Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2009: Chứng chỉ nào được cộng điểm?
18/01/2009 23:04
TS tự do có thể nộp hồ sơ tại các điểm do
Sở GD-ĐT chỉ định - Ảnh: Nhựt Quang
Thí sinh có mấy nguyện vọng? Chế độ cộng điểm ưu tiên? Ngành học nào có phạm vi đào tạo rộng mang
tính chất đa ngành?... Đó là những quan tâm của nhiều thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh
ĐH-CĐ năm 2009.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa - Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, Ủy viên Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH-CĐ
năm 2009 của Bộ GD-ĐT và thạc sĩ Nguyễn Viết Dũng - Trưởng phòng tổng hợp cơ quan đại diện Bộ GD-
ĐT tại TP.HCM giải đáp tại buổi tư vấn trực tuyến do Báo Thanh Niên tổ chức chiều 17.1.
TS có mấy nguyện vọng?
Phụ huynh Dương Việt Cường ở Vĩnh Phúc - lần đầu tiên có con dự kỳ thi tuyển sinh - lo lắng: “Hồ sơ đăng
ký dự thi bao gồm những giấy tờ gì? Điền thông tin vào tờ khai đăng ký dự thi như thế nào? Khi đi thi con
tôi cần mang theo những giấy tờ gì?”. TS Nguyễn Đức Nghĩa giải đáp: Hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) sẽ do
các Sở GD-ĐT phát hành vào đầu tháng 3.2009 bao gồm 1 túi trong đó có 2 phiếu đánh số khác nhau.
Thí sinh (TS) điền đầy đủ các thông tin vào những phiếu này trước khi nộp. TS đang học tại các trường
THPT sẽ nộp hồ sơ ĐKDT tại trường, TS tự do có thể nộp tại các điểm do Sở GD-ĐT chỉ định. TS sẽ nộp túi
hồ sơ có phiếu số 1, giữ lại phiếu số 2. Khi đến phòng thi, TS cần mang theo phiếu báo thi, bằng tốt nghiệp
THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và các giấy tờ tùy thân có dán ảnh (như giấy CMND).
Còn Trần Duy Khoa (674/3 KP1, P.Hiệp Phú, Q.9, TP.HCM) băn khoăn khi sợ mình không thi đậu năm nay
thì “sang năm có được dự thi tiếp hay không, có phải đi nghĩa vụ quân sự không và mỗi TS có mấy nguyện
* Nếu em nộp hồ sơ dự thi ĐH khối D
nhưng không đậu, thì khi xét tiếp NV 2
em có quyền chọn một ngành của khối
khác không? (Một thí sinh)
- Thạc sĩ Nguyễn Viết Dũng: Trường
hợp em đã nộp hồ sơ dự thi khối D
nhưng không đậu thì NV2 phải chọn
một ngành cũng thuộc khối D. Điểm xét
tuyển của em sẽ được bảo lưu khi xét ở
hệ cao đẳng.
vọng đăng ký dự thi?”. TS Nguyễn Đức Nghĩa tư vấn: “Trong mỗi đợt thi, mỗi TS sẽ có 3 nguyện vọng (NV)
trong đó NV1 là tên ngành, trường mà TS ghi trong hồ sơ ĐKDT. Sau khi có kết quả điểm thi, nếu TS không
trúng tuyển theo NV1 và có điểm thi cao hơn điểm sàn do Bộ GD-ĐT quy định, TS sẽ sử dụng phiếu báo
điểm số 1 để đăng ký xét tuyển NV2 từ ngày 25.8 - 10.9, kết quả xét tuyển NV2 sẽ được công bố trước
ngày 15.9. Nếu vẫn chưa trúng tuyển NV2, TS sẽ sử dụng phiếu báo điểm số 2 để đăng ký xét tuyển NV3
từ ngày 15.9 - 30.9. Kết quả xét tuyển NV3 sẽ được công bố trước ngày 5.10. Hiện nay không có giới hạn
số lần dự thi ĐH và các thí sinh TS đã tốt nghiệp ở những năm trước phải tự cập nhật kiến thức để có thể
làm bài thi theo dạng thức của đề thi dựa trên chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Các thanh
niên trong độ tuổi mà không theo học tại các trường ĐH và CĐ đều phải thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự
theo quy định của Nhà nước”.
Chế độ cộng điểm ưu tiên
Phụ huynh Nguyễn Thanh Bình ở địa chỉ 285/67 CMT8, P.12, Q.10, TP.HCM đang “hướng dẫn con trai
chọn ngành phù hợp với sở thích và năng lực học tập nhưng thiếu thông tin về các ngành học, điểm chuẩn
năm trước của các trường ĐH-CĐ”. Thạc sĩ Nguyễn Viết Dũng cung cấp thông tin: “Tháng 3.2009, Bộ GD-
ĐT sẽ chính thức phát hành cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ 2009”. Ngoài ra, thạc sĩ Dũng
còn gợi ý: “Báo Thanh Niên là kênh truyền thông chính thức của Bộ GD-ĐT về tuyển sinh nên phụ huynh và
TS có thể tham khảo từ nguồn thông tin này để có cái nhìn tổng quát kỳ thi tuyển sinh các năm trước”.
Về chế độ cộng điểm ưu tiên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, Hà Minh (haminh5891@...) có chứng chỉ ngoại
ngữ cấp từ tháng 6.2005 nhưng không biết có được cộng điểm hay không? Thạc sĩ Nguyễn Viết Dũng cho
biết: “Theo quy định của Bộ GD-ĐT, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ có chứng chỉ nghề phổ thông do Sở
GD-ĐT tổ chức thi và cấp trong cùng cấp học mới được cộng điểm, còn chứng chỉ ngoại ngữ không được
cộng điểm”.
Một số điểm TS cần lưu ý
Để giải tỏa những lo lắng của những TS, TS Nghĩa thông tin rằng: Quy định đề thi năm 2009 về cơ bản
không có gì thay đổi so với năm 2008. Một số điểm TS cần lưu ý chẳng hạn như: Nội dung đề thi được ra
Báo Thanh Niên triển khai chương
trình Tư vấn mùa thi năm 2009
Ban tổ chức chương trình Tư vấn mùa
thi trân trọng kính mời đại diện lãnh
đạo của các trường ĐH-CĐ-TCCN có
nhu cầu tham gia đoàn tư vấn đến dự
Hội nghị triển khai thực hiện chương
trình vào lúc 15 giờ 30 ngày 19.1.2009
tại Hội trường lầu 4 Báo Thanh Niên, số
248 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM (mỗi
trường có tối đa 2 đại biểu tham dự).
Cần biết thêm chi tiết xin vui lòng liên
hệ: Nhà báo Vĩnh Thắng- Trưởng ban tổ
chức chương trình, hoặc cô Hà Ánh, thư
ký chương trình, ĐT: 0919841873.
BTC chương trình Tư vấn mùa thi
theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Các môn thi trắc nghiệm bao
gồm: Vật lý, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ. Các môn còn lại của các khối thi vẫn thi theo phương pháp tự
luận. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đã phát hành tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT và ĐH-CĐ đến các Sở GD-ĐT. TS
có thể liên hệ với trường đang học hoặc với Sở GD-ĐT để mua. Theo quy định hiện hành, điểm ưu tiên khu
vực được tính dựa vào địa bàn trường THPT nơi học sinh thi tốt nghiệp và học lâu nhất. Trước ngày thi, Bộ
GD-ĐT sẽ công bố danh mục các loại vật dụng được phép mang vào khu vực thi.
Trả lời câu hỏi của Ngọc Mai (ở Bình Thuận): ”Hiện nay các ngành học nào có phạm vi đào tạo rộng mang
tính chất đa ngành, liên ngành?”, tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa nói: Theo sự phát triển của khoa học và kinh tế
xã hội, việc tách các ngành khoa học ra khỏi nhau diễn ra theo quy luật nhất định. Hiện nay hầu như ít có
ngành khoa học nào mang tính chất biệt lập. Ví dụ điển hình là ngành công nghệ thông tin. Cách đây hơn
10 năm công nghệ thông tin là một ngành đào tạo, nhưng trong những năm gần đây, công nghệ thông tin
đã trở thành một nhóm ngành, và sinh viên tốt nghiệp nhóm ngành công nghệ thông tin có thể làm việc
trong nhiều ngành nghề khác nhau.
Nội dung đề thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2009
Theo thông tin của Bộ GD-ĐT, nội dung đề thi bám sát chương trình
THPT, chủ yếu là lớp 12, không quá khó, quá phức tạp, không đánh đố,
phù hợp với thời gian làm bài, có khả năng phân loại thí sinh.
Cấu trúc đề thi gồm 2 phần: Phần chung cho tất cả thí sinh, ra theo nội
dung giống nhau giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao;
Phần riêng ra theo chương trình: chương trình chuẩn và chương trình
nâng cao. Thí sinh chỉ được chọn một phần riêng thích hợp để làm bài;
Nếu làm cả hai phần riêng thì cả 2 phần riêng đều không được chấm. Chỉ
chấm điểm phần chung.
Riêng đối với các môn ngoại ngữ: đề thi mỗi môn chỉ có phần chung dành
cho tất cả thí sinh, ra theo nội dung giống nhau giữa chương trình chuẩn
và chương trình nâng cao, không có phần riêng.
Bích Thanh
Nhựt Quang - Bích Thanh