Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ưu diểm và nhược điểm của các chế độ tỷ giá cố định và thả nổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.87 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỀ TÀI

ƯU DIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ CỐ
ĐỊNH VÀ THẢ NỔI

Thành viên nhóm 7:
1, Chu Thị Kim Thoa
2, Đồ Thị Mỹ Linh
3, Hoàng Thị Bích Thủy
4, Tô Thị Minh Hoa
5, Đinh Thị Hồng Ninh

Hà Nội, 11/2016


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................4
CHƯƠNG 1: Khái niệm tỷ giá và các loại tỷ giá..........................................5
1.1
1.2

Khái niệm tỷ giá...................................................................................5
Các loại tỷ giá.......................................................................................5

CHƯƠNG 2 : Ưu điểm và nhược điểm của chế độ tỷ giá thả nổi..............7
2.1. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn.............................................................7
2.2. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết (bán thả nổi)....................................8


CHƯƠNG 3: Ưu điểm và nhược điểm của chế độ tỷ giá cố định..............9
3.1.Ưu điểm của tỷ giá cố định.....................................................................9
3.2. Nhược điểm của tỷ giá cố định..............................................................10
CHƯƠNG 4: Liên hệ với chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay ở Việt Nam hiện
nay...................................................................................................................11
4.1. Đánh giá chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước......12
4.2. Một số kiến nghị......................................................................................14
KẾT LUẬN.......................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................17

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viểt tắt

Nguyên nghĩa tiếng anh

Nguyên nghĩa tiếng
việt
Ngân hàng trung
ương
Tỷ giá hối đoái
Monetary Qũy tiền tệ quốc tế

NHTW
TGHĐ
IMF
NĐ – CP
ODA

FDI
EU

International
Fund

Nghị định- Chính
phủ
OfficialDevelopment
Hỗ trợ phát triển
Assistance)
chính thức
Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp
nước ngoài
European Union
Liên minh châu Âu

3


LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền của riêng mình. Đồng tiền này chỉ có
giá trị thanh toán trong phạm vi quốc gia trừ một số đồng tiền có khả năng thanh
toán quốc tế. Cũng nhờ vào đồng tiền của nước mình mà mỗi quốc gia có thể
kiểm soát được tình hình tài chính, kinh tế. Trên thực tế, không có một quốc gia
nào tồn tại mà không có mối liên hệ với thế giới bên ngoài. Đặc biệt hiện nay,
trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Nó làm nảy sinh các mối quan hệ
về thương mại, đầu tư, tài chính tiền tệ và quan hệ thanh toán. Tỷ giá hối đoái là
giá cả một đơn vị tiền tệ của quốc gia này tính bằng tiền tệ của một quốc gia
khác. Đây chính là phương tiện trong thanh toán quốc tế.

Tỷ giá hối đoái giữ vai trò và chức năng quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia
và trong mối quan hệ kinh tế quốc tế. Vì vậy việc đề ra, lựa chọn chính sách tỷ
giá hối đoái thực sự phù hợp với nền kinh tế quốc gia là vô cùng quan trọng.
Trước đây, Việt Nam đã từng áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Còn hiện
nay sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự kiểm soát của nhà nước. Chế
độ tỷ giá này đã mang lai nhiều lợi ích nhưng việc hoàn thiện chính sách tỷ giá
để nó hoàn chỉnh, linh hoạt hơn luôn luôn cần thiết.
Vì thế chúng em lựa chọn đề tài : “ƯU DIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC CHẾ
ĐỘ TỶ GIÁ CỐ ĐỊNH VÀ THẢ NỔI”. Để từ đó đưa ra được những ảnh hưởng
của chế độ tỷ giá đối với nền kinh tế Việt Nam.

4


CHƯƠNG 1: Khái niệm tỷ giá và các loại tỷ giá
1.1 . Khái niệm tỷ giá:
- Tỷ giá hối đoái là mối quan hệ so sánh sức mua giữa các đồng tiền với nhau.
Đó là giá cả chuyển đổi một đơn vị tiền tệ của nước này thành những đơn vị tiền
tệ của nước khác.
- Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX
hoặc Agio) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi
cho một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia
được biểu hiện bởi một tiền tệ khác.
1.2 Các loại tỷ giá :
- Căn cứ vào chế độ quản lý tỷ giá, tỷ giá hối đoái được chia ra thành tỷ giá cố
định và tỷ giá thả nổi:
+ Tỷ giá cố định (Tỷ giá chính thức) là tỷ giá do NHTW công bố và không thay
đổi trong một khoảng thời gian.
+ Tỷ giá thả nổi (Tỷ giá thị trường) là tỷ giá được hình thành theo quan hệ cung
cầu ngoại hối. Tỷ giá này biến động thường xuyên thùy theo tình hình cung cầu

ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.

a) Chế độ tỷ giá cố định:
- Tỷ giá cố định là tỷ giá được cố định (giữ không đổi) hoặc chỉ được cho phép
dao động trong một phạm vi rất hẹp. Nếu tỷ giá bắt đầu dao động quá nhiều thì
5


các chính phủ có thể can thiệp để duy trì tỷ giá hối đoái trong vòng giới hạn của
phạm vi này.
- Chế độ tỷ giá hối đoái cố định là một chế độ tỷ giá hối đoái được nhà nước
công bố sẽ duy trì không thay đổi tỷ giá giữa đồng nội tệ với một đồng ngoại tệ
nào đó.
- Đặc điểm của chế độ tỷ giá cố định:
+ Về cơ bản, những lực cung - cầu vẫn tồn tại trong thị trường ngoại tệ và chi
phối số lượng cung - cầu ngoại tệ trên thị trường.
+ Nhà nước cam kết sẽ duy trì tỷ giá hối đoái ở mức độ cố định nào đó bằng
cách nếu cung trên thị trường lớn hơn cầu ở mức tỷ gía cố định thì nhà nước
đảm bảo mua hết số dư cung ngoại tệ. Nếu cung trên thị trường nhỏ hơn cầu ở
mức tỷ gía cố định đó thì nhà nước sẽ đảm bảo cung cấp một lượng ngoại tệ
bằng đúng lượng dư cầu. Nhà nước sẽ thực hiện hoạt động mua bán lượng dư
cung hay cầu đó với tư cách là người mua bán cuối cùng, người điều phối.
+ Những dự báo thay đổi tỷ giá trên thị trường gần bằng không trừ trường hợp
nhà nước thay đổi mức tỷ giá cố định.
Chế đô tỷ giá cố định được một số nước áp dụng như Trung Quốc từ
những năm 80 của thập niên 20. Đáng chú ý là Thái Lan với cuộc khủng hoảng
tài chính - tiền tệ tháng 7/1999 do áp dụng chế độ tỷ giá cố định quá lâu. Nước
ta trước năm 1991 đã áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái này. Nói chung chế độ tỷ
giá này chỉ phù hợp với một thời gian nào đó mà thôi. Hiện nay chế độ tỷ giá hối
đoái này coi như không được áp dụng trên thế giới.

- Điều kiện: Phải có sự can thiệp của chính phủ.

b) Chế độ tỷ giá thả nổi tự do:
- TGHĐ được xác định hoàn toàn dựa trên tương quan (mối quan hệ) cung cầu
giữa các đồng tiền trên thị trường ngoại hối mà không cần đến bất kỳ sự can
thiệp nào của NHTW.
- Chế độ tỷ giá thả nổi là chế độ mà trong đó tỷ giá hối đoái được xác định và
vận động một cách tự do theo quy luật thị trường mà trực tiếp là quy luật cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ.
6


- Đặc điểm của chế độ tỷ giá thả nổi:
+ Tỷ giá hối đoái được xác định và thay đổi hoàn toàn tùy thuộc vào tình hình
cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
+ Nhà nước hoàn toàn không có bất cứ một tuyên bố, một cam kết nào về điều
hành và chỉ đạo tỷ giá. + Nhà nước không có bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào
vào thị trường ngoại tệ.

CHƯƠNG 2 : Ưu điểm và nhược điểm của chế độ tỷ
giá thả nổi
2.1. Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn:
Là chế độ trong đó tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật
cung cầu trên thị trường ngoại hối. Chính phủ hoàn toàn không có bất kỳ tác
động cam kết gì về việc điều tiết tỷ giá. Giá của một đồng tiền nội tệ đối với một
đồng ngoại tệ được xác định tại điểm mà cung ngang bằng cầu. Khi xuất khẩu
tăng hoặc luồng vốn đầu tư nước ngoài tăng sẽ làm tăng cung ngoại tệ, đồng
tiền ngoại tệ giảm giá và ngược lại.
Ưu điểm:
-


Phản ánh đúng tình hình cung cầu của thị trường ngoại tệ, sự biến
động của thị trường. Thị trường ngoại hối minh bạch và hiệu quả hơn.

-

Di chuyển nguồn lực từ nơi có hiệu quả thấp về nơi có hiệu quả cao.

-

Ngân hàng Trung ương chủ động hơn trong việc thực hiện chính sách
kinh tế. Đảm bảo tính độc lập của chính sách tiền tệ.

-

Giúp cán cân thanh toán cân bằng: Giả sử một nước nào đó có cán
cân vãng lai thâm hụt khiến nội tệ giảm giá. Điều đó thúc đẩy xuất
khẩu, hạn chế nhập khẩu cho đến khi cán cân thanh toán trở nên cân
bằng.

7


-

Góp phần ổn định kinh tế, tránh được những cú sốc bất lợi từ bên
ngoài, vì khi giá cả nước ngoài tăng sẽ làm cho tỷ giá tự điều chỉnh
theo cơ chế PPP để ngăn ngừa các tác động ngoại lai.

Nhược điểm:
-


Tỷ giá biến động thường xuyên, khó lường gây khó khăn cho việc
hoạch định chính sách kinh tế của Nhà nước và những tính toán của
các nhà đầu tư.

-

Hạn chế các hoạt động đầu tư và tín dụng do tâm lý lo sợ sự biến động
theo hướng bất lợi của tỷ giá.

-

Tỷ giá phụ thuộc vào dự báo trong tương lai, Chính phủ dự báo không
sát với tương lai sẽ làm ảnh hưởng đến chính sách kinh tế vĩ mô.

Khi mới ra đời, chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn được cho là phương thức
hữu hiệu vạn năng cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế chứng
minh rằng, càng thả nổi tỷ giá thì sự phát triển kinh tế càng kém ổn định. Bởi lẽ,
biến động của tỷ giá rất phức tạp, chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính
trị, tâm lý, xã hội... đặc biệt là nạn đầu cơ. Trên thực tế thì lại không có thị trường
thuần tuý nên không thể có một chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn.
2.2. Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết (bán thả nổi):
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết cụ thể là chính phủ không cam kết duy trì
một tỷ lệ cố định với ngoại tệ, mà thả nổi đồng tiền của mình và có biện pháp
can thiệp mỗi khi thị trường trở nên (mất trật tự) , hoặc khi tỷ giá hối đoái đi
chệch xa mức thích hợp loại tỷ giá hối đoái này hiện đang được áp dụng tại các
nước Tư Bản Chủ Nghĩa, nơi mà lạm phát đạt thấp, các thị trường phát triển ở
trình độ cao.
Ưu điểm:
-


Phản ánh kịp thời các biến động, các xu hướng kinh tế thế giới làm cho
nền kinh tế quốc gia hòa nhập với tiến trình vận động chung của nền
kinh tế thế giới.

-

Tạo điều kiện tiền tệ cho cạnh tranh bình đẳng, giúp cho các nhà kinh
doanh, nhà làm kinh tế năng động bắt kịp với xu thế phát triển của nền
kinh tế hiện nay.
8


-

Tiết kiệm ngoại tệ phục vụ cho những mục đích khác.

Nhược điểm:
-

Do tỷ giá thả nổi hoàn toàn do nhu cầu ngoại tệ thị trường quyết định
nên thường gây ra những biến động lớn trong tỷ giá, tác động xấu đến
hoạt động ngoại thương.

-

Dễ dẫn đến các cú sốc về cung cầu ngoại thương giả tạo do nạn đầu
cơ phát triển nếu như không có sự quản lý chặt chẽ ngoại hối trong
nước.


-

Độ rủi ro về biến động tỷ giá rất cao đối với các nguồn thu nhập từ đầu
tư nước ngoài, điều này gây trở ngại trong việc thu hút đầu tư nước
ngoài.

-

Mức biến động tỷ giá khó xác định trước trong chế độ tỷ giá này có thể
gây ra những quy định vĩ mô sai lầm ảnh hưởng đến mức tăng trưởng
kinh tế.

Như vậy, chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái
nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định. Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối
đoái thả nổi tốt hơn, nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả
nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn định. Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự
ổn định, song việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối
đoái cố định tương đối khó khăn. Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế
giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới
sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không
hoàn toàn phản ứng theo thị trường.

9


CHƯƠNG 3: Ưu điểm và nhược điểm của chế độ tỷ
giá cố định
3.1.Ưu điểm của tỷ giá cố định:
* Ổn định kinh tế vĩ mô: tỷ giá hối đoái là một trong những biến số quan trọng có
ảnh hưởng tới nhiều nhân tố trong nền kinh tế, một tỷ giá được giữ cố định sẽ

giúp nền kinh tế vĩ mô trở nên có kiểm soát hơn.
* Ổn định tỷ giá cho hoạt động thương mại quốc tế diễn ra thuận lợi vì tỷ giá luôn
có thể ấn định một cách chắc chắn, không cần dự phòng rủi ro tỷ giá. thúc đẩy
thương mại giữa các quốc gia.
* Thúc đẩy đầu tư từ nước ngoài do một lo ngại về việc mất giá nghiêm trọng
đồng tiền là rất nhỏ.
* Kiểm soát lạm phát, tạo tâm lý an toàn tin tưởng: một tỷ giá cố định sẽ có ích
hơn cho chính phủ trong cố gắng kiềm chế lạm phát.
* Ngăn ngừa bong bóng tỷ giá do đầu cơ so với tỷ giá thả nổi.
3.2. Nhược điểm của tỷ giá cố định:
* Tạo ra sự chênh lệch giữa tỷ giá thực và tỷ giá danh nghĩa: do sự mất cân
bằng cung và cầu thực về tiền tệ, sự cứng nhắc trong tỷ giá tạo ra những chỉ báo
không chính xác về nền kinh tế.
* Làm sai lệch các tính toán: tỷ giá cố đinh không phản ánh được tình trạng
chính xác của nền kinh tế khi được đem vào các chính sách kinh tế để dự báo
sẽ dẫn đến những ước lược sai lệc về sức khỏe, chiều hướng của nền kinh tế.
* Tạo ra tỷ giá chợ đen: sự mất cân bằng cung cầu dẫn đến hình thành một thị
trường mua bán ngoại tệ ngoài vòng quản lý của nhà nước.
* NHTW phải có một lượng ngoại tế đủ lớn để duy trì tỷ giá và phải thường
xuyên giám sát sự biến động của tỷ giá đặc biệt khi có các bất ổn kinh tế - chính
trị trên thế giới
* Chi phí can thiệp và quản lý ngoại hối là không nhỏ.

10


* Tạo cơ hội cho những kẻ đầu cơ tấn công các đồng tiền cố định, làm suy giảm
mạnh dự trữ ngoại hối.
* Chính sách tiền tệ không có tác dụng đến nền kinh tế. Chỉ có chính sách tài
khóa tác động tới được nền kinh tế.

* Nhập khẩu chính sách tiền tệ từ nước ngoài và lạm phát nước ngoài (nước mà
có đồng tiền được cố định kèm).
* Nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán: khi thị trường dự kiến có một sự
phá giá (nâng giá) tỷ giá trong tương lai sẽ khiến cho kỳ vọng về sự gia tăng
(giảm) trong tỷ giá hối đoái, khiến cho tài sản ngoại tệ trở nên hấp dẫn (kém hấp
dẫn) hơn, khiến cho ngân hàng trung ương bị giảm (tăng) đột ngột dự trữ ngoại
hỗi, khiến lãi suất trong nước tăng (giảm) bất thường.
* Can thiệp vô hiệu không hiệu quả: nhiều nghiên cứu cho tháy can thiệp vô hiệu
là không mấy hiệu quả do phần bù rủi ro là quan trọng nhưng nó chưa chắc phụ
thuộc vào các giao dịch tài sản của ngân hàng trung ương hoặc không đơn giản
như công thức mà chúng ta đưa ra.
 Một ví dụ về khủng hoảng cán cân thanh toán từ chính sách tiền tệ cố

định: Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ
tăng bình quân 9%/năm. Cuối năm 1996, trong báo cáo Triền Vọng Kinh tế
Thế giới của IMF cảnh báo nền kinh tế Thái Lan phát triển quá nóng và
bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu. Đến cuối năm nền kinh tế
Thái đã có sự điều chỉnh, các chỉ số chứng khoán bắt đầu giảm. Ngày 14
và 15 tháng 5 năm 1997 đồng Baht Thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn.
Mặc dù thủ tướng Thái đã tuyên bố sẽ không phá giá Baht nhưng cuối
cùng vẫn bị thả nổi vào ngày 2 tháng 7 khiến Baht mất giá ngay 50%, từ
25 xuống 58 Baht một dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái tụt từ
1280 cuối năm 1995 xuống 372 cuối năm 1997. Mức vốn hóa thị trường
giảm từ 141,5 tỷ xuống 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài xhính lớn
nhất của Thái bị phá sản. IMF thông qua 2 gói cứu trợ cho Thái với tổng
gần 20 tỷ USD.

11



CHƯƠNG 4: Liên hệ với chế độ tỷ giá hối đoái hiện
nay ở Việt Nam hiện nay
Nghị định 70/2014 NĐ - CP quy định về chế độ tỉ giá hối đoái ở Việt
Nam hiện nay: Điều 15. Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam.Chế độ tỷ
giá hối đoái của đồng Việt Nam là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước có quan hệ
thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu kinh tếĐể
thực thi chế độ neo tỷ giá có điều chỉnh, hàng ngày Ngân hàng Nhà nước công
bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về tỷ giá giao dịch liên ngân hàng và
biên độ dao động cho phép (hiện tại là ±1%). Theo đó, định hướng của Ngân
hàng Nhà nước là:
(i)
Cơ bản giữ tỷ giá ổn định, song có xem xét diễn biến trên thị trường
ngoại hối thế giới (sự biến động của các ngoại tệ mạnh, đặc biệt là USD) để điều
chỉnh khi cần thiết.
(ii)
Cho phép tỷ giá được dao động trong một biên độ nhất định (có lúc
cao nhất lên đến ±5%, sau giảm còn ±3% và từ năm 2011 đến nay là ±1%).
(iii)
Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước đưa ra tuyên bố về giới hạn điều
chỉnh của tỷ giá trong năm để thị trường biết trước (ví dụ tuyên bố điều chỉnh tỷ
giá không quá ±2% năm trong năm 2014 và 2015).
(iv)
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp mỗi khi thị trường tự do
có biến động mạnh. Trước hết, bằng các tuyên bố chính thức về ổn định thị
trường. Sau đó, nếu thị trường vẫn có biến động mạnh, thì áp dụng các nghiệp
vụ mua vào, bán ra USD để giữ tỷ giá ổn định.
(v)
Nếu tỷ giá trên thị trường vẫn tiếp tục dao động mạnh trong một
thời gian dài, Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái điều chỉnh tỷ giá, thường là

với mức độ nhỏ vài phần trăm. Lần điều chỉnh tỷ giá lớn nhất gần đây là tháng
2/2011 với mức tăng 9%, các đợt điều chỉnh sau đó đều áp dụng mức độ giao
động thấp hơn. vĩ mô trong từng thời kỳ.
4.1. Đánh giá chính sách điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước:

12


Để Ngân hàng Nhà nước có khả năng thực thi được chế độ neo tỷ giá có điều
chỉnh, hiện đang tồn tại các điều kiện khá thuận lợi sau:
-

Cán cân thương mại nghiêng về xuất siêu trong 3 năm 2012-2014 (riêng
năm 2014 xuất siêu 2 tỷ USD). Điều này khiến nguồn cung ngoại tệ tăng
lên trong khi cầu ngoại tệ giảm mạnh (đặc biệt là đối với USD, do đặc điểm
Việt Nam là phần lớn các hoạt động xuất - nhập khẩu được giao dịch bằng
USD).

-

Nguồn cung ngoại tệ tăng mạnh trong mấy năm qua không chỉ do xuất
siêu, mà còn là kết quả tổng hợp của các nguyên nhân khác, trong đó có:
Nguồn kiều hối gửi về nước tăng mạnh (đạt trên dưới khoảng 12 tỷ
USD/năm); Nguồn vốn FDI giải ngân đạt khoảng 10-11,5 tỷ USD/năm;
Nguồn vốn ODA giải ngân đạt khoảng 4 tỷ USD/năm.

-

Với sự tăng mạnh của các nguồn cung ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước
thông qua các hoạt động mua vào ngoại tệ, hiện nắm giữ trong tay một

lượng dự trữ ngoại hối cao kỷ lục ước tính khoảng 35 tỷ USD. Lượng dự
trữ ngoại hối cao cho phép Ngân hàng Nhà nước có khả năng can thiệp
giữ ổn định tỷ giá mỗi khi thị trường có biến động lớn, bằng cách bán ra
ngoại tệ khi giá lên nhằm giữ cho tỷ giá không dao động quá lớn.

-

Tình trạng đô la (USD) hóa nền kinh tế đã giảm mạnh trong các năm gần
đây, trong khi niềm tin vào đồng nội tệ tăng lên. Đồng thời, lãi suất tiết
kiệm gửi bằng VND cao hơn nhiều so với gửi bằng USD. Các yếu tố đó
khiến nhu cầu nắm giữ USD trong dân cư và tình trạng đầu cơ USD trên
thị trường giảm mạnh, do vậy giảm áp lực về cầu ngoại tệ.

Thực tế, chế độ neo tỷ giá có điều chỉnh đã tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động
của các doanh nghiệp, đồng thời, giúp duy trì sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế.
Trong mấy năm vừa qua đã cho thấy tác dụng tích cực của chính sách tỷ giá là:
(i)

Giữ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp
được ổn định. Việc tỷ giá được duy trì ổn định giúp các doanh
nghiệp liên quan đến hoạt động xuất - nhập khẩu có thể lập kế
hoạch sản xuất, kinh doanh trong năm và thực thi kế hoạch đó một
cách ổn định;

(ii)

Giữ cho gánh nặng nợ nước ngoài của từng doanh nghiệp nói riêng
và toàn bộ quốc gia nói chung không tăng lên;
13



(iii)

Giảm áp lực lên lạm phát. Việc giữ cho đồng nội tệ không bị mất giá
trong một khoảng thời gian tương đối dài giúp giảm áp lực cả đối với
lạm phát kỳ vọng và lạm phát thực tế.

Song, chính sách neo tỷ giá có điều chỉnh cũng gây ra không ít bất lợi cho nền
kinh tế, cụ thể là:
i)

Ngân hàng Nhà nước hiện theo đuổi chính sách neo tỷ giá có điều
chỉnh bằng cách giữ tỷ giá ổn định trong một thời gian khá dài và
tuyên bố mức dao động tỷ giá thường không quá 2% năm. Trong khi
đó, trên cục diện chung của thị trường thế giới, đồng USD hiện vẫn
đang trong xu hướng lên giá mạnh so với hầu hết các đồng tiền chủ
chốt khác trên thế giới.

ii)

Neo giá trong lúc trên thế giới giá USD tăng, khiến đồng VND tăng
giá quá cao so với USD cũng như so với các đồng tiền ngoại tệ
khác, khiến năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam
bị giảm mạnh. Đồng VND tăng giá quá cao không khuyến khích xuất
khẩu, nhưng lại khuyến khích nhập khẩu, khiến xuất khẩu có thể
giảm và nhập khẩu tăng, do đó nhập siêu có khả năng tăng.

iii)

Việc đồng VND tăng giá quá cao so với USD còn gây ra tình trạng tỷ

giá chính thức có thời điểm chênh lệch lớn so với tỷ giá thị trường tự
do. Điều đó khiến hoạt động đầu cơ ngoại tệ vốn được giảm mạnh
trong mấy năm qua có thể sẽ bùng quát quay trở lại. Hoạt động này
nếu mạnh lên có thể sẽ gây bất lợi lớn cho hoạt động của thị trường
ngoại hối.

iv)

Việc USD liên tục tăng giá trong khi Ngân hàng Nhà nước vẫn duy
trì tỷ giá ổn định trong một thời gian dài, sẽ có lúc buộc phải điều
chỉnh tỷ giá cho sát thực tế nếu để tích tụ lâu ngày, chênh lệch tỷ giá
quá cao so với thị trường tự do sẽ phải điều chỉnh với biên độ lớn,
gây ra cơn sốc, bất ổn lớn.

4.2. Một số kiến nghị:
Để việc thực thi chính sách neo tỷ giá có điều chỉnh đạt được hiệu quả tốt hơn,
tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:

14


- Thứ nhất: Không nên neo tỷ giá chỉ vào một ngoại tệ duy nhất là USD.
Có một thực tế USD là đồng tiền có vai trò quan trọng hàng đầu trên thị trường
thế giới, đồng thời phần lớn các giao dịch xuất - nhập khẩu của Việt Nam với
nhiều quốc gia khác nhau được thực hiện bằng USD. Song, nếu theo giá trị kim
ngạch xuất – nhập khẩu sau thị trường Mỹ chúng ta vẫn có khối lượng giao dịch
đáng kể bằng các đồng tiền khác, chẳng hạn bằng Euro với EU và bằng Yen với
Nhật Bản (hai thị trường này hiện chiếm khoảng 1/3 kim ngạch xuất - nhập khẩu
của Việt Nam) và Tệ với Trung Quốc. Ngoài ra, vay nợ bằng Euro và Yen cũng
chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng nợ nước ngoài.

Do vậy, nên có công thức neo tỷ giá dựa trên rổ ngoại tệ chủ chốt (USD, Euro,
Yen và Tệ) có tính đến quyền số của mỗi ngoại tệ trong tổng kim ngạch xuất –
nhập khẩu và tổng vay nợ của nước ta.
- Thứ hai: Tránh đưa ra tuyên bố mức điều chỉnh tối đa của tỷ giá trong
năm. Việc tuyên bố mức điều chỉnh tối đa cứng của tỷ giá trong năm có tác dụng
tốt là thể hiện quyết tâm và ý chí của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước muốn
duy trì sự ổn định thị trường và sẵn sàng can thiệp khi cần để đảm bảo sự ổn
định đó. Tuyên bố này cũng là định hướng để doanh nghiệp yên tâm lên kế
hoạch sản xuất, kinh doanh năm mà không phải lo ngại sự biến động lớn của tỷ
giá.
Tuy nhiên, việc đưa ra mức điều chỉnh tối đa cứng của tỷ giá trong năm sẽ
gặp bất lợi khi tỷ giá trên thị trường ngoại hối quốc tế biến động mạnh. Chỉ trong
khoảng thời gian từ tháng 6/2014 đến tháng 3/2015, USD đã lên giá 24%. Trong
khi đó, Ngân hàng Nhà nước đã tuyên bố tỷ giá sẽ được điều chỉnh không quá
2%/năm trong năm 2014 và 2015. Điều đó đã đẩy Ngân hàng Nhà nước vào thế
khó xử. Nếu thực hiện đúng tuyên bố đó để giữ chữ tín với thị trường, thì VND
được định giá quá cao, gây bất lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế (như nêu
trên). Còn nếu điều chỉnh tỷ giá vượt quá 2% để đảm bảo phù hợp với diễn biến
thực tế thì Ngân hàng Nhà nước lại chịu tiếng là không giữ đúng cam kết của
mình, gây mất niềm tin vào những tuyên bố tiếp theo.
- Thứ ba: Không nên để quá lâu không điều chỉnh tỷ giá. Việc USD liên tục
tăng giá trong khi Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì tỷ giá ổn định trong một thời
gian dài, khiến khi buộc phải điều chỉnh tỷ giá cho sát thực tế sẽ phải điều chỉnh
với biên độ lớn, gây ra cú sốc bất ổn lớn. Do vậy, nên điều chỉnh tỷ giá thường
xuyên hơn, song mỗi lần với biên độ điều chỉnh nhỏ để tránh gây sốc thị trường.

15


KẾT LUẬN

Tỷ giá là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các quốc
gia khác nhau. Tỷ giá có tác động đến hoạt động kinh tế xã hội trong và ngoài
nước của các quốc gia. Nó là một phương tiện quan trọng trong hoạt động
thương mại và đầu tư quốc tế. Vì vậy đối với bất kì quốc gia nào thì tỷ giá đều
giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Việc hoạch định chính sách tỷ giá nhằm vào
hai mục tiêu là cân bằng nội và cân bằng ngoại, tức là đảm bảo tăng trưởng kinh
tế và ổn định tiền tệ. Sự lựa chọn tỷ giá nào để phù hợp với nền kinh tế và cách
thức điều chỉnh tỷ giá như thế nào khi sự mất cân bằng xảy ra luôn là sự quan
tâm của các nước. Việt Nam đã lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái cố định vào
trước những năm 1990, và sau đó đã từng bước điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo
chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của nhà nước. Chính sách tỷ giá ở
Việt Nam ngày càng được hoàn thiện sao cho phù hợp với nền kinh tế. Chính
sách tỷ giá đã đem lại những kết quả đáng kể, tuy nhiên vẫn còn gặp phải một
số hạn chế nhất định. Chính vì vậy, việc điều chỉnh, hoàn thiện chính sách tỷ giá
hối đoái là cần thiết và quan trọng, đặc biệt là trong thời gian tới Việt Nam sẽ gia
nhập WTO. Chế độ tỷ giá cần linh hoạt để có thể phản ứng lại những cú sốc của
nền kinh tế, ổn định giá cả, cân bằng vĩ mô, từ đó góp phần duy trì và nâng cao
sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Việc hoàn thiện tỷ
gía hối đoái đòi hỏi các chuyên gia, các nhà lãnh đạo luôn khai thác những mặt
16


lợi ích của lĩnh vực này, dần dần diều chỉnh chính sách tỷ giá phù hợp với tương
quan giữa nền kinh tế trên quốc gia và nền kinh tế trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1)
Paul R.Krugman, Maurice Obstfeld, “Kinh tế học quốc tế - Lý thuyết và
chính sách – Tập 2”, NXB Chính trị Quốc gia, 1996.
(2) “Nhìn lại ngày kinh tế Thái Lan sụp đổ”, www.bbc.com,

[ />isis_1997.shtml]
(3)
ThS. Lê Trang – “Điều hành chính sách tỷ giá của NHNN Việt Nam nhằm
kiềm chế lạm phát thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trang web:
/> /> />
17



×