Tải bản đầy đủ (.ppt) (151 trang)

Slide các hệ sinh thái rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.01 MB, 151 trang )

HỆ SINH THÁI
RỪNG NGẬP MẶN


Rừng ngập mặn là gì?
RNM là kiểu rừng phát triển trên
vùng đất lầy, ngập nước mặn ở
vùng cửa sông, ven biển…
RNM là tổ hợp cây, con mang
tính chất vùng triều bao phủ lên bờ
biển nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Rừng ngập mặn được mô tả rất
khác nhau “rừng ven biển”, “rừng
triều”, và “rừng ngập mặn”.
Rừng ngập mặn ở mũi Cà Mau


1 Các nhân tố sinh thái cơ bản hình thành RNM
a. Khí hậu
• Nhiệt độ không khí ảnh hưởng đến sinh trưởng, số lượng cá thể, loài và
kích thước cây.


Lượng mưa cũng ảnh hưởng đến số loài và sự phân vùng của rừng
ngập mặn.



Gió là nhân tố tác động tới sự phân bố của thực vật ngập mặn.



1 Các nhân tố sinh thái cơ bản hình thành RNM
b. Nền bùn:
Đất bùn mềm là thích hợp nhất đối với sự phát triển của rừng ngập mặn.
c. Nước mặn:
Nồng độ muối vừa phải là điều kiện tiên quyết cho cây sinh trưởng tốt. Hầu
hết các cây ngập mặn đều sinh trưởng tốt ở nước có độ mặn từ 25% đến 50%.


1 Các nhân tố sinh thái cơ bản hình thành RNM
d. Biên độ triều:
Biên độ triều càng rộng thì
thành phần các quần xã
rừng ngập mặn càng phong
phú.


1 Các nhân tố sinh thái cơ bản hình thành RNM
e. Các dòng hải lưu:
Các dòng hải lưu là nhân tố chính giúp cho việc phát tán quả, hạt và trụ
mầm dọc theo các vùng ven biển.
f. Bờ biển nông
Cây ngập mặn chỉ mọc được trên đất ngập triều khá nông, bởi vì cây con
không thể cố định được trong nước sâu và bộ phận phía trên của cây cũng
không thể ngập nước sâu được.


Hình: rễ hô hấp cây mắm
Hình: rễ chân nôm



2. Phân bố RNM trên thế giới và Việt Nam
1)

Trên thế giới:
Hơn 100 quốc gia trên thế giới có tổng diện tích RNM khoảng
181.000 Km (Spalding, 1997 trích dẫn bởi Macintosh, 2002).
Khu vực Nam và Đông Nam Châu Á chiếm diện tích rừng ngập mặn
lớn nhất khoảng 42%


Bảng 1: Diện tích RNM chia theo khu vực
Khu vực
Nam và Đông Nam Châu Á

Diện tích rừng ngập mặn
(km2)
75,173

CHâu Mỹ

49,096

Tây Phi

27,999

ustralia

18,789


Đông Phi Và Trung Phi

10,024

Tổng diện tích

181,077

(Nguồn Spalding, 1997; trích dẫn bởi Macintosh, 2002)


2. Phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam


Khoảng 150.000 ha dọc theo bờ biển.


Riêng ĐBSCL hiện có gần 100.000 ha rừng ngập mặn. tập trung ở
các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang,
Long An.
Hệ thực vật rừng ngập mặn vùng ĐBSCL có 98 loài cây rừng. Hiện độ
che phủ của rừng ngập mặn tại ĐBSCL chỉ đạt 10% diện tích tự nhiên.


2. Phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam
GS. Phan Nguyên Hồng (1993) đã công bố 77 loài cây ngập mặn thuộc 2
nhóm :


Nhóm 1: có 35 loài cây ngập mặn thuộc 20 chi của 16 họ, nhóm này

thường được gọi là cây ngập mặn “thực thụ”.



Nhóm 2: có 42 loài thuộc 36 chi của 28 họ, nhóm này bao gồm các loài
cây “gia nhập” rừng ngập mặn thường ở các rừng thứ sinh và rừng
trồng trên đất cao.`


2. Phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam

Sự phân bố địa lý rừng ngập mặn cũng có
sự khác nhau giữa miền Nam và miền Bắc: ở
miền Nam có 69 loài, trong khi ở miền Bắc chỉ
có 34 loài.


2. Phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam
Theo Phan Nguyên Hồng, rừng ngập mặn Việt Nam chia làm 4
khu vực:
• Khu vực 1: ven biển Đông Bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn
• Khu vực 2: ven biển đồng bằng Bắc Bộ, từ mũi Đồ Sơn đến cửa Lạch
Trường
• Khu vực 3: ven biển miền Trung, từ cửa Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu.
• Khu vực 4: ven biển Nam Bộ, từ mũi Vũng Tàu đến Hà Tiên


3. VAI TRÒ CỦA RNM

 Đối với nền kinh tế

 Đối với tài nguyên thiên nhiên
 Đối với khí hậu, diện tích đất, phòng
chống thiên tai
 Đối với du lịch


1 Đối với nền kinh tế:
 Vật liệu xây dựng → cột nhà, giàn giáo,…
 Nguồn than củi → giá trị cao
 Củi đốt → sinh hoạt
 Dược liệu → cứu người
 Nguồn lợi thủy sản (cá, tôm, cua,…) → kế
sinh nhai.


1. Đối với nền kinh tế
sử dụng trong công nghệ dược phẩm:

Quả và hoa cây bần chua
Vỏ và lá cây bần chứa nhiều chất tanin, vị chát, có tác dụng cầm
máu, tiêu viêm, giảm đau…


1. Đối với nền kinh tế

Quả cây mắm
Vỏ thân và rễ mắm chứa 2,5-3% tanin, vị chát dùng để trị các
bệnh ngoài da.



1. Đối với nền kinh tế

• Là một nguồn thực
phẩm và nguyên liệu
quan trọng.
Thu hoạch tôm sú ở Cà Mau

Cua xe tăng


1. Đối với nền kinh tế

• Nông nghiệp: Lá của những cây RNM dùng làm nguồn phân xanh trong sản
xuất nông nghiệp...


2. Đối với tài nguyên thiên nhiên



Đảm bảo cho HST ven biển phát triển
lành mạnh.



Cung cấp dinh dưỡng cho môi trường
biển, hỗ trợ các loài thủy sinh lượng
thực phẩm phong phú.

Rừng ngập mặn ở Bạc Liêu



2. Đối với tài nguyên thiên nhiên
• Rừng ngập mặn có nhiều
thức ăn cho động vật nên
có nhiều loài động vật quý
như hươu, nai, báo, cá
sấu, rắn, kỳ đà, trước đây
thường có nhiều ở Cà Mau
.
• Là nơi thu hút nhiều loài
chim nước và chim di cư
tạo thành các sân chim
lớn.

Bầy chim bồ nông ở Năm Căn – Cà Mau


Cá sấu trong rừng ngập mặn
Vàm Sát
Đảo khí ở rừng ngập mặn Cần Giờ


2. Đối với tài nguyên thiên nhiên
• Là nơi bảo vệ các động vật
khi nước triều dâng và sóng
lớn.
• Là vườn ương trung gian để
tạo ra các quần xã cá trong
các rạn san hô phát triển

lành mạnh và đông đảo
hơn.


2. Đối với tài nguyên thiên nhiên
Rừng ngập mặn hạn chế
xâm nhập mặn. Nhờ có
nhiều kênh rạch cùng
với hệ rễ cây chằng chịt
trên mặt đất làm giảm
cường độ của sóng nên
hạn chế dòng chảy vào
nội địa khi triều cường.
Rừng ngập mặn ở Cần Giờ


3. Đối với môi trường


Là nhà máy sinh học khổng lồ, nó không chỉ hấp thu khí
CO2 do hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải ra, mà
còn sinh ra một lượng oxy rất lớn làm cho bầu không khí
trong lành.



RNM có tác động đến điều hòa khí hậu trong vùng. Là tác
nhân làm cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa
và biên độ nhiệt. Có nơi sau khi rừng ngập mặn bị phá
hủy, tốc độ gió của khu vực tăng lên đột ngột, gây ra hiện

tượng sa mạc hóa do cát di chuyển vùi lấp kênh rạch và
đồng ruộng.


×