Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

de cuong on thi dich te va quan ly dieu duong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.6 KB, 11 trang )

DỊCH TỂ HỌC CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
1.Nguồn truyền nhiễm có ý nghĩa quan trọng về mặt dịch tễ học, vì có thể là điểm khởi đầu của một
vụ dịch, là :
a. Người lành mang trùng
b. Người bệnh nhiễm trùng mãn tính
c. Người bệnh trong thời kỳ ủ bệnh
d. Người khỏi bệnh mang trùng
2. Bệnh nào sau đây có thể được lây lan theo nhiều cơ chế hơn cả
a. Dại
b. Thương hàn
c. Viêm gan siêu vi B
d. Cúm
3. Bệnh nào sau đây chỉ lây lan theo một cơ chế
a. Dịch hạch
b. Lậu
c. Than
d. Lao
4. Thời kỳ lây lan quan trọng nhất trong đa số các bệnh nhiễm trùng là:
a. Thời kỳ ủ bệnh
b. Thời ký tiền triệu chứng
c. Thời ký toàn phát
d. Thời kỳ hạ sốt
5. Người nhiễm trùng không có triệu chứng cũng là một mắt xích của quá trình dịch, bệnh nào liệt
kê sau đây lây truyền chủ yếu từ người nhiễm trùng không có triệu chứng
a. Thủy đậu
b. Thương hàn
c. Sốt rét
d. Bại liệt
[
]
6. Đối với các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, vai trò truyền nhiễm của nước:
a. Quan trọng hơn đất vì nước bảo tồn được các tác nhân lâu dài hơn


b. Quan trọng hơn đất vì người tiếp xúc với nước nhiều hơn đất
c. Không quan trọng bằng đất vì chất thải của người và động vật chủ yếu là ở trên đất
d. Không quan trọng bằng đất vì người sống chủ yếu ở trên đất
7. Đối tượng trong các nghiên cứu Dịch tễ học thường là:
a. Một người bệnh;
b. Một hiện tượng sức khỏe/cộng đồng
c. Xác định một hiện tượng sức khỏe/cộng đồng;
d. Nguyên nhân làm xuất hiện và lan tràn bệnh/cộng đồng;
8. Việc chẩn đoán trong các nghiên cứu Dịch tễ học thường là:
a. Xác định một trường hợp mắc bệnh;
b. Xác định một hiện tượng sức khỏe/cộng đồng;
1


c. Xác định nguyên nhân làm xuất hiện và lan tràn bệnh/cộng đồng;
d. Nghiên cứu một hiện tượng sức khỏe/cộng đồng;
9. Việc điều trị trong Dịch tễ học là:
a. Điều trị cho một người bệnh bằng phác đồ
b. Một chương trình y tế can thiệp, giám sát, thanh toán bệnh hàng loạt/cộng đồng
c. Một chương trình nâng cao sức khỏe
d. Chương trình nước sạch
10. Quá trình phát triển tự nhiên của bệnh gồm 5 giai đoạn: 1. Khỏe; 2. Phơi nhiễm; 3. Tiền lâm
sàng; 4. Lâm sàng; 5. Diễn biến tiếp tục. Các nghiên cứu mô tả liên quan tới các giai đoạn:
a. 1, 2, 3;
b. 2, 3, 4;
c. 3, 4, 5;
d. 1, 2, 3, 4, 5;
11. Quá trình phát triển tự nhiên của bệnh gồm 5 giai đoạn: 1. Khỏe; 2. Phơi nhiễm; 3. Tiền lâm
sàng; 4. Lâm sàng; 5. Diễn biến tiếp tục. Nghiên cứu tìm các phương pháp phát hiện và chẩn đoán
sớm liên quan tới các giai đoạn:

a. 1, 2;
b. 2 , 3;
c. 3 , 4;
d. 2, 3, 4.
12. Nếu các hoạt động dự phòng cấp một có kết quả thì sẽ làm giảm:
a. Tỷ lệ hiện mắc điểm;
b. Tỷ lệ hiện mắc;
c. Tỷ lệ mới mắc;
d. Thời gian phát triển trung bình của bệnh;
13. Nếu các hoạt động dự phòng cấp hai có kết quả thì sẽ làm giảm:
a. Tỷ lệ hiện mắc điểm;
b. Tỷ lệ hiện mắc;
c. Tỷ lệ mới mắc;
d. Thời gian phát triển trung bình của bệnh;
14. Để đo lường kết quả hoạt động của dự phòng cấp một thì phải dùng:
a. Tỷ lệ hiện mắc điểm;
b. Tỷ lệ hiện mắc;
c. Tỷ lệ mới mắc;
d. Thời gian phát triển trung bình của bệnh;
15. Để đo lường kết quả hoạt động của dự phòng cấp hai thì phải dùng:
a. Tỷ lệ hiện mắc điểm;
b. Tỷ lệ hiện mắc;
c. Tỷ lệ mới mắc;
d. Thời gian phát triển trung bình của bệnh;
16. Tiến hành phát hiện bệnh sớm là dự phòng cấp:
a. I
b. II
2



c. III
d. Ban đầu
17. Điều trị là dự phòng:
a. Cấp I;
b. Cấp II;
c. Cấp III;
d. Ban đầu;
18. Các hoạt động y tế nhằm nâng cao yếu tố bảo vệ không đặc hiệu là dự phòng:
a. Cấp I;
b. Cấp II;
c. Cấp III;
d. Ban đầu;
19. Các hoạt động y tế nhằm nâng cao yếu tố bảo vệ đặc hiệu là dự phòng:
a. Cấp I;
b. Cấp II;
c. Cấp III;
d. Ban đầu;
[
]
20. Các hoạt động y tế nhằm loại bỏ yếu tố nguy cơ là dự phòng:
a. Cấp I;
b. Cấp II;
c. Cấp III;
d. Ban đầu;
21. Thực hiện tiêm chủng vaccin cho một quần thể là dự phòng:
a. Cấp I;
b. Cấp II;
c. Cấp III;
d. Ban đầu;
22. Quá trình phát triển tự nhiên của bệnh gồm 5 giai đoạn: 1. Khỏe; 2. Phơi nhiễm; 3. Tiền lâm
sàng; 4. Lâm sàng; 5. Diễn biến tiếp tục. Dự phòng cấp một là can thiệp vào giai đoạn:

a.1
b. 1 và 2
c. 2 và 3
d. 2
23. Quá trình phát triển tự nhiên của bệnh gồm 5 giai đoạn: 1. Khỏe; 2. Phơi nhiễm; 3. Tiền lâm
sàng; 4. Lâm sàng; 5. Diễn biến tiếp tục. Dự phòng cấp hai là can thiệp vào giai đoạn:
a.1 và 2
b. 2 và 3
c. 3
d. 4
24. Nhiễm trùng là
a. Sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh vào các cơ quan khác nhau trong cơ thể
b. Sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh vào bên trong một cơ thể ký chủ
c. Sự gây bệnh cho ký chủ bởi vi sinh vật ký sinh
d. Sự truyền một bệnh nhiễm trùng cho một cơ thể ký chủ
3


25. Truyền nhiễm là
a. Sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh vào các cơ quan trong cơ thể
b. Sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh vào trong cơ thể ký chủ
c. Sự gây bệnh cho ký chủ bởi vi sinh vật ký sinh
d. Sự truyền một bệnh nhiễm trùng nào đó từ cơ thể này sang cơ thể khác
26. Đối với bệnh nhiễm trùng ở người, trong số những tác nhân liệt kê sau đây, tác nhân có khả
năng lây lan thấp hơn cả là
a. Trực khuẩn lao
b. Trực khuẩn thương hàn
c. Não mô cầu
d. Virus dại
27. Thể bệnh không triệu chứng lâm sàng thường xảy ra trong trường hợp bệnh

a. Thủy đậu
b. Sởi
c. Bại liệt
d. Ho gà
28. Nguồn truyền nhiễm của các bệnh tả, lỵ, thương hàn là:
a. Người mắc bệnh
b. Thực phẩm ô nhiễm
c. Nguồn nước nhiễm vi sinh vật gây bệnh
d. Động vật mắc bệnh
[
]
29.Biện pháp tác động vào nguồn truyền nhiễm để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa là:
a.Tiêm phòng cho súc vật
b. Kiểm tra vệ sinh các nguồn nước
c. Xử lý phân đúng qui cách
d. Phát hiện sớm người mắc bệnh, cách ly và điều trị triệt để
30. Biện pháp tác động vào khối cảm thụ để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa là:
a. Uống thuốc phòng
b. Giáo dục vệ sinh cho nhân dân
c. Xây dựng tiện nghi vệ sinh ở các khu dân cư
d. Theo dõi những người khỏi bệnh mang trùng
31. Những người có thể mắc các bệnh lây qua đường tiêu hóa là:
a. Trẻ em
b. Người già
c. Tất cả mọi người
d. Người suy giảm miễn dịch
32. Bệnh lây qua đường tiêu hóa có thể giải phóng tác nhân gây bệnh ra môi trường bên ngoài qua
nước tiểu là:
a. Tả
b. Lỵ
c. Thương hàn

d. Bại liệt
4


33. Biện pháp tác động vào đường truyền nhiễm để phòng chống bệnh lây qua đường tiêu hóa là:
a. Theo dõi người tiếp xúc
b. Phát hiện sớm người mắc bệnh để cách ly
c. Giáo dục vệ sinh phòng bệnh cho nhân dân
d. Xử lý nguồn nước bị ô nhiễm
34. Dấu hiệu nào sau đây không phải là triệu chứng của bệnh tả:
a. Tiêu chảy
b. Luôn luôn buồn đi ngoài, rặn nhiều và đau
C. Nôn mữa
D. Mất nước và điện giải
35. Biện pháp dự phòng cấp 1 để phòng chống các bệnh lây qua đường tiêu hóa là:
a. Tiêm vắc xin
b. Uống thuốc phòng
c.Xử lý phân an toàn
d. Phát hiện sớm người mắc bệnh
36. Một số bệnh đường ruột tăng lên theo mùa là do ............tham gia trong việc làm lan truyền
bệnh. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Nước
b. Thức ăn
c. Ruồi
d. Tay bẩn của người mang vi khuẩn mạn tính
37. Biện pháp dự phòng cấp 2 để phòng chống các bệnh lây qua đường tiêu hóa là:
A. Giám sát, phát hiện người mang trùng
B. Uống thuốc phòng
C. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
D. Phát hiện sớm người mắc bệnh để điều trị

38. Bệnh phải được cách ly bắt buộc trong những phòng riêng của khoa truyền nhiễm là:
a. Bệnh tả
b. Sốt xuất huyết
c. Sởi
d. Tiêu chảy do E. coli
39. Để phòng bệnh lây qua đường tiêu hóa cho cộng đồng cần giám sát phát hiện và điều trị người
mang trùng cho:
a. Nhân viên y tế
b. Nhân viên tiếp thị
c. Nhân viên chế biến và phân phối thực phẩm
d. Học sinh, sinh viên
40. Đa số bệnh lây qua đường hô hấp có miễn dịch bền vững, ngoại trừ bệnh:
a. Sởi
b. Đậu mùa
c. Ho gà
d. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
5


41. Bệnh sởi lây truyền qua đường nào sau đây:
a. Tiêu hóa
b. Hô hấp
c. Máu
d. Da
42. Biện pháp phòng chống bệnh sởi có hiệu quả nhất là:
a. Tiêm vắc xin sởi
b. Cách ly người bệnh từ khi mới sốt
c. Tránh tiếp xúc với người bệnh
d. Tiêm huyết thanh chống sởi
43. Thời gian tiêm phòng vắc xin sởi tốt nhất cho trẻ là khi trẻ được:

a. 1 tháng
b. 3 tháng
c. 6 tháng
d. 9 tháng
44.Miễn dịch có được do mắc bệnh sởi gọi là miễn dich:
a. Tự nhiên chủ động
b. Tự nhiên thụ động
c. Nhân tạo chủ động
d. Nhân tạo thụ động
45. Miễn dịch chống bệnh sởi do mẹ truyền cho con trong những tháng đầu sau khi sinh gọi là miễn
dịch:
a. Tự nhiên chủ động
b. Tự nhiên thụ động
c. Nhân tạo chủ động
d. Nhân tạo thụ động

6


QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG
1.Để thúc đẩy động cơ làm việc, người ta thường sử dụng những biện pháp sau, ngoại trừ:
a. Luôn khen ngợi.
b. Thù lao xứng đáng,
c. Công bằng.
d. Nâng cao trình độ
2. Biện pháp quản lý dùng đòn bẫy kinh tế bao gồm các hình thức sau, ngoại trừ:
a. Thưởng
b. Phạt
c.Tăng lương
d. Nâng cao trình độ

3. Mục đích của kiểm tra tài sản vật tư là:
a. Tránh lãng phí vật tư
b. Liệt kê những mặt hàng cần dùng
c. Cân đối giữa nhu cầu và kinh phí hiện có
d. Lập bảng dự trù
4. Nguyên tắc chung về cất giữ tài sản - vật tư đối với điều dưỡng trưởng, ngoại trừ:
a.Là người lập bản dự trự tài sản - vật tư
b.Trực tiếp giữ kho tài sản vật tư
c.Chịu trách nhiệm nhập xuất hàng
d.Nắm vững số tài sản vật tư trong kho
5. Cách sắp xếp hàng trong kho để cất giữ bảo quản tài sản - vật tư:
a. Hàng nhập trước xếp ngoài để cấp phát trước
b. Hàng nhập sau xếp ngoài để cấp phát sau
c. Hàng nhập trước xếp ngoài để cấp phát sau
d. Hàng nhập sau xếp ngoài để cấp phát trước
6. Cách cấp phát tài sản - vật tư trong kho:
a. Chỉ cấp hàng khi có yêu cầu của người cần
b. Hàng nhập trước cấp phát trước
c. Mỗi mặt hàng phải có ô riêng, kê cao
d. Khi nhập, xuất hàng người giữ kho phải ghi thẻ kho
7. Trong công tác điều dưỡng của điều dưỡng trưởng khoa bao gồm một số cuộc họp thông thường
sau, ngoại trừ:
a. Giao ban hàng ngày
b. Họp bàn giao người bệnh
c. Họp hội đồng người bệnh hàng tuần, hàng tháng
d. Họp điều dưỡng trưởng khoa
8. Trong biên bản cuộc họp, phần diễn biến cuộc họp cần ghi rõ ràng:
a. Ngày, tháng, năm, giờ bắt đầu họp
b. Phát biểu cảm tưởng của các đại biểu
7



c. Kết quả biểu quyết thông qua ý kiến đó được thảo luận
d. Thư ký, chủ toạ ký tên
9. Nội dung chính khi điều hành cuộc họp, ngoại trừ:
a. Giới thiệu mục tiêu cuộc họp, thành phần tham dự cuộc họp
b. Duy trì cuộc họp liên tục theo nội dung, mục tiêu đã đề ra
c. Phát biểu cảm tưởng của các đại biểu
d. Phân công nhiệm vụ cho các cá nhân thực hiện
11. Biện pháp quản lý hành chánh là:
a. luôn luôn khen ngợi
b. thù lao xứng đáng
c .ban hành các văn bản, quy chế… yêu cầu cấp dưới thực hiện
d. người lãnh đạo quan tâm cấp dưới
12. Chọn câu đúng/ sai: Quản lý chỉ áp dụng cho những người đứng đầu của một tổ chức
a. đúng
b. sai
13. Chọn câu đúng/ sai: Biện pháp quản lý bằng giáo dục là tác động bằng vật chất tạo động cơ làm
việc
a. đúng
b. sai
14. Chọn câu đúng/ sai: Nhân sự ở các bệnh viện không trực thuộc Bộ y tế là do Sở y tế trực tiếp
quyết định
a. đúng
b. sai
15. Chọn câu đúng/ sai: Tại các bệnh viện thuộc Bộ Y tế, nhân sự là do giám đốc bệnh viện quyết
định
a. đúng
b. sai
16. Tác phong làm việc thiếu khoa học là do:

a. Thiếu tính kỷ luật
b. Thiếu các quy định chuẩn mực
c. không xác định được vấn đề ưu tiên
d. Khả năng lập kế hoạch kém
17. Công tác quản lý kém hữu hiệu là do:
a. Thiếu tính kỷ luật
b. Không xác định được vấn đề ưu tiên
c. Không lập thời gian biểu
d.Luộm thuộm
18. Chọn câu đúng/ sai: Công việc giáo dục sức khoẻ cho người bệnh là công việc chăm sóc trực
tiếp
a. đúng
8


b. sai
19. Phải biết lựa chọn ưu tiên và lập kế hoạch là:
a. Xác đinh ưu tiên và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động
b. Phải lập phiếu kiểm tra những hoạt động khác nhau
c. Phải mạnh dạn nói lời từ chối với một số công việc.
d. Phải biết uỷ quyền
21. Chọn câu đúng/ sai: Người lĩnh hàng không nhất thiết phải là điều dưỡng trưởng mà có thể uỷ
quyền cho người khác
a. đúng
b. sai
22. Chọn câu đúng/ sai: Đặc điểm của kiểu lãnh đạo độc đóan là thông tin nghèo nàn
a. đúng
b. sai
23. Một trong những đặc điểm của lãnh đạo tập trung là:
a. Trình bày dự kiến hoạt động của mình

b. Hướng về mối quan hệ 2 chiều
c. Điều hành kiểm soát có giới hạn
d. Ra mệnh lệnh, chỉ thị
24. Một trong những đặc điểm của lãnh đạo buông lỏng là:
a. Ít chỉ đạo
b. Điều hành kiểm soát có giới hạn
c. Hướng về mối quan hệ 2 chiều
d.Trình bày dự kiến hoạt động của mình
25. Một trong những đặc điểm của lãnh đạo dân chủ là:
a. Trình bày dự kiến hoạt động của mình
b. Hướng về mối quan hệ 2 chiều
c. Điều hành kiểm soát có giới hạn
d. Điều hành kiểm soát cao
26. Một trong những đặc điểm của lãnh đạo độc đoán là:
a. Trình bày dự kiến hoạt động của mình
b. Hướng về mối quan hệ 2 chiều
c. Điều hành kiểm soát có giới hạn
d. Điều hành kiểm soát cao
27. Biên chế của các đơn vị phải căn cứ vào:
a. Chỉ tiêu kế hoạch được giao
b. Giường bệnh
c. Học sinh, Sinh viên
d. Kế hoạch của bệnh viện
28. Nghị định của Chính phủ về việc tuyển dụng và quản lý cán bộ công chức trong đơn vị sự
nghiệp của nhà nước là
9


a. 115/2003/NĐ - CP
b. 116/2003/NĐ - CP

c. 117/2003/NĐ - CP
d. 118/2003/NĐ - CP
29.Nghị định của Chính phủ về việc tuyển dụng và sử dụng cán bộ công chức trong đơn vị sự
nghiệp của nhà nước là
a. 115/2003/NĐ - CP
b. 116/2003/NĐ - CP
c. 117/2003/NĐ - CP
d. 118/2003/NĐ - CP
30. Thời gian chăm sóc trực tiếp trung bình cho mỗi người bệnh thuộc nhóm chăm sóc cấp II là:
a. 2h/ngày/1 người bệnh
b. 4h/ngày/1 người bệnh
c. 3h/ngày/1 người bệnh
d. 1h/ngày/1 người bệnh
31. Thời gian chăm sóc gián tiếp trung bình cho mỗi người bệnh là :
a. 10phút/ngày/1 người bệnh
b. 40 phút/ngày/1 người bệnh
c. 20phút /ngày/1 người bệnh
d. 30phút /ngày/1 người bệnh
32. Thời gian đi buồng của điều dưỡng trưởng thường vào:
a. Sau khi có người bệnh mới nhập viện
b. Buổi chiều.
c. Sau giao ban.
d. Sau khi có người bệnh cấp cứu
33. Vai trò của điều dưỡng trưởng khoa trong/sau khi đi buồng được thể hiện, ngoại trừ:
a. Chủ động tham gia trao đổi với thầy thuốc về cách chăm sóc đặc biệt
b. Khám cho tất cả người bệnh
c. Thảo luận ngay về chuyên môn khi đi buồng để thầy thuốc thay đổi y lệnh
d. Giám sát công tác chăm sóc người bệnh
34. Nội dung của chức năng tổ chức thực hiện là:
a. Xây dựng các chuẩn mực đánh giá

b. Mô tả công việc cho từng lĩnh vực.
c. Xác định mô hình chăm sóc
d. Phân công nhân viên đảm nhiệm theo nhóm.
35. Lập kế hoạch dự án giai đoạn 1 bao gồm:
a. Đánh giá tình hình.
b. Xin phép được cấp trên đồng ý.
c. Chỉ đạo thực hiện.
d. Điều chỉnh kế hoạch nếu cần.
37. Phần thứ nhất của nội dung biên bản bao gồm:
10


a. Thời gian họp, địa điểm, thành phần.
b. Những vấn đề đưa ra thảo luận.
c. Lời phát biểu của đại biểu dự hội nghị
d. Các báo cáo tại hội nghị
38. Các câu sau đều đúng, ngoại trừ:
a. Người lĩnh hàngkhông nhất thiết phải là điều dưỡng trưởng mà có thể uỷ quyền cho người khác
b. Người lĩnh hàng theo sự uỷ quyền của điều dưỡng trưởng chịu trách nhiệm hoàn toàn về số hàng
lĩnh
c. Người điều dưỡng trưởng không phải là người lập bản dự trù vật tư tiêu hao trong khoa
d. Người điều dưỡng hành chính trực tiếp giữ kho tài sản vật tư
40. Chọn câu đúng nhất:

a.Lãnh đạo tập trung là kiểu lãnh đạo duy trì một sự kiểm soát gắt gao tới các thành viên trong
nhóm
b.Đặc điểm của kiểu lãnh đạo độc đoán là thông tin nghèo nàn
c.Quản lý chỉ áp dụng cho những người đứng đầu của một tổ chức
d.Biện pháp quản lý bằng giáo dục là tác động bằng tinh thần tạo động cơ làm việc


11



×