Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

Tăng cường quản lý ngân sách xã trên địa bàn thị xã sơn tây hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.51 KB, 124 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, xã là đơn vị hành chính cơ sở có tầm
quan trọng đặc biệt, đó không chỉ là một đơn vị hành chính về mặt Nhà nước
mà còn là “ngôi nhà chung” của cộng đồng dân cư. Chính quyền cấp xã là
chính quyền nhỏ nhất, gắn bó mật thiết nhất với người dân và là đại diện của
Nhà nước giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân. Gắn kết
hoạt động bình thường của chính quyền cấp xã là ngân sách cấp xã(gọi chung
là ngân sách xã), phương tiện vật chất đảm bảo sự hoạt động bình thường của
chính quyền cấp xã, là công cụ tài chính giúp chính quyền cấp xã thực hiện
chức năng, nhiệm vụ được giao. Ngân sách cấp xã phải là công cụ thực sự và
phương tiện vật chất bằng tiền tương xứng để thực hiện nhiệm vụ đó.
Trong những năm qua, cùng với những đổi thay của đất nước, xây dựng
nông thôn mới, ngân sách cấp xã đã có nhiều biến đổi tích cực, công tác quản
lý điều hành ngân sách xã cũng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội từ cơ sở. Nguồn thu của ngân sách
xã đã không ngừng tăng lên, ngoài các khoản thu thường xuyên, ngân sách xã
đã tích cực khai thác và huy động các nguồn khác tại địa phương. Tuy nhiên,
công tác quản lý Ngân sách xã cũng đã bộc lộ những yếu kém và hạn chế nhất
định. Hạn chế trong quản lý thu ngân sách do chưa tổ chức khai thác tiềm
năng sẵn có, còn buông lỏng quản lý các nguồn thu được giao, để thất thu lớn.
Hạn chế trong công tác lập, chấp hành, quyết toán ngân sách dẫn đến việc
quản lý ngân sách cấp xã bị buông lỏng, thất thoát và lãng phí. Xuất phát từ
tình hình đó thì vấn đề tìm biện pháp nhằm hoàn thiện từng bước công tác
quản lý ngân sách ở cấp cơ sở mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
từng địa phương trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung và đối với Thị xã
Sơn Tây nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
Với lý do trên tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý
ngân sách xã trên địa bàn Thị xã Sơn Tây – Hà Nội”

1




2- Mc ớch và nhim v nghiờn cu ca lun vn.
2.1- Mc ớch nghiờn cu:
Kin ngh các giải pháp nhm tng cng cụng tỏc qun lý NSX trờn a
bn Th xó Sn Tõy cho phự hp vi iu kin hin nay.
2.2- Nhim v nghiờn cu.
- Trình bày nhng ni dung lý luận c bn ca NSX v qun lý NSX.
- Phõn tớch thc trng qun lý NSX trờn a bn th xó Sn Tõy qua cỏc nm
2010 - 2014.
- xut mt s gii phỏp v kin ngh v lý lun v thc tin nhm tng
cng cụng tỏc qun lý NSX trờn a bn th xó Sn Tõy trong thời gian tới .
3- i tng, phm vi nghiờn cu.
3.1- i tng nghiờn cu: Cụng tỏc qun lý NSNN cp xó trờn a bn
Th xó Sn Tõy.
3.2- Phm vi nghiờn cu: Cỏc xó trờn a bn th xó Sn Tõy, thnh ph
H Ni.
3.3- Thi gian nghiờn cu: Tỡnh hỡnh v s liu c thu thp, phõn
tớch trong giai on 5 nm (2010 2014) và kiến nghị đến năm 2020.
4- Phng phỏp nghiờn cu: Kho sỏt, thng kờ, tng hp, phõn tớch v so
sỏnh.
5- Kt cu ca lun vn gm 3 chng:
Ngoi phn m u, kt lun, mc lc, lun vn gm cỏc chng sau:
Chng 1: Lý lun chung v ngân sách xã và quản lý ngõn sỏch xó.
Chng 2:

Thc trng cụng tỏc qun lý ngõn sỏch xó trờn a bn
th xó Sn Tõy, Thnh ph H Ni.

Chng 3:


Gii phỏp tng cng qun lý ngõn sỏch xó trên địa
bàn th xó Sn Tõy, Thnh ph H Ni.

2


Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NSX vµ QUẢN LÝ NSX
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NSX.
1.1.1. Khái niệm về NSX.
“NSX là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập,
phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm
phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền Nhà nước
cấp cơ sở trong khuôn khổ đã được phân công, phân cấp quản lý”.
Xét về nguồn gốc xuất hiện NSNN nói chung và NSX nói riêng, thì các
nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng: Sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước và nền
kinh tế hàng hóa – tiền tệ đã tạo ra những điều kiện cần và đủ cho NSNN ra
đời và tồn tại. Chừng nào còn tồn tại cả 2 điều kiện trên, thì NSNN vẫn còn
tồn tại. Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước ở mọi quốc gia đều là sự hợp
thành của một số cấp hành chính nhất định, và có sự phân công, phân cấp về
quản lý kinh tế, xã hội cho mỗi cấp đó. Nên cấu trúc của hệ thống NSNN ở
các quốc gia luôn bao gồm một số cấp ngân sách nhất định; trong đó NSX
luôn được coi là cấp ngân sách cơ sở.
Trong thực tiễn, thuật ngữ ngân sách thường để chỉ tổng số thu và chi
của một đơn vị trong một thời gian nhất định. Một bảng tính toán các chi phí
để thực hiện một kế hoạch, hoặc một chương trình cho một mục đích nhất
định của một chủ thể nào đó.
Hiện nay trong Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật
NSNN cũng chưa đưa ra khái niệm cụ thể và đầy đủ về NSX. Thông tư số

60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính xác định: “NSX là một bộ
phận của NSNN”.
Vai trò của NSX là công cụ của chính quyền Nhà nước cấp xã để thực
hiện chức năng quản lý kinh tế - tài chính ở xã. NSX được quản lý thống nhất
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có sự phân công cụ
thể, gắn quyền hạn với trách nhiệm.


Nhim v ca NSX l huy ng ngun thu, bo m cỏc nhu cu chi tiờu
ca xó, gúp phn thỳc y s phỏt trin kinh t - xó hi núi chung. Thụng qua
hot ng thu, chi NSX, u t xõy dng kt cu h tng, phỏt trin kinh t,
nõng cao i sng vt cht, vn húa tinh thn cho nhõn dõn trong xó, m bo
s cụng bng xó hi, tng cng hiu qu cỏc hot ng qun lý Nh nc,
bo m an ninh trt t trờn a bn xó.
1.1.2. c im ca NSX.
Là một cấp NS cơ sở trong hệ thống NSNN thống nhất, NSX vừa có
những đặc điểm chung của NSNN lại vừa có những đặc điểm riêng có sau
đây:
Thứ nhất, Ngân sách xã là cấp ngân sách cuối cùng găn chặt với việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp xã. NSX là cấp ngân sách
cuối cùng vì nó là nơi trực tiếp giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nớc
với nhân dân, đảm bảo cho pháp luật của Nhà nớc đợc thực hiện nghiêm
minh. NSX là một loại quỹ tiền tệ của cơ quan chính quyền Nhà nớc cấp cơ
sở. Hoạt động của quỹ này thể hiện trên hai phơng diện: Huy động nguồn thu
vào quỹ (gọi tắt là thu NSX) và phân phối, sử dụng các khoản vốn quỹ đó ( gọi
tắt là chi NSX).
Thông qua hoạt động thu, chi NSX thì mối quan hệ về lợi ích giữa
ngời dân- ngời dân, ngời dân- Nhà nớc cũng sẽ đợc giải quyết tốt và
triệt để nếu nh chính quyền cấp xã thực hiện đúng việc phân cấp nguồn thu
và nhiệm vụ chi trong nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Ví dụ nh thu thuế

chẳng hạn thì đó chính là việc lấy bớt một phần thu nhập của dân để tập trung
vào NSX, điều này sẽ ảnh hởng trực tiếp đến lợi ích của dân, từ đó đặt ra yêu
cầu ngời dân cũng muốn biết khoản đóng góp của mình sẽ đợc sử dụng
nh thế nào. Mặt khác, thông qua chi NSX đã tạo ra phúc lợi công cộng cho
mọi ngời dân hởng, nh xây dựng các Nhà văn hoá nâng cao đời sống tinh
thần cho nhân dân, hay góp phần làm đờng giao thông nông thôn... Qua hoạt
động thu, chi NSX nh vậy cũng chính là để chính quyền xã thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của mình mà thôi.
4


Thứ hai, hoạt động thu, chi NSX luôn gắn liền với chức năng, nhiệm vụ
của chính quyền xã đợc phân cấp, đồng thời luôn chịu sự kiểm tra, giám sát
của cơ quan quyền lực của Nhà nớc ở cấp xã. Chính vì vậy, các chỉ tiêu thu,
chi NSX luôn mang tính pháp lý.
Thứ ba: Các quan hệ thu, chi NSX rất đa dạng và biểu hiện dới nhiều
hính thức khác nhau. Nhng số thu hoặc số chi theo từng hình thức chỉ có thể
đợc thực thi một khi nó đã đợc ghi vào dự toán và đã đợc cơ quan Nhà
nớc có thẩm quyền phê duyệt. ẩn chứa đằng sau các hoạt động thu, chi NSX
là các quan hệ lợi ích giữa một bên là lợi ích cộng đồng cấp cơ sở mà chính
quyến xã là ngời đại diện với một bên là lợi ích của các chủ thể kinh tế xã
hội khác.
Thứ t: Một điểm khác biệt với cấp ngân sách khác đó là: NSX vừa là
một cấp ngân sách vừa là một đơn vị dự toán đặc biệt. NSX là một đơn vị dự
toán đặc biệt vì dới nó không có các đơn vị dự toán trực thuộc nào và nó phải
tạo nguồn kinh phí thông qua khoản thu ngân sách xã đợc phân định, vừa
duyệt cấp, chi trực tiếp và tổng hợp các khoản chi trực tiếp đó vào chi ngân
sách. Chính đặc điểm riêng có này ảnh hởng và chi phối rất lớn đến quá trình
tổ chức, lập, chấp hành, kế toán và quyết toán NSX.
1.1.3. Ngun thu v nhim v chi ca NSX

1.1.3.1. Ngun thu NSX c hỡnh thnh t 3 ngun thu sau:
a) Cỏc khon thu NSX hng 100%:
L cỏc khon thu phỏt sinh trờn a bn xó, do xó t chc huy ng v
dnh cho NSX c hng 100% s thu t cỏc khon ny. C s hỡnh
thnh cỏc khon thu v cho phộp xó c hng 100% xut phỏt bi: c s
kinh t ca ngun thu v yờu cu tp trung qun lý ngun thu.
Da trờn c s kinh t, ngi no l ch s hu (hoc c giao quyn
nh ch s hu) cỏc t liu sn xut, thỡ ngi ú c hng li ớch t khai
thỏc, s dng cỏc t liu sn xut ú. Nờn, cỏc khon thu t u thu, khoỏn
trờn t cụng ớch ca xó; cỏc khon thu do kt qu u t ca xó mang li,
nh: phớ ch ũ, bn bói, thu kt d NSX; Ngoi ra, mt s khon thu c


hình thành từ quyền lựa chọn ưu tiên đầu tư của người dân hoặc người tài trợ
cũng trở thành các khoản thu NSX được hưởng 100%, như: thu ủng hộ, đóng
góp tự nguyện và thu viện trợ trực tiếp cho xã.
Dựa trên yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu, thông thường những
khoản thu nhỏ lẻ, gắn liền với các hoạt động thường xuyên của chính quyền
cấp xã, thì giao cho xã thu và hưởng 100%, như: các khoản phí, lệ phí và một
số khoản thu khác.
b) Các khoản thu NSX được hưởng theo tỷ lệ điều tiết:
Cơ sở để hình thành các khoản thu này cũng dựa vào cơ sở kinh tế và
yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu. Khi dựa trên cơ sở kinh tế, những lợi ích
gì thuộc về quyền sở hữu của chính quyền nhà nước cấp trên phát sinh trên
địa bàn xã, thì chính quyền nhà nước cấp trên được hưởng; song nên có phân
chia cho cấp xã một phần để tạo sự phối hợp quản lý có hiệu quả. Khi dựa
trên yêu cầu tập trung quản lý nguồn thu, những khoản thu lớn và tương đối
ổn định thường dành cho ngân sách cấp trên.
Trong điều kiện hiện nay, Chính phủ đang khuyến khích chính quyền các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nâng cao tỷ lệ để lại cho ngân sách cấp

xã (có thể nâng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp xã tới 100%). Thông qua đó
nhằm phát huy quyền chủ động của chính quyền cấp xã trong quản lý kinh tế xã hội ngày càng cao hơn.
c) Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên:
Trong hệ thống tổ chức NSNN, các cấp ngân sách có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, và mỗi cấp đều phải đảm bảo cân đối thu – chi của mình. Tuy
nhiên, trong những hoàn cảnh cụ thể nếu cấp ngân sách (hay một bộ phận của
cấp ngân sách) nào không tự cân đối được, thì ngân sách cấp trên có trách
nhiệm cấp bổ sung nguồn thu cho cấp ngân sách (hay bộ phận của cấp ngân
sách) đó để đảm bảo cân đối thu – chi ngay từ khâu dự toán. Từ đó hình thành
khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. Trong điều
kiện nước ta hiện nay, phần lớn ngân sách cấp xã chưa tự cân đối được thu –


6


chi, nên ngân sách cấp trên phải cấp bổ sung và hình thành nguồn thu thứ 3
cho NSX.
1.1.3.2. Chi NSX gồm:
Chi thường xuyên của NSX: Chi thường xuyên của NSX là các khoản chi
nhằm đảm bảo cho sự hoạt động của chính quyền cấp xã. Thuộc phạm vi chi
thường xuyên của NSX, bao gồm:
Chi cho hoạt động quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể ở xã;
Chi sự nghiệp văn – xã;
Chi sự nghiệp kinh tế;
Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của nhà nước, HĐND cấp tỉnh
quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình
hình đặc điểm và khả năng ngân sách địa phương.
Chi đầu tư phát triển: Tập hợp các nội dung chi có liên quan đến cải tạo,

nâng cấp, làm mới các công trình thuộc hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật của
xã, như: đường giao thông; kênh mương tưới tiêu nước; trường học; trạm xá;
các trạm thu, phát sóng phát thanh…, được gọi là chi đầu tư phát triển của
NSX. Thông qua chi đầu tư phát triển của NSX mà từng bước tạo dựng cơ sở
vật chất cần thiết cho quá trình xây dựng, phát triển kinh tế địa phương ngay
từ cấp cơ sở. Trong điều kiện hiện nay, phạm vi chi đầu tư phát triển của
NSX, bao gồm:
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của
xã không có khả năng thu hồi vốn, theo phân cấp của Thành phố;
Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KTXH của xã từ
nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định
theo quy định của pháp luật, do HĐND xã quyết định đưa vào NSX quản lý;
1.2. Quản lý NSX.
1.2.1. Khái niệm quản lý NSX.
Trong bộ máy hành chính Nhà nước ta, chính quyền cấp xã là chính
quyền cơ sở trực tiếp nắm bắt, giải quyết các nguyện vọng của nhân dân triển


khai thực hiện các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào thực
tiễn. Các nội dung hoạt động của chính quyền cấp xã đòi hỏi một nguồn lực
tài chính đáp ứng rất lớn và có ý nghĩa tiên quyết mà chủ yếu do NSNN đảm
bảo. Chính vì thế công tác quản lý điều hành NSX một cách tiết kiệm, hiệu
quả, công khai, minh bạch và khoa học càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Ngân sách cấp xã - cấp đơn vị hành chính cơ sở có tầm quan trọng đặc
biệt và cũng có đặc thù riêng: nguồn thu được khai thác trực tiếp trên địa bàn
và nhiệm vụ chi cũng được bố trí để phục vụ cho mục đích trực tiếp của cộng
đồng dân cư trong xã mà không thông qua một khâu trung gian nào. NSX là
cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, đảm bảo điều kiện tài chính để
chính quyền xã chủ động khai thác các thế mạnh về đất đai, phát triển kinh tế,
xã hội, xây dựng nông thôn mới, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an

ninh, trật tự trên địa bàn.
Điều 3 Luật NSNN năm 2002 quy định, NSNN được quản lý thống nhất
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân
cấp quản lý, gắn quyền hạn với trách nhiệm. Vì vậy, các khoản thu, chi NSX
phải đảm bảo sự cân đối, theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức, dự toán trên cơ
sở pháp luật quy định, theo phân cấp quản lý. Cũng như các cấp ngân sách
khác, hoạt động của NSX không mang tính tự phát mà nó được quản lý theo
dự toán và được kiểm soát một cách chặt chẽ qua Kho bạc Nhà nước.
Có thể hiểu, quản lý NSX là hoạt động thực thi quyền hành pháp của
Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp
luật đối với các hoạt động thu, chi NSX, là hành vi hoạt động của con người
trong các cơ quan Nhà nước cấp cơ sở để tiến hành thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của Nhà nước nhằm duy trì, xây dựng và phát triển NSX đáp ứng
được nhu cầu quản lý NSX của chính quyền cấp xã và nhu cầu phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương.
Vì vậy, việc quản lý NSX nhất thiết phải vận hành theo 3 khâu: Lập dự
toán NSX; chấp hành ngân sách; kế toán, kiểm toán và quyết toán NSX.


8


1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý NSX.
Theo quy định tại Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ
Tài chính “Quy định về quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã,
phường, thị trấn”, thì UBND các cấp có kế hoạch cụ thể từng bước củng cố
Ban Tài chính của các xã để Ban Tài chính xã thực hiện tốt chức năng giúp
UBND xã quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã theo chế độ
quy định.
Chức danh và số lượng cán bộ của Ban Tài chính xã căn cứ vào khối

lượng công việc, quy mô thu, chi và định biên được Chính phủ quy định tại
Nghị định số 174/CP ngày 29/9/1994 về cơ cấu, thành viên UBND các cấp và
Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 về chế độ phụ cấp đối với cán
bộ xã. Ban Tài chính xã thường có 3 người: 1 trưởng ban, 1 phụ trách kế toán
NSX và 1 thủ quỹ. Trưởng ban là uỷ viên Uỷ ban nhân dân phụ trách công tác
tài chính, có nhiệm vụ giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã tổ chức thực hiện
công tác quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã. Phụ trách kế
toán phải là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tối thiểu trung cấp tài
chính kế toán; ở miền núi cao đặc biệt khó khăn, tối thiểu phải qua đào tạo
ngắn hạn chuyên ngành tài chính kế toán, nhưng phải có kế hoạch đào tạo để
đạt trình độ trung cấp vào năm 2005. Người phụ trách kế toán có nhiệm vụ
giúp Trưởng ban tài chính quản lý hoạt động thu, chi NSX và các hoạt động
tài chính khác ở xã; thực hiện công tác kế toán, quyết toán NSX và các quỹ
của xã. Đối với những xã quy mô lớn, quản lý phức tạp, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân huyện có thể cho phép xã được bố trí thêm một cán bộ tài chính kế
toán làm việc theo chế độ hợp đồng lao động hiện hành. Thủ quỹ có nhiệm vụ
quản lý quỹ tiền mặt của xã (đối với xã có quy mô thu chi nhỏ có thể sử dụng
cán bộ kiêm nhiệm, nhưng không được là cán bộ kế toán xã).
Tùy theo quy mô mỗi xã mà biên chế Ban tài chính xã sẽ có số lượng
khác nhau, phổ biến các xã được biên chế 01 người, các xã lớn được biên chế
02 người trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý tài chính xã. Cho dù số lượng biên
chế tài chính xã có khác nhau, nhưng các nhiệm vụ mà Ban tài chính xã phải


đảm nhận lại giống nhau. Nhiệm vụ chung nhất của Ban tài chính xã là giúp
UBND xã thực hiện quản lý nhà nước về tài chính trên địa bàn xã.
1.2.3. Nguyên tắc cơ bản về quản lý NSX.
Quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác của xã phải được thực hiện
theo nguyên tắc dân chủ, công khai, hiệu quả và tiết kiệm.
Cân đối NSX phải bảo đảm nguyên tắc chi không vượt quá nguồn thu

quy định. Nghiêm cấm đi vay hoặc chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức để
cân đối NSX.
Tại khoản 3, Điều 8 của Luật NSNN quy định “Về nguyên tắc, NSĐP
được cân đối với tổng số chi không được vượt quá tổng số thu”. Như vậy,
NSX hàng năm được cân đối theo nguyên tắc tổng số chi (chi đầu tư phát
triển, công tác xã hội, quốc phòng an ninh, hoạt động Nhà nước và đoàn thể,
các sự nghiệp và các khoản chi khác theo quy định phân cấp của HĐND cấp
tỉnh) không được vượt tổng số thu các khoản thu được hưởng (gồm các khoản
thuế, phí, lệ phí, thu từ kết quả hoạt động tài chính khác của xã, thu viện trợ,
thu bổ sung từ ngân sách cấp trên nếu có, và các khoản thu khác đã được pháp
luật quy định và sự phân cấp của HĐND cấp tỉnh). Nghĩa là tổng số dự toán
chi cả năm không được vượt quá tổng số dự toán thu cả năm; và tổng số quyết
toán chi cả năm không được vượt tổng số quyết toán thu cả năm.
1.2.4. Nội dung quản lý NSX.
Quản lý NSNN nói chung và quản lý NSX nói riêng đều có một chu
trình khép kín giống nhau. Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân
sách dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình
thành cho tới khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới. Một chu trình ngân
sách gồm ba khâu nối tiếp nhau, đó là: lập dự toán ngân sách (bao gồm chuẩn
bị và quyết định dự toán NS); chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách.
1.2.4.1. Lập dự toán NSX.
a) Mục tiêu lập dự toán:
Huy động nguồn lực tài chính theo đúng chế độ, chính sách của Nhà
nước và bảo đảm kiểm soát chi tiêu tổng thể.


10


Phân bổ ngân sách phù hợp với ưu tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội cấp xã và chính sách, chế độ của Nhà nước.
Là cơ sở cho việc quản lý thu, chi trong khâu chấp hành ngân sách cũng
như việc đánh giá, quyết toán NSX được công khai, minh bạch và bảo đảm
trách nhiệm giải trình.
b) Yêu cầu lập dự toán:
Lập theo đúng nội dung, mẫu biểu, mục lục NSNN, thời hạn qui định.
Tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức.
Đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách.
Phải căn cứ vào điều kiện và nguồn kinh phí để lựa chọn các hoạt động,
dự án cần ưu tiên bố trí vốn tránh dàn trải.
c) Căn cứ lập dự toán:
Các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và
trật tự an toàn xã hội của xã thể hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của xã đã được HĐND xã thông qua.
Chính sách, chế độ thu NSNN, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
của NSX và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND thành phố quy định;
Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách hiện hành như: chế độ tiền
lương CBCC xã, chi cho hoạt động của các ban ngành đoàn thể…
Số kiểm tra về dự toán NSX do UBND huyện thông báo; Tình hình thực
hiện dự toán NSX năm trước và một số năm liền kề, ước thực hiện NS năm
hiện hành. Dự báo những xu hướng có tác động đến NSX năm kế hoạch.
d) Quy trình lập dự toán như sau:
Bước (1): UBND huyện hướng dẫn và giao số kiểm tra dự toán ngân
sách cho các xã.
Bước (2): UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán NSX
và giao số kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể.
Bước (3): Các ban ngành, đoàn thể, kế toán xã lập dự toán NSX.


Bước (4): UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán

ngân sách; kế toán tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NSX.
Bước (5): UBND xã trình Thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về
dự toán NSX.
Bước (6): Căn cứ vào ý kiến của Thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn
chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.
Bước (7): Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổ chức làm việc về dự
toán ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi
UBND xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách;
tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách huyện báo cáo UBND huyện.
Bước (8): UBND huyện giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã
Bước (9): UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX gửi đại biểu HĐND xã
trước phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và
quyết định dự toán ngân sách
Bước (10): UBND xã giao dự toán cho ban, ngành, đoàn thể, đồng thời
gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc nhà nước huyện; thực hiện
công khai dự toán NSX trước ngày 31/12.
1.2.4.2. Tổ chức chấp hành NSX.
a) Mục đích, yêu cầu:
Chấp hành NSX là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài
chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong kế hoạch ngân
sách năm trở thành hiện thực, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch
phát triển KTXH của xã. Cũng qua việc chấp hành ngân sách sẽ bảo đảm
kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh
tế, tài chính của Nhà nước, đánh giá sự phù hợp giữa chính sách với thực tiễn.
Đối với công tác quản lý điều hành NSX, chấp hành NSX là khâu cốt
yếu có ý nghĩa quyết định với một chu trình ngân sách. Nếu khâu lập kế
hoạch đạt kết quả tốt thì cơ bản cũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả
năng và dự kiến, chúng có biến thành hiện thực hay không là tuỳ thuộc vào
khâu chấp hành ngân sách. Hơn nữa, chấp hành ngân sách thực hiện tốt sẽ có
tác dụng tích cực trong việc thực hiện khâu tiếp theo là quyết toán NSX.



12


Yêu cầu đầu tiên của chấp hành ngân sách là phải bảo đảm rằng ngân
sách sẽ được thực hiện tuân theo những điều mà pháp luật cho phép, cả về
khía cạnh tài chính cũng như chính sách trong dự toán ngân sách. Tuy nhiên,
quá trình chấp hành ngân sách không đơn giản chỉ là bảo đảm sự tuân thủ dự
toán ngân sách bởi lẽ kể cả khi có dự báo tốt, những thay đổi không lường
trước trong môi trường kinh tế vĩ mô vẫn có thể xảy ra trong năm và cần được
phản ánh trong quá trình điều hành ngân sách.
Điều chỉnh việc thực thi ngân sách cho phù hợp với những thay đổi quan
trọng trong môi trường kinh tế vĩ mô cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng
nhằm tránh gián đoạn hoặc giảm số lượng, chất lượng hoạt động của các cơ
quan, đơn vị. Ngoài ra cần giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong
quá trình thực hiện để bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào NSX và sử
dụng một cách hiệu quả những nguồn lực tài chính khan hiếm.
b) Nội dung tổ chức chấp hành thu ngân sách
UBND xã phối hợp với cơ quan thuế đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp
thời các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác vào NSNN.
Về nguyên tắc, các khoản thu NSX được nộp qua ngân hàng hoặc nộp
trực tiếp tại KBNN, trường hợp tại các địa bàn có khó khăn trong việc nộp
qua ngân hàng hoặc nộp tại KBNN thì cơ quan thu được trực tiếp thu, hoặc uỷ
nhiệm cho tổ chức, cá nhân thu tiền mặt từ người nộp, sau đó phải nộp đầy
đủ, kịp thời vào KBNN. Đối với các khoản thu thuộc nhiệm vụ thu của
UBND xã, cũng phải tuân thủ nguyên tắc là phải nộp vào KBNN theo chế độ
quy định. Đối với các xã ở xa KBNN, được phép để tại xã sử dụng và định kỳ
làm thủ tục thu, chi ngân sách qua KBNN.
Tất cả các khoản thu NSX được hạch toán bằng đồng nội tệ, chi tiết theo

niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN.
Các khoản thu NSX bằng hiện vật, bằng ngày công lao động được quy
đổi ra đồng nội tệ theo giá hiện vật, giá ngày công lao động được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định tại thời điểm phát sinh để hạch toán thu NSX.
Các khoản thu không đúng chế độ phải được hoàn trả cho đối tượng nộp.


Các khoản thu đã tập trung vào NSX nhưng được miễn giảm hoặc hoàn
trả, thì KBNN hoàn trả cho các đối tượng nộp theo quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
Nguồn thu bổ sung từ Ngân sách huyện cho xã đã được thông báo theo
dự toán từ đầu năm. Căn cứ vào dự toán được duyệt, đối chiếu với nhu cầu sử
dụng kinh phí NSX, xã chủ động rút dự toán bổ sung từ Ngân sách huyện
đảm bảo nhu cầu chi
c) Nội dung tổ chức chấp hành chi NSX.
Về nguyên tắc: Các đơn vị dự toán ngân sách và các tổ chức được
NSNN hỗ trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo
hướng dẫn của Bộ Tài chính; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và Kho
bạc Nhà nước trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Các khoản thanh
toán về cơ bản theo nguyên tắc chi trả trực tiếp qua Kho bạc Nhà nước.
Kế toán xã cần căn cứ vào dự toán chi cả năm đã được UBND xã phân
bổ chi tiết theo mục lục ngân sách đã gửi Kho bạc trước ngày 31/12 để thực
hiện chi trả cho các hoạt động theo dự toán.
Kế toán xã cần xem xét kỹ lưỡng nhu cầu sử dụng kinh phí của các đơn
vị và trình chủ tịch xã ký thủ tục chi ngân sách theo quy định. Việc chấp hành
các khoản chi thường xuyên của ngân sách phải căn cứ vào tiến độ thực hiện
chuyên môn, thực hiện chế độ, căn cứ vào dự toán chi cả năm.
Trường hợp không đủ nguồn chi trả, thì sắp xếp các yêu cầu chi theo thứ
tự ưu tiên. Trước hết là các khoản chi tiền lương, phụ cấp của cán bộ xã phải
trả đầy đủ, kịp thời; Tiếp đến là các khoản chi cho các hoạt động, chi sự

nghiệp không thể trì hoãn được; Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân
sách, sử dụng tài sản của các bộ phận, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời
Chủ tịch UBND xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn định mức để có biện
pháp thực hiện mục tiêu và tiến độ quy định.
Việc quyết định chi phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và mức chi trong
phạm vi dự toán được phê duyệt và người ra quyết định chi phải chịu trách
nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật.


14


d) Chi NSNN chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây :
Đã có trong dự toán NSNN được giao.
Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định.
Đã được Chủ tịch UBND xã hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
Trường hợp sử dụng kinh phí NSNN để đầu tư xây dựng cơ bản, mua
sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc... cần phải thực hiện đấu thầu hoặc
thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
1.2.4.3. Quyết toán NSX
a) Khái niệm, mục đích quyết toán NSX.
Quyết toán NSX là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Quyết
toán NSX là việc tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện thu, chi ngân sách
trong năm theo quyết định của các cơ quan có thẩm quyền, cũng như xem xét
trách nhiệm pháp lý của chính quyền cấp xã trong việc huy động và sử dụng
ngân sách.
Mục đích của quyết toán NSX là tổng kết, đánh giá lại toàn bộ quá trình
thu, chi ngân sách trong một năm ngân sách đã qua, cung cấp đầy đủ thông tin
về quản lý điều hành thu, chi cho những người quan tâm như: Hội đồng nhân
dân các cấp, các nhà tài trợ, người dân...

Quyết toán ngân sách được thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc nhìn nhận lại quá trình chấp hành ngân sách qua một năm, rút ra
những bài học kinh nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác lập ngân sách
cũng như chấp hành ngân sách những chu trình tiếp theo.
b) Nguyên tắc quyết toán:
Về số liệu: Số liệu trong báo cáo quyết toán ngân sách phải chính xác,
trung thực, đầy đủ. Số quyết toán thu NSX là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch
toán thu NSX qua Kho bạc Nhà nước; Số quyết toán chi NSX là số chi đã
thực thanh toán hoặc đã được phép hạch toán chi theo quy định.
Về nội dung: Báo cáo quyết toán NS phải theo đúng các nội dung trong
dự toán được giao và theo Mục lục NSNN; Báo cáo quyết toán của các đơn vị
dự toán và ngân sách các cấp chính quyền địa phương không được quyết toán


chi lớn hơn thu. Báo cáo quyết toán năm phải có báo cáo thuyết minh nguyên
nhân tăng, giảm các chỉ tiêu thu, chi ngân sách so với dự toán.
Về trách nhiệm: Chủ tịch UBND xã phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết toán NSX.
c) Trình tự quyết toán NSX
Bước 1: Khóa sổ kế toán cuối năm và xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán.
Khoá sổ kế toán: Là công việc cộng sổ để tính ra tổng số phát sinh bên
nợ, bên có và số dư cuối kỳ của từng tài khoản kế toán hoặc tổng số thu, chi,
tồn quĩ... Khoá sổ kế toán NSX cuối năm được thực hiện vào thời điểm cuối
niên độ kế toán NSX tức là cuối ngày 31/12. Kết quả hoạt động của năm báo
cáo được tập hợp thông qua việc khoá sổ kế toán cuối năm là một trong
những căn cứ để tiến hành lập dự toán cho những năm ngân sách tiếp theo.
Thông qua việc khoá sổ kế toán cuối năm để đối chiếu, rà soát, phát hiện và
sửa chữa những sai sót trong quá trình hạch toán.
Chỉnh lý quyết toán NSX: Chỉnh lý quyết toán NSX là việc kế toán NSX

thực hiện việc kiểm tra rà soát và chỉnh lý lại các số liệu thu, chi NSX nhằm
thoả mãn yêu cầu hạch toán chính xác số thực thu, thực chi của năm ngân
sách. Trong khoảng thời gian được phép chỉnh lý quyết toán do Bộ Tài chính
quy định, kế toán phải đối chiếu và điều chỉnh những sai sót trong quá trình
hạch toán kế toán. Kế toán xã phải phối hợp với KBNN huyện nơi giao dịch
chỉnh lý quyết toán NSX, đảm bảo số liệu hạch toán đầy đủ, chính xác, khớp
đúng cả tổng số và chi tiết các khoản thu, chi theo mục lục NSX đã qui định.
Chỉnh lý quyết toán NSX được thực hiện đến hết ngày 31/01 năm sau, theo
Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính.
Bước 2: Lập báo cáo quyết toán NSX.
Cuối niên độ, sau khi đã thực hiện xong việc khoá sổ kế toán và xử lý
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thời gian chỉnh lý quyết toán NSX,
UBND xã phải tiến hành lập báo cáo quyết toán NSX của năm trước. Số liệu
trong báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, rõ ràng dễ hiểu, cung cấp


16


đầy đủ những thông tin cần thiết cho UBND xã, HĐND xã và các cơ quan
Nhà nước cấp trên theo qui định; Nội dung trong các báo cáo quyết toán NSX
phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo
quyết toán theo đúng Mục lục NSNN; Số liệu giải trình trong thuyết minh báo
cáo quyết toán năm phải thống nhất với số liệu trên các báo cáo quyết toán.
Thuyết minh quyết toán năm phải giải trình rõ được nguyên nhân đạt hay
không đạt dự toán hoặc vượt dự toán được giao theo từng chỉ tiêu thu, chi
NSX. Từ đó đưa ra được những giải pháp kiến nghị nếu có; Báo cáo quyết
toán năm trước khi gửi cho HĐND xã xét duyệt và gửi cho Phòng Tài chính Kế hoạch huyện phải có đối chiếu, xác nhận số liệu của KBNN nơi giao dịch.
Bước 3: Kiểm toán quyết toán NSX.
Kiểm toán Nhà nước tiến hành kiểm tra và đánh giá các thông tin liên

quan tới quá trình quản lý và sử dụng vốn của chính quyền cấp xã. Quan hệ
giữa cơ quan kiểm toán nhà nước và UBND xã là quan hệ bắt buộc theo luật
định. Cơ quan kiểm toán Nhà nước xác nhận, đánh giá và nhận xét các tài
liệu, số liệu kế toán, báo cáo kế toán đã được kiểm toán và chịu trách nhiệm
về các nội dung đó.
Theo quy định của Luật ngân sách, Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ
xác định tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán NSX. Thông qua
kiểm toán quyết toán NSNN, kiểm toán nhà nước thực hiện đánh giá tính kinh
tế, tính hiệu lực, hiệu quả trong sử dụng ngân sách. Kết quả kiểm toán này
được báo cáo và thực hiện trước khi Hội đồng nhân dân phê chuẩn quyết toán.
Bước 4: Xét duyệt, phê chuẩn quyết toán NSX:
Sau khi hoàn tất việc chỉnh lý quyết toán năm, số liệu trên sổ sách kế
toán phải khớp đúng với số liệu của KBNN và cơ quan thu, khi đó bộ phận kế
toán NSX có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán NSX trình UBND xã xem
xét để gửi cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, đồng thời UBND xã trình
HĐND xã phê chuẩn.
Trong trường hợp báo cáo quyết toán năm của xã do HĐND xã phê
chuẩn có thay đổi so với báo cáo quyết toán năm do UBND xã đã gửi cho


Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, thì UBND xã phải báo cáo bổ sung, điều
chỉnh gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.
Báo cáo quyết toán NSX phải được HĐND xã phê chuẩn kịp thời để gửi
cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện theo đúng thời gian quy định.
HĐND xã sẽ thảo luận và ra Nghị quyết phê chuẩn quyết toán NSX
trong kỳ họp của HĐND. Báo cáo quyết toán ngân sách sẽ phải công khai
theo quy định của Bộ Tài chính. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách
nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi NSX, trường hợp có sai sót phải
báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND xã điều chỉnh.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSX.

1.3.1. Cơ chế chính sách và môi trường pháp lý.
Việc đổi mới NSX là một yêu cầu mang tính tất yếu, là điều kiện quan
trọng để ngân sách xã thực sự trở thành công cụ điều chỉnh của chính quyền
Nhà nước cấp xã. Tuy nhiên những nội dung đổi mới phải được thể chế hóa
và nâng cao hiệu lực về mặt pháp lý, đó chính là điều kiện cơ bản để đảm bảo
tính khả thi của đối mới ngân sách xã.
Quá trình đổi mới quản lý NSX được Đảng và Nhà nước hết sức chú
trọng, thể hiện ở hàng loạt những văn bản pháp luật về quản lý ngân sách xã
đã ra đời và ngày càng được đổi mới cho phù hợp với tình hình chung của đất
nước. Trên cơ sở các điều luật quy định, công tác quản lý ngân sách xã đã có
hiệu quả, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, tiết kiệm trong chi tiêu, hạn chế
việc sử dụng lãng phí kinh phí ngân sách cấp. Như vậy, một môi trường pháp
lý đồng bộ và hoàn thiện góp phần không nhỏ tạo điều kiện cho công tác quản
lý ngân sách xã đạt hiệu quả cao.
1.3.2. Vai trò của chính quyền xã trong quản lý ngân sách.
Việc đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế
thị trường định hướng XHCN đã làm thay đổi căn bản vai trò của Ngân sách
nhà nước. Cấp xã là cấp chính quyền cơ sở trong bộ máy quản lý Nhà nước,
có chức năng, nhiệm vụ thực hiện các mục tiêu của Nhà nước ở cấp cơ sở. Để
thực hiện tốt nhiệm vụ đó, chính quyền cấp xã phải có nguồn tài chính đủ


18


×