Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Việc làm của người đi xuất khẩu lao động trở về “khảo sát tại thủ đô viêng chăn nước CHDCND lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

Phengsy XAYAPHETH

VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
TRỞ VỀ “KHẢO SÁT TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN
NƢỚC CHDCND LÀO”

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội, năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

Phengsy XAYAPHETH

VIỆC LÀM CỦA NGƢỜI ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
TRỞ VỀ “KHẢO SÁT TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN
NƢỚC CHDCND LÀO”

Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH XÃ HỘI HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Trƣơng An Quốc



Hà Nội, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Việc làm của người đi xuất khẩu lao động trở
về khảo sát tại thủ đô Viêng chăn nước CHDCND Lào” là công trình nghiên
cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Trương An Quốc. Và các kết
quả trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy.
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Tác giả luận văn

Phengsy XAYAPHETH


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Để tôi có thể đạt được
các mục tiêu và kết quả nhất định trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi đã
nhận được sự chia sẻ, hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn TS

Trương An Quốc, cùng sự giúp đỡ của lãnh đạo trong cơ quan Bộ lao động
và phúc lợi xã hội Lào, các cấp chính quyền và người lao động tại thủ đô
Viêng Chăn. Vì vậy, nhân dịp này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới giảng
viên hướng dẫn khoa học TS Trƣơng An Quốc, cùng các cơ quan đoàn thể
và người lao động tại thủ đô Viêng Chăn đã tạo điều kiện quan tâm, giúp đỡ
tận tình cho tôi hoàn thành công trình nghiên cứu một cách thuận lợi nhất.
Trong phạm vi của công trình nghiên cứu này, cũng như bản thân tác giả còn hạn chế
về kinh nghiệm. Vì vậy, chắc chắn trong nghiên cứu này không tránh khỏi những thiếu sót.
Tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và toàn thể bạn đọc.

Chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Tác giả

Phengsy XAYAPHETH


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN...................................... 7
1.1.Cơ sở lý luận .............................................................................................. 7
1.1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu ................................................................ 7
1.1.2. Các khái niệm công cụ ......................................................................... 18
1.1.4. Quan điểm của Đảng NDCM Lào về việc làm ................................... 30
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ...................................................................... 33
1.2.1. Sự cần thiết phải tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp
đồng về nước................................................................................................... 33
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG XUẤT
KHẨU VỀ NƢỚC TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN ..................................... 38
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................ 38
2.1.1. Vị Trí địa lý tự nhiên của thủ đô Viêng Chăn .................................... 38
2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội cuả thủ đô Viêng Chăn ............................ 38
2.2. Thực trạng việc làm của lao động xuất khẩu về nƣớc tại thủ đô
Viêng Chăn ............................................................................................. 41
2.2.1. Đặc điểm nhóm lao động điều tra ....................................................... 41
2.2.2. Thực trạng việc làm hiện nay của người đi xuất khẩu lao động trở về .49
2.2.3. Đánh giá của người lao động về công việc hiện tại của họ ............... 63
2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong giải quyết việc làm cho
lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng trở về và các vấn đề bất cập ........ 67

2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn ............................................................. 67
2.3.2. Những vấn đề bất cập .......................................................................... 69
2.3.3. Mong muốn về việc làm của người lao động ..................................... 70
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO VIỆC LÀM CHO LAO
ĐỘNG XUẤT KHẨU VỀ NƢỚC TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN ............ 74


3.1. Chính sách đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội ................................ 74
3.2. Ƣu tiên trong tuyển dụng đối với lao động đi xuất khẩu trở về ........ 76
3.3. Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đối với ngƣời xuất khẩu
lao động trở về có vốn ................................................................................... 79
3.4. Thực hiện tái xuất khẩu đối với lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng
về nƣớc............................................................................................................ 80
3.5. Tăng cƣờng hoạt động của hệ thống thông tin thị trƣờng lao động . 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tuổi của ngƣời trả lời ................................................................. 41
Bảng 2.2. Giới tính của ngƣời trả lời ........................................................... 42
Bảng 2.3. Tình trạng hôn nhân của ngƣời trả lời ...................................... 43
Biểu đồ 2.1. Trình độ học vấn của ngƣời trả lời ........................................... 43
Biểu đồ 2.2. Nghề nghiệp trƣớc khi đi xuất khẩu lao động của ngƣời
trả lời............................................................................................................... 44
Biểu đồ 2.3. Điều kiện gia đình của ngƣời trả lời ....................................... 45
trƣớc khi xuất khẩu lao động ....................................................................... 45
Biểu đồ 2.4. Lý do của ngƣời trả lời đi xuất khẩu lao động ...................... 46
Biểu đồ 2.5. Quốc gia họ đã từng làm việc khi đi xuất khẩu lao động ..... 47
Bảng 2.4. Thời hạn đi xuất khẩu lao động trở về nƣớc của ngƣời trả lời ............ 48

2.2.2. Thực trạng việc làm hiện nay của người đi xuất khẩu lao động
trở về................................................................................................................ 49
Bảng 2.5. Việc làm của ngƣời lao động sau khi về nƣớc ........................... 49
Bảng 2.6. Tƣơng quan việc làm phân theo giới tính .................................. 50
Bảng 2.7. Nghề nghiệp trƣớc và sau khi đi xuất khẩu lao động ................. 53
của ngƣời trả lời ............................................................................................. 53
Bảng 2.8. Mục đích sử dụng tiền tích luỹ sau khi đi xuất khẩu lao
động trở về của ngƣời trả lời........................................................................ 54
Bảng 2.9. Địa điểm làm việc của người trả lời ............................................... 55
Biểu đồ 2.6 Việc làm tìm đƣợc khi về nƣớc của ngƣời trả lời................... 56
Bảng 2.10. Sự ổn định trong công việc hiện tại .......................................... 58
Biểu đồ 2.7. Về mức độ ổn định trong công việc hiện tại .......................... 59
Bảng 2.11 Sử dụng kỹ năng/ kinh nghiệm của ngƣời trả lời có đƣợc
ở nƣớc ngoài vào công việc hiện tại ............................................................. 61
Bảng 2.12 Mức thu nhập hiện tại của ngƣời trả lời ................................... 62
2.2.3. Đánh giá của người lao động về công việc hiện tại của họ ............... 63
Bảng 2.13. Mức độ hài lòng của ngƣời trả lời với công việc hiện tại ...... 63


Bảng 2.14. Tƣơng quan giữa yếu tố giới tính về mức độ hài lòng đối
với công việc của ngƣời trả lời ..................................................................... 64
Bảng 2.15. Tƣơng quan giữa yếu tố giới tính đối với điều kiện làm
việc ở trong nƣớc ........................................................................................... 66
2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong giải quyết việc
làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng trở về và các vấn đề
bất cập ............................................................................................................ 67
2.3.1. Những thuận lợi và khó khăn ............................................................. 67
Bảng 2.16. Tƣơng quan giữa yếu tố giới tính với việc gặp khó khăn
trong quá trình làm việc ............................................................................... 67
2.3.2. Những vấn đề bất cập .......................................................................... 69

2.3.3. Mong muốn về việc làm của người lao động ..................................... 70
Bảng 2.17. Tƣơng quan giữa yếu tố giới tính với mong muốn thay
đổi việc làm của ngƣời trả lời ....................................................................... 70
Bảng 2.18. Nhu cầu tái xuất khẩu lao động của ngƣời trả lời .................. 71
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẠO VIỆC LÀM ................... 74
CHO LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU VỀ NƢỚC ............................................ 74
TẠI THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN ...................................................................... 74
3.1. Chính sách đào tạo nghề gắn với nhu cầu xã hội ................................ 74
3.2. Ƣu tiên trong tuyển dụng đối với lao động đi xuất khẩu trở về ........ 76
3.3. Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đối với ngƣời xuất
khẩu lao động trở về có vốn ......................................................................... 79
3.4. Thực hiện tái xuất khẩu đối với lao động xuất khẩu hết hạn
hợp đồng về nƣớc .......................................................................................... 80
3.5. Tăng cƣờng hoạt động của hệ thống thông tin thị trƣờng lao
động................................................................................................................. 82
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 84
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87
PHIẾU TRAO ĐỔI Ý KIẾN ........................................................................ 92


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc làm cho người lao động là vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi
quốc gia. Nó không chỉ góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế mà còn là cơ
sở giúp ổn định xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việc
làm cho người lao động trong bối cảnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đang
diễn ra với tốc độ cao như hiện nay ở nước Lào cả trước mắt cũng như trong
những năm tới vẫn là vấn đề nóng bỏng, tác động sâu sắc tới sự phát triển bền
vững của đất nước Lào.
Xuất khẩu lao động đã và đang là một hoạt động góp phần đáng kể

trong công tác tạo việc làm cho lao động, giảm thất nghiệp, xóa đói giảm
nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước Lào. Tuy nhiên để XKLĐ
thực sự có tính hiệu quả, tính chiến lược lâu dài cần quan tâm xem xét vấn đề
tạo việc làm cho lao động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước. Thực tế, lao
động xuất khẩu hết hạn hợp đồng về nước đa số là có việc làm bấp bênh hoặc
thất nghiệp - đây đang là vấn đề quan tâm của cả bản thân lao động xuất khẩu
cũng như những cơ quan chức năng quản lý lao động xuất khẩu nói riêng và
công tác tạo việc làm nói chung.
Thị trường lao động xuất khẩu ngoài nước vẫn đang phát triển với những
con số ấn tượng, qua từng tháng số lượng hồ sơ xin đăng ký đi tu nghiệp sinh
ở nước ngoài vẫn tăng trưởng đều đặn, điều này chứng minh rằng thị trường
lao động nước ngoài được người lao động tin tưởng và lựa chọn.
Thực tế là phần lớn những người này sau khi trở về địa phương không
muốn làm nghề cũ trong khi vẫn loay hoay để tìm cho mình công việc mới,
phù hợp. Đa số họ không biết tận dụng tay nghề, kỹ năng mình có được
trong những ngày làm việc ở nước ngoài. Nhiều người đã không biết sử
dụng hợp lý số tiền mình làm ra khiến không ít trường hợp dẫn đến hậu quả
xấu cho gia đình và xã hội.


Ở nước CHDCND Lào có đặc điểm là nguồn lao động trẻ phong phú,
dồi dào. Đặc điểm đó là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, sự
quan tâm giải quyết việc làm, ổn định việc làm cho người lao động luôn là
một trong những giải pháp về vấn đề phát triển xã hội và là chỉ tiêu định
hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và nhà nước đề ra.
Đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiên đại hóa và xu thế chủ
động hội nhập kinh tế khu vực Đông Nam Á và quốc tế, lao động Lào sẽ có
nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm. Người lao động có thể vươn lên nắm bắt
tri thức và tự do làm giàu bằng tri thức của mình. Tuy nhiên bên cạnh đó
cũng có những thách thức đặt ra cho người lao động ở Lào: đó là yêu cầu về

chất lượng nguồn lao động. Người lao động không biết nghề hoặc không biết
đến nơi đến chốn thì rất khó tìm việc làm.
Nước CHDCND Lào cũng có sự quan tâm trong việc xuất khẩu lao
động đi nước ngoài với nhiều hình thức với mục đích là làm cho người lao
động có thu nhập để giải quyết sự khó khăn trong cuộc sống và học hỏi kinh
nghiệm kỹ năng làm việc ở nước ngoài. Nhưng sự thách thức đó là khi trở về
nước những người lao động đó lại có xu hướng thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao.
Chính vì vậy, quan tâm đến vấn đề giải quyết việc làm cho người xuất khẩu
lao động khi trở về vẫn luôn là vấn đề mạng tinh cấp bách.
Chính vì vậy, vấn đề Việc làm của người đi xuất khẩu lao động trở
“khảo sát về tại thủ đô Viêng chăn nước CHDCND Lào” được lựa chọn để
nghiên cứu, với hy vọng đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết việc làm
người đi xuất khẩu lao động trở về ở nước CHDCND Lào hiện nay.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Qua nghiên cứu này chúng tôi muốn phần nào làm rõ, bổ sung một số
khái niệm gắn với vấn đề việc làm của người đi xuất khẩu lao động trở về.


2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc nghiên cứu, đề tài nhằm mô tả thực trạng về vấn đề việc làm
của người đi xuất khẩu lao động trở về tại thủ đô Viêng chăn nước CHDCND
Lào hiện nay dựa trên các chỉ báo về thực trạng mức độ tham gia, trách nhiệm
và sự đống góp của họ trong các lĩnh vực của lao động nói riêng và đời sống
xã hội nói chung. Từ đó đưa ra được những thuận lợi cũng như khó khăn mà
người lao động đang gặp phải trong quá trình tìm kiếm việc làm khi trở về.
Đồng thời, dựa trên thực trạng đó để đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm
làm rõ thông tin như cơ chế, chính sách việc làm cho người đi xuất khẩu lao
động đã và sẽ còn trong tương lai.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tìm hiểu thực trạng việc làm của người đi xuất khẩu
lao động khi trở về tại thủ đô Viêng chăn nước CHDCND Lào, trên cơ sở đó
đưa ra khuyến nghị về phương hướng giải quyết vấn đề việc làm cho họ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ khái niệm cơ bản về sự bấp bênh việc làm của người đi xuất
khẩu lao động trở về , các quan điểm, lý thuyết và tầm quan trọng của thực
trạng bấp bênh việc làm của người đi xuất khẩu trở về tai thủ đô Viêng chăn
nước CHDCND Lào.
Khảo sát, phân tích thực trạng bấp bênh việc làm, nhân tố ảnh hưởng
đến lao động trở về hiện nay.
Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị giải pháp để nhằm góp phần nâng
việc tìm kiếm việc làm cho người đi xuất khẩu lao động khi trở về hiện nay.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc làm của người đi xuất khẩu lao động trở về tại thủ đô Viêng chăn
nước CHDCND Lào hiện nay.


4.2. Khách thể nghiên cứu
Những người đi xuất khẩu lao động trở về nước
Cán bộ đang làm việc công tác xuất khẩu lao động và giải quyết việc làm.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: khảo sát tại thủ đô Viêng chăn nước CHDCND Lào.
Về thời gian: đề tài tiến hành nghiên cứu từ tháng 10 năm 2015 đến
tháng 4 năm 2016.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng việc làm của người đi xuất khẩu lao động trở về hiện nay
như thế nào? Những nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của họ?
6. Giả thuyết nghiên cứu

Việc làm của người đi xuất khẩu lao động trở về là rất khó khăn
Nguyên nhân (việc làm bấp bênh) là do: khó khăn chung của nền kinh
tế; hạn chế về kỹ năng/trình độ đào tạo và nhận thức, hiểu biết của họ
(người lao động).
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Lý luận và phương pháp luận được sử dụng trong quá trình nghiên cứu
của luận văn để nhận thức các sự kiện, các hiện tượng là chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các hiện tượng, vấn đề và sự kiện
khi xem xét hoàn toàn không theo ý chủ quan hay áp đặt của con người mà
được đặt trong những quy luật vận động và phát triển của thực tiễn. Điều này
có nghĩa là tất cả các vấn đề các hiện tượng đều phải xem xét trong mối liên
hệ biện chứng, phụ thuộc, tác động qua lại với nhau, chi phối ảnh hưởng lẫn
nhau. Đồng thời phải đứng trên quan điểm toàn diện. Nghĩa là vấn đề này
được đặt trong bối cảnh của sự phát triển, những biến đổi kinh tế - xã hội
trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Mà ở đây là quá trình đô thị hóa đã tác
động và dẫn đến những biến đổi nhanh chóng trong đời sống kinh tế - xã hội.


Vận dụng phương pháp luận để lý giải những tác động đối với vấn đề
việc làm cũng như bấp bênh việc làm của những người đi xuất khẩu lao động
trở về nước tại thủ đô Viêng Chăn, như thông tin thị trường lao động, cơ hội
tìm kiếm việc làm mới, nguồn thu nhập, đời sống của người lao động.
Đồng thời phản ánh chính sách cho người đi xuất khẩu lao động trở về tại
thủ đô Viêng Chăn ra sao, có tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trở
về nước tìm được việc làm hay không.
7.2. Phương pháp định tính
7.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích các số liệu thống kê, các bài viết, công trình nghiên cứu trước
đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tham khảo các văn bản, Nghị định

của Chính phủ, các quyết định có liên quan đến vấn đề quản lý.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Chúng tôi tiến hành 12 phỏng vấn sâu đối với hai nhóm:
Nhóm I: PV những người đi lao xuất khẩu lao động trở về với các nội
dung chủ yếu như sau: (1) Họ đã làm gì để có một công việc sau khi xuất
khẩu lao động trở về; (2) Thực trạng bấp bênh về công việc hiện nay của họ ra
sau; (3) Nhu cầu cần có một công việc sau khi đi xuất khẩu lao động trở về
của họ như thế nào;(4) Những giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho
người đi xuất khẩu lao động trở về.
Nhóm II: Phỏng vấn những người có liên quan đến quản lý xuất khẩu
lao động và giải quyết việc làm cho người lao động để có được cái nhìn sâu
hơn và toàn diện hơn về vấn đề việc làm.
7.2.3. Phương pháp quan sát
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng mẫu bao gồm 110 bảng hỏi
với những nội dung (1) Họ đã làm gì để có một công việc sau khi xuất khẩu
lao động trở về; (2) Thực trạng bấp bênh về công việc hiện nay của họ ra sau;


(3) Nhu cầu cần có một công việc sau khi đi xuất khẩu lao động trở về của họ
như thế nào; (4) Những giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho người đi
xuất khẩu lao động trở về; đã xử lý dữ liệu nhận được bằng chương trình
SPSS 16.0.
Để phục vụ quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng tiến hành quan sát
công việc hiện tại của người XKLĐ về nước, xem thái độ của họ với công
việc hiện nay. Để từ đó có thể đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất để cải
thiện tình trạng việc làm hiện nay của người lao động về nước.
7.3. Phương pháp định lượng
7.3.1. Phương pháp chọn mẫu
Đề tài thu thập thông tin định lượng bằng bảng hỏi với 110 phiếu hỏi.
Đề tài áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Đó là cách chọn

sao cho mọi phần tử của tổng thể đều có cơ hội được lựa chọn như nhau. Đây
là phương pháp chọn mẫu bằng cách rút thăm lấy ngẫu nhiên một đơn vị đầu
tiên sau đó các đơn vị tiếp theo được chọn theo hệ thống. Áp dụng công thức
chọn mẫu ngẫu nhiên K = N/n, trong đó k là khoảng cách trên danh sách các
phần tử được chọn, N là kích thước của tổng thể, n là dung lượng mẫu.
7.3.2. Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi
Bảng hỏi được sử dụng trong quá trình thu thập thông tin dành cho đối
tượng là những người đi xuất khẩu lao động trở về nước tại thủ đô Viêng
Chăn nước CHDCND Lào. Nội dung bảng hỏi hướng đến những thông tin về
nhu cầu tìm được việc làm đối với người đi xuất khẩu lao động trở về nước;
mức độ hài lòng với công việc hiện tại của họ như thế nào; Họ có thích nghi
và hòa nhập được với môi trường làm việc hay không; Thực trạng thiếu việc
làm hiện nay ra sao; Những giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm cho
người đi xuất khẩu lao động trở về.


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Cơ sở lý luận
1.1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở Lào
Do tầm quan trọng của vấn đề giải quyết việc làm và tạo việc làm trong
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cho đến nay việc nghiên cứu
vấn đề việc làm, chính sách việc làm cho người đi lao động xuất khẩu trở về
nước nói riêng và chính sách việc làm cho người lao động nói chung đã được
nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều hình thức khác nhau đặc biệt quan tâm.
Trong cuốn “Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước
trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở CHDCND Lào hiện nay” [117],
Tiến sĩ Phêng Pha Văn Đao Phon Cha Rơn đã nghiên cứu nhu cầu vốn đầu tư
cho phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào. Lào vẫn còn thiếu vốn đầu

tư, khả năng tích luỹ nội bộ của nền kinh tế có hạn, không đủ đáp ứng nhu cầu
vốn to lớn cho đầu tư phát triển. Vì vậy, việc sử dụng vốn đầu tư phát triển từ
ngân sách nhà nước là quan trọng. Luận án đã phân tích các nguyên nhân ảnh
hưởng, hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn đầu tư nhà nước vào CHDCND Lào để phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn.
“Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào” của Pang Thong Luổng Văn Xay [116] đã đi sâu nghiên cứu lý luận về
phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và phân tích thực trạng phân cấp quản
lý ngân sách nhà nước ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong những năm
gần đây. Các dữ liệu về ngân sách nhà nước cũng như thực trạng phân cấp
quản lý ngân sách nhà nước là những gợi ý có thể tham khảo trong luận án.
Những kiến nghị của luận án gợi mở ý tưởng về cân đối ngân sách nhà nước


liên quan đến việc quản lý vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước. Ngoài
ra, có thể kế thừa các nghiên cứu về thực trạng kinh tế ở Lào. Song hướng
tiếp cận của Pang Thong Luổng Văn Xay khác biệt với hướng tiếp cận trong
luận án này.
“Vai trò của tài chính nhà nước trong phát triển kinh tế hàng hoá ở
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” của Chứ Phôm Vay Say [109] đã
phân tích vai trò của các giải pháp tài chính nhằm tăng cường tài chính cho
phát triển kinh tế, đánh giá thực hiện giải pháp tài chính về vốn đầu 23 tư phát
triển của Lào trong những năm qua và kinh nghiệm của một số nước trong
khu vực về sử dụng tài chính trong phát triển kinh tế. Từ đó, tác giả đề ra giải
pháp tài chính chủ yếu nhằm tăng cường tài chính cho phát triển kinh tế tại
Lào đến 2010 như: hoàn thiện các chính sách thuế, cơ cấu chi tiêu của Chính
phủ, chính sách tiền tệ - tín dụng, tạo môi trường chính trị ổn định, cải thiện
môi trường pháp lý, tăng cường hiệu lực của chính sách quản lý vĩ mô
“Giải pháp quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế ở tỉnh

Bo LiKham Xay” của Buon Ma Bu La Lơn [102] đã tập trung nghiên cứu làm
rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển
kinh tế ở tỉnh Bo Li Kham Xay, trong đó có trình bày về quản lý vốn đầu tư
nhà nước trong phát triển kinh tế và đổi mới và hoàn thiện cơ sở pháp lý đối
với quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế ở tỉnh Bo Li Kham
Xay. Từ đó đề xuất các định hướng và các nhóm giải pháp tiếp tục hoàn thiện
quản lý vốn đầu tư nhà nước trong phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bo Li
Kham xay trong giai đoạn hiện nay.
Đa Von Bút Tha Nu Vông (2011), “Phát huy nguồn nhân lực trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thủ đô Viêng Chăn hiện nay” [29].
Sỉ Sổm Phon Vông Pha Chăn (2009), “Phát huy nhân tố con người
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Thành phố Viêng Chăn hiện nay”


[100]. Vi La Phăn Sỉ Li Thăm (2011), “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác phát triển nguồn nhân lực ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào trong giai đoạn mới” [127].
Những công trình nghiên cứu trên nêu lên vai trò của nguồn nhân lực
như một yếu tố đầu vào của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Nhìn
chung, các tài liệu phong phú trên đã cho thấy một bức tranh đa dạng, nhiều
màu sắc về các nghiên cứu nguồn nhân lực trên thế giới. Tất cả các nghiên
cứu đều có một nhận định chung rằng, chính nguồn nhân lực - nguồn vốn con
người - chứ không phải nguồn vốn nào khác có vai trò quan trọng nhất.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
TS Nguyễn Hữu Dũng, Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong
quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn” (Tạp chí khoa
học - xã hội số 246 từ ngày 1 - 15/9/2004). Nội dung bài viết, tác giả nêu lên
thực trạng lao động và việc làm ở nông thôn trong quá trình đô thị hóa và đưa
ra các giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề lao động và việc làm.
Đinh Khắc Đính, Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở

tỉnh Đắc Nông”, Luân văn thạc sĩ Kinh tế, Hà Nội, 2007, Học viện Chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Lan Hương, Thị trường lao động ở Việt Nam: Định hướng
và phát triển”, NXB Lao động, 2002.
Đề tài khoa học cấp Bộ do PGS.TS Trần Văn Chử làm chủ biên: Mối
quan hệ giữa nâng cao chất lượng lao động với giải quyết việc làm trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hà Nội, 2001.
Hoàng Bá Thịnh, Công nghiệp hóa nông thôn và những biến đổi trong
gia đình nông thôn hiện nay. (Nghiên cứu trường hợp xã Ái Quốc, Nam Sách
- Hải Dương). Nghiên cứu phản ánh những biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội của người nông dân khi bị thu hồi đất, ngoài những biến đổi trong đời


sống kinh tế, thu nhập, vấn đề việc làm, nghề nghiệp của hộ gia đình. Mặt
khác đó là những biến đổi về gia đình ở nông thôn hiện nay, đó là sự biến đổi
về quy mô gia đình, nghề nghiệp, vai trò của giới trong gia đình, định hướng
học tập của cha mẹ đối với con, sự biến đổi trong quan hệ gia đình do quá
trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mang lại. Đánh giá những tác động tích cực
và những tác động tiêu cực của quá trình đó đối với gia đình ở nông thôn hiện
nay. [16]
Phan Mai Hương, Vấn đề việc làm trong chiến lược sống của người nông
dân vùng ven đô dưới tác động của đô thị hóa, Tạp chí Xã hội học số 1(101),
2008. Bài viết phản ánh những tác động của đô thị hóa không chỉ làm thay đổi
những yếu tố vật chất, mà còn làm chuyển biến những khuôn mẫu xã hội. Quá
trình đó đã tác động mạnh mẽ tới nông thôn và tạo ra nhiều hệ quả xã hội
như: thiếu việc làm, phân hóa giàu nghèo, làm gia tăng các tệ nạn xã hội, biến
đổi lối sống và phong tục tập quán, biến đổi trong quan hệ xã hội, nhận thức
và thái độ đối với các giá trị truyền thống trong gia đình. Từ sự biến đổi đó
ảnh hưởng đến phương thức kiếm sống, và chiến lược sống của gia đình. Mặt
khác đó là những biến đổi liên quan đến giao tiếp, quan hệ xã hội, quan hệ gia
đình, phản ánh những thay đổi về tâm lý liên quan đến động thái trong chiến

lược sống của hộ gia đình vùng ven đô từ góc độ nghề nghiệp, việc làm dưới
tác động của đô thị hóa. [8, tr. 21].
"Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị
hoá" (2010) - cuốn sách do tác giả Nguyễn Thị Thơm và Phí Thị Hằng làm
đồng chủ biên. Cuốn sách đã được các tác giả đã bàn về những vấn đề nảy
sinh do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp mọc lên khắp nơi đã làm cho đất đai sản xuất nông
nghiệp bị thu hẹp, người nông dân mất tư liệu sản xuất chủ yếu đồng nghĩa
với việc mất hoặc thiếu việc làm, gây nên nhiều vấn đề xã hội khác nảy sinh.


Từ việc chỉ ra thực trạng của Hải Dương - một tỉnh trọng điểm vùng đồng
bằng sông Hồng, nhóm tác giả đã đưa ra một số dự báo và giải pháp trong
việc giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hoá:
Nâng cao hiệu quả quy hoạch, mở rộng cầu lao động, nâng cao chất lượng
cung lao động, phát triển thị trường lao động và giải pháp hoàn thiện cơ chế
chính sách đối với lao động nông nghiệp bị thu hồi đất [68].
Nguyễn Thị Hương Lý, (2009), Nghiên cứu hiện tượng đi xuất khẩu lao
động và những tác động của xuất khẩu lao động đến hộ nông dân ở xã Tân
Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ Kinh tế, trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội.Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiện tượng đi xuất khẩu
lao động và những tác động của nó đến hộ nông dân nói riêng và địa phương
nói chung. Tác giả còn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu từ đó góp phần hệ thống
hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động. Tìm hiểu thực trạng đi
xuất khẩu lao động và rút ra những tác động tích cực, những tồn tại từ hiện
tượng đi xuất khẩu lao động. Từ đó đề xuất những giải pháp có hiệu quả từ
việc xuất khẩu lao động.
"Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010" (2010) do tác giả Trần Thị Minh
Ngọc làm chủ biên. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn

cũng như những thành tựu, hạn chế trong quá trình giải quyết việc làm cho
nông dân vùng đồng bằng sông Hồng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, từ đó nhóm tác giả đề ra phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm
thực hiện có hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân: điều chỉnh cơ
cấu đầu tư, phát riển các ngành kinh tế nhằm giải quyết việc làm; đồng thời
tác giả cũng đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao năng lực cho người lao động
để tăng cơ hội tìm kiếm được việc làm và các giải pháp hoàn thiện các chính
sách của Nhà nước về việc làm cho người lao động [41].


Ngoi ra trờn nhiu tp chớ cng ng nhng bi vit cp n vic lm.
nhng nhỡn chung, cỏc cụng trỡnh nghiờn cu ó cp n ngun nhõn lc
v vn vic lm cho ngi lao ng. Tuy nhiờn vn cha cú nhiu cụng
trỡnh nghiờn cu v vic lm cho ngi lao ng i xut khu tr v nc.
1.1.1.3. Kinh nghim ca mt s nc v gii quyt vic lm cho
ngi XKL v nc
Nhiều n-ớc trong khu vực nh- Thái Lan, Philippine, Indonesia, Trung
Quốc đều là những n-ớc đã tiến hành ch-ơng trình XKLĐ cng nh cỏi hu
l tớnh n vic gii quyt vic lm sau khi ngi i xut khu lao ng v
nc từ lâu và đạt đ-ợc nhiều thành tựu quan trọng. Để đạt đ-ợc kết quả đó,
các n-ớc này có các chủ tr-ơng, kế hoạch cũng nh- các chính sách quản lý
khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh kinh tế - xã hội ở mỗi n-ớc.
Philippine
Philippine thực hiện XKLĐ từ giữa những năm 1970, coi XKLĐ nh- một
quốc sách, là một trong những ch-ơng trình phát triển kinh tế - xã hội của đất
n-ớc, có sự phối hợp tham gia đồng bộ của tất cả các ngành, các cấp có liên quan.
Hiện nay, Philippine là một trong những n-ớc XKLĐ lớn nhất trên thế
giới, có khoảng hơn 7,5 triệu lao động đang làm việc ở n-ớc ngoài, bình quân
mỗi năm Philippine xuất khẩu trên 500.000 lao động ra n-ớc ngoài, nếu tính
từ giữa những năm 1970 đến nay đã có hơn 15 triệu l-ợt ng-ời lao động ra

n-ớc ngoài làm việc. Trong số lao động Philippine ở n-ớc ngoài có 75% làm
việc trên đất liền và 25% làm việc trên các tàu biển, 70% làm công nhân, giúp
việc gia đình, làm tại nhà hàng, khách sạn, giải trí, 30% làm quản lý, điều
hành các công ty. Mỗi năm, lao động ở n-ớc ngoài gửi về n-ớc từ 8-10 tỷ USD,
XKLĐ trở thành một trong 4 lĩnh vực có thu nhập ngoại tệ lớn nhất ở Philippine.
Ph-ơng châm phát triển XKLĐ của Philippine là phải kết hợp giữa việc
phát triển thị tr-ờng XKLĐ với việc bảo vệ quyền lợi của ng-ời lao động, coi
giảm chi phí XKLĐ là một trong các biện pháp hữu hiệu để mở rộng thị


tr-ờng. Philippine xây dựng một cơ chế quản lý, điều hành hoạt động XKLĐ
hoàn chỉnh từ trung -ơng đến địa ph-ơng, ở trong và ngoài n-ớc, ban hành
nhiều luật lệ, chính sách -u đãi nhằm thúc đẩy XKLĐ và tránh những vụ việc
tiêu cực trong XKLĐ. Hoạt động XKLĐ của Philippine do một cơ quan nhà
n-ớc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành là Bộ Lao động và Việc làm. Cục
quản lý lao động Philippine ở n-ớc ngoài (POEA) và Cục đảm bảo phúc lợi
cho ng-ời lao động Philippine ở n-ớc ngoài (OWWA) trực thuộc Bộ này chịu
trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động XKLĐ. POEA có
nhiệm vụ quản lý việc tuyển dụng, đ-a ra các chính sách để thúc đẩy hoạt động
XKLĐ, cử cán bộ phụ trách lao động với t- cách là Tham tán hay Tùy viên lao
động tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Philippine ở những n-ớc có đông
ng-ời lao động đến làm việc; thẩm định các hợp đồng cung ứng lao động của
các công ty XKLĐ, cấp giấy phép cho ng-ời lao động đi làm việc ở n-ớc ngoài...
Chính phủ Philippine thực hiện chủ tr-ơng vừa quản lý chặt chẽ, vừa tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động XKLĐ. Việc cấp giấy phép hoạt động
XKLĐ cho các doanh nghiệp t- nhân có hạn chế và đ-ợc thẩm định nghiêm
ngặt về khả năng tài chính, t- cách và khả năng điều hành của ng-ời đứng đầu
doanh nghiệp và tính khả thi của hợp đồng ký kết. Các doanh nghiệp XKLĐ vi
phạm các quy định sẽ bị thu hồi giấy phép, hoặc phải chấm dứt hoạt động
XKLĐ, không đ-ợc cấp lại giấy phép hoạt động XKLĐ; đồng thời, có thể bị

phạt không d-ới 6 năm tù và 20.000USD đối với hoạt động tuyển dụng LĐXK
bất hợp pháp.
Chính phủ khuyến khích mọi thành phần kinh tế và ng-ời lao động tham
gia hoạt động XKLĐ. Ng-ời lao động Philippine đ-ợc tự do tìm việc ở n-ớc
ngoài không cần qua các công ty XKLĐ nh-ng phải ký hợp đồng lao động với
phía tiếp nhận và làm thủ tục XKLĐ thông qua POEA. POEA quy định mức
l-ơng tối thiểu cho ng-ời lao động Philippine ở n-ớc ngoài là 135 USD/tháng
và không cấp giấy phép cho ng-ời lao động đi làm các công việc ở n-ớc ngoài


có mức l-ơng thấp d-ới mức l-ơng này; đồng thời yêu cầu phía tiếp nhận có
những điều kiện tối thiểu đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt cho lao động Philippine.
Philippine thực hiện chính sách hỗ trợ cho lao động trở về tái hòa nhập
cộng đồng nh- tuyển dụng lại với mức l-ơng cao hơn, khuyến khích, tạo điều
kiện cho ng-ời lao động dùng vốn của mình để kinh doanh, sản xuất. Nhà
n-ớc không đánh thuế thu nhập và thuế chuyển tiền về n-ớc đối với ng-ời lao
động ở n-ớc ngoài, khuyến khích ng-ời thân nhận tiền do lao động Philippine
ở n-ớc ngoài gửi về sử dụng vào những mục đích thiết thực, có lợi cho bản
thân và xã hội, đặc biệt là đầu t- cho sản xuất kinh doanh [25], [48], [50].
Thái Lan
Chính phủ Thái Lan có chính sách lâu dài và rõ ràng về XKLĐ từ những
năm 1970. Với sự hỗ trợ của chính phủ, hoạt động XKLĐ của Thái Lan đ-ợc
thực hiện khá thuận lợi thông qua các công ty môi giới. Tính trung bình từ
1973 - 2002, Thái Lan xuất khẩu khoảng 117.360 lao động và thu về hơn
3 tỷ USD mỗi năm. LĐXK của Thái Lan hầu hết có nguồn gốc từ vùng nông
thôn, nơi có cuộc sống còn nhiều khó khăn về phát triển kinh tế nh- miền Bắc
và Đông Bắc, có trình độ văn hóa thấp và không có nghề chuyên môn. Năm
2003, 67% LĐXK của Thái Lan từ khu vực Đông Bắc và 19% từ miền Bắc,
trình độ học vấn là 77,70% ở cấp phổ thông cơ sở.
Thái Lan XKLĐ chủ yếu vào thị tr-ờng khu vực Đông á, chiếm

80-88% tổng số LĐXK của Thái Lan, trong đó Đài Loan là thị tr-ờng chính,
tiếp nhận khoảng 60% tổng số LĐXK vào khu vực này.
Thái Lan xuất khẩu lao động phổ thông sang các n-ớc làm việc trong
các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, phục vụ và nấu bếp, lao động lành nghề
làm việc trong các ngành điện tử, cơ khí, chế biến nông sản thực phẩm và chủ
yếu xuất khẩu lao động có tay nghề cao sang các n-ớc khu vực châu Âu và
Bắc Mỹ. Khoảng 70% lao động Thái Lan tại Đài Loan làm việc trong các
công ty xây dựng, xí nghiệp may, lắp ráp điện tử và giúp việc gia đình.


Cũng nh- Philippine, Thái Lan thực hiện chính sách tự do hóa XKLĐ,
cho phép và khuyến khích các công ty t- nhân tham gia hoạt động XKLĐ,
ng-ời dân Thái Lan đ-ợc tự do đi lao động ở n-ớc ngoài theo năm kênh khác
nhau: tự đi; đi cùng ng-ời chủ tuyển dụng n-ớc ngoài; đi với t- cách là thực
tập sinh đến các n-ớc có chế độ tiếp nhận thực tập sinh làm việc tạm thời nhng-ời học việc; thông qua các công ty XKLĐ t- nhân và thông qua Bộ Lao
động và Phúc lợi xã hội. Có 52% lao động Thái Lan đi XKLĐ thông qua các
công ty XKLĐ t- nhân, 41% đi theo cách riêng của cá nhân và chỉ gần 1%
thông qua Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội.
Nhằm tăng c-ờng khả năng XKLĐ, Thái Lan thành lập trung tâm tìm
kiếm việc làm để phục vụ những ng-ời muốn tìm việc làm ngoài n-ớc, trang
bị cho họ những kiến thức và quy trình tuyển dụng nh- kiểm tra sức khỏe,
nâng cao tay nghề để đáp ứng yêu cầu của chủ sử dụng. Trung tâm này là đầu
mối để các công ty XKLĐ và các chủ sử dụng tuyển dụng lao động Thái Lan
ra n-ớc ngoài làm việc; Thành lập các trung tâm đặc biệt nhằm đối phó với
các hành vi lừa đảo và trái phép trong XKLĐ ở 36 tỉnh trên cả n-ớc, nhất là
các khu vực có nhiều LĐXK và tỷ lệ khiếu kiện cao trong các vấn đề tìm việc
làm ở n-ớc ngoài nh- miền Bắc và Đông Bắc Thái Lan.
Để bảo vệ ng-ời lao động ở n-ớc ngoài, Chính phủ Thái Lan quy định
chỉ XKLĐ tới các thị tr-ờng có quy định mức l-ơng tối thiểu đối với lao động
Thái Lan. LĐXK Thái Lan khi đến n-ớc tiếp nhận phải đến khai báo tên và

địa chỉ tại Đại sứ quán Thái Lan ở n-ớc sở tại để đ-ợc giúp đỡ và bảo vệ
quyền lợi hợp pháp; tích cực đàm phán với chính phủ các n-ớc tiếp nhận nhằm
hạn chế những rủi ro, đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi của ng-ời lao động,
đền bù cho ng-ời lao động bị chấm dứt hợp đồng tr-ớc thời hạn,...
Để hỗ trợ cho ng-ời LĐXK, Thái Lan thành lập Quỹ hỗ trợ cho lao
động ngoài n-ớc nhằm giúp đỡ những lao động gặp rủi ro và không có tiền trở
về cũng nh- hỗ trợ những lao động gặp khó khăn tr-ớc khi đi. Thái Lan cũng


chỉ định ba ngân hàng chuyên cho những ng-ời muốn đi XKLĐ vay tiền với lãi
suất thấp để giúp họ tránh đ-ợc những rủi ro trong tìm kiếm nguồn tài chính
đi XKLĐ. Tuy nhiên, chỉ có 12% số lao động đi XKLĐ vay tiền từ Nhà n-ớc,
khoảng 22,7% vay tiền từ những cơ sở t- nhân và 15% vay tiền từ ng-ời thân.
Thái Lan chú trọng đến việc tăng chất l-ợng nguồn XKLĐ, chính phủ
quy định tất cả lao động đi làm việc ở n-ớc ngoài tr-ớc khi xuất cảnh phải
tham gia khóa học định h-ớng miễn phí của Cục Việc làm - Bộ Lao động Thái
Lan về các kiến thức cơ bản nh- văn hóa, điều kiện sống, hợp đồng lao động,
l-ơng và các quy định liên quan đến ng-ời lao động cũng nh- quyền đ-ợc
h-ởng các phúc lợi xã hội của họ. Hàng năm chính phủ và các công ty XKLĐ
mở các khóa đào tạo cho lao động nông thôn để chuẩn bị đi XKLĐ, khoảng
80.000 - 120.000 lao động, tập trung vào các ngành nghề cơ khí, điện tử, thợ
hàn, xây dựng, lái xe, mỹ thuật công nghiệp và dịch vụ [25], [35], [44].
Trung Quốc
Trung Quốc hiện là một trong những n-ớc XKLĐ đứng đầu trong khu
vực và trên thế giới. XKLĐ của Trung Quốc bắt đầu từ cuối những năm 1970
và đã tăng lên một cách đáng kể cùng với tốc độ gia tăng cải cách kinh tế và
chính sách mở cửa ra thế giới bên ngoài trong những năm gần đây.
Trung Quốc cũng rất quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của ng-ời lao
động ở n-ớc ngoài, chính phủ Trung Quốc đã xây dựng quy chế bảo vệ quyền
và quyền lợi của ng-ời lao động Trung Quốc ở n-ớc ngoài để có các cơ sở hợp

pháp về quản lý và thanh tra việc làm n-ớc ngoài. Đặc biệt, chú trọng tăng
c-ờng hợp tác với các n-ớc khác trong việc đấu tranh ngăn chặn, các hoạt động
XKLĐ bất hợp pháp và di c- bất hợp pháp để bảo vệ ng-ời lao động Trung
Quốc ở n-ớc ngoài [25], [30].
Trung Quc cng l quc gia rt quan tõm n vic to vic lm cho
ngi XKL sau khi ht hn hp ng v nc, luụn to mi iu kin tt nht
i vi nhng ngi cú kinh nghim lm vic nc ngoi, nht l nhng


ngi c tip xỳc vi cụng ngh mi thỡ s c tuyn dng ngay v gi v
trớ ti cỏc c s sn xut m nhp mỏy múc t nc ngoi vi mc lng cng
khụng kộm nc ngoi l my.
1.1.1.4. Mt s kinh nghim rỳt ra t hot ng xut khu lao ng v
lao ng v nc ca mt s nc trong khu vc
Chính phủ các n-ớc đều coi XKLĐ là chiến l-ợc, là quốc sách lâu
dài nên đều có ch-ơng trình quốc gia về XKLĐ. Vấn đề hợp tác lao động
th-ờng xuyên đ-ợc đề cập đến trong các cuộc trao đổi cấp cao và đ-ợc thể
hiện trong các thỏa thuận song ph-ơng với n-ớc ngoài; đồng thời, th-ờng
xuyên theo dõi diễn biến tình hình của các n-ớc tiếp nhận lao động để
chiếm lĩnh thị tr-ờng XKLĐ.
Vấn đề quản lý nhà n-ớc về XKLĐ đều tập trung vào một cơ quan của
chính phủ, đó là Bộ Lao động. Vai trò của Đại sứ quán tại n-ớc ngoài đ-ợc
đặc biệt quan tâm, thông qua phát huy vai trò của Tùy viên lao động tại các
n-ớc đó để thẩm định các hợp đồng và quản lý lao động.
Công tác bảo vệ quyền lợi của LĐXK ở n-ớc ngoài đ-ợc chú trọng;
đồng thời, thành lập các quỹ hỗ trợ cho ng-ời lao động khi đi XKLĐ hay gặp
khó khăn khi đang làm việc ở n-ớc ngoài.
Chính phủ khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh
tế và ng-ời lao động tham gia tìm việc làm ở ngoài n-ớc. Các ngành chức
năng có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện có

hiệu quả ch-ơng trình việc làm ở ngoài n-ớc.
Công tác đào tạo nghề cho ng-ời lao động tr-ớc khi đi đ-ợc đặc biệt chú
ý với việc hình thành trung tâm đào tạo quốc gia và quản lý nhà n-ớc về đào
tạo LĐXK.
Công tác thông tin tuyên truyền về XKLĐ đ-ợc chú trọng, có sự tham gia
của cả cơ quan chức năng và các công ty hoạt động XKLĐ, các thông tin về
cơ hội về việc làm ở n-ớc ngoài đ-ợc phổ biến công khai, minh bạch.


×