Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Tiep can lien van ban van hoc va dien anh qua tac pham ke trom sach

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.88 KB, 70 trang )

Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách

PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Nghệ thuật cũng có một cuộc sống, một thế giới riêng muôn hình

muôn vẻ mà mỗi một hạt nhân tạo nên thế giới phong phú đa dạng ấy lại
mang trong mình những nét riêng biệt. Nhưng dù có mang hình hài như thế
nào đi nữa dù có những điểm riêng gì đi nữa thì một điều không thể phủ nhận
rằng chúng luôn có sự tác động qua lại, chuyển hóa cho nhau để tạo nên một
vòng xoáy thật hấp dẫn. Như ta đã biết tất cả có bảy loại hình nghệ thuật:
kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, văn học và điện
ảnh. Tất cả đang ngày càng được con người đào sâu và khai thác những thế
mạnh từ mỗi loại hình để làm nên một thế giới nghệ thuật vô cùng phong
phú. Có một điều thật đặc biệt là ở các loại hình nghệ thuật lại xuất hiện
những nét chung về đặc trưng ngôn ngữ mà chắc hẳn chúng ta đều dễ dàng
nhận ra điều đó. Và hai loại hình có tác động qua lại rất mạnh mẽ mà cũng
được nhiều người quan tâm nghiên cứu đó là văn học và điện ảnh. Nói đến
hai loại hình này ta đã biết rằng chúng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
Đôi khi loại hình này lại bắt nhịp cho một nguồn cảm hứng mới, một sự sáng
tạo mới của loại hình kia. Sự giao thoa và mối liên kết chặt chẽ ấy đã được
tiến hành nghiên cứu từ rất lâu và cho đến nửa cuối thế kỉ 20 và cũng là bắt
1


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
nguồn từ chủ nghĩa hậu hiện đại mà vấn đó đã được nghiên cứu theo một


hướng mới đó là liên văn bản. Trong lĩnh vực nghệ thuật thì vấn đề này luôn
được người nghiên cứu quan tâm và tìm hiểu rất sát xao khi có bất kể tác
phẩm nghệ thuật nào ra đời. Đặc biệt trong hai loại hình văn học và điện ảnh
thì điều này chắc chắn sẽ không thể bỏ qua.
Từ rất lâu rồi văn học đã trở thành một mảnh đất màu mỡ và lâu bền
cho điện ảnh. Đã có rất nhiều tác phẩm điện ảnh giành được những giải
thưởng cao quí nhờ có những kịch bản được lấy từ những tác phẩm văn học.
Và cũng có rất nhiều tác phẩm văn học được độc giả biết đến nhiều hơn thêm
yêu mến hơn là vì chúng đã được chuyển thể thành những bộ phim hấp dẫn.
Từ những đứa con tinh thần của tác giả vốn chỉ có thể đọc và cảm nhận,
tưởng tượng thì nhờ có điện ảnh mà chúng được hiện hữu một cách cụ thể
qua con người thực thụ, hành động thực thụ chính điều ấy lại làm chúng được
người xem nhớ đến nhiều hơn, biết đến nhiều hơn bởi ngày nay các phương
tiện truyền thông ngày càng phát triển vượt bậc. Sự giao thoa ấy ngày càng
khiến cho mối quan hệ giữa hai loại hình này trở nên gắn bó hơn. Một khái
niệm khác cũng được sử dụng rộng rãi khi nghiên cứu về vấn đề này là khái
niệm chuyển thể đó cũng là hơi hướng của liên văn bản. Nếu nghiên cứu mối
quan hệ này theo hướng liên văn bản thì chúng ta sẽ có một cái nhìn toàn
diện hơn, đa chiều hơn và đó cũng chắc chắn là một cái nhìn đúng nhất khi
mà chủ nghĩa hậu hiện đại đang trào dâng mạnh mẽ.
“Kẻ trộm sách” (The Book Thief) là tác phẩm của nhà văn Úc Markus
Zusak xuất bản năm 2005. Tác phẩm ra đời đã làm mưa làm giáo trên bảng
xếp hạng những cuốn sách bán chạy nhất của The New York Time hơn 100
tuần liên tiếp, trở thành một tác phẩm kinh điển, một sự lựa chọn của hệ
thống các thư viện trường học của Anh và Mỹ. Tiểu thuyết hư cấu trên một
bối cảnh có thật này đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc
2


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách

và luôn đứng trong hàng ngũ cuốn sách hay nhất của nhiều cuộc bình chọn.
Tác phẩm đã được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ trên toàn thế giới và giành được
nhiều giải thưởng của độc giả và giới phê bình khắp châu Âu, châu Á, Bắc và
Nam Mỹ cũng như tại Úc quê hương của tác giả. Riêng tại Việt Nam tác
phẩm đã trở thành cái tên quen thuộc sau bản dịch phát hành vào đầu năm
2011. Sau những thành công vang dội của cuốn tiểu thuyết này nó đã nhanh
chóng lọt vào tầm mắt của các nhà làm phim. Và cái duyên đã đến với đạo
diễn Brian Percival khi ông đã tìm thấy những điều đắt giá xoay quanh tiểu
thuyết đầy hấp dẫn này. Cho đến năm 2013 thì bộ phim được giữ nguyên
nhan đề “Kẻ trộm sách” đã xuất hiện trên màn ảnh với sự chào đón nồng
nhiệt từ người xem. Bộ phim hiện đã thu về 54 triệu USD trên toàn thế giới.
Trong mùa trao giải Oscar năm 2014 bộ phim đã được đề cử giải cho phần
nhạc nền của John Williams. Cho đến nay bộ phim vẫn đang là điểm nóng
của khán giả trên toàn thế giới. Từ sách đến phim “Kẻ trộm sách” là tác
phẩm cuốn hút, đáng thưởng ở cả ba khía cạnh xem, nghe và đọc.
Cách đơn giản nhất để chỉ ra mối quan hệ liên văn bản giữa tác phẩm
văn học và tác phẩm điện ảnh là chúng ta đi liệt kê các trích dẫn, kí hiệu hay
motif đã có trong tác phẩm văn học, xem nó chuyển thể vào tác phẩm điện
ảnh như thế nào. “Kẻ trộm sách” cũng sẽ đi giải quyết từng vấn đề như thế
để tìm ra những những điều mới mẻ cũng như ngôn ngữ phản ánh của hai
loại hình nghệ thuật dưới một nội dung sẽ có sự khác nhau như thế nào. Và
đặc biệt hơn ta sẽ thấy được mức độ sáng tạo của tác phẩm dưới bàn tay của
mỗi nghệ sĩ ra sao. Đó luôn là những điều thú vị mà khi nghiên cứu bất kể
một tác phẩm nào theo hướng liên văn bản ta sẽ có được.
2. Lịch sử vấn đề

3


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách

2.1 Vấn đề nghiên cứu liên văn bản trên thế giới
Thuật ngữ liên văn bản (intertext) xuất hiện lần đầu tiên năm 1967
trong công trình “Từ đối thoại và tiểu thuyết” của Julia Kristeva trên cơ sở
nghiên cứu công trình của M.Bakhtin: vấn đề nội dung chất liệu và hình thức
sáng tác ngôn từ (1924).Theo Julia Kristeva thì “bất kì văn bản nào cũng tự
kiến tạo như một bức khảm ghép điều viện dẫn, bất kì văn bản nào cũng là sự
hấp thu và biến hóa một văn bản khác” [6]. Theo bà “văn bản không được
hình thành từ những ý đồ riêng tây của người cầm bút mà chủ yếu là những
văn bản khác đã hiện hữu trước đó: mỗi văn bản là một sự hoán vị của các
văn bản khác gặp gỡ nhau, tan loãng vào nhau và trung hòa sắc độ của nhau”.
Từ những lý luận mà bà đưa ra thì có thể khẳng định được rằng: văn bản này
luôn nằm trong mối quan hệ với các văn bản khác. Điều này thực chất đã
được hình thành và đề cập đến từ rất nhiều bài nghiên cứu trước đó nhưng chỉ
có điều là nó chưa được hệ thống hóa thành khái niệm và chưa có một cái tên
thật sự rõng ràng. Các mối quan hệ văn học vốn đã được đặt vấn đề từ rất
sớm như “nghiên cứu ảnh hưởng”, “nghiên cứu cội nguồn”, “nghiên cứu so
sánh”… Tính liên văn bản thực chất bắt nguồn từ chủ nghĩa hậu hiện đai. Bởi
chủ nghĩa hậu hiện đại ra đời đã phủ nhận tính chất nguyên thủy của một tác
phẩm nghệ thuật và cho rằng nghệ thuật chỉ là một hiện tượng lặp lại. Khi nói
đến chức năng mô phỏng hiện thực của văn học, không chỉ đơn giản là sự lặp
lại mà là sự bổ sung, ít nhất là sự bổ sung một cách diễn dịch thì ý niệm liên
văn bản đã manh nha trong tư tưởng của Plato, Aristotle, Horace…
Sau công trình nghiên cứu của Kristeva với khái niệm liên văn bản đã
có hàng loạt công trình khác tiếp tục triển khai nghiên cứu vấn đề này. Cụ thể
như Roland Barthes đã phát nghiên cứu khái niệm liên văn bản một cách đầy
đủ và rõ ràng hơn trong bài viết “Cái chết của tác giả”. Ông cho rằng: tất cả
văn bản đều liên văn bản đối với một văn bản khác nhưng không nên hiểu
4



Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
tính liên văn bản này theo kiểu là một văn bản có nguồn gốc nào đó. Suy từ
những quan niệm của ông thì một lần nữa lại có thể khẳng định được rằng
không có một văn bản nào tồn tại dưới dạng độc lập, tự trị bỏ xa mối quan hệ
với các văn bản khác mà chúng luôn nằm trong sự giao thoa, hòa trộn vào
nhau.
Tiếp sau đó là hàng loạt các công trình nghiên cứu của các nhà hậu cấu
trúc luận của Pháp. Tiêu biểu như Michel Foucault quan niệm: biên giới của một
cuốn sách không bao giờ thực sự rõ ràng: vượt ra ngoài nhan đề, dòng chữ đầu
tiên và dấu chấm cuối cùng, vượt ra ngoài cấu trúc nội tại và hình thức mang tính
tự trị của nó, nó bị bắt gặp quả tang là đang hòa lẫn vào một hệ thống quy chiếu
đến các cuốn sách khác, các văn bản khác, các câu văn khác: nó chỉ là cái gút
trong một mạng lưới lớn…” [6]. Harold Bloom tiếp cận khái niệm tính liên văn
bản từ góc độ tu từ học lẫn phân tâm học, ông cho rằng “tất cả mọi văn bản đều là
liên văn bản” và liên văn bản lại là sản phẩm của “sự lo lắng về ảnh hưởng” [6].
Graham Allen trong công trình “Tính liên văn bản” đã dành hẳn một
chương để phân tích tính liên văn bản trong các tác phẩm nghệ thuật mà không
phải tác phẩm văn học. Đây cũng là công trình mang ý nghĩa tổng hợp lại tất cả
những quan niệm của các nhà nghiên cứu trước đó.
Vấn đề nghiên cứu liên văn bản ngày càng được nghiên cứu rộng rãi hơn
trong nhiều lĩnh vực không chỉ là văn học. Bởi theo dòng chảy của chủ nghĩa hậu
hiện đại thì mọi vấn đề đều có những mối quan hệ, sự giao thoa với những vấn đề
khác trong các lĩnh vực không có gì là tồn tại riêng rẽ, đơn lẻ được. Vì vậy
nghiên cứu liên văn bản là không thể bỏ qua mỗi khi có một vấn đề gì đó mới
xuất hiện.
2.2

Vấn đề nghiên cứu liên văn bản ở Việt Nam
5



Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
Ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên văn bản cũng
như các công trình dịch thuật về chủ nghĩa hậu hiện đại và lý luận vă học thế giới
như:
- Văn học hậu hiện đại thế giới – những vấn đề lý thuyết (2003) của nhóm
tác giả Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân.
- Cấu trúc văn bản nghệ thuật của IU.M.Lotman (2004) do Trần Ngọc
Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch.
- Nhập môn- chủ nghĩa hậu hiện đại của Richard Appignanesi và Chris
Gattat (2006) do Trần Tiễn Cao Đăng dịch.
- Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử (2007); Tự sự học - một số vấn
đề về lí luận và lịch sử (2008) đều do Trần Đình Sử chủ biên, cùng với sự cộng tác
của nhiều tác giả khác.
- Bản mệnh của lý thuyết- văn chương và cảm nghĩ thông thường (2006)
của Antonie Compagnon do Lê Hồng Sâm và Đặng Anh Đào dịch.
- Bài viết “Liên văn bản- sự xuất hiện của khái niệm về lịch sử và lý thuyết
của vấn đề” của L.P.Rjanskaya (2007) do Ngân Xuyên dịch.
- Sự đỏng đảnh của phương pháp (2004) của Sainte – Beave, H.Taine,
J.Grimm…
- Mikhail bakhtin – nguyên lý đối thoại (2004) của T. Torodov.
- Lý luận văn học Phương Tây thế kỷ XX (2007) do GS.Lộc Phương Thủy
chủ biên.
- Bài viết “Văn bản và liên văn bản” của Nguyễn Quốc Hưng đăng trên
www.tienve.org.
6


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
Một số công trình ứng dụng lý thuyết mới liên văn bản vào nghiên cứu

như:
- Motip Kito giáo trong tiểu thuyết Nghệ nhân và Magarita của
M.Bulgakov của Phạm Gia Lâm.
- Tiểu thuyết A.Camus trong bối cảnh tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX (2005)
của Trần Hinh.
- Trịnh Công Sơn- ngôn ngữ và những ám ảnh nghệ thuật (2007) của Bùi
Vĩnh Phúc.
- Cái bóng và những khoảng trống trong văn chương (2004) của Nguyễn
Nam.
- Từ Chùa Đàn đến Mê Thảo, Liên văn bản trong văn chương và điện ảnh
(2006) của Nguyễn Nam.
2.3 Lịch sử tìm hiểu tiểu thuyết và bộ phim kẻ trộm sách
Markus Zusack là một nhà văn trẻ có lẽ tên tuổi của anh thực sự được nở
hoa khi “Kẻ trộm sách” ra đời. Cuốn tiểu thuyết này đã thực sự gây được tiếng
vang lớn trên thế giới. Nội dung và ý nghĩa mà tiểu thuyết mang lại đã nhận được
đông đảo sự khen ngợi của bạn đọc trong và ngoài nước. Và khi tiểu thuyết được
chuyển thể thành phim thì tiếng vang của nó lại càng trở nên mạnh mẽ. Rất nhiều
bài nhật báo và những bài viết thể hiện cảm xúc của người đọc về ý nghĩa nhân
văn của “Kẻ trộm sách”. Tuy nhiên những bài viết mang tính học thuật thì vẫn
còn hiếm.
Ở bài viết này vấn đề mà chúng tôi đề cập đến là còn mới mẻ vì vậy những
thiếu xót là không thể tránh khỏi. Chúng tôi mong muốn rằng cách tiếp cận tiểu

7


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
thuyết và bộ phim “Kẻ trộm sách” theo hướng liên văn bản sẽ là một dạng thử
nghiệm để tìm hiểu hai tác phẩm này.
3.


Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Từ việc tìm hiểu tiểu thuyết và bộ phim “Kẻ trộm sách” theo hướng tiếp

cận liên văn bản chúng tôi sẽ cố gắng đưa ra những đánh giá chung nhất về mức
độ chuyển thể của tác phẩm cũng như cho thấy hệ thống motip, kí hiệu của văn
học đã được chọn lọc và thu thập trong hệ thống tín hiệu, tín hiệu tiểu thuyết như
thế nào cùng với đó là vai trò của hệ thống ký hiệu mới phát sinh đối với tác
phẩm. Qua việc so sánh hệ thống cốt truyện giữa tiểu thuyết và bộ phim chúng
tôi sẽ rút ra những điểm giống và khác nhau. Từ đó sẽ đi đến phân tích để làm rõ
mục đích và ý nghĩa của việc làm đó. Từ những việc làm đó ta sẽ có một cái nhìn
khách quan hơn về bộ phim được chuyển thể để thấy được sự độc lâp của bộ
phim trong mối quan hệ với tác phẩm.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở bài viết này là tiểu thuyết “Kẻ trộm sách”của nhà
văn Markus Zusack và bộ phim cùng tên của đạo diễn Brian Percival là cốt
truyện, nhân vật, biểu tượng, hình tượng không gian, thời gian, thế loại, ngôn ngữ
và hình thức trong tác phẩm.
4.2

Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nhiên cứu: bài viết sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp.
+ Phương pháp đối chiếu, so sánh
+ Phương pháp khảo sát, thống kê.
+ Phương pháp liên ngành.
8



Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LIÊN
VĂN BẢN
1.1 Những vấn đề lý luận
1.1.1Những vấn đề lý luận về liên văn bản
Liên văn bản (intertext) được phát hiện ra trên thế giới từ nửa sau thế kỷ
XX đi cùng với nó là khái niệm phát sinh tính liên văn bản (intertextuality) đây là
một thuật ngữ được sử dụng nhiều nhất nhưng cũng là thuật ngữ khó xác định
nhất trong lý thuyết lý luận phê bình văn học và nghệ thuật.
Liên văn bản là thuật ngữchỉ mối quan hệ tác động qua lại giữa văn bản
đang xét với những văn bản khác. Liên văn bản luôn nhìn văn bản như một văn
bảnmở nghĩa là tác phẩm sinh ra không đứng độc lập mà có sự giao thoa với hệ
9


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
thống các văn bản khác, nó cũng luôn mở rộng trường tiếp nhận của tác giả.
Nghiên cứu về liên văn bản người ta không chỉ nghiên cứu riêng trong lĩnh vực
văn học mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác như hội họa, âm nhạc, điện
ảnh…
Lý thuyết về liên văn bản cho đến nay đã có lịch sử gần nửa thế kỷ. Như
đã nêu ở phần lịch sử vấn đề, thuật ngữ tính liên văn bản được dử dụng lần đầu
tiên bởi nhà nghiên cứu Julia Kristeva. Mục tiêu chính của bài viết này là giới
thiệu tư tưởng của nhà bác học Nga Mikhail Bakhtin. Thuật ngữ liên văn bản
được Kristeva đặt ra để thay thế cho tính đối thoại/tính liên chủ thể của Bakhtin.
Thuật ngữ liên văn bản được đăt ra trong bối cảnh cấu trúc luận đang bị đả phá
dữ dội tại Pháp vào nửa cuối những năm 1960. Theo Kristeva mỗi văn bản là một
sự hoán vị của các văn bản, nơi lời nói từ các văn bản khác gặp gỡ nhau, tan

loãng vào nhau và trung hoà sắc độ của nhau. Nói cách khác là không có văn bản
nào tồn tại một cách tự trị, cô lập mà không có bất kỳ một mối quan hệ nào với
các văn bản khác. Kristeva xem văn bản có tính sản xuất: lúc nào nó cũng là một
quá trình vận động và tương tác liên tục. Ý nghĩa của các từ ngữ được sử dụng
trong văn bản thay được quy định bởi hai trục khác nhau: một, trục ngang, giữa
tác giả và độc giả; và hai, trục dọc, giữa nó với các văn bản khác cũng như với
chu cảnh (context) văn hoá và xã hội trước đó cũng như cùng thời. Kết hợp sự
quy chiếu của cả hai trục một cách đồng thời lên một văn bản nhất định, nhà phê
bình (hay, hẹp hơn, người biết đọc) sẽ tìm thấy một nguyên tắc chung: tất cả mọi
văn bản được viết và đọc đều phải lệ thuộc vào những quy ước đã hiện diện từ
trong văn bản. “Tính liên văn bản trở thành một thuộc tính của các văn bản: “ở
đó, các văn bản khác cùng hiện hữu để góp phần chi phối và làm thay đổi diện
mạo của văn bản ấy; mỗi văn bản là một sự hấp thụ và chuyển thể của văn bản
khác, là một tấm vải mới dệt từ những trích dẫn cũ, ở đó, có vô số những mảnh
10


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
vụn của các mã ngôn ngữ, các quy ước văn học, các khuôn mẫu nhịp điệu, các
hình thức diễn ngôn vốn từng phổ biến trong xã hội” [7], văn bản tự nó đã là một
mạng lưới hệ thống ký hiệu được đặt trong mối quan hệ với những hệ thống
mang tính quy ước và thông lệ trong một nền văn hoá.
Cùng với nghiên cứu của Julia Kristeva, nhà văn hóa học M. Jampolsky
còn xác định thêm hai nguồn làm nảy sinh lý thuyết liên văn bản: các công trình
nghiên cứu về giễu nhại (parody) của N.Tynyanov và lý thuyết đảo tự (anagram)
của Ferdinant de Saussure. Theo đó, mỗi văn bản đều là một phức hợp “ghép
nối” (Jacques nhau” (M. Riffater), “được tạo nên nhờ… sự xâm nhập của nó vào
những văn bản khác, mã khác, ký hiệu khác” (R. Barthes); “một tấm vải đặc biệt,
mới mẻ, được dệt nên từ những đoạn trích dẫn cũ”, “những trích dẫn không nằm
trong dấu ngoặc kép”, “một quần thể những sự chồng xếp các văn bản khác, được

viết trên bề mặt của những văn bản khác, tất yếu thẩm thấu qua ngữ nghĩa của
nó” (G. Genette), đều “có sự liên hội với nhiều ngôn từ (văn bản) khác”, “có sự
đối thoại giữa các dạng phong cách ngôn từ khác nhau – phong cách của chính
nhà văn, của người đọc (hoặc nhân vật) và phong cách được tạo nên bởi môi
trường văn hóa đương thời hoặc trước đó” (J. Kristeva) [8].
Cùng với đó là nghiên cứu của nhà nghiên cứu Roland Barthes được coi là
một người có vai trò trong việc phát triển lý luận liên văn bản với việc phát hiện
ra “cái chết của tác giả” như trong bài tiểu luận cùng tên của ông. Roland Barthes
đã viết: “Giờ đây ta hiểu rằng văn bản không có nghĩa là một chuỗi tuyến tính từ
ngữ để mở ra một ý nghĩa “thần khải” duy nhất (thông điệp của Tác giả - Thượng
đế) nữa, mà là một không gian nhiều chiều trong đó nhiều lối viết khác nhau cùng
hòa trộn và đụng độ, không lối viết nào là hoàn toàn mới mẻ: văn bản là một tấm
dệt từ các trích dẫn, xuất phát từ hàng nghìn nguồn văn hóa”[9]. Đó lại là một lần
khẳng định nữa về một văn bản trong mối tương quan với hệ thống các văn bản
11


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
khác. Chúng không thể lớn lên một cách tự lập mà luôn được hòa quyện từ nhiều
yếu tố khác nhau. Khi tìm hiểu về một văn bản dưới góc độ liên văn bản ta sẽ
thấy sự có mặt của những văn bản khác trong đó nhưng sẽ tồn tại dưới nhiều
trạng thái hay cấp độ khác nhau mà ít nhiều ta sẽ nhận thức được.
R.Barthes đưa cách hiểu liên văn bản tách biệt với cách truy nguyên văn
bản gốc. Tức là mỗi một văn bản đều là liên văn bản đối với một văn bản khác
nhưng không thể hiểu văn bản này có một gốc nguồn nào đó. “Mọi sự kiếm tìm
về “nguồn cội” và “ảnh hưởng”là phù hợp với huyền thoại về quan hệ huyết
thống của tác phẩm, văn bản thì lại được tạo nên từ những trích đoạn vô danh,
không nắm bắt được nhưng đồng thời lại đã từng được đọc - những trích đoạn
không để trong ngoặc kép”[10].
Trong bài viết của Phạm Gia Lâm thì theo hệ thống phân loại những kiểu

tác động qua lại giữa các văn bản do Genette đưa ra, có các hình thứcliên văn
bảnsau đây:
- Văn bản (text), đúng ra là hai hay nhiều văn bản khác nhau (đoạn trích,
đoạn sao chép, ám chỉ) cùng hiện diện trong một văn bản.
- Cận văn bản (paratext) là quan hệ của văn bản với bộ phận của nó (lời đề
từ, nhan đề, truyện lồng vào).
- Á văn bản (metatext) là quan hệ của văn bản với các tiền văn bản của nó.
- Siêu văn bản (hypertext) là quan hệ nhái lại của văn bản với các văn bản
khác bị nó giễu nhại.
- Nguồn văn bản (archetext) là những mối liên hệ thể loại của văn bản.
Cho đến nay, ba cách hiểu phổ biến nhất về tính liên văn bản được
L.P.Rjanskaya tổng kết trong bài viết Liên văn bản - sự xuất hiện của khái niệm
12


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
về lịch sử và lý thuyết của vấn đề có thể diễn giải liên văn bản theo ba cách là :
1/ Liên văn bản như một thủ pháp văn học xác định (trích dẫn, ám chỉ, bình
giải, nhại, bắt chước, vay mượn, dịch, nhái lại, dựng thành phim hay kịch, sử
dụng đề từ…).
2/ Liên văn bản được hiểu như là thuộc tính bản thể của mọi văn bản (“bất
kỳ văn bản nào cũng là liên văn bản”, R.Barthes), tức là được nhận định như là
sự xóa nhòa ranh giới giữa các văn bản của các tác giả riêng rẽ, giữa văn bản văn
học cá nhân và văn bản vĩ mô của truyền thống, giữa các văn bản thuộc các thể
loại và loại hình khác nhau (không nhất thiết là mang tính nghệ thuật), giữa văn
bản và độc giả, và cuối cùng, giữa các văn bản và hiện thực. Khái niệm liên văn
bản coi “mỗi văn bản là một phức hợp “ghép nối” (Jacques Derrida), “ một chồng
xếp các văn bản khác với nhau” (M.Riffaterre), “được tạo nên nhờ…sự xâm nhập
của nó vào những văn bản khác, mã khác, ký hiệu khác”(R.Barthes).
3/ Cách hiểu tính liên văn bản theo nghĩa rộng nhất, gắn với những mối

quan hệ liên quan đến chính trị, tôn giáo, văn hóa, và thậm chí, cả thế giới là liên
văn bản [11].
Đi từ cách hiểu này đến cách hiểu khác, tính liên văn bản được chia ra vô
số các cấp độ tùy theo quan niệm của các tác giả.
1.1.2 Liên văn bản giữa tác phẩm văn học và điện ảnh
1.1.2.1 Cơ sở lý luận
Tính liên văn bản không chỉ được tìm hiểu riêng trong lĩnh vực văn học mà
nó còn được mở rộng nghiên cứu ở nhiều loại hình nghệ thật khác. Ngày nay có
rất nhiều công trình nghiên cứu liên văn bản trong các tác điện ảnh, hội họa, âm
nhạc, kiến trúc, nhiếp ảnh… và hầu hết các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật đều
được tìm hiểu dưới góc nhìn liên văn bản. Có thể nói trong bảy loại hình nghệ
thuật anh em người ta luôn tìm thấy những mối dây liên kết giữa mỗi loại hình.
13


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
Và một điều không thể phủ nhận được rằng văn học và điện ảnh là hai loại hình
có mối quan hệ khăng khít nhất. Đôi khi loại hình này lại là linh hồn cho loại
hình kia, có những tác phẩm tuyệt diệu được sáng tạo trên một tác phẩm trước
đó. Khi nghiên cứu về liên văn bản ở hai loại hình này chính là việc ta đi nghiên
cứu một tác phẩm văn học với một tác phẩm điện ảnh chuyển thể.
Ngoài việc cho rằng liên văn bản là một thuộc tính của văn bản thì cũng
phải khẳng định cơ sở của việc tìm hiểu tính liên văn bản giữa hai loại hình này
phải xuất phát từ những đặc trưng về loại hình giữa chúng. Văn học là đặc trưng
của nghệ thuật ngôn từ, nó không giống với một văn bản thực dụng hay một văn
bản khoa học mà nó tổng hợp mọi yếu tố ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng… trong văn
học. Các yếu tố có sự đan xen hòa quyện lẫn nhau tạo nên một tác phẩm văn học
vừa tinh tế lại vừa uyển chuyển. Chính nhờ đặc trưng ấy mà cũng mỗi nhà văn lại
nhào nặn nên ngôn ngữ của mình tạo nên phong cách đặc trưng không lẫn với ai
được. Có thể thấy trong một tác phẩm văn học còn có sự hòa quyện của rất nhiều

loại hình khác. Nó không đơn thuần chỉ là việc sử dụng yếu tố tự sự khô cứng.
Mà từ ngòi bút của mỗi tác giả lại tạo nên một bức tranh đầy sinh động. Ta có thể
cảm nhận được những làn nhạc trầm bổng, du dương, hay những màu sắc hiện
lên đan cài trong chính âm hưởng của cuộc sống, nó sống động vô cùng, khiến
cho người ta như được chạm thấy để mà cảm nhận và còn là cách sử dụng lối lắp
ghép hay chọn hình ảnh đắc dụng của điện ảnh… trong một tác phẩm văn học.
Nhưng đúc rút lại thì ta vẫn có thể thấy được những loại hình xuất hiện thường
xuyên và chính yếu nhất trong văn học đó là nghe – nhìn: phát thanh, truyền hình,
sân khấu, điện ảnh. Đặc trưng này thường xuất hiện rõ ràng và đầy đủ nhất trong
các tác phẩm tiểu thuyết.
Điện ảnh luôn có một trường tiếp cận và mối quan hệ rộng hơn so với văn
học, nó được đánh giá là loại hình nghệ thuật tổng hợp. Elie Eaure, Nhà phê bình
14


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
điện ảnh người Pháp đã nhận xét: “Điện ảnh là thứ âm nhạc mà chúng ta cảm
nhận thông qua mắt”. Trong một tác phẩm điện ảnh có sự hội tụ của rất nhiều loại
hình nghệ thuật, “các tác phẩm điện ảnh, sản phẩm của loại hình tổng hợp, bao
hàm nhiều ngôn ngữ khác nhau; nó sáp nhập những thông điệp bằng miệng,
những thông điệp bằng nhạc, những vũ điệu, những âm thanh, hình ảnh, hội hoạ,
hoá trang, đạo cụ..” [12,65].Ngay từ khi ra đời điện ảnh đã có những tiếp thu đối
với những loại hình nghệ thuật ra đời trước trong đó có văn học. Trong công
trình nghiên cứu “Điện ảnh và văn học” của G.S Timothy Corrigan có viết:
“nhiều sinh viên và học giả điện ảnh tìm thấy mối tương kết ban đầu giữa điện
ảnh và văn học từ những hình ảnh trong hang động thời tiền sử, những biểu
tượng Ai Cập, hay nhiều nét thư pháp trong các nền văn minh sơ khai, chẳng hạn
như chữ tượng hình Trung Quốc” [3,15]. Cùng với đó là nhiều nhận định chứng
tỏ rằng điện ảnh đã tìm đến văn học ngay từ thời sơ khai cảu nó và đây cũng
chính là kho tư liệu vô cùng lớn để điện ảnh có thể khai tác và thỏa sức sáng tạo.

Tuy vậy không thể đồng nhất những đặc trưng của văn học và điện ảnh
chúng vẫn có rất nhiều góc khuất mà loại hình này không thể có được của loại
hình kia. Văn học có thể thỏa sức miêu tả tâm lí nhân vật bằng nhiều cách như
qua lời kể của nhân vật hay chính trong lời kể của người kể chuyện, hay qua việc
để nhân vật tựu đối thoại, độc thoại nội tâm ... Bằng nhiều cách miêu tả tâm lý
nhân vật khác nhau mà người đọc có thể thấy nhân vật đó hiện lên một cách sinh
động với đầy đủ những tính cách cá tính. Còn điện ảnh thì không thể làm như
vậy. Tất cả phải được thể hiện thông qua cách diễn xuất của diễn viên trực tiếp
qua hành động.
Mặc dù khác nhau về chất liệu và đặc trưng biểu hiện nhưng văn học và
điện ảnh lại có cùng chung một đặc điểm đó là tính tổng hợp. Bàn về văn
chương, V.Bielinski từng nói: “Thơ văn thể hiện trong lời nói tự do của con
15


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
người, mà lời nói vừa là âm thanh, vừa là bức tranh, vừa là khái niệm. Do vậy,
thơ ca mang trong mình tất cả các yếu tố của các nghệ thuật khác, nó như đồng
thời sử dụng không tách rời phương thức của tất cả các loại hình nghệ thuật riêng
biệt, thơ văn chính là toàn bộ nghệ thuật” [4]. Bruno Toussaint- tác giả cuốn sách
“Ngôn ngữ điện ảnh và truyền hình” cũng có phát ngôn tương tự về điện ảnh:
“Ngôn ngữ điện ảnh là một thứ cocktail đặc biệt của các hình thức nghệ thuật
khác nhau: hội họa, văn học, sân khấu, âm nhạc… được pha trộn hết sức khéo léo
để cùng thể hiện một đề tài, kể một câu chuyện” [2]. Có thể thấycả hai loại hình
nghệ thuật này đều chắt lọc cho mình những tinh hoa của các loại hình nghệ thuật
khác thậm chí chính hai loại hình này lại tác động qua lại và có mối quan hệ
khăng khít nhất nhờ vậy mà chúng ta có thể tìm hiểu chúng theo hướng liên văn
bản.
1.1.2.2 Liên văn bản giữa tác phẩm văn học nguyên tác và tác phẩm điện ảnh
Khi mà nhu cầu về phim ảnh ngày càng tăng chóng mặt và khán giả ngày

càng muốn hiểu biết hơn về những gì họ muốn thấy trong phim thì văn học chính
là một nguồn tư liệu có sẵn dồi dào có thể được chuyển hóa thành phim. Và khi
đưa một tác phẩm văn học vào thành một kịch bản điện ảnh thì người ta thường
gọi đó là “chuyển thể”. Chuyển thể là một hình thức của liên văn bản- xuyên văn
bản thể hiện mối quan hệ giữa một tác phẩm văn học và một tác phẩm điệnảnh.
Chuyển thể là từ ngữ được dùng nhiều nhất khi một tác phẩm văn học được
chuyển sang điện ảnh. Ngoài ra người ta còn gọi nó với cái tên “cải biên”, “cải
tác”. Nhưng dù có dùng với thuật ngữ nào đi nữa thì chúng đều nói lên sự thoát ly
so với nguyên tác, chúng đã bao hàm sự thay đổi và có cả sự khác biệt. Trong bài
viết này chúng tôi sẽ dùng cái tên tác phẩm chuyển thể như một cách gọi ngắn
gọn và quen thuộc nhất cho những tác văn học được chuyển thể sang điện ảnh.

16


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
Chuyển thể được định nghĩa đươn giản là phỏng theo, cải biến nội dung
của hình thức nghệ thuật này cho phù hợp với hình thức nghệ thuật khác. Chuyển
thể yêu cầu nhà làm phim phải đảm bảo không sai lệch nội dung, chủ đề của tác
phẩm văn học, đồng thời khai thác được chiều sâu giá trị của tác phẩm văn học
và thể hiện một cách tinh tế dưới hình thức điện ảnh. Chuyển thể từ văn học sang
điện ảnh thường được thực hiện qua hai phương thức chủ yếu: chuyển thể nguyên
vẹn tác phẩm văn học (còn được gọi là trung thành với nguyên tác); chuyển thể
theo hướng lựa chọn, cắt bỏ từng phần tác phẩm văn học và phong tác (tức là xây
dựng xây dựng tác phẩm điện ảnh từ một vài gợi ý hoặc ý tưởng của một hoặc
nhiều tác phẩm văn học), cách phân chia đơn giản hơn là chuyển thể trung thành
với nguyên tác và chuyển thể tự do. Điện ảnh thế giới và Việt Nam thì cách thứ
hai được sử dụng nhiều hơn cả. Bởi chuyển thể trung thành với nguyên tác yêu
cầu nhà làm phim phải đi theo đúng những gì cốt truyện có sẵn, tôn trọng thậm
chí là hình thức của tác phẩm. Còn chuyển thể tự do thì nhà là phim có thể chỉ lấy

60-70% nguyên tác phụ thuộc vào ý đồ của nhà làm phim. Như vậy ở cách làm
này thì nhà làm phim có thể thỏa sức sáng tạo, không bị bó buộc trong bất kỳ
khuôn hình nào miễn sao ý đồ của nhà làm phim vẫn phải làm tôn nên nội dung
tư tưởng mà tác phẩm văn học đã có.
Có thể tâm lý chung của người tiếp nhận tác phẩm văn học nguyên tác và
tác phẩm điện ảnh chuyển thể thường chỉ là đọc tác phẩm văn học trước rồi sau
khi xem bộ phim chuyển thể đưa ra những so sánh về sự giống hay khác nhau mà
đã vô tình quên mất rằng tác phẩm chuyển thể cũng là một tác phẩm nghệ thuật
độc lập. Vì vậy chúng ta phải nhìn nhận hai đặc tính chủ yếu: tính biến đổi
(alterationality) và mức độ tiếp nhận và hợp nhất (scale of adoption and
incorporation).

17


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
Chuyển thể một tác phẩm văn học sang điện ảnh cũng chính là việc đọc lại
tác phẩm ấy bằng ngôn ngữ điện ảnh. Chính những người làm phim mà đặc biệt
là đạo diễn là những người sẽ làm việc đó. Vì vậy khi tìm hiểu chúng ta cần xem
xét cũng như phân tích về vai trò của người làm phim trong mối quan hệ với bối
cảnh văn hóa, xã hội, lịch sử, thời đại mà họ đang sống. Trước khi một đạo diễn
làm tác giả của một tác phẩm chuyển thể mới nào đó thì họ phải là những độc giả
đầu tiên. Họ phải tìm hiểu và cảm nhận nó, chuyển thể nó trong sự sáng tạo và tài
năng của mình. Nhưng tất cả không được làm một cách chủ quan theo sở thích
của mình mà phải đảm bảo những tinh hoa, những giá trị tư tưởng mà tác giả văn
học đã gửi gắm.
Liên văn bản giữa một tác phẩm văn học và một tác phẩm điện ảnh chuyển
thể thường được nghiên cứu ở nhiều góc độ. Nhân vật, không gian, thời gian là
ba góc độ cơ bản để khảo sát tính liên văn bản. Theo cách hiểu đơn giản, liên văn
bản giữa tiểu thuyết và phim là “việc cùng một motif xuất hiện trong các tác

phẩm khác nhau tạo ra quan hệ liên văn bản giữa chúng” cho thấy tính đa nghĩa
của một hình tượng khi chuyển vị vào những văn cảnh cụ thể. Chúng tạo ra một
hình tượng riêng ở những hoàn cảnh khác nhau chúng lại mang ý nghĩa khác
nhau. “Ở mỗi văn cảnh riêng biệt, một (hay một số) hàm nghĩa của hình tượng
nổi lên, đóng vai chủ đạo, kết hợp với các yếu tố khác trong văn bản, tạo nên ý
nghĩa cho một khổ thơ, đoạn văn hay cho cả tác phẩm. Dẫu không biểu lộ và ít
nhiều khu biệt với những hàm nghĩa nổi trội, các hàm nghĩa của hình tượng vẫn
tiềm tàng, trì hoãn để, nếu có thể, sẽ được dung nạp vào trong những trường
nghĩa khác được kết lập trên cơ sở những cách đọc mới đối với bản văn” [5,125].

18


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách

CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN VĂN BẢN VỀ MẶT CỐT TRUYỆN
VÀ HỆ THỐNG NHÂN VẬT
2.1 Vấn đề liên văn bản qua hệ thống cốt truyện
2.1.1 Hệ thống cốt truyện
Cốt truyện trong tiểu thuyết và trong phim là không giống nhau, trong
phim yếu tố cốt truyện được sử dụng để mô tả bất cứ sự hiện diện một cách có
thể nhìn thấy hoặc nghe thấy trên phim trước chúng ta. Cốt truyện bao gồm tất cả
các sự kiện của câu truyện được mô tả trực tiếp, và cốt truyện của phim có thể
bao hàm các tư liệu nằm ngoài thế giới câu chuyện. Các tư liệu nằm ngoài ranh
giới truyện kể (non-diegestic) có thể là danh sách đạo diễn, diễn viên, âm nhạc…
Đối với tác phẩm văn học thì theo nghiên cứu của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học: “cốt truyện là hệ thống
19



Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
các sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định,
tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác
phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch” [1].
Xét trên phương diện kết cấu và quy mô nội dung ta có thể chia cốt truyện
trong tác phẩm tự sự ra làm hai loại: cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.
Nhưng với cốt truyện của tác phẩm điện ảnh ta phải chia ra đường dây chính và
đường dây phụ đó là quan hệ và mâu thuẫn giữa nhân vật và nhân vật trong phim.
Đường dây chính phần lớn được xây dựng dựa trên hành động của nhân vật trung
tâm và các động lực thúc đẩy hành động phim tiến lên, phát triển lên cao trào,
làm bật lên tư tưởng. Đường dây phụ cũng là quan hệ và mâu thuẫn giữa nhân vật
và nhân vật trong phim cùng phát triển song song với đường dây chính, bổ sung
cho đường dây chính trong việc làm nổi bật tư tưởng. Đó là việc làm quan trọng
góp phần tô đậm và làm nổi bật đường dây chính, trong quá trình phát triển kịch
tính, phải luôn chú ý những đường dây phụ này không được cắt đứt đường dây
chính, không được phân tán và xóa mất đường dây chính.
Dù cốt truyện trong tác phẩm văn học và phim có những sự phân chia khác
nhau nhưng tóm lại thì cốt truyện trong mỗi tác phẩm vẫn là một hệ thống các sự
kiện làm nòng cốt để phân chia mối quan hệ và sự phát triển tính cách nhân vật
trong tác phẩm.
Khi được chuyển thể từ một tiểu thuyết sang phim thì “Kẻ trộm sách” đã
thực sự khoác trên mình một bộ áo mới, người xem sẽ tiếp cận tác phẩm bằng
một phương diện mới, dưới một góc nhìn mới đã có sự dày công sáng tạo của nhà
làm phim.Về cơ bản “Kẻ trộm sách” được chuyển thể khá sát với tiểu thuyết. Có
nhiều chi tiết được thêm hoặc bớt, điều đó đã chứng tỏ được sự tồn tại độc lập
của hai tác phẩm trong quá trình chuyển thể.
20


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách

Tiểu thuyết “Kẻ trộm sách” của tác giả Markus Zusak giống như một
quyển nhật ký ghi lại những gì đau thương và tàn khốc nhất của cuộc chiến tranh
thế giới thứ hai. Qua lời kể thực sự ám ảnh của thần chết tác phẩm đã tái hiện lại
được những bức tranh chứa đựng muôn màu đau khổ, bi thương của cuộc chiến
tranh phi lý mà bọn thống trị tàn bạo gây ra. Nếu như mới nghe qua ta sẽ hiểu
nhầm đây là một tác phẩm có không gian cũng như những sự kiện trong nó toàn
là về những cuộc chiến, sẽ luôn là bom đạn, chết chóc của một chiến trường đen
tối. Nhưng thật bất ngờ, một câu chuyện về chiến tranh nhưng lại không hề kể về
những cuộc chiến mà là nói về cuộc đời của một cô bé gọi là kẻ trộm sách. Liesel
cô bé được đưa đến phố Thiên Đàng cho vợ chồng Hans nuôi nhưng trên đường
đi cô đã bị ất đứa em trai yêu quý của mình. Điều đó đã làm Liesel gặp cơn ác
mộng vào mỗi đêm khi ở nhà bố mẹ nuôi. Nhưng sau đó với tình yêu thương của
Hans dành cho con bé nó đã dần quen với cuộc sống nơi đây. Bố nuôi của nó
cũng là người giúp nó thực hiện niềm đam mê ngôn từ của mình. Trong ngôi nhà
nhỏ trên phố Thiên Đàng ấy còn giấu một người Do Thái tên Max, đó cũng là
người mà Liesel coi như gia đình của mình. Tình yêu đối với sách đã thúc đẩy
Liesel có những vụ trộm sách tại nhà trưởng. Rudy cậu bạn thân của Liesel đã
giúp nó nhiều trong những phi vụ trộm đó. Với niềm đam mê ngôn từ Liesel đã
mang đến cho cuộc sống những điều hết sức ý nghĩa và cũng giúp cô bé thoát
khỏi tay Thần chết.
Dưới đây là bảng so sánh cốt truyện giữa tiểu thuyết và phim “Kẻ trộm
sách”:

21


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách

Cốt truyện trong tiểu thuyết


Cốt truyện trong phim

1.Cái chết của em trai Liesel trên tàu hỏa
1. Cái chết của em trai Liesel trên tàu hỏa
2.Một cái máy bay bị rơi, một phi công chết và một đứa 2. Em trai Liesel được chôn cất và tại đây cô
bé trai với cái thùng nghề
bé đã nhặt được một quyển sách
3.Thần chết kể lại khoảnh khắc phố Thiên Đàng bị ném
trận bom tử thần chỉ còn lại mình kẻ trộm sách còn 3. Liesel lên xe cùng bà Heinrich đến nhà bố
sống xót
mẹ nuôi ở phố Thiên Đàng
4.Cái chết của em trai Liesel trên chuyến tàu sau đó lễ 4. Liesel gặp Hans và Rosa bố mẹ mới của
chôn cất diễn ra và Liesel đã nhặt được một quyển
cô bé và nó thích Hans hơn Rosa ngay
sách đánh rơi của một phu đào huyệt
trong lần gặp đầu tiên
5.Hans và Rosa ra đón Liesel nhưng con bé không chịu
rời khỏi xe, một lúc sau Hans là người dỗ được con 5. Liesel luôn nhớ đến em trai nó và ôm
bé vào nhà
quyển khi ngủ
6.Liesel luôn bị Rosa la mắng vì không chịu đi tắm
6. Liesel cùng Rudy đi học buổi đầu tiên
7.Mỗi tối Liesel đều gặp ác mộng và Hans luôn là
7. Liesel phải giới thiệu mình bằng việc lên
người ở bên cạnh con bé
8.Liesel kết nạp vào đội thiếu niên BDM và bắt đầu đến
bảng viết nhưng cô bé không biết chữ
trường
8. Liesel đánh Fanz
9.Liesel cùng mẹ nuôi đi đưa đồ giặt ủi

9. Cuộc chạy đua giữa Rudy và Liesel khi
10. Liesel luôn là người phải lau chùi đống khạc nhổ
tan học và Rudy đề nghị nếu mình thắng
mà bà Holtzapfel thường nhổ vào trước cổng nhà
sẽ được hôn Liesel
11. Liesel đã chịu đi tắm và được cho ra ngoài chơi,
con bé bắt đầu kết bạn với Rudy
10. Hans phát hiện ra quyển sách “ Sách
12. Liesel và Rudy gặp nhau để đi chơi bóng thì gặp
hướng dẫn phu đào huyệt của Liesel và
lão Pfiffikus sau đó chúng có thi chạy và cá cược

bắt đầu hướng dẫn nó đọc

22


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
với nhau
11.
13. Kể lại về biến cố Jesse Owens của Rudy
14. Hans phát hiện ra quyển “Sách hướng dẫn phu đào
huyệt” của Liesel trong một đêm con bé gặp ác
12.
mộng và ông bắt đầu hướng dẫn con bé đọc
15. Hai bố con ra bờ sông Amper
13.
16. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
17. Trên lớp Liesel không đọc được, giờ giải lao nó bị
14.

bạn bè chế giễu, nó rất tức giận và đã đánh Ludwig
Schmeikl một trận
18. Ngày 17/12 Liesel đọc xong quyển “ Sách hướng
dẫn phu đào huyệt”
15.
19. Liesel nhận được món quà là hai quyển sách “Chú
chó Faust” và “Ngọn hải đăng” từ bố mẹ nuôi vào
16.
đêm Giáng sinh
20. Liesel viết thư cho mẹ ruột nhưng những lá thư
không hề được gửi đi, nó đã lấy một ít tiền khi đưa
đồ giặt ủi của mẹ để gửi thư và bị phát hiện
17.
21. Sinh nhật Hitler, Hans con và Trudy trở về nhà,
xung đột giữa Hans và con trai khiến gã con trai bỏ 18.
đi
22. Liesel cùng bố và mọi người đến dự lễ sinh nhật
quốc trưởng, con bé đã bị bố mắng và ăn một cái tát
19.
khi nói “con gét Quốc trưởng”
23. Liesel tiếp tục lấy trộm quyển “Cái nhún vai” từ
đống sách đốt trong buổi lễ sau đó bị Hans phát 20.
hiện
24. Liesel mang đồ giặt ủi đến nhà thị trưởng lần đầu
tiên cùng với Rudy
25. Lần tiếp theo đến nhà thị trưởng Liesel được vợ thị 21.
22.
trưởng cho xem thư viện nhà bà
26. Liesel hỏi vợ thị trưởng về đứa con trai đã mất của


27. Liesel và Rudy bắt đầu những vụ ăn trộm vào đầu
23.
mùa hè năm 1940 với một vài nhóm khác
28. Chúng bắt được một đồng “pfennig” trên đường và 24.
đi mua kẹo ở cửa hàng mụ Diller
25.
29. Max Vandenburg bắt đầu lên tàu
26.
30. Max tìm đến nhà Hans
27.
31. Hans nói chuyện với Liesel về Max và bảo nó phải
28.
giữ bí mật
32. Max tỉnh dậy và bắt gặp Liesel đứng cạnh giường 29.
sau đó Max được chuyển xuống căn hầm
33. Lễ Giáng sinh Hans con không về, Trudyvề mà
30.
không hề biết sự có mặt của Max
34. Max làm một quyển sách nhỏ “Người nhìn xuống”
31.
tặng Leisel
35. Nhà thị trưởng không thuê Rosa giặt đồ nữa, Liesel 32.
đã buông những lời cay độc với vợ thị trưởng
33.
23

Liesel mặc bộ đồng phục thiếu niên
BDM hát quốc ca cùng đội và xen vào
những hình ảnh người Do Thái bị tàn sát
Max rời khỏi nhà

Liesel được hans giới thiệu căn hầm và
cô bé có thể học ở đó
Rudy bắt chước làm Jesse Owens và bị
một ông già phát hiện lôi về nhà sau đó
bố Rudy có những lời chỉ giáo cậu
Liesel viết thư cho mẹ ruột vào ngày
sinh nhật quốc trưởng
Buổi lễ kỉ niệm và Liesel trộm một
quyển sách nhưng bị vợ thị trưởng nhìn
thấy
Max tìm đến nhà Hans
Hans kể lại cho Liesel nghe về chuyện
với bố Max ngày xưa và yêu cầu con bé
giữ bímật
Liesel luôn tò mò về quyển sách mà
Max cầm trên tay
Liesel cùng Rudy mang đồ giặt là đến
nhà thị trưởng và được vợ thị trưởng cho
xem thư viện sách
Rudy tham gia cuộc thi chạy
Liesel tiếp tục đến nhà thị trưởng, lần
đọc sách này Liesel đã hỏi ề người con
trai đãa ất nhà thị trưởng
Max chuyển xuống hầm ở
Liesel miêu tả thời tiết cho Max
Nhà thị trưởng không thuê giặt là nữa
Bố Rudy lên đường đi nhập ngũ
Làm người tuyết vào đêm giáng sinh
Max tặng Liesel sổ do anh tự làm
Max lên cơn sốt nặng do người tuyết tan

ra
Liesel đọc sách cho Max nghe những
ngày anh bất tỉnh
Liesel đến nhà thị trưởng ăn trộm sách
Rudy phát hiện ra Liesel trộm sách
Fran Đức phát hiện ra Rudy và Liesel


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
36. Liesel ăn trộm quyển “Người huýt sáo” nhà thị
trưởng
37. Một buổi chiều giữa tháng 11/1941 Rudy đã ăn
34.
trộm một củ khoai tây ở một của hàng tạp hóa
38. Quyển “Người huýt sáo” của Liesel bị tên Viktor
ném xuống sông, Rudy đã nhảy xuống vớt nó lên
39. Người tuyết được làm vào dêm Giáng sinh năm 35.
1941, sau đó Max bị sốt nặng và bất tỉnh rất lâu
40. Liesel chuẩn bị 13 món quà cho Max
41. Liesel ăn trộm một quyển sách nữa nhà thị trưởng 36.
quyển “Người mang giấc mơ”
42. Rosa đến lớp thông báo cho Liesel biết Max đã tỉnh 37.
43. Có người đến kiểm tra căn hầm khi Liesel đang
chơi bóng trên phố, họ đã che giấu Max thành công
44. Rudy tham gia cuộc thi chạy ở trường, nó bị loại ở
38.
vòng cuối cùng vì phạm quy
45. Liesel lấy trộm quyển “Từ điển” và nhận đượcmột
bức thư từ vợ thị trưởng
39.

46. Những hồi còi báo động và gia đình Liesel phải đi
40.
tránh nạn để lại Max
47. Liesel đọc sách trong căn hầm lánh nạn và sau đó
bà Holtzapfel đề nghị nó đến nhà đọc sách cho bà ta 41.
nghe
42.
48. Hans cho một người DoThái bị áp tải một mẩu
bánh mì và bị tên lính đánh sau đó bị ghi tên vào sổ
43.
49. Max rời khỏi nhà Liesel
50. Rudy có thông báo đi học ở trường huấn luyện và
nó đã không đi
44.
51. Hans nhận sắc lệnh được tuyển vào quân đội Đức,
45.
bố của Rudy Alex Steiner cũng đường
52. Hans lên đường và liên tục viết thư về nhà
53. Rosa đưa cho Liesel quyển “Người lay từ ngữ” mà
Max làm tặng Liesel vào hôm trước Giáng sinh
46.
54. Liesel ăn trộm quyển “Người lạ mặt cuối cùng” và 47.
nó đã gặp lại vợ thị trưởng
55. Liesel đến nhà bà Holtzapfel và lần này gặp con trai
bà ta,
56. Hans bị thương và viết thư về nhà thông báo ông 48.
sắp được về nhà
49.
57. Cuộc công kích tiếp theo, bà Holtzapfel biết tin con
50.

trai út của bà ta chết trên chiến trường và bà không
chịu ra khỏi nhà
58. Hans trở về nhà
51.
59. Micheal Holtzapfl chết
60. Liesel gặp lại Max trong đám người Do Thái đang
bị áp tải và nó đã bị tên lính đánh đập
61. Liesel nằm lì trên giường suốt mấy ngày sau đó nó
ra ngoài gặp Rudy và kể cho thằng bé nghe mọi
chuyện về Max
24

đang tranh luận trên cầu, hắn đánh Rudy,
quyển sách bị rơi xuống sông
Có người đến kiểm tra hầm khi Liesel
đang chơi bóng ngoài ngõ, Liesel cố tình
bị thương để trở về báo với bố mẹ
Vụ kiểm tra tầng hầm chót lọt, Max
không bị phát hiện
Rosa đến lớp học để báo cho Liesel biết
rằng Max đã tỉnh
Cuộc công kích đầu tiên gia đình Liesel
phải đi lánh nạn, Max ở lại hầm một
mình
Hans giúp đỡ một người Do Thái nên đã
bị tên lính đánh và ghi tên vào danh sách
Max đi khỏi nhà Liesel vào đêm hôm đó
Rudy có giấy thông báo được đi học ở
trường huấn luyện
Hans lên đường đi nhập ngũ

Rudy và Liesel đi chơi bên bờ sông
Amper
Cuộc công kích tiếp theo, Liesel đọc
sách dưới hầm cho mọi người nghe
Hans bị thương
Leisel bị tên lính quật ngã vì chạy vào
dòng người Do Thái đang bị áp tải để
tìm Max
Hans trở về
Cuộc công kích tử thần, phố Thiên
Đàng thành một đống đổ nát, chỉ có
Liesel sống xót
Liesel hôn Rudy lần cuối
Liesel gặp lại ông bà thị trưởng
Ba năm sau bố Rudy vẫn tiếp tục công
việc ở hiệu may khi đi lính về
Liesel gặp lại Max và cô có một cuộc
sống hạnh phúc sau này


Tiếp cận liên văn bản văn học và điện ảnh qua tác phẩm Kẻ trộm sách
62. Liesel đến nhà thị trưởng về để lại một bức thư, ba
ngày sau vợ thị trưởng đã tìm đến nhà Liesel
63. Liesel bắt đầu xuống hầm và viết“Kẻ trộm sách”
64. Cuộc công kích tử thần, tất cả mọi người trên phố
Thiên Đàng đều chết vào đêm hôm đó, chỉ còn
mình Liesel sống xót
65. Liesel được vợ chồng thị trưởng đến đón về
66. Alex Steiner trở về sau khi đám tang của gia đình
Hans và gia đình ông diễn ra

67. Liesel thường xuyên đến cửa tiệm của Alex Steiner,
sau đó cô đã gặp lại Max
68. Lời kể cuối cùng của thần chết về cuộc gặp với
Liesel và ông ta đã trả lại quyển sách cho Liesel.

Qua bảng so sánh cốt truyện giữa tiểu thuyết và phim “Kẻ trộm sách” ta
thấy hầu như cái khung của hai tác phẩm là giống nhau, không có sự thay đổi
nhiều. Đạo diễn vẫn giữ nguyên trình tự cốt truyện giống như trong tiểu thuyết,
không có sự đảo lộn tuy nhiên cũng có nhiều chi tiết bị đạo diễn cắt đi có lẽ để
đảm bảo thời lượng của bộ phim. Sự khác biệt trong phim so với tiểu thuyết là
đạo diễn bỏ bớt đi một vài nhân vật phụ, tập trung hơn vào những nhân vật chính
và những diễn biến chính của bộ phim.
Từ 569 trang truyện với dày đặc cái chi tiết, sự kiện nhưng đạo diễn Brian
Percival đã biến nó thành những thước phim sinh động. Với 131 phút bộ phim
không chỉ lột tả được những gì kịch tính nhất vốn có mà vẫn tô đậm được nội
dung tư tưởng của tác phẩm. Nội dung tư tưởng của tiểu thuyết được đạo diễn rất
tôn trọng và yêu mến, tất cả những cố gắng của ông cuối cùng vẫn hướng đến
25


×