Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần và tập tính ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015 (FULL TEXT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 115 trang )

B GIO DC & O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

KHNG TH THY LAN

Tình trạng dinh dỡng, khẩu phần và tập tính ăn uống
của bệnh nhân đái tháo đờng typ 2 tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015
Chuyờn ngnh: Dinh dng
Mó s: 60 72 03 03

LUN VN THC S Y HC

H NI-2015

DANH SCH T VIT TT


ADA

: Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (American diabetes Association)

Abl

: Albumin huyết thanh

BMI


: Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index)

Chol

: Cholesterol toàn phần (Total Cholesterol)

CI

: Khoảng tin cậy (Confidence interval)

CVD

: Bệnh tim mạch (Cardiovascular disease)

ĐTĐ

: Đái tháo đường (Diabetes)

DRA

: Nhu cầu khuyến nghị

G

: Glucose tĩnh mạch đói

HATT

: Huyết áp tâm thu


HATTr

: Huyết áp tâm trương

HbA1c

: Hemoglobine A1c

HDL-C

: Cholesterol có tỷ trọng cao
(High Density Lipoprotein- cholesterol)

HRQoL

: Chất lượng cuộc sống (health-related quality of life)

IDF

: Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế
(International Diabetes Federation)

LDL-C

: Cholesterol có tỷ trọng thấp
(Low Density Lipoprotein-cholesterol)

OR

: Tỷ suất chênh (Odd ratio)


Pr

: Protein

THA
Tri

: Tăng huyết áp (Hypertension)
: Triglicerid

WHO

: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat
mạn tính do thiếu hụt insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Bệnh đặc trưng bởi
tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm,
mỡ, chất khoáng gây nhiều biến chứng cấp và mạn tính [1], [2].
Hiện nay ĐTĐ là một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Theo Hiệp hội
bệnh đái tháo đường quốc tế, bệnh đái tháo đường tưp 2 ngày càng có xu
hướng xuất hiện ở những người ở độ tuổi lao động và ở lứa tuổi trẻ hơn; chi
phí khổng lồ cho việc chăm sóc đái tháo đường sẽ là gánh nặng cho nhiều
nước đang phát triển trong tương lai tới [3], [4]. Việc phát hiện sớm và quản
lý bệnh đái tháo đường trong cộng đồng là thực sự cần thiết. Nhiều y văn đã
chứng minh rằng bệnh đái tháo đường hoàn toàn có thể phòng và quản lý

được, những người mắc bệnh đái tháo đường nếu được quản lý, tư vấn truyền
thông và điều trị kịp thời bằng thuốc, chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý sẽ
giảm nguy cơ mắc bệnh và làm chậm sự xuất hiện các biến chứng do bệnh
gây nên [5], [6].
Tại Việt Nam, hiện nay mô hình bệnh tật cũng thay đổi, ngoài mô hình
bệnh ở các nước đang phát triển: Suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và
bệnh nhiễm khuẩn nước ta còn xuất hiện mô hình bệnh tật ở các nước
phát triển. Bệnh mạn tính không lây ngày càng tăng như ĐTĐ, thừa cân,
béo phì, ung thư, tim mạch là những bệnh phát triển nhanh nhất hiện nay.
Trong đó bệnh ĐTĐ- nhất là ĐTĐ týp 2 là bệnh khá phổ biến có ở mọi
quốc gia, mọi lứa tuổi với những mức độ khác nhau, cao nhất ở lứa tuổi sau
50 và hiện nay độ tuổi mắc bệnh này đang trẻ dần và tỷ lệ tăng nhanh tới
mức báo động. Theo một số kết quả điều tra năm 1990 ở Hà Nội có tỷ lệ
ĐTĐ 1,2%, Huế
0,96%, Thành Phố Hồ Chí Minh 2,52% đến nay tỉ lệ ĐTĐ ở Việt Nam là5,7%


và ở các thành phố lớn tỷ lệ này cao hơn.Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới
mắc bệnh này đặc biệt là lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể lực và chế độ ăn
giàu năng lượng là nguyên nhân quan trọng của bệnh.
Để điều trị bệnh này cần kiểm soát đường huyết trong giới hạn bình
thường, ngăn ngừa biến chứng, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống từ đó
đưa bốn cách để quản lý ĐTĐ týp 2 [7]: Quản lý dinh dưỡng bằng chế độ ăn
hợp lý; tăng cường vận động thích hợp; điều trị bằng thuốc khi cần thiết theo
chỉ định của bác sĩ; bệnh nhân tự theo dõi.
Dinh dưỡng là phương pháp điều trị cơ bản, cần thiết cho người bệnh
ĐTĐ týp 2 ở bất kỳ loại hình điều trị nào. Một chế độ ăn cân đối và điều hòa,
hoạt động thể lực hợp lý không những rất hữu ích nhằm kiểm soát đường
huyết mà còn ngăn ngừa các biến chứng và duy trì chất lượng cuộc sống của
người bệnh ĐTĐ týp 2. Đó cũng là nguyên tắc hành vi thói quen cho một

cuộc sống khỏe mạnh.
Vĩnh Phúc là một tỉnh trung du miền núi phía bắc trong những năm gần
đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện cùng
với lối sống công nghiệp thì tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường tại các cơ sở
khám chữa bệnh đang gia tăng, được cộng đồng quan tâm. Câu hỏi đặt ra rằng
liệu những người ĐTĐ typ 2 tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần thế nào?
Chính vì vậy mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Tình trạng dinh dưỡng,
khẩu phần và tập tính ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại
Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015” là nơi chưa có nghiên
cứu trên người bệnh đái tháo đường ở bệnh viện với mục tiêu sau:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại
Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015.
2. Mô tả khẩu phần và tập tính ăn uống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014-2015.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Mở đầu
Đái tháo đường là một bệnh cảnh mạn tính có yếu tố di truyền, do hậu
quả của tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hay tương đối; bệnh được đặc trưng
bởi tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn chuyển hóa đường,
đạm, mỡ, chất khoáng. Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp
tính, các tình trạng dễ bị nhiễm trùng và về lâu dài sẽ gây ra các biến chứng ở
mạch máu lớn và mạch máu nhỏ.
1.1.1. Các mốc lịch sử
Bệnh đái tháo đường được mô tả từ thời cổ Hy Lạp. trong bản chuyên luận
xuất bản 1875 đă đưa ra danh từ “đái tháo đường gầy” và “đái tháo đường
mập” để phân biệt hai thể bệnh chính của đái tháo đường. Đầu thế kỷ XX xuất
hiện danh từ “đái tháo đường trẻ” và “đái tháo đường ở người đứng tuổi”.

Năm 1936 Himsworth phân biệt “đái tháo đường đề kháng với Insulin” và
“đái tháo đường nhạy cảm với insulin”.
Năm 1976 Gudworth đưa ra danh từ “đái tháo đường týp 1” và “đái tháo
đường týp 2”.
Năm 1985 bảng phân loại của tổ chức sức khỏe thế giới đưa ra từ “đái tháo
đường phụ thuộc insulin” đồng nghĩa với “đái tháo đường týp 1” và “đái tháo
đường khồn phụ thuộc insulin” đồng nghĩa với “đái tháo đường týp 2”.
Năm 1997 hiệp hội đái tháo đường Mỹ lại đề nghị dùng từ “đái tháo
đường týp 1” và “đái tháo đường týp 2” để tránh sự hiểu lầm về việc chọn lựa
thuốc điều trị.
1.1.2. Dịch Tễ học và tầm quan trọng của vấn đề
Tỷ lệ mắc ĐTĐ khác nhau ở các châu lục và vùng lãnh thổ. Tại Mỹ,
khoảng 6,6%. Từ năm 1958 đến 1993 số bệnh nhân được chẩn đoán tăng gấp
5 lần, tỷ lệ mắc “đái tháo đường týp 1” thay đổi theo vùng, địa dư, sắc tộc.


Trong 7,8 triệu dân bị đái tháo đường ở Mỹ năm 1993 có khoảng 90-95% bị
đái tháo đường týp 2. Ở Pháp 1,4% dân số mắc ĐTĐ [8].
Trên phạm vi toàn cầu tỷ lệ đái tháo đường týp 2 từ dưới 2% ở vùng
Bantu tại Tanzania và Trung Quốc lục địa cho đến 40-50% ở sắc tộc da đỏ
Pima tại Mỹ và dân Micronesia ở Nauru. Sự khác biệt này do ảnh hưởng của
di truyền và một số yếu tố nguy cơ có tính xã hội như cách ăn uống, béo phì,
ít vận độngSingapore: 1974 là 2% tăng lên 8.6% vào năm 1992.

Hình 1.1: Tỷ lệ mắc đái tháo đường trên thế giới


Hình 1.2: Sơ đồ dự đoán sự khác biệt tỷ lệ ĐTĐ ở các quố c gia
Việt Nam: TP HCM 2,52% (1992) tới năm 2003 theo Đỗ Ngọc Diệp và
cộng sự tỷ lệ ĐTĐ àl 7% [9], [10], theo Trần Minh Long (2010) ngh iên cứu tại

Ng hệ An được tỷ lệ đá
i t háo đường týp 2 ở người từ 30 – 69 tuổi là ,37% và tỷ
lệ ti9 ền đá
i t háo đường là 17,97% [11], Hà Nội (1991) 1,1% và Huế,96%. Đến
0

nay ỉ
t lệ ĐTĐ ở Việt Nam là 5,7%.
Tro



3,299 triệu.

Hiện nay ở Việt Nam số người b Đái Tháo Đường khoảng bệnh nhân

không đó nam khoảng 1,351 triệu ; nữ khoảng 1,447 triệu. Số
li n quan đến
Đ ng được chẩn đoán: 2,079 triệu chiếm 38,7%. Số tử vong l ê hành bệnh
ĐTĐ ở Việt Nam sẽ tăng 1,2% trước năm 2018 [12].
Dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỷ XX đã và
đang trở thành hiện thực. Trong đó, đái tháo đường là bệnh không lây nhiễm
được WHO quan tâm hàng đầu trong chiến lược chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng: Nó là bệnh mang tính xã hội cao ở nhiều quốc gia bởi tốc độ phát triển
nhanh, mức độ nguy hại đến sức khoẻ. Đái tháo đường còn trở thành lực cản
của sự phát triển, gánh nặng cho toàn xã hội khi mà mỗi năm thế giới phải chi
số tiền khổng lồ từ 232 tỷ đến 430 tỷ USD cho việc phòng chống và điều trị.
Theo WHO, năm 1985 có khoảng 30 triệu người mắc đái tháo đường trên



toàn cầu, năm 2004 có khoảng 98,9 triệu người mắc, tới nay khoảng 180 triệu
người và con số đó có thể tăng gấp đôi lên tới 366 triệu người vào những năm
2030. Đây là một trong ba căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất và là một
trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển.
Việt Nam không xếp vào 10 nước có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhưng lại
là quốc gia có tốc độ phát triển bệnh nhanh. Theo kết quả điều tra dịch tễ học
bệnh đái tháo đường toàn quốc năm 2012 do Bệnh viện Nội tiết Trung ương
tiến hành, tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành
là 5,42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là
63,6%. Tỷ lệ hiện mắc đái tháo đường tăng dần theo nhóm tuổi, cụ thể là
1,7% ở nhóm tuổi từ 30-39; 3,7% ở nhóm tuổi từ 40 tới 49; 7,5% ở nhóm tuổi
từ 50 tới 59 và 9,9% ở nhóm tuổi từ 60 tới 69. Đái tháo đường đang là vấn đề
thời sự cấp bách của sức khoẻ cộng đồng [13].
Bảng 1.1: Mười nước có tỷ lệ đái tháo đường cao nhất thế giới
Năm 2000
STT

Quốc gia

Năm 2030

Số người mắc
bệnh ĐTĐ
(Triệu người)

Quốc gia

Số người mắc
bệnh ĐTĐ
(Triệu người)


1

Ấn Độ

31,7

Ấn Độ

79,4

2

Trung Quốc

20,8

Trung Quốc

42,3

3

Mỹ

17,7

Mỹ

30,3


4

Indonesia

8,4

Indonesia

21,3

5

Nhật Bản

6,8

Pakistan

13,9

6

Pakistan

5,2

Brazil

11,3


7

Nga

4,6

Bangladesh

11,1

8

Brazil

4,6

Nhật Bản

8,9

9

Ý

4,3

Philippines

7,8


10

Bangladesh

3,2

Ai Cập

6,7


1.2. Bệnh học đái tháo đường
1.2.1. Một số hoocmon tham gia chuyển hóa đường trong cơ thể
GH: Tác dụng lên chuyển hoá carbohydrat: Giảm sử dụng glucose cho
mục đích sinh năng lượng, tăng dự trữ glycogen ở tế bào, giảm vận chuyển
glucose vào tế bào và tăng nồng độ glucose trong máu.
Insulin là một protein nhỏ với trọng lượng phân tử 5.808. Nó được cấu
tạo bởi hai chuỗi acid amin có nối với nhau bằng những cầu nối disulfua. Khi
hai chuỗi acid amin này bị tách ra thì hoạt tính sẽ mất. Tác dụng lên chuyển
hoá carbohydrat: Tăng thoái hoá g lucose ở cơ và dự trữ glycogen ở cơ, tăng
thu nhập, dự trữ và sử dụng glucose ở gan, ức chế quá trình tạo đ ường mới.
Chính vì các tác dụng đã nêu nên insulin là hormon có tác dụng làm giảm
nồng độ glucose trong máu.
Glucagon được bài tiết từ tế bào alpha của tiểu đảo langerhans.
Glucagon là một polypeptid có 29 acid amin với trọng lượng phân tử là 3.485
Glucagon làm tăng g lucose máu do 2 ác
t dụng tăng phân g ải
i glyc ogen ở gan
do đó làm tăng nồng độ glucose máu sau vài phút, tăng tạo đường mới ở gan

do làm tăng mức vận chuyển acid amin vào tế bào gan rồ sau
i

đó lại tăng

chuyển acid amin thành glucose.
1.2.2. Bệnh đái tháo đường
Bệnh xảy ra chủ yếu là do giảm bài tiết insulin từ tế bào bêta của tiểu
đảo langerhans, đôi khi có thể do tế bào bêta tăng nhạy cảm với tác dụng phá
hủy của virus hoặc có thể do các kháng thể tự miễn chống lại tế bào bêta.
Trong một số trường hợp khác, bệnh xuất hiện do yếu tố di truyền ảnh
hưởng đến sự sinh sản tế bào bêta.
Bệnh béo phì cũng đóng một vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh
của đái tháo đường lâm sàng vì béo phì làm giảm nhạy cảm của các receptor
tiếp nhận insulin tại các tế bào đích, do đó làm giảm hiệu quả thúc đẩy chuyển
hoá của insulin như bình thường.


Bệnh nhân bị đái tháo đường thường ăn nhiều nhưng vẫn gầy và mệt
mỏi do glucose không được sử dụng ở tế bào nên cơ thể luôn thiếu năng
lượng để hoạt động. Bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn như bị mụn nhọt ngoài da,
lao phổi. Trên lâm sàng người ta thường dựa vào một hội chứng bao gồm các
triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy nhanh để chẩn đoán bệnh đái
tháo đường. Hội chứng này được gọi là hội chứng "bốn nhiều". Tuy nhiên,
hội chứng này thường chỉ gặp ở typ đái tháo đường phụ thuộc insulin. Ngoài
biến chứng dễ bị nhiễm khuẩn, do có sự rối loạn liên quan giữa chuyển hoá
carbohydrat và lipid nên dẫn tới sự lắng đọng cholesterol ở thành động mạch
do đó người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị xơ vữa động mạch và các
bệnh về mạch vành.
1.2.2.1. Định nghĩa đái tháo đường

Năm 2011 trong cuốn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội
khoa” [14] ĐTĐ được định nghĩa là: Tình trạng tăng đường huyết mạn tính
đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, có kèm theo rối loạn
chuyển hóa lipid và protein do giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh
học của insulin và/ hoặc tiết insulin.
1.2.2.2. Phân loại đái tháo đường
Đái tháo đường loại 1: Là cơ thể sản xuất ít hay không sản xuất insulin
do tế bào tuyến tụy bị phá hủy bởi chất trung gian miễn dịch. Sự phá hủy này
có thể nhanh hoặc chậm. Tiến triển nhanh gặp ở người trẻ <30 tuổi, triệu
chứng lâm sàng rầm rộ khát nhiều, uống nhiều, sút cân, mệt mỏi, 85-90%
trường hợp thấy xuất hiện các tự kháng thể kháng đảo tụy (ICA), tự kháng
thể kháng insulin (GAD). Biến chứng cấp tính hay gặp là hôn mê nhiễm toan
ceton. Điều trị bắt buộc phải điều trị bằng insulin, tỉ lệ gặp <10%.
Đái tháo đường loại 2: Là cơ thể sản xuất Insulin nhưng không sử
dụng
được Insulin (đề kháng insulin). Đái tháo đường týp 2 là bệnh có tính gia đình,
đặc


trưng là kháng insulin đi kèm với thiếu hụt insulin tương đối, tuổi >30, triệu
chứng lâm sàng âm thầm, thường phát hiện muộn, biến chứng cấp tính hay
gặp là hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, có thể điều trị bằng chế độ ăn, thuốc
uống hoặc insulin, tỉ lệ gặp 90-95%.
Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết xảy
ra ở thời kỳ mang thai.
Các tình trạng tăng đường huyết đặc biệt khác: Giảm chức năng tế bào
beta do khiếm khuyết gen: MODY 1, MODY 2, MODY3, đái tháo đường ty
giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen, bệnh tụy, dùng hóa
lạp thể,
ất….

ch
1.2.
2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán
t
i
t
đường Hoa
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ heo ADA (Hiệp hộ đái háo
Kỳ)
tr
ti
ây [15].
năm 2014, chẩn đoán ĐTĐ khi có 1 ong các êu chuẩn sau đ
ị l
%.
- HbA1C (đ nh ượng bằng phương pháp sắc ký lỏng) > 6,5
tt

/l (126 mg
- Đường huyế ương lúc đói (nh n ăn > 8 – 14 giờ) > 7mmol
/d
i i
L) trong 2 thờ đ ểm khác nhau.
il
t
g với 75 g
gluc - Đường huyết
t tno (sau ăn) 2h vớ ượng đường ương đươn
ose khan hòa ant trong nước ≥11,1 mmol/l (200 mg / dl).
của


riệu chứng

- Đường huyế ương bất kỳ ≥11,1mmol/l
cói kèm theo các t
,
tăng
đườngtrường
huyết hợp
(khátkhông
nhiều,rõtiểu
nhiều
nh tra
ều, lại
gầynhư
sút).
- Trong
ràng
phải ăn
kiểm
với hầu hết các

xét nghiệm chẩn đoán. Kết quả phải được lặp đi lặp lại khi khả thi để loại trừ
lỗi trong phòng thí nghiệm, không nhất thiết phải trong 3 tháng trừ khi có một
chẩn đoán lâm sàng rõ rệt.
Chẩn đoán xác định với xét nghiệm lần thứ hai trừ khi có triệu chứng
của tăng glucose máu rõ và có glucose máu bất kỳ từ 11,1mmol/l trở lên. Nếu
2 xét nghiệm khác nhau đều đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ thì được chẩn
đoán xác định. Nếu hai xét nghiệm khác nhau nên lặp lại cùng xét nghiệm có



kết quả đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ và chẩn đoán dựa vào kết quả lần sau.
Những người này được xem là mắc bệnh ĐTĐ [16].
1.2.2.4. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường typ 2
Bệnh ĐTĐ đã được biết đến từ lâu song trong những thập niên vừa qua
nó đã trở thành đại dịch thế giới một thách thức với ngành y tế và xã hội. Tỷ
lệ này đang tăng nhanh trên thế giới đặc biệt là những nước đang phát triển
như là ở châu Á.
Sở dĩ như vậy là do tuổi thọ ngày càng tăng, tỷ lệ người béo phì do chế
độ ăn và lối sống tĩnh tại, ít hoạt động ngày càng tăng. Những yếu tố này kết
hợp với nhau gây nên ĐTĐ týp 2 chiếm 90% tổng số người bị ĐTĐ.
Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường typ 2
Theo định nghĩa thì ĐTĐ týp 2 không chỉ có đường huyết cao mà là tình
trạng rối loạn chuyển hóa nhiều thành phần. Nguyên nhân là sự kết hợp hai
tình trạng giảm tiết insulin ở tế bào tuyến tụy và sự đề kháng insulin tại mô
đích, do tế bào bêta của tuyến tụy bị tổn thương nên không thể sản sinh ra
insulin được.
Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do cơ chế tự miễn [17].
+ Rối loạn tiết insulin. Tế bào bêta của tụy bị rối loạn về khả năng sản
xuất insulin bình thường về mặt số lượng cũng như chất lượng để đảm bảo
cho chuyển hoá glucose bình thường. Những rối loạn đó có thể là bất thường
về nhịp tiết và động học của bài tiết insulin, bất thường về số lượng tiết
insulin, bất thường về chất lượng những tế bào peptid có liên quan đến insulin
trong máu. Nguyên nhân có sự rối loạn tiết insulin có thể do một số yếu tố
sau: Sự tích tụ triglycerid (Tri) và acid béo tự do trong máu dẫn đến tăng sự
tích tụ triglycerid là nguyên nhân gây “ngộ độc lipid” ở tụy, tăng nhạy cảm tế
bào beta với chất ức chế trương lực α adreneric.
+ Giảm tiết insulin
+ Tình trạng đề kháng insulin và hội chứng chuyển hóa



Tiểu đường loại 2 là cơ thể sản xuất Insulin nhưng không sử dụng được
Insulin (đề kháng insulin), bệnh có tính gia đình, đặc trưng là kháng insulin đi
kèm với thiếu hụt insulin tương đối, tuổi >30, triệu chứng lâm sàng âm thầm,
thường phát hiện muộn, biến chứng cấp tính hay gặp là hôn mê tăng áp lực
thẩm thấu, có thể điều trị bằng chế độ ăn, thuốc uống hoặc insulin, tỉ lệ gặp
90-95%.

Hình 1.3: Sơ đồ nguyên nhân dẫn đến hội chứng đề kháng insulin
Quá trình sinh bệnh đái tháo đường typ 2
Tình trạng kháng insulin cũng xảy ra ở những người béo phì. Giai đoạn
sớm mức dung nạp glucose không thay đổi vì tụy tăng tiết insulin giữ cho
glucose huyết tương không tăng. Giảm dung nạp glucose là một trong các rối
loạn sớm nhất của đái tháo đường týp 2 hay tiền đái tháo đường. Sự tiết


insulin đạt đến đỉnh sẽ giảm nhạy cảm của tế bào bêta với glucose và sẽ giảm
tiết insulin và ĐTĐ týp 2 sẽ xuất hiện [2], [14], [18].

Hình 1.4: Sơ đồ cơ chế tăng đường huyết của người đái tháo đường týp 2
1.3. Những yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường typ 2 và biến chứng
1.3.1. Các yếu tố nguy cơ không thể can thiệp được
Tuổi: Yếu tố tuổi đặc biệt là tuổi từ 50 trở lên được xếp vào vị trí đầu
tiên trong các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ týp 2. Khi cơ thể già chức năng
tụy nội tiết cũng bị già theo và khả năng tiết insulin của tụy cũng giảm sút,
đồng thời với sự giảm nhậy cảm của tế bào đối với insulin, glucose máu tăng
và bệnh ĐTĐ thực sự xuất hiện.
Tiền sử gia đình có người bị ĐTĐ (yếu tố di truyền): Những đối tượng
có quan hệ huyết thống bị ĐTĐ thì tỷ lệ ĐTĐ cao gấp 4-6 lần người khác.
Con cái có bố mẹ bị ĐTĐ thì 40% có nguy cơ bị mắc bệnh ĐTĐ. Chị em ruột



có khả năng phát triển bệnh ĐTĐ týp 2 là 20-40%, tỷ lệ này hơn rất nhiều so
với 5% quần thể dân cư.
Yếu tố chủng tộc: Tỷ lệ ĐTĐ týp 2 gặp ở hầu hết các dân tộc với tỷ lệ
độ hoàn toàn khác nhau, phụ thuộc vào đặc tính dân tộc, tỷ lệ mắc rất thấ gần
như bằng không ở người Eskimo và Melanesia ở Papua tan Guiniea, nơi có
chế độ ăn lành mạnh. ĐTĐ týp 2 chiếm một tỷ lệ rất cao, 30% ở người
Indians. Các dân tộc khác nhau khả năng tiết Insulin của tế bào bêta tuyến tụy
khác nhau dẫn tới vấn đề đề kháng insulin khác nhau gây lên những thay đổi
trong việc hình thành glucose ở gan trong đó sự kháng insulin lạ i liên quan
mật thiết đến béo phì.
1.3.2. Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường có thể kiểm soát được
Yếu tố xã hội (thay đổi lối sống): Quá trì nh đô t hị hóa có vai trò quan
trọng trong sự gia tăng tỷ lệ bệnh ĐTĐ týp 2 . Do đô th ị hóa đã chu yển dần từ
lối sống , hó
t i quen ăn uống truyền thống sang một kiểu sống , ht ói quen ăn
uống hiện đại. Khi ăn uống dư t hừa năng l ượng kèm theo lối sống tĩnh tại, ít
vận động sẽ t húc đẩy nhanh quá trình tiến triển của béo phì, l àm tăng nhanh tỉ
lệ ĐTĐ týp 2.
ĐTĐ thai nghén : Là trường hợp phụ nữ lúc mang thai b ị bệnh ĐTĐ.
Thể ĐTĐ này liên quan liên quan tới vai trò của kháng thể kháng insulin và
sự biến đổi của hormon hoặc các rối loạn chuyển hóa khi có thai là nguyên
nhân của các biến chứng lúc đẻ, tăng nguy cơ phát triển thành ĐTĐ sau đẻ.
ĐTĐ thai nghén thường khởi phát vào tuần thứ 24 của thai kỳ, do giai đoạn
này tăng nhu cầu insulin của thai và của mẹ để đưa glucose ở máu vào tế bào,
tạo năng lượng cho thai nhi và mẹ, nhu cầu insulin có thể tăng gấp 2-3 lần
bình thường. Giai đoạn này, cơ thể mẹ cũng sản xuất ra các nội tiết tố có khả
năng kháng insulin. Nếu cơ thể mẹ không đáp ứng được nhu cầu insulin cộng
với tính kháng insulin của các hormon được tiết ra bệnh ĐTĐ sẽ xuất hiện.



Tiền sử sinh con nặng trên 4000g: Những đứa trẻ này trong giai đoạn
bào thai chúng phải nằm trong môi trường mẹ bị tiểu đường hoặc tiểu đường
lúc có thai. Do sự tăng glucose máu của mẹ sẽ kích thích sự trưởng thành của
tế bào bêta, tăng sinh đảo tụy, dẫn tới tăng tiết insulin ở giai đoạn bào thai.
Những trẻ này thường có tình trạng béo phì lúc nhỏ, giảm dung nạp glucose
và ĐTĐ khi lớn tuổi.
Lập trình bào thai Barker: Trẻ sơ sinh nhẹ cân, nguồn gốc bào thai
dung nạp glucose của mẹ thấp.
Tiền sử suy giảm dung nạp glucose: Những người có tiền sử suy giảm
dung nạp glucose khả năng tiến triển thành bệnh ĐTĐ rất cao. Những người
suy giảm dung nạp glucose chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập có thể
giảm nguy cơ tiến triển thành bệnh ĐTĐ thực sự.
Người có rối loạn đường huyết lúc đói, hoặc rối loạn dung nạp glucose.
Đây là nhóm người có glucose trong máu cao hơn trong giới hạn bình thường
nhưng chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Tăng huyết áp (THA): Huyết áp 140/90 mmHg hoặc cao hơn.Khoảng
30-50% bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp. THA có thể xuất hiện trước hoặc
sau khi có ĐTĐ lâm sàng.
Béo phì: Nguy cơ hàng đầu của ĐTĐ týp 2. Năm 1985 Who công nhận
béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ của ĐTĐ không phụ thuộc insulin.
Béo phì trên 120% trọng lượng cơ thể lý tưởng là một yếu tố nguy cơ lớn với
bệnh ĐTĐ týp 2 [19].
Thừa cân (BMI ≥23 đối với người châu Á), béo dạng nam (vòng eo
≥90 cm đối với nam; hoặc vòng eo ≥80 cm đối với nữ, WHR cao). Hơn 80%
người bị mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có thừa cân.


Rối loạn chuyển hóa Lipid và các Lipoprotein: Thành phần Lipid máu

ở bệnh ĐTĐ tùy thuộc phần lớn vào cân bằng chuyển hóa và chức năng thận.
Có LDL cholesterol hoặc Triglycerides cao là một yếu tố nguy cơ cao [5].
Thuốc và độc chất: Nhiều loại thuốc và độc chất có khả năng phát triển
bệnh ĐTĐ thứ phát do có tác dụng độc đối với tế bào bêta của tụy như dùng
nhiều cortisone…
Thuốc lá, rượu bia: Hút thuốc lá có liên hệ đến sự đề kháng insulin, là
yếu tố nguy cơ của ĐTĐ týp 2 ở cả nam lẫn nữ. Nghiên cứu cho rằng thuốc lá
tăng
đ với ĐTĐ
70% nguy cơ của ĐTĐ t ýp 2 và ích lợi của việc ngừng hút thuốcl á ối
týp 2 chỉ có thể thấy sau 5 năm còn để đạt được giống như

không hút

thuốngười c bao giờ thì thời gian ngừng ihút
tr phả

ên 20 năm [20].
t p 2 do làm
Ít vận động thể lực: Là yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ y

giảm tình nhạy cảm với insulin [17],[21].

nsulin, tuy
Stress: Stress cấp rõ ràng là có liên quan đến đề kháng i
nhi
t
t
. Các nhà
ên sự đề kháng rong rường hợp này có khả năng hồi phục

ngh
l
i i i t
l

ng góp vào
iên cứu cho rằng g ucocort co d g a ăng úc b stress có thể đó
sự đ
ếp hay gián
ề kháng insulin. Stress tác động đến sự đề kháng insulin trực ti
tiếp t
t
u và ức chế
hông qua tương tác với leptin dẫn đến ăng nồng độ leptin má
hoạt
l ti , t
vào sự đề
động của ep n húc đẩy tình trạng đề kháng leptin, góp phần
kháng insulin [22].
1.3.3. Biến chứng của bệnh đái tháo đường
- Biến chứng cấp tính: Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê nhiễm
ceton acid…
- Biến chứng mạn tính: Biến chứng mạch máu nhỏ, biến chứng mạch
máu lớn.
- Biến chứng mắt: tổn thương mắt trong ĐTĐ thường biểu hiện:
+ Viêm võng mạc ĐTĐ: không tăng sinh và tăng sinh


+ Đục thủy tinh thể: thể dưới vỏ và thể nhân trung tâm
Vì tần xuất biến chứng mắt trên bệnh nhân ĐTĐ rất cao nên tất cả bệnh

nhân ĐTĐ cần được khám mắt định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa hàng năm
- Biến chứng thận: Vi đạm niệu gây ra tiểu đạm đại thể, giảm độ lọc cầu
thận, tăng huyết áp và bệnh thận giai đoạn cuối.
- Biến chứng thần kinh: Thần kinh cảm giác, thần kinh vận động, thần
kinh tự chủ.
- Biến chứng mạch máu ngoại biên: Chủ yếu biểu hiện bằng viêm tắc
tĩnh mạch chi dưới dẫn đến loét, hoại tử bàn chân, 25% bệnh nhân ĐTĐ phải
nhập viện là do biến chứng hoại tử bàn chân và 50% các trường hợp đoạn chi
không do chấn thương là do ĐTĐ (hoại tử bàn chân trên bệnh nhân ĐTĐ
thường do nguyên nhân mạch máu, thần kinh và nhiễm trùng nhưng thường
thì nguyên nhân tổn thương do viêm tắc mạch máu là quan trọng nhất). Bệnh
nhân được khám bàn chân thường xuyên để có hướng điều trị tích cực.
- Biến chứng tim mạch: Nhiều tác giả ngày nay coi bệnh ĐTĐ là bệnh lý
tim mạch do vậy tất cả những bệnh nhân ĐTĐ trên 40 tuổi cần được kiểm tra
tim mạch và các yếu tố nguy cơ một cách hệ thống, định kỳ để có kế hoạch
ngăn ngừa và điều trị kịp thời.
1.4. Các nghiên cứu phòng ngừa bệnh đái tháo đường
Phòng ngừa bệnh đái tháo đường: gồm 3 đối tượng:
+ Phòng để không bị mắc bệnh đối với đối tượng có nguy cơ
+ Phòng bệnh để bệnh không tiến triển
+ Phòng để giảm tối đa biến chứng của bệnh nhằm cải thiện chất lượng
cuộc sống cho người bệnh


1.4.1. Phòng với người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Trước đây người ta nghĩ rằng bệnh ĐTĐ không thể phòng được. Tuy
nhiên ngày nay nhiều nghiên cứu cho thấy có thể phòng ngừa được ĐTĐ týp
2 nếu bệnh được phát hiện khi còn là yếu tố nguy cơ. Khi đó có thể sử dụng
chế độ ăn, chế độ bệnh tật, tỷ lệ bệnh ĐTĐ có thể giảm đáng kể trong cộng
đồng. Mục tiêu của chiến lược phòng để giảm tỷ lệ người có yếu tố nguy cơ

nhằm giảm tỷ lệ mới mắc đái tháo đường. Chẩn đoán sớm bệnh và theo dõi sự
tiến triển chặt chẽ của bệnh để hạn chể tối đa tỷ lệ đau ốm, tỷ lệ chết non có
liên quan đến ĐTĐ týp 2.
Trong các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ người ta đặc biệt quan tâm đến những
trường hợp rối loạn dung nạp glucose, rối loạn đường máu lúc đói, những bệnh
nhân này thường có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid giống người ĐTĐ týp 2
trong khi họ lại không biết ḿnh mắc bệnh, không có biện pháp pḥng chống và
điều trị đúng cách vv thế nguy cơ bị bệnh tim mạch cao.
Cách ngăn chặn phát triển thành bệnh đái tháo đường týp 2, ở người lớn
được chẩn đoán tiền đái tháo đường, nếu thực hiện việc thay đổi hành vi lối
sống có thể pḥng tránh và làm chậm quá tŕnh bệnh tiến triển lên thành ĐTĐ týp
2. Kết quả từ chương tŕnh pḥng chống bệnh ĐTĐ của cơ quan về dịch vụ sức
khỏe và con người Hoa Kỳ (HHS) tiến hành trên 3.000 người cho
thấy giảm từ 5 - 7% kg cân nặng có thể làm giảm 58% nguy cơ bệnh tiến triển
lên ĐTĐ týp 2. Có thể giảm cân bằng cách ăn kiêng (giảm chất béo và lượng
calo ăn vào) cũng như tập thể dục với mức độ vừa phải tối thiểu 150 phút một
tuần (hầu hết những người tham gia nghiên cứu chọn đi bộ).
Cùng với đó là sự phát triển của nền kinh tế xã hội, lối sống công
nghiệp, điều kiện kinh tế được cải thiện ăn quá nhiều năng lượng, ít vận động,
ăn quá nhiều năng lượng kết hợp với yếu tố di truyền làm gia tăng tỷ lệ ĐTĐ
týp 2.


1.4.2. Phòng bệnh với những người đã mắc bệnh đái tháo đường
1.4.2.1. Phòng bệnh để bệnh không tiến triển
Với đối tượng này mục đích phòng bệnh để làm giảm sự tiến triển của
bệnh hoặc làm giảm mức độ của biến chứng nhằm mục đích:
Nâng cao chất lượng điều trị dự phòng biến chứng ở người ĐTĐ
Phục hồi các cơ quan bị tổn thương
Nâng cao chất lượng giáo dục bệnh lý cho người bệnh

Tất cả nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh
Bảng 1.2: Các mục tiêu phải đạt tới trong mức độ phòng bệnh [23]
Chỉ số

Đơn vị

Tốt

Chấp nhận

Kém

Lúc đói

mmol/l

4,4-6,1

≤7,8

>7,8

Sau 2 giờ

mmol/l

4,4-8,0

≤10,0


>10,0

HbA1c

%

< 6,5

≤7,5

>7,5

Đường niệu

%

0

≤0,5

>0,5

Chol toàn phần

mmol/l

<5,2

<6,5


≥6,5

LDL-C

mmol/l

2,5

2,6-3,4

≥4,5

HDL-C

mmol/l

>1,1

≥0,9

<0,92

TG-đói

mmol/l

<1,7

>2,2


BMI

Kg/m2

18,5-22,9

>23

Huyết áp

mmHg

≤120/80

Đường máu

≤140/90

>160/95

Đối với người mắc bệnh về mạch máu chol toàn phần <4,5 mmol/l;
Người ĐTĐ có các yếu tố nguy cơ bệnh lý tim mạch như nồng độ HDL<0,9
mmol/l, THA, hút thuốc lá, có vi niệu đạm thận (microabumin niệu), tiền sử
bệnh tim mạch nên điều trị bằng thuốc sớm hơn bình thường (tức là điều trị
mỡ máu vào khoảng 2,6-3,4 mmol/l).


Ngoài những người đã được chẩn đoán ĐTĐ thì những đối tượng có
yếu tố nguy cơ có thể can thiệt được như hút thuốc lá,béo phì, tăng huyết áp,
tăng đường huyết, tăng Tri và cholesterol máu, ít hoạt động thể lực, chế độ ăn

không hợp lý… cần phải điều chỉnh các yếu tố nguy cơ để giảm khả năng
xuất hiện bệnh ĐTĐ.
1.4.2.2. Phòng để giảm biến chứng của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc
sống cho người ĐTĐ typ 2
- Khi đã phát hiện bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn, uống, vệ sinh,
luyện tập,dùng thuốc của bác sĩ đưa ra nhằm hạn chế tối đa những biến chứng
hể xảy ra.
có t
- Phải khám bệnh đ nh kỳ để điều ch nh chế độ điều tri s


ao cho giữ
ng huyết ở mức ổn đ nh nhất.
đườ

- Kiểm soát đường huyết là mục tiêu đ ều tr hàng đầu của bệ
i

nh ĐTĐ
- ĐH ổn đ nh sẽ làm giảm biến chứng mạch máu lớn và nhỏ

tr
gười ĐTĐ
ên n
t
i
t
, HbA1c
- Tự heo dõ ĐH ại nhà (SMBG) sẽ giúp cải thiện đường
Cá huyết

như sau:
c mục tiêu kiểm soát các chỉ số sinh hóa theo ADA năm 2015
[24]
tl
i:
- HbA1C< 7%
- Đường huyế úc đó 4,4 – 7,2
mg/dl).
/ l mmol/l (70-130
l/l)
- Lipid:

LDL
mg/dl(1,3
(<2,6
mmol/l)
HDL -–CC<>100
50 mg/dl
mmol/l)
đối với nữ
Triglycerid< 150 mg/dl (1,7 mmol/l).

- Albumin niệu: microalbumin < 30 mg/l.
- Huyết áp: <140/90 mmHg
1.5. Tình hình mắc bệnh ĐTĐ ở Việt Nam và trên thế giới
1.5.1. Tình hình mắc bệnh ĐTĐ trên thế giới
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tốc độ phát triển của ĐTĐ
tăng nhanh trong những năm qua. Đái tháo đường týp 2 đang là một cuộc
khủng hoảng trên toàn cầu đe dọa sức khỏe và kinh tế cho tất cả các quốc gia,



đặc biệt là những nước phát triển. Nguyên nhân đầu tiên của sự gia tăng bệnh
ĐTĐ trong cộng đồng là do tình trạng đô thị hóa nhanh chóng, thay đổi tình
trạng dinh dưỡng và gia tăng lối sống tĩnh tại. Sự gia tăng bệnh ĐTĐ ở Châu
Á được đặc trưng là mức BMI thấp và trẻ tuổi so với dân số da trắng [25],
[26]. Nghiên cứu Frank B. chothấy dinh dưỡng kém trong tử cung và trong
thời thơ ấu cùng với dinh dưỡng dư thừa trong cuộc sống sau này có thể góp
phần vào sự gia tăng bệnh ĐTĐ hiện tại trong dân số Châu Á [25].
Tình hình đái tháo đường trên thế giới gia tăng rất nhanh theo liên đoàn
đái tháo đường quốc tế, bệnh ĐTĐ hiện nay trên thế giới năm 2013 khoảng
382 triệu ngườivà ước tính sẽ tăng nhanh trong những năm tới, dự đoán đến
năm 2035 có khoảng 592 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Điều đáng
quan tâm là tỷ lệ mắc bệnh gặp nhiều ở các nước có thu nhập từ thấp đến
trung bình với 2/3 trường hợp.
Nghiên cứu của chương trình phòng ngừa ĐTĐ Mỹ (DPP: Diabetes
Prevention Program) cho thấy rằng một chế độ ăn kỹ lưỡng và can thiệp tập
luyện bằng cách đi bộ 150 phút mỗi tuần trong các đối tượng có yếu tố nguy
cơ để làm giảm 7% trọng lượng cơ thể làm giảm tỷ lệ xảy ra ĐTĐ týp 2
khoảng 58% trong số 1.079 người với giảm dung nạp glucose được theo dõi
trong 2,8 năm và so sánh với nhóm chứng chỉ thực hiện lời khuyên thay đổi
lối sống và dùng thực phẩm chức năng [27].
Nghiên cứu ở Da Qing, Trung Quốc (1997 – 2003) trên 110.660 đối
tượng từ 33 trung tâm y tế được sàng lọc bằng nghiệm pháp dung nạp glucose
tìm ra 577 đối tượng đạt tiêu chuẩn giảm dung nạp glucose theo tiêu chuẩn
của TCYTTG, và được chia làm3 nhóm can thiệp gồm
- Nhóm chỉ dùng chế độ ăn.
- Nhóm dùng biện pháp vận động thể lực.
- Nhóm dùng kết hợp cả hai yếu tố trên.



Nghiên cứu sau 6 năm tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng dần là 67,7% can thiệp dự
phòng đã giảm nguy cơ tiến triển thành ĐTĐ týp 2 ở cả 3 nhóm lần lượt là
31%, 46% và 42% [28].
Nghiên cứu phòng ngừa ĐTĐ ở Phần Lan (2003) trên 522 người trung
niên thừa cân có rối loạn dung nạp glucose, mục tiêu của nhóm can thiệp là
làm giảm cân, giảm chế độ ăn nhiều mỡ, tăng vận động thể lực và ăn nhiều
chất xơ. Kết quả có cải thiện đáng kể từng mục tiêu can thiệp sau 1 đến
3 năm, cân năm, cân nặng giảm 4,5 kg (sau 1 năm) và 3,5 kg (sau 3 năm) và
ở nhóm chứng là 1,0 kg và 0,9 kg. Sau một năm can thiệp có sự cải thiện đáng
kể về lâm sàng và các chỉ số về chuyển hóa. Chỉ số glucose máu giảm ở nhóm
rối loạn glucose lúc đói (-0,2 so với 0,3 mmol/l), và chỉ số HbA1c (-0,1% so
với 0,1%) [29]. Trong nghiên cứu của chương tŕnh pḥng ngừa ĐTĐ của Mỹ
gần một nửa số người tham gia được chẩn đoán hội chứng chuyển hóa, nhóm
người có yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch cũng kèm với sự gia tăng đái tháo
đường týp 2. Trên những người với hội chứng chuyển hóa, 23% nhóm sử
dụng Metformin và 38% nhóm sử dụng thay đổi lối sống đều giảm hội chứng
chuyển hóa ở giai đoạn kết thúc nghiêncứu. Cả hai loại trị liệu thay đổi lối
sống và Metformin đều làm giảm sự phát triển hội chứng chuyển hóa.
Nhìn chung, thay đổi lối sống là bảo đảm và rất hiệu quả để phòng ngừa
ĐTĐ týp 2 và làm giảm nguy cơ tim mạch ở những người bị TĐTĐ týp 2
[30]. Những nghiên cứu trên chứng minh rằng TĐTĐ – ĐTĐ týp 2 có thể
phòng ngừa được bằng thay đổi lối sống hoặc bằng thuốc.
Theo một nghiên cứu tại Campuchia (2005) ở lứa tuổi từ 25 tuổi trở lên
mắc đái tháo đường tại Siemreap là 5% và ở Kampomg Cham là 11% [31].
Theo nghiên cứu của Tan MC, Ng OC, Wong TW, Hejar AR, Anthony
J, H Sintonen, Phòng Dinh Dưỡng và Chế Độ Ăn, Khoa Y học và Khoa học Y
tế công cộng, Trường Đại học Putra Malaysia, nghiên cứu “các hội chứng tim


mạch với suy giảm sức khỏe liên quan đến chất lượng cuộc sống với bệnh

nhân ĐTĐ typ 2 [32].
Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá sức khỏe liên quan
đến chất lượng cuộc sống (HRQoL) của bệnh nhân Malaysia với ĐTĐ týp 2
người có bệnh tim mạch (CVD), cũng như xác định các yếu tố quyết định
HRQoL trong nhóm những bệnh nhân này.
Nghiên cứu này là một nghiên cứu phân tích cắt ngang liên quan đến
313 bệnh nhân tuổi từ 30-78 (150 nam, 163 nữ, tuổi trung bình 55,7 ± 9,2
năm), người được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 tại hai đại học Malaysia (thời gian
ĐTĐ týp 2 trung bình là 10,1 ± 8,1 năm) các bệnh viện công. Các hành vi, lối
sống, dữ liệu lâm sàng và xét nghiệm đã được thu thập hồi cứu từ hồ sơ bệnh
án và qua các cuộc phỏng vấn. HRQoL được đánh giá bằng cách sử dụng
công cụ 15D - một biện pháp chung chung, 15 chiều và chuẩn hóa của
HRQoL có thể được sử dụng như là cả một cấu hình và một số biện pháp chỉ
số duy nhất. Thu được kết quả bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có bệnh tim mạch đã
được tìm thấy có điểm số 15D về HRQoL thấp hơn đáng kể so với các đối tác
của họ nonCVD (p <0,001). HRQoL của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có bệnh tim
mạch thấp hơn so với những người không có bệnh tim mạch đáng kể (p
<0,05). Phân tích hồi quy logistic đa thức sử dụng phương pháp từng bước lùi
đáng kể cho thấy một liên kết giữa bệnh tim mạch và suy giảm HRQoL (tỉ số
chênh [OR]
11,746, 95% khoảng tin cậy [CI] 4,898-28,167). Tuổi (OR 1,095, 95% CI
1,054-1,137), thời gian ĐTĐ týp 2 (OR 1,085- 95% CI 1,032-1,140), dân tộc
(OR 0,411, 95% CI 0,187-0,903), chỉ số khối cơ thể (OR 1,074, 95% CI
1,006-1,148), và mức độ hoạt động thể chất (OR 3,506, 95% CI 1,415-8,689)
cũng là yếu tố dự báo quan trọng của HRQoL.đưa ra kết luân Trong bệnh
nhân ĐTĐ týp 2, sự hiện diện của bệnh tim mạch liên quan đáng kể với một
HRQoL thấp hơn. Vì vậy, tầm quan trọng của công tác phòng chống để giảm


thiểu sự suy giảm tiềm năng của HRQoL của bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có bệnh

tim mạch nên được nhấn mạnh.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu đái tháo đường ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sau nhiều năm đổi mới, kinh tế tăng trưởng nhanh đã phần
nào cải thiện cuộc sống và sức khoẻ cộng đồng. Song chúng ta nhận thấy rằng
sự biến đổi sâu sắc trong lối sống, đặc biệt của cư dân các đô thị như Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh. Xe máy, ô tô gần như đã thay thế xe đạp, các công
việc cần đến sức cơ bắp đã có đội ngũ người giúp việc làm thay. Mất cân
bằng trong việc nhận năng lượng và tiêu thụ năng lượng là yếu tố nguy cơ cho
các bệnh béo phì, tăng huyết áp, tăng mỡ máu và bệnh đái tháo đường phát
triển
Theo Nguyễn Huy Cường, năm 1999 – 2001, đă tiến hành điều tra 3.555
người từ 15 tuổi trở lên ghi nhận tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung ở nội và ngoại
thành Hà Nội là 2,42%. Trong đó 64% mới phát hiện, tỷ lệ nội thành là 4,31%
và ngoại thành là 0,61% [33].
Nghiên cứu của Ngô Thanh Nguyên và cs (2012), nghiên cứu tình hình đái
tháo đường ở đối tượng từ 30 tuổi trở lên tại thành phố Biên Ḥa năm 2011 cho
thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ người 30 trở lên là 8,1%, trong đó nữ là 51,9% và nam là
48,1% [34].
Theo Phạm Thị Lan Anh: Nghiên cứu trà nụ vối, lá ổi, lá sen có tác dụng
làm chậm tiến triển ĐTĐ, kiểm soát đường máu sau ăn, kiểm soát đường máu
lâu dài trên bệnh nhân ĐTĐ tưp 2. So sánh nhóm chứng với nhóm sử dụng
loại trà này có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [35].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Lành năm 2014: Thực trạng bệnh
ĐTĐ, tiền ĐTĐ ở người Khmer tỉnh Hậu Giang và đánh giá hiệu quả một số
biện pháp can thiệp cho kết quả. Qua điều tra 1100 người dân, tỷ lệ hiện mắc
đái tháo đường là 11,91%, trong đó tỷ lệ mới phát hiện 78,6% trên tổng số
bệnh nhân [36].



×