Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Trường nghĩa thiên nhiên và con người tây bắc trong truyện tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.08 KB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ THANH HOA

TRƢỜNG NGHĨA THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƢỜI TÂY BẮC
TRONG TRUYỆN TÂY BẮC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Việt Hùng

SƠN LA - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Thanh Hoa


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tôi đã nhận được sự động viên,
giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Đỗ Việt Hùngngười đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành


luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Trường
Đại học Tây Bắc, những thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, quan tâm tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,
những người đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và
hoàn thành luận văn Thạc sĩ.
Sơn La, ngày 05 tháng 11 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Hoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 6
6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN.......................................................................... 7
1.1. Lý thuyết về trường nghĩa .......................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm trường nghĩa ...................................................................... 7
1.1.2. Các loại trường nghĩa .......................................................................... 7
1.1.3. Hiện tượng chuyển trường ................................................................ 14
1.1.4. Khái niệm nghĩa biểu trưng .............................................................. 15
1.2. Khái quát chung về Truyện Tây Bắc .................................................... 15
1.2.1. Nội dung chính .................................................................................. 15
1.2.2. Hình ảnh thiên nhiên ......................................................................... 16

1.2.3. Hình ảnh con người ........................................................................... 17
Tiểu kết chƣơng 1 ......................................................................................... 18
Chƣơng 2: TRƢỜNG NGHĨA THIÊN NHIÊN TÂY BẮC TRONG
TRUYỆN TÂY BẮC ...................................................................................... 19
2.1. Thống kê, phân loại trường nghĩa thiên nhiên trong tập Truyện Tây Bắc .... 19
2.1.1. Trường nghĩa về cảnh vật mùa xuân Tây Bắc .................................. 19
2.1.2. Trường nghĩa về cảnh núi rừng Tây Bắc .......................................... 22
2.1.3. Nhận xét chung ................................................................................. 37
2.2. Ý nghĩa biểu trưng của các từ ngữ thuộc trường thiên nhiên .................. 45
2.2.1. Biểu trưng cho nỗi đau khổ mà con người phải chịu đựng............... 46
2.2.2. Biểu trưng cho sức sống mãnh liệt của con người ............................ 49
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 54


Chƣơng 3: TRƢỜNG NGHĨA CON NGƢỜI TÂY BẮC TRONG
TRUYỆN TÂY BẮC ..................................................................................... 55
3.1.Thống kê, phân loại trường nghĩa con người trong Truyện Tây Bắc ........... 55
3.1.1. Trường nghĩa về người phụ nữ ......................................................... 55
3.1.2. Trường nghĩa về người nô lệ............................................................. 61
3.1.3. Trường nghĩa về người nghèo ........................................................... 65
3.1.4. Trường nghĩa về giai cấp thống trị.................................................... 75
3.1.5. Nhận xét chung ................................................................................. 80
3.2. Ý nghĩa biểu trưng của các từ ngữ thuộc trường nghĩa con người ................ 87
3.2.1. Biểu trưng cho nỗi đau khổ mà con người phải chịu đựng............... 87
3.2.2. Biểu trưng cho sức sống mãnh liệt của con người ............................ 90
3.2.3. Biểu trưng cho sự phê phán thế lực phong kiến và thần giáo ........... 96
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 100
KẾT LUẬN .................................................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trường nghĩa là một khái niệm thú vị của ngôn ngữ học. Theo Đỗ Hữu
Châu, “Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là tập
hợp đồng nhất với nhau về nghĩa”. Nghiên cứu về trường nghĩa, ta không chỉ
tăng thêm vốn từ mà còn đưa ra cách sử dụng từ ngữ chuẩn xác và hay hơn.
Không những vậy, với ý nghĩa biểu trưng của trường nghĩa được sử dụng
trong các văn cảnh cụ thể, ta còn hiểu được cả văn hóa dân tộc cũng như suy
nghĩa, quan điểm của người viết. Hiện giờ, khái niệm này đã được nghiên cứu
nhiều song chủ yếu dừng lại ở các ngữ liệu hoặc văn bản ngắn như ca dao, tục
ngữ chứ chưa thấy phân tích trong các văn bản dài như truyện ngắn, tiểu
thuyết,…Trường nghĩa cũng đã được đưa vào giảng dạy ở THPT, tuy nhiên
nó chỉ xuất hiện thoáng qua với số lượng ít, chưa lấy ngữ liệu từ chính văn
bản văn học để phân tích. Vì thế, cần đưa khái niệm này gần với học sinh hơn
bằng cách nghiên cứu nó trực tiếp trên các văn bản văn học trong nhà trường.
Nó vừa bổ sung thêm về khái niệm trường nghĩa vừa là một lần hiểu thêm về
văn bản văn học.
Trong các tác phẩm viết về đề tài miền núi, tập truyện “Tây Bắc” của
Tô Hoài là tập truyện xuất hiện nhiều hình ảnh thiên nhiên và con người Tây
Bắc vô cùng đặc sắc và giàu giá trị biểu trưng. Nó tạo thành các trường nghĩa
đầy hấp dẫn mà chúng ta có thể đi sâu nghiên cứu.Đây là một tập truyện được
Tô Hoài viết năm 1953, ngay sau chuyến đi thực tế lên vùng cao của tác giả.
Tập truyện là bức tranh miêu tả chân thực và sinh động cuộc sống vùng cao,
nơi có những thân phận khổ đau, những con người nghèo khó sống dưới ách
áp bức, bóc lột của thực dân, phong kiến. Tiêu biểu là nhân vật Mị trong
truyện “Vợ chồng A Phủ”. Mị là người con gái đẹp và tài hoa, Mị “uốn chiếc
lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”, nhưng bông hoa đẹp miền sơn

1



cước đó đã phải chịu một cuộc đời cay đắng, tủi nhục. Để giúp cha trả nợ, cô
đã phải chịu cảnh làm con dâu gạt nợ trong nhà thống lý Pá Tra. Không chỉ
phản ánh nỗi khổ của những người như Mị, như A Phủ, truyện còn là bài ca
ca ngợi những phẩm chất cao đẹp, sức sống mãnh liệt và khát vọng tự do cháy
bỏng của những người con nơi núi rừng Tây Bắc . Khi chứng kiến A Phủ “chỉ
đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết”, khi thấy
dòng nước mắt của A Phủ “lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen”, Mị
đã nhớ lại, thấy thương xót cho chính mình và cho A Phủ, Mị nhận ra “chúng
nó thật độc ác”, rằng “người kia việc gì mà phải chết”. Mị cởi trói cho A Phủ
để rồi chạy theo A Phủ. Tình yêu cuộc sống như được thổi bùng lên trong Mị.
Mị như tìm lại được con người thật đã bị lãng quên bấy lâu, đầy sức sống và
khát khao thay đổi số phận. “Truyện Tây Bắc” là tập truyện ngắn đặc sắc
trong sự nghiệp văn chương của nhà văn Tô Hoài nói riêng và của văn xuôi
chống Pháp nói chung. Tập truyện nói chung và truyện ngắn “Vợ chồng A
Phủ” nói riêng đã xuất sắc giành giải nhất ở thể loại truyện ngắn - giải thưởng
do Hội nghệ sĩ Việt Nam trao tặng năm 1954-1955.
Vậy, trong tập “Truyện Tây Bắc”, thiên nhiên và con người Tây Bắc
mang ý nghĩa biểu trưng như thế nào và được thể hiện ra sao. Hiện nay, đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu về tập truyện này, song chưa có công trình
nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu trường nghĩa trong đó. Do vậy, chúng tôi
mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu đề tài: Trƣờng nghĩa thiên nhiên và con
ngƣời Tây Bắc trong Truyện Tây Bắc. Chúng tôi mong muốn rằng, đề tài
này sẽ góp một phần nhỏ vào kết quả nghiên cứu trường nghĩa của người
Việt, cũng như việc giảng dạy các tác phẩm trong nhà trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
Từ trước đến nay, trường nghĩa cũng như tập “Truyện Tây Bắc” là đối
tượng được nhiều ngành khoa học quan tâm, nghiên cứu.


2


Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã có các công trình nghiên cứu đáng kể
về trường nghĩa. Ví dụ như hai ngôn ngữ Đức là J.Trier và L.Weisgerber đã
hoàn thiện về lí thuyết trường từ vựng – ngữ nghĩa. Công trình của các ông là
tài liệu cơ sở giúp chúng ta đi vào nghiên cứu sâu trường nghĩa trong ngôn
ngữ mỗi quốc gia. Lí thuyết ấy về tới Việt Nam đã được GS. Đỗ Hữu Châu
tiếp nhận. Ông đã đưa lí thuyết này vào sử dụng phù hợp tình hình ngôn ngữ
nước ta. Năm 1973, ông có công trình “Trường từ vựng và hiện tượng đồng
nghĩa, trái nghĩa”. Trong công trình này, ông nêu lên các hiện tượng đồng
nghĩa, trái nghĩa của từ thông qua việc phân tích trường từ vựng. Năm 1975,
ông tiếp tục trình bày cụ thể về trường nghĩa. Công trình của ông chia trường
nghĩa ra làm 4 loại: trường nghĩa biểu vật, biểu niệm, tuyến tính và liên
tưởng. Các nhà nghiên cứu đã áp dụng lí thuyết này để nghiên cứu tiếng Viêt,
đặc biệt trong nghiên cứu văn học.
Nói tới nghiên cứu trường nghĩa trong việc sử dụng cụ thể cũng có
nhiều bài viết, như: Vài nét về sự dị biệt giữa biểu trưng của văn bản tục
ngữ và biểu trưng của tục ngữ trong ngữ cảnh, Tạp chí kiến thức ngày nay,
số 547, tác giả Nguyễn Văn Nở cho rằng, tục ngữ chỉ thật sự sống, trường thọ
hay yểu mệnh, khi được vận dụng trong lời nói chứ không phải nhờ “nằm
trang trọng nhưng im lìm trong các công trình sưu tập về chúng”. Biểu trưng
của văn bản tục ngữ mang tính trừu tượng và khái quát, nó chỉ giới hạn trong
cấu trúc hình thức, cấu trúc logic, cấu trúc hình ảnh của nó, vì vậy nên biểu
trưng này tồn tại ở dạng tĩnh, trong ý thức và tư duy của con người hoặc trong
các từ điển. Trong khi đó, biểu trưng của tục ngữ trong ngữ cảnh mang tính
chất linh hoạt, sinh động, cụ thể và tồn tại trong một hoàn cảnh vận dụng cụ
thể; ngoài ra nó còn chịu sự chi phối của các nhân tố ngôn ngữ và ngoài ngôn
ngữ. Vậy nên, khi được vận dụng, tục ngữ như được khoác lên một sinh khí
mới, vận động mới, phần hồn mới và đem đến một phát hiện mới do hoàn


3


cảnh mới tạo ra. Hay chuyên khảo: Biểu trưng trong tục ngữ người Việt của
Nguyễn Văn Nở. Chuyên khảo đã tập trung nghiên cứu về nghĩa biểu trưng và
một số biện pháp tạo nghĩa biểu trưng trong tục ngữ của người Việt. Ông
phân tích các nhóm chất liệu tiêu biểu của tục ngữ người Việt bao gồm nhóm
chất liệu tự nhiên, chất liệu là thực vật, chất liệu là động vật, chất liệu là vật
thể nhân tạo, chất liệu là bộ phận cơ thể con người và qua đó chỉ ra dấu ấn
văn hóa, dân tộc được thể hiện qua các chất liệu biểu trưng đó. Trong chuyên
khảo này, tác giả tìm hiểu đặc điểm biểu trưng của tục ngữ người Việt. Ông
khẳng định tục ngữ là một đơn vị biểu trưng toàn vẹn, ý nghĩa biểu trưng của
tục ngữ không chỉ tồn tại trong các văn bản tục ngữ mà còn được mở rộng
thêm trong ngữ cảnh và đi sâu vào một số biểu trưng của các câu tục ngữ
trong ngữ cảnh cụ thể.
Hoặc có thể nhắc tới công trình nghiên cứu trường từ vựng ở luận án
PTS “Đặc điểm trường từ vựng – ngữ nghĩa tên gọi động vật” của Nguyễn
Thúy Khanh, luận án PTS “Trường từ vựng tên gọi bộ phận cơ thể người” của
Nguyễn Đức Tồn. Các luận án này có phần cơ sở lí thuyết khá hoàn thiện.
Ngoài ra, cần nói tới cuốn sách “Tìm hiểu đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn
ngữ và tư duy người Việt”. Trong cuốn sách này, tác giả đã chỉ đặc điểm ngữ
nghĩa của trường tên gọi thực vật. Tác giả đã trình bày cụ thể cấu trúc ngữ
nghĩa của trường từ vựng chỉ thực vật, sự chuyển nghĩa và ý nghĩa biểu trưng của
một số từ ngữ thực vật.
Chúng ta xét về việc nghiên cứu tập “Truyện Tây Bắc” trong đó có tác
phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm được đưa vào chương trình Ngữ văn lớp
12, vì thế có rất nhiều bài viết, sách nghiên cứu nói về nó song chỉ dừng lại ở
bài viết dành cho học sinh với kiến thức cơ bản. Việc nghiên cứu chuyên sâu
đa số đan lồng vào việc nhận định cả về sự nghiệp và phong cách sáng tác của

Tô Hoài. Người đầu tiên nghiên cứu văn chương Tô Hoài là nhà nghiên cứu

4


phê bình Vũ Ngọc Phan. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, khi giới thiệu về Tô
Hoài, Vũ Ngọc Phan đã có những đánh giá rất thiết thực và ý nghĩa về phong
cách viết tiểu thuyết của Tô Hoài. Sau năm 1945, Tô Hoài đã cho ra đời nhiều
tác phẩm. Số lượng công trình nghiên cứu văn chương Tô Hoài cũng không
ngừng gia tăng. Những nhà phê bình có tên tuổi yêu thích văn chương Tô
Hoài như: Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức,
Nguyễn Văn Long, Trần Hữu Tá, Nguyễn Đăng Điệp… đã có những đánh giá
thật tinh tế khách quan về các tác phẩm và văn chương của ông.
Có thể nói, nhìn chung, các tác giả nói trên đã chỉ ra những nghiên cứu
rõ ràng , cụ thể về trường nghĩa. Trong đó có cả nghiên cứu chung về trường
nghĩa và cả nghiên cứu riêng về trường nghĩa trong một tác giả, tác phẩm cụ
thể. Bên cạnh đó, tác phẩm “Truyện Tây Bắc” cũng như tác giả Tô Hoài cũng
được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới. Tuy nhiên, nghiên cứu về Trƣờng
nghĩa thiên nhiên và con ngƣời Tây Bắc trong Truyện Tây Bắc thì chưa có
công trình, bài viết nào đề cập tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là trường nghĩa về thiên
nhiên và con người Tây Bắc trong “Truyện Tây Bắc”.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp thống kê phân loại
Dựa trên cơ sở ngữ liệu đã chọn, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê
số lượng cụ thể của từ ngữ chỉ hình ảnh thiên nhiên và con người Tây Bắc
trong “Truyện Tây Bắc” và phân chia chúng vào từng nhóm riêng.
4.2. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa

Sau khi đã phân loại, chúng tôi tiến hành phân tích mối quan hệ giữa ý
nghĩa bản thể và ý nghĩa liên hội, nghĩa bề mặt ngôn từ với nghĩa biểu trưng.

5


4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Sau khi thống kê, phân loại, phân tích ngữ nghĩa, chúng tôi tiến hành
phân tích ý nghĩa biểu trưng của trường nghĩa về thiên nhiên và con người
Tây Bắc trong “Truyện Tây Bắc”, từ đó rút ra những đặc điểm cơ bản về tư
duy và bản sắc văn hóa của người Tây Bắc.
5. Đóng góp của luận văn
Với luận văn Trƣờng nghĩa thiên nhiên và con ngƣời Tây Bắc trong
Truyện Tây Bắc, chúng tôi dự kiến sẽ có những đóng góp sau:
5.1. Về lý luận
Trên cơ sở kế thừa những thành quả của các công trình nghiên cứu
trước, chúng tôi mong muốn luận văn sẽ góp phần bổ sung vào các kết quả
nghiên cứu về trường nghĩa.
Góp thêm những căn cứ để làm sáng tỏ quan niệm của người Việt, quan
niệm về triết lý nhân sinh và bản sắc văn hóa của người Việt.
5.2. Về thực tiễn
Kết quả của việc nghiên cứu sẽ góp phần ứng dụng vào việc giải thích
chính xác hơn, cụ thể hơn về ý nghĩa của trường nghĩa.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần hữu ích cho việc giảng dạy phần văn
học của giáo viên trung học phổ thông.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục tài liệu tham khảo, luận văn
bao gồm 3 chương:
Chƣơng 1.Cơ sở lý luận
Chƣơng 2. Trường nghĩa thiên nhiên Tây Bắc trong Truyện Tây Bắc

Chƣơng 3. Trường nghĩa con người Tây Bắc trong Truyện Tây Bắc

6


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Lý thuyết về trƣờng nghĩa
1.1.1. Khái niệm trường nghĩa
Trường nghĩa hay còn gọi là trường từ vựng – ngữ nghĩa, là “tập hợp
các từ và ngữ cố định trong từ vựng của một ngôn ngữ dựa vào sự đồng nhất
nào đấy về ngữ nghĩa” [4, 127].
Ngôn ngữ học Pháp dùng khái niệm trường nghĩa để ám chỉ một tập
hợp gồm tất cả các nghĩa từ vựng khác nhau của một từ ngữ nào đó.Còn Đỗ
Hữu Châu dùng thuật ngữ trường nghĩa để gọi tắt trường từ vựng – ngữ nghĩa,
tập hợp nhiều đơn vị từ vựng. Do đó, ông cho rằng trường nghĩa cũng chính là
trường từ vựng – ngữ nghĩa.
Theo Đỗ Hữu Châu, các đơn vị từ vựng có nghĩa biểu vật và nghĩa biểu
niệm nên có trường biểu vật và trường biểu niệm.Tác giả gọi đó là các trường
dọc, tức hệ thống các từ đồng nhất về ngữ nghĩa. Ngoài các trường nghĩa dọc
còn có các trường nghĩa ngang, tức là các trường tuyến tính và trường liên
tưởng theo cách gọi của Đỗ Hữu Châu. Trường liên tưởng vừa là trường
nghĩa dọc, vừa là trường nghĩa ngang do cơ chế liên hội mà có.
1.1.2. Các loại trường nghĩa
1.1.2.1. Trường nghĩa dọc
a. Trường biểu vật
Theo Đỗ Hữu Châu, “các từ cùng chỉ những sự vật thuộc một phạm vi
sự vật nào đó lập thành một trường biểu vật” [4, 127].Và vì có hiện tượng
nhiều nghĩa nên có nhiều từ khi xét ở nghĩa biểu vật này thì thuộc trường biểu
vật này, xét ở nghĩa biểu vật khác thì thuộc trường biểu vật khác. Ví dụ, từ

miệng, cổ, tay, mắt, mũi… theo nghĩa chính sẽ thuộc về trường biểu vật chỉ

7


người, nhưng xét theo nghĩa phụ lại thuộc trường chỉ các đồ vật như miệng
chén, cổ áo, tay vịn, mắt đèn pha, mũi dao.
Cũng theo Đỗ Hữu Châu, một trường biểu vật có thể chia thành những
trường nhỏ hơn. Chẳng hạn, với trường biểu vật “người”, ta có các tiểu trường
nghĩa nhỏ hơn như sau:
- Người nói chung:
+ Xét về giới: đàn ông, đàn bà, nam, nữ, trai, gái…
+ Xét về tuổi tác: trẻ em, nhi đồng, thanh niên, thiếu niên, trung niên,
cụ già…
+ Xét về nghề nghiệp: công nhân, kĩ sư, bác sĩ, giáo viên, thợ xây, thư
kí, kế toán…
+ Xét về chức vụ: giám đốc, hiệu trưởng, thủ trưởng, tổ trưởng, chủ
tịch, chủ nhiệm, tổ viên, tổng thống…
+ Xét về tư cách thành viên tổ chức xã hội: hội viên, đoàn viên, đảng
viên, đội viên, ủy viên…
+ Xét về ngoại hình: đẹp, xấu, cao, gầy…
+ Xét về tính cách: hiền, ác, dữ, đểu…
+Xét về chủng tộc: da đen, da vàng, da trắng…
- Bộ phận con người: đầu, mình, tay, chân, tai, mắt, mũi, đầu gối, bụng,
ngực, mồm…
- Hoạt động của con người:
+ Hoạt động trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ, ngẫm nghĩ, phân tích, tổng hợp, kết
luận…
- Hoạt động của các giác quan: nhìn, ngó, ngửi, nếm, sờ, nghe…
- Hoạt động vật lí của người:

+ Hoạt động của tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt…
+ Hoạt động của đầu: húc, đội…

8


+ Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, giẫm, khoèo…
+ Hoạt động dời chỗ: chạy, nhảy, đi, bò, ra, vào, lên, xuống…
+ Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom, ngửa, nghiêng…
- Tính chất người:
+ Tính chất ngoại hình: cân đối, tầm thước, béo, gầy, què, cụt, lùn, cao,
khập khiễng…
+ Tính chất trí tuệ: thông minh, nhanh chí, sáng suốt, ngu, đần…
+ Tính chất thể hiện qua đối xử với người khác: hiền, tốt bụng, độ
lượng, ác, hẹp hòi, ích kỉ…
- Tính chất thể hiện qua quan hệ với người: hòa thuận, lục đục, bất hòa,
đối đâu…
- Tính chất quan hệ với xã hội: lương thiện, bất lương, phi pháp…
- Trạng thái con người:
+ Trạng thái sinh lí: yếu ớt, khỏe mạnh, ốm yếu, bệnh tật, sảng khoái, tê
liệt, phê…
+ Trạng thái trí tuệ: minh mẫn, mụ mị, mụ mẫm, tỉnh táo…
+ Trạng thái nội tâm: buồn, vui, căm phẫn, phẫn nộ, giận dữ, hoảng
loạn, hoang tưởng…
b.Trường biểu niệm
Theo Đỗ Hữu Châu, “căn cứ để lập nên một trường biểu niệm là khuôn
nghĩa nét chung (còn gọi là cấu trúc biểu niệm)” [4, 128]. Và “cũng như các
trường biểu vật, do hiện tượng nhiều nghĩa nên có những từ có thể di chuyển
vào nhiều trường biểu niệm khác nhau và trường biểu niệm lớn có thể chia
thành các trường biểu niệm nhỏ” [4, 128].

Ví dụ, cấu trúc biểu niệm /hoạt động/tác động đến sự vật X/làm cho X
có tình trạng Y/ có các trường nghĩa nhỏ hơn:
- Y động hay tĩnh:

9


+ Động hay tĩnh tại chỗ một cách cơ giới: rung, lắc,…
+ Y rời chỗ hoặc dừng lại: đẩy, xô, ném, lao, bật, giật, bẩy, xoay, quay,
hãm, thẳng, phanh, dừng…
+ X là thiết bị cơ khí: phát động, khởi động, nổ, đóng, tắt, cúp…
+ X là trạng thái tâm sinh lí: thức, đánh thức, khêu gợi, kích tích, mê…
- Làm cho X có những biến đổi trong trạng thái Y, trạng thái Y nằm
trong bản thân X.
+ Tăng hay giảm về kích thước vật lí: co, giãn, nở, đóng, khép, xẹp,
bẹp, phình, giảm, tăng trọng…
+ Bị phá vỡ hay liền lại: phân, chia, phân tán, giải tán, giải tỏa, cắt,
chặt, thái, bẻ, cưa, mổ, nối, hàn…
Đỗ Hữu Châu cũng lưu ý, “vì tiêu chí tập hợp trường biểu niệm là cấu
trúc nghĩa biểu niệm nên thuộc một trường biểu niệm lớn hoặc nhỏ có rất
nhiều từ thuộc các trường biểu vật khác nhau” [4, 130].
Mặt khác, qua các trường biểu niệm, có thể thấy rõ sự quy đinhk, ràng
buộc giữa các từ về mặt ngữ nghĩa. Chẳng hạn, nghĩa của từ giải tán bị quy
định bởi nghĩa của các từ tập hợp, đoàn, nhóm, hội, bầy… Ngoài ra, khi tìm
hiểu nghĩa biểu niệm chính xác của từ này, không thể không đối chiếu nó với
nghĩa của các từ chia, phân chia, gần hơn là nghĩa của các từ phân tán, giải
thể, giải tỏa…
1.1.2.2. Trường nghĩa ngang (trường nghĩa tuyến tính)
Theo Đỗ Hữu Châu, “trường nghĩa ngang là tập hợp tất cả các từ ngữ
có thể kết hợp với một từ ngữ nào đó lấy làm gốc để hợp thành những chuỗi

tuyến tính (cụm từ, câu) chấp nhận được một cách bình thường đối với người
sử dụng ngôn ngữ” [4, 137].
Ví dụ, trường nghĩa ngang của từ tay là búp măng, mềm, ấm, lạnh, dẻo,
dùi đục, chuối mắn, nắm, cầm, chặt, bóc, xé… Những từ như đá, đạp, dẫm…

10


không thuộc trường nghĩa ngang của từ tay. Trường nghĩa ngang của từ đi là
người, học sinh, con voi, con ngựa, con chó, con mèo, ngựa, xe, ô tô, xe máy,
xe đạp, tàu hỏa, xích lô, ván lướt, gà, chim cánh cụt, vịt, bò, trâu… nhanh,
chậm, tập tễnh, khập khiễng, thoăn thoắt, chợ, học, làm, buôn, giày, dép…
Những từ không thuộc trường nghĩa với từ đi là rắn, ruồi, sâu, muỗi, liến
thoắng, mấp máy, …
Qua những ví dụ trên, có thể rút ra những nhận xét như sau:
-“Các từ trong một trường nghĩa ngang là những từ thường kết hợp
theo một chuẩn mực nghĩa phổ biến cho một ngôn ngữ chung” [4, 138]. Thực
tế, chúng là những từ thuộc cùng một trường biểu vật đi với nhau sao cho nét
nghĩa biểu vật của chúng phải phù hợp với nhau. Chúng ta nói đi thoăn thoắt
mà không nói đi liến thoắng vì liến thoắng đòi hỏi nét nghĩa biểu vật nói,
không đòi hỏi nét nghĩa biểu vật đi, mặc dù cả hai từ thoăn thoắt và liến
thoắng đều có nét nghĩa biểu niệm là [liên tiếp], [nhanh], [thành từng chuỗi].
-“Một từ nhiều nghĩa có thể lập những trường ngang khác nhau về tính
chất tùy theo nghĩa nào được lấy làm trung tâm” [4, 138]. Ví dụ, từ màn với
nghĩa [tấm vải che phủ] lập thành trường nghĩa ngang với mỏng, dày, thưa,
cuốn, hoa, có cánh, có cửa; với nghĩa [một phần của một vở kịch] lập thành
trường nghĩa ngang với mở đầu, kết thúc, kịch, hài hước, bi thảm, thắt nút,
mở nút… Đối với những từ có nghĩa phương nghĩa thì trường nghĩa ngang có
thể khác với trường nghĩa ngang của ngôn ngữ toàn dân.
Theo Đỗ Hữu Châu, “trong ngôn ngữ văn chương, có những trường

nghĩa ngang vượt ngoài chuẩn mực. Đây là những sáng tạo của nhà văn, nhà
thơ trong cách dùng từ ngữ. Những kết hợp bất thường này có thể được chấp
nhận rộng rãi, trở thành những kết hợp bình thường” [4 ,138]. Chẳng hạn,
suối, bờ… trong ngôn ngữ thơ có thể kết hợp với tóc, vai thành suối tóc, bờ
vai. Chúng chưa thành thành tố của trường nghĩa ngang với hai từ tóc và vai,
trong khi mây đã đi vào trường nghĩa ngang bình thường của tóc là tóc mây…

11


-“Các từ trong một trường ngang là sự cụ thể hóa các nét nghĩa trong
nghĩa biểu vật của từ” [4, 138].
-“Có rất nhiều từ đi với một từ trung tâm nào đó lập thành trường nghĩa
ngang của nó. Tuy nhiên quan hệ giữa các từ lập thành trường nghĩa ngang
với từ trung tâm, có mức độ lỏng chặt khác nhau” [4, 138].Ví dụ, lập thành
trường nghĩa ngang có quan hệ bền chặt với từ đi là những từ đã dẫn bên trên.
Cũng lập thành trường nghĩa ngang với từ đi là những từ ngữ như xe, tàu,
thuyền, bộ… trong nhà, ngoài sân… một giờ, hai giờ… biền biệt, mất tăm,
mất tích… nhưng những từ này có quan hệ lỏng với từ đi.
Ngoài ra, “cùng với các trường nghĩa dọc, biểu vật và biểu niệm, các
trường nghĩa ngang góp phần phát hiện ra tính hệ thống, quan hệ ngữ nghĩa
giữa các đơn vị từ vựng trong từ vựng” [4, 139].
1.1.2.3.Trường liên tưởng
Theo Đỗ Hữu Châu, “khi từ ngữ của cả dân tộc hay một người có sức gợi
liên tưởng, như vậy mỗi từ sẽ thành trung tâm của một trường liên tưởng” [4, 142].
Nhà ngôn ngữ học người Pháp Bally là người đầu tiên đưa ra khái
niệm trường liên tưởng.Theo ông, “mỗi từ có thể là một trung tâm của một
trường liên tưởng” [4, 142]. Chẳng hạn, từ bò (boeuf) trong tiếng Pháp có
thể gợi ra do liên tưởng.
- Bò cái, bò mộng, bê, sừng, gặm cỏ, nhai trầu…

- Sự cày bừa, cái cày, cái ách…
- Những ý niệm về tính chịu đựng, nhẫn nại, sự chậm chạp, nặng nề,
tính thụ động mà chúng ta hay gặp trong các lối so sánh, các thành ngữ Pháp.
Trường liên tưởng có một số đặc tính như sau:
- “Trường liên tưởng của một từ gồm những từ đồng nhất về ngữ nghĩa
với từ đó. Ngoài ra, còn gồm những từ khác tuy không đồng nhất về nghĩa
nhưng thường đi kèm với từ trung tâm hay những từ đồng nhất về nghĩa với

12


nó” [4, 142]. Chẳng hạn, từ bò gợi ra trâu; từ trâu gợi ra trẻ chăn trâu; từ trẻ
chăn trâu gợi ra các từ hát, tiếng sáo, nghêu ngao, non nớt…
- Tính dân tộc: Từ bò trong tiếng Việt gợi ra các từ lúa, rơm, mục
đồng… bướng bỉnh, đần độn… mà từ boeuf trong tiếng Pháp không có. Từ
chim đối với người Việt Nam có thể dùng cho người đàn ông, chỉ sự bay
nhảy, sự vui tươi, sự thoải mái, nhưng lại là điều cấm kị đối với đàn ông Tây
Ban Nha vì nó sẽ gợi ra những điều rất xấu xa. Những từ ngữ chỉ màu sắc,
cảnh vật, sự vật, vật thể thiên nhiên chắc chắn sẽ có những trường liên tưởng
khác nhau ở các dân tộc sống gần gũi với thiên nhiên, có nền kinh tế chủ yếu
là nông nghiệp so với những dân tộc có nền văn minh đại công nghiệp…
- Tính thời đại: Trường liên tưởng của một từ đơn giản như: cánh đồng
đối với những người nông dân trước cách mạng tháng Tám và hiện nay không
giống nhau. Chắc chắn ngày trước từ này không thể gợi ra các từ hợp tác, đội
sản xuất, bờ thửa, bờ vùng, phân hóa học, máy cày, độ pH… Bởi vì, thời
trước không có những thứ ấy.Mặt khác, những cây đa, quán ngói, bầy cò đã đi
khỏi trường liên tưởng của các từ này trong thời đại ngày nay.
Sự thay đổi về chế độ xã hội, về ý thức chính trị, những tiến bộ trong
sản xuất, những đổi mới trong đời sống… những nỗi niềm lớn của từng giai
đoạn lịch sử thu hút sự quan tâm của mọi người dân… làm cho từ ngữ biến

động về khả năng liên tưởng.
Nếu trong một thời đại biến đổi chậm chạp, ngưng đọng thì liên tưởng
của các từ cũng trở nên cố định, tĩnh lặng, chứa đựng các sáo ngữ, công thức,
ước lệ. Ngược lại, ở những thời đại đầy những biến động mau lẹ, thay đổi mỗi
ngày một khác thì liên tưởng cũng thường xuyên được đổi mới, phong phú
Văn học của từng thời đại là nhân tố quan trọng góp phần làm hình
thành những trường liên tưởng của các từ, nhất là những từ có phong cách văn
học. Đã một thời, hễ cứ nói đến mưa, chiều, bến đò, con sông… là chúng ta

13


lại nghĩ tới tàn tạ, sầu muộn tán úa, lệ, chia li, cách biệt… Đó là những từ
thấm đẫm trong một lớp người, và văn học có trách nhiệm ghi lại điều đó.
- Tính cá nhân: “Do kinh nghiệm sống, do tình cảm đã từng trải, mỗi
người, tùy theo lứa tuổi, tùy theo nếp sống, môi trường sống, nghề nghiệp, có
những từ ngữ khác nhau trong những trường liên tưởng cùng từ trung tâm” [4,
143]. Đối với người sống quanh quẩn trong những thành phố lớn, từ tắc cùng
lắm cũng chỉ gợi ra ô tô, xe đạp, xe máy, bụi bặm, ồn ào, chật chội, chờ đợi,
khó chịu, chen, lách, va chạm, tai nạn,… Nhưng đối với các chiến sĩ, các
thanh niên xung phong trên tuyến đường chống Mỹ cứu nước năm xưa lại gợi
ra bức tranh nhiều màu sắc đậm nét, đầy những sự tích anh hùng như bom
đạn, rốc két, sụt, lở, bom từ trường, cái chết, hố, lởm chởm, pháo sáng, thông
đường, san lấp, xe không kính…
Ngoài ra, Đỗ Hữu Châu cũng tạm xếp vào phạm vi tính chất cá nhân
những yếu tố chung của giai cấp, giới, trình độ văn hóa, địa phương, vốn văn
học…ở trong các trường liên tưởng.
1.1.3. Hiện tượng chuyển trường
Theo Đỗ Hữu Châu, ngôn ngữ luôn luôn phải đứng trước đòi hỏi kịp
thời sáng tạo ra những phương tiện mới để biểu thị những sự vật, hiện tượng

và những nhận thức mới xuất hiện trong xã hội, để thay thế những cách diễn
đạt, những tên gọi đã cũ mòn, không còn khả năng gợi tả, bộc lộ cảm xúc và
gây ấn tượng sâu sắc cho người nghe.
Ví dụ: Trước kia, nói tới ngân hàng là nói tới các hoạt động liên quan
tới tiền tệ, tuy nhiên, hiện nay, từ ngân hàng còn xuất hiện trong các vai trò
khác như: Ngân hàng đề thi, ngân hàng máu, ngân hàng dữ liệu,.. Hay
trước kia, lăn tăn là một từ dùng để chỉ trạng thái dao động nhẹ (về vật lý)
thì nay nó còn chỉ trạng thái tâm lý dao động, suy nghĩ chưa quả quyết của
con người.

14


Nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa trong từ vựng, các nhà nghiên
cứu đều thống nhất có hai phương thức chuyển nghĩa đó là ẩn dụ và hoán dụ.
Hiện tượng chuyển trường này cho thấy sự chi phối lẫn nhau giữa các
trường từ vựng trong một tác phẩm văn học để cùng phục vụ cho một mạch
chủ đề, tư tưởng nhất định của tác phẩm đó.
1.1.4. Khái niệm nghĩa biểu trưng
Theo Đỗ Hữu Châu, nguồn gốc của ngôn ngữ không có gì khác chính
là sự sử dụng những yếu tố, những chi tiết của đời sống hiện thực vào mục
đích thẩm mỹ. Khi đi vào tác phẩm (câu nói) dưới dạng ngôn từ những yếu tố,
những chi tiết ấy sẽ không còn là bản thân nó như trong thực tại, mà trở thành
hình thức do một nội dung ý nghĩa mang tính khái quát, vượt ra ngoài phạm
vi ngữ nghĩa thông dụng của những yếu tố ngôn từ được sử dụng. Ta gọi đó là
ý nghĩa biểu trưng nghệ thuật.
Bất cứ từ ngữ nào đi vào văn chương cũng có thể mang những ý nghĩa
biểu trưng nhất định để thể hiện nội dung, tư tưởng, ý nghĩa của tác phẩm.
Nếu không có ý nghĩa biểu trưng, các từ ngữ sẽ không có giá trị văn học,
không xây dựng được hình tượng văn học, mà chỉ là các từ giao tiếp bình

thường ngoài đời sống hoặc trong các loại văn bản mang tính quy phạm khác.
1.2. Khái quát chung về Truyện Tây Bắc
1.2.1. Nội dung chính
1.2.1.1. Giá trị hiện thực
Tác phẩm cho thấy cuộc sống cơ cực bị đè nén áp bức nặng nề của
người dân miền núi vùng Tây Bắc dưới ách thống trị hà khắc của bọn địa chủ
và phong kiến cấu kết với thực dân Pháp.
Tiêu biểu cho số phận những con người khốn khổ bị vùi dập chẳng
khác nào con sâu, con kiến, bị coi không bằng trâu ngựa.

15


Gía trị hiện thực của thiên truyện còn thể hiện ở chỗ người đọc thấy
hiện lên ở đây rất sinh động bộ mặt tàn bạo và những hủ tục thối nát của chế
độ phong kiến ở miền núi trước cách mạng.
Tập truyện còn hé mở cho người đọc thấy sự đổi đời của những con
người cùng khổ.Dưới ánh sáng của cách mạng, họ đã tham gia du kích, chuẩn
bị cùng dân làng đánh Pháp sống cuộc sống của những con người tự do.
1.2.1.2. Giá trị nhân đạo
Cảm thông sâu sắc đối với người dân, thể hiện tình yêu thương, sự
đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi
trước cách mạng.
Tố cáo lên án, phơi bày bản chất xấu xa tàn bạo của thế lực phong kiến
ở miền núi chà đạp lên quyền sống của con người, hiểu được ước mơ nguyện
vọng của họ, trân trọng đề cao những khát vọng chính đáng của con người.
Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng
của nhân dân Tây Bắc.Thấy được người nông dân miền núi mặc dù bị đè nén,
áp bức nặng nề nhưng họ vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt , khao khát
tình yêu, hạnh phúc, tự do. Đặc biệt cũng như nhiều tác phẩm ở giai đoạn này,

tập truyện đề cao tình hữu ái giai cấp, sự đồng cảm của những con người
nghèo khổ cùng cảnh ngộ.
Giải phóng con người khỏi sự chà đạp, cho họ một cuộc sống mới tốt
đẹp hơn. Nhà văn đã tin tưởng vào sức mạnh quật khởi , tinh thần đấu tranh
để tự giải phóng của họ
1.2.2. Hình ảnh thiên nhiên
Hình ảnh thiên nhiên ấy hiện qua biết bao là địa danh Tô Hoài đã đến,
như Trạm Tấu, Quỳnh Nhai, Than Uyên, Mèo Vạc, Lũng Phầy, rồi Hồng
Ngài, Phìn Sa ...Đầu tiên, thiên nhiên hiện lên thật giàu chất thơ. Đó là hình
ảnh mùa xuân ở Tây Bắc với ngọn khói, tấm váy hoa xòe được đem phơi,

16


tiếng sáo gọi bạn tình văng vẳng đến trước ngõ mỗi nhà…Tất cả đã sẵn sàng
cho một cái Tết thật sôi nổi, đầm ấm. Đó còn là thiên nhiên trong không khí
cách mạng. Các chi tiết về hình ảnh núi rừng hùng vĩ nuôi dấu cán bộ vừa nói
lên đặc điểm miền Tây Bắc vừa mang tính biểu tượng cao cho sự đấu tranh
vươn lên của con người Tây Bắc.
1.2.3. Hình ảnh con người
Đọc Truyện Tây Bắc, ta hiểu thêm về cuộc sống của miền núi, với
những mặt trái như những nỗi đau. Tập truyện có một chủ đề rất tập trung:
những người dân miền núi vừa là nạn nhân của thực dân Pháp, của chế độ
phong kiến, của chính những phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan của
mình. Qua số phận của bà Ảng (Cứu đất cứu mường), Mát (Mường Giơn), và
Mỵ (Vợ chồng A Phủ), Tô Hoài cho thấy trùng điệp những nỗi khổ, để đi tới
cái nhận thức thật đau đớn và khó hiểu là làm sao con người có thể kéo dài kiếp
sống lay lắt và mù mịt như thế được. Họ đã đứng lên đấu tranh, giải
phóng…Truyện Tây Bắc là tập hợp truyện kể về những người dân vùng Tây
Bắc hiền lành, thật thà nhưng sẵn sàng đi theo tiếng gọi của cách mạng chống

lại thực dân Pháp cướp nước...Đúng như chính nhà văn Tô Hoài nhận xét rằng
hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành
người, thành việc trong tâm trí ông. Những chiến khu của các dân tộc một lòng
kháng chiến. Dân tộc Mường ở Bản Thải, dân tộc Thái ở Ngọn Lao, người Dao
Nga Hoàng ở Suối Ron, người H’Mông ở khu 99, ở Pú Nhung, người Xá,
người Puộc trên sông Nậm Mu … Trong kháng chiến, mỗi chúng ta đều trải
biết rất nhiều việc dồn dập, mãnh liệt, nhiều việc tưởng không thể quên, nhưng
rồi việc khác ập đến, cái hôm qua lại nhãng đi. Nhưng lần ông đi Tây Bắc này
khác thế. Cho tới hôm nay, ông vẫn bồi hồi nhớ như in. Một ám ảnh mạnh mẽ,
thúc đẩy ông sáng tác - ý thức thiết tha với đề tài là một quyết định.

17


Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận bao gồm các lí thuyết
về trường nghĩa và khái quát về tập Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài.
Trong phần lí thuyết về trường nghĩa, chúng tôi giới thuyết khái niệm
trường nghĩa và phân chia các loại trường nghĩa gồm trường nghĩa dọc
(trường biểu vật và trường biểu niệm), trường nghĩa ngang (trường tuyến tính)
và trường liên tưởng.Ngoài ra, chúng tôi cũng trình bày khái niệm về hiện
tượng chuyển trường và nghĩa biểu trưng của trường từ vựng. Tất cả các lí
thuyết này, chúng tôi thống nhất đi theo quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu.
Trong phần khái quát về tập Truyện Tây Bắc, chúng tôi đã trình bày
những nội dung chính gồm giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tập truyện
này. Ngoài ra, chúng tôi cũng nói đôi nét về hình ảnh thiên nhiên và hình ảnh
con người trong tập truyện Tây Bắc.

18



Chƣơng 2
TRƢỜNG NGHĨA THIÊN NHIÊN TÂY BẮC TRONG
TRUYỆN TÂY BẮC
2.1. Thống kê, phân loại trƣờng nghĩa thiên nhiên trong tập Truyện
Tây Bắc
2.1.1. Trường nghĩa về cảnh vật mùa xuân Tây Bắc
Sau khi khảo sát ba truyện ngắn trong tập Truyện Tây Bắc, chúng tôi
thống kê được các từ thuộc trường nghĩa về cảnh vật mùa xuân Tây Bắc theo
bảng sau:
Tên truyện
Cứu đất cứu mường

Các từ thuộc trƣờng nghĩa cảnh vật mùa xuân
Tây Bắc
Mùa gặt hái, chút vàng, lúa chín, tấp nập, nhộn nhịp,
ngày mùa, phát nương, mùa gặt mới, phát nương mới,
nương lúa, chín vàng.

Mường Giơn

Vợ chồng A Phủ

Mùa lúa, chín tới, thơm ngọt, bát ngát, cánh đồng, vàng,
sương giá, cánh đồng mới gặt, mùi rơm, còn mới.
Mương mới, mưa xuân, cỏ tranh vàng ửng, gió rét, dữ
dội, gió giật từng cơn, chiều buốt, lạnh teo, thong thả tới.

Trong đó, có thể chia nhỏ thành các tiểu trường nghĩa thuộc trường
“cảnh vật mùa xuân Tây Bắc” như sau.

Tên trƣờng
Các từ trong trƣờng
Hoạt động ngoài
Phát nương, phát nương mới.
thiên nhiên mùa xuân
Chút vàng, lúa chín, tấp nập, nhộn nhịp, nương lúa,
chín vàng, cánh đồng mới gặt, mùi rơm, còn mới,
Ruộng lúa mùa xuân
cánh đồng, vàng, chín tới, thơm ngọt, bát ngát,
nương mới.
Sương giá, mưa xuân, gió rét, dữ dội, gió giật từng
Thời tiết mùa xuân
cơn, chiêu buốt, lạnh teo, thong thả tới.

19


Cần lưu ý tới các trường liên tưởng mà mỗi từ trong trường biểu vật
“cảnh vật mùa xuân Tây Bắc” gợi ra.Trong mỗi trường liên tưởng nhỏ hơn ở
các từ thuộc trường “cảnh vật mùa xuân Tây Bắc” sẽ là tập hợp một chuỗi từ
đóng vai trò nghĩa tố liên tưởng. Các từ này sẽ gợi ra toàn bộ cảnh vật mùa
xuân Tây Bắc dựa vào tính hàm súc, gợi hình của nó.Số lượng từ ở các trường
liên tưởng này rất rộng lớn và phụ thuộc vào khả năng cảm thụ khác nhau ở
từng độc giả khi họ tiếp xúc với từ ngữ. Vì vậy, trong bảng phân loại dưới
đây, chúng tôi chỉ thống kê các từ và cụm từ trong trường liên tưởng theo
quan điểm của mình.
Tên truyện

Các từ và cụm từ trong tiểu trƣờng liên tƣởng


Cứu đất cứu mường

- Mùa gặt hái: [mùa xuân], [lúa chín], [chín vàng],
[ấm áp], [nhộn nhịp], [tấp nập], [hương lúa], [thơm
ngát], [đồng nội], [cỏ cây], [sức sống], [mơn mởn],
[tiếng chim], [véo von], [vạn vật sinh sôi], [nảy
nở].
- Chút vàng: [man mác], [hiu hiu], [thơ mộng],
[nắng chiều].
- Lúa chín: [hương lúa], [ấm no], [đủ đầy], [tươi vui].
- Tấp nập: [cười nói], [nhộn nhịp], [vui vẻ], [tràn
đầy sức sống], [đổi thay], [đi lên].
- Nhộn nhịp: [vui vẻ], [lễ hội], [trò chơi], [cười
nói], [vui chơi], [đùa giỡn], [sung túc], [yên bình].
- Ngày mùa: [nô nức], [ấm no], [gặt hái], [thành
quả], [lao động], [lúa chín], [hương lúa], [thơm
nồng].
- Phát nương: [lao động], [dựng xây], [cuộc sống],
[yên bình], [chăm chỉ], [chất phác], [cần cù], [chịu
khó].

20


×