ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC
CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC
CHƯƠNG VIII
NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT
GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
NGƯỜI BIÊN SOẠN
PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG
TS. LÊ HỮU ÁI
NỘI DUNG CHƯƠNG VIII
I. KHÁI NIỆM THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN
II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC
THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
III. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA
NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH
MẠNG HIỆN NAY Ở NƯỚC TA
I. KHÁI NIỆM THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN
1. Phạm trù thực tiễn
a) Các quan điểm về thực tiễn
Một trong những khuyết điểm chủ yếu của
lý luận nhận thức duy vật trước Mác là chưa
thấy hết vai trò của thực tiễn đối với nhận
thức.
Một số nhà triết học như Ph. Bêcơn, Đ.
Điđơrô …đề cao vai trò của thực nghiệm khoa
học, chưa đề cập đến vai trò của các hình thức
khác của thực tiễn đối với nhận thức.
G. Hêghen tuy có đề cập đến thực tiễn,
nhưng ông không coi thực tiễn là hoạt động
vật chất mà là hoạt động tinh thần.
L. Phoiơbăc chỉ coi lý luận mới là hoạt động
đích thực, còn thực tiễn chỉ được ông xem xét
ở khía cạnh biểu hiện bẩn thỉu mà thôi.
C. Mác và Ph. Ăngghen đã thực hiện
một bước chuyển biến cách mạng trong lý
luận nhận thức bằng cách đưa phạm trù
thực tiễn vào trong lý luận nhận thức.
Lênin nhấn mạnh: “Quan điểm về đời
sống, về thực tiễn, phải là quan điểm thứ
nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức”
(Toàn tập, tập 18, tr. 167)
b) Thực tiễn là gì
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động
vật chất có tính xã hội - lịch sử của
con người nhằm biến đổi tự nhiên, xã
hội và bản thân con người.
- Thực tiễn là hoạt động vật chất
- Thực tiễn là hoạt động xã hội
- Thực tiễn có tính lịch sử
c) Các hình thức cơ bản của thực tiễn
Hoạt động thực tiễn có 3 hình thức cơ bản:
- Lao động sản xuất vật chất là hình thức
thực tiễn cơ bản nhất.
- Hoạt động biến đổi xã hội là hình thức
thực tiễn cao nhất.
- Thực nghiệm khoa học là hình thức thực
tiễn đặc biệt, nhằm mục đích phục vụ nghiên
cứu khoa học và kiểm tra giả thuyết khoa học.
2) Phạm trù lý luận
a) Lý luận là gì
Lý luận là hệ thống những tri thức
được khái quát từ thực tiễn phản ánh
những mối liên hệ bản chất, những quy
luật của sự vật, hiện tượng.
Quá trình hình thành lý luận: từ trực quan
sinh động đến tư duy trừu tượng, từ nhận
thức kinh nghiệm đến nhận thức lý luận, từ
giả thuyết đến lý thuyết.
Cần phân biệt sự khác nhau giữa giả
thuyết và lý thuyết (lý luận).
Giả thuyết mới chỉ là những tri thức giả
định.
Chỉ khi nào một giả thuyết đã được kiểm
nghiệm và xác nhận mới trở thành lý luận.
Như vậy, lý luận là kết quả của quá trình
phát triển cao, là trình độ cao của nhận thức.
Lý luận là hệ thống những tri thức chân
thực về thế giới, về những mối liên hệ bản
chất và những tính quy luật của tự nhiên và
xã hội.
b) Các cấp độ của lý luận
- Lý luận triết học
- Lý luận ngành
II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA
NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ
LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Thực tiễn là cơ sở, mục đích, động lực
của lý luận, tiêu chuẩn của lý luận
- Thực tiễn là cơ sở của lý luận
+ Thực tiễn làm nảy sinh những vấn đề và đề ra
nhiệm vụ nghiên cứu của lý luận.
+ Lý luận được hình thành nhờ sự khái quát
những kinh nghiệm của hoạt động thực tiễn và nâng
chúng lên một trình độ mới. Đứng ngoài hoạt động
thực tiễn thì không thể có bất cứ một lý luận khoa
học nào.
- Thực tiễn là mục đích của lý luận
Mục đích của lý luận là để giải quyết
những vấn đề thực tiễn, phục vụ cho hoạt
động thực tiễn.
- Thực tiễn là động lực của lý luận
+ Nhu cầu thực tiễn thúc đẩy lý luận ra đời
và phát triển
+ Mâu thuẫn trong thực tiễn đòi hỏi phải
phát triển lý luận mới giải quyết được
+ Thực tiễn tạo ra những phương tiện mới
hỗ trợ việc nghiên cứu lý luận (Thí dụ, công
nghệ thông tin trong thời đại ngày nay).
- Thực tiễn là tiêu chuẩn xác nhận
tính chân lý của lý luận
+ Thế nào là chân lý?
Chân lý là tri thức của con người về
thế giới khách quan có nội dung phù hợp
với thế giới đó và đã được thực tiễn kiểm
nghiệm.
+ Các quan điểm khác nhau về tiêu chuẩn
của chân lý :
Tôn giáo: Điều gì được nhiều người tin là
chân lý.
Chủ nghĩa duy lý: Tính rõ ràng, mạch lạc
của tư tưởng.
Chủ nghĩa thực chứng: tư tưởng đã được
được kiểm tra, chứng thực bằng kinh nghiệm
cảm tính.
Chủ nghĩa thực dụng: điều gì hữu dụng,
đem lại lợi ích và hiệu quả thực tế là chân lý.
+ Quan điểm triết học Mác-Lênin về thực
tiễn với tính cách là tiêu chuẩn của chân lý:
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất cải tạo tự
nhiên và xã hội của con người, không chỉ bó hẹp
trong thực nghiệm khoa học.
Thực tiễn phải được xem xét trong phạm vi rộng
lớn, thời gian lâu dài.
Chỉ có thực tiễn của toàn thể nhân loại trong lịch
sử lâu dài mới có thể chứng minh hay bác bỏ một
vấn đề lý luận.
Tiêu chuẩn của thực tiễn cũng có tính tương đối.
2. Thực tiễn phải được chỉ đạo bằng lý
luận; ngược lại lý luận phải được vận dụng
vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển
trong thực tiễn
- Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận
vì:
+ Lý luận giúp con người hiểu đúng bản
chất, quy luật, xu thế, dự báo khả năng phát
triển của sự vật, hiện tượng.
+ Lý luận giúp con người định hướng mục
tiêu, xác định phương pháp, tổ chức lực lượng
hoạt động.
+ Lý luận một khi thâm nhập trong quần
chúng sẽ tổ chức được quần chúng thành lực
lượng vật chất và tinh thần to lớn.
Hồ Chí Minh nói:
“Lý luận quan trọng đối với Đảng như thế nào?
Lênin, người thầy vĩ đại của chúng ta đã tóm tắt
tầm quan trọng của lý luận trong mấy câu như sau:
“ Không có lý luận cách mạng thì không có
phong trào cách mạng” và chỉ Đảng nào có lý luận
tiên phong hướng dẫn thì mới có thể làm tròn được
vai trò chiến sĩ tiên phong”
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, tr. 495)
- Mục đích của lý luận là thực tiễn, do đó lý
luận phải được vận dụng vào thực tiễn để
phục vụ thực tiễn và không ngừng được bổ
sung và phát triển trong thực tiễn.
- Lý luận từ thực tiễn mà khái quát lên.
Nhưng lý luận là sự nhận thức gián tiếp, trừu
tượng nên có khả năng thoát ly thực tế, phản
ánh sai lệch hiện thực. Do vậy, lý luận phải
được thường xuyên kiểm tra trong hoạt động
thực tiễn.
Hồ Chí Minh viết:
“Thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là một nguyên tắc
căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn không có lý
luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà
không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông. Vì vậy cho nên
trong khi nhấn mạnh sự quan trọng của lý luận, đã nhiều lần
đồng chí Lênin nhắc đi nhắc lại rằng lý luận cách mạng
không phải là giáo điều, nó là kim chỉ nam cho hành động
cách mạng; và lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc ,
nó đầy tính chất sáng tạo ; lý luận luôn luôn cần được bổ
sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh
động. Những người cộng sản ở các nước phải cụ thể hóa chủ
nghĩa Mác-Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng
lúc từng nơi”. (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.8, t. 496).
Trong quan hệ lý luận-thực tiễn thì thực
tiễn là tính thứ nhất, lý luận là tính thứ hai.
Thực tiễn cao hơn lý luận về tính phổ biến và
tính hiện thực trực tiếp.
Lênin viết: “Thực tiễn cao hơn nhận thức (lý
luận), vì nó có ưu điểm không những của tính phổ
biến, mà cả của của tính hiện thực trực tiếp”.
(V.I. Lênin, Toàn tập, t. 29, tr. 230)
III. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA
NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH
MẠNG HIỆN NAY Ở NƯỚC TA
1. Xuất phát từ tình hình cụ thể và yêu
cầu của thực tiễn đất nước để đề ra mục
đích, yêu cầu cho hoạt động lý luận
- Lý luận phải luôn luôn bám sát thực
tiễn, phản ánh yêu cầu của thực tiễn.
- Lý luận phải phù hợp với thực tiễn
2. Hoạt động thực tiễn phải được chỉ đạo
bằng lý luận khoa học và cách mạng
- Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và
kim chỉ nam cho hành động của Đảng và của
cách mạng Việt Nam.
- Vận dụng tri thức khoa học của nhân loại.
Ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến
trên thế giới để đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
- Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực
tiễn của Việt Nam và quốc tế để tiếp tục hoàn
thiện lý luận về CNXH và con đường đi lên
CNXH ở nước ta.
- Phát triển, đổi mới giáo dục và đào tạo.
Kết hợp lý luận với thực tiễn, nhà trường và
xã hội, học đi đôi với hành.
3. Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh
giáo điều
Bệnh giáo điều là khuynh hướng cường
điệu lý luận, coi thường thực tiễn, tách rời lý
luận khỏi thực tiễn.
Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư
tưởng tuyệt đối hóa kinh nghiệm thực tiễn,
coi thường lý luận.