Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.32 KB, 28 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG
LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN
THAN CAO SƠN
I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, NHỮNG ĐẶC ĐIỂM
CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI VẤN ĐỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty than Cao Sơn là một đơn vị khai thác lộ thiên được thành lập ngày
06/06/1974 kế thừa từ công ty than của mỏ thực dân Pháp để lại. Những năm đầu
thành lập công ty có tên là Mỏ than Cao Sơn, công ty có hơn 1000 cán bộ công
nhân viên trong đó những người có trình độ đại học và và trung cấp rất ít chủ yếu
là lao động giản đơn. Trải qua 31năm xây dựng và phát triển công ty đã có nhiều
thế hệ kế tiếp nhau nỗ lực không ngừng để từng bước làm chủ công nghệ thiết bị
hiện đại và được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều huân chương lao động, và anh
hùng lao động trong sự nghiệp đổi mới.
Công ty than Cao Sơn là doanh nghiệp nhà nước- doanh nghiệp thành viên
hạch toán độc lập thuộc Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam được
thành lập theo quyết định số 2606/QĐ - TCCB ngày 17/09/1996 của Bộ trưởng Bộ
công nghiệp trên cơ sở tiền thân là mỏ than Cao Sơn
Đầu năm 2006 với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước cổ phần
những doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, công ty than Cao Sơn được
đổi tên thành Công ty Cổ phần than Cao Sơn thuộc Tập đoàn công nghiệp than và
khoáng sản Việt Nam.
Công ty than Cao Sơn có nhiệm vụ: Khai thác, chế biến và kinh doanh than,
vận tải ô tô, sửa chữa cơ khí… ( Theo giấy ĐKKD số 110825/UB-KH ngày
19/10/1996 do UBKH tỉnh Quảng Ninh cấp) Công ty có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu
tiêu thụ than trong nước và xuất khẩu theo kế hoạch của Tổng công ty than Việt
1 1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nam. Đảm nhận từ khâu đầu khai thác than, giao than nguyên khai và một phần


than sạch do công ty tự sàng tuyển cho XN Tuyển than Cửa Ông để tiêu thụ. Ngoài
ra Công ty còn tự tổ chức tiêu thụ cho khách hàng nội địa tại cảng của công ty. Sản
phẩm chính của công ty là than, các loại than cám, than cục…
Hiện nay công ty đang quản lý gần 4000 lao động trong đó có hơn 314
người có trình độ đại học và cao đẳng, có 332 người có trình độ trung cấp và có
2067 người là công nhân kỹ thuật. Nói chung là trình độ cán bộ công nhân viên
khá đồng đều đáp ứng yêu cầu công việc, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh và tiêu thụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Theo quyết định số 77 TVN/MCS – TCĐT ngày 6/1/1997 bộ máy quản lý
của Công ty được tố chức theo kiếu trực tuyến chức năng và tư tưởng điều hành là
tăng cường các mối quan hệ ngang nhằm giải quyết nhanh chóng các công việc,
theo cơ cấu này bên cạnh đường trực tuyến còn có các bộ phận tham mưu, vì vậy
mỗi bộ phận phải đảm nhận một chức năng độc lập do vậy mỗi đối tượng quản lý
đều phải chịu sự quản lý của nhiều cấp trên.
Hiện nay bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo ba cấp:
+ Cấp Công ty
+ Cấp công trường, phân xưởng
+ Cấp tổ sản xuất.
2 2
Ban Giám đốcGiám đốc03 ph giám đốc
PhòngY tế PhòngBVQS PhòngKCS PhòngXDCB PhòngCơ điện PhòngTĐ-ĐC P. Đầu tư thiết bị BanQLCP PhòngThống kê TTCHSX
PhòngKế toán
PhòngKế hoạch PhòngLĐTL PhòngVật tư Văn phòng giám đốcP.Thanh traKiểm toánP. Tổ chức đào tạo PhòngKTKT PhòngKTVT
CT. Khai thác 1 CT. Khai thác 2 CT. Khai thác 3 CT. Khai thác 4 PXVận tải 1 PXVận tải 2 PXVận tải 3 PXVận tải 4 PXVận tải 5 PXVận tải 6
PXVận tải 7
PXĐời sống PXMT&XD PXCảng PXMáng ga PXCGCĐ PXTrạm mạngPX Cấp thoát nước
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY THAN CAO SƠN.
3

3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bộ máy quản trị của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng
đã phát huy được tính thống nhất trong chỉ đạo, điều hành vì có thể phân định rõ
ràng các chức năng và trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận, không có sự
trùng chéo (ưu điểm của hình thức tổ chức bộ máy quản trị theo tuyến) kết hợp
với ưu điểm của hình thức tổ chức theo chức năng là tập trung khả năng chuyên
môn hoá, hơn nữa, theo kiểu tổ chức trên cho phép Công ty quản lý đồng thời
dài hạn bằng các chức năng và ngắn hạn bằng các quyết định thừa hành. Những
ưu điểm trên đều là yếu tố rất quan trọng đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh
trong ngành khai thác mỏ với nhiều bộ phận sản xuất và đòi hỏi sự chuyên môn
hoá cao. Tuy nhiên, hình thức tổ chức bộ máy quản trị theo kiểu trực tuyến chức
năng này không thể tránh khỏi sự phức tạp trong các mối quan hệ.
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Để có một nhận định chung về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
than Cao Sơn năm 2007 cần xem xét các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu ở
(Biểu 1)
Năm 2007 Công ty than Cao Sơn đã sản xuất được 2502.625 tấn than
nguyên khai, tăng so với năm 2006 về số tuyệt đối là 699.625 tấn, số tương đối
là 38.8% Sản lượng than sản xuất này cũng vượt kế hoạch đặt ra năm 2007 là
0.1%.
Đất đá bóc thực hiện năm 2007 cũng cao hơn năm 2006 và kế hoạch 2005
lần lượt là 5.952.964 m3 và 11.964 m3. Lượng đất bóc và than sản xuất đều
tăng so với kế hoạch với tỷ lệ gần bằng nhau là 0,1% và 0,09% đã đảm bảo cho
hệ số bóc thực hiện đạt bằng kế hoạch 100%.
Than tiêu thụ năm 2007 tăng 36,2% so với năm 2006, tăng so với kế
hoạch 20,9% . Năm 2007, sản lượng than tiêu thụ gần bằng than sản xuất và
than khai thác cộng lại nhưng nếu lượng than tồn kho của các kỳ trước còn
nhiều hơn so với mức dự trữ hợp lý thì Công ty cũng cần có biện pháp tìm kiếm
4

4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thêm bạn hàng để nâng cao hơn nữa lượng than tiêu thụ nhằm tránh tình trạng ứ
đọng vốn cho Công ty.
Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2007 tăng 48,2% so với năm 2006, việc
tăng tổng doanh thu này đều do ảnh hưởng tích cực của hai nhân tố là giá bán
tăng cùng với sự tăng lên của lượng than tiêu thụ. So với kế hoạch năm 2007 thì
doanh thu thực hiện tăng 5.04%, nguyên nhân là do điều chỉnh giá bán than nội
bộ, đồng thời công ty đã tận dụng nguồn thu từ bã xít...
Biểu 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Năm 2004-2005-2006-2007
Đơn vị : 1000Đ
TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 T6/2007
1 Doanh thu BH
CCDV
635.209.881 941.789.923 1.214.929.988 726.109.475
2 Các khoản giảm trừ
doanh thu
3 Doanh thu thuần 626.2.8.881 941.789.923 1.214.929.988 726.109.475
4 Giá vốn hàng bán 546.279.773 820.013.273 1.049.059.439 595.739.556
5 Lợi nhuận gộp 88.930.108 121.776.649 165.70.549 130.369.919
6 Chi phí bán hàng 5.914.921 12.517.708 59.189.054 47.655.850
7 Chi phí QLDN 43.753.284 56.960.518 72.783.305 45.348.563
8 Lợi nhuận thuần
HĐKD
23.496.985 27.270.058 1.101.124 18.350.628
9 Thu nhập khác 11.206.615 43.236.038 77.497.494 6.723.412
10 Chi phí khác 6.739.474 39.142.224 74.757.315 4.837.320
11 Lợi nhuận khác 4.467.140 4.093.814 2.740.179 1.886.091
12 Tổng LN trước thuế 27.964.125 31.363.876 3.841.304 20.236.720

13 Thuế TNDN phảI
nộp
7.829.955 8.692.713 1.332.419
14 LN sau thuế 20.134.170 22.671.159 2.508.885
(Nguồn : Phòng kế toán tổng hợp)
4. Đặc điểm về lao động của công ty
Trong quá trình hình thành và phát triển kể từ ngày thành lập đển nay, lực
lượng lao động của công ty ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng
4.1 Đặc điểm về lao động theo tuổi, giới tính
5
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Đặc điểm lao động theo tuổi
Biểu 2: Bảng thống kê lao động theo tuổi
Độ tuổi
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 T6/2007
Slượng
Tỷ lệ
(%)
Slượng
Tỷ lệ
(%)
Slượng
Tỷ lệ
(%)
Slượng
Tỷ lệ
(%)
<31 529 14.06 759 20.31 1.103 31.18 1.108 31.38
31-45 2.460 65.38 2.204 58.96 1.834 51.84 1.825 51.69

46-55 774 20.56 767 20.52 591 16.70 589 16.68
>55 8 0.21 10 0.28 9 0.25
Tổng 3.763 100 3.738 100 3.538 100 3.531 100
(Nguồn: Phòng lao động tiền lương)
Bảng trên là số lượng lao động của công ty Cổ phần than Cao Sơn qua
các năm trước và sau khi cổ phần hoá. Cơ cấu lao động của công ty là cơ cấu
lao động trẻ, số nguời trong độ tuổi <45 chiếm đa số trong tổng số lao động của
công ty. Như vậy hầu hết cán bộ công nhân viên đều có tuổi đời còn rất trẻ, đây
cũng là những thuận lợi cho công ty vì họ là lực lượng trẻ, chủ chốt có năng lực
sáng tạo, có khả năng ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại
vào trong sản xuất, làm cho năng suất lao động tăng cao và tốn ít sức lao động
của con người.
Trước khi cổ phần số lượng cán bộ công nhân viên của công ty là hơn
3700 cán bộ công nhân viên, Nhưng sau khi cổ phần hoá sô lượng cán bộ công
nhân viên giảm đi và đến tháng 6 năm 2007 chỉ còn là 3531 người. Đây là sự
thay đổi rất phù hợp vì khi đã tiến hành cổ phần và áp dụng nhiều thành tựu
khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì số lượng lao động cũng không cần nhiều lao
động như trước nữa vì máy móc đã làm thay sức của con người
* Đặc điểm lao động theo giới tính
6
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Biểu 3: Bảng thống kê lao động theo giới tính
Giới
tính
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 T6/2007
Slượng
Tỷ lệ
(%)
Slượng

Tỷ lệ
(%)
Slượng
Tỷ lệ
(%)
Slượng
Tỷ lệ
(%)
Nam 2597 69.01 2562 68.54 2485 70.24 2484 70.35
Nữ 1166 30.99 1176 31.46 1053 29.76 1047 29.65
(Nguồn: Phòng lao động tiền lương)
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy số lượng lao động nam vẫn chiếm đa số
trong lực lượng lao động. Lao động nam chủ yếu tập trung trong các ngành đòi
hỏi cần sức khoẻ tốt như lao động trong hầm lò, láI xe láI xúc…Trước và sau
khi cổ phần hoá lực lượng lao động nam vẫn chiếm đại đa số điều đó chứng tỏ
lao động nam có vị trí rất quan trọng trong lực lượng trực tiếp sản xuất. Còn lại
lao động nữ chủ yếu làm việc trong các khối phòng ban và phân xưởng.
4.2. Đặc điểm về lao động theo trình độ, chức danh nghề nghiệp.
Biểu 4: Theo trình độ học vấn
STT Trình độ học vấn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1 Đại học 259 275 270
2 Cao đẳng 35 40 47
3 Trung học 213 181 187
4 CN kỹ thuật 2.676 2530 2.535
5 LĐ phổ thông 723 646 642
(Nguồn: Phòng lao động tiền lương)
Nhìn vào bảng trên ta nhận thấy trình độ của cán bộ công nhân viên trong công
ty khá đồng đều, sự chênh lệch giữa đại học, cao đẳng và trung học không đáng
kể điều đó có nghĩa là công ty đã chú trọng đầu tư, tạo điều kiện cho cán bộ
7

7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
công nhân được nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Và số lượng những
cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và cao đẳng ngày càng nhiều, và
giảm dần lao động phổ thông vì áp dụng nhiều thành tựu của khoa học kỹ thuật
vào sản xuất.
5. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới công tác tạo động lực lao
động cho công ty
* Thuận lợi: Người lao động đã được cải thiện về vật chất và tinh thần,
tiền lương đã được điều chỉnh cho phù hợp với công việc và khuyến khích
người lao động yên tâm công tác, và gắn bó lâu dài với công ty, đóng góp sức
mình vào sự phát triển của công ty.
Ban giám đốc của công ty cũng đã có áp dụng nhiều biện pháp để khai
thác thị trường, nắm bắt sự biến động của thị trường để có những biện pháp
kinh doanh phù hợp.
* Khó khăn: Các công ty đối thủ cũng đang tìm cách áp dụng những biện
pháp kinh doanh làm giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Họ cũng không
ngừng cải tiến kỹ thuật, áp dụng những thành tựu mới vào sản xuất, nên công ty
cần phải có những bước đi thích hợp
Trình độ quản lý và năng lực của công nhân viên còn hạn chế nên chưa
thực sự làm chủ được máy móc hiện đại, vẫn còn sử dụng sức lao động của con
người là chủ yếu, và thực sự các chính sách kinh tế chưa khuyến khích được
người lao động.
II- PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CAO SƠN
1.Xác định nhiệm vụ cụ thể và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng
người lao động
1.1.Xác định mục tiêu hoạt động của công ty và làm cho người lao động hiểu
rõ mục tiêu đó
8

8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Công ty tổ chức đại hội công nhân viên chức mỗi năm một lần. Đại hội
CNVC báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của năm đó và quyết định các vấn
đề: phương hướng phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, nội quy công ty…
trong năm tới, các quyết định này phải có trên 50% tổng số người dự họp tán
thành mới có giá trị.
Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng trong năm được công khai
trên bảng tin và tất cả các phòng ban, công trường, đội sản xuất nhằm thông báo
đến từng người lao động biết được mục tiêu hoạt động của công ty.
Chính sách chất lượng của công ty:
- Đầu tư đổi mới ứng dụng KHKT tiên tiến vào phục vụ sản xuất nhằm
đáp ứng chỉ tiêu kế hoạch, thoã mãn yêu cầu của khách hàng về chất lượng, số
lượng, giá cả.
- Với đội ngũ cán bộ công nhân viên trưởng thành, nhiều năm trong nghề.
Ban lãnh đạo công ty luôn chú trọng xây dựng phát triển lực lượng trí thức,
nâng cao bồi dưỡng tay nghề cho lực lượng lao động.
- Tạo dựng môi trường lao động, tạo cơ hội cho cá nhân được phát huy sở
trường, năng lực làm việc và không ngừng nâng cao thu nhập cho toàn bộ cán
bộ CNV.
- Khai thác và cung ứng cho khách hàng 3.111tấn than có chất lượng
tốt.
- Soạn thảo, bổ sung, hiệu chỉnh, in ấn, phát hành nội bộ giáo trình nghề
và nâng cao tay nghề cho đội ngũ thợ của công ty ( xúc, gạt, ô tô, khoan…)
- Mở lớp tập huấn ngắn ngày cho đội ngũ an toàn viên từ 80- 100 học
viên nhằm làm tốt công tác an toàn lao động cũng như phòng chống cháy nổ.
Duy trì và liên tục đổi mới hệ thống quản lý chất lượng AK theo chủng
loại than khách hàng yêu cầu. Định kỳ hàng quý đánh giá để có biện pháp cần
9
9

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thiết tương thích với tình hình, làm cho hệ thống chất lượng ngày càng hoàn
thiện.
- Duy trì thực hiện tốt bữa ăn 3 ca cho CBCNV đảm bảo sức khoẻ phục
vụ tốt sản xuất.
Công ty đã rất chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng lao
động và chất lượng cuộc sống cho người lao động. Đây là một chính sách chú ý
thúc đẩy người lao động rất lớn vì thể hiện mục tiêu đáp ứng các nhu cầu về thu
nhập, nhu cầu hoàn thiện mình, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu hội nhập… của
người lao động. Để thực hiện chính sách chất lượng công ty đề ra mục tiêu chất
lượng hàng năm cho từng chủng loại than theo quy định của Tập đoàn than và
quy định quốc tế cho mặt hàng tài nguyên này và thông báo cho người lao động
biết được từ đó có hướng phấn đấu và yên tâm với công việc.
1.2.Xác định nhiệm vụ cụ thể và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao
động
Muốn xác định nhiệm vụ cụ thể, tiêu chuẩn thực hiện công việc cho
người lao động thì phải tiến hành phân tích công việc.
Phân tích công việc ở công ty mới dừng lại ở mô tả công việc đối với lao
động quản lý chứ chưa đưa ra yêu cầu của công việc đối với người thực hiện và
các tiêu chuẩn thực hiện công việc cụ thể mà chỉ có tiêu chuẩn chung xét chọn
cán bộ kỹ thuật, tiêu chuẩn bậc thợ…
Để tăng cường công tác quản lý chất lượng sản xuất khai thác kinh doanh,
công ty qui định tiêu chuẩn xét chọn cán bộ kỹ thuật:
- Là những người có sức khoẻ tốt, chấp hành tốt nội quy, qui định về sản
xuất kinh doanh của công ty
- Có trình độ học vấn từ trung cấp đến đại học, có kinh nghiệm trong
chuyên môn kỹ thuật khai thác.
10
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

- Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, thường xuyên học hỏi để nâng cao ý thức
trong công tác kiểm tra an toàn lao động và chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu
tốt nhất.
Tiêu chuẩn đối với bậc thợ của công ty:
- Nắm vững các tiêu chuẩn về nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm.
- Phải tôn trọng kỷ luật lao động và chấp hành tốt các nội qui, qui chế của
Công ty.
- Trong cùng một ngành nghề công nhân bậc cao phải thành thạo, hiểu
biết việc làm của công nhân bậc thấp hơn.
Thời gian giữ bậc: Bậc 1 lên bậc 2 là 12 tháng
Bậc 2 lên bậc 3 là 24 tháng
Bậc 3 lên bậc 4 là 36 tháng
Bậc 4 lên bậc 5 là 48 tháng
Bậc 5 lên bậc 6 là 60 tháng
Bậc 7 từ 60 tháng trở lên
Như vậy Công ty đã có tiêu chuẩn riêng cho từng bậc thợ và trong từng
tiêu chuẩn đã được cụ thể, do đó việc đo lường trình độ cho công nhân được
chính xác. Điều này đã kích thích được người lao động nâng cao trình độ lành
nghề và nó ảnh hưởng tốt đến công tác tạo động lực cho người lao động. Người
lao động đã biết được khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của mình làm ở mức
độ nào và cần cố gắng những gì, cần khắc phục những yếu kém gì trong công
việc để hoàn thành công việc tốt hơn.
Qua phỏng vấn tìm hiểu động lực từ người lao động cho thấy 10% người
lao động hoàn toàn rõ, 12,5% hiểu rất rõ, 70% hiểu rõ, 7,5% hiểu không rõ và
0% hoàn toàn không rõ yêu cầu nhiệm vụ của công việc mình phải thực hiện.
Đây là kết quả có tác dụng tạo động lực to lớn cho người lao động. Tuy nhiên
11
11

×