Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Phân tích các quy định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.55 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I. Cơ sở lý luận. 2
1. Cổ phần. 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Phân loại 2
2. Cổ phiếu. 3
3. Chuyển nhượng cổ phần. 3
II. Quy định của pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần.
4
1. Điều kiện chuyển nhượng cổ phần. 4
1.1. Đối với cổ phần phổ thông. 4
1.2. Đối với cổ phần ưu đãi 5
1.3. Một số trường hợp khác trong chuyển nhượng cổ phần. 7
2. Cách thức chuyển nhượng cổ phần. 10
2.1. Chuyển nhượng theo cách thông thường bằng hợp đồng. 10
2.2. Chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. 13
C. KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong tình hình nền kinh kế thị trường hội nhập quốc tế ở hiện ta hiện nay,
công ty cổ phần đang là loại hình được nhà nước thúc đẩy mở rộng. Việc
chuyển đổi từ các loại hình doanh nghiệp khác sang công ty cổ phần đang
ngày càng nhiều lên, từ các doanh nghiệp nhà nước đến các công ty tư nhân.


Không thể phủ định rằng trước tình hình toàn cầu hóa kinh tế lúc bấy giờ,
công ty cổ phần là một loại hình phù hợp với yêu cầu thực tiễn cũng như xu
thế thời đại. Tuy nhiên trước tình hình các công ty cổ phần cá nhiều thì vấn


đề phát sinh từ công ty cổ phần cũng không phải là ít, một trong những vấn
đề đó là việc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần. Luật Doanh
nghiệp 2014 sẽ là nắm giữ vai tò chủ chốt trong việc giải quyết các vấn đề
phát sinh đó. Để hiểu thêm về các quy định của Luật trong vấn đề này, em
xin được làm rõ trong tiểu luận này với đề tài: “Phân tích các quy định pháp
luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận
1. Cổ phần
1.1. Khái niệm
Theo điểm a, khoản 1, điều 110, Luật DN 2014 thì: “ Vốn điều lệ được chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần” trong đó vốn điều lệ theo quy
định tại khoản 29, điều 4 Luật DN 2014 là “ tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã
bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty
cổ phần”.
1.2. Phân loại
Theo quy đinh tại điều 113 Luật DN 2014, công ty cổ phần có thể tồn tại hai
loại cổ phần: cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi.
Trong đó cổ phần phổ thông là loại cổ phần bắt buộc phải có trong công ty
công phần. Có thể hiểu cổ phần phổ thông là cổ phần chỉ hưởng lãi hoặc
chịu lỗ dựa trên kết quả hoạt động của công ty.
Bên cạnh cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Cổ
phần ưu đãi gồm nhiều loại, bao gồm; cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu
đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công


ty quy định. Cụ thể:
Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so
với cổ phần phổ thông, số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu
quyết do Điều lệ công ty quy định.( Khoản 1, điều 116 Luật DN 2014)

Cổ phần ưu đãi cổ tức là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với
mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức cổ tức ổn định hàng năm.
(Khoản 1, điều 117 Luật DN 2014)
Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu
cầu của người sở hữu hoàn theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ
phần ưu đãi hoàn lại. ( Khoản 1, điều 118, Luật DN 2014)
2. Cổ phiếu
Theo quy định tại khoản 1, điều 120 Luật DN 2014 thì cổ phiếu là chứng chỉ
do công ty cổ phần phát hành, bút toán, ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận
quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
3. Chuyển nhượng cổ phần
Chuyển nhượng cổ phần được hiểu là hành vi làm thay đổi (mua bán, biếu
tặng, thừa kế, ) số lượng cổ phần đang nắm giữ.
II. Quy định của pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ
phần
1. Điều kiện chuyển nhượng cổ phần
1.1. Đối với cổ phần phổ thông
Theo điểm d, khoản 1, điều 114, Luật DN 2014 thì cổ đông phổ thông có
quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 điều 119 và khoản 1 điều 126 của Luật này. Cụ thể
các trường hợp đó là:
Thứ nhất, trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển


nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển
nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng
lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này cổ
đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc
chuyển nhượng các cổ phần đó. Sau thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được

cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các hạn chế của cổ phần phổ
thông đối với cổ đông sáng lập được bãi bỏ. Quy định này không thay đổi so
với Luật DN 2005 ( quy định tại khoản 5, điều 84), nó nhằm bảo đảm các cổ
đông sáng lập, các nhà đầu tư sẽ không tự ý rời bỏ công ty khi công ty chưa
đi vào quỹ đạo ổn định, bên cạnh đó quy định trên còn mang tính chất ràng
buộc nghĩa vụ vật chất của cổ đông sáng lập với người mua nhằm tránh tình
trạng tuyên truyền lừa đảo.
Thứ hai, nếu trường hợp Điều lệ công ty có quy định về hạn chế chuyển
nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong
cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Đây là một điểm bổ sung so với Luật DN
2005, nó làm tăng quyền quyết định của thành viên trong công ty mà chủ
yếu là người sáng lập công ty khi cho phép Điều lệ công ty có quy định về
hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
1.2. Đối với cổ phần ưu đãi
Đây là loại cổ phần đặc biệt, các quy định về chuyển nhượng cổ phần phụ
thuộc vào Luật DN 2014 và Điều lệ công ty (nếu có)
a. Đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết
Theo khoản 3, điều 116, Luật DN 2014 thì cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi
biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. Cổ đông
sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết được quy định là tổ chức được Chính phủ
ủy quyền hoặc cổ đông sáng lập, mặt khác, cổ phần ưu đãi biểu quyết cũng
chỉ có giá trị hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy


chứng nhận doanh nghiệp (khoản 3, điều 113, Luật DN 2014). Quy định này
không thay đổi so với quy định của Luật DN 2005. Bởi có thể thấy quy định
trên nhằm giúp doanh nghiệp có thể ôn định được tình hình khi vừa mới đi
vào hoạt động bằng việc hạn chế sự thay đổi trong cơ cấu, chính sách hoạt
động của doanh nghiệp khi cổ phần ưu đãi biểu quyết bị chuyển nhượng cho
người khác.

b. Đối với cổ phần ưu đãi cổ tức
Với quy định tại điểm c, khoản 2, điều 117 Luật DN 2014 thì việc chuyển
nhượng của cổ phần ưu đãi biểu quyết giống như cổ phần phổ thông tức là
được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác
về việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Có thể nhận thấy sự khác nhau rõ
ràng giữa việc chuyển nhượng của cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi
biểu quyết. Có sự khác nhau trên bởi cổ phần ưu đãi cổ tức chỉ mang giá trị
về mặt vật chất, tức là được nhận nhiều cổ tức hơn so với các cổ phần khác,
nó không mang tính ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty bởi cổ đông
sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội
đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (khoản
3, điều 117 Luật DN 2014), trong khi đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết giúp
người nắm giữ có quyền quyết định cao hơn so với những người nắm giữ
cùng lượng cổ phần nhưng loại khác, chính quyền quyết định ấy sẽ ảnh
hưởng đến hoạt động của công ty, nhất là trong giai đoạn đầu đi vào hoạt
động.
Đây có thể được xem là một điểm mới của Luật DN 2014 bởi trong Luật DN
2005 không tồn tại quy định về việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cổ tức
mà việc chuyển nhượng phụ thuộc hoàn toàn vào quy định của Điều lệ công
ty. Về mặt hình thức có thể thấy được sự quan tâm của Nhà nước trong việc
điều chỉnh việc chuyển nhượng cổ phần bằng cách đưa yếu tố pháp lý vào


làm hoạt động chuyển nhượng thêm phần minh bạch, cụ thể. Song thực sự
vẫn không có tính mới nổi bật, cụ thể bên cạnh việc quy định tự do chuyển
nhượng thì luật cũng có quy định việc tự do chuyển nhượng nếu không có sự
hạn chế trong quy định của Điều lệ công ty, nghĩa là nếu Điều lệ công ty có
quy định khác thì sẽ tuân theo Điều lệ công ty, vậy thì so với việc xem xét
các quy định của Điều lệ công ty rồi từ đó áp dụng cho việc chuyển nhượng
của Luật DN 2005 thì cũng không có tính đột phá hẳn.

c. Cổ phần ưu đãi hoàn lại
Giống như cổ phần cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại cũng được
tự do chuyển nhượng trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác về
việc hạn chế chuyển nhượng cổ phần (khoản 2, điều 118, Luật DN 2014).
Điều này là hoàn toàn phù hợp bởi tính chất của cổ phần ưu đãi hoàn lại
cũng không khác so với cổ phần ưu đãi cổ tức bởi ngoài việc người sở hữu
sẽ có quyền yêu cầu hoàn lại vốn góp hoặc việc hoàn lại sẽ được thực hiện
khi đáp ứng các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại
thì cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại cũng giống như cổ đông sở hữu
cổ phần ưu đãi cổ tức đó là không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng
cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, tức là không
mang tính ảnh hưởng lớn đến hoạt động của công ty.
Tương tự Luật DN 2014 quy định về việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cổ
tức giống với việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi hoàn lại thì Luật DN 2005
cũng không quy định về việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cổ tức mà tùy
vào Điều lệ công ty mà thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần.
1.3. Một số trường hợp khác trong chuyển nhượng cổ phần
Hiện nay, Luật doanh nghiệp 2014 chưa có nghị định hướng dẫn đối với
những trường hợp này, tuy nhiên trong các văn bản pháp luật căn cứ theo
Luật DN 2005 thì các trường hợp chuyển nhượng cổ phần sau: cổ phần phát


hành riêng lẻ, cổ phần của ngân hàng thương mại cổ phần, cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài có một số điểm khác so với các trường hợp chuyển
nhượng cổ phần khác. Cụ thể:
· Đối với cổ phần phát hành riêng lẻ:
Luật DN 2005 quy định “Chính phủ quy định về việc chào bán cổ phần
riêng lẻ” (khoản 6, điều 87), theo đó nghị định số 01/2010/NĐ-CP là nghị
định quy định về vấn đề này. Song trong luật DN 2014 lại không nhắc đến.
Theo nghị định 01/2010/NĐ-CP thì chào bán cổ phần riêng lẻ là việc chào

bán cổ phần hoặc quyền mua cổ phần trực tiếp và không sử dụng các
phương tiện thông tin đại chúng cho một trong các đối tượng sau: Các nhà
đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, dưới 100 nhà đầu tư không phải nhà đầu
tư chuyên nghiệp (điểm a, b, khoản 1, điều 4). Cũng theo đó, cổ phần mà các
công ty cổ phần khi phát hành riêng lẻ không được chuyển nhượng trong
thời hạn một năm kể từ ngày phát hành .
Tuy nhiên, quy định này sẽ gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp khi phát
hành cổ phiếu riêng lẻ, nhưng lại là một động thái tích cực nhằm ngăn chặn
nguy cơ đầu cơ và bán khống của các nhà đầu tư nếu không hạn chế thời
gian chuyển nhượng. Đồng thời, quy định này cũng ngăn chặn được sự liên
kết của những nhà đầu tư và những cổ đông lớn của doanh nghiệp cũng
chính là những người có quyền quyết định chào bán riêng lẻ nhằm cố ý chấp
nhận giảm giá trị vốn góp ở công ty để phát hành cổ phiếu với giá rẻ hơn giá
trị nội tại của công ty nhằm chia lợi ích. Vì vậy, với quy định cấm chuyển
nhượng cổ phiếu phát hành riêng lẻ trong vòng một năm, vốn của nhà đầu tư
sẽ bị chôn trong một thời gian khá dài, thậm chí nhà đầu tư phải đối mặt với
rủi ro cao nếu xu hướng giá thị trường giảm mạnh. Do đó, nhà đầu tư khi
muốn mua cổ phiếu phát hành riêng lẻ thì buộc phâỉ hiểu rõ tình hình hoạt
động của công ty cũng như tin vào khả năng tăng trưởng trong tương lai của


công ty.
· Đối với ngân hàng thương mại cổ phần:
Cổ phần phổ thông của thành viên sáng lập của ngân hàng thương mại cổ
phần mới thành lập, trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy phép, chỉ
được chuyển nhượng cổ phần phổ thông trong tổng số cổ phần góp vốn khi
thành lập ngân hàng cho cổ đông sáng lập khác. Đối với cổ đông không phải
thành viên sáng lập của ngân hàng, trong thời gian 3 năm kể từ ngày cấp
giấy phép thành lập, chỉ được phép chuyển nhượng số cổ phần vốn góp của
mình khi ngân hàng thành lập cho cổ đông khác của ngân hàng.

Theo khoản 3, điều 36, nghị định 59/2009/ NĐ-CP thì đối với ngân hàng
thương mại cổ phần, những giao dịch chuyển nhượng sau cần có văn bản
chấp thuận của thống đốc ngân hàng nhà nước: các giao dịch mua bán mức
cổ phần trọng yếu (đây là giao dịch mua bán của cổ đông nắm giữ 5% vốn
cổ phần có quyền biểu quyết trở lên); các giao dịch mua bán cổ phần dẫn
đến cổ đông đang sở hữu mức cổ phần trọng yếu trở thành không sở hữu cổ
phần trọng yếu và ngược lại. Bên cạnh đó, cổ đông cá nhân, cổ đông pháp
nhân có người đại diện vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên
Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc trong thời gian đảm nhiệm chức danh và
trong thời gian 01 năm, kể từ thời điểm không đảm nhiệm chức danh, được
chuyển nhượng cổ nhưng phải giữ lại tối thiểu 50% tổng số cổ phần mà
mình sở hữu vào thời điểm được Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc được Hội
đồng quản trị bổ nhiệm và phải có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước
trước khi thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần tối thiểu 15 ngày làm việc
đối với số cổ phần được phép chuyển nhượng (khoản 4, điều 36, nghị định
59/2009/NĐ-CP). Mặt khác, tại khoản 5, điều 36 nghị định 59/2009/NĐ-CP
quy định trong thời gian đang xử lý các hậu quả theo nghị quyết của Đại hội
đồng cổ đông do trách nhiệm cá nhân, các thành viên Hội đồng quản trị,


thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc không được chuyển nhượng cổ
phần, trừ trường hợp các thành viên này:
- Là đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức bị sáp nhập, hợp nhất,
chia tách, giải thể, phá sản theo quy định pháp luật;
- Bị bắt buộc chuyển nhượng cổ phần theo quyết định của Tòa án. Đồng
thời, phải có sự chấp thuận của ngân hàng nhà nước nếu có sự chuyển
nhượng cổ phần của ngân hàng cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ.
· Đối với nhà đầu tư nước ngoài:
Theo khoản 5, điều 14, nghị định 01/2014/ NĐ-CP thì nhà đầu tư chiến lược

nước ngoài chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình
cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 5
năm kể từ khi trở thành là nhà đầu tư chiến lược nước ngoài tại một ngân
hàng Việt Nam ghi trong văn bản chấp thuận tại Ngân hàng Nhà nước. Đồng
thời tại khoản 6, điều 14, nghị định 01/2014/ NĐ-CP cũng có quy định nhà
đầu tư nước ngoài là tổ chức sở hữu 10% vốn điều lệ tại một ngân hàng Việt
Nam chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của mình cho tổ
chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài nước) tối thiểu sau 3 năm kể
từ khi sở hữu 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Đây chính là
những qui định chặt chẽ nhằm bảo vệ nhà đầu tư cũng như giữ vững được sự
ổn định của một hoạt động mang tính hệ thống và có tầm ảnh hưởng lớn đến
nền kinh tế như hoạt động ngân hàng. Đồng thời, các qui định trên cũng ràng
buộc lợi ích của thành viên sáng lập và đại diện pháp luật của ngân hàng với
ngân hàng.
2. Cách thức chuyển nhượng cổ phần
Theo quy định tại khoản 2, điều 126 Luật DN 2014 thì việc chuyển nhượng
có thể được thực hiện theo hai cách là chuyển nhượng bằng hợp đồng theo


cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán.
2.1. Chuyển nhượng theo cách thông thường bằng hợp đồng
Có thể hiểu đây là một loại giao dịch dân sự mà đối tượng là giấy tờ có giá,
cơ sở hình thành đó là sự thỏa thuận từ hai bên. Vì thế thủ tục giao dịch cũng
do hai bên tự thỏa thuận theo quy định của Luật dân sự. Các hành vi chuyển
nhượng khác như tặng – cho, thừa kế . cũng thuộc hình thức chuyển nhượng
này. Yêu cầu đối với trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng là giấy tờ
chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng
hoặc đại điện của họ ký (khoản 2, điều 126 Luật DN 2014). Dưới đây là mẫu
một hợp đồng chuyển nhượng cổ phần:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------***------HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN
- Căn cứ vào Bộ Luật Dân sự 2005;
- Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Căn cứ vào Điều lệ của Công ty . ;
- Căn cứ vào nhu cầu của các bên,
Hôm nay, ngày tháng năm , tại Hà Nội, chúng tôi gồm các bên dưới đây:
BÊN BÁN:.
Giấy CMTND số: . Ngày cấp: Nơi cấp:
Hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện tại:
BÊN MUA


Giấy CMTND số: . Ngày cấp: . Nơi cấp:
Hộ khẩu thường trú:
Chỗ ở hiện tại: .
Điều 1: Đối tượng mua bán của hợp đồng
Bên Bán đồng ý bán và Bên Mua đồng ý mua cổ phần ( cổ phần) của Công
ty Cổ phần - Giấy chứng nhận ĐKKD số do Phòng ĐKKD - Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh cấp lại lần thứ nhất ngày 04/12/2003 đang thuộc sở hữu của Bên
Bán.
Điều 2: Giá chuyển nhượng
- Giá của một cổ phần là VNĐ.
- Bên Mua đã trả giá và Bên Bán đã thống nhất đồng ý: Tổng giá trị chuyển
nhượng của số cổ phần nêu tại Khoản 1.1 Điều 1 Hợp đồng này là:
VNĐ(Bằng chữ: .đồng Việt Nam).
- Giá này có thể sẽ bị thay đổi theo quy định tại Khoản 8.2 Điều 8 của Hợp
đồng này.
Điều 3: Phương thức và thời hạn thanh toán

Phương thức thanh toán:
Tổng số tiền chuyển nhượng được nêu tại Điều 2 sẽ được Bên Mua thanh
toán cho Bên Bán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tuỳ theo khả năng của
Bên Mua và thoả thuận hai bên.
Thời hạn thanh toán:
- Ngay sau khi hai bên ký kết hợp đồng này, Bên mua sẽ đặt cọc một khoản
tiền tương ứng là % giá trị của Hợp đồng.
- Sau ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng đến ngày tháng năm Bên mua thanh
toán cho Bên bán khoản tiền là: , khoản tiền đó đã bao gồm cả khoản đặt
cọc.


Điều 4: Cam kết của Bên Bán
Bên Bán cam kết rằng:
- Bên Bán có quyền sở hữu hợp pháp số cổ phần chuyển nhượng quy đinh
tại Khoản 1.1 Điều 1 của Hợp đồng này và Bên Bán đã hoàn thành mọi thủ
tục pháp lý cần thiết để bán cổ phần của mình;
- Cổ phần của Bên Bán đã đăng ký hợp thức, đã thanh toán đầy đủ cho Công
ty Cổ phần .và được phép chuyển nhượng.
- Việc Bên Bán ký kết Hợp đồng và hoàn thành giao dịch này là hợp thức
mà không cần có thêm sự cho phép nào của bất kỳ bên thứ ba nào.
- Bên bán tiến hành thủ tục Thông báo cho Công ty cổ phần được biết về
việc thay đổi cổ đông, kể từ khi có xác nhận của Ngân hàng nếu thanh toán
bằng chuyển khoản hoặc kể từ khi thanh toán hết bằng tiền mặt.
- Nếu hết thời hạn thanh toán mà Bên bán từ chối thực hiện việc chuyển
nhượng cổ phần thì Bên mua được nhận lại tiền đặt cọc tại ngân hàng và
Bên bán phải trả cho Bên mua một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt
cọc.
Điều 5: Cam kết của Bên Mua
Bên Mua cam kết:

- Bên Mua sẽ kế thừa và thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan của
Bên bán sau khi hoàn thành các cam kết theo Hợp đồng này.
- Thanh toán đầy đủ theo đúng tiến độ của Hợp đồng. Nếu đến hết thời hạn
thực hiện thanh toàn quy định tại Điểm 3.2 Điều 3 của Hợp đồng này mà
Bên Mua không thanh toán đủ hoặc không thanh toán hết thì coi như Hợp
đồng này hết hiệu lực và Bên mua bị mất tiền đặt cọc, trừ trường hợp quy
định tại Điều 8 của Hợp đồng.
- Bên Mua tuyên bố và đảm bảo rằng: Việc Bên Mua ký kết Hợp đồng và
hoàn thành giao dịch dân sự theo Hợp đồng này là hợp thức mà không cần


có thêm sự cho phép nào của bên thứ ba nào.
Điều 6: Thay đổi và bổ sung các điều khoản của Hợp đồng
- Trên đây là toàn bộ thoả thuận giữa Các Bên liên quan đến các vấn đề quy
định tại Hợp đồng.
- Mọi sửa đổi, bổ sung nào của Hợp đồng này có giá trị khi được lập bằng
văn bản và có chữ ký của Các Bên.
- Nếu một quy định bất kỳ của Hợp đồng bị Toà án tuyên bố vô hiệu hoặc
không thực thi được, Các Bên sẽ xem như tất cả các quy định còn lại của
Hợp đồng này có giá trị, thực thi được và được Các Bên tuân thủ.
Điều 7: Kế thừa
- Các Bên cam kết bản thân mình và các cá nhân, tổ chức kế thừa quyền lợi
và trách nhiệm của các Bên sẽ thực hiện nghiêm túc các quy định trong Hợp
đồng này mà không có bất kỳ khiếu nại nào;
- Hợp đồng này có giá trị bắt buộc và có hiệu lực đối với Các Bên và bên kế
thừa, không có bất kỳ một sự rút lui không thực hiện các cam kết trong hợp
đồng này mà không có sự thoả thuận giữa các Bên.
Điều 8: Các sự cố vi phạm:
- Do giá trị của Công ty chưa được kiểm toán, nên Bên mua yêu cầu Bên
Bán cam kết Bảng danh mục tài sản của Công ty đã được Hội đồng quản trị

xác nhận tại Phụ Lục của Hợp đồng này như sau: Tương ứng với số tài sản
của Công ty tại Bảng danh mục tài sản thì giá của một cổ phần của Công ty
cổ phần là .
- Trong thời gian là một tháng kể từ ngày đặt cọc, nếu Bên mua phát hiện số
lượng tài sản của Công ty cổ phần trong Bảng danh mục tài sản của Công ty
cổ phần giảm xuống hoặc tăng lên, thì các bên phải xác định lại giá trị của
một cổ phần ở tại thời điểm đặt cọc và Bên bán thanh toán cho Bên mua


theo đúng thời hạn, với giá đã được điều chỉnh. Ngoài thời gian này, coi như
Hợp đồng đã được thực hiện và không có bất kỳ sự điều chỉnh giá nào khác.
Điều 9: Thông báo
Mọi thông báo, yêu cầu và liên lạc khác theo Hợp đồng này phải được lập
thành văn bản và phải được gửi đến địa chỉ tương ứng nêu trên.
Điều 10: Điều khoản cuối cùng
Hợp đồng này được giải thích và điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam.
Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản có giá trị như nhau. Mỗi Bên giữ
01 bản.
Các Bên đã đọc, đồng ý và ký vào Hợp đồng.
Hợp đồng có giá trị kể từ ngày ký.
Cùng nhau bàn bạc, thoả thuận và ký kết Hợp đồng chuyển nhượng cổ
phần(sau đây gọi “Hợp đồng”)này với những điều khoản cụ thể như sau:
ĐẠI DIỆN BÊN MUA
2.2. Chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán
Khoản 2, điều 126 Luật Dn cũng quy định: “Trường hợp chuyển nhượng
thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi
nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.” Theo
đó căn cứ vào Luật chứng khoán 2006 sửa đổi bổ sung tại Luật chứng khoán
2010 thì hiện nay có 2 cách thức để giao dịch chứng khoán trên thị trường
chứng khoán đó là:

- Mua chứng khoán trực tiếp tại tổ chức phát hành:
Nhà đầu tư phải đăng ký mua và nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành
chứng khoán. Hình thức này rất bất cập, nhất là về mặt địa lý. Mua thông
qua trung gian: Trung gian ở đây là các nhà đại lý hoặc các nhà bảo lãnh


phát hành, thông thường là các công ty chứng khoán và các ngân hàng
thương mại. Nếu mua chứng khoán của tổ chức phát hành chưa niêm yết
trên Trung tâm GDCK thì việc chuyển nhượng hoặc bán lại chứng khoán đó
cho người khác hiện nay gặp nhiều khó khăn vì không dễ tìm được người
mua. Hơn nữa, bên bán phải trực tiếp đến công ty (hoặc uỷ quyền) để thực
hiện chuyển nhượng cho người mua.
- Mua bán chứng khoán niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán:
Chứng khoán niêm yết là chứng khoán có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được
đăng ký để mua bán tại TTGDCK, thường là các công ty kinh doanh có hiệu
quả phát hành, tình hình tài chính đã được kiểm toán và thông tin về doanh
nghiệp được công bố công khai cho mọi người biết.
Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại TTGDCK đã được mô tả theo
các bước:
Bước l: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán
tại một công ty chứng khoán.
Bước 2: Công ty chuyển lệnh mua hoặc bán chứng khoán cho đại diện của
công ty tại TTGDCK. Người đại diện này sẽ nhập lệnh vào hệ thống của
TTGDCK.
Bước 3: Trung tâm gian dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo
kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán.
Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư.
Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền
(nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3
ngày làm việc kể từ ngày mua bán.

Trong đó nhà đầu tư chỉ có thể giao dịch mua bán chứng khoán thông qua
trung gian - công ty chứng khoán chứ không được giao dịch trực tiếp tại
TTGDCK hoặc trực tiếp với nhau.


C. KẾT LUẬN
Qua những phân tích ở trên cho ta thấy, Luật DN 2014 đã từng bước khắc
phục một số điểm hạn chế mà Luật DN 2005 còn tồn tại, qua đố làm các quy
định của pháp luật phù hợp hơn với thực tiễn. Song song với đó, vẫn còn
nhiều điểm chưa giải quyết triệt để, còn nhiều vướng mắc để khi thực hiện
mang lại hiệu quả. Tuy nhiên đến nay nghị định hướng dẫn thi hành luật vẫn
chưa ban hành, cho nên các vướng mắc đó có thể sẽ được giải quyết trong
các nghị định hướng dẫn, nâng cao hiệu quả công tác thi hành luật. Với bài
luận này em hi vọng đã làm rõ hơn vấn đề chuyển nhượng cổ phần trong
công ty cổ phần. Tuy nhiên bài làm còn nhiều thiếu sót, kính mong được sự
góp ý từ phía thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Hà Nôi, NXB Công an
nhân dân, năm 2006
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Luật Doanh nghiệp 2005
- Luật chứng khoán 2006, sửa đổi bổ sung tại Luật chứng khoán 2006
- Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương
mại
- Nghị định 01/2010/NĐ-CP về chào bán cổ phần riêng lẻ
- Thông tư số 06/2010/TT-NHNN hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành,
vốn điều lệ, chuyển nhượng
cổ phần, bổ sung, sửa đổi Giấy phép, Điều lệ của ngân hàng thương mại
- Thông tư 07/2007/TT-NHNN hướng dẫn thi hành một số nội dung nghị
định số 69/2007/NĐ-CP NGÀY 20/4/2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư

nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam.


- Doc.edu.vn
- Luatminh khue.vn
- Moj.gov.vn
- Thuvienphapluat.vn
- Luatcm.vn
- Luatdoanhnghiepvn.vn



×