cũng đồng nghĩa ngân hàng sẽ phải chấp nhận rủi ro tín dụng cao hơn.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ
Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ra đời trên cơ sở
áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại trong lĩnh vực ngân hàng. Khoa
học càng phát triển, tính bảo mật của sản phẩm thẻ càng được nâng cao, thẻ càng
khó làm giả hơn. Song song với đó, khoa học công nghệ phát triển cũng kéo theo sự
xuất hiện của nhiều phương tiện, máy móc, thủ đoạn skimming thẻ hiện đại hơn,
tinh vi hơn.
- Nguyên nhân từ phía người sử dụng thẻ
Xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 90 nhưng thẻ ngân hàng mới chỉ thực sự
phát triển trong khoảng 5 năm trở lại đây. Là nền kinh tế còn ưa chuộng tiền mặt,
nên giống như các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt khác, thẻ thanh toán
chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp và giới hạn trong một
số tầng lớp dân cư nhất định. Và ngay cả trong số đó, không phải tất cả các chủ thể
tham gia hoạt động kinh doanh thẻ đều có sự hiểu biết cần thiết về thẻ mà nhiều khi
khách hàng sử dụng thẻ, chấp nhận thẻ là vì điều kiện bắt buộc. Không chỉ có bản
thân người dân mà ngay cả các ngân hàng, do chịu sức ép về cạnh tranh mà nhiều
Ngân hàng đã tham gia vào hoạt động kinh doanh và phát hành thẻ. Chính những
nhận thức sai lầm, chưa chính xác đó đã dẫn đến thái độ thờ ơ, sự quan tâm không
đúng mức đến những quy định, những khuyến cáo cần thiết trong quá trình sử dụng
thẻ dẫn đến rủi ro, bản thân họ phải gánh chịu tổn thất.
Chỉ khi mọi người có được nhận thức đầy đủ, chính xác về thẻ và thẻ thanh toán
được chấp nhận với tư cách là một phương tiện thanh toán rộng rãi trong nền kinh
tế thì mới hạn chế được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại thị trường
trong nước.


SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG II
THỰC TRANG QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI DỊCH VỤ THẺ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM VIB
2.1.
Giới thiệu khái quát về VIB
2.1.1. Khái quát qua tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của VIB
giai đoạn 2007-2009
Giai đoạn 2007-2009, tuy tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn thách
thức do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, song do có sự điều chỉnh chính sách, định
hướng kinh doanh phù hợp với diễn biến thị trường, có những phương án tăng
trưởng hợp lý trên nền tảng quản trị rủi ro, tăng cường hiệu quả hoạt động, VIB đã
đạt hoàn thành tốt những mục tiêu đề ra.
2.1.1.1.
Tổng tài sản
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản qua các năm của Ngân hàng VIB
Đơn vị tính : tỷ đồng

Tổng tài sản của Ngân hàng VIB năm 2007 đạt 39.305 tỷ đồng, vượt 57.3%
so với kế hoạch đầu năm, tăng 138% so với năm 2006, trong đó tài sản có sinh lời
chiếm tỷ trọng hơn 95,64% và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình cả năm
cao hơn 0,16% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 con số này đã giảm xuống
34.719 tỷ đồng, giảm 13,04% so với năm 2007. Năm 2009, nhờ có sự điều chỉnh
kịp thời và hợp lý trong chính sách điều hành và quản lý, VIB không ngừng gia tăng

tổng tài sản lên con số 56.638 tỷ đồng (tăng 63,13% so với năm 2008).

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

2.1.1.2.

Về hoạt động huy động vốn
Biểu đồ 2.2: Vốn huy động qua các năm của Ngân hàng VIB
Đơn vị tính : tỷ đồng

Năm 2007, tuy điều kiện huy động vốn có nhiều yếu tố không thuận lợi như tỷ lệ
lạm phát ở mức cao 12,63%; tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ 1,5 – 2 lần làm tăng chi
phí huy động vốn; thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và vàng cạnh
tranh trực tiếp trong việc huy động vốn dân cư và sự cạnh tranh quyết liệt từ các đối
thủ cạnh tranh nhưng hoạt động huy động vốn của VIB vẫn tăng trưởng ổn định đáp
ứng đủ vốn cho nhu cầu tăng trưởng của ngân hàng. Tính đến 31/12/2007, tổng
nguồn vốn huy động đạt 19.225 tỷ đồng, tăng 143% so với cuối năm 2006 (trong
đó, huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế đạt 17.686 tỷ đồng).
Khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã khiến nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng
thanh khoản kém, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và thị trường mở có thời
điểm lên tới 30%/ năm, lãi suất tiết kiệm lên đến 20% /năm ảnh hưởng lớn đến hoạt
động huy động vốn của các ngân hàng. Trước tình hình đó, ban lãnh đạo ngân hàng
đã đưa ra 33 quyết định điều chỉnh lãi suất theo hướng linh hoạt để phù hợp với thị
trường, triển khai hàng loạt chương trình tiếp thị khuyến mại, triển khai 4 sản phẩm
huy động vốn mới, đã giúp VIB vừa đảm bảo thanh khoản, vừa tiếp tục tăng trưởng

về nguồn vốn huy động. Tính đến ngày 31/12/208, tổng nguồn vốn huy động từ nền
kinh tế của VIB đạt 23.958 tỷ đồng, tăng 24,61% so với cuối năm 2007. trong đó
huy động vốn từ dân cư đạt 15.361 tỷ đồng, tăng 28,2%. Tiếp tục giữ vững mức
tăng trưởng, số vốn huy động mà VIB đạt được năm 2009 lên 32.364 tỷ đồng, tăng
35% so với năm 2008.

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

2.1.1.3.

Về hoạt động tín dụng
Biểu đồ 2.3: Tổng dư nợ qua các năm của Ngân hàng VIB
Đơn vị tính : tỷ đồng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong các năm trước tiếp tục được duy trì trong
năm 2007. Tổng dư nợ đạt 16.611 tỷ đồng vượt 19.6% so với kế hoạch và tăng
86,7% so với cuối năm 2006. Trong đó, dư nợ các tổ chức kinh tế đạt 11.993 tỷ
đồng (chiếm 72,2% trên tổng dư nợ) và dư nợ của khách hàng cá nhân là 4.618 tỷ
đồng (chiếm 27,8% trên tổng dư nợ).
Năm 2008, trước tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều diễn biến bất lợi
đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và đời sống của khách hàng của
VIB, nguy cơ phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao. VIB đã giảm tốc độ tăng
trưởng tín dụng và kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ, nên tính đến 31/12/2008
tổng dư nợ tín dụng của VIB đạt 19.755 tỷ đồng, tăng 3.031 tỷ đồng, tương đương
18,10% so với năm 2007.

Và tiếp tục tăng lên 24.272 tỷ đồng vào năm 2009.
2.1.1.4.
Hoạt động đầu tư
Tổng giá trị danh mục đầu tư cuối năm 2007 của Ngân hàng VIB đạt 738 tỷ
đồng, tăng 10 lần so với đầu năm 2007, với giá trị thị trường của danh mục đầu tư
đạt 1.042 tỷ đồng. Trong đó đầu tư trên sàn &OTC đạt 114,6 tỷ đồng, đầu tư trực
tiếp đạt 623,7 tỷ đồng. Năm 2008, thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục đã ít
nhiều ảh hưởng đến danh mục đầu tư của VIB. Trong năm 2008, đầu tư vào các
chứng từ có giá đạt 4.818 tỷ đồng, giảm 28,6% so với năm 2007 trong đó VIB đang
nắm giữ 2.745 tỷ trái phiếu Chính phủ (chiếm 56%).

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

2.1.1.5.
Kinh doanh thẻ
Tính đến 31/12/2007, Ngân hàng VIB đã phát hành 178.335 thẻ, đạt 71,33% kế
hoạch, tăng gấp 3,4 lần so với năm trước và chiếm 2,1% thị phần thẻ. Trong đó, thẻ
ghi nợ đạt 137.262 thẻ, thẻ tín dụng quốc tế đạt 7.208 thẻ, thẻ trả trước đạt 16.088
thẻ.
Năm 2008, số lượng thẻ ghi nợ nội địa là 309.126 thẻ, tăng 92%; thẻ tín dụng là
15.188 thẻ, tăng 78%, thẻ trả trước là 47.903 thẻ, tăng hơn 800% so với năm 2007,
nâng tổng lũy kế thẻ do VIB phát hành tính đến 31/12/2088 lên 372.147 thẻ
Số lượng máy ATM cũng không ngừng gia tăng từ 60 máy (năm 2007) lên 107
máy năm 2008.
2.1.1.6.

Phát triển mạng lưới dịch vụ
Năm 2007, công tác phát triển dịch vụ ngân hàng đã được quan tâm hơn: dịch vụ
thanh toán luôn bảo đảm chất lượng dịch vụ, số lượng điện thanh toán trong nước
đạt 120.797 điện tăng 97% so với năm 2006; số lượng điện thanh toán quốc tế đạt
10.179 điện, tăng 104% so với năm 2006. Dịch vụ chuyển tiền cũng ngày càng phát
triển, đặc biệt là chuyển tiền quốc tế : năm 2007 lượng chuyển tiền của kiều hối về
Việt Nam đạt 10 Tỷ USD, tăng 166% so với năm 2006. Tổng thu thuần dịch vụ của
toàn ngân hàng tăng 61,7% so với năm 2006
Năm 2008, VIB cho ra một loạt các sản phẩm mới nhằm đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu của khách hàng, trong đó có các sản phẩm dành cho khách hàng doanh
nghiệp như : dịch vụ ngân hàng trực tuyến VIB4U cho phép khách hàng sử dụng
các dịch vụ ngân hàng mọi lúc, mọi nơi; tiền gửi thanh toán overnight 100 đem lại
giá trị gia tăng cho tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng; Quản lý dòng tiền
của các công ty Chứng khoáng; sản phẩm tài trợ xuất khẩu bằng VNĐ với lãi suất
ưu đãi… Đối với khách hàng cá nhân, một loạt các sản phẩm tín dụng tiêu dùng
cũng đã được VIB cải tiến ngày càng phù hợp hơn như : cho vay mua nhà, cho vay
mua ô tô, cho vay tín chấp… Phát triển sản phẩm gói và các sản phẩm hàm lượng
công nghệ cao như E-Banking, E-Savings, sản phẩm bảo lãnh và phát hành chứng
chỉ tiền gửi… Nhờ vậy mà trong năm 2008, tổng thu thuần dịch vụ tăng 60,14% so
với năm 2007, chiếm 12% tổng thu thuần.

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2007-2009
Đơn vị tính: triệu VNĐ

STT
Chỉ tiêu
1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập
tương tự
2 Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự
I Thu nhập lãi thuần
3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ
4 Chi phí hoạt động dịch vụ
II
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ
III
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh
ngoại hối
IV
Lãi/Lỗ thuần từ mua bán CKĐT
5 Thu nhập từ hoạt động khác
6 Chi phí hoạt động khác
V
Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động khác
VI
Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
VII Chi phí hoạt động
VIII Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh trước chi phí dự phòng rủi ro
tín dụng
IX
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
X
Tổng lợi nhuận trước thuế
XI

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
XII Lợi nhuận sau thuế
XIII Lãi cơ bản trên cổ phiếu

2009
3.721.763

2008
4.098.267

2007
1.949.745

2.586.895
1.135.168
203.138
46.873
156.265
122.213

3.279.493
818.774
145.539
36.369
109.170
69.389

1.240.563
709.182
91.785

23.614
68.171
13.714

67.443
164.726
62.482
102.244
9.931
866.602
726.662

(78.302)
68.671
88.098
(19.427)
10.395
606.078
303.921

80.642
29.155
34.008
(4.853)
17.372
387.957
496.271

112.351
614.311

151.095
463.216
0,00220

73.476
230.445
61.601
168.844
0,00084

70.572
425.699
116.877
308.822
0,002510

Về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 so với năm 2008, VIB đã có bước
phát triển rất đáng kể, thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Tổng tài sản tăng 63,1%, huy
động vốn dân cư và các tổ chức kinh tế tăng 42,8%, dư nợ tăng 38,3%, lợi nhuận
tăng 166,5% và đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1,27%.

SV: Phạm Thu Giang

Lớp: Ngân hàng K21


×