Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

tiểu luận đặc điểm bệnh lý học bệnh tai xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.15 KB, 7 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA CHĂN NUÔI THÚ Y

TIỂU LUẬN BỆNH LÝ THÚ Y
“ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ HỌC BỆNH TAI XANH”

Họ Và Tên Học Viên: Trần Thị Minh Thuần
Lớp: Cao Học Thú Y K10

-Gia Lai, tháng 5 năm 2016-


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) hay còn gọi là
dịch tai xanh được phát hiện trên đàn lợn nhập từ Mỹ vào các tỉnh phía Nam
năm 1997. Tháng 3/2007, tại 7 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng sau đó, ở các
tỉnh miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long. Trong năm 2012, tổng số lợn mắc
bệnh là 90.688, tổng số chết là 14.065 con, tổng số lợn phải tiêu hủy là 51.761
con. Theo báo cáo ngày 25/6/2013 của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) dịch tai xanh
tuy không bùng phát mạnh mẽ nhưng vẫn xuất hiện rải rác tại một số tỉnh trong
khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 5, đã làm chết và tiêu hủy hơn 6000 con
lợn. Nguy cơ dịch nổ ra ở bất cứ địa phương nào. Việc chẩn đoán bệnh chính
xác, kịp thời để đưa ra chiến lược phòng biện hiệu quả là việc làm rất cần thiết.
II. NỘI DUNG
2.1 Căn nguyên gây bệnh.
Bệnh heo tai xanh (blue ear disease), trong y văn được gọi là Hội chứng
rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo (Porcine Reproductive and Respiratory
Syndrome ? PRRS), được xác nhận lần đầu tiên ở Mỹ giữa những năm 1980,
căn nguyên của bệnh được phân lập và xếp loại là virút Lelystad thuộc họ
Togaviridae vào năm 1991.



Vi rút gây bệnh có cấu trúc ARN thuộc giống
Arterivi rút, họ Arteriviridae, bộ Nidovirales
2.2 Đặc điểm bệnh lý học bệnh tai xanh.
a) Triệu chứng:
Biểu hiện đặc trưng của bệnh tai xanh là các rối loạn sinh sản trên heo nái
và rối lọan hô hấp trên heo con và heo lứa. Biểu hiện bệnh trầm trọng hay nhẹ
tùy thuộc vào: độc lực virus, tuổi, nhiễm lần đầu hay lần sau, tình trạng sức
khỏe-sức đề kháng của heo, cách chăm sóc, quản lý,…
* Heo nái:
2


- Sốt nhẹ (40-41oC), biếng ăn, lười uống.
- Hai chân sau yếu, da chuyển màu hồng đến đỏ, tai chuyển màu tím xanh.
- Ho và có các biểu hiện hô hấp như thở khó, thở nhanh, thở bụng, chảy
mũi.
Quan trọng nhất là đàn nái có các biểu hiện rối loạn sinh sản:
- Tăng tỉ lệ động dục lại sau khi phối giống 21-35 ngày.
- Khoảng 10-15% nái đẻ non trong 4 tuần đầu.
- Tăng tỉ lệ sẩy thai vào giai đoạn cuối.
- Khô thai, thai chết non tăng đến 30%.
- Heo con sinh ra yếu ớt, .
- Nái nuôi con mất sữa, viêm vú.
- Không lên giống hoặc lên giống lại chậm sau khi cai sữa heo con.
- Tỉ lệ chết có thể đến 10% (nếu không bị bội nhiễm).

Hình ảnh: heo nái sốt cao, đờ đẫn, hôn mê

Hình ảnh: Mắt có nhiều ghèn nâu đóng quanh mắt


3


Hình ảnh: Heo nái sẩy thai muộn, thai chết non
* Heo con theo mẹ:
- Gầy yếu, sức sống thấp, tỉ lệ chết 30-50% trong 3-4 tuần đầu.
- Heo con lờ đờ, tiêu chảy, viêm phổi, thở khó, thở gấp, sưng mí mắt và
kết mạc mắt, có nhiều ghèn nâu đóng quanh mí mắt, loạng choạng, bẹt chân.
- Trên da có những vết phồng rộp, vỡ ra gây nhiễm trùng.

Hình ảnh: Heo con đẻ ra yếu, chết sớm.

4


Hình ảnh: Heo có biểu hiện tai màu tím xanh

Hình ảnh: Heo thở khó
* Heo cai sữa và heo lứa:
- Một số con biếng ăn , lông cứng, xù xì, chậm lớn, lớn không đồng đều.
- Tai lạnh, nhưng đo thân nhiệt thấy sốt nhẹ, chân sau yếu, đi loạng
choạng.
- Da chuyển màu hồng đỏ, tai tím xanh.
- Ho, thở nhanh, hắt hơi.
- Tỉ lệ chết 12-15%, đa số bị bội nhiễm các bệnh khác tỉ lệ chết tăng cao
đến 100%.

Hình ảnh: Heo bệnh ban đầu sốt đỏ ửng toàn thân


5


Hình ảnh: Chảy nước mũi và tai xanh
* Heo đực giống: sốt, biếng ăn, có biểu hiện về hô hấp, lờ đờ, mất tính hăng,
lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém, số con/ổ thấp. Da bìu dái đỏ. Dịch hoàn
sưng to trong những ngày đầu, về sau không đều một bên to bên nhỏ
b) Bệnh tích
* Bệnh tích đại thể:
- Phổi xuất huyết tạo ra các đám, các mảng loang lổ, hình dạng phổi bẹp
áp sát vào khung sườn, rìa phổi có dịch nhầy đặc giống như đờm, mặt cắt phổi
có mủ, nhiều lợn bệnh có bệnh tích viêm phổi dính sườn.
- Bệnh tích ở tim: Màng bao tim có hiện tượng viêm dính, xoang ngực có
chứa nhiều dịch trắng đục. Hình thái tim bẹp, cơ tim nhão.
- Bệnh tích ở gan: Nhiều con có biểu hiện gan khác thường, gan hơi to,
trên bề mặt có các mảng đen.
- Bệnh tích ở ruột và hạch màng treo ruột: Ruột lợn bệnh bị xuất huyết ở
nhiều đoạn khác nhau, tuy nhiên bệnh tích nặng nhất là ở hạch màng treo ruột.
Sự xuất huyết hoặc tụ huyết làm cho hạch ruột vằn vện giống đá hoa cương.
Bệnh tích này hay nhầm với bệnh tích của bệnh dịch tả lợn.
- Bệnh tích ở lách và thận: Lách lợn bệnh thường dai chắc, sần sùi và tím
tái. Thận xuất huyết lấm chấm giống đầu đinh ghim, khi bổ đôi thận thấy các bể
thận xuất huyết rất nặng. Nếu chỉ quan sát bệnh tích ở lách, thận và hạch màng
treo thì chúng ta sẽ nhầm với bệnh dịch tả lợn.
* Bệnh tích vi thể của lợn mắc PRRS
- Bệnh lý vi thể ở phổi: hạch phổi và hạch amidan sung huyết và xuất
huyết. Các phế nang chứa đầy dịch rỉ viêm.
6



- Lách là khí quan bị tổn thương nặng sau phổi. Trên tiêu bản giải phẫu
bệnh của lách, thể hiện hầu hết các bệnh lý tế bào, đặc biệt là sự tăng sinh và
thoái hóa tế bào ở mức độ rất cao.
- Ở thận sung huyết và xuất huyết.
- Đối với gan thì biến đổi vi thể không rõ ràng, đôi chỗ chỉ thấy hiện
tượng sung huyết hoặc thoái hóa tế bào.
- Bệnh lý vi thể của tim: có hiện tượng thoái hóa tế bào ở mức độ tương
đối cao.
- Hạch ruột chính là nơi có nhiều bệnh tích rõ rệt. Hiện tượng xuất huyết,
sung huyết, tăng sinh tế bào, tăng sinh nang lympho đều có tỷ lệ rất cao.
2.3. CÁC BỆNH KẾ PHÁT Ở LỢN KHI BỊ BỆNH TAI XANH
* Trường hợp ghép bệnh phó thương hàn
- Sốt cao nhưng tai lạnh
- Lúc đầu phân lổn nhổn như viên bi, quả táo
- Về sau tiêu chảy phân có thể có máu, thối khắm, vàng bột như cám
- Tím mõm ,tím tai, tím bốn chân
* Trường hợp ghép bệnh tiêu chảy do E.coli:
- Thường gặp ở lợn con theo mẹ hoặc mới cai sữa
- Lợn không sốt, tiêu chảy phân trắng, vàng nhạt
- Nôn mửa, mất nước, da khô, lông xù, gầy yếu.
* Trường hợp ghép với bệnh sưng mặt phù đầu do E.coli:
- Lợn không sốt
- Sưng phù mí mắt, phù mặt, vùng hầu
- Đi đứng loạng choạng , bốn chân choãi dang rộng hoặc đi xoay vòng
- Tiếng kêu khàn, èng ẹc
- Lúc gần chết: nằm bốn chân dẫy đạp liên tục ở tư thế bơi
* Trường hợp ghép với bệnh do Streptococcus suis:
- Sốt, mất thăng bằng, đi khập khiễng, uốn người ra phía sau, hoặc liệt
- Khớp có thể sưng to
- Xung huyết dưới da làm da chuyển màu tím lốm đốm, lúc đầu ở tai sau

đó đến mông, 4 chân…
* Trường hợp ghép với bệnh viêm da do Staphylococcus aureus
- Da nổi nhiều nốt mụn, có nước hoặc mủ
- Các nốt này vỡ ra, gây lở loét, nung mủ
III. KẾT LUẬN
Bệnh tai xanh là bệnh do virus gây ra, nhưng lợn chết chủ yếu là do vi
khuẩn bội nhiễm. Cho nên nếu có biện pháp phòng bệnh tốt và khống chế kịp
thời, đúng cách sẽ hạn chế tối đa thiệt hại do bệnh gây ra.
7



×