Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Đề Cương Thảo Luận học phần Kỹ Năng Lãnh Đạo Quản Lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.84 KB, 31 trang )

Tên:
Lớp

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN MÔN KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
CÂU 1: Phân biệt lãnh đạo và quản lý? Trình bày những nội dung cơ bản của hoạt
động lãnh đạo quản lý ở cơ sở? người lãnh đạo quản lý cần có những phẩm chất gì
để làm việc hiệu quả? Liên hệ thực tiển các vấn đề trên ở đơn vị các anh chị hiện
nay?
Nội Dung Thảo Luận
1. Khái Niệm Lãnh Đạo Và Quản Lý.
2. Phân Biệt Lãnh Đạo Với Quản Lý Theo Các Tiêu Chí.
3. Quy Trình Lãnh Đạo Quản Lý PDCA.
4. Phẩm Chất Cần Thiết Của Người LĐQL.
5. Liên Hệ Thực Tiển ở Đơn Vị.
Bài Làm
- Lãnh Đạo Là Chỉ Đường, Định Hướng, Dẫn Dắt… Trong Một Tổ Chức Lãnh Đạo Là
Một Quá Trình Mà Một Người ảnh Hưởng Đến Những Người Khác Để Thực Hiện Một
Mục Tiêu Nào Đó Và Đạt Được Mục Tiêu Của Tổ Chức. Đồng Thời Hướng Tổ Chức
Tới Sự Gắn Kết Chặt Chẽ.
- Quản Lý Là Hoạt Động Có Ý Thức Của Con Người Nhằm Sắp Xếp, Tổ Chức, Chỉ
Huy, Điều Hành, Hướng Dẫn, Kiểm Tra… Các Quá Trình Xã Hội Và Hoạt Động Của
Con Người Để Hướng Chúng Phát Triển Phù Hợp Với Qui Luật Của Xã Hội, Đạt Được
Mục Tiêu Xác Định Theo Ý Chí Của Nhà Quản Lý.
- Phân Biệt Lãnh Đạo Và Quản Lý.
Tiêu Chí
Chức Năng
Phương Pháp

Quản Lý
Tổ Chức
Mệnh Lệnh



Phương Tiện
Đối Tượng

Quy Định, Qui Chế, Pháp Luật…
Con Người, Cơ Sở Vật Chất, Tài
Chính…
Dễ Đào Tạo

Đào Tạo

Lãnh Đạo
Định Hướng
Thuyết Phục, Giáo D
Viên
Uy Tín
Con Người

Khó Đào Tạo, Có Tư

 Tuy Có Điểm Khác Biệt Nhưng Những Hoạt Động Lãnh Đạo, Quản Lý Có Liên

Quan Mật Thiết, Tác Động Lẫn Nhau. Nhà LĐQL ở Cơ Sở Thực Hiện Đồng Thời
2 Chức Năng Này Đan Xen Nhau


- Qui Trình LĐQL PDCA




CÂU 2: Mục tiêu có ý nghĩa gì đối với một tổ chức? Căn cứ vào những yếu tố
nào để người lãnh đạo quản lý xác định mục tiêu của đơn vị? Đánh giá mục
tiêu của đơn vị các anh chị hiện nay theo tiêu chí SMART?
I. LÝ THUYẾT:
1. Khái niệm mục tiêu:
- Mục tiêu là kết quả hành động hoặc trạng thái của cơ sở trong tương lai, là cái
mà mình kỳ vọng đạt được. Mục tiêu vừa có tính chất định hướng hành động và
mang tính thời hạn với điểm bắt đầu và kết thúc theo thời gian cụ thể, vừa xác định
rõ các tiêu chí đo lường kết quả của hành động, là chỗ dựa cho hoạt động kiểm tra.
Đồng thời tạo nên sự thống nhất trong đơn vị.
2. Ý nghĩa của mục tiêu:
- Để định hướng hoạt động cho mọi người.
- Động lực cho sự phấn đấu của đơn vị. (thúc đẩy cho mọi người cố gắng vươn
lên).
- Là cơ sở tạo nên sự thống nhất trong tổ chức (yếu tố gắn kết mọi người với
nhau).
- Là cơ sở để kiểm tra đánh giá. (là thước đo hoàn thành nhiệm vụ).
3. Căn cứ của mục tiêu (khách quan – chủ quan):
- Khách quan: (căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị)
+ Chỉ đạo của cấp trên.
+ Thực tiễn:
* Xã hội: chủ trương của Đảng và nhà nước, yêu cầu của xã hội...
* Địa phương: sự quan tâm của Đảng ủy, Ủy ban ; trình độ dân trí,...


* Đơn vị: yêu cầu của thực tế của cơ sở.(nguồn nhân lực, cơ sở vật chất,...)
- Chủ quan: năng lực và phẩm chất của cán bộ lãnh đạo quản lý ở cơ sở.
4. Năm tiêu chí của mục tiêu – SMART:
- Specific: cụ thể (rõ rệt chứ không mù mờ)
- Measurable: Đo lường được

P (Plan)
- Achievable: Có thể làm được
- Relevant: thực tiễn cần thiết phải làm.
- Time-bound: Có thời gian cụ thể.
II. Đánh giá mục tiêu của đơn vị các anh chị hiện nay theo tiêu chí SMART?
1. Đơn vị công tác:
Trường THCS Trung Tây 1 tọa lạc ở địa chỉ: 3A, Nguyễn Ảnh Thủ, xã Trung
Chánh, huyện Hóc Môn. Nhân sự: 76 CB, GV-NV. Học sinh: khoảng 1.500 học
sinh. Tập thể trường đạt danh
hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” nhiều năm liền.
A (Action)
Mục tiêu của nhà trường:
Xây dựng trường THCS Trung Mỹ Tây 1 trở thành Tập thể lao động xuất sắc
năm học 2015 – 2016 nhằm thực hiện tốt chủ đề năm học “Tập trung xây dựng và
nhân rộng trường học tiên tiến, hiện đại; gắn giáo dục tri thức, đạo đức với giáo
dục truyền thống văn hóa, đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thể chất; rèn luyện con
người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống và tay nghề.”.
2. Chứng minh 4 ý nghĩa của mục tiêu vừa nêu:
(Check) phấn đấu
- Để định hướng hoạt động cho mọi người: xác định nhiệm vụ vàChướng
cho toàn thể CB, GV-NV và học sinh của trường trong đầu năm học.
- Động lực cho sự phấn đấu của đơn vị: Tạo động lực cho tập thể nhà trường (Học
sinh và giáo viên) phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Là cơ sở tạo nên sự thống nhất trong tổ chức: Tập thể toàn trường phải đoàn kết
hỗ trợ nhau trong công tác dạy và học để cùng đạt được mục tiêu đề ra.
- Là cơ sở để kiểm tra đánh giá: là cơ sở đánh giá thi đua của học sinh và các bộ
phận trong nhà trường.
3. Lý giải hai căn cứ của mục tiêu này?
a/ Khách quan:
-Chỉ đạo của cấp trên:

+Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo thì trường THCS Trung Mỹ Tây 1 có nhiệm vụ và quyền hạn: Tổ chức
giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình
giáo dục phổ thông dành cho cấp THCS do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành. Công khai mục tiêu, nội dung các hoạt động giáo dục, nguồn lực và tài
chính, kết quả đánh giá chất lượng giáo dục.
+Căn cứ vào Chủ đề năm học 2015 - 2016 của ngành GD&ĐT TP Hồ Chí
Minh:“Tập trung xây dựng và nhân rộng trường học tiên tiến, hiện đại; gắn giáo
dục tri thức, đạo đức với giáo dục truyền thống văn hóa, đào tạo nghề nghiệp, giáo
dục thể chất; rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống và
tay nghề.”
+Căn cứ kế hoạch hoạt động năm học 2015 – 2016 của Phòng Giáo dục và Đào
tạo của huyện Hóc Môn.
-Thực tiễn:
+Xã hội:


*Chủ trương của Đảng và nhà nước: Đại hội Đảng XII đã đề ra định hướng đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
*Nâng cao chất lượng GD&ĐT là một trong những nội dung quan trọng nhằm
phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và quá trình hội nhập quốc
tế sâu rộng của đất nước. Đồng thời cũng là yêu cầu bức thiết của xã hội, nhân
dân.
+Địa phương:
Được sự chỉ đạo, quan tâm và hỗ trợ của Đảng ủy, Ủy ban nhân xã Trung
Chánh, Hội Khuyến học xã, Hội cha mẹ học sinh,...
+Đơn vị cơ sở:
*Tập thể CB,GV-NV có trình độ, nhiệt tình trong công tác dạy và học.
*Tập thể học sinh có tinh thần hiếu học, đạt nhiều thành tích cao trong học tập
và phong trào văn thể mỹ cấp huyện, thành phố.

*Cơ sở vật chất của trường đảm bảo cho công tác dạy và học.
- Nhu cầu của xã hội:
Khu vực dân cư đô thị có điều kiện về vật chất, dân trí cao, cha mẹ quan tâm
đến việc học của con, học sinh có tinh thần hiếu học.
b/Chủ quan:
- Ban giám hiệu trường gồm 3 người (1 hiệu trưởng phụ trách chung; 1 phó hiệu
trưởng phụ trách chuyên môn và 1 phó hiệu trưởng phụ trách học vụ và cơ sở vật
chất).
-Về năng lực chuyên môn và quản lý: đều phát triển từ giáo viên giỏi, đã qua các
lớp đào tạo về quản lý và lý luận chính trị. Đạt nhiều thành tích trong quá trình
công tác.
-Về phẩm chất: có bản lĩnh chính trị vững vàng, tính kiên định, lòng chính trực; có
khả năng gây ảnh hưởng, thuyết phục. Công bằng, biết lắng nghe và quan tâm đến
mọi người.
4. Chứng minh mục tiêu đáp ứng tiêu chí SMART:
Mục tiêu của nhà trường: Xây dựng trường THCS Trung Mỹ Tây 1 trở thành
Tập thể lao động xuất sắc năm học 2015 – 2016
a/ S: Mục tiêu có cụ thể không?
- Giáo dục cho mỗi học sinh tinh thần thi đua, từ đó phấn đấu trong học tập nhằm
phát huy tính sáng tạo, năng lực tư duy và phát triển tài năng. Giáo dục học sinh có
nền tảng tri thức, có nhân cách và trí tuệ thời đại; có khả năng học lên trung học
phổ thông – trung cấp nghề và kỹ năng sống.
- Các bộ phận chuyên môn và đoàn thể (Tổ chuyên môn, thư viện, thiết bị, y tế,
học vụ, giám thị, bảo vệ, phục vụ, Công đoàn, Đoàn TNCS, Đội TNTP) xây dựng
kế hoạch cụ thể để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
b/ M: Mục tiêu có đo lường được không?
Căn cứ kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh và kết quả hoạt động của
các bộ phận chuyên môn, đoàn thể (tháng, Quí, Học kỳ, năm học).
-kết quả hoạt động của các bộ phận chuyên môn, đoàn thể qua các năm học.
c/ A: Mục tiêu có thể làm được không?

-Kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh năm học 2014 – 2015.
+Học lực: lên lớp thẳng: 95%; Giỏi – tiên tiến: 70%; ở lại lớp: 0,5%; TN.THCS:
100%.


+ Hạnh kiểm: Tốt: 80%; Khá: 19,5%; TB: 0,5%.
+ Các thành tích khác: 6 HS giỏi cấp thành phố; 58 HS giỏi cấp huyện và các
thành tích về phong trào văn thể mỹ cấp huyện và cấp thành phố.
-Nguồn lực: Đội ngũ GV đạt & vượt chuẩn về trình độ chuyên môn; Nhiều GV đạt
danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở và Thành phố”; “GV dạy giỏi cấp huyện”. Các tổ
chức đoàn thể đều hoàn thành xuất nhiệm vụ. Đặc biệt là Phong trào hoạt động
Đội TNTP và Đoàn thanh niên đa dạng (hội thao, văn nghệ, hội thi kể chuyện, hội
trại xuân,...).
-Cơ sở vật chất: 17 phòng học; 1 phòng thí nghiệm thực hành: Lí, Hoá, Sinh; 2
phòng vi tính kết nối cáp quang, máy chiếu, màn hình lớn; 3 phòng nghe nhìn có
trang bị bảng tương tác thông minh; Thư viện có nhiều sách, báo, tạp chí, tài liệu
tham khảo cần thiết cho học sinh; Hội trường 100 chỗ; Phòng y tế học đường đạt
chuẩn; Phòng
Giám thị tiếp cha mẹ học sinh; Khuôn viên sân trường trước - sau rộng rãi, thoáng
mát, xanh - sạch - đẹp; Căn tin đảm bảo an toàn VSTP.
d/ R: thực tiễn cần thiết phải làm không?
- Năm học trước trường đã đạt danh hiệu: Tập thể Lao động xuất sắc do UBND
TP tặng.
- Học sinh đa số có tinh thần ý thức học tập cao, cha mẹ học sinh quan tâm và tạo
điều kiện cho học sinh học tập.
- Tỉ lệ học sinh Khá, giỏi, TN.THCS và trúng tuyển vào lớp 10 hàng năm nằm
trong “top” 3 của Huyện.
- Tập thể CB, GV, CNV của trường đoàn kết và luôn phấn đấu hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
e/ T: Mục tiêu có thời gian cụ thể không?

Trong năm học 2015 – 2016, bắt đầu từ ngày 17/8/2015 đế ngày 31/5/2016.
Căn cứ theo tiêu chuẩn xét tặng Tập thể Lao động xuất sắc của UBND.TP Hồ Chí
Minh thì mục tiêu xây dựng trường THCS Trung Mỹ Tây 1 trở thành Tập thể lao
động xuất sắc năm học 2015 – 2016 là khả thi. Mục tiêu đề ra có ý nghĩa và căn
cứ, cũng đáp ứng tiêu chí SMART.
CÂU 3: Thế nào là phong cách lãnh đạo dân chủ? Liên hệ thực tiển đơn vị
các anh chị khi người LĐQL vận dụng phong cách dân chủ. Người LĐQL
cần làm gì và làm như thế nào để hình thành và rèn luyện phong cách này ở
cơ sở?
Bài Làm
Khái niệm phong cách lãnh đạo: là nhân cách, là nghệ thuật, là hoạt động phối hợp
mang tính phổ biến, là tổng hòa những phương thức mà nhà quản lý thường dùng
để tác động đến những người xung quanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng
của công tác lãnh đạo. Phương thức này được lập đi lập lại nên lâu ngày trở thành
những đặc điểm bền vững trong con người đó, trở thành những đặc trưng trên con
người đó.
Phong cách lãnh đạo dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân
chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào


việc khởi thảo các quyết định.
Phong cách lãnh đạo dân chủ còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những
người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực
hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản
lý.
Đặc điểm của lãnh đạo có phong cách lãnh đạo dân chủ:







Cho phép nhân viên tham gia đóng góp ý kiến & triển khai công việc theo
theo năng lực của mỗi người.
Luôn tham khảo ý kiến của nhân viên đối với các công việc có liên quan
đến chuyên môn của nhân viên.
Xây dựng cơ chế để nhân viên có quyền hạn nhất định, có thể chủ động
trong việc quyết định các công việc do mình phụ trách.
Người có phong cách lãnh đạo dân chủ thường là người hiền hòa, ít cáu
giận, luôn tìm hiểu nguyên nhân sâu xa rồi giải quyết một cách thấu đáo.
Một môi trường làm việc thoải mái, năng động, chủ động thường là nơi có
những người lãnh đạo dân chủ.

Ưu điểm mà phong cách lãnh đạo dân chủ mang lại:
Nhân viên làm việc hiệu quả hơn: do nhân viên được chủ động trong việc
quyết định các công việc do mình phụ trách nên công việc được xử lý một
cách nhanh chóng hơn, chính xác & hiệu quả hơn.
• Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ: mọi người
tập trung vào việc xử lý công việc, phối hợp thực hiện công việc thay vì
ganh ghét, đố kỵ nhau.
• Hiệu quả công việc liên tục được nâng cao do người lãnh đạo dân chủ có
được những quyết định đúng đắn, bám sát với thực tế.
• Môi trường làm việc thoải mái, thân thiện và có triển vọng nên nhân viên
gắn bó làm việc lâu dài, toàn tâm, toàn ý lo cho công việc của đơn vị.
• Đơn vị có nhiều ưu thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh bởi phát huy
được sức mạnh tập thể.
Hạn chế:





không thể sử dụng phong cách này trong điều kiện không có thời gian để
bàn luận yêu cầu phải đưa ra một quyết định có tính chất chỉ thị và quyết
đoán.



Trong lãnh đạo quản lý người lãnh đạo nên áp dụng phong cách lãnh đạo
dân chủ đối với cấp dưới là những người thông minh, nhạy bén, có khả
năng sáng tạo và tinh thần trách nhiệm với công việc để phát huy tài năng
của họ, tạo cho họ không khí làm việc thoải mái.



Người LĐQL không nên áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ đối với cấp
dưới là những người có năng lực còn hạn chế, tư tưởng bảo thủ, trì trệ


thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc
Tầm nhìn về phong cách lãnh đạo dân chủ:



Phong cách lãnh đạo là xu thế tất yếu của phong cách lãnh đạo hiện đại.
Phong cách lãnh đạo cũng là trình độ lãnh đạo, tầm nhìn của người lãnh
đạo. Công việc LĐQL vốn nhiều khó khăn, nếu sử dụng phong cách lãnh
đạo dân chủ, người LĐQL sẽ tập hợp được nhân sự tài năng, toàn tâm, toàn
ý để đạt được mục tiêu của cơ quan, tổ chức.

- Liên hệ thực tiển:…………………………………

Câu 4: Những biểu hiện đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của người lãnh
đạo quản lý ở cơ sở được thể hiện như thế nào trong hoạt động lãnh đạo quản
lý thực tiễn ở đơn vị các anh chị hiện nay? Người lãnh đạo quản lý ở cơ sở
cần làm gì và làm như thế nào để rèn luyện những biểu hiện đó? Cụ thể ở đơn
vị các anh chị?

Bài làm
1. Khái niệm phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là toàn bộ những định hướng mục tiên, lề lối ứng xử, cách
thức tác động của nhà lãnh đạo- quản lý đến đối tượng lãnh đạo- quản lý được lặp
đi lặp lại thường xuyên trở thành ổn định, bền vững ở một nhà lãnh đạo- quản lý.
2. Những biểu hiện đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo
quản lý ở cơ sở
- Tác phong làm việc dân chủ: luôn “lấy dân làm gốc”, mọi việc phải cho dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
+ Tác phong làm việc dân chủ là đặc trưng cơ bản của phong cách LĐ ở cấp xã, nó
sẽ khơi dạy được mọi sự tham gia nhiệt tình và những đóng góp sáng tạo của quần
chúng trong việc tạo ra các quyết định, chỉ thị, trong việc tổ chức thực hiện những
đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ở cơ sở có
hiệu quả.
+ Người cán bộ LĐ,QL cấp cơ sở phải luôn thực hiện nguyên tắc tập thể LĐ (dân
chủ), cá nhân phụ trách (tập trung) nhằm phát huy sức mạnh của cả tập thể và cá
nhân người LĐ,QL.
- Tác phong khoa học: thể hiện ở đặc điểm nghiệp vụ tổ chức của phong cách lãnh
đạo cấp cơ sở. người lãnh đạo cần có nhiệt tình, đạo đức và có trình độ chuyên
môn, trí tuệ (đức và tài). Người lãnh đạo quản lý phải có năng lực tổ chức, kỹ năng
giao tiếp, am hiểu con người và sử dụng con người đúng việc đúng chỗ.
- Tác phong làm việc hiệu quả thiết thực: tính hiệu quả thiết thực là tiêu chuẩn
đánh giá tài đức của CBLĐ, đánh giá sự phù hợp hay không của phong cách lãnh
đạo.

- Tác phong sâu sát quần chúng: là đặc trưng riêng biệt của phong cách lãnh đạo
cấp cơ sở. Có đi sâu sát quàn chúng mới có đucợ tác phong khoa học, dân chủ, tác
phong hiệu quả và thiết thực. Cấp cơ sở là cấp gần dân,
muốn hiểu được nhu cầu, nguyện vọng, tâm trạng, tình cảm…của nhân dân đòi hỏi
người LĐ,QL phải gần dân, đi sâu đi sát quần chúng, đặt mình vào vị trí của quần
chúng, tránh bệnh quan liêu.
- Tác phong tôn trọng và lắng nghe ý kiến quần chúng: dân là gốc, dân là chủ, mọi
nguồn sức mạnh, trí tuệ, sáng tạo đều từ dân mà ra. Chính vì thế tác phong tôn
trọng và lắng nghe quần chúng không chỉ là đặc trưng cơ bản của phong cách LĐ


cấp cơ sở, mà còn là nguyên tắc làm việc, nguyên tắc ứng xử của người LĐ. Lắng
nghe là một việc làm hết sức quan trọng đối với người LĐ. Bởi vì: thông qua việc
lắng nghe từ nhân dân người cán bộ mới thấu hiểu, nắm rõ tâm tư, nhu cầu,
nguyện vọng, tư tưởng, tình cảm…của người dân, từ đó đưa ra những chủ trương,
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với người
dân.
- Tác phong khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị: Giúp cán bộ lãnh đạo quản lý
cấp cơ sở tiến bộ, có thêm kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao, sẽ dễ gần được quần chúng, chiếm đucợ sự cảm tình, tôn trọng của
quần chúng.
- Tác phong làm việc năng động và sáng tạo: nhạy bén phát hiện cái mới, ủng hộ
cái tích cực, nhân thành diện rộng, phong trào để đời sống vật chất và tinh thần
người dân được cải thiện, đổi mới, văn minh hơn.
- Tác phong làm việc gương mẫu và tiên phong: là yếu tố đảm bảo vai trò lãnh đạo
cảu Đảng đối với xã hội, tạo sự tín nhiệm, niềm tin của nhân dân. Tạo bước
chuyển biên mới trong đời sống chính trị kinh tế văn hóa… qua đó người dân mến
phục, noi theo và tin tưởng.
3. Thực tiễn Phong cách lãnh đạo quản lý tại đơn vị
Trường THCS Đông Thạnh hiện nay thường thực hiện theo PCLĐ dân chủ vì hiện

nay số lượng CB-GV-CNV lớn tuổi nhiều hơn tuy nhiên lực lượng trẻ cũng đang
rất phát triển.Người lớn tuổi thì có nhiều kinh nghiệm và người trẻ tuổi thì năng
động và sáng tạo.Khi đem vấn đề ra thảo luận thì mọi người rất tích cực đưa ra ý
kiến, góp phần đạt hiệu quả cao trong công việc.Người hiệu trưởng cũng rất bản
lĩnh, biết lắng nghe ý kiến và tổng hợp ý kiến sau đó chọn phương án tối ưu nhất,
buổi họp cũng không quá tốn nhiều thời gian do hiệu trưởng biết cách chủ động
trong các cuộc họp. Mọi vấn đề có liên quan đến đời sống của CB-GV-CNV đều
được thầy đưa ra trước chi bộ cũng như HĐSP thảo luận đóng góp ý kiến như việc
dạy thêm trong nhà trường , đi tham quan học tập, trang bị cơ sở vật chất, quy chế
chi tiêu nội bộ , khen thưởng ...Tuy nhiên tùy công việc, có những công việc thầy
tự ý quyết định như việc ra quyết định kỉ luật giáo viên chưa hoàn thành nhiệm vụ,
vi phạm đạo đức nhà giáo, tổ chức các cuộc họp, chi phần trăm cho giáo viên dạy
thêm trong nhà trường, chi tăng thu nhập cuối năm, luân chuyển CB-GvCNV...Cũng có khi thầy dùng phong cách tự do như cho tổ trưởng tự dự giờ tổ
viên rồi báo cáo lại, tổ tự sắp xếp phân công lớp giảng dạy, ít khi nào thầy dự họp
tổ chuyên môn và dự giờ giáo viên ...
4. Người lãnh đạo quản lý cần làm gì và làm như thế nào để rèn
luyện những biểu hiện đó? Rèn luyện nhân cách
Rèn luyện phong cách lãnh đạo lêninnit: thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tính
tư tưởng cao, tính nguyên tắc Đảng, có mối liên hệ thường xuyên với quần chúng,
chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tính thiết thực, hiệu quả và thông thạo
công việc.
Khắc phục phong cách lãnh đạo quan liêu:
+ Chú trọng tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hình thành ý
thức và tâm lý xã hội chống phong cách quan liêu không chỉ trong đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý mà trong toàn xã hội.
+ Xây dựng cơ sở pháp lý chống phong cách lãnh đạo quan liêu.
+ Hoàn thiện thể chế lãnh đạo, quản lý trong đó quy định rõ chức năng,
nhiệm vụ của từng vị trí chức danh; quy định sự tương ứng giữa chức vụ, thẩm
quyền và trách nhiệm.
+ Chú trọng sử dụng thông tin đại chúng, dư luận xã hội để khắc phục

phong cách quan liêu. Tăng cường vai trò kiểm soát của nhân dân.
+ Xây dựng văn hóa lãnh đạo, tăng cường thực hiện pháp chế và trật tự


pháp luật cho mỗi cán bộ, công chức.
- Tăng cường rèn luyện nâng cao lập trường tư tưởng chính trị của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo quản lý cấp cơ sở. Những phẩm chất tư tưởng – chính trị là linh hồn
sống của người lãnh đạo, có vai trò định hướng cho hoạt động của người lãnh
đạo, là cơ sở của phong cách lãnh đạo có tính nguyên tắc đảng, định hướng xã hội
chủ nghĩa, thống nhất giữa lời nói với việc làm, lý luận với thực tiễn, liên hệ mật
thiết với quần chúng.
+ Thường xuyên học tập nghiêm túc lý luận chính trị. Có lập trường tư
tưởng chính trị vững vàng, kiên định với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội sẽ có
tầm nhìn, quan điểm đúng trong lãnh đạo, có khả năng chống lại những biểu hiện
tiêu cực của bản thân và của người khác như chủ nghĩa cá nhân, cục bộ địa
phương, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, chủ nghĩa hình thức...
+ Liên hệ mật thiết với quần chúng: sống trong đời sống của công nhân,
hiểu quần chúng, những nhu cầu thực sự, nguyện vọng, tâm tư của quần chúng
trên bất kỳ vấn đề nào và vào bất kỳ thời điểm nào, biết xác định không chút mập
mờ trình độ giác ngộ của quần chúng, đáp ứng một cách ân cần nhu cầu của quần
chúng. Theo Hồ Chí Minh, như vậy mới nắm bắt đúng thực tiễn, mới đưa ra được
những quyết định đúng đắn và phòng ngừa được bệnh quan liêu. Là cơ sở thực
hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo quần chúng thực sự tham gia công tác
lãnh đạo, quản lý.
- Rèn luyện những phẩm chất tâm lý đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý
cấp cơ sở. Những phẩm chất tâm lý – đạo đức là cơ sở tạo nên cái riêng trong
phong cách của người lãnh đạo bao gồm tính trung thực, độc lập, kiên quyết,
cương nghị và linh hoạt, đòi hỏi cao, thái độ ân cần, lịch thiệp, sự nhạy bén, sáng
tạo. Những phẩm chất này được biểu hiện hàng ngày trong hoạt động, trong
phong cách làm việc của người lãnh đạo và gắn liền với hiệu quả làm việc.

+ Mối quan hệ qua lại giữa người lãnh đạo với quần chúng
+ Hoàn thành nhiệm vụ, nghiêm khắc đối với bản thân, sử dụng hợp
lý thẩm quyền được giao
+ Chú trọng tạo dựng uy tín, có ý thức thúc đẩy người khác thực
hiện các nhiệm vụ được giao.
+ Rèn luyện trình độ và đạo đức ứng xử: tính đòi hỏi cao và giữ
nguyên tắc, sự tế nhị, lịch thiệp và twh chủ trong giao tiếp; sự khiêm tốn và chân
thành.
+ Thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính,
luôn lấy sự nghiệp chung, lợi ích chung làm trọng.
- Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực tổ chức cho đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý ở cơ sở để rèn luyện đổi mới phong cách lãnh đạo. Trong
phong cách lãnh đạo những đặc điểm về mặt nghiệp vụ - tổ chức có vị trí hết sức
quan trọng vì nó phản ánh hoạt động của người lãnh đạo. Để rèn luyện, đổi mới
phong cách lãnh đạo theo hướng dân chủ, khoa học, thiết thực đòi hỏi người lãnh
đạo, quản lý cấp cơ sở phải chú trọng rèn luyện để có được quan điểm khoa học,
tính tổng hợp, tầm nhìn xa, kỹ năng tổ chức, kiểm tra và giám sát.
+ Hình thành quan điểm quản lý khoa học, sự thông thạo công việc có vị trí
hành đầu. Có quan điểm đúng, khoa học về con người, về công tác lãnh đạo (dựa
trên cơ sở phân tích sâu sắc những luận điểm chủ yếu của chủ nghĩa Mác – Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và phải được học tập nghiêm túc về khoa học lãnh
đạo, khoa học quản lý). Sử dụng sáng tạo những thành tựu khoa học mà còn
thường xuyên tổng kết, nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm thực tiễn. Có kiến
thức, kỹ năng quản lý giỏi, biết phân quyền đúng đắn và hợp lý, biết xây dựng cơ


chế phù hợp trong việc ra quyết định và thông qua quyết định quản lý.
+ Chú trọng rèn luyện kỹ năng đánh giá và sử dụng đúng cán bộ, kỹ năng đổi
mới kỹ thuật và đổi mới tổ chức. Tiếp thu và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những
thành tựu của khoa học lãnh đạo hiện đại; hình thành những kỹ năng lãnh đạo

hiện đại; đảm bảo tính hiệu quả trong công tác. Phải tháo vát, nhạy bén, có kỹ
năng diễn tiến về mặt kinh tế, văn hóa...
- Rèn luyện đổi mới phong cách lãnh đạo thông qua thực tiễn sự nghiệp đổi mới,
hội nhập khu vực và quốc tế.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Phải học tập và rèn luyện từ thực
tiễn(qua thực tiễn, tự ý thức được sự hạn chế, thiếu hụt của bản thân từ đó có kế
hoạch học tập rèn luyện) để bổ sung hoàn thiện những thiếu hụt về kiến thức, năng
lực, kinh nghiệm, kỹ năng công tác, vận động quần chúng.
+ Thực tiễn là môi trường rèn luyện tài đức.
Rèn luyện nhân cách qua các con đường: học tập, giao lưu tiếp xúc, tự rèn
luyện thông qua các hoạt động thực tiễn.
• Tại trường THCS Đông Thạnh, áp dụng các biện pháp rèn luyện phong
cách lãnh đạo:
- Chú trọng tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức, hình thành ý thức
và tâm lý xã hội chống phong cách quan liêu không chỉ trong đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý mà trong toàn xã hội.
- Hoàn thiện thể chế lãnh đạo, quản lý trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm
vụ của từng vị trí chức danh; quy định sự tương ứng giữa chức vụ, thẩm
quyền và trách nhiệm.
- Tăng cường rèn luyện nâng cao lập trường tư tưởng chính trị qua các buổi
quán triệt nghị quyết Đảng, bồi dưỡng chính trị hè,…
- Liên hệ mật thiết với tập thể.
- Rèn luyện những phẩm chất tâm lý đạo đức
- Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao năng lực tổ chức
Rèn luyện đổi mới phong cách lãnh đạo thông qua thực tiễn sự nghiệp đổi mới,
hội nhập khu vực và quốc tế.
Câu 5: Người lãnh đạo quản lý thực hiện kỹ năng tuyên truyền thuyết phục
nhằm hướng tới những mục tiêu gì? Để đạt hiệu quả những mục tiêu đó,
người lãnh đạo quản lý cần lưu ý chuẩn bị những yếu tố nào? Liên hệ thực
tiễn đơn vị các vấn đề trên qua ví dụ cụ thể

Bài làm
1. Khái niệm về kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục: kỹ năng tuyên truyền,
thuyết phục là khả năng vận dụng kiến thức, hiểu biết về lĩnh vực này trong thực
tiễn tuyên truyền. Thuyết phục là khả năng vận dụng kiến thức, hiểu biết về lĩnh
vực này trong thực tiễn tuyên truyền, thuyết phục quần chúng bằng nhiều phương
pháp, hình thức khác nhau.
2. Các hình thức tuyên truyền, thuyết phục: nếu phân chia theo quy mô tác
động có tuyên truyền, thuyết phục cá nhân (đối tượng tác động là cá nhân); tuyên
truyền, thuyết phục nhóm (đối tượng tác động là một nhóm người, một tập thể) và
tuyên truyền thuyết phục đại chúng (đối tượng tác động là công chúng rộng rãi
trên quy mô toàn xã hội).
* Tuyên truyền, thuyết phục cá nhân Gồm có:
- Gặp gỡ trực tiếp
- Thăm tại nhà
- Vận động hành lang
* Tuyên truyền, thuyết phục nhóm Gồm có:


- Thảo luận nhóm nhỏ.
- Diễn thuyết trước công chúng.
3. Mục tiêu của tuyên truyền, thuyết phục: thay đổi nhận thức, thái độ, hành
động để đạt được tư tưởng, định hướng nhất định về mục tiêu đơn vị, chủ trương,
chính sách của Đảng, quy định pháp luật, quy chế, nội quy của ngành, đơn vị.
4. Các yếu tố cần chuẩn bị cho tuyên truyền, thuyết phục:
* Chuẩn bị:
+ Xác định chủ đề: xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, chỉ đạo của cấp trên, thực
tiễn (địa phương, đơn vị), nhu cầu người nghe, khả năng người nói,… + Xác định
mục tiêu: Nhận thức (biết, hiểu); thái độ; hành động (sẽ làm gì?)
* Tiến hành:
+ Xác định thành phần của tuyên truyền, thuyết phục:

- Chủ thể: chuyên môn, kỹ năng, uy tín.
- Đối tượng:

Tâm lý: tương quan niềm tin, hứng thú, nhu cầu, quan điểm, năng lực, sở
trường…

Xã hội học: hoàn cảnh sống, tuổi, giới tính, điều kiện sống, trình độ,…
+ Xây dựng nội dung của tuyên truyền, thuyết phục:
- Mở bài (lý do, giới thiệu cấu trúc,…)
- Thân bài:…các nội dung chính.
- Kết bài:

Tóm lược nội sung bài nói

Thông điệp.

Lời kêu gọi hành động.
+ Xác định thời gian:
- Thời điểm
- Thời lượng
+ Xác định địa điểm: nơi nào? Có đặc điểm gì? Tại sao chọn nơi đó?
+ Xác định phương pháp và phương tiện để tuyên truyền, thuyết phục:
- Phương pháp: (gắn với hình thức) thuyết trình, vấn đáp, thảo luận,…
- Phương tiện:

Ngôn ngữ/phi ngôn ngữ.

Công cụ, trang thiết bị hỗ trợ (micro, máy chiếu, video, số liệu,…)
5. Liên hệ thực tiễn tại đơn vị:
Ví dụ: trong tháng 4/2016 vừa qua, Hiệu trưởng trường THPT Phạm Văn Sáng có

lên kế hoạch triển khai họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh khối 12 trước khi
giáo viên chủ nhiệm các lớp 12 họp với phụ huynh học sinh.
* Chuẩn bị:
+ Xác định chủ đề: Một số nội dung chuẩn bị ôn thi THPT Quốc gia cho hs khối
12.
+ Xác định mục tiêu: Ban đại diện cha mẹ học sinh biết và hiểu được một số nội
dung chuẩn bị ôn thi THPT Quốc gia cho hs khối 12, có thái độ đồng tình về việc
phối hợp với nhà trường trong việc quản lí hs trong thời gian ôn tập sắp tới. Thống
nhất với nhà trường về số tiết ôn tập và kinh phí trong thời gian tới.
* Tiến hành:
+ Xác định thành phần của tuyên truyền, thuyết phục:
- Chủ thể: Hiệu trưởng: người có uy tính và am hiểu hoạt động của nhà trường.
- Đối tượng: Ban đại diện cha mẹ học sinh, là những người có uy tính, có điều
kiện kinh tế khá ổn định và quan tâm đến việc dạy và học của nhà trường,…
+ Xây dựng nội dung của tuyên truyền, thuyết phục:
- Mở bài (lý do, giới thiệu cấu trúc,…)
- Thân bài:…các nội dung chính.


- Kết bài:

Tóm lược nội sung bài nói

Thông điệp.

Lời kêu gọi hành động.
+ Xác định thời gian: 8g thứ 7, ngày 2/4/2016.
- Thời điểm: sau khi có kết quả thi HKII xong, chuẩn bị cho việc ôn thi THPT
Quốc gia.
- Thời lượng: khoảng 90 phút

+ Xác định địa điểm: Phòng họp Hiệu trưởng (do số lượng người tham dự ít,
phòng có đầy đủ tiện nghi phục vụ cho buổi họp,…
+ Xác định phương pháp và phương tiện để tuyên truyền, thuyết phục:
- Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận,…
- Phương tiện: in và gửi thư mời cho Ban đại diện trước 5 ngày, chuẩn bị phòng
họp, âm thanh, ánh sáng, phiếu điểm danh, nội dung họp…
+ Xác định thời điểm buổi diễn thuyết: 8g thứ 7, ngày 2/4/2016.
+ Xác định phương pháp, phương tiện thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc thực
hiện: in và gửi thư mời cho Ban đại diện trước 5 ngày, chuẩn bị phòng họp, âm
thanh, ánh sáng, phiếu điểm danh, nội dung họp…
Câu 6: Phân biệt thông tin chính thức và thông tin không chính thức trong
LĐQL? Phân tích quy trình và kỹ năng thu thập xử lý thông tin bằng một số
ví dụ mà anh chị biết hoặc đã thực hiện trong thực tiễn. Qua đó, người LĐQL
cơ sở cần lưu ý những vấn đề gì để thu thập và xử lý thông tin hiệu quả?
I. Lý thuyết:
a. Khái niệm thông tin:
Thông tin trong lãnh đạo, quản lý là truyền đạt các thông điệp, tin tức có liên
quan đến đến hoạt động quản lý, người nhận hiều rõ được các ý nghĩa thông điệp
mà người gửi muốn truyền đạt, có tác dụng giúp thực hiện các mục tiêu LĐQL
b. Phân biệt thông tin chính thức và không chính thức:
Thông tin chính thức: là thông tin được phát đi theo những quy định của tổ
chức. Thông tin chính thức gắn liền với chức năng của hệ thống quản lý và noa
đảm bảo tính thống nhất của hệ thống. Do vậy, thông tin chính thức mang tính
bình đẳng trong truyền đạt và tiếp nhận
Thông tin không chính thức: là những thông tinđược hình thành và lan
truyền theo các quan hệ không chính thức, do vậy nó gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của các tổ chức không chính thức bên trong và bên ngoài hệ thống
quản lý. Trong những thập niên gần đây khoa học quản lý rất chú ý đến các tổ
chức không chính thức và các thông tin không chính thức.
Phân biệt thông tin chính thức và không chính thức:

Thông tin chính thức
Nguồn gốc
Xuất phát từ nhóm chính thức trong tập thể
Tính chính xác

Có tính chính xác cao

Độ biến dạng
Sức ảnh hưởng
Kênh truyền thông

Khó bị biến dạng
Tạo sự thống nhất của tổ chức
ấn phẩm, báo , tạp chí
kênh nghe nhìn
kênh giao tiếp trực tiếp
Phát đi bằng con đường chính thức

Cách truyền thông tin


c. Quy trình thu thập và xử lý thông tin:
 Thu thập thông tin:
- Xác định nhu cầu thông tin: căn cứ, chức năng, nhiệm vụ công việc
-

phải giải quyết
Xác định nguồn, kênh thông tin: chỉ thị , báo cáo…
Xây dựng thiết chế đảm bảo thông tin:
o Xây dựng bộ máy lấy thông tin

o Xác định phương pháp, phương tiện lấy thông tin:
Phương pháp lấy thông tin qua Báo cáo → phương tiện là văn bản
qua phỏng vấn→phương tiện là ghi âm, biên bản
qua điều tra bằng bản hỏi→phương tiện là các phiếu điều tra
qua quan sát→ phương tiện máy ghi hình, biên bản

 Xử lý thông tin:

Xử lý thức thời
Xử lý theo quy trình:
o Tiếp nhận, lưu trữ thông tin.
o Phân loại, đánh giá, sàng lọc thông tin
o Tìm kiếm, bổ sung, điều chỉnh thông tin
o Truyền đat thông tin
II. Thực tiễn: PGD gửi công văn đến BGH có nội dung: PDG có nhận được
thư kiếu nại trường hợp Cô Nguyễn Thị A có hành vi đánh HS trong lớp.
Đề nghị BGH xử lý và báo cáo
 Thu thập thông tin
- Xác định yêu cầu thông tin: Xác minh và biện pháp xử lý GV có hành vi
đánh HS
- Xác định nguồn thông tin : Công văn chỉ đạo của PGD
- Xây dựng thiết chế đảm bảo thông tin
o Xây dựng bộ máy lấy thông tin: BGH lấy thông tin trực tiếp từ :
HS bị đánh, GV vi phạn, HS cùng lớp , khác lớp mà GV dạy,
TTCM, GV trong tổ
o Phương pháp: đối với GV, GV vi phạm: lấy thông tin trực tiếp ,
phương tiện biên bản
Đối với HS:lấy thông tin qua bản hỏi, phương tiện bản điều tra
 Xử lý thông tin: xử lý theo quy trình
- Tiếp nhận thông tin bằng văn bản từ PGD, văn thư lưu trữ thông tin bằng

văn bản
- Phân loại thông tin: chính thức từ PGD
- Đánh giá: thông tin chính xác
- Bổ sung từ các nguồn đã xác định
- Điều chỉnh các yếu tố tình tiết tăng hoặc giảm nhẹ hành vi
- Truyền đạt thông tin đến:
o PGD để báo cáo
o Tập thể HĐSP- thông báo, lấy ý kiến
o GV vi phạm- để xử lý
o CMHS để thông báo kết quả
o Lưu văn thư
 Những lưu ý:
- Kiểm tra độ chính xác của thông tin
- Nhấn mạnh vai trò của thông tin
-


-

Cần rèn luyện các kỹ năng: thu thập thông tin, kỹ năng xử lý thông tin có
chọn lọc…

CÂU 7: nêu ví dụ cụ thể vận dụng các giai đoạn của sáng kiến ban hành
quyết định trong hoạt động lãnh đạo quản lý thực tiễn ở đơn vị các anh chị
hiện nay? Ra quyết định LĐQL cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản nào?Liên
hệ các yêu câu này với ví dụ vừa nêu trên?
Bài làm
- Khái niệm quyết định LĐQL
Quyết định LĐQL là sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong hoạt động lãnh
đạo, quản lý xã hội, tiến hành theo một trình tự, thủ tục, được thể hiện dưới những

hình thức nhất định (nghị quyết, quyết định, chỉ thị…) nhằm tổ chức và điều khiển
các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo định hướng nhất
định.
Qui trình ra quyết định lãnh đạo, quản lí cấp cơ sở:
Sáng kiến ban hanh quyết định là một quá tình tư duy nhằm phát hiện mâu thuẫn
giữa tình huống LĐQL với đòi hỏi nhiệm vụ phải thực hiện, từ đó lựa chọn và tìm
ra phương án từ trước nhằm giải quyết mâu thuẫn trên
Các giai đoạn của sáng kiến ban hành quyết định : xác định vấn đề, phân tích
vấn đề, đánh giá phương án, xác định phương án tối ưu.
a) Xác định vấn đề:
Xác định các yếu tố thành phần của vấn đề trong tình huống LĐQL.
Xác định mâu thuẫn cơ bản đang gây ách tắt, trì trệ công việc, đòi hỏi được giải
quyết.
Kết luận: Nhà LĐQL nhận biết được vấn đề, gọi tên, phân loại và xác định mức độ
cần thiết giải quyết vấn đề.
b) Phân tích vấn đề:
Xác định phạm vi vấn đề.
Thu thập và xử lí thông tin liên quan.
Kết luận: Đưa ra các phương án có thể có để giải quyết vấn đề.
c) Đánh giá các phương án:
Xác định các tiêu chí đánh giá mức độ ưu tiên
Mô tả, nêu ưu nhược điểm của từng phương án.
Sử dụng một số công cụ hỗ trợ, lựa chọn phương án: ma trận phân tích của
Thomas Saaty và ma trận SFF.
d) Xác định phương án tối ưu:
Nhà LĐQL dựa ra lựa chọn cuối cùng gọi là quyết định.
Ví Dụ: Tôi là giáo viên thể dục công tác tại trường TH Bùi Văn Ngữ. Đầu năm
học, trường do số lượng học sinh trường trên địa bàn khá đông nên trong việc
giảng dạy thể dục đồ dùng không đủ và hạn chế về nhiều môn trong thể dục đặc
trưng là về môn bóng chuyền đang dược tập luyện. Nên trường tôi trang bị thêm

20 quả bóng chuyền. Nhưng trên thị trường có rất nhiều loại bóng chuyền khác
nhau như Prostar3000, Động lựcDL200, Thăng longVB7000, MikasaMVA200.
Tiêu chí mà trường tôi mua bóng chuyền là giá cả từ 180000đ-25000đ, được làm
từ chất liệu tốt, có khả năng chịu lực, có độ nảy và độ bám tốt.


Xác định vấn đề: do số lượng học sinh tăng nên không đủ Bóng để tập.
Tiêu chí: Tiêu chí mà trường tôi mua bóng chuyền là giá cả từ 180000đ250000đ, được làm từ chất liệu tốt, có khả năng chịu lực tốt, có độ nảy và độ bám
tốt.
Đánh giá phương án:
A: Prostar 3000 (200000đ, cao su trong công nghiệp, khả năng chịu lực, độ nảy
bóng tốt)
B: Động lực DL200 (195000đ,Da PVC, khả năng chịu lực tốt ,có độ nảy, độ bám
tốt.
C: Thăng longVB7000(230000đ, chất liệu da nhung, mềm êm tay, khả năng chịu
lực tốt ,có độ nảy, độ bám tốt.
D: MikasaMVA200(250000đ, chất liệu cao su, mềm êm tay, khả năng chịu lực
tốt ,có độ nảy, độ bám tốt.
Ma trận phân tích của Thomas Saaty:
A
B
C
D
A
0
1
1
B
1
1

1
C
0
0
1
D
0
0
0
2
3
1
0
Ma trận SFF:
A

Hợp lí
3

Khả thi
2

Linh hoạt
2

B
C
D

3

2
2

3
2
1

3
2
2

Vậy phương án tối ưu là phương án B.
Rút ra kết luận: ……………………………………………………
Ra quyết định lãnh đạo quản lý cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
Tính chính trị: đúng chủ trương của Đảng,phù hợp với mục tiêu của ngành/địa
phương.
Tính hợp pháp: đúng qui định pháp luật,đúng hình thức và thể thức qui định.
Tính hợp lý: hài hòa lợi ích của cá nhân.
Tính khả thi: căn cứ vào tài lực, nhân lực, vật lực.
Tính kịp thời: không nóng vội chủ quan,không trì trệ kéo dài.
Tính hệ thống, toàn diện: quyết định sau phải phù hợp với quyết định trước, phù
hợp qui luật.
Liên hệ thực tiễn ví dụ trên:
Tính chính trị: phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng, việc mua thêm bóng
để sử dụng tập luyện cho học sinh phù hợp với mục tiêu của ngành.
Tính hợp pháp: Phù hợp với quy chế chi tiêu nội vụ theo đúng quy trình và đúng


thẩm quyền quyết định, mua bóng có hóa đơn rõ ràng đúng theo qui định pháp
luật.

Tính hợp lý: dùng bóng tập luyện cho học sinh của trường, giáo viên và cả
trường.
Tính khả thi: Đội ngũ giáo viên thể dục có 2 giáo viên chuyên môn vững vàng
và có thể sử dụng quản lý số lượng bóng
Tính kịp thời: Được thực hiện đầu năm học.
Tính hệ thống, toàn diện: Việc mua bóng không chỉ được sử cho năm học này mà
còn được sử dụng cho năm học kế tiếp nữa.
Câu 8: Trình bày quy trình tổ chức thực hiện LĐQL. Nêu ví dụ cụ thể trong
hoạt
động thực tiễn hiện nay. Theo anh chị quy trình trên khâu nào là khâu quan
trọng nhất? Vì sao?
Bài làm
KN: Quyết định LĐQL là giải pháp chủ thể LĐQL lựa chọn giữa 2 hay nhiều
phương án nhằm thực hiện nhiệm vụ LĐQL, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong
hệ thống QL và tổ chức cho cấp dưới thực hiện.
-Nói cách khác quyết định LĐQL là phương án hợp lí nhất được lựa chọn từ
những phương án đã đề ra.
*Quy trình tổ chức thực hiện 1 quyết định quản lý gồm những khâu sau:
Khâu 1: Triển khai quyết định phải trả lời các câu hỏi sau:
+Triển khai cho ai?
+Nội dung triển khai
+Hình thức triển khai
+Ai triển khai
Khâu 2: Tổ chức thực hiện quyết định cần bố trí lực lượng cán bộ phù hợp
(đúng người đúng việc để thực hiện quyết định, đồng thời phải đảm bảo các
phương tiện cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyết định này.
Tùy thuộc vào từng loại quyết định LĐQL có thể thực hiện biện pháp khác nhau.
_Xử lý sự cố phát sinh (nếu có)
Khâu 3: Kiểm tra , giám sát thực hiện quyết định
+Kiểm tra nắm tiến độ.

+Kiểm tra để đôn đốc thực hiện.
+Kiểm tra để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.
+Kiểm tra động viên, sử lý những sai phạm..
+Kiểm tra tổng kết việc thực hiện.
Khâu 4: Tổng kết đánh giá việc thực hiện quyết định sau quá trình thực hiện
phải tiến hành tổng kết, đánh giá việc thực hiện quyết định, hiệu quả, lý do đạt, lý
do chưa đạt.
Liên hệ thực tiễn: Trong năm học 2015-2016 Ban giám hiệu trường THCS Đỗ Văn
Dậy quyết định tổ chức hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp trường.
_Thời gian từ ngày 1/11 đến 15/11/2015
_Đối tượng tham gia tất cả giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường. Để
tìm ra những giáo viên xuất sắc nhất dự thi Giáo viên dạy giỏi cấp huyện năm
2017 và Giáo viên dạy giỏi cấp TP năm 2018.
Khâu 1: Triển khai quyết định:
_Nội dung: Thi GVDG cấp trường.
_Hình thức: Triển khai nội dung và gửi vân bản cho các tổ trưởng chuyên môn,


dán tại phòng GV.
_Người triển khai:PHT phụ trách chuyên môn .
Khâu 2: Tổ chức thực hiện quyết định.
Căn cứ vào quyết định,Trưởng BTC là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn
triệu tập các thành viên trong ban tổ chức phân công thực hiện.
_Thời gian từ ngày 1/11 đến 15/11/2015.
Địa điểm: các phòng học bộ môn của trường, phòng nghe nhìn, phòng thí nghiệm,
phòng hội trường.
_Công tác chuẩn bị cho hội thi:
+ PHT gửi thư mời cho BGK chấm thi (3 giám khảo, 1 môn gồm 1 chuyên viên
phụ trách bộ môn của phòng, 1 tổ trưởng chuyên môn của trường bạn và PHT phụ
trách chuyên môn).

+Giáo viên, nhân viên phụ trách phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng nghe
nhìn, âm thanh, máy chiếu để phục vụ cho tiết dạy giỏi.
Tổ văn phòng phân công nhân viên phụ trách công tác lễ tân, hướng dẫn giám
khảo vào đúng vị trí được làm giám khảo.
_Phân công nhân viên kế toán, thủ quỹ chuẩn bị các khoản kinh phí tổ chức dự hội
thi theo dự trù đã duyệt.
_Tổ tin học chuẩn bị âm thanh cho lễ phát thưởng .
_Phân công thư kí tổng hợp kết quả cô: Nguyễn Thúy Hằng-thư kí hội đồng
trường.
_Phân công viết kịch bản tổng kết cô: Phan Thị Mỹ Nguyệt-tổ truongr môn văn.
_Ban tổ chức thông báo trước 10 ngày. Mục đích để giáo viên, nhân viên sắp xếp
thời gian tham dự đầy đủ.
_Các công việc chuẩn bị phải hoàn thành hạn chót là ngày 18/10/2105.
_Dự trù tình huống mất điện đột xuất cần thuê máy phát điện dự phòng.
Khâu 3: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quyết định. Trong quá trình thực
hiện quyết định, Hiệu trưởng sẽ nắm tình hình qua họp BGH hang tuần, báo cáo
tiến độ thực hiện.
_Giao ban với thành viên ban tổ chức nắm tình hình từng bộ phận, kịp thời giải
quyết vướng mắc
_Gần đến ngày tổ chức hội thi Hiệu trưởng sẽ trực tiếp kiểm tra lại các phòng học,
hội trường, cơ sở vật chất…kinh phí, phần thưởng qua đó kịp thời bổ sung cho
hoàn thiện.
Khâu 4: Tổng kết, đánh giá, thực hiện quyết định .
Sau khi hoàn thành hội thi, Hiệu trưởng tổ chức họp đánh giá rút kinh nghiệm
+Các bộ phận tự đánh giá, nhận xét mức độ hoàn thành công việc, nguyên nhân,
khắc phục.
+PHT chuyên môn tổng hợp ý kiến đánh giá chung rút ra bài học kinh nghiệm.
_Hội thi đạt kết quả tốt là do có đủ thời gian chuẩn bị, sự phối hợp giữa các thành
viên trong ban tổ chức các bộ phận trong nhà trường.
_Kết quả khách quan, công bằng, thuyết phục là do BGK có chuyên môn vững, có

uy tín.
_Hoàn thành đánh giá chung các mặt được - chưa được, biểu dương cá nhân, bộ
phận thự hiện tốt.
*Theo tôi trong 4 khâu trên thì khâu nào cũng quan trọng. Nhưng khâu tổ chức
thực hiện quyết định là khâu quan trọng nhất vì đây là khâu then chốt là nền móng
cho sự thành công ở khâu tiếp theo vì không có sự chuẩn bị chu đáo, kĩ càng ngay
từ đầu thì nhất định những khâu tiếp theo chúng ta khó thực hiện được.
Câu 9: trình bày những nguyên tắc trong đánh giá cán bộ? Liên hệ thực tiễn
đơn vị các anh chị trong việc vận dụng những nguyên tắc này? Người lãnh
đạo QL cần phải làm gì để khắc phục những hạn chế trong đánh giá cán bộ


cơ sở hiện nay?
Bài làm
I. Lý thuyết:
1. Khái niệm công tác đánh giá cán bộ:
Công tác đánh giá cán bộ là để xác định, năng lực, trình độ, kết quả công tác,
phẩm chất chính trị, đạo đức và khả năng phát triển của cán bộ, làm căn cứ để bố
trí, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng khen thưởng, kỹ
luật và thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ.
2.Các nguyên tắc trong đánh giá cán bộ: để đánh giá đúng cán bộ, công tác
đánh giá cán bộ trước hết phải nắm những nguyên tắc sau:
a. Một là: các cấp ủy đảng mà thường xuyên và trực tiếp là ban thường vụ
huyện ủy, ban thường vụ đảng ủy cấp cơ sở thống nhất quản lý công tác đánh
giá trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.
Đánh giá cán bộ là trách nhiệm của tập thể ban thường vụ, cấp uỷ. Muốn đánh
giá cán bộ đúng, phải có quan điểm và phương pháp thực sự khoa học, khách
quan, công tâm, theo một quy trình dân chủ. Việc đánh giá cán bộ phải dựa trên
các căn cứ: có lập trường chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội; quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới; có đạo đức

cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thực, kiên quyết đấu tranh
bảo vệ các quan điểm, đường lối của Đảng; có năng lực và kiến thức tham gia các
quyết định của tập thể và khả năng tổ chức thực tiễn, làm việc có hiệu quả; có ý
thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất; gắn bó với quần chúng, được
quần chúng tín nhiệm. Đồng thời, phải căn cứ vào những việc làm cụ thể của mỗi
người, cả ưu điểm và khuyết điểm trong từng thời gian nhất định. Những nhận xét,
kết luận về cán bộ, mọi công việc về nhân sự nhất thiết phải do tập thể có thẩm
quyền quyết định, khắc phục cách làm đơn giản, thành kiến, thiếu công tâm, dân
chủ, mang tính hình thức. Trong điều kiện hiện nay, cần đặc biệt quan tâm đến vấn
đề phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng.
Phải nhận xét, đánh giá cán bộ hàng tháng, hàng quý, hàng năm; đặc biệt là
các mốc lớn như kết thúc nhiệm kỳ, thuyên chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm
và nghỉ hưu. Cách nhận xét, đánh giá làm sao để người được đánh giá phấn khởi,
tự tin và nhận rõ được mình là ai và đang phát triển theo chiều hướng nào. Đánh
giá cán bộ phải theo từng bước. Cán bộ tự đánh giá, xác định nhiệm vụ nào mình
sẽ làm được, làm tốt. Cấp ủy phải tìm hiểu kỹ cán bộ, xem xét tất cả các mối quan
hệ, quá trình phấn đấu của cán bộ, tập hợp các thông tin khác nhau về cán bộ, trên
cơ sở đó trao đổi trong tập thể lãnh đạo, trao đổi với người được đánh giá một
cách công khai, khách quan, dân chủ. Mỗi khi nhận xét, đánh giá cán bộ cần ghi
chép bằng văn bản và lưu giữ vào hồ sơ cán bộ, làm căn cứ cho quá trình phấn đấu
của cán bộ.
b. Đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công tác làm thước đo,
bào đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình.
- Tiêu chuẩn cán bộ là sự cụ thể hóa những yêu cầu khách quan của đường lối,
nhiệm vụ chính trị của Đảng thành những tiêu chí đòi hỏi đội ngũ cán bộ của Đảng
và Nhà nước phải vươn lên đáp ứng. Tiêu chuẩn cán bộ vì vậy, là yếu tố khách
quan, là thước đo tin cậy để đánh giá đúng phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ của
Đảng và Nhà nước.
- Tuy nhiên, người cán bộ phấn đấu đạt tới các tiêu chuẩn quy định mới chỉ là
đạt tới khả năng thực hiện có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, khả năng đó

chưa được thực tiễn kiểm nghiệm. Vì vậy, đánh giá cán bộ cần phải kết hợp tiêu
chuẩn và hiệu quả hoạt động thực tiễn làm thước đo phẩm chất năng lực cán bộ.
“Đánh giá cán bộ phải công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện và công tâm,


lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực
cán bộ”.
- Trong quá trình đánh giá cán bộ phải đảm bảo dân chủ rộng, tập trung cao,
thể hiện trên những yêu cầu sau: bản thân người cán bộ phải tự phê bình, tự đánh
giá ưu, khuyết điểm của mình. Đồng thời tổ chức cho cán bộ đảng viên, quần
chúng trong cơ quan đơn vị tham gia đánh giá cán bộ bằng góp ý trực tiếp hoặc
ghi phiếu nhận xét sau đó cấp ủy, tổ chức đảng cùng cấp và cấp ủy, tổ chức đảng
cấp trên trực tiếp quản lý cán bộ nhận xét đánh giá cán bộ. Sau khi có đánh giá,
kết luận của cấp ủy có thẩm quyền, cán bộ được thông báo ý kiến nhận xét của cơ
quan có thẩm quyền về bản thân mình, được trưng bày ý kiến, có quyền bảo lưu và
báo cáo lên cấp trên, nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm
quyền.
Dân chủ trước khi đánh giá, trong khi đánh giá, sau khi đánh giá và dân chủ
trong cả khiếu nại giải quyết đánh giá
- Dân chủ trước khi đánh giá: phải công khai tiêu chí đánh giá, cách thức đánh
giá, nội dung đánh giá.
- Dân chủ trong khi đánh giá: để tự đánh giá, tạo điều kiện cho tập thể góp ý
đánh giá, sau đó cấp ủy bàn bạc thảo luận và quyết định về kết quả đánh giá đó.
- Dân chủ sau khi đánh giá : Kết quả đánh giá phải thông báo cho cá nhân đó
biết là tập thể đánh giá cá nhân như thế có đồng ý hay không đồng ý.
- Dân chủ trong quá trình giải quyết khiếu nại: Nếu người được đánh giá đồng
ý thì bàn còn người được đánh giá không đồng ý thì phải tạo điều kiện cho cá
hha6n đó giải trình, khi giải trình xong mà không có sự thống nhất đôi bên , cá
nhân đó có quyền bảo lưu ý kiến của mình và chuyển lên cấp trên cao hơn và chờ
cấp trên xem xét

Phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước đo phẩm chất và
năng lực cán bộ. Đặt cán bộ trong môi trường và điều kiện cụ thể, trong mối quan
hệ biện chứng với đường lối, chính sách, tổ chức và cơ chế quản lý để xem xét
toàn diện các mặt khách quan, chủ quan, trong cả quá trình phát triển của cán bộ.
Bảo đảm chế độ tập thể, dân chủ trong việc đánh giá cán bộ. Những nhận xét, kết
luận về cán bộ nhất thiết phải do tập thể có thẩm quyền quyết định. Cấp quản lý
cán bộ phải tiếp cận với cán bộ, trực tiếp nghe cán bộ tự đánh giá về mình, đồng
thời phải có cơ chế lấy ý kiến nhận xét của tổ chức đảng và quần chúng ở cơ sở
nơi cán bộ đó công tác và cư trú.
Dân chủ có ý nghĩa then chốt trong việc đổi mới cơ chế quản lý cán bộ và là
điều kiện cần thiết để bảo đảm cho công tác cán bộ đạt hiệu quả. Tình trạng thiếu
dân chủ, không kết hợp đúng đắn giữa tập trung và dân chủ hoặc dân chủ hình
thức, làm cho việc đánh giá, sử dụng cán bộ thiếu chính xác, công bằng. Muốn
thực hiện tốt vấn đề này, phải cụ thể hoá, thể chế hoá thành các quy chế, quy định
cụ thể.
Dùng người là một khoa học và nghệ thuật, do đó, nếu bố trí đúng sẽ phát huy
mặt mạnh của cán bộ, thúc đẩy được phong trào và hạn chế được mặt yếu của họ.
Việc sử dụng cán bộ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, bố trí đúng người, đúng việc,
đúng sở trường; thực hiện trẻ hoá đội ngũ cán bộ, bảo đảm tính liên tục và phát
triển. Đề bạt, bổ nhiệm cán bộ cần đúng lúc, giao việc đúng tầm, khuyến khích cán
bộ vươn lên đảm nhiệm công việc cao hơn, bảo đảm khối đoàn kết thống nhất của
cơ quan, đơn vị. Sử dụng cán bộ phải gắn với quản lý cán bộ và trong đó luôn luôn
đặt ra yêu cầu cao. Sử dụng cán bộ mà không quản lý tốt cán bộ thì công tác cán
bộ sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp nội bộ. Sử dụng cán bộ phải gắn với bồi
dưỡng toàn diện cán bộ và bảo vệ cán bộ.
c. Đánh giá cán bộ phải khách quan toàn diện, lịch sử, cụ thể, phát triển.
- Nguyên tắc trên đòi hỏi việc đánh giá cán bộ không được phiến diện, hời hợt,


chủ quan cảm tính; không được định kiến, nhìn sự phát triển của người cán bộ

theo quan điểm “tĩnh” bất biến. Trái lại, phải đặt người cán bộ trong những quan
hệ công tác và môi trường hoạt động đa diện, nhiều chiều của họ
- Kết hợp theo dõi, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ về cán bộ để
phản ánh liên tục và kịp thời sự phát triển của cán bộ. Chỉ có thể trên cơ sở kết
hợp đánh giá định kỳ và đánh giá thường xuyên mới có thể phản ánh chân thực,
khách quan sự phát triển của người cán bộ. Trong quá trình xem xét đánh giá cán
bộ nhất thiết phải điều tra tìm hiểu rất kỹ các nguồn thông tin và các ý kiến khác
nhau về người cán bộ cần đánh giá, từ đó phân tích, chọn lọc rút ra kết luận khách
quan… Sự phát triển của người cán bộ dù có khác biệt thế nào thì sự phát triển của
từng người đều phải tuân theo quy luật khách quan như: sự phát triển tiếp nối từ
quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai, do đó xem xét đánh giá cán bộ phải
đặt họ trong cả một quá trình công tác học tập rèn luyện lâu dài.
- Quan điểm thực tiễn; Khi đánh giá cán bộ phải nhìn vào hoạt động thực tiễn
của cán bộ đó để đánh giá (không chỉ nhìn thẳng vào bằng cấp mà còn phải dựa
vào hiệu quả, kết quả công việc) dựa vào hành vi công tác trong sinh hoạt đời
thường
- Quan điểm toàn diện; Khi đánh giá một con người phải xem xét nhiều
mặt(ưu, khuyết,Phẩm chất, năng lực, đạo đức lối sống, phải có sự kết hợp của
nhiều yếu tố)
- Quan điểm vận động(quan điểm phát triển; Khi đánh giá cán bộ phải nhìn
con người luôn thay đổi trong sự vận động và phát triển, đánh giá đừng nhìn vào
thành kiến và ấn tượng
- Quan điểm nhân đạo: Khi đánh giá một con người phải xuất phát từ tâm
trong sáng, đừng coi đây là cơ hội để trù dập nhau, khi đánh giá hãy lấy ưu điểm
để cho người ta phát triển, đừng vạch lá tìm sâu, khi đánh giá đừng cầu toàn, phải
nhìn con người trong tính tương đối. Khi đánh giá về mình phải nghiêm khắc, khi
đánh giá về người khác phải mang tính bao dung nhân đạo
- Quan điểm trung thực khách quan: Khii đánh giá cán bộ phải công tâm,
công bằng trung thực đừng đánh giá theo cảm tính cảm tình. Phải đánh giá trong
điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Phải đánh giá nhiều nguồn tư liệu khác nhau,

nhiều phương pháp khác nhau
- Quan điểm lịch sử cụ thể; Khi đánh giá cán bộ phải đứng trong hoàn cảnh cụ
thể đánh giá con người là đánh giá cả một quá trình
II. Liên hệ thực tế việc đánh giá cán bộ tại trường THPT Phạm Văn Sáng:
Phần I: Cá nhân tự nhận xét kết quả công tác, tu dưỡng, rèn luyện
1. Việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước
Nêu rõ bản thân và gia đình trong việc chấp hành chủ trương, chính sách của
Nhà nước tốt hay không tốt, có gì vi phạm, bản thân của cán bộ Đảng viên đó có
gương mẫu trong việc chấp hành hay không
2. Kết quả công tác
Những nhiệm vụ công tác cụ thể được đơn vị phân công trong năm. Kết quả
thực hiện (số lượng và chất lượng công việc hoàn thành trong năm).
3. Tinh thần kỷ luật (ý thức kỷ luật trong công tác, thực hiện nội quy cơ
quan, thực hiện ý kiến chỉ đạo của cấp trên, có tham gia đầy đủ các buổi họp của
chính quyền, Đảng, Đoàn thể.
4. Tinh thần phối hợp trong công việc (Phối hợp công tác với các cơ quan
liên quan và đồng nghiệp, việc phối hợp đã đạt được những kết quả)
5. Tính trung thực trong công tác (trung thực trong việc báo cáo với cấp trên
và tính chính xác trong công tác báo cáo)
6. Lối sống đạo đức (quan hệ với đồng nghiệp, trong gia đình và cộng đồng


nơi cư trú, đoàn kết nội bộ và giúp đỡ lẫn nhau)
7. Tinh thần học tập và nâng cao trình độ (Trong năm đã học tập và nâng
cao trình độ về lĩnh vực gì, dự những lớp học, tập huấn nào, có những công trình
nghiên cứu hoặc tham gia nghiên cứu thực hiện như đề tài, báo cáo khoa học...)
8. Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tinh thần phục vụ, hẹn đúng thơi
gian; thái độ phục vụ tận tụy, lịch sự, hòa nhã).
Phần II: Kết quả đánh giá cán bộ (cá nhân tự đánh giá theo các mức)
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Hoàn thành nhiệm vụ
- Không hoàn thành nhiệm vụ
Phần III: Ý kiến của tập thể đơn vị (Tập thể nhận xét, đóng góp ý kiến cho cá
nhân)
Phần IV: Thủ trưởng đơn vị đánh giá
III. Người lãnh đạo QL cần phải làm gì để khắc phục những hạn chế trong
đánh giá cán bộ cơ sở hiện nay:
Đánh giá cán bộ phải lấy hiệu quả công tác và sự đóng góp thực tế làm thước
đo phẩm chất và năng lực cán bộ. Đặt cán bộ trong môi trường và điều kiện cụ thể,
trong mối quan hệ biện chứng với đường lối, chính sách, tổ chức và cơ chế quản lý
để xem xét toàn diện các mặt khách quan, chủ quan, trong cả quá trình phát triển
của cán bộ. Bảo đảm chế độ tập thể, dân chủ trong việc đánh giá cán bộ.
Dân chủ có ý nghĩa then chốt trong việc đổi mới cơ chế quản lý cán bộ và là
điều kiện cần thiết để bảo đảm cho công tác cán bộ đạt hiệu quả. Muốn thực hiện
tốt vấn đề này, phải cụ thể hoá, thể chế hoá thành các quy chế, quy định cụ thể.
Việc sử dụng cán bộ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn, bố trí đúng người, đúng việc,
đúng sở trường; thực hiện trẻ hoá đội ngũ cán bộ, bảo đảm tính liên tục và phát
triển. Đề bạt, bổ nhiệm cán bộ cần đúng lúc, giao việc đúng tầm, khuyến khích cán
bộ vươn lên đảm nhiệm công việc cao hơn, bảo đảm khối đoàn kết thống nhất của
cơ quan, đơn vị. Sử dụng cán bộ phải gắn với quản lý cán bộ và trong đó luôn luôn
đặt ra yêu cầu cao. Sử dụng cán bộ mà không quản lý tốt cán bộ thì công tác cán
bộ sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp nội bộ. Sử dụng cán bộ phải gắn với bồi
dưỡng toàn diện cán bộ và bảo vệ cán bộ.
CÂU 10: Để thiết kế công việc hiệu quả, người LĐQL cần đảm bảo những
yêu cầu nào? Liên hệ thực tiển đơn vị. hãy lập bảng mô tả công việc và bản
tiêu chuẩn công việc cho 1 vị trí công việc cụ thể tại đơn vị anh chị hiện nay.

Bài Làm
1. Khái niệm thiết kế công việc

Thiết kế công việc là quá trình xác định những công việc cụ thể cần hoàn
thành, ai có thể thực hiện và các phương pháp được sử dụng để hoàn thành công
việc cũng như mối quan hệ của công việc đó với các công việc khác trong tổ chức.
2. Các yêu cầu
a. Phân tích công việc
- Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ
thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức
nhằm làm rõ bản chất của công việc. Yêu cầu:


- Cân nhắc xem thiết bị và đặc điểm nào tại nơi làm việc có tầm quan trọng để
hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra.
- Xác định những vấn đề liên quan (những rắc rối, rủi ro,...).
- Làm sáng tỏ tính chất, nội dung, nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc trong
mối tương quan với chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức có thể chọn đúng
người phù hợp với công việc (tránh sự khập khiễng giữa trình độ người lao động
và đòi hỏi của công việc).
- Chỉ ra những điều kiện vật chất và môi trường mà trong đó công việc sẽ được
giải quyết, các yêu cầu về nhân lực cho công việc đề ra, tiêu chuẩn và chuyên môn
công việc đòi hỏi.
- Nhận ra cái còn thiếu của người lao động cần đào tạo, huấn luyện hay trả mức
thù lao cần thiết cho công việc.
- Thấy được những yếu tố có hại cho người lao động để khắc phục hoặc loại trừ.
- Làm rõ nội dung giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện công việc.
- Khi phân tích công việc, chú ý làm sáng tỏ tính chất nội dung của công việc đề ra
trong mối tương quan với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, công sở, xem xét các
điều kiện vật chất và môi trường trong đó công việc sẽ được giải quyết, các yêu
cầu về cán bộ cho công việc đề ra.
b. Thiết kế công việc
- Xác định tầm quan trọng của động cơ trong công tác quản lí.

- Nghiên cứu những giá trị của các nhân tố trong công việc, chuẩn mực, nỗ lực để
thành công nhằm đạt được kết quả mong đợi.
- Thiết kế công việc phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức và của từng đơn vị
thực hiện công việc đề ra.
- Nội dung công việc phải rõ ràng, có tính khả thi.
- Mỗi công việc được thiết kế phải có ý nghĩa với toàn bộ nhiệm vụ chung của cơ
quan và tạo ra khả năng sáng tạo, hợp tác của nhân viên khi giải quyết công việc.
- Phải tạo ra khả năng kiểm tra việc thi hành công việc một cách thuận lợi.

CÂU 11: cuộc họp có ý nghĩa ntn trong hoạt động LĐQL? Liên hệ thực tiển
việc tôt chức một cuộc họp và việc thực hiện nhiệm vụ của các thành phần:
người chủ trì, người tham gia cuộc họp ở đơn vị các anh chị hiện nay? Cần có
những biện pháp gì để tổ chức cuộc họp có hiệu quả?
Bài Làm
1. Khái niệm:
Họp là hình thức tổ chức nhiều người tập trung lại để trao đổi, thảo luận
thống nhất ý kiến hay đưa ra quyết định để giải quyết một vấn đề nào đó trong
hoạt động của một cơ quan, tổ chức.
2. Ý nghĩa:
-

Giúp nhân viên trao đổi thông tin, hiểu biết lẫn nhau.

-

Cung cấp thông tin nhất quán.

-

Giải thích một vấn đề cho nhân viên, ví dụ những thắc mắc trong đơn vị,

những nội quy, quy định mới, 1 dự án, …


-

Hòa giải những bất đồng, mâu thuẫn.

-

Tham khảo ý kiến tập thể cho các vấn đề cần giải quyết đặc biệt trong việc
tìm kiếm các ý tưởng mới.

-

Tạo sự thống nhất, đồng lòng trong tập thể.

-

Bầu không khí và văn hóa của tổ chức được duy trì, phát triển.

3. Liên hệ thực tiễn:

{ Các anh/chị tự soạn dựa trên lý thuyết cô cung cấp như sau:
 Trước cuộc họp:


Người chủ trì:

-


Xác định mục tiêu và tính cần thiết của cuộc họp.

-

Lập kế hoạch – xây dựng chương trình nghị sự cho cuộc họp.

-

Xác định các thành phần tham dự.

-

Xác định thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức.

-

Đưa ra thông báo mời họp (thời gian, địa điểm, nội dung, thành phần tham
dự, yêu cầu với từng thành phần tham dự (cần chuẩn bị gì?))


Người tham dự cuộc họp (người thừa hành)

-

Đọc thông báo

-

Sắp xếp tham dự


-

Chuẩn bị những nội dung theo yêu cầu

-

Đề nghị thêm người tham dự (nếu cần)

 Trong cuộc họp:


Người chủ trì:

-

Tuyên bố lý do

-

Bắt đầu cuộc họp theo đúng thời gian

-

Tổ chức cuộc họp theo đúng chương trình đề ra

-

Tổ chức thảo luận các nội dung

-


Giải quyết những sự cố phát sinh trong quá trình thảo luận

-

(kiểm soát thảo luận, khuyến khích các thành viên tham gia, giải quyết bất
đồng (nếu có)
Tóm tắt và đưa ra kết luận về những nội dung đã thảo luận

-

Thông qua biên bản và kết thúc cuộc họp đúng giờ


Người tham dự:

-

Có mặt đúng giờ

-

Tập trung chú ý lắng nghe

-

Tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong các cuộc họp (hạn chế nêu những
vấn đề bên ngoài cuộc họp)

-


Đặt câu hỏi để đảm bảo hiểu được các vấn đề trình bày trong cuộc họp

-

Ghi chú những nội dung cần thiết.


×