Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Lời chào trong giao tiếp tiếng việt thể hiện qua một số tác phẩm văn học việt nam từ 1945 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.59 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ TẠO ĐẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN HỒNG HẠNH

LỜI CHÀO TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT
THỂ HIỆN QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC
VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

1. PGS.TS. Đặng Thị Hảo Tâm
2. TS. Vũ Tiến Dũng

SƠN LA - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ cơng
trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Hồng Hạnh



LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Tiến Dũng Trường Đại học Tây Bắc, PGS. TS Đặng Thị Hảo Tâm - Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội - những người đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học
Tây Bắc và các thầy giáo, cô giáo Khoa Ngữ văn của nhà trường, những thầy
cơ giáo đã tận tình giảng dạy, quan tâm, tạo mọi điều kiện cho em trong quá
trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Đồng thời, tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các đồng chí Lãnh đạo
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu đã quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi được tham gia học tập lớp Thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, các đồng
nghiệp đang công tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo Lai Châu, những người đã
ủng hộ, giúp đỡ tơi tận tình trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận
văn Thạc sĩ.
Sơn La, ngày 03 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................... 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ...................................................................................... 2
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................... 3
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN ..................................... 4
5. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN...................................................................... 4
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU .................. 5
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .................................................................. 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................... 8
1.1. HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ ................................................................... 8
1.1.1. Định nghĩa về hành động ngôn ngữ .................................................... 8
1.1.2. Các loại hành động ngôn ngữ ............................................................. 8
1.1.3. Hành động chào và tiếp nhận lời chào ............................................. 15
1.2. LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP ........................................................... 15
1.2.1. Khái niệm lịch sự .............................................................................. 15
1.2.2. Quan điểm lịch sự của R.Lakoff ........................................................ 16
1.2.3. Quan điểm lịch sự của Leech ............................................................ 17
1.2.4. Quan điểm lịch sự của P.Brown và S.Levinson ................................ 19
1.3. LỊCH SỰ TRONG TIẾNG VIỆT ......................................................... 20
1.3.1. Việc nghiên cứu về lịch sự trong tiếng Việt ...................................... 20
1.3.2. Các xu hướng nghiên cứu về lịch sự trong tiếng Việt ....................... 21
1.4. PHONG CÁCH CHỨC NĂNG ............................................................ 21
1.4.1. Sự phân loại các phong cách chức năng của hoạt động lời nói
trong tiếng Việt ............................................................................................ 21
1.4.2. Phong cách sinh hoạt hằng ngày và lời chào trong phong cách
sinh hoạt hằng ngày .................................................................................... 22
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 26


Chương 2: NGHI THỨC CHÀO HỎI TRONG GIAO TIẾP CỦA
NGƢỜI VIỆT ................................................................................................ 27
2.1. KHÁI NIỆM LỜI CHÀO ...................................................................... 27
2.2. NGHI THỨC CHÀO TRONG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA
NGƢỜI VIỆT ............................................................................................... 27
2.2.1. Chào bằng cúi đầu và hơi cúi lưng ................................................... 28
2.2.2. Chào bằng cách giơ tay lên cao........................................................ 29
2.2.3. Chào bằng cách gật đầu ................................................................... 30
2.2.4. Chào bằng cách khoanh tay vòng trước ngực và hơi cúi đầu .......... 30

2.2.5. Chào bằng cách chắp tay trước ngực, cúi đầu ................................. 30
2.2.6. Chào bằng cách bắt tay .................................................................... 31
2.2.7. Chào bằng cách ôm hôn.................................................................... 33
2.2.8. Chào bằng cách mỉm cười ................................................................ 33
2.2.9. Chào qua ánh mắt, nụ cười ............................................................... 34
2.2.10. Chào kiểu lực lượng vũ trang ......................................................... 35
2.3. ĐẶC TRƢNG VĂN HĨA VÀ NGƠN NGỮ CHÀO HỎI CỦA
NGƢỜI VIỆT ................................................................................................ 35
2.3.1. Về văn hóa ......................................................................................... 35
2.3.2. Về ngơn ngữ ...................................................................................... 39
2.4. CẤU TRÚC LỜI CHÀO TIẾNG VIỆT............................................... 45
2.4.1. Lời chào tường minh ......................................................................... 45
2.4.2. Lời chào nguyên cấp ......................................................................... 47
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 52
Chương 3: CÁC KIỂU LỜI CHÀO CỦA NGƢỜI VIỆT TRONG
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP .......................................................................... 53
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT, PHÂN LOẠI TƢ LIỆU ............................... 53
3.1.1. Khảo sát ............................................................................................ 53
3.1.2. Phân loại ........................................................................................... 53


3.2. LỜI CHÀO MỞ THOẠI ....................................................................... 54
3.2.1. Lời chào mở thoại trực tiếp .............................................................. 54
3.2.2. Lời chào mở thoại gián tiếp .............................................................. 65
3.3. LỜI CHÀO KẾT THOẠI...................................................................... 92
3.3.1. Lời chào kết thoại khơng có yếu tố tình thái ..................................... 93
3.3.2. Lời chào kết thoại có yếu tố tình thái................................................ 98
3.4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LỜI CHÀO TỪ SAU 1975 ĐẾN NAY .............. 99
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 105
KẾT LUẬN .................................................................................................. 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Ở bất cứ nơi nào và trong bất cứ tình huống giao tiếp ngơn ngữ nào
của con người, thì nghi thức giao tiếp đầu tiên bao giờ cũng bằng phát ngôn
chào. Lời chào có giá trị mở thoại hoặc kết thoại là hành động đặc trưng bằng
ngôn ngữ của con người. Tuy nhiên, mỗi dân tộc đều có những hình thức chào
riêng của mình, mang những giá trị văn hóa riêng. Điều đó thể hiện đặc trưng
ngơn ngữ - văn hóa - tư duy của mỗi dân tộc. Với các quốc gia phương Đơng,
vốn chịu ảnh hưởng của Nho giáo thì văn hóa chào càng được coi trọng. Cũng
như nhiều quốc gia khác trong khu vực châu Á, người Việt Nam rất coi trọng
văn hóa chào.
1.2. Ở Việt Nam, lời chào có vị trí hết sức quan trọng. Đối với người
Việt Nam lời chào là nghi thức lời nói lịch sự mở đầu mọi cuộc hội thoại, bắt
đầu của mọi quan hệ giao tiếp, thậm chí quyết định đến sự tồn tại hay phát
triển của những mối quan hệ đó:
Năng mưa thì giếng năng đầy
Năng liếc năng sắc, năng chào năng quen.
Bất cứ người Việt Nam nào cũng thấm nhuần triết lý ứng xử của ông
cha qua câu tục ngữ “lời chào cao hơn mâm cỗ”.
Là sản phẩm của nền văn hóa Việt, lời chào thể hiện rõ nét bản sắc của
nền văn hóa đã sản sinh ra nó. Văn hóa chào của người Việt phản ánh phần
nào cốt cách, tâm hồn con người Việt. Lời chào của người Việt rất sinh động,
phong phú cả về hình thức và nội dung qua các thời kì phát triển của lịch sử
dân tộc.
1.3. Cũng như những ngôn ngữ khác trên thế giới, lời chào của người
Việt trong giao tiếp thuộc về nghi thức lời nói, thể hiện rõ lịch sự, tôn trọng,
khiêm nhường của những người tham gia giao tiếp. Theo dòng lịch sử phát

1


triển của dân tộc, lời chào của người Việt rất linh hoạt, phong phú khi được sử
dụng trong giao tiếp và chịu sự tác động của không gian, thời gian, hoàn cảnh
xã hội. Văn học Việt Nam đã phản ánh văn hóa của người Việt trong đó có
văn hóa chào hỏi. Qua mỗi thời kỳ lịch sử, văn hóa chào hỏi của người Việt
Nam đã có sự thay đổi cho phù hợp với bối cảnh xã hội và thể chế chính trị.
Từ những lý do trên, chúng tơi đã lựa chọn đề tài: “Lời chào trong
giao tiếp tiếng Việt thể hiện qua một số tác phẩm văn học Việt Nam từ
1945 đến nay”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Hành động chào đã xuất hiện trong tất cả các ngơn ngữ được hình
thành trong quá trình giao tiếp của con người. Việc nghiên cứu hành động
chào của mỗi ngôn ngữ cũng đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan
tâm, nghiên cứu. Với tiếng Việt, việc nghiên cứu về hành động chào mời
trong những năm gần đây đã có sự quan tâm nghiên cứu của một số nhà
nghiên cứu về ngôn ngữ như: Luận án PTS của tác giả Phạm Thị Thành (năm
1995), “Nghi thức lời nói tiếng Việt qua các phát ngôn: chào, cám ơn, xin lỗi”
đã chia phát ngôn chào thành hai loại: chào một cách tường minh - phát ngơn
có động từ “chào”, chào một cách hàm ẩn - phát ngơn khơng có động từ
“chào”; tác giả Vũ Tiến Dũng với nghiên cứu “Lời chào với từ chào và lời
mời với từ mời và tính lịch sự Việt Nam” (1997) đã chỉ ra một số cấu trúc của
lời chào, lời mời gắn với ứng xử lịch sự của người Việt… Năm 2000, "Các
biểu thức ngữ vi của hành vi chào hỏi trong hát phường vải Nghệ Tĩnh" của
tác giả Ngô Văn Cảnh, "Hành vi chào hỏi trong hội thoại tiếng Anh và tiếng
Việt" của tác giả Nguyễn Thủy Minh đã thu hút nhiều sự chú ý của các nhà
ngôn ngữ học. Năm 2006 có ba cơng trình đáng chú ý và đi sâu nghiên cứu là
"Nghiên cứu đối chiếu lời chào hỏi trong tiếng Hàn và tiếng Việt" của tác giả
Hồng Thị Yến, “Nghiên cứu văn hóa Việt - Pháp thông qua hành vi ngôn


2


ngữ chào hỏi” của tác giả Nguyễn Vân Dung và bài nghiên cứu của thạc sĩ
Nguyễn Thị Hồng Ngân đã nêu một số cấu trúc lời chào của người Việt. Gần
đây nhất, năm 2011, tác giả Nguyễn Thị Thu Hương với cuốn “Lời chào
không nghi thức trong giao tiếp thông thường của người Việt”.
Nhìn chung, các đề tài đều đi vào nghiên cứu từng hành vi ngôn ngữ
chào hỏi trên các phương diện cấu trúc - ngữ nghĩa gắn với văn hóa giao tiếp
của từng cộng đồng dân tộc.
Trong các nghiên cứu trên, các tác giả đã tìm hiểu sâu sắc về các hình
thức chào mời trong tiếng Việt được sử dụng trong quá trình giao tiếp. Tuy
nhiên do mục đích nghiên cứu khác nhau nên kết quả của mỗi cơng trình
nghiên cứu đều khác nhau. Từ những nghiên cứu của các nhà nghiên cứu
trước đây so với thực tế hiện nay, lời chào trong quá trình giao tiếp của người
Việt đã có sự biến đổi nhất định khi mà đất nước chúng ta đang hội nhập với
thế giới. Tác giả luận văn lựa chọn nghiên cứu vấn đề này trên cơ sở thừa
nhận kết quả nghiên cứu của các tác giả đã nghiên cứu trước đó và bước đầu
tìm hiểu sự biến đổi của lời chào trong tiếng Việt từ năm 1945 đến nay.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những lời chào trong một số tác
phẩm văn học Việt Nam từ 1945 đến nay và những lời chào trong giao tiếp
thường ngày của người Việt. Luận văn quan tâm nghiên cứu, khảo sát các
hành động chào được biểu hiện bằng ngôn từ. Các hành động chào biểu hiện
chào bằng các yếu tố phi lời (điệu bộ, cử chỉ như: bắt tay, mỉm cười, ra hiệu,
nháy mắt, gật đầu…tạm thời chưa có điều kiện nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu là nghiên cứu lời chào với tư

cách là một nghi thức lời nói được biểu hiện qua những lời thoại trong các tác

3


phẩm văn học (và có tìm hiểu thêm lời chào trong đời sống thường ngày của
người Việt Nam); bước đầu tìm hiểu về sự biến đổi của lời chào theo thời
gian từ 1945 đến nay.
4. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
4.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là tìm hiểu sự thể hiện của lời chào, những biến
đổi của lời chào trong các tác phẩm văn học, trong đời sống giao tiếp thường
ngày của người Việt Nam.
4.2. Nhiệm vụ
Từ mục đích trên, luận văn hướng tới giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu lý thuyết về lời chào trong giao tiếp tiếng Việt.
- Khảo sát chỉ ra cấu trúc, cách thức thể hiện lời chào bằng yếu tố ngôn
ngữ trong một số tác phẩm văn học Việt Nam từ 1945 đến nay và trong đời sống
giao tiếp thường ngày.
- Bước đầu chỉ ra sự biến đổi trong lời chào của người Việt thể qua một
số tác phẩm văn học Việt Nam từ 1945 đến nay và trong đời sống giao tiếp
thường ngày.
5. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
5.1. Ý nghĩa lí luận
- Về mặt lý luận, luận văn góp phần hình thành cách hiểu linh hoạt về
hành động chào trong hoạt động giao tiếp; góp phần giáo dục thế hệ trẻ biết
cách chào hợp với nghi thức văn hóa giao tiếp của người Việt.
- Giúp cho người tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa Việt Nam nắm được
những nét đặc trưng trong lời chào, những biến đổi của lời chào trong giao
tiếp tiếng Việt. Từ đó, họ có cái nhìn đầy đủ về văn hóa chào hỏi của người

Việt cũng như những bản sắc văn hóa Việt Nam ở hành động ngôn ngữ chào.

4


5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu nếu có tính khả chấp góp phần làm phong phú thêm
vốn hiểu biết về văn hóa chào hỏi trong tiếng Việt. Và qua đó, luận văn giúp
cho mọi người tiếp nhận và sử dụng lời chào trong tiếng Việt một cách có
hiệu quả. Thông qua việc nghiên cứu sự biến đổi về lời chào, hình thức chào
của tiếng Việt, luận văn có thể cho thấy sự phát triển phong phú về văn hóa
chào của người Việt trong q trình phát triển giai đoạn từ 1945 đến nay.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn, chúng tôi đã nghiên cứu lựa chọn và sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu như: nhập vai giao tiếp, quan sát, khảo sát,
thống kê, miêu tả, phân tích, so sánh để đi đến những kết luận khoa học vững
chắc đáng tin cậy về sự biến đổi của lời chào trong giao tiếp tiếng Việt.
6.1.1. Phương pháp điền dã
Phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải trực tiếp tham gia vào
cuộc thoại trực tiếp trong quá trình giao tiếp đóng vai người chào, người được
chào. Trong cuộc thoại bản thân chủ động mở đầu cuộc giao tiếp để hướng tới
lời chào và nhận hồi đáp lời chào nhằm thu thập tư liệu. Chẳng hạn khi gặp
một hoặc một nhóm người, tơi sẽ có phát ngơn chào mở thoại hoặc kết thoại
bằng lời để kích thích hành động chào ở đối tượng giao tiếp. Từ đó hành động
chào và tiếp nhận lời chào sẽ được đối tượng giao tiếp thể hiện.
Phương pháp điền dã cũng đòi hỏi người nghiên cứu phải quan sát, nghe,
ghi chép lời chào mở thoại khi gặp mặt và lời chào khi kết thúc cuộc thoại.
6.1.2. Phương pháp khảo sát, thống kê
Hai phương pháp này được sử dụng trong việc khảo sát một số tác

phẩm văn học Việt Nam, thống kê các lời chào bằng yếu tố ngôn ngữ trong

5


giao tiếp của người Việt được tác giả sử dụng. Từ đó có cơ sở để phân loại lời
chào cũng như xác định cấu trúc của lời chào trong quá trình phát triển của xã
hội Việt Nam qua các thời kỳ.
6.1.3. Phương pháp miêu tả ngơn ngữ, phân tích diễn ngôn, so sánh
Trong luận văn người nghiên cứu quan tâm sử dụng việc miêu tả ngơn
ngữ, phân tích các lời chào qua nguồn ngữ liệu thu thập được để làm nổi bật
nội dung khoa học mà luận văn nghiên cứu.
So sánh lời chào của tiếng Việt với lời chào của một số ngôn ngữ khác
như: tiếng Anh, tiếng Pháp để chỉ ra đặc trưng riêng biệt của lời chào tiếng
Việt so với các ngôn ngữ khác.
6.2. Nguồn ngữ liệu
6.2.1. Nguồn ngữ liệu chủ yếu mà luận văn sử dụng là những lời chào
trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Các lời thoại này đã được gọt giũa theo ý
đồ của nhà văn nhưng nó vẫn khơng mất đi tính đặc trưng (tính cảm tính, tính cụ
thể, tính cảm xúc) và các chức năng (giao tiếp lí trí, tạo tiếp, cảm xúc) của phong
cách sinh hoạt hàng ngày dưới cách nhìn của phong cách chức năng.
6.2.2. Ngồi ra, luận văn còn sử dụng những ghi chép về hành động
chào trong hoạt động giao tiếp thường ngày của người Việt ở một số tỉnh: Lai
Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai và lời chào trong giao tiếp thông thường
của tiếng Anh, tiếng Pháp để từ đó so sánh, đối chiếu với các lời chào trong
các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại.
Đối với lời chào trong giao tiếp hằng ngày, luận văn thu thập ngữ liệu
bằng hình thức ghi âm, quan sát, nhập vai giao tiếp và ghi chép lại. Đồng thời
luận văn cũng tham khảo tư liệu từ một số kênh truyền hình của Đài truyền
hình Việt Nam.


6


7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn có
cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Những cơ sở lý thuyết chung.
Chương 2: Nghi thức chào hỏi trong giao tiếp của người Việt.
Chương 3: Lời chào của người Việt thể hiện qua một số tác phẩm văn học
từ 1945 đến nay.

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ
1.1.1. Định nghĩa về hành động ngơn ngữ
Khi chúng ta nói năng tức là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một
hành động đặc biệt mà phương tiện ngơn ngữ. Đó là hành động ngơn ngữ.
Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói khi nói. Khi
gặp một người quen ta nói: chào anh, chào chị, tức là chúng ta thực hiện hoạt
động chào. Khi ta cảm ơn, xin lỗi, sai khiến là chúng thực hiện hành động
cảm ơn, xin lỗi, sai khiến... Trong đời sống giao tiếp, chúng ta có thể nói
(hoặc viết) nhằm những đích nhất định: khuyên, hỏi, trần thuật, sai khiến, xin,
hứa, mời, chào, xin lỗi, cảm ơn, giải thích, phàn nàn...
1.1.2. Các loại hành động ngơn ngữ
J.L.Austin cho rằng có ba loại hành động ngôn ngữ lớn: hành động tạo
lời (Locutinonary act), hành động tại lời (Illocutionary act) và hành động

mượn lời (Perlocutionary act).
Hiện nay ở Việt Nam, chúng ta thấy có một số cách dịch khác nhau.
Đáng chú ý là các cách dịch cụm từ: Locutinonary act (hành động tạo lời,
hành động tại lời, hành động tạo ngôn); Illocutionary act (hành động ngoài
lời, hành vi ở lời, hành động trong lời, hành động tại lời, hành động ngôn
trung); Perlocutionary act (hành động mượn lời, hành vi mượn lời, hành động
sau lời, hành động xun ngơn). Luận văn khơng bình luận cách hiểu của các
nhà khoa học mà chỉ dẫn ra để người đọc biết và tham khảo và có thể sử dụng.
1.1.2.1. Hành động tạo lời
Hiểu một cách đơn giản, hành động tạo ra lời nói bằng những âm (hay
con chữ) theo những quy tắc ngữ pháp của một ngôn ngữ được gọi là hành

8


động tạo lời. Nói một cách rõ hơn, hành động tạo lời là hoạt động sử dụng các
yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ theo một quan hệ cú
pháp thích hợp thành các câu... để tạo ra một phát ngơn có nghĩa phù hợp về
hình thức và nội dung của một cộng đồng ngơn ngữ nào đó. Như vậy, với
hành động tạo lời, người nói hình thành nên các biểu thức ngơn ngữ có nghĩa.
Hiểu theo hướng này, nếu gặp khó khăn trong việc phát âm các từ ngữ nào đó
(chẳng hạn người nói là người nước ngồi hoặc người nói bị ngắn lưỡi) hoặc
khơng tìm ra từ thích hợp, hoặc khơng nắm vững các quan hệ cú pháp để tổ
hợp từ ngữ thành câu mà nói rộng ra là tạo thành văn bản, thành diễn ngơn thì
người nói khơng hồn thành hành động tạo lời, khơng tạo ra các biểu thức có
nghĩa để phục vụ cho hoạt động giao tiếp mà người nói có ý định đặt ra.
Ví dụ: có một người nước ngồi nói tiếng Việt
1) Xin chao cac anh cac chi.
thì như vậy chưa được coi là là hành động tạo lời (vì phát âm khơng
đúng hệ thống ngữ âm tiêu chuẩn tiếng Việt) mà người nói hồn thành hành

động tạo lời phải nói là:
2) Xin chào các anh các chị!
Giả định có một sinh viên người Việt nói tiếng Pháp:
3) Je être étudiant. (Tôi là sinh viên - nam sinh viên)
thì anh ta chưa hồn thành hành động tạo lời. Hành động tạo lời phải là:
4) Je suis étudiant. (người nói là sinh viên nam)
hoặc giả định có một sinh viên người Việt nói tiếng Anh:
5) I be a student.
thì anh ta cũng chưa hoàn thành hành động tạo lời. Hành động tạo lời
phải là:
6) I am a student.
9


1.1.2.2. Hành động mượn lời
Hành động ngôn ngữ liên quan tới đích tác động của diễn ngơn là hành
động mượn lời (hành động xuyên ngôn). Hành động mượn lời là những hoạt
động mượn phương tiện ngơn ngữ, nói đúng hơn là mượn các phát ngôn để
gây ra một hiệu quả ngồi ngơn ngữ nào đó như biến đổi trong nhận thức,
trong tâm lí, trong hành động vật lí có thể quan sát được ở người nghe, người
nhận hoặc ở chính người nói.
Ví dụ: Khi Chủ tịch Hội đồng coi thi nói:
7) Tơi tun bố khai mạc kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 2 cấp tỉnh năm
học 2015-2106.
thì hành động tại lời là hành động tuyên bố khai mạc kỳ thi. Mọi người
tham dự buổi khai mạc kỳ thi lập tức trật tự, chờ đợi nghi thức tiếp theo của
buổi lễ. Cái giá trị này thuộc về hiệu quả của hành động mượn lời.
Có thể tìm hiểu thêm ví dụ sau để thấy được tính chất phức tạp của
hành động mượn lời.
8) Tại một Hội nghị giao ban giữa học kỳ ở tỉnh A, lãnh đạo Sở Giáo

dục và Đào tạo phát biểu: “ Trong năm học này Sở sẽ tiến hành tổ chức kiểm
tra kiến thức chuyên môn đối với giáo viên các cấp học để đánh giá thực chất
chất lượng đội ngũ nhà giáo của Ngành, từ đó có cơ sở bố trí, sắp xếp, sử
dụng nguồn nhân lực phù hợp, hiệu quả”.
Với tuyên bố trên, cán bộ quản lý và giáo viên của tỉnh A có những tâm
trạng rất khác nhau.
Đối với những người làm công tác quản lý có trách nhiệm thì coi đây là
một cơ hội để rà soát đội ngũ, nắm bắt chất lượng cụ thể của cán bộ, giáo viên
trong nhà trường để từ đó có phân cơng lao động với đội ngũ hiện có phù hợp
với năng lực sở trường của cán bộ, giáo viên; những giáo viên có tâm huyết,
có năng lực chun mơn nghiệp vụ vững vàng sẽ có tâm trạng tích cực vì qua

10


việc kiểm tra kiến thức sẽ củng cố được chuyên môn, năng lực sở trường,
đồng thời khẳng định được năng lực chun mơn của bản thân mình với đồng
nghiệp, với lãnh đạo cấp trên, mở ra cơ hội ở những vị trí làm việc tốt hơn, có
điều kiện thăng tiến trong công tác. Một bộ phận những cán bộ quản lý yếu,
ngại việc sẽ cảm thấy không hứng thú, thậm chí có tư tưởng phản đối vì việc
làm đó sẽ ảnh hưởng tới nguồn kinh phí, nhân lực, thời gian của đơn vị. Với
những cán bộ, giáo viên có chuyên mơn yếu, ngại khó, ngại đổi mới sẽ lo
lắng, sợ hãi vì khi bị kiểm tra sẽ bộc lộ sự yếu kém hạn chế về khả năng
chun mơn của mình, từ đó bị giảm uy tín, danh dự cá nhân với đồng nghiệp,
với lãnh đạo nhà trường và có thể bị điều động vị trí việc làm do khơng đáp
ứng được yêu cầu công tác.
1.1.2.3. Hành động tại lời (ở lời)
Hành động tại lời (hành động ngôn trung) là hành động mà đích của
nó nằm ngay trong việc tạo nên phát ngơn được nó nói (viết) ra. Chính cái
đích này phân biệt các hành động tại lời với nhau. Đó là những hành động

người nói thực hiện ngay khi nói năng. Hành động tại lời được thực hiện nhờ
hiệu lực giao tiếp của phát ngôn. Hiệu quả của chúng là những hiệu quả
thuộc ngơn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng
với chúng ở người nhận. Chẳng hạn, khi ta hỏi có đích là bày tỏ mong muốn
được giải đáp điều mà ta chưa biết hoặc cịn hồi nghi và mong được người
nghe trả lời; khi ta chào thì người nghe sẽ có hành động tương ứng là chào...
Thơng thường, nó lập thành một cặp thoại tương ứng: Chào - chào, hỏi - trả
lời, cầu khiến - chấp thuận (hoặc từ chối)... Đích của hành động tại lời được
gọi là đích tại lời và nếu đích đó được thoả mãn thì ta có hiệu quả tại lời.
Dấu hiệu của hiệu quả tại lời là lời hồi đáp của người tiếp nhận hành động
tại lời, tức người nghe.
Ví dụ:
9) Sp1: Cậu đã làm bài tập chưa?

11


Sp2: Rồi.
Hiệu quả của hành động tại lời trong ví dụ (9) thể hiện ở phát ngôn trả
lời của Sp2: Rồi.
Đặc điểm của hành động tại lời nói là có ý định (đích), có tính quy ước,
có thể chế mặc dù quy ước và thể chế không được diễn đạt hiển ngôn nhưng
mọi người trong cộng đồng ngôn ngữ vẫn tuân thủ một cách không tự giác.
Chẳng hạn, người Việt hỏi là thể hiện sự quan tâm và dần dần một số câu hỏi
được ước định trở thành lời chào giữa những người đã quen biết nhau. Ví như
khi ta gặp một người quen, ta biết họ đang trên đường đi chợ về, mang theo
rau, thịt, cá... ta vẫn hỏi:
10) Đi chợ về đấy à? hoặc: Mua nhiều đồ ăn vậy?
Hình thức các phát ngơn ở ví dụ (10) là câu hỏi nhưng đích của các
phát ngơn (10) là lời chào. Tùy thuộc vào hồn cảnh giao tiếp, có một số lời

mời mang tính xã giao của người Việt nhưng đích của các lời mời xã giao đó
trong một hồn cảnh giao tiếp cụ thể có thể là lời chào. Chẳng hạn, ta đến nhà
một người bạn quen nào đó và gia đình họ đang ăn cơm, chủ nhà mời khách:
11) Mời anh ăn cơm với gia đình.
thì đây chính là lời chào của chủ nhà khi có khách tới chơi. Việc nhận ra ý
định của người nói phụ thuộc vào từng tình huống giao tiếp, và có những tình
huống giao tiếp "độc nhất vơ nhị" thì cịn phụ thuộc vào sự trải nghiệm sống, sự
nhạy cảm của những người tham gia giao tiếp nữa. Có thể minh chứng thêm qua
ví dụ sau:
12) Tơi vừa mới pha một ấm trà ngon.
Phát ngôn trên, hoặc là để tạo ra một phán đốn hoặc là để mời chào
hoặc là để giải thích hay vì một mục đích giao tiếp nào đó. Những ý định như
vậy chỉ có những người tham gia trực tiếp vào cuộc giao tiếp đó mới xác định
được một cách chính xác mà thơi.

12


Trong giao tiếp tiếng Anh, lời thỉnh cầu lịch sự (polite request) thường
được diễn đạt dưới dạng câu hỏi. Đó là quy ước về phép lịch sự của người
Anh - hành động ngôn ngữ gián tiếp đồng biến với lịch sự. Tiếng Việt và một
số ngơn ngữ khác khơng hồn tồn như vậy. Có thể nhận thấy điều này qua
dẫn dụ sau:
13) Would you like a cup of tea please? (Mời anh dùng trà ạ.)
Từ những phân tích như trên, chúng ta có thể suy ra rằng nắm được một
ngơn ngữ, khơng chỉ có nghĩa là nắm được âm, từ ngữ, câu... của ngơn ngữ đó
mà cịn phải nắm được những quy tắc điều khiển các hoạt động tại lời của
ngơn ngữ đó. Chẳng hạn, chúng ta phải biết hỏi, biết yêu cầu, thỉnh cầu, biết
xin lỗi, cảm ơn... đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với ngữ cảnh mới là biết sử
dụng ngơn ngữ đó.

1.1.2.4. Điều kiện sử dụng các hành động tại lời (ở lời)
Trên cơ sở phân tích lời hứa trong tiếng Anh, Searle đã điều chỉnh và
bổ sung điều kiện thực hiện các hành động tại lời của Austin. Theo quan điểm
của Searle, mỗi hành động tại lời cần phải có những điều kiện mà cịn gọi là
những quy tắc để cho việc thực hiện nó đạt đúng hiệu quả của nó. Searle cho
rằng có bốn điều kiện, mỗi điều kiện là một điều kiện cần còn toàn bộ hệ điều
kiện là điều kiện đủ.
a) Điều kiện nội dung mệnh đề
Nội dung mệnh đề thường chỉ ra bản chất nội dung của hành động nói.
Nội dung của mệnh đề có thể là mệnh đề đơn giản (đối với hành động khảo
nghiệm, xác tín, miêu tả) hay một hàm mệnh đề (đối với các câu hỏi khép kín,
tức là những câu hỏi chỉ có hai khả năng trả lời “có” hoặc “khơng”, “phải”,
“khơng phải”). Gọi là hàm mệnh đề vì phát ngơn ngữ vi tương ứng với hành
động hỏi đưa ra hai khả năng người trả lời chọn lấy một mà trả lời. Nội dung
của mệnh đề có thể là hành động của người nói (như hành động hứa hẹn, thề,
cam kết) hay hành động của người nghe (như hành động ra lệnh, yêu cầu).

13


b) Điều kiện chuẩn bị
Điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của người phát ngôn về
năng lực lợi ích, ý định của người nghe và về các mối quan hệ giữa người nói
với người nghe. Chẳng hạn, trong hành động ra lệnh người nói phải tin rằng
người nhận lệnh có khả năng thực hiện hành động quy định trong lệnh đồng
thời biết rằng giữa người nói và người nhận có vị thế xã hội có lợi cho người
nói. Sự hứa hẹn địi hỏi người hứa hẹn có ý muốn thực hiện lời hứa và người
nghe cũng thực sự mong muốn lời hứa được thực hiện. Khảo nghiệm, xác tín
khơng những địi hỏi người nói nói một cái gì đó đúng mà cịn địi hỏi anh ta
phải có những bằng chứng.

c) Điều kiện chân thành
Đây là điều kiện về các trạng thái tâm lý tương ứng của người phát
ngôn. Xác tín, khảo nghiệm địi hỏi niềm tin vào điều mình xác tín; ra lệnh thì
địi hỏi lịng mong muốn; hứa hẹn địi hỏi ý định của người nói; hỏi thì mong
muốn được giải đáp điều mình hỏi.
d) Điều kiện căn bản
Đây là điều kiện đưa ra kiểu trách nhiệm mà người nói và người nghe
bị ràng buộc khi hành động đó đã được phát ra. Trách nhiệm có thể rơi vào
hành động sẽ được thực hiện (hành động hứa, thỉnh cầu) hoặc với tính chân
thực của nội dung (một lời xác tín buộc người nói phải chịu trách nhiệm về
tính đúng đắn của điều nói ra).
Theo đó hành động chào, lời chào được xác định dưới các điều kiện như sau:
- Điều kiện nội dung mệnh đề: Khơng có nội dung mệnh đề nào.
- Điều kiện chuẩn bị:
+ Chủ thể giao tiếp (A) vừa gặp đối tượng giao tiếp (B).
+ Chủ thể giao tiếp (A) vừa được giới thiệu với đối tượng giao tiếp (B).
+ Chủ thể giao tiếp (A) muốn làm quen với đối tượng giao tiếp (B).
+ Chủ thể giao tiếp (A) muốn tạo mối quan hệ với đối tượng giao tiếp (B).

14


- Điều kiện chân thành: Khơng có.
- Điều kiện căn bản: A nhằm bày tỏ một cách lịch sự (hoặc thân tình) A
đã nhận biết B.
1.1.3. Hành động chào và tiếp nhận lời chào
Theo Austin, hành động chào thuộc nhóm hành động tại lời, khi phát
ngơn của người nói kết thúc thì cũng là lúc người nói thực hiện xong hành
động chào của mình. Các hành động tại lời khi được nói ra đều có một hiệu
lực nhất định, tức là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với

chúng ở người nhận.
Do đó có thể hiểu, chào là một hành động dùng lời nói để bày tỏ thái
độ, tình cảm của một người đối với một hoặc một nhóm người khi gặp mặt
hoặc khi từ biệt.
Như vậy, hành động chào là hành động dùng để bày tỏ thái độ, tình cảm
của chủ thể giao tiếp đối với đối tượng giao tiếp khi mở đầu hay kết thúc cuộc
giao tiếp. Nó là phép lịch sự tối thiểu cần phải đạt được trong mọi cuộc giao tiếp.
1.2. LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP
1.2.1. Khái niệm lịch sự
Lịch sự được dùng trong nhiều ngôn ngữ từ xa xưa. Ở Việt Nam lịch sự
bắt nguồn trong các chế định về “lễ” và được hiểu rất rộng. Lễ bao gồm mọi
cách xử sự trong một xã hội có tổ chức, nhất là xã hội phong kiến. Nhìn
chung lịch sự ngày xưa là những quy định xã hội do những người có quyền uy
đặt ra và mọi người phải tuân theo. Sự phát triển của xã hội cho thấy về sau
lịch sự mới biến dần thành một nhu cầu xã hội trong đời thường và nổi lên
tính lịch sự trong giao tiếp bằng ngơn từ.
Đến nay, lịch sự đã trở thành mối quan tâm lớn và thường xuyên của
ngữ dụng học. Nhiều nhà nghiên cứu Âu-Mĩ đã xây dựng nên những quan
điểm tương đối hoàn chỉnh về lịch sự, nâng cao vấn đề thực tiễn trong giao
tiếp lịch sự lên thành “lí thuyết lịch sự” (theory of politeness) theo đúng nghĩa
15


của tên gọi này. Đó là các cơng trình nghiên cứu của R.Lakoff, của G.N
Leech, của P.Brown và S.Levinson.
1.2.2. Quan điểm lịch sự của R.Lakoff
R.Lakoff đưa ra ba quy tắc:
Quy tắc 1: Không áp đặt (Don’t impose).
Quy tắc 2: Để ngỏ sự lựa chọn (Offer option)
Quy tắc 3: Tăng cường tình cảm bằng hữu (Encourage feelings of ca

maraderie).
Quy tắc 1 được dùng trong phép lịch sự (trong giao tiếp) quy thức (formal
politeness). Không áp đặt ở đây nghĩa là không áp đặt đối với người nhận, có
nghĩa là khơng ngăn cản người nhận hành động theo ý muốn của mình.
Quy tắc 2 là quy tắc được dùng trong phép lịch sự (trong giao tiếp) phi
quy thức (informal politeness). Quy tắc này thích hợp với tình huống trong đó
những người tham dự hội thoại có một sự bình đẳng gần ngang nhau về quyền
lực và địa vị nhưng khơng có quan hệ gần gũi nhau. Để ngỏ sự lựa chọn cho
người đối thoại tức là diễn đạt sao cho ý kiến hay lời thỉnh cầu của mình
được biết đến mà khơng bị phản bác hay từ chối, vì nói bằng hàm ý là một
cách giúp người nói tránh trách nhiệm đối với lời mình nói ra.
Ví dụ, cách nói:
14) I wonder if it would help to get a perm.
(Tôi tự hỏi nếu làm quăn tóc thì có được gì khơng)
hay: 15) Maybe you should get a perm. (Có thể anh nên làm tóc quăn làn sóng)
là cách nói để ngỏ sự lựa chọn thay vì cách nói “You should get a perm”
(Anh nên làm tóc quăn làn sóng) nghiêng về sự áp đặt.
Ý áp đặt trong lời khẳng định hay lời lẽ thỉnh cầu của người nói có thể sẽ
được giảm nhẹ thơng qua cách nói gián tiếp, hàm ẩn hoặc sử dụng biểu thức rào đón.

16


Ví dụ:
16) Could you perhaps let me see that newspaper for a few seconds?
(Hẳn bạn có thể cho tơi xem tờ báo đó một lát được chứ?)
Các từ ngữ perhaps (có lẽ, hẳn là) và a few seconds (một lát) có tác
dụng rào đón, làm giảm nhẹ tính áp đặt trong hành động thỉnh cầu ở các phát
ngôn chứa chúng và vì thế làm tăng mức lịch sự.
Quy tắc 3 là quy tắc lịch sự dùng trong bối cảnh bạn bè hay giữa những

người có quan hệ thân hữu. Quy tắc lịch sự tăng cường tình bằng hữu nên hầu
như mọi đề tài đều có thể đem ra trị chuyện với nhau giữa những người thân.
Nói gián tiếp, nói ngụ ý khơng thích hợp với quy tắc lịch sự thân hữu. Tương
phản với phép lịch sự phi quy thức, nguyên tắc chi phối phép lịch sự thân hữu
là không chỉ bày tỏ sự quan tâm thực sự đến nhau, thổ lộ những chi tiết riêng
tư về cuộc sống của nhau mà còn phải tin cậy nhau, thổ lộ những chi tiết về
cuộc sống riêng tư, những kinh nghiệm, những cảm xúc…của mỗi người với nhau.
1.2.3. Quan điểm lịch sự của Leech
Lí thuyết lịch sự của Leech được trình bày rõ trong cuốn Principle of
pragmatics (Những nguyên lí của dụng học). Leech quan niệm lịch sự là sự
bù đắp những hao tổn, thiệt thịi do hành động nói năng của người nói gây ra
cho người đối thoại. Lí thuyết lịch sự của Leech dựa trên khái niệm “thiệt”
(cost) và “lợi” (benefit) gây ra cho người nói và người nghe, nội dung khái
quát của nó nằm ở quy tắc: tối thiểu hóa những lối nói bất lịch sự và tăng tối
đa những lối nói lịch sự. Từ đó, Leech định nghĩa lịch sự là sự bảo toàn cân
bằng xã hội và quan hệ thân hữu giữa ta (người nói) và người (người nghe).
Nội dung của nguyên tắc lịch sự được Leech cụ thể hóa trong 6 phương châm
giao tiếp lịch sự như sau:
1. Phương châm khéo léo ( tact maxim)
Giảm đến tối thiểu những điều thiệt và tăng tối đa những điều lợi cho người).
17


2. Phương châm hào hiệp (generosity maixim)
Giảm đến tối thiểu những điều có lợi và tăng tối đa những điều thiệt cho ta.
3. Phương châm tán thưởng (approbation maxim)
Giảm đến tối thiểu những lời chê, tăng tối đa những lời khen đối với người.
4. Phương châm khiêm tốn (modesty maxim)
Giảm đến tối thiểu việc tự khen ta, tăng tối đa những điều tự chê ta.
5. Phương châm tán đồng (agreement maxim)

Giảm đến tối thiểu sự bất đồng, tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người.
6. Phương châm cảm thông (sympathy maxim)
Giảm đến tối thiểu ác cảm, tăng tối đa thiện cảm giữa ta và người.
Theo Leech, các phương châm trên có tính chất chun dụng cho
những hành động tại lời nhất định. Các phương châm khéo léo và hào hiệp
thường được sử dụng cho các hành động cầu khiến và cam kết bởi chúng
giống nhau ở chỗ cùng được xây dựng trên nguyên tắc trực tiếp thay đổi mức
lợi - thiệt mà các thành viên tham gia giao tiếp nhận được từ một hành động
nói năng. Điểm khác nhau giữa chúng là phương châm khéo léo chỉ dùng để
điều chỉnh mức lợi-thiệt của người nghe còn phương châm hào hiệp chỉ dùng
để điều chỉnh mức lợi-thiệt của người nói.
Các phương châm khiêm tốn, tán đồng, cảm thơng đều có điểm chung.
Đó là sự tương phản giảm/tăng về việc khen/chê, về sự bất đồng/đống ý về ác
cảm/thiện cảm. Chi tiết hơn ở phương châm khiêm tốn sự tương phản giảm/
tăng đều hướng về người nghe còn ở phương châm tán đồng và cảm thơng thì
sự tương phản giảm/tăng đều hướng về quan hệ liên nhân giữa người nói và
người nghe. Và theo Leech, các phương châm khiêm tốn, tán đồng, cảm thông
chuyên dụng cho hành động biểu hiện để tạo nên những phát ngơn có biểu
hiện lịch sự.

18


Mức độ lịch sự của một hành động tại lời, theo Leech, lệ thuộc vào 3
nhân tố sau:
Thứ nhất, mức độ lịch sự phụ thuộc vào bản chất của hành động nói
được thực hiện.
Thứ hai, mức độ lịch sự phụ thuộc vào hình thức ngơn từ thể hiện hành
động nói.
Thứ ba, mức độ lịch sự phụ thuộc vào mức độ quan hệ giữa người cầu

khiến và người được cầu khiến cho phương châm khéo léo. Tuy nhiên, hệ
thống này vẫn còn để lại những khoảng trống các phương châm khác còn
chưa được xác định về độ đo.
1.2.4. Quan điểm lịch sự của P.Brown và S.Levinson
Quan điểm của P.Brown và S.Levinson về lịch sự được trình bày trong
cuốn Politeness - Some Universals in language usage (Lịch sự - Một vài phổ
niệm trong sử dụng ngôn ngữ 1978/1987). Xuất phát điểm quan trọng của lí
thuyết lịch sự này là khái niệm thể diện (face).
P.Brown và S.Levinson đã phân biệt thể diện bao gồm hai phương
diện: thể diện dương tính (positive face) và thể diện âm tính (negative face)
hay cịn dịch là thể diện tích cực và thể diện tiêu cực.
Thể diện dương tính được P.Brown và S.Levinson xác định như là sự
mong muốn thân hữu (solidarity) tức là “mong muốn của mỗi thành viên rằng
những mong muốn của mình đồng thời cũng là mong muốn ít ra là của một số
người khác” hay nói cách khác là mong muốn hình ảnh cái tơi của mình được
người khác xác nhận, bênh vực, ủng hộ.
Thể diện âm tính được P.Brown và S.Levinson định nghĩa “là sự tự do
hành động” mà thực chất đó là “mong muốn của mọi thành viên trưởng thành
và có năng lực hiểu biết rằng hành động của mình khơng bị người khác ép
buộc”, hay nói cách khác là mong muốn tôn trọng lãnh địa riêng tư, quyền tự

19


×