Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi về chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên nữ từ 18 đến 24 tuổi tại trường đại học Tây Đô năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.22 KB, 78 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, kinh tế-xã hội Việt Nam có những bước
phát triển mới, vấn đề sức khoẻ cũng ngày càng được quan tâm, đặc biệt trong
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản của phụ nữ, thanh thiếu niên, vị thành
niên. Với lối sống hiện nay, số thanh niên quan hệ tình dục trước hôn nhân
tăng, tình trạng nạo phá thai tăng, hiện tượng lạm dụng tình dục trong sinh
viên cũng có xu hướng tăng cao. Những vấn đề này đe dọa trực tiếp đến sức
khoẻ sinh sản của thanh niên. Trong hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về
Nghiên cứu sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục diễn ra tại Hà Nội vào
ngày 12/12/2012, số liệu của Bộ Y tế và các điều tra dân số khác cho thấy
Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc lồng ghép kế hoạch
hóa gia đình vào dịch vụ y tế đồng thời củng cố các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh . Tuy nhiên, nhóm dân số vị thành niên, thanh niên
và những người chưa kết hôn, di cư, dân tộc thiểu số và người cao tuổi còn
gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe
tình dục và sinh sản . Vì vậy, số trường hợp có thai ngoài ý muốn vẫn tăng
đáng kể, dẫn tới tỷ lệ nạo phá thai cao, đặc biệt trong nhóm thanh niên và
người chưa kết hôn. Phân tích số liệu gần đây từ Điều tra Đánh giá các Mục
tiêu Trẻ em và Phụ nữ do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2011 cho thấy
hơn 10% thanh niên còn chưa được đáp ứng các dịch vụ sức khỏe tình dục và
sinh sản .
Sinh viên nữ lại là nhóm đối tượng sinh viên cần được quan tâm nhiều,
các em mới bắt đầu cuộc sống tự lập, xa nhà, làm quen với môi trường học
tập mới nên tâm lý tình cảm có nhiều thay đổi. Tâm lý của các sinh viên nữ
trong độ tuổi này thường bắt đầu chú ý đến việc hoàn thiện mình, chăm sóc
thân thể, sắc đẹp, đời sống tình cảm cũng phong phú hơn. Về mặt sinh lý, cơ


2



thể các em cũng tăng cường sản xuất các hormone sinh dục nên có sự phát
triển các cảm xúc về sinh lý giới tính, tình bạn khác giới, tình yêu trở nên có ý
nghĩa quan trọng và mang một sắc thái riêng biệt . Trong khi đó, kiến thức
của các em về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, hiểu biết
về thời điểm dễ có thai trong chu kỳ kinh nguyệt, hiểu biết về các biện pháp
tránh thai lại hạn chế . Mục tiêu của chăm sóc sức khoẻ sinh sản là cung cấp
những thông tin giúp các nam nữ thanh niên hiểu rõ về giới tính, sinh lý sinh
dục, sinh lý sinh sản, vệ sinh kinh nguyệt. Việc cung cấp thông tin và những
hiểu biết về sinh lý thụ thai sẽ giúp cho thanh niên, đặc biệt là nữ thanh niên
phòng tránh được có thai ngoài ý muốn, phòng các bệnh lây truyền qua đường
tình dục, thực hiện tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn. Đây là một nội dung
quan trọng trong việc giáo dục chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho đối tượng sinh
viên. Tuy nhiên, vấn đề này hiện nay chưa được quan tâm nhiều. Nhằm cung
cấp những cơ sở khoa học cho việc đề xuất biện pháp giáo dục chăm sóc sức
khỏe sinh sản ở đối tượng sinh viên nữ, chúng tôi thực hiện đề tài :“Nghiên
cứu kiến thức, thái độ, hành vi về chăm sóc sức khoẻ sinh sản của sinh
viên nữ từ 18 đến 24 tuổi tại trường Đại học Tây Đô, năm 2014-2015” với
hai mục tiêu cụ thể sau:
1. Xác định tỷ lệ sinh viên nữ từ 18 đến 24 tuổi trường Đại học Tây Đô
có kiến thức, thái độ, hành vi đúng về chăm sóc sức khoẻ sinh sản.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi
đúng về chăm sóc sức khỏe sinh sản của sinh viên nữ từ 18 đến 24
tuổi trường Đại học Tây Đô.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Sinh lý sức khỏe sinh sản của phụ nữ
1.1.1. Các thời kỳ hoạt động sinh dục ở phụ nữ
Cơ quan sinh dục nữ bao gồm: buồng trứng, vòi trứng, tử cung, âm
đạo, bộ phận sinh dục ngoài (gồm âm hộ, âm vật và vú) , . Cuộc đời hoạt
động sinh dục của người phụ nữ được chia làm bốn thời kỳ :
- Thời kỳ trẻ em (trước dậy thì): buồng trứng ở trong giai đoạn im lặng
về mặt nội tiết do “sự chưa chín muồi của vùng dưới đồi”.
- Giai đoạn dậy thì: chức năng nội tiết của buồng trứng bắt đầu hoạt
động khi các tế bào thần kinh sản xuất GnRH của vùng dưới đồi đã có thể bắt
đầu giải phóng GnRH một cách đồng bộ và theo xung nhịp vào hệ thống động
mạch cửa tuyến yên.
+ Sự phát triển vú: vú phát triển do estrogen được chế tiết từ buồng
trứng. Núm vú nổi rõ, biểu mô ống tuyến và thuỳ tuyến tăng sinh dưới tác
dụng của estrogen và prolactin.
+ Sự phát triển lông mu: tiếp sau vú là sự phát triển lông mu và lông
nách dưới tác dụng của androgen. Các androgen này có nguồn gốc từ buồng
trứng, tuyến thượng thận và sự chuyển hoá ở ngoại vi.
+ Sự tăng trưởng cơ thể: khoảng một năm sau dấu hiệu dậy thì đầu tiên,
các steroid sinh dục tác dụng trên tuyến yên làm gia tăng mạnh sự chế tiết các
nội tiết tố tăng trưởng cũng như tăng chế tiết IGF-1 tại gan. Chiều cao người
có thể tăng 10cm mỗi năm. Sau đó nồng độ các nội tiết tố vẫn tiếp tục tăng và
có tác dụng trực tiếp lên các vùng phát triển của sụn. Cuối cùng là sự cốt hoá
và kết thúc quá trình tăng trưởng chiều cao.
+ Sự hành kinh: lần hành kinh đầu tiên là hậu quả của sự sụt giảm
estrogen đơn thuần do không có hiện tượng phóng noãn. Về sau sẽ xuất hiện
các chu kỳ kinh có phóng noãn với sự hình thành và hoạt động của hoàng thể.


4


+ Sự thay đổi cơ quan sinh dục: Dưới ảnh hưởng của các nội tiết tố sinh
dục sẽ xuất hiện các biến đổi tương ứng của bộ phận sinh dục trong và ngoài.
Độ dài âm đạo tăng dần đến khoảng 11 cm. Biểu mô âm đạo tăng sinh và dày
lên. Do gia tăng vi khuẩn Lactobacillus lưu trú, pH âm đạo sẽ giảm xuống
dưới 4.0. Môi lớn và môi nhỏ dày lên, vùng gò mu tập trung nhiều mỡ, âm vật
cũng to ra .
- Thời kỳ hoạt động sinh dục : trong thời kỳ này, người phụ nữ thường
hành kinh đều đặn, tỉ lệ vòng kinh có phóng noãn tăng lên do hoạt động nội
tiết của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng đã được hoàn chỉnh. Người
phụ nữ có thể thụ thai được. Các tính chất sinh dục phụ cũng như toàn cơ thể
vẫn tiếp tục phát triển đến mức tối đa. Thời kỳ này kéo dài 30–35 năm .
- Thời kỳ mãn kinh: mãn kinh là tình trạng không còn hành kinh của
người phụ nữ do buồng trứng đã suy kiệt, không còn nhạy cảm trước sự kích
thích của các hormon hướng sinh dục, nên không còn chế tiết đủ hormon sinh
dục. Kể từ khi mãn kinh, người phụ nữ không còn khả năng có thai nữa , .
1.1.2. Sinh lý kinh nguyệt
1.1.2.1. Khái niệm
Chu kỳ kinh nguyệt là sự biến đổi về cấu trúc, chức năng dẫn tới sự
chảy máu có chu kỳ ở niêm mạc tử cung. Ở phụ nữ Việt Nam độ dài chu kỳ
kinh nguyệt là 28–30 ngày, tính bằng khoảng thời gian giữa hai ngày chảy
máu đầu tiên của hai chu kỳ kế tiếp nhau .


5

1.1.2.2. Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt
Ở người, chu kỳ kinh nguyệt có thể được phân chia thành hai phần: chu
kỳ buồng trứng và chu kỳ tử cung .
- Chu kỳ buồng trứng


Hình 1.1: Chu kỳ rụng trứng
(Nguồn: Sinh lý học, 2011)
+ Giai đoạn nang noãn: trung bình 10–14 ngày. Cơ chế điều hòa ngược
của hormon thúc đẩy sự phát triển có tính trật tự của một nang noãn vượt trội.
Nang này trưởng thành vào giữa chu kỳ và chuẩn bị cho sự phóng noãn.
+ Giai đoạn hoàng thể: tính từ lúc phóng noãn đến lúc bắt đầu hành
kinh, kéo dài trung bình 14 ngày .
- Chu kỳ tử cung
+ Giai đoạn tăng sinh: Giai đoạn này đặc trưng bởi sự nguyên phân liên
tục của màng rụng chức năng tương ứng với sự tăng nồng độ estrogen trong
tuần hoàn. Sự thay đổi rõ nét trong thời kỳ này là sự phát triển của các tuyến
nội mạc ban đầu thẳng, hẹp và ngắn thành các cấu trúc dài hơn và cuộn xoắn.


6

Hình 1.2: Cơ chế phóng noãn
(Nguồn: Sinh lý học, 2011)
+ Giai đoạn chế tiết: trong một chu kỳ 28 ngày điển hình, sự phóng
noãn xảy ra vào ngày thứ 14. Giai đoạn này đặc trưng bởi ảnh hưởng của
progesteron cùng với estrogen tác động lên tế bào. Ngày 6–7 sau phóng noãn,
hoạt động chế tiết các tuyến đạt cực đại và nội mạc đã được chuẩn bị tối ưu
cho sự làm tổ của phôi. Cùng với sự tăng phù nề mô đệm tối đa vào cuối pha
chế tiết, các động mạch xoắn có thể nhìn thấy rõ ràng rồi dài dần và cuộn lại.
Khoảng ngày 2 trước khi hành kinh, có sự gia tăng đáng kể số lượng
lymphocyte đa nhân di chuyển vào từ hệ thống mạch máu. Sự xâm nhập bạch
cầu báo trước sự suy sụp của mô đệm niêm mạc và khởi phát hành kinh.
+ Hành kinh: Khi không có sự làm tổ của phôi, sự chế tiết của các
tuyến ngừng lại và xảy ra sự phá vỡ không đều lớp màng rụng chức năng. Kết
quả làm bong lớp niêm mạc này, gây nên hành kinh. Sự thoái hoá của hoàng

thể và tụt giảm đột ngột các sản phẩm chế tiết estrogen và progesteron là


7

nguyên nhân của bong niêm mạc. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo
dài 21–35 ngày, thời gian hành kinh 2–6 ngày và lượng máu mất trung bình
20–60 ml , .
- Những thay đổi của hormon:
+ Lúc bắt đầu mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lượng hormon sinh dục đang
giảm thấp từ cuối giai đoạn hoàng thể của chu kỳ trước.
+ Với sự thoái hóa của hoàng thể, FSH bắt đầu tăng. Nang noãn tiết ra
estrogen kích thích niêm mạc tử cung tăng trưởng.
+ Lượng estrogen đang tăng tạo ra cơ chế điều hòa ngược âm tính lên
sự tiết FSH của tuyến yên. FSH bắt đầu giảm vào giữa giai đoạn nang noãn.
LH được kích thích bởi lượng estrogen.
+ Cuối giai đoạn nang noãn, trước khi rụng trứng, các thụ thể của LH
hiện diện ở lớp tế bào hạt điều chỉnh sự tiết progesteron.
+ Đỉnh LH xuất hiện sau một mức độ kích thích vừa đủ của estrogen.
Đây là nguyên nhân cơ bản của sự phóng noãn.
+ Lượng estrogen bắt đầu giảm ngay trước phóng noãn, tiếp tục giảm
trong giai đoạn hoàng thể sớm. Cho đến giữa giai đoạn hoàng thể, estrogen
bắt đầu tăng trở lại do hoàng thể tiết ra.
+ Lượng progesteron tăng nhanh chóng sau phóng noãn. Cả estrogen
và progesteron vẫn còn tăng trong thời gian tồn tại của hoàng thể. Sau đó,
hàm lượng của chúng giảm khi hoàng thể thoái hóa, vì thế tạo ra một giai
đoạn cho chu kỳ kế tiếp , , .
1.1.3. Sinh lý thụ thai
1.1.3.1. Sự thụ tinh
Thụ tinh là sự kết hợp giữa một tế bào đực là tinh trùng với một tế bào

cái là noãn để thành một tế bào có khả năng phát triển rất nhanh gọi là trứng.


8

Hình 1.3: Quá trình thụ tinh
(Nguồn: Sinh lý học, 2011)
1. Tinh trùng đang vượt qua lớp tế bào hạt bao quanh noãn.
2. Tinh trùng đang vượt qua màng trong suốt.
3. Tinh trùng đang vượt qua vỏ tế bào noãn.
4. Đầu tinh trùng đã xâm nhập vào bào tương của noãn
- Tinh trùng: từ tế bào mầm của tinh hoàn qua giảm phân 2 lần tạo
thành tinh trùng có 22 NST thường và 1 NST giới tính X hoặc Y. Tinh trùng
trưởng thành dài 50 micromet gồm đầu, khúc giữa và đuôi. số lượng tinh
trùng rất lớn, từ 80.000 đến 100.000 trong 1mm3 tinh dịch. Tinh trùng hoạt
động nhanh, khỏe, ngoài số tinh trùng bình thường ra ta còn có thể thấy tinh
trùng bất thường về hình thể về cử động.
- Noãn bào: từ những tế bào mầm từ buồng trứng tạo thành những noãn
nguyên bào. Khi mới đẻ mỗi buồng trứng có khoảng 100.000 noãn nguyên
bào, nhưng từ tuổi dậy thì đến lúc mãn kinh chỉ có 400 đến 450 là trứng
trưởng thành, còn lại thoái hóa hoặc teo đi. Những noãn nguyên bào giảm
phân 2 lần tạo thành noãn bào chín có 23 NST. Trong đó có 22 NST thường
và 1 NST giới tính X. Noãn bào trứng trưởng thành có đường kính từ
100–150 micromet. Cấu tạo của noãn bào gồm có màng trong suốt, nguyên
sinh chất và 1 nhân to lệch sang bên. Khi noãn bào phóng ra ngoài thì loa vòi
trứng hứng lấy noãn bào và đưa về vòi trứng .
- Trong thời kỳ phóng noãn: môi trường toan tính ở âm đạo khiến tinh
trùng chạy nhanh về phía cổ từ cung, lên buồng tử cung và vòi trừng để gặp



9

noãn bào và thụ tinh. Hiện tượng thụ tinh thường diễn ra ở 1/3 ngoài của vòi
trứng.
- Cơ chế thụ tinh: tinh trùng đến 1/3 ngoài của vòi trứng, vây quanh
noãn bào rồi bám vào màng trong suốt của noãn bào do sự liên quan lý hóa
giữa men fertilyzin của vùng màng trong suốt và các men ở đầu tinh trùng.
Tinh trùng thụ tinh, khuc giữu và đuôi tiêu đi. Đầu tinh trùng chui qua noãn
bào tử thành tiền nhân đực có n NST. Lúc ấy noãn bào cũng đã phóng ra cực
đầu II để trở thành tiền nhân cái cũng có n NST. Nếu tinh trùng thụ tinh mang
NST giới Y, sẽ tạo thành một tế bào hợp nhất mang XY, sẽ là thai trai. Tinh
trùng mang NST giới tính X sẽ tạo thành một tế bào hợp nhất mang XX, sẽ là
thai gái.

Hình 1.4: Cơ chế thụ tinh
(Nguồn: Sinh lý học, 2011)
1.
2.
3.
4.
5.

Noãn trưởng thành được bọc bởi màng trong suốt
Tinh trùng chọc thủng màng trong suốt
Tinh trùng chọc thủng màng tế bào noãn để chui vào noãn
Hình thành tiền nhân đực và tiền nhân cái
Tổ chức lại bộ nhiễm sắc thể và bắt đầu phân chia


10


- Sự làm tổ của trứng: trứng thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung mất
từ 4 đến 6 ngày.nhờ có 3 cơ chế: Nhu động của vòi trứng, hoạt động của
nhung mao niêm mạc vòi trứng, luồng chất dịch nhày chảy từ ngoài vào
trong. Estrogen làm tăng co bóp vòi trứng. Progesteron tạo ra những làn sóng
nhu động nhẹ nhàng đầy trứng đi về buồng tử cung và bắt đầu làm tổ trong
khoảng 6 ngày. Sau đó, trung sản mạc biệt hóa thành hai lớp tế bào (hội bào
và tế bào langhans) và hình thành những gai rau đầu tiên. Trứng thường làm
tổ ở vùng đáy tử cung và ở mặt sau nhiều hơn mặt trước.
- Sự phát triển của trứng và phần phụ của trứng: sau khi thụ tinh, trứng
phân chia rất nhanh để cấu tạo thành thai nhi và phần phụ của thai nhi để giúp
cho sự phát triển của thai. Quá trình phát triển của trứng chia làm 2 thời kỳ:
Thời kỳ sắp xếp tổ chức (bắt đầu từ lúc thụ tinh tới hết tháng thứ 2) và thời kỳ
hoàn chỉnh tổ chức (từ tháng thứ ba đến khi đủ tháng) , .
1.1.3.2. Thời kỳ sắp xếp tổ chức thai
- Sự hình thành bào thai: ngay sau khi thụ tinh, tế bào trứng nguyên
phân nhiều lần và cuối cùng phát triển thành bào thai cong hình con tôm. Từ
phía bụng bào thai phát sinh ra nang rốn, trong có chứa các chất bổ dưỡng. Từ
các cung động mạch của thai, các mạch máu được phát ra đi vào nang rốn lấy
các chất bổ dưỡng về nuôi thai. Đó là hệ tuần hoàn thứ nhất hay hệ tuần hoàn
rốn tràng. Về sau ở phía đuôi và bụng bào thai, lại mọc ra một túi khác gọi là
nang niệu. Hệ tuần hoàn nang niệu mới chỉ bắt đầu hoạt động.
- Phát triển của phần phụ:
+ Nội sản mạc: về phía lưng của bào thai, một số tế bào của lớp thai
ngoài tan đi làm thành buồng ối trong chứa nước ối. Thành buồng ối là một
màng mỏng gọi là nội sản mạc.
+ Trung sản mạc: các tế bào mầm nhỏ phát triển thành trung sản mạc.
Trung sản mạc làm thành các chân giả bao vây quanh trứng.
+ Ngoại sản mạc: trong khi trứng làm tổ, niêm mạc tử cung phát triển
thành ngoại sản mạc .

1.1.3.3. Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức thai


11

- Sự phát triển của thai trong thời kỳ này: thai nhi đã bắt đầu có đủ bộ
phận chỉ còn việc lớn lên và hoàn chỉnh tổ chức mà thôi. Thai sống bằng hệ
tuần hoàn thứ hai hay hệ tuần hoàn nang niệu. Nang niệu lôi kéo dần các
mạch máu của nang rốn sang, trong khi đó nang rốn teo dần đi. Cuối cùng hệ
mạch máu của nang niệu cũng teo đi, chỉ còn lại các mạch máu, đó là động
mạch và tĩnh mạch rốn
- Phát triển của phần phụ:
+ Nội sản mạc: Ngày càng phát triển, buồng ối ngày càng rộng ra và
bao quanh khắp thai nhi.
+ Trung sản mạc: Chân giả sẽ tan đi, trung sản mạc phát triển thành các
gai rau liên kết và các mao mạch của các mạch máu rốn. Có 2 loại gai rau là
gai dinh dưỡng, đem các chất dinh dưỡng và O2 trong máu mẹ về nuôi thai và
trả về hồ huyết các chất bã và CO 2 để người mẹ đào thải ra ngoài, và gai bám,
giữ cho bánh rau bám vào niêm mạc tử cung.
+ Ngoại sản mạc: Ngoại sản mạc trứng và ngoại sản mạc tử cung teo
mỏng dần và gần đến đủ tháng thì hai màng này hợp làm một và chỉ còn lơ
thơ từng đám. Ngoại sản mạc tử cung–rau tiếp tục phát triển và bị đục thành
các hồ huyết.
Tóm lại: Trứng phát triển rất nhanh qua thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất sắp
xếp về tổ chức. nếu có rối loạn về sự phát triển của thai trong thời kỳ này sẽ
gây ra dị dạng thai nhi về sau. Thời kỳ thứ 2 là thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức,
nếu có rối loạn về sự phát triển của thai trong thời kỳ này thì chỉ có thể có
biến dạng thai nhi mà thôi. Trong suốt thời gian nằm trong tử cung, thai sống
hoàn toàn ký sinh vào người mẹ, sức khỏe của người mẹ có ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển của thai nhi , , .

1.2. Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế
1.2.1. Sức khoẻ sinh sản
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa: “Sức khoẻ là một trạng thái
hoàn hảo cả về mặt thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có
bệnh tật hoặc tàn phế” .


12

Hội nghị Quốc tế về Dân số và phát triển họp tại Cairo năm 1994 định
nghĩa về sức khoẻ sinh sản:“Sức khoẻ sinh sản là tình trạng khoẻ mạnh về thể
lực, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan đến hoạt động và chức
năng của bộ máy sinh sản chứ không phải là không có bệnh hay khuyết tật
của bộ máy đó” .
Khái niệm sức khỏe sinh sản hàm ý là con người có thể có một cuộc
sống tình dục an toàn và thỏa mãn, có khả năng sinh sản, có quyền được
thông tin và tiếp cận các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả,
vừa túi tiền và được tự lựa chọn biện pháp tránh thai để điều hòa sinh sản mà
không trái với pháp luật. Việc chăm sóc sức khỏe sinh sản là một tổng thể các
biện pháp kỹ thuật và dịch vụ góp phần nâng cao sức khỏe và hạnh phúc bằng
cách phòng ngừa và giải quyết các vấn đề về sức khỏe sinh sản và tình dục.
1.2.2. Nội dung của chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Bản kế hoạch hành động ICPD của quỹ dân số Liên Hợp Quốc mô tả
SKSS với 6 nội dung, nhưng mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại có những vấn đề
ưu tiên riêng vì vậy sức khỏe sinh sản ở Việt Nam được chi tiết hoá thành 10
nội dung sau :


13


1.2.2.1. Làm mẹ an toàn
Làm mẹ an toàn là những biện pháp được áp dụng để bảo đảm sự an
toàn cho cả người mẹ và thai nhi (cũng như trẻ sơ sinh), mục đích là giảm tỷ
lệ tử vong và bệnh tật ngay từ khi người phụ nữ mang thai, trong khi sinh, và
suốt trong thời kỳ hậu sản (42 ngày sau đẻ). Chìa khoá của làm mẹ an toàn là
KHHGĐ, chăm sóc người mẹ trước, trong và sau khi sinh .
1.2.2.2. Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình
Sử dụng tốt, rộng rãi và đa dạng các biện pháp tránh thai.
Mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con dù trai hay gái.
Tuổi đẻ lần đầu là sau tuổi 22, lần cuối là trước 35. Khoảng cách giữa
các lần sinh từ 3 đến 5 năm.
Vai trò và trách nhiệm của nam giới trong kế hoạch hóa gia đình .
1.2.2.3. Phá thai an toàn
Phá thai an toàn là thực hiện cuộc phá thai thật tốt để đảm bảo sức khoẻ
cho người phụ nữ. Chỉ nạo hút thai ở những cơ sở y tế được phép phá thai và
do những cán bộ được đào tạo chu đáo về các phương pháp phá thai.
Quan trọng nhất là áp dụng rộng rãi các biện pháp tránh thai để không
có thai ngoài ý muốn.
Thường xuyên tập huấn, đào tạo lại cho nhân viên y tế .
1.2.2.4. Giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên
Giáo dục sinh lý kinh nguyệt, giáo dục sinh lý thụ thai, các biện pháp
tránh thai, những điều kiện và các dấu hiệu có thai, vệ sinh kinh nguyệt.
Giáo dục tình bạn, tình yêu lành mạnh.
Những nguy cơ do thai nghén sớm, nguy cơ có thai ngoài ý muốn.
Giáo dục về sinh hoạt tình dục an toàn, lành mạnh, phòng chống bệnh
nhiễm khuẩn đường sinh sản, phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS.
Lợi ích của việc sử dụng bao cao su , .
1.2.2.5. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản
Vệ sinh thân thể hàng ngày, vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh thai nghén, vệ
sinh hoạt động tình dục, vệ sinh sau đẻ, sau sảy thai, nạo hút thai .

1.2.2.6. Phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Cung cấp kiến thức chung đặc biệt là các đường lây truyền của các
bệnh liên quan đến lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả HIV/AIDS.
Không dùng chung các dụng cụ bị nhiễm dịch cơ thể của người khác.


14

Sống chung thủy một vợ, một chồng.
Sử dụng rộng rãi bao cao su .
1.2.2.7. Phòng chống ung thư vú và ung thư sinh dục
Hàng ngày khi tắm phải tự khám vú.
Nếu đau vú hoặc tự sờ thấy hay nghi ngờ có khối u phải đi khám ngay.
Ít nhất 6 tháng nên đi khám phụ khoa một lần (những lần này yêu cầu
được khám vú).
Xét nghiệm dịch âm đạo, cổ tử cung để phát hiện ung thư cổ tử cung.
Hạn chế bị nhiễm khuẩn đường sinh sản.
Phải điều trị sớm và tích cực những viêm nhiễm đường sinh sản .
1.2.2.8. Phòng chống nguyên nhân gây vô sinh
Tránh những nguyên nhân dẫn đến vô sinh nam như: không mặc quần
lót quá chật, không để mắc bệnh quai bị, không để bị nhiễm khuẩn đường tiết
niệu sinh dục, không để mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Phòng, chống và điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và
bệnh lây truyền qua đường tình dục, những trường hợp bị rong kinh, nhất là
những bé gái ở tuổi vị thành niên .


15

1.2.2.9. Giáo dục về tình dục, sức khoẻ người cao tuổi, bình đẳng giới

Giáo dục về tình dục an toàn và lành mạnh.
Vai trò và trách nhiệm của nam giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản,
đặc biệt chăm sóc con cái và trong KHHGĐ.
Quan tâm, săn sóc sức khoẻ người cao tuổi.
Bình đẳng giới trong gia đình và xã hội, đặc biệt trong việc lựa chọn
các biện pháp kế hoạch hóa gia đình và sinh đẻ .
1.2.2.10. Thông tin, giáo dục, truyền thông về sức khỏe sinh sản
Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về SKSS trong
các cấp, các ngành và đoàn thể, đặc biệt đưa giáo dục SKSS vào nhà trường.
Đa dạng hoá các phương thức thông tin, giáo dục, truyền thông về
SKSS. Phát huy vai trò của tuyên truyền viên về SKSS tại cộng đồng , .
1.3. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục
1.3.1. Khái niệm về các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục là tình trạng nhiễm trùng
hoặc bệnh tật được truyền từ người nọ sang người kia qua hoạt động tình dục
không được bảo vệ với người đang mang bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Ngoài ra bệnh LTQĐTD còn lây qua mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho
con bú và đường máu thông qua các dụng cụ tiêm, chích vào da .
Cho đến nay người ta đã tìm thấy hơn 20 bệnh LTQĐTD. Các tác nhân
gây bệnh rất đa dạng và dễ lây bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng .
1.3.2. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp
1.3.2.1. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp do vi khuẩn
Chlamydia: là bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Nếu
bệnh không được phát hiện, nó có thể lan lên các phần trên của cơ quan sinh
dục gây tổn thương và trong trường hợp nặng có thể gây khó khăn cho việc
sinh sản về sau. Người bệnh thường có biểu hiện sau 1 đến 3 tuần tiếp xúc với
đối tượng nguy cơ. Các triệu chứng bệnh bao gồm ra huyết trắng bất thường,
tiểu gắt .
Lậu: là bệnh do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Triệu chứng
xuất hiện sau 2 đến 5 ngày nhiễm. Triệu chứng đầu tiên của nữ thường là tiểu

gắt, tăng tiết dịch âm đạo bất thường, hoặc ra huyết giữa chu kỳ .


16

Giang mai: là bệnh gây ra bởi vi khuẩn Treponema pallidum. Giang
mai lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp giữa
săn (loét) giang mai khi quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn hoặc đường
miệng. Săn giang mai thường gặp trên cơ quan sinh dục ngoài như âm đạo,
hậu môn hoặc trực tràng. Săn còn có thể xuất hiện ở môi hoặc bên trong
miệng. Bệnh giang mai thời kỳ muộn có thể tàn phá các cơ quan nội tạng như
não, thần kinh, mắt, tim, mạch máu, gan và xương khớp. Bệnh giang mai có
thể dễ dàng chẩn đoán bằng thử máu, và điều trị bằng kháng sinh .
1.3.2.1. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp do virus
Herpes Sinh dục: là bệnh gây ra bởi Herpes Simplex Virus type 2.
Bệnh đặc trưng bởi một hay nhiều bóng nước trên hoặc quanh bộ phận sinh
dục, và hậu môn. Bệnh nhân có thể sốt, sưng hạch, và có triệu chứng giống
cúm. Bệnh thường tái phát, mặc dù những lần tái phát thường nhẹ hơn và
ngắn hơn. Nhiễm Herpes sinh dục là nhiễm cả đời, với diễn tiến không nhất
định,từ nhẹ đến tái phát nhiều lần .
Virus Human papilloma (HPV): là virus gây bệnh lây qua đường tình
dục phổ biến nhất trên thế giới có khả năng gây bệnh sùi sinh dục, ung thư cổ
tử cung và hậu môn. HPV còn có thể gây nhiễm trùng đường miệng và hầu.
Bệnh sùi sinh dục thường bắt đầu bởi 1 nốt nhỏ hoặc một chùm nốt nhỏ ở
vùng sinh dục nhô lên hoặc bằng, hoặc hình dáng như bông cải. Vắc xin có
thể giúp ngăn ngừa một số type HPV .
HIV/AIDS: là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (viết tắt từ
Human immunodeficiency virus infection / acquired immunodeficiency
syndrome của tiếng Anh) hay bệnh liệt kháng (tê liệt khả năng đề kháng) là
một bệnh của hệ miễn dịch, gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở

người (HIV) .
Giai đoạn đầu khi vừa nhiễm virus, người bệnh thường có những triệu
chứng giống bệnh cúm trong một thời gian ngắn. Sau đó, bệnh nhân không có
dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Khi bệnh tiến triển, nó gây ảnh hưởng


17

ngày càng nhiều với hệ miễn dịch, làm cho bệnh nhân dễ mắc phải các nhiễm
trùng, như các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc các khối u, là những bệnh mà
người có hệ miễn dịch hoạt động bình thường khó có thể mắc phải.
HIV lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm
cả quan hệ tình dục qua đường hậu môn và thậm chí bằng miệng), qua việc
truyền máu từ nguồn đã bị nhiễm bệnh, qua dùng chung kim tiêm, và từ mẹ
sang con: trong khi mang thai, khi sinh (lây truyền chu sinh), hoặc khi cho
con bú. Một số chất dịch của cơ thể như nước bọt và nước mắt không lây
truyền HIV .
Phòng chống lây nhiễm HIV, chủ yếu thông qua các chương trình trao
đổi kim tiêm và tình dục an toàn, là một chiến dịch quan trọng để kiểm soát
sự lây lan của căn bệnh này.
Tuy bệnh không thể chữa lành hoặc không có thuốc chủng ngừa, tuy
nhiên điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm chậm tiến trình của bệnh và
kéo dài tuổi thọ của người bệnh gần như người thường. Tuy điều trị bằng
thuốc kháng virus có thể làm giảm nguy cơ tử vong và các biến chứng từ
bệnh này, nhưng rất tốn kém và có thể gây ra các tác dụng phụ .


18

1.4. Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản

1.4.1. Thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới các vấn đề về CSSKSS trở thành vấn đề nổi cộm
ở nhiều nước. Trong số các trường hợp mắc các bệnh lây qua quan hệ tình
dục cứ 20 người mắc bệnh thì có 1 người ở lứa tuổi vị thành niên và 1/2
trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV/AIDS là những người dưới tuổi 25 .
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) “hàng năm có khoảng 20 triệu ca
nạo phá thai không an toàn. Ở Châu Phi, thai nghén ngoài dự định dao động
từ 50–90 % trong số vị thành niên chưa chồng và 25–40 % trong số vị thành
niên có chồng” .
Theo các nghiên cứu ở nhiều nơi trong khu vực Châu Á Thái Bình
Dương, đã chỉ ra thực trạng nhận thức về SKSS ớ lứa tuổi thanh thiếu niên là
“nhận thức của lớp trẻ trong khu vực-dù đã kết hôn hay chưa-về các vấn đề
sức khỏe sinh sản bao gồm tình dục, chức năng sinh sản, các biện pháp tránh
thai, quan hệ tình dục an toàn... còn nhiều hạn chế” , .
Vấn đề thai nghén, sinh đẻ và sức khoẻ trẻ sơ sinh: hàng năm khoảng 8
triệu trong số 210 triệu phụ nữ có thai bị các biến chứng liên quan đến thai
nghén đe doạ đến cuộc sống của họ, nhiều trường hợp bị tàn phế, thậm chí tử
vong. Năm 2000 có khoảng 529.000 bà mẹ chết trong khi mang thai và trong
khi sinh. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong mẹ đã thay đổi theo chiều hướng tích cực
trong những năm gần đây do làm tốt việc CSSKSS .
Vấn đề kế hoạch hoá gia đình: việc sử dụng các BPTT đã tăng ổn định
ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Tuy nhiên, khoảng 80 triệu
phụ nữ hàng năm có thai ngoài ý muốn, nhiều trường hợp trong số này có thai
do không thành công trong sử dụng BPTT .
Nạo thai không an toàn: hàng năm có khoảng 19 triệu trường hợp phá
thai không an toàn, trong đó khoảng 40% ở độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi. Việc
nạo phá thai không an toàn đã làm tử vong ước tính 68.000 phụ nữ và còn để


19


lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác như: nhiễm trùng đường sinh sản, thủng
tử cung, vô sinh .
Bệnh LTQĐTD gồm cả HIV/AIDS: hàng năm có khoảng 340 triệu
người mắc bệnh LTQĐTD, hầu hết các bệnh đều có thể điều trị được. HIV là
căn bệnh thế kỷ, hàng năm có tới 5 triệu ca nhiễm mới, trong đó có 600.000
trường hợp là trẻ sơ sinh . Hàng năm có trên 100 triệu trường hợp mắc các
bệnh LTQĐTD, những trường hợp này thường ở lứa tuổi 15 đến 24 . Khoảng
60 triệu đến 80 triệu cặp vợ chồng vô sinh trên thế giới, nguyên nhân thông
thường là do tắc ống dẫn trứng sau viêm nhiễm đường sinh dục không được
điều trị tích cực .
1.4.2. Thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam
Thực hiện đường lối đúng đắn của Đảng, với sự nỗ lực phấn đấu của
ngành Y tế và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan, sức khỏe bà mẹ và
trẻ em Việt Nam tốt hơn so với nhiều quốc gia có cùng mức thu nhập quốc
dân bình quân đầu người: tỷ suất chết ở trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 36.7‰
(năm 1999) xuống còn 16‰ (2009) và còn 15,8‰ (2012); tỷ lệ suy dinh
dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 33.8% (năm 2000) giảm xuống còn 17.5%
(năm 2010); tỷ lệ các cặp vợ chồng sử dụng biện pháp tránh thai tăng từ
73.9% (năm 2000) lên 79.5% (năm 2008), trong đó tỷ lệ sử dụng biện pháp
tránh thai hiện đại tăng tương ứng từ 61% lên 68,8%; một số biện pháp tránh
thai mới được thử nghiệm và đã được triển khai rộng trên toàn quốc; nhiều
tiến bộ y học được áp dụng và triển khai thành công trên nhiều vùng của cả
nước, như điều trị hiếm muộn, chữa vô sinh, điều trị ung thư đường sinh sản,
thụ tinh nhân tạo , . Tuy nhiên trong những năm qua chương trình
DS/KHHGĐ và CSSKSS ở những vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa còn gặp rất
nhiều khó khăn .
Trong điều tra RHIYA, chỉ có 44,6% thanh niên có kiến thức về chu kỳ
kinh nguyệt liên quan đến khả năng mang thai ở người phụ nữ, 73% thanh



20

niên biết tên 2 BPTT hiện đại trở lên, 21,8% thanh niên từ 15–24 tuổi có kiến
thức tổng hợp đúng về các nội dung của CSSKSS . Mặc dù các chương trình
dành cho thanh niên và vị thành niên đã được quan tâm và cải thiện, nhưng
thanh niên và vị thành niên Việt Nam vẫn còn rất nhiều lỗ hổng trong kiến
thức về các nội dung về CSSKSS dẫn đến tình trạng tiếp tục gia tăng các
nguy cơ liên quan đến CSSKSS của thanh niên và vị thành niên.
1.4.3. Thực trạng công tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Cần Thơ
Công tác chăm sóc SKSS ở thành phố Cần Thơ cũng được chú trọng
trong khoảng 10 năm nay. Theo báo cáo của trung tâm chăm sóc SKSS thành
phố Cần Thơ, tỷ lệ tử vong mẹ thấp đạt dưới 20/100.000 trẻ đẻ ra sống, quản
lý thai và khám thai đạt 100% bà mẹ mang thai, tỷ lệ bệnh phụ khoa giảm
dưới 35%, tai biến sản khoa thấp đạt dưới 0,2% tổng số đẻ. Tỷ lệ suy dinh
dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 17,7% năm 2008 xuống còn 13% vào năm
2012. Hiện 100% xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ được triển
khai chương trình phòng chống suy dinh dưỡng và đang hoạt động tốt. Các bà
mẹ và trẻ em được chăm sóc tại cộng đồng, tại nhà với nhiều hình thức đa
dạng, hiệu quả, vai trò xã hội hóa được phát huy, nhiều nguồn lực được đóng
góp, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động. Mạng lưới cán bộ có những
lúc khó khăn nhưng cũng được bố trí đều khắp, tuyến trên mang tính chất
giám sát hỗ trợ, cán bộ y tế cơ sở thường xuyên được đào tạo, cập nhật thông
tin mới để ngày càng hoàn thiện hơn trong cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh
sản .
Vấn đề CSSKSS trong sinh viên cũng dần được quan tâm, nhưng chưa
có chiều sâu. Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản thành phố Cần Thơ và
các trường đại học trong địa bàn thành phố Cần Thơ có tổ chức nhiều cuộc
diễn đàn về giới tính, sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục trong sinh viên
nhưng vẫn chưa thu hút đông đảo sinh viên trên toàn thành phố và còn ở quy

mô vừa và nhỏ trong khi nhu cầu tìm hiểu của các em thì đông.


21

1.5. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi về CSSKSS của
sinh viên
Có nhiều yếu tố liên quan đến kiến thức và hành vi về sức khỏe sinh
sản của sinh viên từ khách quan đến chủ quan như: tuổi, giới tính, trình độ
học vấn, môi trường sống, kinh tế gia đình, các kênh thông tin và mức độ tiếp
cận thông tin liên quan đến kiến thức, hành vi về sức khỏe sinh sản của sinh
viên. Có những yếu tố liên quan chi phối đến cả hiểu biết và hành vi, cũng có
những yếu tố liên quan đến từng lĩnh vực riêng về kiến thức hoặc hành vi, thái
độ của sinh viên.
Trong chuyên đề Tình dục trong thanh thiếu niên tại lớp tập huấn công
tác tư vấn trường học 2013–2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ
Chí Minh đã nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tình dục sớm của
thanh thiếu niên như: thiếu kiến thức về tình dục và sức khỏe sinh sản, không
biết cách xử lý khi ở trong những tình huống có vấn đề, xem hành vi tình dục
như một cách thể hiện tình yêu, sự không kiểm soát và vô trách nhiệm của
nam giới, bản thân thanh thiếu niên không suy nghĩ về hậu quả của hành vi
tình dục, áp lực bạn bè và đặc biệt là trong bối cảnh có sử dụng chất kích
thích, gia đình thiếu sự quan tâm tích cực và sự lắng nghe con trẻ .
Bên cạnh đó, chính sách của nhà nước về Dân số Kế hoạch hóa Gia
đình tập trung vào đối tượng đã có gia đình mà chưa quan tâm nhiều đến lứa
tuổi thanh thiếu niên, nhất là sinh viên. Chỉ gần đây, công tác tuyên truyền về
CSSKSS vị thành niên, thanh niên mới bắt đầu được triển khai rộng rãi,
nhưng chưa có văn bản pháp quy chính thức đưa công tác giáo dục sức khỏe
sinh sản vào chương trình thành môn học chính khóa cho sinh viên.
Ngoài ra, môi trường sống cũng ảnh hưởng đến thái độ, hành vi về sức

khỏe sinh sản của sinh viên. Ảnh hưởng bởi trào lưu phim ảnh, lối sống
buông thả và phóng túng, tình trạng sống thử, quan hệ tình dục trước hôn


22

nhân trong sinh viên càng tăng dù các em chưa trang bị đầy đủ kiến thức cơ
bản cho tình dục an toàn.
1.6. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu
Trường Đại học Tây Đô chính thức được thành lập vào ngày 9/3/2006
theo Quyết định số 54/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trường hoạt động
theo quy chế tổ chức của trường đại học tư thục. Đây là trường đại học tư
thục đầu tiên của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.Trong tám năm hoạt
động, trường đã đạt được những thành tựu đáng trân trọng trong công tác giáo
dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, trường có khoảng 12000 sinh
viên, học sinh đang theo học với gần 20 ngành nghề phổ biến về kỷ thuật, tài
chính, kế toán, y tế. Trong đó, nữ giới chiếm khoảng 60%. Sinh viên nữ luôn
cần được sự quan tâm của nhà trường trong mặt học tập và đời sống trong và
ngoài trường .


23

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên nữ các lớp đại học hệ chính quy tại trường Đại học Tây Đô.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn vào
- Sinh viên đại học hệ chính quy

- Tuổi từ 18 đến 24.
- Sinh viên đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại ra
- Sinh viên đã kết hôn.
- Sinh viên mắc các bệnh cấp tính phải nằm viện.
- Sinh viên vắng mặt, xin nghỉ học.
2.1.4. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành thu thập số liệu bắt đầu vào tháng 5 năm
2014 đến tháng 5 năm 2015.
2.1.5. Địa điểm nghiên cứu
Tại trường Đại học Tây Đô. Địa chỉ: Số 68, lộ Hậu Thạnh Mỹ, phường
Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích.
2.2.2. Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ:

Trong đó :
n: là cỡ mẫu tối thiểu.
= 1,962 với độ tin cậy 95%.
p: Tỷ lệ sinh viên nữ hiểu biết về nội dung của CSSKSS. Theo nghiên
cứu của Chương trình sáng kiến SKSS thanh niên và vị thành niên châu Á -


24

Việt Nam, có 21,8% thanh niên từ 15-24 tuổi có kiến thức tổng hợp đúng về
các nội dung của SKSS . Nên chúng tôi chọn p = 0.218
e: Sai số cho phép. Chọn độ chính xác mong muốn là 95% nên e = 0.05
Thay vào công thức chúng tôi tính được n = 262, làm tròn số là 300.

Để tăng độ tin cậy và khống chế sai số chúng tôi lấy 2n = 600 đối
tượng.
2.2.3. Phương pháp chọn mẫu
- Dùng phương pháp chọn ngẫu nhiên hệ thống.
- Lập danh sách toàn bộ 1669 sinh viên nữ các lớp đại học chính quy đủ
điều kiện nghiên cứu.
- Tính hệ số k = 1669/600 = 2.781, làm tròn là 3.
- Chọn người đầu tiên nhận bộ câu hỏi bằng cách lấy ngẫu nhiên một số
thứ tự của sinh viên nữ trong danh sách tương ứng với chử số cuối cùng của
dãy số seri trên tờ tiền rút ngẫu nhiên trong ví.
- Lấy số thứ tự người đầu tiên cộng thêm hệ số k, ta được số thứ tự của
người thứ 2 được chọn.
- Chọn liên tục theo cách trên cho đến khi thu được đủ mẫu là 600 nữ
sinh viên.
- Lập danh sách 600 sinh viên nữ đã chọn như trên để tiến hành nghiên
cứu.
2.2.4. Nội dung nghiên cứu
2.2.4.1. Đặc điểm chung về đối tượng nghiên cứu
- Tuổi của đối tượng nghiên cứu: các đối tượng nghiên cứu được chia
làm 2 nhóm.
+ Nhóm từ 18 đến 20 tuổi.
+ Nhóm từ 21 đến 24 tuổi.
- Nơi cư trú trước khi theo học tại trường: các đối tượng nghiên cứu
được chia làm 2 nhóm.
+ Nhóm người cư trú ở thành thị.
+ Nhóm người cư trú ở nông thôn.
- Khảo sát về các nguồn cung cấp thông tin về CSSKSS cho nữ sinh
viên nghiên cứu:
+ Nhà trường, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên.
+ Bạn bè.

+ Cha mẹ, người thân.


25

+ Sách, báo, internet, phim ảnh.
2.2.4.2. Các nội dung về kiến thức CSSKSS đúng của nữ sinh viên
- Kiến thức đúng về vệ sinh kinh nguyệt chung:
+ Kiến thức đúng về dấu hiệu dậy thì:
Người có kiến thức đúng về các dấu hiệu dậy thì là người trả lời
đúng các ý sau: cơ thể tăng trưởng, vú phát triển, lông mu phát triển,
hành kinh. Người có kiến thức đúng được 1 điểm.
Người có kiến thức chưa đúng là người trả lời chưa đúng các ý
trên. Người có kiến thức chưa đúng được 0 điểm.
+ Kiến thức đúng về giữ vệ sinh kinh nguyệt:
Người có kiến thức đúng về việc giữ vệ sinh kinh nguyệt là
người trả lời đúng các ý sau: rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng nước
sạch và sử dụng băng vệ sinh đúng cách. Người có kiến thức đúng
được 1 điểm.
Người có kiến thức chưa đúng là người trả lời chưa đúng các ý
trên. Người có kiến thức chưa đúng được 0 điểm.
+ Kiến thức đúng về vệ sinh kinh nguyệt chung:
Người có kiến thức đúng về vệ sinh kinh nguyệt chung là người
trả lời được cả hai nội dung nêu trên. Người có kiến thức đúng về vệ
sinh kinh nguyệt chung được 2 điểm.
Người có kiến thức chưa đúng là người trả lời chưa đúng cả hai
nội dung hoặc chỉ đúng một nội dung nêu trên.
- Kiến thức đúng chung về tình dục lành mạnh và an toàn:
+ Kiến thức đúng về tình dục lành mạnh:
Người có kiến thức đúng về tình dục lành mạnh là người trả lời

đúng các ý sau: tình dục lành mạnh là QHTD sau hôn nhân, chung thủy
một bạn tình, một vợ một chồng. Người có kiến thức đúng được 1
điểm.
Người có kiến thức chưa đúng là người trả lời chưa đúng các ý
trên. Người có kiến thức chưa đúng được 0 điểm.
+ Kiến thức đúng về tình dục an toàn:
Người có kiến thức đúng về tình dục an toàn là người trả lời
đúng các ý sau: tình dục an toàn là không để lây nhiễm các bệnh


×