Tải bản đầy đủ (.ppt) (66 trang)

Chương 3 THƯƠNG mại QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.27 KB, 66 trang )

Chương 3
THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ


Nội dung chính
I.

Vai trò của thương mại quốc tế (TMQT)

II.

Nguyên tắc cơ bản trong TMQT

III.

Chính sách TMQT

IV.

Biện pháp thực hiện trong TMQT

12/01/16


I - VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. K/n và các phương thức giao dịch
a. Khái niệm
Thương mại là trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa
các chủ thể
Thương mại trong nước là hình thức thương


mại, trong đó, chủ thể tham gia cư trú trong
cùng 1 nước
Thương mại quốc tế là hình thức thương mại,
trong đó, chủ thể tham gia cư trú ở các quốc
gia khác nhau.


I - VAI TRÒ CỦA TMQT

b. Đặc điểm
 Thị trường:
+ Thế giới
+ Khu vực
+ Một quốc gia: xuất khẩu, nhập khẩu
 Chủ thể: ở các nước khác nhau
 Đối tượng:
+ Hàng hóa
+ Dịch vụ
 Phương tiện thanh toán:


I - VAI TRÒ CỦA TMQT

c. Các phương thức giao dịch
* Giao dịch thương mại hàng hóa quốc tế
(1). Giao dịch thương mại thông thường
(2). Giao dịch qua trung gian
(3). Buôn bán đối lưu
(4). Giao dịch tái xuất
(5). Đấu giá, đấu thầu quốc tế

(6). Giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa
(7). Giao dịch tại hội chợ & triển lãm


I - VAI TRÒ CỦA TMQT

* Các phương thức cung cấp dịch vụ quốc tế
(1). Cung cấp dịch vụ thông qua sự vận
động của dịch vụ qua biên giới
(2). Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài
(3). Hiện diện thương mại
(4). Hiện diện tự nhiên nhân
(hiện diện thể nhân)


I - VAI TRÒ CỦA TMQT

2. Vai trò của thương mại quốc tế
- Mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng
- Thúc đẩy kinh tế các nước phát triển
3. Đặc điểm phát triển TMQT ngày nay
(tự nghiên cứu giáo trình)


II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG TMQT

1. Nguyên tắc tương hỗ
2. Nguyên tắc tối huệ quốc
(MFN – Most Favoured Nation)
3. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia

(NT – National Treatment)
4. Nguyên tắc công khai, minh bạch chính
sách, luật pháp liên quan đến TM


II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

1. Nguyên tắc tương hỗ
a. Khái niệm
Là nguyên tắc mà các bên tham gia trong
quan hệ KT - TM dành cho nhau những ưu
đãi và nhân nhượng tương xứng.
b. Mục đích
Thực hiện đối xử “có đi có lại” trong quan
hệ thương mại quốc tế


II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

2. Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)
* Khái niệm
Nghĩa là các bên tham gia trong quan
hệ KT - TM dành cho nhau những điều
kiện ưu đãi không kém hơn những ưu
đãi mà mình dành cho các nước khác.
* Nội dung
Áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ, chủ
thể tham gia quan hệ KT - TM



II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

* Mục đích áp dụng
- Không phân biệt đối xử
- Tạo cơ hội cạnh tranh ngang bằng

* Cơ sở áp dụng
Hiệp định thương mại:

song phương
đa phương

Phương thức áp dụng
+ Vô điều kiện
+ Có điều kiện


II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

* Ngoại lệ
Hệ thống thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP)
là hệ thống về thuế quan do các nước
công nghiệp phát triển dành cho 1 số sản
phẩm nhất định mà họ nhập khẩu từ các
nước đang phát triển.
Đặc điểm:
 không mang tính cam kết
 không mang tính “có đi có lại”



II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

3. Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT)
* Khái niệm
Là nguyên tắc mà một quốc gia thực hiện
những biện pháp nhằm đảm bảo cho sản
phẩm và nhà cung cấp sản phẩm nước
ngoài được đối xử trên thị trường nội địa
không kém ưu đãi hơn sản phẩm và nhà
cung cấp sản phẩm nội địa.


II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

* Nội dung: áp dụng đối với
- Hàng hóa
- Dịch vụ
- Quan hệ đầu tư (có liên quan đến TM)
- Quyền sở hữu trí tuệ (có liên quan đến TM)

* Mục đích áp dụng:
- Không phân biệt đối xử
- Tạo cơ hội cạnh tranh ngang bằng

* Cơ sở áp dụng
Hiệp định TM: song phương & đa phương


II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN


* Ngoại lệ
 Dành cho nhà đầu tư, sản xuất nước ngoài:
áp dụng khi
+ thu hút vốn đầu tư nước ngoài
+ tạo môi trường cạnh tranh cho hàng hóa
trong nước; hàng hóa trong nước sản xuất
không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
 Dành cho nhà đầu tư, sản xuất trong nước
+ ngành nghề, nhà SX cần được bảo hộ
+ hàng hóa trong nước chưa đủ sức cạnh
tranh với hàng hóa nước ngoài


II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

4. Nguyên tắc công khai, minh bạch các chính
sách, luật pháp liên quan đến thương mại
* Khái niệm
Là nguyên tắc các nước phải công bố tất cả
các:
- luật lệ
- quy định
- hiệp định quốc tế

điều chỉnh các mối quan hệ KT - TM với các
nước khác.


II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN


* Nội dung
 Công bố công khai các chính sách, luật pháp
liên quan đến thương mại 1 cách rộng rãi, trên
nhiều kênh thông tin khác nhau.
 Khi hệ thống chính sách, luật pháp liên quan
đến thương mại có sự thay đổi phải công bố
công khai sự điều chỉnh (nội dung, thời gian…)
 Việc thực thi chính sách, luật pháp liên quan
đến thương mại phải được đảm bảo thực hiện
đúng thời gian đã công bố.


II - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

* Mục đích áp dụng
* Cơ sở áp dụng
Hiệp định TM: song phương & đa phương
* Ngoại lệ
 Thông tin mật có thể gây cản trở cho
việc thi hành luật pháp
 Thông tin trái với lợi ích công cộng
 Thông tin gây phương hại đến quyền lợi
chính đáng của 1 doanh nghiệp cụ thể


III - CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1. Khái niệm và vị trí
* Khái niệm
Là hệ thống hoàn chỉnh bao gồm:

 các quy định, luật lệ
 các hiệp định quốc tế
 các quan điểm
được chính phủ sử dụng để điều chỉnh
hoạt động TMQT, phục vụ mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội


III - CHÍNH SÁCH TMQT

* Vị trí
 Là bộ phận của chính sách kinh tế đối
ngoại, chính sách kinh tế chung của 1
quốc gia
 Là căn cứ pháp lý mang tính quốc tế, đòi
hỏi các chủ thể tham gia phải tuân thủ
chặt chẽ
 Tạo điều kiện cho các công ty trong nước
có khả năng dự đoán trước và đảm bảo
an toàn trong kinh doanh


III - CHÍNH SÁCH TMQT

2. Các chính sách TMQT
2.1. Chính sách thương mại tự do
a. Khái niệm
* Khái niệm
Là chính sách TMQT mà nhà nước không
can thiệp trực tiếp vào hoạt động TM và thị

trường, để cho hàng hóa, dịch vụ được tự
do lưu thông giữa trong và ngoài nước, tạo
điều kiện cho TMQT phát triển.


CHÍNH SÁCH TM TỰ DO

* Đặc điểm


Quy luật thị trường điều tiết toàn bộ nền
kinh tế (quy luật cung cầu, giá trị, tự do
cạnh tranh)



Hoạt động TM quốc tế được tiến hành tự
do với hàng hóa, dịch vụ có đủ sức cạnh
tranh



Mức độ can thiệp vào nền KT và các hoạt
động thị trường của nhà nước thấp


CHÍNH SÁCH TM TỰ DO

* Phân loại
 Chính sách thương mại tự do hoàn toàn: mở

cửa hoàn toàn thị trường nội địa
 Chính sách thương mại tự do có giới hạn:
+

mở cửa thị trường nội địa với những
nước có quan hệ TM, dành cho nhau
những ưu đãi và nhân nhượng

+

mở cửa thị trường nội địa với những mặt
hàng trong nước có đủ sức cạnh tranh


CHÍNH SÁCH TM TỰ DO

b. Nội dung
-

Về mặt hàng: nhà nước xây dựng và
công bố danh mục hàng hóa được tự do
xuất, nhập khẩu

-

Về thị trường: nhà nước thực hiện các
biện pháp

-


+

đối với các nhà kinh doanh trong nước

+

đối với các nhà kinh doanh nước ngoài

Về nguyên tắc điều chỉnh: không phân
biệt đối xử và công khai, minh bạch


CHÍNH SÁCH TM TỰ DO

c. Tác động của việc thực hiện CSTM tự do
Tác động tích cực
- Thúc đẩy TMQT phát triển
- Thúc đẩy SX trong nước phát triển
- Thị trường hàng hóa nội địa phong phú, đa
dạng, người tiêu dùng được lợi
Tác động tiêu cực
- Nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng phát triển
không ổn định, có thể khủng hoảng
- Nhà sản xuất trong nước không đủ sức cạnh
tranh sẽ dễ dàng bị thua lỗ, phá sản


×