Tải bản đầy đủ (.ppt) (43 trang)

Bài giảng đường lối chương 5 ĐƯỜNG lối xây DỰNG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (524.35 KB, 43 trang )

CHƯƠNG V
ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA


CHƯƠNG V: ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
II. TIẾP TỤC HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở
NƯỚC TA


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kỳ trước
đổi mới
2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị
trường thời kỳ đổi mới


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam thời kỳ trước
đổi mới
a. Một số khái niệm


- Cơ chế quản lý kinh tế (hay cơ chế kinh tế): là tổng
thể những cơ cấu tổ chức và những hình thức cụ thể
của quản lý kinh tế, những phương pháp quản lý kinh
tế và những tiêu chuẩn pháp lý, nhờ đó, xã hội vận
dụng được những quy luật kinh tế vào những hoàn
cảnh cụ thể.


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
- Cơ chế thị trường: là cơ chế vận hành của nền
kinh tế chịu tác động của các quy luật sản xuất và
lưu thông hàng hóa (quy luật giá cả, cung – cầu,
cạnh tranh...). Các quy luật ấy tự thích ứng, điều
tiết lẫn nhau và trực tiếp phát huy tác dụng trên
thị trường để điều tiết thị trường.
- Kinh tế thị trường: là nền kinh tế vận hành theo
sự điều tiết của cơ chế thị trường, lấy sự tồn tại và
phát triển của quan hệ hàng hóa tiền tệ làm cơ sở.


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
b. Đặc điểm của cơ chế quản lý kinh tế Việt Nam
thời kỳ trước đổi mới và tác động của nó




Nhà nước trực tiếp quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng

mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp
lệnh từ trên xuống và quyết định tất cả các khâu của
hoạt động sản xuất.
Các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt
động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Doanh
nghiệp không có quyền tự chủ sản xuất.


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG






Xác lập hai hình thức sở hữu là toàn dân và tập thể,
tương ứng với chúng là hai thành phần kinh tế: kinh tế
quốc doanh và kinh tế tập thể.
Không thừa nhận quan hệ kinh tế thị trường, quan hệ
hàng tiền chỉ tồn tại về mặt hình thức, thực chất đó là
nền kinh tế hiện vật
Bộ máy quản lỳ cồng kềnh, nhiều cấp trung gian, đội
ngũ quản lý kém năng lực, cửa quyền, quan liêu.


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
→ Như vậy, với nền kinh tế đó, nhà nước nắm trực tiếp mọi
khâu từ sản xuất, lưu thông đến phân phối, mà bao

cấp là một đặc trưng nổi bật.
Bao cấp giá với yếu tố đầu vào
Tính
bao cấp

Bao cấp giá với hàng hóa tiêu dùng

Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
→ Việc duy trì quá lâu mô hình kinh tế kế hoạch hóa tâp
trung đã dẫn đến hậu quả là khủng hoảng kinh tế - xã
hội vào cuối thập kỷ 70, đặc biệt là đầu thập kỷ 80 của
thế kỷ trước.
Do đó, đổi mới kinh tế trở thành mệnh lệnh của
cuộc sống, xuất phát từ nhu cầu hoàn thiện mô hình
kinh tế XHCN và cả nhu cầu cấp bách của nhân dân.


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời
kỳ đổi mới
a.
Những đổi mới từng phần về cơ chế quản lý kinh tế
trước 1986
- Hướng tìm tòi cho quá trình đổi mới tư duy kinh tế
đã xuất hiện từ rất sớm từ phía quần chúng và các cán

bộ ở cơ sở. Điển hình là việc đổi mới quản lý kinh tế
trong nông nghiệp: đó là khoán hộ (khoán chui) năm
1966.


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


Chính phủ cũng có những thay đổi đáng kể:
- Chỉ thị 100 (13/1/1981) của Ban bí thư TW khóa IV:
“Về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong
các hợp tác xã nông nghiệp”.
- Hội nghị TW 6, khóa IV của Đảng (8/1979) có những đổi
mới từng phần, như: thừa nhận quyền bán nông sản của
nông dân theo giá thỏa thuận; nhận thấy sự kết hợp đúng đắn
giữa lợi ích nhà nước, tập thể và cá nhân người lao động;
nhận thấy sự cần thiết kết hợp kế hoạch với thị trường...


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
-

-

Quyết định 25-CP (21/01/1981): Về một số chủ trương và
biện pháp tiếp tục phát huy quyền chủ động sản xuất
kinh doanh và quyền tự chủ tài chính của các xí nghiệp
quốc doanh.

Quyết định 26-CP (21/1/1981): Về việc mở rộng hình
thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình
thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh
của Nhà nước.


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Hội nghị lần Tám, Ban chấp hành TW khóa V năm 1985
đã nhận quan liêu bao cấp là căn bệnh của toàn bộ cơ
chế quản lý kinh tế.
→ Vì vậy, cần xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp,
cải cách hệ thống tiền tệ đặt trong quan hệ với hàng hóa
một cách đúng đắn, thay đổi toàn bộ cơ chế quản lý nền
kinh tế quốc dân, từng bước thiết lập thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở nước ta.



I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
b. Quá trình đổi mới tư duy của Đảng về kinh tế thị trường
thời kỳ đổi mới
- Một là: kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của
CNTB mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại.
+ KTTT đã có mầm mống từ trong xã hội chiếm hữu nô lệ,
hình thành trong xã hội phong kiến và phát triển cao
trong CNTB.
+ Chỉ có thể chế KTTT TBCN hay cách sử dụng KTTT theo
lợi nhuận tối đa của CNTB mới là sản phẩm của CNTB.



I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Hai là: kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong
thời kỳ quá độ lên CNXH.
- Đại hội VI (1986): thể hiện bước đột phá đầu tiên tư duy
của Đảng về kinh tế thị trường trên hai vấn đề cơ bản là:
+ Phê phán triệt để cơ chế quản lý cũ;
+ Đề ra yêu cầu xây dựng cơ chế quản lý mới phải phù hợp
với trình độ phát triển của nền kinh tế.



I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
+ Đại hội VI chỉ ra đặc trưng của cơ chế mới:
♦ Đặc trưng số một là tính kế hoạch;
♦ Đặc trưng thứ hai là sử dụng đúng đắn quan hệ hàng
hóa- tiền tệ.
+ Nền KTTT chỉ đối lập với nền kinh tế tự nhiên tự cấp tự
túc chứ không đối lập với các chế độ xã hội, nó tồn tại và
phát triển ở nhiều phương thức sản xuất khác nhau.


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
- Đại hội VII (1991):
+ Đại hội đã xác định rằng kinh tế thị trường không đối lập
với CNXH và nó cần thiết cho CNXH, thừa nhận nền

kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vừa cạnh tranh, vừa
hợp tác và bổ sung cho nhau.
+ Nền kinh tế đó vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN thông
qua các công cụ như pháp luật, chính sách, kế hoạch...


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
- Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1/1994): đề
ra các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường
theo định hướng XHCN:
+ Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH, HĐH;
+ Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần;
+ Xây dựng đồng bộ cơ chế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước...


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
- Đại hội VIII (1996) bổ sung một số nhận thức về cơ chế
quản lý kinh tế:
+ Thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta là một thể
thống nhất với nhiều lực lượng tham gia, trong đó kinh
tế Nhà nước là chủ đạo;
+ Thị trường vừa là căn cứ vừa là đối tượng của kế hoạch;
+ Cần xác lập đầy đủ chế độ tự chủ của các đơn vị sản xuất
kinh doanh đặt dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.



I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG


Ba là: có thể và cần thiết sử dụng kinh tế thị trường để
xây dựng CNXH ở nước ta.
Bản thân KTTT không có thuộc tính xã hội, tính
chất xã hội của KTTT do quan hệ sản xuất thống trị nền
kinh tế và do bản chất của Nhà nước quyết định.


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
Đại hội IX (4/2001)
- Chính thức xác định nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN.
- Nền kinh tế đó có các tiêu chí sau:
+Mục tiêu: phát triển LLSX, phát triển kinh tế,xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật của CNXH, nâng cao đời sống nhân
dân.
+Về chế độ sở hữu và chủ thể nền kinh tế: nền kinh tế thị
trường có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần
kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.



I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG

+ Nhà nước có chức năng điều tiết và quản lý nền kinh tế.
+ Việc phân phối thực hiện theo kết quả lao động, hiệu quả
kinh tế và mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác
vào quá trình sản xuất.
→ Như vậy, Đại hội IX về cơ bản đã xác lập được một
khung thể chế kinh tế thị trường và tiếp tục hoàn thiện
các kỹ năng vận hành nền kinh tế ấy.


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
Đại hội X (4/2006): chủ trương tiếp tục hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng XHCN
+ Mục tiêu cơ bản là thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh; phát triển lực lượng sản
xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.
+ Thực hiện ba chế độ sở hữu là toàn dân, tập thể và tư nhân
với nhiều hình thức sở hữu. Chủ thể nền kinh tế là cơ cấu
kinh tế nhiều thành phần, trong đó, kinh tế Nhà nước
cùng với kinh tế tập thể là nền tảng vững chắc của nền
kinh tế quốc dân.



I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
+ Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, xã
hội, giáo dục và đào tạo vì mục tiêu phát triển con người.
+ Phân phối qua ba chế độ: theo kết quả lao động, hiệu quả
kinh tế và phúc lợi xã hội. Ngoài ra theo mức đóng góp

vốn và các nguồn lực khác.
+ Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai
trò làm chủ xã hội của nhân dân, phát triển đồng bộ các
loại thị trường theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh.


I. QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
→ Tóm lại, từ Đại hội VI đến Hội nghị lần Sáu, khóa X, tư
duy của Đảng về kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện
và hiện thực hóa vào thực tiễn cuộc sống, chuyển đổi
thành công từ cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu,
bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN.


×