Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Thống kê chất thải lỏng trong nông nghiệp và nông thôn phục vụ cho công tác quản lý chất thải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 201 trang )

Bộ Khoa học Công nghệ
và Môi trường

Cục Môi trường

liên hiệp các hội khoa học
và kỹ thuật Việt Nam

Trung tâm Tư vấn Đầu tư Nghiên cứu
Phát triển Nông thôn Việt Nam
(INCEDA)

Bản tóm tắt
Báo cáo kết quả

Nhiệm vụ
"Thống kê chất thải lỏng trong nông nghiệp và nông
thôn phục vụ cho công tác quản lý chất thải".

Cơ quan quản lý:

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật việt nam
Cục môi trường, bộ khoa học công nghệ
và môi trường

Cơ quan thực hiện:

trung tâm tư vấn đầu tư nghiên cứu
phát triển nông thôn Việt Nam (INCEDA)

Hà Nội, tháng 12-2001




Bộ Khoa học Công nghệ
và Môi trường

Cục Môi trường

liên hiệp các hội khoa học
và kỹ thuật Việt Nam

Trung tâm Tư vấn Đầu tư Nghiên cứu
Phát triển Nông thôn Việt Nam
(INCEDA)

Báo cáo kết quả

Nhiệm vụ
"Thống kê chất thải lỏng trong nông nghiệp và nông
thôn phục vụ cho công tác quản lý chất thải".

Cơ quan quản lý:

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật việt nam
Cục môi trường, bộ khoa học công nghệ
và môi trường

Cơ quan thực hiện:

trung tâm tư vấn đầu tư nghiên cứu
phát triển nông thôn Việt Nam (INCEDA)


Hà Nội, tháng 12-2001


Bộ Khoa học Công nghệ
và Môi trường

Cục Môi trường

liên hiệp các hội khoa học
và kỹ thuật Việt Nam

Trung tâm Tư vấn Đầu tư Nghiên cứu
Phát triển Nông thôn Việt Nam
(INCEDA)

Báo cáo kết quả

Nhiệm vụ
"Thống kê chất thải lỏng trong nông nghiệp và nông
thôn phục vụ cho công tác quản lý chất thải".

Cơ quan quản lý:

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật việt nam
Cục môi trường, bộ khoa học công nghệ
và môi trường

Cơ quan thực hiện:


trung tâm tư vấn đầu tư nghiên cứu
phát triển nông thôn Việt Nam (INCEDA)

Chủ nhiệm: GS.TS.KH. Lê Doãn Diên

Hà Nội, tháng 12-2001


Danh sách các thành viên tham gia thực hiện nhiệm vụ
" Thống kê chất thải lỏng trong nông nghiệp và nông thôn phục vụ cho
công tác quản lý chất thải".
------***-----TT

Họ và tên

Học hàm,
Học vị
GS.TSKH

Chức vụ,
ngành chuyên môn
Chuyên gia nghiên cứu
môi trường

1

Lê Huy Bá

2


Võ Hồ Bảo Châu

KS

Chuyên ngành Môi trường

3

Nguyễn thị Phương
Dang
Lê Don Diên

KS

Hoá học môi trường

GS.TSKH

Giám đốc, Chủ nhiệm Dự
án, Hoá sinh
Kỹ thuật nông nghiệp

4
5

TC

6

Nguyễn thị Phương

Dung
Nguyễn Trung Dũng

7

Mai Thị Duyên

KS

8

Đặng Văn Đông

Thạc sĩ

9

Nguyễn thị Mỹ Hạnh

CN

10
11
12

Nguyễn Phước Hiền
Nguyễn thị Mai Hoa
Cao Mạnh Hùng

CN

CN
KS

13

Lê Văn Hữu

KS

14
15

Phạm Minh Kha
Nguyễn Văn Khuynh

KS
TS

16
17

Nguyễn Kim Lan
Lê Thị Liên

18
19

Nguyễn Thị Minh Lơị
Nguyễn Thanh Lương


SV
KS

20

Trần Thị Mai

TS

21

Lê thị Mậu

KS

22
23

Nguyễn Hồng Minh
Nguyễn Quang Minh

CN
KS

KS

TC
Thạc sĩ

Vi tính,xử lý thống kê số

liệu
Chuyên ngành Môi trường
Chuyên ngành
nông nghiệp
Kỹ thuật nông nghiệp
Chuyên ngành Môi trường
Kế toán Trưởng
Cán bộ nghiên cứu môi
trường
Cán bộ nghiên cứu môi
trường
Chuyên ngành Môi trường
Chuyên gia
hoá học môi trường
Cán bộ
Cán bộ nghiên cứu về VSV
nước thải
Kinh tế nông nghiệp
Cán bộ nghiên cứu môi
trường
Chuyên ngành
công nghiệp thực phẩm
Chuyên ngành
công nghiệp thực phẩm
Cán bộ vi tính
Cán bộ nghiên cứu môi
trường

Cơ quan công tác
Trung tâm Môi trường,

Đại học Quốc gia,
thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm Môi trường
ĐHQG TP HCM
Cộng tác viên Trung
tâm INCEDA
Trung tâm INCEDA
Sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh Bình Dương
Trung tâm INCEDA
Trung tâm Môi trường
ĐHQG TP HCM
Trung tâm INCEDA
Sở Nông nghiệp và
PTNT tỉnh Bình Dương
Cộng tác viên INCEDA
Trung tâm INCEDA
Trung tâm INCEDA
Trung tâm INCEDA
Cộng tác viên INCEDA
Cộng tác viên INCEDA
Trung tâm INCEDA
Cộng tác viên INCEDA
ĐH Văn Lang TP HCM
Trung tâm INCEDA
Cộng tác viên INCEDA
Cộng tác viên INCEDA
Trung tâm INCEDA
Trung tâm INCEDA



24
25

Lê thị Bích Nga
Trần thị Thanh Nga

KS
KS

Cán bộ
Cộng tác viên

26
27

Nguyễn Hồng Nghĩa
Hồ Thiện Phước

TC
KS

Cán bộ
Quản lý Môi trường

28

Lê Tuệ Phương

KS


29

Lâm Vĩnh Sơn

KS

Cán bộ nghiên cứu nông
nghiệp và môi trường
Cán bộ nghiên cứu môi
trường

30
31
32

KS
CN
KS

Cán bộ môi trường
Kinh tế nông nghiệp
Cộng tác viên

33

Lê Sơn
Trần Công tá
Nguyễn Đình Minh
Tâm

Nguyễn Văn Thành

TS

Nông nghiệp

34

Nguyễn thành Thâm

KS

Cán bộ Môi trường

35

KS

Cán bộ Môi trường

KS

Chuyên ngành Môi trường

37

Nguyễn thị Phương
Thuý
Nguyễn Ngọc Diêm
Tiêu

Lê Mỹ Xuyên

PGS.TS

38

Hà Hoàng Yến

Phó Giám đốc,
Kinh tế nông nghiệp
Cán bộ vi tính

36

TC

Trung tâm INCEDA
Cộng tác viên Trung
tâm INCEDA
Trung tâm INCEDA
Sở KHCNMT Đồng
Tháp
Trung tâm INCEDA
Trung tâm Môi trường,
Đại học Quốc gia thành
phố Hồ Chí Minh
Trung tâm INCEDA
Trung tâm INCEDA
Trung tâm INCEDA
Phó giám đốc,

Trung tâm INCEDA
Cộng tác viên
INCEDA
Cộng tác viên Trung
tâm INCEDA
Trung tâm Môi trường
ĐHQG TP HCM
Trung tâm INCEDA
Trung tâm INCEDA


Cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---***--Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các cán bộ,
nhân dân ở các ngành và các địa phương mà chúng tôi đ tiến hành
nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng trong nông nghiệp và nông
thôn phục vụ cho công tác quản lý chất thải. Chúng tôi xin cảm ơn các
đồng chí lnh đạo và cán bộ công nhân viên của các Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, các Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường cũng
như các Bộ, các Ngành có liên quan, đặc biệt là Cục Môi trường, Bộ Khoa
học Công nghệ và Môi trường, đ thường xuyên quan tâm và giúp đỡ
chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình về sự chỉ đạo sát sao và
sự giúp đỡ về mọi mặt của các đồng chí lnh đạo của Liên Hiệp Hội, của
các đồng chí lnh đạo và chuyên viên của các Ban Khoa học Kinh tế, Tài
vụ, Văn phòng v.v... trong quá trình thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ:
"Thống kê chất thải lỏng trong nông nghiệp và nông thôn phục vụ cho
công tác quản lý chất thải".
Thay mặt Ban Chủ nhiệm


GS.TS.KH. Lê Doãn Diên


Các chữ viết tắt
APHA( American Public Health Association) : Hiệp Hội Sức Khoẻ cộng
đồng của Mỹ.
BOD5 (Five days biochemical oxygen demand): nhu cầu oxy hóa sinh
học trong 5 ngày nuôi cấy.
COD (Chemical oxygen demand): nhu cầu oxy hóa học.
CRM (Certified Reference Material): chất chuẩn tham khảo có giá trị
thực (True value).
DO (Dissolved oxygen): oxy hoà tan.
DS (Dissolved solid): chất rắn hoà tan.
EM (effective microorganism): vi sinh vật có hiệu quả.
E - 2001 (Earth and Ecology of 2001): quả đất và sinh thái của năm
2001
FBR (Fixed bed bioreactor): thùng phản ứng phân huỷ sinh học đệm cố
định.
h (hour): giờ
HCBVTV:hoá chất bảo vệ thực vật.
MPN (Most probable numbers): tổng số vi sinh vật có thể có.
S (Second): giây
SS (Suspended solids): chất rắn lơ lửng.
TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam
TS (Total solids): tổng chất rắn
UASB (Upflow anaerobic sludge blanket): lớp bùn yếm khí (kỵ khí) bao
phủ bề mặt.
VSV: vi sinh vật.



Mục lục
Tr
an
g

Mở đầu

1

Phần thứ nhất

3

Tổng quan tài liệu

3

Chương 1
Khái quát về chất thải lỏng và các nguồn phát sinh
chất thải lỏng trong nông nghiệp và nông thôn.

3

1.1.

Khái niệm về chất thải lỏng (nước thải).

3


1.2.

Các nguồn phát sinh chất thải lỏng.

4

1.3.

Chất thải lỏng (nước thải) trong nông nghiệp và nông thôn.

6

Chương 2
Tình hình nghiên cứu về chất thải lỏng (nước thải) trong nông nghiệp và
nông thôn ở trên thế giới và ở Việt Nam.

8

2.1.

Tình hình nghiên cứu về chất thải lỏng (nước thải) trong nông nghiệp và nông
thôn ở trên thế giới.

8

2.2.

Tình hình nghiên cứu về chất thải lỏng (nước thải) trong nông nghiệp và nông
thôn ở Việt Nam.


12

Chương 3
Các phương pháp xử lý nước thải.

21

3.1.

Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học.

22

3.1.1.

Song chắn rác

22

3.1.2.

Bể lắng cát

22

3.1.3.

Bể vớt mỡ, dầu, dầu mỡ.

22


3.1.4.

Bể lọc.

23

3.2.

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý.

23

3.2.1.

Phương pháp đông tụ và keo tụ.

23

3.2.2.

Phương pháp tuyển nổi.

24

3.2.3.

Phương pháp hấp phụ.

25


3.2.4.

Phương pháp nhả hấp phụ, tẩy uế và khử độc.

25

3.3.

Phương pháp hóa học.

26

3.3.1.

Phương pháp trung hòa.

26

3.3.2.

Phương pháp oxy hóa-khử.

26

3.3.3.

Phương pháp loại trừ các kim loại nặng.

26



3.4.

Phương pháp sinh học.

27

3.4.1.

Phương pháp bùn hoạt tính sinh học.

28

3.4.2.

Các kiểu phân huỷ yếm khí trong việc xử lý nước thải thường được áp dụng hiện
nay.

34

3.5.

Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên.

36

3.5.1.

Cánh đồng tưới - cánh đồng lọc.


36

3.5.2.

Hồ sinh học (ao sinh học).

38

3.5.3.

Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa sinh trong điều kiện nhân tạo.

42

3.5.4.

Xử lý cặn.

43

3.5.5.

Khử trùng nước thải.

44

3.6.

Các chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải.


44

3.6.1.

Màu.

44

3.6.2.

Mùi.

45

3.6.3.

Các chất rắn.

45

3.6.4.

Các vi sinh vật.

45

3.6.5.

Chỉ tiêu BOD (biochemical oxygen demand).


45

3.6.6.

Chỉ tiêu COD (chemical oxygen demand).

45

3.6.7.

Chỉ tiêu DO (dissolved oxygen).

45

3.6.8.

Chỉ tiêu pH.

45

3.6.9.

Chỉ tiêu TS (total solid).

45

3.6.10.

Chỉ tiêu DS (dissolved solid).


45

3.6.11.

Chỉ tiêu SS (suspended solid).

45

3.6.12.

Nhiệt độ của nước thải.

45
Phần thứ hai

Triển khai và thực thi nhiệm vụ

46

Chương 4
Đối tượng, mục tiêu, nội dung, phạm vi và phương pháp điều tra, nghiên
cứu.

46

4.1.

Đối tượng nghiên cứu.


46

4.1.1.

Chất thải lỏng trong sinh hoạt của cộng đồng dân cư ở nông thôn.

4.1.2.

Chất thải lỏng trong ngành chăn nuôi ở khu vực gia đình và ở các trang trại ở nông
thôn.

46
46

4.1.3.

Chất thải lỏng trong lãnh vực chế biến nông sản ở quy mô gia đình ở nông thôn.

46

4.1.4.

Chất thải lỏng trong các hoạt động của các trạm y tế nông thôn.

46

4.1.5.

Chất thải lỏng tại các chợ và tại các cửa hàng ở nông thôn tức là trong các hoạt
động giao thương, buôn bán ở nông thôn.


46


4.2.

Mục tiêu nghiên cứu.

46

4.2.1.

Mục tiêu trước mắt.

46

4.2.2.

Mục tiêu lâu dài.

46

4.3.

Nội dung nghiên cứu.

47

4.4.


Phạm vi và quy mô nghiên cứu.

47

4.5.

Mô tả các phương pháp nghiên cứu.

48

Phần thứ ba
Kết quả nghiên cứu và thảo luận

50

Chương 5
Kết quả điều tra và nghiên cứu về chất thải lỏng
trong nông nghiệp và nông thôn

50

5.1.

Vùng đồng bằng sông Hồng

54

5.1.1.

Một vài nét chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội


54

5.1.2.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê về chất thải lỏng trong sinh hoạt của cộng
đồng dân cư ở nông thôn

54

5.1.3.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực
chăn nuôi tại các hộ gia đình và tại các trang trại ở nông thôn vùng đồng bằng sông
Hồng

55

5.1.4.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong lĩnh vực chế
biến nông sản tại các hộ gia đình ở nông thôn

56

5.1.5.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực
khám, chữa bệnh tại các trạm y tế ở nông thôn


57

5.1.6.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực
hoạt động giao thương, buôn bán tại các chợ ở nông thôn

58

5.1.7.

Tổng hợp các số liệu điều tra và nghiên cứu về các loại chất thải lỏng trong nông
nghiệp và nông thôn của vùng đồng bằng sông Hồng năm 2000

59

5.2.

Vùng Đông Bắc

60

5.2.1.

Một vài nét chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

60

5.2.2.


Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê về chất thải lỏng trong sinh hoạt của cộng
đồng dân cư nông thôn

60

5.2.3.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực
chăn nuôi tại các hộ gia đình và tại trang trại ở nông thôn của vùng Đông Bắc

61

5.2.4.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong lĩnh vực chế
biến nông sản tại các hộ gia đình ở nông thôn

62

5.2.5.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong các hoạt
động khám, chữa bệnh tại các trạm y tế ở nông thôn

63

5.2.6.

Chất thải lỏng phát sinh trong các hoạt động giao thương, buôn bán tại các chợ ở
nông thôn của vùng Đông Bắc


64

5.2.7.

Tổng hợp các số liệu điều tra và nghiên cứu về các loại chất thải lỏng trong nông

64


nghiệp và nông thôn ở vùng Đông Bắc năm 2000
5.3.

Vùng Tây Bắc

65

5.3.1.

Một vài nét chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

65

5.3.2.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê về chất thải lỏng trong sinh hoạt của cộng
đồng dân cư nông thôn ở vùng Tây Bắc năm 2000

66


5.3.3.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê về chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực
chăn nuôi tại các hộ gia đình và tại các trang trại ở nông thôn vùng Tây Bắc năm
2000

66

5.3.4.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực chế
biến nông sản tại các hộ gia đình ở nông thôn của vùng Tây Bắc

67

5.3.5.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong các hoạt
động khám, chữa bệnh tại các trạm y tế ở nông thôn của vùng Tây Bắc năm 2000

68

5.3.6.

Chất thải lỏng phát sinh trong các hoạt động giao thương, buôn bán tại các chợ ở
nông thôn của vùng Tây Bắc

69

5.3.7.


Tổng hợp các số liệu điều tra và nghiên cứu về các loại chất thải lỏng trong nông
nghiệp và nông thôn ở vùng Tây Bắc năm 2000

69

5.4.

Vùng Bắc Trung Bộ

70

5.4.1.

Một vài nét chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

70

5.4.2.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê về chất thải lỏng trong sinh hoạt của cộng
đồng dân cư nông thôn tại vùng Bắc Trung Bộ năm 2000

70

5.4.3.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong ngành chăn
nuôi tại các hộ gia đình và tại các trang trại ở nông thôn của vùng Bắc Trung Bộ
năm 2000


5.4.4.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực chế
biến nông sản tại các hộ gia đình ở nông thôn của vùng Bắc Trung Bộ năm 2000

5.4.5.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong các hoạt
động khám, chữa bệnh tại các trạm y tế xã ở nông thôn của vùng Bắc Trung Bộ năm
2000

71
72

73

5.4.6.

Chất thải lỏng phát sinh trong các hoạt động giao thương, buôn bán tại các chợ ở
nông thôn của vùng Bắc Trung Bộ năm 2000

74

5.4.7.

Tổng hợp các số liệu điều tra và nghiên cứu về các loại chất thải lỏng trong nông
nghiệp và nông thôn của vùng Bắc Trung Bộ năm 2000

74


5.5.

Vùng Duyên hải miền Trung

75

5.5.1.

Một vài nét chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

75

5.5.2.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê về chất thải lỏng trong sinh hoạt của cộng
đồng dân cư nông thôn vùng Duyên hải miền Trung năm 2000

75

5.5.3.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực
chăn nuôi tại các hộ gia đình và các trang trại ở nông thôn của vùng Duyên hải
miền Trung năm 2000

76

5.5.4.


Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực chế
biến nông sản tại các hộ gia đình ở nông thôn của vùng Duyên hải miền Trung năm

77


2000
5.5.5.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong các hoạt
động khám, chữa bệnh tại các trạm y tế xã ở nông thôn của vùng Duyên hải miền
Trung năm 2000

78

5.5.6.

Chất thải lỏng phát sinh trong các hoạt động giao thương, buôn bán tại các chợ ở
nông thôn của vùng Bắc Trung Bộ năm 2000

79

5.5.7.

Tổng hợp các số liệu điều tra và nghiên cứu về các loại chất thải lỏng trong nông
nghiệp và nông thôn của vùng Duyên hải miền Trung năm 2000

79

5.6.


Vùng Tây Nguyên

80

5.6.1.

Một vài nét chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

80

5.6.2.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê về chất thải lỏng trong sinh hoạt của cộng
đồng dân cư nông thôn ở vùng Tây Nguyên năm 2000

80

5.6.3.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực
chăn nuôi tại các hộ gia đình và tại trang trại ở nông thôn vùng Tây Nguyên năm
2000

81

5.6.4.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực chế
biến nông sản tại các hộ gia đình ở nông thôn của vùng Tây Nguyên năm 2000


82

5.6.5.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong hoạt động
khám, chữa bệnh tại các trạm y tế ở nông thôn của vùng Tây Nguyên năm 2000

83

5.6.6.

Chất thải lỏng phát sinh trong các hoạt động giao thương, buôn bán tại các chợ ở
nông thôn của vùng Tây Nguyên năm 2000

83

5.6.7.

Tổng hợp các số liệu điều tra và nghiên cứu về các loại chất thải lỏng trong nông
nghiệp và nông thôn ở vùng Tây Nguyên năm 2000

84

5.7.

Vùng Đông Nam Bộ

85


5.7.1.

Một vài nét chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

85

5.7.2.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê về chất thải lỏng trong sinh hoạt của cộng
đồng dân cư nông thôn tại vùng Đông Nam Bộ năm 2000

85

5.7.3.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong ngành chăn
nuôi tại các hộ gia đình và tại các trang trại ở nông thôn của vùng Đông Nam Bộ
năm 2000

86

5.7.4.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực chế
biến nông sản tại các hộ gia đình ở nông thôn của vùng Đông Nam Bộ năm 2000

87

5.7.5.


Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong các hoạt
động khám, chữa bệnh tại các trạm y tế xã ở nông thôn của vùng Đông Nam Bộ
năm 2000

87

5.7.6.

Chất thải lỏng phát sinh trong các hoạt động giao thương, buôn bán tại các chợ ở
nông thôn của vùng Đông Nam Bộ năm 2000

88

5.7.7.

Tổng hợp các số liệu điều tra và nghiên cứu về các loại chất thải lỏng trong nông
nghiệp và nông thôn của vùng Đông Nam Bộ năm 2000

89

5.8.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

89

5.8.1.

Một vài nét chính về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội


89


5.8.2.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê về chất thải lỏng trong sinh hoạt của cộng
đồng dân cư ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2000

90

5.8.3.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực
chăn nuôi tại các hộ gia đình và tại các trang trại ở nông thôn của đồng bằng sông
Cửu Long năm 2000

91

5.8.4.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực chế
biến nông sản tại các hộ gia đình ở nông thôn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
năm 2000

91

5.8.5.

Kết quả nghiên cứu, điều tra và thống kê chất thải lỏng phát sinh trong hoạt động
khám, chữa bệnh tại các trạm y tế xã ở nông thôn của vùng đồng bằng sông Cửu

Long năm 2000

92

5.8.6.

Chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực hoạt động giao thương, buôn bán tại các chợ
ở nông thôn của vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2000

93

5.8.7.

Tổng hợp các số liệu điều tra và nghiên cứu về các loại chất thải lỏng trong nông
nghiệp và nông thôn của vùng đồng bằng sông Cửu Long năm 2000

94

5.9.

Thực trạng ô nhiễm của các loại chất thải lỏng (nước thải) trong nông nghiệp và
nông thôn ở nước ta

99

5.10.

Xây dựng quy trình mẫu trong việc nghiên cứu, điều tra và xử lý các loại chất thải 11
7
lỏng trong nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam


5.10.1.

Quy trình mẫu trong việc nghiên cứu, điều tra, thống kê và xử lý chất thải lỏng của 12
0
làng nghề Đại Lâm chế biến nông sản, tỉnh Bắc Ninh

5.10.2.

Quy trình mẫu trong việc nghiên cứu, điều tra, thống kê và xử lý chất thải lỏng của 13
0
làng nghề tiểu thủ công nghiệp làng Dương ổ, tỉnh Bắc Ninh

5.10.3.

Quy trình mẫu trong việc nghiên cứu, điều tra, thống kê và xử lý chất thải lỏng của 13
8
thôn Yên Lã, tỉnh Bắc Ninh

Chương 6
Dự báo về chất thải lỏng phát sinh trong nông nghiệp và nông thôn
năm 2010

14
1

6.1.

Một số căn cứ để tiến hành dự báo


14
1

6.2.

Phương pháp tiến hành dự báo

14
2

6.2.1.

Dự báo chất thải lỏng trong sinh hoạt của cộng đồng dân cư nông thôn

14
2

6.2.2.

Dự báo chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các hộ 14
2
gia đình nông dân

6.2.3

Dự báo chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực chế biến nông sản quy mô gia đình

6.2.4.

Chất thải lỏng phát sinh trong quá trình khám, chữa bệnh tại các trạm y tế nông 14

4
thôn

6.2.5

Dự báo chất thải lỏng phát sinh trong các hoạt động giao thương, buôn bán tại các 14
4
chợ ở nông thôn

14
3


6.3.

Nội dung và kết quả dự báo các loại chất thải lỏng chủ yếu trong nông nghiệp và 14
4
nông thôn theo các vùng sinh thái nông nghiệp năm 2010

6.3.1.

Vùng đồng bằng sông Hồng

14
4

6.3.2.

Vùng Đông Bắc


14
6

6.3.3.

Vùng Tây Bắc

14
8

6.3.4.

Vùng Bắc Trung Bộ

15
0

6.3.5.

Vùng Duyên hải miền Trung

15
2

6.3.6.

Vùng Tây Nguyên

15
4


6.3.7.

Vùng Đông Nam Bộ

15
6

6.3.8.

Vùng đồng bằng sông Cửu Long

15
8

Chương 7
Đề xuất định hướng các giải pháp quản lý chất thải lỏng trong nông nghiệp
và nông thôn ở Việt Nam

16
1

7.1.

Các giải pháp thuộc phạm trù kinh tế - xã hội

16
3

7.2.


Các giải pháp thuộc phạm trù cơ chế chủ trương, chính sách

16
3

7.3.

Các giải pháp thuộc phạm trù khoa học công nghệ

16
4

Kết luận và kiến nghị

16
5

Một số tài liệu tham khảo chính

16
8


Mở đầu.
Như mọi người đều biết, trên trái đất mặt nước chiếm tới 3/4 diện
tích, trong đó các thuỷ vực chứa nước ngọt chỉ chiếm một phần nhỏ nhưng
lại là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng của con người và là
nguồn sống vô cùng cần thiết đối với tất cả các hoạt động sống trên hành
tinh chúng ta.

Cũng chính vì tầm quan trọng của nguồn tài nguyên thiên nhiên
này cho nên vừa qua Liên Hợp Quốc đ tổ chức ngày Nước thế giới và đ
có những cảnh báo đáng buồn: mặc dù Liên Hợp Quốc đ đầu tư hơn
3.000 tỷ USD cho các chương trình phát triển trong năm thập niên của thế
kỷ 20, nhưng gần 1 tỷ người tại 50 nước trên thế giới vẫn sống trong tình
trạng thiếu nước nghiêm trọng và trong tình trạng nước bị ô nhiễm nặng.
Ông Klans Toepfer - Giám đốc Chương trình môi sinh của Liên Hợp
Quốc đ thông báo rằng phụ nữ tại các nước đang phát triển phải bỏ ra
hơn 10 triệu ngày công lao động mỗi năm để đi lấy nước từ các nguồn
nước bị ô nhiễm vốn ở rất xa. Ngân hàng thế giới đ ước tính có 3,3 tỉ
người tại 127 nước đang phát triển bị nhiễm các bệnh có liên quan đến
nguồn nước, đặc biệt là các nguồn nước thải bị ô nhiễm, trong đó có bệnh
tiêu chảy, bệnh giun sán, bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt rét, chứng mù mắt.
Chỉ tính riêng bệnh Trachoma đ gây ra 6 triệu trường hợp mù mắt mỗi
năm do sử dụng nước sông thường xuyên vốn chứa các loại nước thải và
các loại chất thải rắn, chất thải khí. Số người chết do các bệnh liên quan
đến nước bị ô nhiễm cũng xấp xỉ 6 triệu người mỗi năm.


ở Việt Nam, hiện trạng tương tự cũng đang tồn tại ở các vùng nông
thôn. Phần lớn cộng đồng dân cư nông thôn còn thiếu nước sạch và vẫn
phải sử dụng các loại nước sông, nước ao, hồ, kênh, rạch v.v... đ bị ô
nhiễm. Tình trạng cầu tiêu được xây dựng ở trên kênh, trên rạch, ở trên
sông ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, việc dùng phân tươi để tưới
rau, nuôi cá, việc tắm rửa, giặt giũ, rửa rau, vo gạo v.v... bằng nước ao tù
hm ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước đ gây nên tình trạng mất vệ
sinh và đêù là những nguyên nhân chính của phần lớn các bệnh về đường
tiêu hóa, các bệnh ngoài da và các bệnh lây lan khác. Không chỉ ở các
vùng nông thôn mà ngay ở huyện Thủ Đức, ngoại thành thành phố Hồ Chí
Minh năm 1995 đ xẩy ra bệnh dịch kéo dài tới 6-7 tháng, hàng trăm

người đ mắc bệnh vì thiếu nước sạch và phải dùng nước ao hồ bị ô
nhiễm.
Năm 1996 ở vùng Tả Thanh Oai, ngoại thành Hà nội, cũng đ xẩy
ra bệnh dịch thương hàn và nguyên nhân cũng là do dùng nước ao hồ đ
bị ô nhiễm để tắm rửa, vo gạo, rửa rau.
Mặt khác, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp
và nông thôn theo tinh thần của Nghị quyết 8 của Đảng Cộng sản Việt
Nam là một trong những nội dung cơ bản của chiến lược công nghiệp hóa
và hiện đại hóa đất nước.
Mục tiêu tổng quát và lâu dài của chiến lược công nghiệp hóa và
hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp
phát triển bền vững, một nền nông nghiệp "sạch", một nền nông nghiệp và
nông thôn có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, có
quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp nhằm tăng năng suất lao động và
ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, đồng thời giải quyết tốt công ăn
việc làm cho cộng đồng dân cư ở nông thôn, nhanh chóng tăng cao thu
nhập và nâng cao đời sống cho bà con nông dân, đưa nông thôn nước ta
thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và tiến lên văn minh hiện đại, nâng cao vị
thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Hiện đại hóa và công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn là một
quá trình đầu tư mang tính tổng hợp nhằm phát triển và ứng dụng khoa
học, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Khoa
học, công nghệ mới có một vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa
quyết định đối với tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp và nông thôn.
Đi đôi với việc đóng góp quan trọng của các tiến bộ khoa học, công
nghệ cũng như của chiến lược hiện đại hóa và công nghiệp hóa đối với sự
tăng trưởng của ngành nông nghiệp và nông thôn cũng sẽ làm nảy sinh
những thử thách, những tồn tại và những nhược điểm đối với sản xuất và
đời sống của cộng đồng dân cư ở nông thôn, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm
môi trường gây ra bởi các loại chất thải, đặc biệt là chất thải lỏng (nước



thải) vốn sản sinh ra trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hoá nông
nghiệp và nông thôn.
Ngay hiện nay, các loại chất thải lỏng (nước thải) sinh ra trong các
hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong chăn nuôi, trong các hoạt động sản
xuất của các làng nghề ở nông thôn, trong quá trình chế biến nông sản của
các hộ gia đình cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của hàng chục triệu
hộ gia đình nông dân là một vấn đề hết sức bức xúc, đòi hỏi chúng ta phải
có những biện pháp giải quyết.
Xuất phát từ những điều vừa trình bày ở trên, được Liên Hiệp các
Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cũng như được Cục Môi trường, Bộ
Khoa học Công nghệ và Môi trường giao trách nhiệm, Trung tâm Tư vấn
Đầu tư Nghiên cứu Phát triển Nông thôn Việt Nam đ tiến hành nghiên
cứu và thực hiện nhiệm vụ: "Thống kê chất thải lỏng trong nông nghiệp
và nông thôn phục vụ cho công tác quản lý chất thải".
Nhiệm vụ này được triển khai nhằm hai mục tiêu như sau:
1. Mục tiêu trước mắt:
1.1. Thống kê được tổng lượng chất thải lỏng phát sinh trong ngành nông
nghiệp và nông thôn theo vùng sinh thái nông nghiệp và theo tập tục của
các địa phương.
1.2. Trên cơ sở các số liệu thu thập được tiến hành đề xuất định hướng các
giải pháp quản lý chất thải lỏng trong nông nghiệp và nông thôn.
2. Mục tiêu lâu dài: Tạo cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng các
chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp và
nông thôn, góp phần quản lý tốt chất thải lỏng phát sinh từ nông nghiệp
và các vùng nông thôn, góp phần bảo vệ sức khoẻ của cộng đồng dân cư
nông thôn vốn chiếm tới 80% dân số của cả nước, thiết thực phục vụ cho
quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn
trong các thập kỷ tới.



Phần thứ nhất
Tổng quan tài liệu

Chương 1
Khái quát về chất thải lỏng và các nguồn phát sinh
chất thải lỏng trong nông nghiệp và nông thôn.
1.1. Khái niệm về chất thải lỏng (nước thải).
Chất thải lỏng hoặc nước thải (waste water)* là những loại nước
được thải ra sau quá trình sử dụng của con người vốn có chứa các chất bẩn
như phân, rác, các chất hữu cơ, các chất vô cơ ở trạng thái rắn, ở trạng thái
hòa tan, ở trạng thái keo hoặc lơ lửng. Nói một cách khác, chất thải lỏng
(nước thải) được thải ra từ các sinh hoạt của cộng đồng dân cư (tắm rửa,
giặt giũ, rửa sạch các loại thực phẩm, vệ sinh nhà ăn v.v...), từ các khu
chuồng trại chăn nuôi, từ các bệnh viện, từ các khách sạn , các trường
học, các cơ quan, từ các khu công nghiệp cũng như từ các khu khai
khoáng v.v...
Như vậy, toàn bộ khối lượng nước cung cấp cho sinh hoạt, cho sản
xuất nông nghiệp, cho sản xuất công nghiệp cũng như cho các hoạt động
dịch vụ sau khi sử dụng đều trở thành nước thải bị ô nhiễm ở các mức độ
khác nhau và đều được thải vào môi trường xung quanh.
Chất thải lỏng hoặc nước thải là một trong những nguyên nhân
chính gây ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm các nguồn nước tự
nhiên, đặc biệt là nước bề mặt và nước ngầm nói riêng.
Tùy theo đặc tính và thành phần hóa học của các loại chất thải lỏng
(nước thải), người ta đ chia các loại chất thải lỏng thành 3 nhóm như sau:
1.1.1. Nhóm thứ nhất. Các loại chất thải lỏng thuộc nhóm thứ nhất bao
gồm nước thải sinh hoạt của cộng đồng dân cư ở thành thị cũng như ở
nông thôn, nước thải của các bệnh viện, trường học, chợ búa, nước thải

của các khu chăn nuôi, nước thải của các khu công nghiệp chế biến thực
phẩm, của các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm ở nông thôn v.v...
Chất thải lỏng thuộc nhóm này chủ yếu chứa các hợp chất hữu cơ
có nguồn gốc sinh học dễ phân giải. Ngoài ra có thể còn chứa các loại
chất tẩy rửa (detergents) và các loại vi sinh vật gây bệnh.
1.1.2. Nhóm thứ hai. Các loại chất thải lỏng thuộc nhóm thứ hai bao gồm
nước thải của các nhà máy tổng hợp các hợp chất hữu cơ (tổng hợp các
loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp, tổng
hợp các chất trùng hợp cao phân tử v.v...), nước thải của các ngành công
nghiệp giấy, công nghiệp dệt, công nghiệp nhuộm, công nghiệp thuộc da,


công nghiệp cao su cũng như nước thải của các nhà máy chế biến dầu mỏ,
nhà máy luyện cốc v.v...
(*) Trong bản báo cáo này chúng tôi sẽ sử dụng tập hợp từ "Nước thải" để thay cho
tập hợp từ "chất thải lỏng". Các tập hợp từ "chất thải lỏng" và" nước thải"đều có
nghĩa như nhau.

Nước thải thuộc nhóm thứ hai chủ yếu chứa nhiều hợp chất hữu cơ
độc hại, khó phân huỷ bằng các đường hướng sinh học (bio - degradation)
đồng thời chứa nhiều kiềm hoặc acid.
1.1.3. Nhóm thứ ba. Các loại chất thải lỏng thuộc nhóm thứ ba bao
gồm nước thải của các xí nghiệp và của các nhà máy sản xuất các chất vô
cơ, các nhà máy sản xuất phân bón, nước thải của các khu khai khoáng,
của các nhà máy luyện kim, cán thép, mạ kim loại, sản xuất ắc qui cũng
như các loại nước thải của các làng nghề thủ công nghiệp ở nông thôn như
nghề rèn, nghề đúc đồng, nghề đồ gốm, sành sứ v.v...
Nước thải thuộc nhóm thứ ba chủ yếu chứa nhiều kim loại độc hại,
nhiều kiềm hoặc acid, ít chất hữu cơ.
Như vậy, thành phần và tính chất của nước thải rất đa dạng, rất

phức tạp, do đó phương pháp xử lý nước thải cũng rất phức tạp và đa
dạng.
1.2. Các nguồn phát sinh chất thải lỏng.
Một số tác giả lại phân loại nước thải theo nguồn gốc phát sinh của
chúng. Theo các tác giả này thì có 3 loại nước thải: Nước thải sinh hoạt,
nước thải công nghiệp và nước thải của các quá trình làm lạnh.
1.2.1. Nước thải sinh hoạt.
Là loại nước thải phổ biến, được hình thành từ những sinh hoạt
khác nhau của con người và của động vật, từ các hoạt động trong sản xuất
nông nghiệp, từ các bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan cũng như
từ các cửa hàng ăn và các chất thải của con người.
Người ta đ tính được trong nước thải sinh hoạt chỉ có 0,1% chất
rắn, còn nước chiếm đến 99,9%. Trong số chất rắn thì 70% là các hợp
chất hữu cơ (bao gồm protein 65%, glucid 25%, lipid 10%), còn lại 30%
là các hợp chất vô cơ khác bao gồm sạn, cát, muối và các kim loại.
1.2.2. Nước thải công nghiệp.
Là loại nước thải được thải ra từ các cơ sở sản xuất công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp cũng như từ các hoạt động của ngành giao thông vận
tải.
Thông thường nước thải công nghiệp không có các đặc điểm chung
và tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất.
Nhìn chung nước thải công nghiệp chứa nhiều chất vô cơ, nhiều
kim loại. Đặc biệt nước thải công nghiệp chứa nhiều chất gây độc hại đối
với sinh vật và đối với sức khỏe của người.


Nước thải công nghiệp rất đa dạng về đặc tính. ở đây chúng ta chỉ
đề cập đến đặc tính của nước thải trong một số ngành công nghiệp chính.
1.2.2.1. Ngành công nghiệp nặng.
Ngành cơ khí luyện kim: Nước thải của ngành công nghiệp này chứa

nhiều kim loại nặng và các muối của chúng, các tạp chất khoáng, dầu mỡ
cũng như hóa chất các loại như acid, kiềm, dung dịch mạ v.v... Đặc biệt
trong ngành luyện kim màu, trong quặng có chứa nhiều lưu huỳnh và các
oxyd kim loại màu hoặc á kim vốn rất độc như các hợp chất của Pb, Hg,
Cd, Bi, As, S, F, Cl ... Các chất này thường không được xử lý triệt để, cho
nên một phần trôi theo nước thải của nơi sản xuất hòa vào sông, hồ gây ô
nhiễm nguồn nước.
Ngành công nghiệp năng lượng: Trong nước thải của ngành công nghiệp
khai thác và sử dụng than có chứa bụi than và khí thải độc hại.
Trong công nghiệp khai thác và chế biến dầu, khí đốt, trong nước
thải cũng có chứa các khí độc hại và dầu thải.
Ngành vật liệu xây dựng: Trong nước thải của ngành công nghiệp sản
xuất vật liệu xây dựng thường chứa nhiều cặn không tan, gây tắc ống
thoát, cản trở dòng chảy và làm giảm khả năng thông thoát nước của các
ống kênh mương.
1.2.2.2. Ngành công nghiệp nhẹ.
Ngành công nghiệp dệt. ở giai đoạn tẩy trắng trong ngành công nghiệp
dệt hầu hết đều dùng clo hoặc các hợp chất của clo để làm dịch tẩy, nhưng
chỉ có một lượng nhỏ clo tham gia vào phản ứng tẩy trắng, còn phần lớn
clo đi vào nước thải. ở giai đoạn nhuộm, 75% hóa chất nhuộm ngấm vào
vải, còn 25% đi vào nước thải. Trong nước thải của ngành dệt thường có
nhiều clo, sulfat, nitrat, HCl, H2SO4, NaOH và nhiều chất có hoạt tính bề
mặt cũng như có nhiều các hợp chất hữu cơ, các sợi lông, len ... Lượng
nước thải của ngành dệt là khá lớn và rất độc hại.
Ngành công nghiệp giấy: Nước thải của ngành công nghiệp giấy
là nguồn gây ô nhiễm rất lớn đối với môi trường xung quanh do nồng độ
các chất gây ô nhiễm trong nước thải rất cao. Nhu cầu oxy hóa học
(COD), nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD), chất lơ lửng (SS), các chất dinh
dưỡng N, P trong nước thải của các nhà máy giấy đều cao hơn nhiều lần
so với tiêu chuẩn cho phép.

Đặc trưng điển hình trong nước thải của các nhà máy giấy là đậm
đặc, nhiều chất hữu cơ, mùi hôi thối, rất khó chịu trong phạm vi rộng. ở
Nhật nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải của nhà máy giấy như
sau:
pH = 8,75 - 9,75; BOD5 = 10000mg/l

COD = 17000mg/l


Lượng nước thải của ngành công nghiệp giấy chứa nhiều hợp chất
vô cơ và hữu cơ khá độc hại như lignin, clo, NaOH, sulfua v.v... Lượng
nước thải ra của ngành công nghiệp giấy cũng rất cao, cần phải xử lý
trước khi thải ra ngoài.
1.2.2.3. Ngành công nghiệp thực phẩm.
Đáng chú ý nhất là nước thải của ngành công nghiệp bia. Nước thải của
ngành công nghiệp bia chủ yếu là nước rửa máy móc, rửa thiết bị của
phân xưởng nấu và đường hóa, nước vệ sinh các thiết bị lên men, nước rửa
máy lọc bia, nước rửa chai, nước bôi trơn, nước thanh trùng cũng như
nước làm nguội, trong đó nước thanh trùng và nước làm nguội không
được xem là nguồn gây ô nhiễm môi trường.
Nước thải của các nhà máy bia gây mùi hôi thối rất khó chịu trong
một phạm vi rộng do sự phân huỷ yếm khí của các chất hữu cơ có trong
nước thải. Nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD),
chất lơ lửng (SS), các chất dinh dưỡng N, P trong nước thải của ngành
công nghiệp bia đều cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép. Nồng
độ của các chất gây ô nhiễm trong nước thải của công nghiệp bia như sau:
BOD5: 2000 - 18000 mg/l ;

SS: 300-5000 mg/l ;


COD: 3500 - 22000 mg/l ;

pH: 7,2-10,9 *

Lưu lượng nước thải: 10-12m3/tấn sản phẩm.
Như vậy, nếu lượng nước thải này thải trực tiếp vào các môi trường
xung quanh mà không qua xử lý sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với
môi trường, đặc biệt nó sẽ làm bẩn nguồn nước mặt và nước ngầm ở nơi
nó trực tiếp chảy qua.
Nước thải của nhà máy bia có hàm lượng chất hữu cơ cao
(BOD5/COD vào khoảng 0,5-0,8), có nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ
bởi các vi sinh vật như protein, tinh bột, đường khử, chất béo ... và không
chứa các hóa chất. Đây cũng là cơ sở khoa học đối với việc xử lý nước
thải của nhà máy bia bằng phương pháp sinh học.
Nước thải của ngành sản xuất rượu cũng có hàm lượng COD và BOD
khá cao: COD: 750-8000 mg/l; BOD5: 360-3400mg/l ; pH : 4,2-5,4 ;
SS: 50mg/l.
Trong nước thải của các nhà máy rượu còn có nhiều tạp chất như
dầu fuzen, các rượu bậc cao, phenol, chloroform, benzen. Ngoài ra trong
nước thải còn có b rượu vốn chứa nhiều chất dinh dưỡng và men rượu, vi
sinh vật gây bệnh.
Ngành đồ hộp rau quả và chế biến hải sản. Ngành đồ hộp rau quả có
lượng nước thải rất lớn với lượng b thải lớn, chiếm 50-70% lượng nguyên
liệu đưa vào sản xuất. Ngành công nghiệp chế biến hải sản và súc sản
cũng có lượng nước thải rất lớn và hàm lượng BOD5 rất cao. Trong điều


kiện nhiệt đới ẩm, các nguồn nước thải này dễ gây ô nhiễm nặng và dẫn
đến các ổ dịch bệnh.
1.2.3. Nước thải của các quá trình làm lạnh.

Là loại nước thải ra do các quá trình làm lạnh có sự tham gia của
nước. Thông thường trong nước thải loại này ít chứa các chất gây ô nhiễm
và các chất độc hại.
1.3. Chất thải lỏng (nước thải) trong nông nghiệp và nông thôn.
Đối với chất thải lỏng (nước thải) trong nông nghiệp và nông thôn,
chúng ta có thể liệt kê bẩy loại chủ yếu sau đây:
1.3.1. Chất thải lỏng phát sinh trong sinh hoạt của cộng đồng dân cư
nông thôn.
* Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam quy định là:
BOD5 : 50mg/l ;

COD : 100 mg/l ;

SS: 100mg/l ; pH : 5,5.

1.3.2. Chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực chăn nuôi tại các hộ gia
đình và tại các trang trại ở nông thôn.
1.3.3. Chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực chế biến nông sản tại
các hộ gia đình ở nông thôn.
1.3.4. Chất thải lỏng phát sinh trong lãnh vực chế biến thuỷ, hải sản
tại các hộ gia đình ở nông thôn và tại các làng chài.
1.3.5. Chất thải lỏng phát sinh trong sản xuất hàng hóa thuộc lãnh vực
thủ công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại các hộ gia đình ở nông
thôn.
1.3.6. Chất thải lỏng phát sinh trong các hoạt động khám, chữa bệnh
tại các trạm y tế nông thôn.
1.3.7. Chất thải lỏng phát sinh trong các hoạt động giao thương, buôn
bán tại các chợ và tại các cửa hàng ở nông thôn.



Chương 2
Tình hình nghiên cứu về chất thải lỏng (nước thải)
trong nông nghiệp và nông thôn ở trên thế giới và ở
Việt Nam.
2.1. Tình hình nghiên cứu về chất thải lỏng (nước thải) trong nông
nghiệp và nông thôn ở trên thế giới.
Trên thế giới cũng như ở một số nước trong khu vực, chất thải lỏng
nói chung và chất thải lỏng trong nông nghiệp và nông thôn nói riêng đ
được quan tâm nghiên cứu và giải quyết từ lâu.
Đặc biệt ở các nước phát triển, chất thải lỏng trong nông nghiệp và
nông thôn đ được chính phủ các nước này quản lý chặt chẽ theo phương
thức Mệnh lệnh-và-Kiểm soát (Command-and-Control) kết hợp hài hoà
với phương thức sử dụng các công cụ pháp lý và kinh tế đồng thời đ có
nhiều công nghệ xử lý rất có hiệu quả. Mặt khác sự chênh lệch về cơ sở
hạ tầng cũng như trình độ dân trí giữa thành thị và nông thôn ở các nước
phát triển và ở một số nước trong khu vực không quá xa như ở nước ta. Do
đó việc quản lý chất thải lỏng ở nông thôn và trong ngành nông nghiệp
được tiến hành tốt dựa trên các công trình nghiên cứu khoa học và dựa vào
các số liệu điều tra khảo sát khá công phu. Từ việc nghiên cứu, điều tra,
khảo sát này người ta đ đề xuất các phương pháp xử lý các loại nước thải
trong nông nghiệp và nông thôn một cách có hệ thống, khoa học và hữu
hiệu.
Nhìn lại lịch sử xa xưa, chúng ta đều thấy các nền văn minh cổ đại
thường được xây dựng xunh quanh những nguồn nước. Trong khi tổ tiên
của chúng ta biết rất rõ về tầm quan trọng của số lượng nước phong phú
dùng cho sinh hoạt và dùng cho những mục đích khác, thì họ hiểu biết rất
ít hoặc không đề cập đến chất lượng của nước nói chung và nước uống nói
riêng. Mặc dù các ghi chép trong lịch sử đ đề cập rất nhiều đến những
vấn đề thẩm mỹ đối với nước sinh hoạt (vẻ bên ngoài, vị hoặc mùi không
được người ta ưa thích) phải mất hàng nghìn năm sau con người mới nhận

ra rằng chỉ nhận biết bằng các trực giác và cảm tính của mình không thể
đánh giá chính xác được chất lượng của nước.
Việc xử lý nước buổi ban đầu đ dựa vào sự cải thiện và sự nâng
cao chất lượng cảm quan và thẩm mỹ của nước sinh hoạt. Các phương
pháp cải thiện mùi và vị của nước uống đ được ghi chép lại rất sớm ngay
từ năm 4000 trước Công nguyên.
Sử sách Sanskrit và Hy lạp cổ đ ghi lại các phương pháp xử lý
nước như lọc qua than củi, phơi dưới nắng, đun sôi và lọc.


Để lọc nước người Ai Cập đ sử dụng phèn chua ngay từ những
năm 1500 trước Công nguyên nhằm kết tủa các phần tử lơ lửng và làm
trong nước.
Vào những năm 1700, việc lọc nước đ được thiết lập và đ trở
thành một phương pháp có hiệu quả trong việc loại bỏ những tạp chất ra
khỏi nước mặc dù ở thời đó người ta chưa thể đo được mức độ đạt hiệu
quả của phương pháp lọc nước. Vào đầu những năm 1800, việc lọc nước
chậm trên cát (slow sand filtration) đ được bắt đầu ứng dụng một cách
có quy củ ở châu âu.
Vào giữa và cuối những năm 1800, các nhà khoa học đ hiểu biết
thêm nhiều về các nguồn nước và những tác động của những chất gây ô
nhiễm nguồn nước uống, đặc biệt là những chất không thể nhìn thấy được
bằng mắt trần (mắt thường).
Năm 1855, nhà dịch tễ học, tiến sĩ John Snow đ chứng minh được
rằng bệnh tả là loại dịch bệnh được lây lan bằng con đường nước sinh hoạt
thông qua việc liên hệ giữa sự bùng nổ của bệnh tật ở Anh với các giếng
nước công cộng bị ô nhiễm bởi nước thải.
Vào cuối những năm 1880, Louis Pasteur đ chứng minh được học
thuyết "mầm bệnh" (germ theory) của dịch bệnh. Học thuyết này đ giải
thích được vì sao những sinh vật nhỏ bé chỉ có thể nhìn thấy dưới kính

hiển vi (vi trùng) có thể truyền được các bệnh thông qua môi trường trung
gian như nước.
Vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, những người quan tâm đến chất
lượng nước đ tiếp tục tập trung sự chú ý chủ yếu vào các loại vi trùng và
vi khuẩn gây bệnh (các tác nhân gây bệnh - pathogens) trong các nguồn
nước công cộng. Các nhà khoa học đ phát hiện ra rằng những vẩn đục
không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ, mà những hạt, những phần tử nhỏ, những
cặn trong nguồn nước như phân người, phân súc vật đều có thể chứa các
tác nhân gây bệnh.
Điều này đ dẫn đến việc thiết kế của hầu hết các hệ thống xử lý
nước uống được xây dựng ở Mỹ trong đầu những năm 1900 đều hướng
vào việc làm giảm các vẩn đục, do đó loại bỏ được các vi trùng gây bệnh
như thương hàn, bệnh lỵ và bệnh tả.
Để làm giảm sự vẩn đục (turbidity), một số hệ thống nước ở các
thành phố của Mỹ (như Philadelphia) đ bắt đầu sử dụng việc lọc chậm
bằng cát (slow sand filtration). Trong khi việc lọc được coi là phương
pháp xử lý tương đối có hiệu quả đối với việc làm giảm vẩn đục thì các
chất sát trùng, các chất tẩy uế (disinfectants) cũng đ được ứng dụng, ví
dụ như chất clo, chất này đóng vai trò to lớn nhất trong việc làm giảm số
lượng dịch bệnh lây lan bằng nước uống vào đầu những năm 1900. Năm
1908, chất clo được sử dụng lần đầu tiên như là chất tẩy uế, chất sát trùng


tiền khởi chủ yếu của nước uống ở thành phố Jersey, Tân Jersey. Việc
dùng các chất tẩy uế, các chất sát trùng khác như là ozon cũng đ bắt đầu
ở Châu Âu vào cùng thời gian này, nhưng không được sử dụng ở Mỹ cho
đến tận mấy thập kỷ sau.
Các nghiên cứu về việc xử lý các chất thải rắn trong nước thải ở
điều kiện thiếu không khí đ được tiến hành bởi Scott Moncrieff vào năm
1890-1891; tác giả đ cho xây dựng ở nước Anh một bể xử lý với khoảng

trống ở bên dưới và một lớp đá ở bên trên. Các loại nước thải được đưa
vào vùng trống, sau đó đi lên qua lớp đá sỏi, đây là sự ứng dụng đầu tiên
của việc xử lý nước bằng phương thức lọc yếm khí. Giá trị của phương
pháp này đ được xác nhận qua nghiên cứu của Houston vào năm 1892 và
1893.
ở Trung Quốc, quá trình kị khí (yếm khí) cũng đ được áp dụng
nhiều trong công nghệ xử lý nước thải, đ có những cải tiến về kỹ thuật
cũng như đ có những phát minh các mẫu mới về quá trình này bao gồm
màng lọc kị khí ở phía trên (Young và Dahab, 1982), lớp màng hỗn hợp ở
phía dưới (Vanden Berg và Lentz, 1979), lớp bùn kị khí bao phủ bề mặt
(UASB) (Lettinga, 1980). Trong số đó những thành công của công nghệ
UASB đ nhận được nhiều sự chú ý của các nhà khoa học và họ đ đánh
giá rất cao những ứng dụng của công nghệ này trong việc xử lý nước thải
công nghiệp như công nghệ xử lý nước thải của ngành chế biến củ cải
đường (Pette và cộng sự, 1981), công nghệ xử lý nước thải của việc chưng
cất rượu cồn, của ngành chế biến tinh bột và của nhà máy giấy (Pol và
Lettinga, 1986). Việc nghiên cứu thí điểm công nghệ UASB nhằm xử lý
nước thải của nhà máy bia ở Trung Quốc đ thu được những kết quả khả
quan. Hàng năm Trung Quốc đ sản xuất ra 6 triệu m3 bia và trở thành
quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất bia. Nhưng bên cạnh đó,
công nghệ sản xuất bia đ gây ra không ít những vấn đề có liên quan đến
môi trường bị ô nhiễm với việc thải ra khoảng 150 triệu m3 nước thải hàng
năm có trị số COD 2500-3000mg/l hoặc BOD5 1400-1800mg/l. Những
thành công về việc xử lý chất thải lỏng của nhà máy bia bằng công nghệ
nói trên đ góp phần làm dịu bớt một phần sự ô nhiễm môi trường ở
Trung Quốc. Cũng cần nhấn mạnh về những thành công trong việc xử lý
nước thải, trong đó có nước thải trong nông nghiệp và nông thôn của Hwa
Tech.
Hwa Tech đ được thành lập vào tháng 10/1979. Lúc ban đầu Hwa
Tech đ được Quỹ phát triển của Viện hành chính và Công ty trách nhiệm

hữu hạn Cổ phần phát triển Trung Quốc tài trợ. Đến tháng 5/1989, Công
ty Cổ phần Trung Quốc, Công ty Đầu tư Cổ phần Bảo vệ Môi trường và
Công ty Cổ phần Liên hợp Thương mại Singapore cũng đ gia nhập vào
Hwa Tech làm cho số lượng các cổ đông của Hwa Tech càng lớn. Nội
dung hoạt động của Hwa Tech là cung cấp các công trình bảo vệ môi
trường, bồi dưỡng nhân tài, áp dụng các công nghệ trong và ngoài nước,


×