Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Đánh giá hiện trạng nước thải nhà máy cán thép lưu xá công ty cổ phần gang thép thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.48 KB, 55 trang )

ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NGUYỄN THANH TÙNG

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CÁN THÉP
LƢU XÁ - CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN”

khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2009 - 2013

Thái Nguyên, năm 2014


ÐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ÐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NGUYỄN THANH TÙNG

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƢỚC THẢI NHÀ MÁY CÁN THÉP


LƢU XÁ - CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN”

khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc

Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành : Khoa học môi trƣờng
Khoa
: Môi trƣờng
Khóa học
: 2009 - 2013
Giảng viên hƣớng dẫn: Th.S Dƣơng Thị Thanh Hà
Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2014


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài, ngoài sự cố gắng lỗ lực của bản thân tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của quý thầy giáo, cô giáo nhà trường,
cùng bạn bè xung quanh.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S Dương Thị Thanh Hà người
đã giành nhiều thời gian chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình trong quá trình tôi thực
hiện đề tài.
Tôi xin trân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Tài nguyên & Môi
trường; cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Những người đã truyền đạt tri thức và phương pháp học tập, tìm hiểu và
nghiên cứu khoa học trong suốt thời gian tôi học tập tại nơi đây.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Nhà máy Cán thép Lưu XáCông ty Cổ phần Gang Thép Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện tốt nhất trong
quá trình tôi thực tập và cung cấp số liệu cho đề tài.
Tôi xin trân thành cảm ơn tới gia đình, bạn bè luôn động viên, tạo điều
kiện và góp ý để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh được những
thiều sót vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề tài của tôi
được hoàn thiện tốt hơn nữa.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thanh Tùng


ii

MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích của đề tài .................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.4. Yêu cầu của đề tài ...................................................................................... 3
Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 5
2.1. Một số khái niệm về môi trường, ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn
nước, đánh giá chất lượng nước ........................................................................... 5
2.2. Một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nước ............................ 8
2.3. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và ở Việt Nam ................................ 9
2.3.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới ..................................................... 9
2.3.2. Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam ............................................... 12
2.4. Hiện trạng môi trường khu công nghiệp Việt Nam ................................. 13

2.5. Một số công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp ................................ 15
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 17
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 17
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 17
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 17
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
3.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội phường Cam Giá, đặc điểm cơ bản của
Nhà máy Cán thép Lưu Xá.............................................................................. 17
3.3.2. Hiện trạng sử dụng nước, nước thải và quy trình xử lý nước thải của
Nhà máy. ......................................................................................................... 17
3.3.3. Đánh giá hiện trạng nước thải của Nhà máy Cán thép Lưu Xá. ........... 17
3.3.4. Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của nước thải Nhà máy đến môi
trường. .............................................................................................................. 17
3.3.5. Một số định hướng và giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước do nước thải Nhà máy gây ra. .................................................... 17
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17
3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp ........................ 17


iii

3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ............................................... 18
3.4.3. Phương pháp lấy mẫu ............................................................................ 18
3.4.4. Phương pháp phân tích .......................................................................... 18
3.4.4.1. Chỉ tiêu phân tích ............................................................................... 18
3.4.4.2. Phương pháp phân tích ....................................................................... 18
3.4.5. Phương pháp so sánh............................................................................. 19
3.5. Phương pháp Tổng hợp viết báo .............................................................. 20

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 21
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế, xã hội phường Cam Giá và đặc điểm cơ
bản của nhà máy cán thép Lưu Xá .................................................................. 21
4.1.1. Điều kiện tự nhiên phường Cam Giá. ................................................... 21
4.1.1.1. Vị trí ................................................................................................... 21
4.1.1.2. Địa hình .............................................................................................. 21
4.1.1.3. Khí hậu ............................................................................................... 21
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 22
4.1.2.1. Dân số ................................................................................................. 22
4.1.2.2. Xã hội ................................................................................................. 23
4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 23
4.1.2.4. Giáo dục ............................................................................................. 23
4.1.2.5. Y tế và chăm sóc sức khỏe ................................................................... 24
4.1.2.6. Văn hóa, thể thao và thông tin ........................................................... 24
4.1.3. Đặc điểm cơ bản của nhà máy cán thép Lưu Xá .................................. 25
4.1.3.1. Thông tin chung: ................................................................................ 25
4.1.2.2. Cơ cấu tổ chức lao động của xí nghiệp: ............................................. 26
4.1.3.2. Hiện trạng công nghệ sản xuất. .......................................................... 28
4.2. Hiện trạng sử dụng nước, nước thải và quy trình xử lý nước thải của
nhà máy ........................................................................................................... 31
4.2.1. Hiện trạng sử dụng nước của nhà máy.................................................. 31
4.2.2. Hiện trạng nước thải của nhà máy cán thép Lưu Xá ............................ 32
4.2.2.1. Nguồn phát sinh ................................................................................. 32
4.2.2.2. Lưu lượng và thành phần nước thải ................................................... 32
4.2.2.3. Nguồn tiếp nhận nước thải ................................................................. 35
4.2.3 Quy trình xử lý nước thải của nhà máy .................................................. 35
4.2.3.1. Đối với nước thải sản xuất ................................................................. 35


iv


4.2.3.2. Đối với nước thải sinh hoạt ................................................................ 35
4.2.3.3. Đối với nước mưa chảy tràn............................................................... 36
4.3. Đánh giá hiện trạng nước thải của nhà máy cán thép Lưu Xá ................. 36
4.3.1. Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt ........................................... 36
4.4. Ý kiến của người dân về ảnh hưởng của nước thải nhà máy đến
môi trường ...................................................................................................... 40
4.5. Một số định hướng và giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nước do nước thải nhà máy gây ra ...................................................... 41
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 42
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 42
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

: Bảo vệ Môi trường

BOD5

: Nhu cầu ôxi hóa 5 ngày

CCN

: Cụm công nghiệp


ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

KCN

: Khu công nghiệp

LHQ

: Liên Hợp Quốc

NĐ/CP

: Nghị định Chính phủ



: Quyết định

QCMT

: Quy chuẩn Môi trường

TCMT

: Tiêu chuẩn Môi trường

TCVN


: Tiêu chuẩn Việt Nam

TN & MT

: Tài nguyên và Môi trường

WWF

: World Wine Fund For Nature
Quỹ bảo vệ động vật hoang dã


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Mô hình tổ chức lao động .............................................................. 28
Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ cán thép ............................................................... 31


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Lượng nước thải và tải lượng BOD5 trong nước thải sinh hoạt
từ các nguồn khác nhau của Mỹ ..................................................................... 11
Bảng 3.1: Vị trí, số lượng và phương pháp phân tích .................................... 18
Bảng 3.2: Phương pháp phân tích .................................................................. 19
Bảng 3.3: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt ..................... 20
Bảng 4.1: Tình hình dân số phường Cam Giá ................................................ 22
Hình 4.1. Mô hình tổ chức lao động .............................................................. 26

Bảng 4.2 : Cơ cấu cán bộ công nhân viên xí nghiệp ...................................... 27
Bảng 4.3: Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu của nhà máy................................. 31
Bảng 4.4: Lượng nước tiêu thụ của nhà máy cán thép Lưu Xá ...................... 31
Bảng 4.5: Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ........................................ 33
Bảng 4.6: Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt đợt I........................... 36
Bảng 4.7: Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt đợt II ......................... 37
Bảng 4.8: Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt đợt III ........................ 38
Bảng 4.9: Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt đợt IV ........................ 39
Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả điều tra ý kiến người dân ................................ 40


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế và xã hội trong những năm gần đây, sự
tác động của con người đối với môi trường ngày càng gia tăng về quy mô
cũng như cường độ. Quá trình phát triển xã hội luôn đồng hành với sự suy
kiệt nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường. Hoạt động của con người, nhất
là trong hoạt động sản xuất công nghiệp đã để lại hậu quả không thể lường hết
được đối với môi trường. Vì vậy bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm bởi các
loại chất thải như nước thải, chất thải rắn, khí thải là mối quan tâm của toàn
xã hội.
Tài nguyên nước được biết đến như là thứ rất quan trọng trong nhiều
ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che
phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có
thể khai thác dùng làm nước uống.nước và môi trường nước đóng vai trò rất
quan trọng. Nước la yếu tố tham gia vào quá trình tái sinh thế giới hữu cơ.
Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước

là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ
thể.
Trong đời sống thường ngày của con người, nước phục vụ cho mục
đích sinh hoạt. Nước có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, con người có
thể nhịn ăn được vài ngày, nhưng không thể nhịn uống nước. Nước chiếm
khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng
mỡ, 50% trọng lượng xương
Trong sản xuất, nước đóng vai trò quan trọng tham gia vào quá trình
sản xuất các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người .
- Sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt ) nước là nhân tố quyết
định hàng đầu " nhất nước nhì phân tam cần tứ giống " vì vậy nếu thiếu nước,
hoặc nguồn nước bị ô nhiễm thì có khả năng gây ra các thảm họa trầm trọng
- Sản xuất công nghiệp nước cũng đóng vai trò quan trọng như: dùng
nước để tẩy rửa nguyên vật liệu, nước tham gia các quá trình trao đổi nhiệt ,
tham gia các phản ứng chế tạo vật chất mới , v.v..


2

- Sử dụng nước để sản xuất ra lương thực, thực phẩm ( bánh, kẹo, các
loại nước ngọt, nước có ga… ) để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày
của con người.
Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết
các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất…
Nói chung nước có vai trò rất quan trọng, nó quyết định cuộc sống con
người nếu nguồn nước ô nhiễm sẽ kéo theo rất nhiều hiểm họa và đe dọa đến
cuộc sống của chúng ta. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nếu như
không có nước thì sự sống trên trái đất liệu rằng có được tồn tại không? Mặc
dù ý nghĩa của nước quan trọng như vậy nhưng hiện nay nguồn nước quý giá
đó của chúng ta đang dần bị xuống cấp do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nước ta trong nhiều năm gần đây đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, quá trình đó được thể hiện bằng sự phát triển về nhiều mặt như kinh tế,
văn hóa, xã hội. Tuy nhiên quá trình phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa
cũng làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người. Ô nhiễm môi
trường chính là tác hại rõ rệt nhất của công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay
con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các
nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức
khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm
cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí
nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi
trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm
ô nhiễm nguồn nước. . Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công
nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử
lý chất thải hoặc có công trình xử lý nước thải nhưng xử lý không đạt tiêu chuẩn
xả thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.
Nhà máy cán thép Lưu Xá là một trong những đơn vị sản xuất chính, đa
dạng sản phẩm của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Ngày
29/11/1978 sản phẩm thép hình đầu tiên được sản xuất thành công đã khép
kín dây chuyền sản xuất luyện kim liên hợp của Công ty cổ phần Gang thép
Thái Nguyên từ quặng sắt, gang, phôi thép, cán thép. Trải qua hơn 35 năm tồn
tại và hoạt động nhà máy cán thép Lưu Xá đã đóng góp rất lớn vào sự phát
triển, sự lớn mạnh của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên nói riêng và


3

sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung. Đẩy mạnh tăng
trưởng kinh tế của nước ta trong nhiều năm qua. Nhưng trong sự hoạt động
công nghiệp ấy Nhà máy cán thép Lưu Xá có hay không những ảnh hưởng

xấu đến môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường nước?
Xuất phát nguyện vọng của bản thân và sự nhất trí của khoa Tài nguyên và
Môi trường, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng nước thải nhà máy cán thép Lưu Xá - Công ty
cổ phần Gang thép Thái Nguyên” dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S.
Dương Thị Thanh Hà - giảng viên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
1.2. Mục đích của đề tài
- Thông qua nghiên cứu đề tài nắm được hiện trạng chất lượng nước
thải của nhà máy cán thép Lưu Xá.
- Xác định mức độ ô nhiễm và nguồn gây ô nhiễm nguồn nước thải.
- Đề xuất một số biện pháp xử lý nhằm, giảm thiểu ô nhiễm đối với môi
trường nước.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Giúp bản thân em có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề
tài nghiên cứu khoa học, giúp em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và
rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những
kinh nghiệm từ thực tế.
+ Là cơ hội, điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu, tiếp thu, học hỏi kinh
nghiệm trong thực tế. Đồng thời năng cao kiến thức thực tế, bổ sung tư liệu
học tập, kiến thức, kinh nghiệm sau khi ra trường.
- Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà máy trước hoạt động sản
xuất đến môi trường, biết được mặt mạnh, mặt yếu kém, những khó khăn
và tồn tại trong công tác quản lý. Từ đó có hoạt động tích cực trong việc xử
lý nước thải.
+ Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước do
nước thải gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến môi
trường, bảo vệ sức khoẻ của người dân khu vực quanh nhà máy.
1.4. Yêu cầu của đề tài



4

- Công tác điều tra thu thập thông tin, phân tích chất lượng nước thải
nhà máy cán thép Lưu Xá:
+ Thông tin và số liệu thu được chính xác trung thực, khách quan.
+ Các mẫu nghiên cứu và phân tích phải đảm bảo tính khoa học và đại
diện cho khu vực nghiên cứu.
+ Đánh giá đầy đủ, chính xác chất lượng nước thải của nhà máy.
+ Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn
môi trường Việt Nam.
- Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và phù hợp với
điều kiện của nhà máy.


5

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số khái niệm về môi trƣờng, ô nhiễm môi trƣờng, ô nhiễm nguồn
nƣớc, đánh giá chất lƣợng nƣớc
- Khái niệm về môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh
vật ( Luật BVMT và các văn bản hướng dẫn thực hiện, 2005, [2]) .
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường
+ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi các thành phần môi trường, không phù hợp
với các tiêu chuẩn môi trường , gây ảnh hưởng xấu đến con người và vi sinh vật. (Luật
Bảo Vệ Môi trường Việt Nam (2005) [2]).

+ Theo Trần Yêm và Trịnh Thị Thanh (1998) [10] : ―Ô nhiễm môi
trường được hiểu là sự có mặt của các chất hoặc năng lượng với với khối
lượng lớn trong môi trường mà môi trường khó chấp nhận”
+ Do đó, ô nhiễm môi trường được hiểu theo cách diễn đạt của giáo
trình này là: “Sự hiện diện của các vật chất ở 3 dạng rắn, lỏng, khí và năng
lượng có nguồn gốc là tự nhiên hoặc nhân tạo với một hàm lượng nào đó làm
ảnh hưởng đến chất lượng nói chung hoặc chất lượng của từng thành phần
môi trường nói riêng‖. - trích Từ điển Oxford.
- Khái niệm về ô nhiễm nguồn nước
Theo 2 tác giả Trần Yêm và Trịnh Thị Thanh (1998)[10] thì :‖ Sự ô
nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây
ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật‖
Ô nhiễm nước là sự thay đổi bất lợi môi trường nước, hoàn toàn hay đại bộ
phận do các hoạt động khác nhau do con người tạo nên.
- Khái niệm về đánh giá chất lượng nước
Chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số, các chỉ tiêu đó là:
- Các thông số lý học, ví dụ như:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hoá diễn ra trong
nguồn nước tự nhiên sự thay đổi về nhiệt độ sẽ kéo theo các thay đổi về chất


6

lượng nước. .Nước mạch nông có nhiệt độ 4-40oC, nước ngầm là : 17 – 31oC.
Nhiệt độ nước thải cao hơn nhiệt độ nước cấp.
+ pH: Là chỉ số thể hiện độ axit hay bazơ của nước, là yếu tố môi
trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển của vi sinh vật
trong nước. Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước
(sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng carbonat…), các quá trình sinh học trong
nước. Giá trị pH của nguồn nước góp phần quyết định phương pháp xử lý

nước. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.
+Màu sắc
Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất
trong nước (thường là do chất hữu cơ (chất mùn hữu cơ – acid humic), một số
ion vô cơ (sắt…), một số loài thủy sinh vật… Màu sắc mang tính chất cảm
quan và gây nên ấn tượng tâm lý cho người sử dụng.
- Các thông số hoá học, ví dụ như:
+ BOD: Là lượng ôxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân huỷ các
chất hữu cơ trong điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian.
Trong môi trường nước, khi quá trình oxid hóa sinh học xảy ra thì các vi
khuẩn sử dụng oxigen hòa tan để oxid hóa các chất hữu cơ và chuyển hóa
chúng thành các sản phẩm vô cơ bền như CO2, CO32-, SO42-, PO43- và cả NO3-.
+ COD: Là lượng ôxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước.
Tổng số BOD/COD thường nằm trong khoảng 0,5 – 0,7. Ở các loại nước thải
công nghiệp thì tỉ lệ này khác nhau.
+ NO3: Là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất có chứa nitơ
trong nước thải.
+ Các yếu tố kim loại nặng: Các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ
trọng của chung bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, cacdimi, Fe, Mn …ở hàm
lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sinh trưởng của động,
thực vật như khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh
vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn.
+ Các hợp chất clorur: Clor tồn tại trong nước dưới dạng Cl-. Nói
chung ở mức nồng độ cho phép thì các hợp chất clor không gây độc hại,


7

nhưng với hàm lượng lớn hơn 250 mg/L làm cho nước có vị mặn. Nước có
nhiều Cl- có tính xâm thực ximăng

+ Chất rắn lơ lửng (TSS): Khi trong nước có hàm lượng chất rắn lớn
làm cho nước bị biến mầu và làm giảm khả năng hoà tan oxy trong nước, gây
ảnh hưởng xấu đến nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của
nguồn nước, gây bồi lắng, tác động gián tiếp đến nhu cầu sử dụng nguồn nước
cho các mục đích khác
- Các thông số sinh học, ví dụ như:
+ Coliform: Là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường,
xác định mức độ ô nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước.
+ Các chỉ tiêu vi sinh của nước: Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi
trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các loài thủy vi sinh khác. Tùy theo tính chất,
các loại vi sinh trong nước có thể vô hại hoặc có hại. Nhóm có hại bao gồm
các loại vi trùng gây bệnh, các loài rong rêu, tảo…Nhóm này cần phải loại bỏ
khỏi nước trước khi sử dụng. Trong thực tế hóa nước thường xác định chỉ số
vi trùng đặc trưng. Trong chất thải của người và động vật luôn có loại vi
khuẩn E.Coli sinh sống và phát triển. Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng
tỏ chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi phân rác, chất thải của người và
động vật và như vậy cũng có khả năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh khác.
- Khái niệm về nước thải
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải
là nước đã được thải ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá
trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
- Khái niệm nguồn nước thải : Nguồn nước thải là nguồn phát sinh ra nước
thải và là nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chủ yếu.
Có nhiều cách phân loại nguồn nước thải, theo Hoàng Văn Hùng (2009)
[5]thì nguồn nước thải được phân loại như sau:
- Phân loại theo nguồn thải:
+ Nguồn xác định (nguồn điểm): Là nguồn gây ô nhiễm có thể xác định
được vị trí, bản chất, lưu lượng xả thải và các tác nhân gây ô nhiễm (ví dụ như
cống xả thải).



8

+ Nguồn không xác định: Là nguồn gây ô nhiễm không cố định, không
xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng và các tác nhân gây ô nhiễm; nguồn
này rất khó quản lý (ví dụ như nước mưa chảy tràn qua đồng ruộng, đường
phố đổ vào sông ngòi, ao, hồ, kênh rạch).
- Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm:
+ Tác nhân hóa lý: màu sắc, nhiệt độ, mùi vị, độ dẫn điện, chất rắn lơ lửng.
+ Tác nhân hóa học: Kim loại nặng như Hg, Cd, As,…
+ Tác nhân sinh học: vi sinh vật, tảo, vi khuẩn Ecoli,...
- Phân loại theo nguồn gốc phát sinh (là cơ sở để lựa chọn biện pháp quả
lý và áp dụng công nghệ):
+ Nước thải sinh hoạt: là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt
động thương mại, khu vực công sở, trường học và các cơ sở tương tự khác,
có chứa đựng các chất thải trong quá trình sống của con người.
+ Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): là nước
thải từ các nhà máy đang hoạt động hoặc trong đó nước thải công nghiệp là
chủ yếu. Các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải.
+ Nước thấm qua: là lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách
khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố ga hay hố xí.
+ Nước thải tự nhiên: nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở
những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ thống riêng.
+ Nước thải đô thị: nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất
lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố, thị xã; đó là hỗn hợp của
các loại nước thải trên.
2.2. Một số văn bản liên quan đến quản lý tài nguyên nƣớc
- Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 07/2006

- Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 được Quốc hội nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày
29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/ 07/2006.
- Luật Tài nguyên nước 1998 ngày 20/05/1998 và quy định 197/1999/NĐCP của chính phủ quy định về việc thực hiện luật Tài nguyên nước.


9

- Nghị định số 149/ 2004/ NĐ-CP Quy định việc cấp phép thăm dò,
khai thác, sử dụng,tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/ 2008/ NĐ-CP Sửa đổi bổ xung nghị định 80/ 2006/
NĐ-CP về việc quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo
vệ Môi trường.
- Quyết định số 22/ 2006/ QĐ-BTNMT về việc áp dụng Tiêu chuẩn
Việt Nam về Môi trường.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/08/2006 của chính phủ
về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường.
- Quyết định số 16/2008/QĐ - BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008
của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 08:2008 BTNMT, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 24:2009/BTNMT, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải.
- Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp.
- Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 14:2008/BTNMT, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 38:2011/BTNMT Quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh.
2.3. Tình hình ô nhiễm nƣớc trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới
Ô nhiễm nước đang là vấn để đáng báo động trên thế giới hiện nay. Đặc
biệt là các nước phát triển, cùng với sự phát triển của hàng loạt nhà máy, khu
công nghiệp… đã thải ra môi trường một lượng các chất thải độc hại làm cho
nguồn nước ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thế giới cảnh báo, hiện cứ ba
người trên trái đất có một người sống trong tình trạng thiếu nước. Các chuyên
gia về nước kêu gọi cần có sự thay đổi mạnh mẽ về cách thức quản lý nguồn
nước đang ngày càng khan hiếm khi mà dân số thế giới dự kiến sẽ tăng thêm


10

2 đến 3 tỷ người vào năm 2050. Dựa trên kết quả khảo sát về tình trạng nước
sạch ở các nước công nghiệp phát triển, Quỹ bảo vệ động vật hoang dã
(World Wide Fund For Nature – WWF) công bố báo cáo "Giàu về kinh tế
nhưng nghèo về nước sạch" cảnh báo các nước giàu cần nhanh chóng thay đổi
chính sách nếu không muốn đối mặt với một cuộc khủng hoảng về nước sạch
như đã từng xảy ra ở các nước nghèo.
Đây là 1 số ví dụ điển hình:
Hàm lượng thủy ngân trong nước ngầm ở Vapi, Ấn Độ cao gấp 96
lần so với tiêu chuẩn sức khỏe do Tổ chức Y tế Thế Giới quy định
Ở châu Phi, nguồn nước ở khoảng 50 con sông được "chia năm sẻ
bảy" cho các quốc gia, việc tranh giành nguồn nước từ các song Nile,
Zambezi, Niger và Volta rất có khả năng xảy ra tranh chấp.
Cuộc xung đột về nước sạch không chỉ diễn ra giữa nhiều quốc gia
mà thậm chí xảy ra ngay trong một quốc gia khi các bang cùng chia sẻ một
con sông.
Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương ở bờ phía đông cũng như nhiều vùng

khác. Vùng Đại Hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario, đặc biệt
nghiêm trọng.
Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới kèm theo sự phát triển về
kinh tế xã hội, đã gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. Một trong những vấn đề
ô nhiễm môi trường đáng quan tâm ở nước đông dân nhất này đó là tình trạng
ô nhiễm nghiêm trọng xẩy ra ở các dòng sông. Sông Hoàng Hà, con sông dài
thứ hai Trung Quốc đẫ bị ô nhiễm nặng vì chất thải công nghiệp.
Theo thống kê của Cục Môi trường Vương Quốc Anh (1989), khoảng
80% trong số 12.000.000 m3 nước cống ở Anh và Wales có nguồn gốc từ
nước thải sinh hoạt, trong đó 95% tải lượng ô nhiễm hữu cơ được xử lý trước
khi đổ thải. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia nguồn nước thải này chưa được xử
lý mà đổ trực tiếp và nguồn tiếp nhận.


11

Bảng 2.1. Lƣợng nƣớc thải và tải lƣợng BOD5 trong nƣớc thải sinh hoạt
từ các nguồn khác nhau của Mỹ
Nguồn phát sinh
1. Khu dân cư
1.1. Nhà riêng
1.2. Khu chung cư
2. Trường học
2.1. Trường có căng tin
2.2. Trường không có căng tin
2.3. Trường nội trú
3. Nhà hàng
3.1. Nhân viên
3.2. Khách hàng
4. Bệnh viện

5. Văn phòng
6. Rạp chiếu bóng
7. Khu nhà máy (không kể
nước thải và căng tin)

Nƣớc thải
(lít/ngƣời/ngày)

Tải lƣợng BOD5
(gam/ngƣời/ngày)

300
240 - 300

80
80

80
60
300

30
20
80

120
15
600 - 1200
60
10 - 20


50
15
30
25
10

60 - 120

25

(Nguồn: [16])
Qua bảng trên ta thấy, chất lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm từ
khu dân cư và bệnh viện lớn nhất (lượng nước thải từ bệnh viện dao động từ
600 - 1.200 lit/người/ngày, khu dân cư từ 240 - 300 lit/người/ngày; tải lượng
BOD5 phát sinh tư khu dân cư cao nhất là 80 g/người/ngày).
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề quan trọng,
cấp bách không chỉ của một nước mà là vấn đề chung của toàn thế giới, toàn
nhân loại. Loài người đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch trầm trọng.
Nhiều sông hồ trên thế giới đang bị ô nhiễm nặng gây ảnh hưởng xấu đến đời
sống và phát triển của con người. Vì thế vấn đề quản lý, giảm thiểu ô nhiễm
môi trường nước là một trong những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu để
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia.


12

2.3.2. Hiện trạng tài nguyên nước ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các ngành, các cấp đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình

trạng ô nhiễm nước là 1 vấn đề rất đáng lo ngại
Theo thống kê 62,5% lượng nước (khoảng 570 tỉ m3) là từ lãnh thổ các
quốc gia khác từ thượng lưu chảy vào. Lượng nước tạo ra trong lãnh thổ Việt
Nam chỉ khoảng 325 tỉ m3/ năm, chiếm 37,5% còn lại. Vậy lượng nước không
thật dồi dào, đặc biệt là trong mùa khô khi nước đã bị các quốc gia ở thượng
nguồn sử dụng nhiều. Trữ lượng nước ngầm ở Việt Nam ở mức trung bình so
với các quốc gia khác. [3]
Việt Nam có tài nguyên nước khá phong phú, có hơn 2.360 con sông
lớn hơn 10 km trong đó có 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực từ 10.000
km2 trở lên (Dư Ngọc Thành, 2006) [9]. Phần lớn sông ngòi nước ta đều là
nước ngọt, vừa cung cấp nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người, vừa
phục vụ cho các nghành sản xuất khác. Tuy nhiên, nước ngọt là tài nguyên
hạn chế và dễ bị suy thoái.
Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa khá nhanh và sự tăng dân số gây
áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi
trường nước ở nhiều đô thị khu công nghiệp và làng nghề ngày càng ô nhiễm
do nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn hàng trăm cơ sở
sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công
trình và thiết bị xử lí nước thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất
nặng. Ví dụ ở ngành công nghiệp dệt may, nghành công nghiệp giấy và bột
giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11, hàm lượng chất rắn lơ
lửng cao gấp nhiều lần so với cho phép
Hà Nội: Trung bình một ngày các cơ sở công nghiệp thải ra từ 44.400 64.260 m3. Chỉ tính riêng tại các cơ sở dệt nhuộm Hà Nội trung bình một
ngày thải ra từ 14.500 - 17.210 m3, ngành công nghiệp thực phẩm từ 13.870 16.010 m3. Ngành hóa chất từ 24.500 - 26.540 m3, ngành cơ khí từ 3.750 4.500 m3.
Mức độ ô nhiễm ở các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế
xuất là rất lớn :


13


- Tại khu công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh nguồn nước
bị nhiễm bẩn bởi nước thải của các nhà máy dệt, nhuộm, bột giặt, nhà máy
giấy.
- Theo khảo sát tại Bắc Ninh lượng nước thải ra môi trường của các làng
nghề như đúc đồng, nhôm, chì, sắt thép là rất lớn. Gây ra ô nhiễm nghiêm
trọng các khu vực xung quanh.
- Tình trạng ô nhiễm các khu đô thị thấy rõ nhất tại các thành phố lớn
như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ở các thành phố này nước thải không
có các hệ thống xử lí tập trung mà trực tiếp xả thải ra nguồn tiếp nhận (ao, hồ,
sông…)
- Lưu vực sông Nhuệ - Đáy: Nước thải sinh hoạt góp tỷ lệ lớn nhất
(chiếm 56%), đây là một đặc trưng nổi bật so với các lưu vực khác. Tổng
lượng nước thải của toàn lưu vực là 210.000 m3/ngày đêm (chiếm 41%).
Trong đó lượng nước thải sinh hoạt đổ vào sông Tô Lịch là 33%, sông Kim
Ngưu là 27,5%, sông Sét là 14%, sông Lừ là 12%; với hàm lượng các chất
dinh dưỡng, BOD5, COD và cặn lơ lửng khá cao [8].
Trung bình một ngày hoạt động công nghiệp trên lưu vực sông
Đồng Nai - Sài Gòn thải ra 480.000 m 3/ngày, trong đó ở các khu công
nghiệp và khu chế xuất là 120.000 m 3/ngày. Lượng nước thải lớn nhất từ
các khu công nghiệp và khu chế xuất ở Đồng Nai là 67.680 m 3/ngày
(chiếm 56,4%), thành phố Hồ Chí Minh là 27.205 m 3/ngày (chiếm 23%),
tỉnh Bình Dương là 10.620 m 3/ngày (chiếm gần 10%). Thành phần nước
thải từ các khu công nghiệp và khu chế xuất có chứa 15 tấn TSS, 77 tấn
COD, 20 tấn BOD5, 1,6 tấn Nitơ và 500 kg photpho [1].
Hơn nữa lượng nước lại phân bố không đồng đều theo thời gian và
không gian. Tuỳ theo vùng, mùa cạn ít nước (20 - 30% lượng nước hàng năm)
trong đó 3 tháng cạn ổn định chỉ chiếm 5 - 10% lượng nước hàng năm, trong
khi có đến 70% nhu cầu nước lại vào mùa cạn. Vì vậy hiện nay trong mùa
cạn, có nơi, có thời đoạn, ngay những sông lớn cũng không đủ nước cho nhu
cầu sử dụng.

2.4. Hiện trạng môi trƣờng khu công nghiệp Việt Nam
Thống kê trong hơn 20 năm qua, số lượng KCN trên cả nước được


14

thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã diễn ra rất nhanh từ 1
KCN (năm 1991) lên đến 289 KCN (năm 2012), trong đó có 179 KCN đã đi
vào hoạt động. Các CCN cũng hình thành theo cấp số nhân, đến cuối năm
2012 cả nước đã có 878 CCN, trong đó 65 CCN đang hoạt động. Riêng vùng
ĐBSCL, hiện có 120 KCN-CCN với tổng diện tích khoảng 25.000ha và định
hướng đến năm 2020 toàn vùng sẽ có khoảng 240 KCN-CCN, tương đương
với diện tích 50.000ha.
Sự phát triển không ngừng về số lượng các KCN-CCN giải quyết được
bài toán về phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, hỗ trợ đắc lực phát triển các
thế mạnh của từng địa phương… nhưng lại phát sinh nhiều vấn đề nan giải về
môi trường. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong số 179
KCN đang hoạt động thì chỉ có 143 KCN đang vận hành hoặc đang xây dựng
hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ước tính số lượng nước thải phát sinh từ
179 KCN này là 622.773m3/ngày/đêm, trong đó các hệ thống xử lý nước thải
tập trung chỉ xử lý được khoảng 362.450m3/ngày/ đêm, đạt khoảng 58% tổng
lượng nước thải. Như vậy, trung bình mỗi ngày có tới 240.000m3 nước thải từ
các KCN được xả thẳng ra môi trường chưa qua xử lý, gây ô nhiễm môi
trường trầm trọng, đặc biệt là tại các khu vực gần KCN[6]
Theo ông Phạm Đình Đôn, Chi cục trưởng Chi cục Môi trường Tây
Nam Bộ, nguyên nhân dẫn đến công tác bảo vệ môi trường tại các KCN-CCN
chưa thực hiện tốt là do các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL phát triển các KCNCCN không theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội toàn vùng
ĐBSCL; việc thẩm định báo cáo ĐTM ở một số dự án của các tỉnh, thành có
trình độ công nghệ lạc hậu nhưng vẫn tiếp tục đưa vào sản xuất gây ô nhiễm
môi trường kéo dài rất khó giải quyết; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các KCN-CCN chưa làm tốt
theo quy định vì vậy ô nhiễm môi trường tại các KCN-CCN diễn ra khá phổ
biến, một số nơi hết sức nghiêm trọng kéo dài bức xúc trong nhân dân.
―Một số chủ đầu tư dự án chưa tuân thủ đầy đủ các nội dung của quyết định
phê chuẩn của cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường, báo cáo ĐTM còn
mang tính chất thủ tục chưa thật sự là căn cứ kỹ thuật, pháp lý và trách nhiệm
để tổ chức thực hiện. Từ đó, hiện nay vẫn còn khoảng 75% KCN và 85%


15

CCN ở khu vực ĐBSCL chưa có xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý
nước thải chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định‖- Ông Phạm Đình Đôn, nói.
Cũng theo ông Đôn, trong năm 2010, qua thanh tra 27 KCN trên địa bàn 12
tỉnh Tây Nam Bộ, thì có tới 25/27 KCN có các hành vi vi phạm như: Không
có báo cáo ĐTM, không lập báo cáo ĐTM bổ sung, không xây dựng công
trình xử lý môi trường, thực hiện không đầy đủ nội dung trong báo cáo ĐTM.
Còn tại TP.Cần Thơ, trong năm 2012, qua phân tích 20 mẫu nước mặt trên
sông Hậu lân cận với các KCN Trà Nóc 1, Trà Nóc 2… cho thấy tất cả các
mẫu nước này đều vượt Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN
08:2008/BTNMT).
2.5. Một số công nghệ xử lý nƣớc thải khu công nghiệp
* Công nghệ hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp tập trung được
thiết kế gồm các giai đoạn sau:
+ Xử lý cơ học: loại bỏ rác, cặn,… điều hòa lưu lượng và nồng độ
nước thải
+ Xử lý sinh học hiếu khí (bùn hoạt tính) kết hợp quá trình khử Nitơ
(Nitrification and Denitrification): loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước
thải (có khả năng phân hủy sinh học)
+ Xử lý bùn cặn: giảm độ ẩm của bùn trước khi thải bỏ theo quy định

- Hệ thống làm việc tự động
- Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5945-1995.
* Xử lý nước thải khu công nghiệp bằng công nghệ Unitank
Tại bể Unitank, quá trình xử lí sinh học hiếu khí lơ lững được thực hiện.
Trong bể Unitank diễn ra quá trình oxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ hoà tan
và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí. Vi
sinh vật sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ trong nước thải để sinh trưởng. Vi sinh vật
phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng và được lắng ngay trong bể.
UNITANK là hệ thống hiếu khí xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính cho
phép xử lý tất cả các loại nước thải công nghiệp và sinh hoạt.
Cấu tạo đơn giản nhất của một hệ thống UNITANK là một khối bể hình
chữ nhật được chia làm ba ngăn. Ba ngăn này thông thuỷ với nhau bằng cửa
mở ở phần tường chung. Mỗi ngăn được lắp một thiết bị sục khí. Hai ngăn
ngoài có thêm hệ thống máng tràn nhằm thực hiện cả hai chức năng vừa là bể
Aeroten(sục khí) và bể lắng. Nước thải được đưa vào từng ngăn. Nước sau


16

xử lý theo máng tràn ra ngoài; bùn sinh học dư cũng được đưa ra khỏi hệ từ
hai ngăn ngoài.
* Phương pháp xử lý hóa học và lý học
Đây là phương pháp dùng để thu hồi các chất quí, khử các chất độc
hoặc các chất có ảnh hưởng xấu đối với giai đoạn làm sạch sinh hóa sau này.
Các phương pháp lý học và hóa học thường dùng là: oxy hóa, trung hòa, keo
tụ (đông tụ), tuyển nổi, đializ (màng bán thấm)… Thông thường đi đôi với
trung hòa có kèm theo quá trình keo tụ và nhiều hiện tượng vật lý khác.
* Phương pháp sinh hóa:
Phương pháp này thường để loại các chất phân tán nhỏ, keo và hòa tan
hữu cơ (đôi khi cả vô cơ) khỏi nước thải. Phương pháp này dựa vào khả năng

sống của vi sinh vật. Chúng sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải làm
nguồn dinh dưỡng như carbon, nitơ, phốt pho, kali…Trong quá trình dinh
dưỡng các vi sinh vật sẽ nhận các chất để xây dựng tế bào và sinh năng lượng
nên sinh khối của nó tăng lên./.


×