Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Cẩm nang dinh dưỡng cho bà bầu Full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.39 KB, 12 trang )

Cẩm nang Dinh Dưỡng Bà Bầu

- Share by: />
Ăn cả cho con
Việc ăn uống của người mẹ có vai trò quan trọng quyết định sự phát triển của
thai nhi. Các bà mẹ cần phải luôn tâm niệm rằng mình ăn không chỉ cho bản
thân mà cho cả đứa con trong bụng.
Mọi thành viên trong gia đình cũng cần quan tâm và ưu tiên nhiều hơn cho mẹ
và em bé sắp chào đời. Nếu được quan tâm và ăn uống tốt, đủ các chất dinh
dưỡng người mẹ sẽ khỏe và lên cân tốt. Trong suốt thời kỳ có thai, người mẹ cần
tăng từ 10-12kg (trong đó 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4-5kg, 3
tháng cuối tăng 5-6kg). Những bà mẹ tăng cân tốt trong thời kỳ mang thai, cơ
thể sẽ tích lũy mỡ - đây chính là nguồn dự trữ để tạo sữa sau khi sinh. Các bà mẹ
trong các gia đình không có điều kiện ăn uống đầy đủ, hoặc vì lý do nào đó do
bệnh tật, sợ béo... mà kiêng khem không hợp lý sẽ làm cho em bé bị suy dinh
dưỡng ngay từ khi còn là bào thai, lúc sinh ra thường có cân nặng thấp (dưới
2.500g).
Vậy người mẹ ăn bao nhiêu là đủ?
Về năng lượng, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nhu cầu năng lượng của bà
mẹ có thai 6 tháng cuối là 2.550 Kcal/ngày, tăng hơn người bình thường mỗi
ngày là 350Kcal. Để đạt được mức tăng này, mỗi ngày người mẹ cần ăn thêm từ
1 đến 2 bát cơm. Trong những tháng đầu của thời kỳ thai nghén, các bà mẹ hay
ốm, ăn vào là muốn ói mửa. Nhiều người không muốn ăn cơm. Lúc này các chị
nên tận dụng mọi loại thức ăn có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể như: bánh,
ngô, khoai, mì, chuối, kẹo... và ăn bất cứ lúc nào thèm ăn. Thường những phụ
nữ đang ốm nghén, dễ ăn nhất là vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Đối với
người mẹ nuôi con bú, nhất là nuôi con 6 tháng đầu năng lượng cần đạt được
2.750Kcal/ngày (tăng thêm 550Kcal mỗi ngày so với người bình thường - như
vậy phải ăn thêm 3 bát cơm mỗi ngày).
Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, trong mỗi bữa ăn người mẹ mang thai
cần được ăn thêm chất đạm và chất béo.



1


Cẩm nang Dinh Dưỡng Bà Bầu

- Share by: />
Về chất đạm và chất béo, khi mang thai nhu cầu chất đạm ở người mẹ tăng hơn
để giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể của em bé. Trước hết cần chú ý đến
nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như: đậu tương, đậu xanh, các loại đậu
khác và vừng lạc. Những thức ăn này rẻ hơn thịt (ở các gia đình nông thôn lại rất
sẵn trong vườn nhà), nhưng lượng đạm lại cao, dễ tiêu, lại có chất béo giúp tăng
năng lượng bữa ăn và giúp hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D,
E). Đối với chất đạm động vật, nên chú ý đến các loại thủy sản như: tôm, cua,
cá, ốc... nhất là các loại cá biển béo như cá thu, cá hồi rất tốt cho sự phát triển
não của trẻ. Những chị em có điều kiện nên ăn thêm thịt, trứng sữa.
Trong khi có thai cũng như cho con bú, với khẩu phần ăn cân đối sẽ đảm bảo
cung cấp vitamin, các chất khoáng và các yếu tố vi lượng. Lúc này các chị nên
ăn nhiều các loại thức ăn, thực phẩm có nhiều vitamin C như rau, quả, các loại
thức ăn có nhiều calci, phospho (cá, cua, tôm, sữa...) để giúp cho sự tạo xương
của thai nhi. Các thức ăn có nhiều sắt như: thịt, trứng, các loại đậu đỗ... để đề
phòng thiếu máu. Để đảm bảo đủ lượng vitamin A cần thiết, các chị nên ăn
trứng, sữa, cá thịt, đậu, đỗ và các loại rau, quả có nhiều caroten (tiền vitamin A)
như rau muống, rau ngót, rau dền, đu đủ, gấc, xoài... Ngoài ra, các bà mẹ trong
vòng một tháng đầu sau khi sinh nên uống một liều vitamin A 200.000 đơn vị để
đủ vitamin A trong sữa cho con bú 6 tháng đầu.
Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai (phần 1)
Truy cập để tìm mua những sản phẩm giả giá hấp dẫn!!!
Aug 7 2009 10:20AM
Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai là vấn đề hết sức quan trọng, chẳng những

ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn quyết định sự hình thành, phát triển của
đứa bé. Do đó, cần hết sức đặc biệt chú ý.
Tại sao phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt?
Chế độ dinh dưỡng của người mẹ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự
phát triển của thai nhi. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa
khẩu phần ăn của mẹ (đặc biệt là năng lượng khẩu phần) với mức tăng cân của
mẹ và cân nặng trẻ sơ sinh. Những trường hợp người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn

2


Cẩm nang Dinh Dưỡng Bà Bầu

- Share by: />
uống kiêng khem không hợp lý có nhiều nguy cơ sinh ra đứa trẻ có cân nặng thấp
dưới 2500g. Ngoài ra, nếu người mẹ tăng cân tốt, thì sẽ tích lũy được khoảng 4kg
mỡ, tương đương 36.000kcal, là nguồn dự trữ để sản xuất sữa sau khi sinh.
Nhu cầu dinh dưỡng gia tăng do việc hình thành thai nhi, bánh nhau, gia tăng các
mô cho mẹ và cho việc tăng chuyển hóa cơ bản của mẹ 4,8%, do đó người phụ
nữ có thai cảm thấy nóng. (3-6 tháng đầu: phát triển tử cung, các mô của mẹ và
7-9 tháng sau: phát triển thai nhi và bánh nhau). Thời gian mang thai, khối lượng
máu tăng 50% dẫn đến tăng nhu cầu chất đạm, sắt, acid folic, vitamin B6... do
vậy cần cung cấp đầy đủ.
Truy cập để tìm mua những sản phẩm giả giá hấp dẫn!!!
Nhu cầu dinh dưỡng gia tăng như thế nào?
Trong 3 tháng đầu, nhu cầu dinh dưỡng không tăng hơn so với trước khi mang
thai. Trong 6 tháng cuối, nhu cầu dinh dưỡng tăng 10-30%.
Nhu cầu calci của phụ nữ có thai khó có thể đạt được nếu không uống sữa vì sữa
là nguồn cung cấp calci dồi dào và dễ hấp thu nhất.
Năng lượng: Nhu cầu khuyến nghị ở 6 tháng cuối là 2250kcal/ngày, nghĩa là tăng

hơn so với người bình thường, mỗi ngày là 350kcal. Chỉ cần uống thêm 2 ly sữa,
2 chén cơm, hoặc ăn thêm 2-3 bữa phụ như khoai, bắp, chè, bánh... cũng đủ đáp
ứng nhu cầu này.
Chất đạm (protein): Do nhu cầu chất đạm tăng lên để tổng hợp protein cho cơ thể
mẹ như tăng lượng máu, tử cung,... đồng thời cung cấp protein cho thai nhi và
nhau thau hình thành, phát triển nên phụ nữ mang thai cần được cung cấp tối
thiểu 70g protein/ngày, cao hơn người bình thường 15g/ngày. Chỉ cần 70g đậu
các loại cũng đủ cung cấp nguồn protein 15g/ngày, hoặc 2 chén cơm thêm cũng
cung cấp được 9g protein/ngày.
Vitamin, khoáng chất và yếu tố vi lượng:
Calci: Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần lượng calci gấp đôi bình thường

3


Cẩm nang Dinh Dưỡng Bà Bầu

- Share by: />
(1000mg calci/ngày) để đáp ứng quá trình hình thành răng và xương thai nhi.
Nếu việc cung cấp calci trong thai kỳ không đầy đủ, cơ thể sẽ huy động calci dự
trữ từ xương và răng của mẹ để đảm bảo lượng calci cung cấp cho thai, và có thể
dẫn đến các triệu chứng vọp bẻ, đau mỏi cơ ở phụ nữ mang thai, nhất là 3 tháng
cuối, dẫn đến tình trạng loãng xương, hư răng ở mẹ sau sinh.
Đối với thai nhi, lượng calci cung cấp không đủ sẽ ảnh hưởng đến việc tạo
xương và các mầm răng ngay từ trong giai đoạn bào thai, gây nên những khiếm
khuyết về xương và răng có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ sinh ra đã có
dấu hiệu thiếu calci như mềm hộp sọ, thóp trước và thóp sau rộng, trẻ có các cơn
khóc tím tái do co thắt, thậm chí bị co giật do hạ calci huyết.
Mỗi ngày chỉ cần 2 ly sữa hoặc 100-200g cá, tép nhỏ ăn cả vỏ, cả xương, hoặc
các chiên xù, cá lớn kho rục xương, cá hộp, 50g mè,... là đủ cung ứng cho nhu

cầu calci của thai phụ.
Truy cập để tìm mua những sản phẩm giả giá hấp dẫn!!!
Sắt: Nhu cầu tăng cao để đáp ứng với sự phát triển bào thai trong tiến trình thai
nghén và nguy cơ mất máu lúc chuyển dạ. Thiếu máu, thiếu sắt trên phụ nữ mang
thai làm tăng nguy cơ tử vong đối với thai nhi như sinh non, sẩy thai, thai chết
lưu, chậm phát triển bào thai trong tử cung. Thiếu máu thiếu sắt được xem là liên
quan đến 1/4 trường hợp tử vong mẹ có liên quan đến thai sản, làm gia tăng các
tai biến sản khoa nhất là tai biến do xuất huyết sau sinh.
Một chế độ ăn hợp lý, đa dạng sẽ giúp cơ thể người mẹ có đầy đủ các loại
vitamin cần thiết giúp cho sự cân bằng của cơ thể và thai nhi phát triển tốt.
Nhu cầu sắt trong khẩu phần là 30-40mg/ngày có thể được cung cấp từ những
thức ăn giàu chất sắt như: thịt, phủ tạng động vật (tim, gan, thận, huyết,...) lòng
đỏ trứng, cá, thủy sản và đậu đỗ... Ngoài tăng cường thức ăn giàu chất sắt, có thể
sử dụng viên sắt bổ sung đều đặn mỗi ngày hoặc các sản phẩm dinh dưỡng đặc
biệt có bổ sung thêm sắt và acid folic như: sữa bột...
Acid folic (Vitamin B9): Cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của
thai, đặc biệt trong những tuần lễ đầu tiên. Thiếu acid folic ở phụ nữ mang thai

4


Cẩm nang Dinh Dưỡng Bà Bầu

- Share by: />
có thể gây ra dị tật ống thần kinh ở trẻ em. B9 có nhiều trong gan, men bia, các
loại rau xanh lá to, màu xanh đậm: mồng tơi, cải cúc, đậu phộng, hạt dẻ, ngũ cốc,
thịt, sữa...
Iốt và kẽm: Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể gây nên một số các tổn
thương không phục hồi được. Thiếu hụt kẽm dẫn đến chậm hoặc ngừng tăng
trưởng, dị tật bẩm sinh, làm gia tăng các triệu chứng nghén như: nôn ói, chán ăn.

Kẽm có nhiều trong thức ăn động vật màu đỏ và nhuyễn thể, đặc biệt hàu chứa
đến 75mg kẽm/100g. Ngoài ra, khi bổ sung kẽm cần chú ý bổ sung thêm 2mg
đồng (Cu) để tránh giảm Cu.
Thiếu Iốt là nguyên nhân gây nên các bệnh: đần độn, bướu cổ, chậm phát triển cả
về thể chất lẫn tinh thần. Iốt có nhiều trong các loại thủy hải sản, rong biển…
nhưng không phải ngày nào thai phụ cũng được cung cấp các thức ăn này, vì vậy
sử dụng muối iốt thay muối thường là biện pháp hiệu quả nhất.

Khắc phục một số tình trạng khó chịu thường gặp trong thai kỳ
Trong giai đoạn mang thai, do một số thay đổi về sinh lý, thai phụ có thể gặp
phải một số vấn đề liên quan đến dinh dưỡng. Tùy vào tính chất thai kỳ của
mỗi người, các vấn đề gặp phải có thể khác nhau nhưng nhìn chung có một số
vấn đề thường gặp hơn cả là:
- Sự thay đổi về khẩu vị có ở 3/4 phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Các thực
phẩm không ưa thích thường là: cá, thịt bò, thức ăn khô, thức uống có rượu, cà
phê, thức ăn chiên xào, có nhiều gia vị… Các thức ăn thường dễ được chấp
nhận, thích: kem, chocolate, snack mặn, sữa, trái cây…
- Nôn ói: thường gặp trong 3 tháng đầu. Có thể ăn làm nhiều bữa nhỏ, ăn từ
sáng sớm, chọn các loại thức ăn dễ được chấp nhận hơn như: thức ăn giàu chất
bột đường, trái cây, thức ăn lỏng như cháo, phở, miến, sữa,... thức ăn mát,
lạnh...
- Tê chân: Có thể nghĩ đến:

5


Cẩm nang Dinh Dưỡng Bà Bầu

- Share by: />
• Thiếu Calci: Nên tăng Calci khẩu phần bằng thực phẩm giàu calci như:

sữa, tôm cá nhỏ ăn cả xương...
• Tăng phosphat (thường gặp ở những phụ nữ uống trên 1 lít sữa/ngày): giảm
lượng sữa và thay 1 phần Calci sữa (có kèm nhiều phosphat) bằng thuốc calci.
- Táo bón: Do thay đổi hormon, giảm nhu động ruột, do thai lớn chèn ép, hoặc
uống bổ sung các vitamin và khoáng chất có chứa sắt có lợi cho thai nhi trong
thời kỳ này có thể làm tăng tình trạng táo bón. Cần tăng lượng nước uống 68ly/ngày, tăng lượng rau trái giàu chất xơ như: chuối, đu đủ, khoai lang, thanh
long, rau xanh… (> 300g rau và > 200g trái cây/ngày), uống đủ nước (ít nhất 6
ly/ngày), tránh thức ăn gây táo bón.
Tránh dùng thuốc xổ. Năng tập thể dục, đi bộ 15-30 phút/ngày là tốt nhất. Cuối
cùng, nếu đã áp dụng những biện pháp trên mà vẫn táo bón, bạn có thể thử
dùng thuốc nhuận trường. Có loại thuốc sử dụng được cho phụ nữ mang thai
nhưng bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này.
Truy cập để tìm mua những sản phẩm giả giá hấp dẫn!!!
- Ợ, trào ngược: Do thay đổi hormon dẫn đến dãn cơ tâm vị.
• Tránh thức ăn béo, nhiều gia vị, thức ăn chua
• Ăn nhiều bữa ăn nhỏ
• Ngồi hoặc đi lại nhẹ nhàng 1 giờ sau bữa ăn tránh nằm ngay
• Tránh uống thuốc: Bicarbonat gây kiềm hóa, các Antacid làm giảm hấp thu
chất sắt.
- PICA (ăn các loại không phải thức ăn): Chú ý an toàn và vệ sinh.
Làm sao biết mình đã có chế độ dinh dưỡng hợp lý?
Trước tiên, một chế độ ăn hợp lý cần có đầy đủ 4 nhóm thức ăn: Đường, đạm,
béo, vitamin và muối khoáng, mỗi nhóm thức ăn cung cấp một hoặc nhiều
thành phần cần thiết cho cơ thể. Với chế độ ăn như vậy, các dưỡng chất tăng
lên khá đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng tăng lên.

6


Cẩm nang Dinh Dưỡng Bà Bầu


- Share by: />
Thứ hai, chế độ ăn hợp lý còn được thể hiện qua sự tăng cân của thai phụ. Đối
với một người có cân nặng bình thường cần tăng 10–12kg trong suốt thời kỳ có
thai. Trong đó: 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 4–5kg và 3 tháng cuối
tăng 5–6kg. Phụ nữ song thai nên tăng 16–25,5kg, mỗi tuần tăng 0,75kg.
Tuy nhiên, mức tăng cân khuyến nghị còn thay đổi tùy theo chỉ số khối cơ thể
của phụ nữ trước khi có thai (BMI - Body Mass Index):
Nhóm BMI
Thấp
Bình thường
Cao

Tăng cân đề nghị (kg) cho 6 tháng cuối
0,5kg/tuần
0,4kg/tuần
1,3kg/tuần

Mức tăng cân do Viện Hàn Lâm Hoa Kỳ khuyến nghị:
BMI
< 19,8
19,8 - 26
26 - 29
> 29

Tăng cân đề nghị (kg)
12,5 - 18
11,5 - 16
7 - 11,5
Ít nhất 6kg


Chế độ ăn uống và dinh dưỡng cho bà bầu
Nuôi con khoẻ mạnh, thông minh là niềm vui, hạnh phúc, là mong muốn của
mỗi người mẹ, mỗi gia đình và là trách nhiệm thiêng liêng đối với giống nòi,
đất nước.
Muốn con khoẻ mạnh, mỗi người mẹ cần phải biết chăm sóc sức khoẻ của
mình, đặc biệt trong thời kỳ có thai, cho con bú, vì sức khoẻ, bệnh tật của
người mẹ trong thời kỳ này đều có ảnh hưởng sâu sắc đế sự phát triển và sức
khoẻ của đứa con trong bụng hay đang được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.
Trước hết, để có một gia đình hạnh phúc, cần thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
Nuôi được một đứa con nên người rất công phu, tốn kém, cho nên phải tính
toán cân nhắc kỹ trước khi định có con. Trong tình hình kinh tế chung hiện
nay, mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ một đến hai con. Không nên có con quá

7


Cẩm nang Dinh Dưỡng Bà Bầu

- Share by: />
sớm, trước 22 tuổi, vì đẻ sớm quá cơ thể người mẹ chưa phát triển đầy đủ và
hoàn thiện cơ quan sinh dục và các tuyến nội tiết. Không nên sinh quá muộn
sau 35 tuổi, vì đẻ muộn, khung xương chậu, các dây chằng cứng khó dãn nở,
dẫn đến nguy cơ đẻ khó. Tốt nhất nên đẻ ở lứa tuổi 25 đến 30 tuổi và khoảng
cách mỗi lẫn sinh tối thiểu là 3 năm.
I. Chăm sóc người mẹ
Chăm sóc người phụ nữ khi có thai nghén nhằm đảm bảo một cuộc thai
nghén bình thường và sinh đẻ an toàn cho cả mẹ lẫn con. Vì thế, khi có thai
người mẹ cần đến trạm y tế hoặc nhà hộ sinh đăng ký quản lý thai, để được
nhân viên y tế khám và theo dõi. Mỗi người mẹ đều có phiếu khám thai hoặc

phiếu theo dõi sức khoẻ tại nhà.
Bắt đầu có thai, một số người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, hay có
cảm giác buồn nôn hoặc thèm ăn những thức ăn theo sở thích riêng của từng
người. Các hiện tượng đó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó người mẹ
cần chăm lo ăn uống hợp lý và giữ gìn sức khoẻ để thai phát triển bình
thường.
Truy cập để tìm mua những sản phẩm giả giá hấp dẫn!!!
Để theo dõi sự phát triển của thai, người mẹ nên thực hiện việc khám thai
định kỳ ít nhất 3 lần trong suốt thời kỳ thai nghén. Lần thứ nhất vào ba tháng
đầu để xác định chắc chắn có thai hay không, lần thứ hai vào ba tháng giữa
để xem thai khoẻ hay yếu để có kế hoạch bồi dưỡng cho người mẹ kịp thời,
lần thứ ba vào ba tháng cuối để xem thai có phát triển bình thường không,
thuận hay ngược, tiên lượng cuộc đẻ và dự kiến ngày sinh.
Nếu khám được nhiều lần hơn càng tốt, nhất là ba tháng cuối, mỗi tháng nên
khám một lần. Khi khám thai, người mẹ cần được khám toàn thân: đo chiều
cao, cân nặng, đếm mạch, nghe tim phổi, đo huyết áp, thử nước tiểu, phát
hiện các yếu tố bất thường như cao huyết áp, protein niệu, da xanh xao thiếu
máu (nhìn niêm mạc môi, mắt), phù nề (ấn vào mắt cá chân) và các bệnh
mãn tính tim, gan, thận... Khám sản khoa: đo chiều cao tử cung, vòng bụng,
nghe tim thai. Đề phòng bệnh uốn ván cho con, người mẹ khi có thai cần

8


Cẩm nang Dinh Dưỡng Bà Bầu

- Share by: />
được tiêm phòng uốn ván, tiêm hai lần: mũi thứ nhất vào tháng thứ tư hoặc
thứ sáu, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất một tháng và trước khi đẻ ít nhất nửa
tháng.

Trong thời kỳ có thai, nhất là ở các tháng cuối, do thai chèn ép vào các mạch
máu lớn của ổ bụng, có thể có hiện tượng "xuống máu chân", phù nhẹ ở
chân. Nếu thấy phù toàn thân kèm nhức đầu, mờ mắt thì có thể do nhiễm độc
thai nghén, phải đi khám, thử nước tiểu, đo huyết áp, hạn chế ăn muối.
Thường xuyên đi khám để tránh tai biến khi đẻ.
Khi có thai, cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc, tiêm chủng, chiếu chụp
điện vì rất dễ gây rối loạn phát triển thai. Thí dụ, khi mới có thai, dùng
vitamin A liều cao có thể làm thai phát triển không bình thường; dùng kháng
sinh streptomycin có thể làm trẻ bị điếc ngay từ khi đẻ.
Một số thuốc nội tiết, an thần có thể gây sảy thai, thai chết, rối loạn phát
triển của thai hoặc bị bệnh sau khi đẻ. Do đó khi cần dùng thuốc, phải hỏi ý
kiến thầy thuốc.
Truy cập để tìm mua những sản phẩm giả giá hấp dẫn!!!
Chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái của người mẹ ảnh
hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nên lao động chân tay và trí óc một cách điều
độ, tránh lao động mệt nhọc quá sức. Quan niệm "Chửa con so, làm cho láng
giềng" để thai không quá to, dễ đẻ là không đúng. Vào tháng cuối, người mẹ
cần được nghỉ ngơi để có thời gian chuẩn bị cho con, cho mẹ, có sức khoẻ
tốt, tránh được tai biến khi đẻ.
II. Chế độ ăn uống của người mẹ
Chế độ ăn uống của người mẹ có vai trò quan trọng quyết định đối với sự
phát triển của thai nhi. Người mẹ cần nhớ rằng phải ăn uống cho mình và
cho cả con trong bụng. Nếu người mẹ được ăn uống tốt, đầy đủ các chất dinh
dưỡng thì người mẹ sẽ lên cân tốt. Trong suốt thời kỳ có thai, người mẹ cần
tăng được từ 10kg đến 12 kg (trong đó, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa
tăng 4-5kg, 3 tháng cuối tăng 5-6 kg).

9



Cẩm nang Dinh Dưỡng Bà Bầu

- Share by: />
Tăng cân tốt, người mẹ sẽ tích luỹ mỡ là nguồn dự trữ để tạo sữa sau khi
sinh. Những trường hợp người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem
không hợp lý chính là nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bào thai,trẻ đẻ
ra có cân nặng thấp dưới 2500g.
1. Nhu cầu dinh dưỡng.
Khi có thai, nuôi con bú, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng đòi
hỏi cao hơn ở mức bình thường vì nhu cầu ngoài đảm bảo cung cấp cho các
hoạt động của cơ thể, sự thay đổi về sinh lý của người mẹ như biến đổi về
chuyển hoá, tích luỹ mỡ, tăng cân, sự tăng về khối lượng của tử cung, vú,
còn cần thiết cho sự phát triển của thai nhi và tạo sữa cho con bú.
* Tăng thêm năng lượng:
Nhu cầu năng lượng của bà mẹ có thai 6 tháng cuối là 2550 Kcal/ngày, như
vậy, năng lượng tăng thêm hơn người bình thường mỗi ngày là 350 Kcal. Để
đạt được mức tăng này,người mẹ cần ăn thêm 1 đến 2 bát cơm. Đối với bà
mẹ nuôi con bú, năng lượng cung cấp tỷ lệ với lượng sữa sản xuất, nhưng
nói chung, ở bà mẹ nuôi con 6 tháng đầu, năng lượng cần đạt được 2750
Kcal/ngày, như vậy, năng lượng tăng thêm mỗi ngày là 550 Kcal (tương
đương với 3 bát cơm mỗi ngày).
* Bổ sung chất đạm và chất béo giúp việc xây dựng và phát triển cơ thể
cho trẻ:
Khi mang thai nhu cầu chất đạm ở người mẹ tăng lên giúp việc xây dựng và
phát triển cơ thể của trẻ. Ngoài cơm (và lương thực khác) ăn đủ no, bữa ăn
cho bà mẹ có thai cần có thức ăn để bổ sung chất đạm và chất béo. Trước hết
cần chú ý đến nguồn chất đạm từ các thức ăn thực vật như đậu tương, đậu
xanh, các loại đậu khác và vừng lạc. Đây là những thức ăn giá rẻ hơn thịt,
nhưng có lượng đạm cao, lại có chất béo giúp tăng năng lượng bữa ăn và
giúp hấp thu tốt các vitamin tan trong dầu (vitamin A,D,E). Chất đạm động

vật đáng chú ý là các loại thủy sản như tôm, cua, cá, ốc... có điều nên cố
gắng có thêm thịt, trứng, sữa. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ
mang thai 3 tháng cuối: 70g/ngày, còn đối với bà mẹ cho con bú cần cao hơn

10


Cẩm nang Dinh Dưỡng Bà Bầu

- Share by: />
83g/ngày.
* Bổ sung vitamin, chất khoáng và các yếu tố vi lượng:
Trong khi có thai cũng như nuôi con bú, với khẩu phần ăn cân đối sẽ đảm
bảo cung cấp vitamin, các chất khoáng và các yếu tố vi lượng. Trong thời kỳ
có thai, cần khuyên người mẹ nên ăn các loại thức ăn, thực phẩm có nhiều
vitamin C như rau, quả, các loại thức ăn có nhiều canxi, photpho (cá, cua,
tôm, sữa... ) để giúp cho sự tạo xương của thai nhi. Các thức ăn có nhiều sắt
như thịt, trứng, các loại đậu đỗ.. để đề phòng thiếu máu.
Khi cho con bú, đề phòng bệnh khô mắt do thiếu vitamin A, người ta khuyên
người mẹ nên ăn các thức ăn có nhiều protein và vitamin như trứng, sữa, cá,
thịt, đậu đỗ và các loại rau, quả có nhiều caroten (tiền vitamin A) như rau
muống, rau ngót, rau dền, đu đủ, gấc, xoài...
Ngoài ra, nên cho người mẹ trong vòng một tháng đầu sau khi sinh uống một
liều vitamin A 200.000 đơn vị để đủ vitamin A trong sữa cho con bú 6 tháng
đầu.
Truy cập để tìm mua những sản phẩm giả giá hấp dẫn!!!

2. Chế độ ăn.
Trong thời kỳ có thai, nuôi con bú, chế độ ăn uống rất quan trọng vì có ảnh
hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ lẫn con. Trong chế độ ăn, người mẹ không

nên kiêng khem, nhưng cũng cần chú ý một số vấn đề nên hạn chế trong ăn
uống như:
- Không nên dùng các loại kích thích như rượu, cà phê, thuốc lá, nước chè
đặc...
- Giảm ăn các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, dấm.
Trong khi có thai và cho con bú, người mẹ phải ăn nhiều hơn bình thường.
Trước hết, bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng, nguồn năng lượng trong bữa
ăn ở nước ta chủ yếu dựa vào lương thực như gạo, ngô, mỳ... Các loại khoai

11


Cẩm nang Dinh Dưỡng Bà Bầu

- Share by: />
củ cũng là nguồn năng lượng, nhưng ít chất đạm (protein), do đó chỉ nên ăn
trộn, không ăn trừ bữa. Gạo nên chọn loại gạo tốt, không xay xát quá trắng
vì sẽ mất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B1 chống bệnh tê
phù.Trong bữa ăn cần cung cấp đủ chất đạm (protein), vì chất đạm cần cho
thai lớn, mẹ đủ sữa.
Truy cập để tìm mua những sản phẩm giả giá hấp dẫn!!!

12



×