Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài tập học kỳ môn Kỹ năng tư vấn pháp luật Đất đai đề số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.59 KB, 13 trang )

MỤC LỤC

TÌNH HUỐNG
Bà C hiện ở trên mảnh đất 120m2 . Hiện diện tích đất này đang có tranh chấp
về ranh giới sử dụng với hộ bà N sử dụng đất liền kề. Do tuổi già, bà C làm giấy ủy
quyền cho ông H là người bà con họ hàng xa thay mặt mình giải quyết việc tranh
chấp ranh giới sử dụng đất với bà N. Năm 2007, bà C không để lại di chúc. Ông H
làm đơn gửi UBND xã X đề nghị được đứng tên chủ sử dụng mảnh đất này.
1


UBND xã X không đồng ý và ra quyết định thu hồi mảnh đất của bà C với lý do bà
không có người thừa kế. Ông H không đồng ý với quyết định thu hồi đất này đã
viết đơn khiếu nại gửi Chủ tịch UBND huyện.
Hỏi:
1. Anh (chị) sẽ sử dụng các kỹ năng gì để tư vấn cho ông H hiểu được việc
làm của mình đúng hay sai? Vì sao?
2. Xây dựng nội dung cụ thể các bước tư vấn pháp luật đất đai cho ông H
trong vụ việc này ?

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Các kỹ năng cần dùng để tư vấn cho ông H hiểu được việc làm của mình là
đúng hay sai
Việc tư vấn cho ông H hiểu được việc làm của mình là đúng hay sai. Trước
hết, cũng như các hoạt động tư vấn pháp luật khác nói chung, người tư vấn cần có
những kỹ năng:
• Tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn

2



Muốn biết được vụ việc mà ông H yêu cầu thì không thể nào bỏ qua giai
đoạn này. Mục đích của giai đoạn này chính là nắm bắt được câu chuyện và biết
được khách hàng đang mong muốn điều gì. Để đảm bảo cho hiệu quả của buổi tiếp
xúc khách hàng thì các kỹ năng như: Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng ghi chép, kỹ năng diễn giải và tổng hợp vấn đề, kỹ năng đặt câu hỏi và tìm
hiều vấn đề cần được luật sư chú trọng.
Đối với kỹ năng tiếp xúc với khách hàng, ta cần chú ý: cần tỏ thái độ lịch sự
chào hỏi, giới thiệu thông tin cơ bản như tên tuổi của mình, cũng như tên văn
phòng luật sư của mình, gợi ý xem có thể giúp gì được cho người tư vấn. Luật sư
có thể giới thiệu ngắn gọn về lai lịch của bản thân, văn phòng luật mà luật sư đang
làm việc cũng như tạo niềm tin nơi khách hàng bằng những câu nói mang tính bảo
vệ giúp đỡ, thể hiện sự uy tín nhất định trong lòng của khách hàng. Đồng thời phải
nắm bắt được nhu cầu của khách hàng cần gì, muốn gì từ đó xác định được vấn đề
pháp lý và đưa ra hướng giải quyết đúng đắn nhất
Những kỹ năng này không chỉ ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng về
sự tôn trọng của Luật sư với những khó khăn mà khách hàng đang phải đối mặt mà
còn ảnh hưởng đến việc ghi nhận, khai thác, tổng hợp các thông tin Luật sư thu
được để sử dụng cho quá trình tư vấn tiếp theo.


Xác định vấn đề pháp lý
3


Thực chất của việc xác định vấn đề pháp lý của vụ việc là việc nghiên cứu
kỹ lưỡng và thấu đáo hồ sơ của khách hàng và tìm ra vấn đề mấu chốt để giải
quyết. Tuy trong giai đoạn tìm hiểu yêu cầu của khách hàng đã nắm bắt được sự
việc và đánh giá sơ bộ về hướng giải quyết hồ sơ nhưng việc nghiên cứu kỹ lưỡng
cũng vô cùng cần thiết để có thể đặt ra được những chuỗi câu hỏi pháp lý có tính
liên kết với nhau. Vấn đề pháp lý của hồ sơ thường là câu hỏi pháp lý mà câu trả

lời sẽ giúp giải đáp được nguyện vọng của khách hàng.
• Xác định luật áp dụng
Để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi pháp lý cần dựa trên cơ sở những quy
định của luật pháp. Vì vậy, luật sư cần tra cứu các văn bản có liên quan đến tình
huống của khách hàng.
Chính sách đất đai của Nhà nước ta luôn có sự thay đổi qua các thời kỳ, chính
vì vậy, khi tư vấn pháp luật về quyền sử dụng đất phải căn cứ vào thời điểm của vụ
việc xảy ra vào thời gian nào để có thể áp dụng các quy định của pháp luật đất đai
ở thời điểm đó để trả lời cho khách hàng. Mặt khác, nhiều vấn đề đất đai do lịch sử
để lại, nên người tư vấn phải nghiên cứu kỹ các chứng cứ do khách hàng cung cấp
và các tài liệu khác để tìm ra bản chất của vụ việc.
• Trả lời tư vấn
4


Mô tả giải pháp: Điều quan trọng khi tìm kiếm giải pháp đó là đánh giá
chúng dưới góc độ pháp lý và thực tiễn về khả năng có thể xảy ra. Dự đoán hậu
quả ngắn hạn và dài hạn của từng giải pháp, đối chiếu với mong muốn của khách
hàng.
Định hướng cho khách hàng: Nhiệm vụ của luật sư là định hướng và thuyết
phục khách hàng lựa chọn giải pháp. Luật sư cần giải thích cho khách hàng bằng
ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu về những khía cạnh pháp lý phức tạp của hồ sơ.
Lựa chọn chiến thuật: Sau khi lựa chọn được giải pháp, luật sư cũng cần làm
rõ với khách hàng cách thức tiến hành giải pháp đó, các chiến thuật có thể được áp
dụng.
Việc ông H không đồng ý với quyết định thu hồi đất và viết đơn khiếu nại
Chủ tịch UBND huyện là trường hợp khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Vì vậy khi tư vấn cho ông H, ngoài những kỹ năng cần thiết của hoạt động tư vấn
pháp luật nói chung kể trên thì người tư vấn còn cần những kỹ năng đặc thù sau
đây:

• Phân loại các vụ việc mà khách hàng yêu cầu tư vấn
Trên thực tế, nhu cầu tư vấn về khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý
nhà nước về đất đai của khách hàng rất đa dạng. Vì vậy, khi gặp gỡ tiếp xúc khách
5


hàng, luật sư cần hỏi và nắm bắt được yêu cầu của khách hàng. Họ cần tư vấn về
lĩnh vực gì ? Sau đó luật sư cần nhanh chóng phân loại các yêu cầu tư vấn của
khách hàng. Điều này giúp luật sư tìm ra được những quy định thích hợp để trả lời
cho câu hỏi mà khách hàng yêu cầu.
Trên thực tế, có thể phân thành hai nhóm việc chủ yếu:
- Tư vấn khiếu kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến
quản lý hành chính nhà nước về đất đai
- Tư vấn về trình tự, thủ tục khiếu kiện đối với các tranh chấp quyền sử dụng đất,
các khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất.
• Lựa chọn các văn bản pháp luật thích hợp để trả lời các yêu cầu của
khách hàng
Sau khi nắm bắt và phân loại các yêu cầu của khách hàng thì dựa trên cơ sở
phân loại. Người luật sư sẽ lựa chọn và tìm kiếm các văn bản pháp luật thích hợp
để trả lời.
2. Nội dung cụ thể các bước tư vấn pháp luật đất đai cho ông H trong vụ việc
này
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn

6


Trong tình huống này, lần đầu tiên tiếp xúc với ông H về vụ việc nêu trên thì
người tư vấn cần trao đổi với ông H một số nội dung nhất định như sau:
- Quy trình trao đổi và giới hạn về mặt thời gian: Luật sư tư vấn trao đổi với

ông H để đi thẳng vào vấn đề cần giải quyết, không đi vào các vấn đề ngoài lề và
không kéo dài quá lâu.
- Luật sư tư vấn nắm được nội dung chủ yếu của vụ việc và phạm vi yêu cầu
của ông H: Là cơ sở cho luật sư tính phí dịch vụ và dự kiến các bước làm việc tiếp
theo.
- Cung cấp với ông H nghĩa vụ bảo mật thông tin của luật sư: Đây là nghĩa
vụ của mỗi văn phòng đối với khách hàng của mình, thể hiện thái độ chuyên
nghiệp và tôn trọng khách hàng.
- Cung cấp cho ông H các danh mục văn bản pháp lý điều chỉnh vụ việc cần
giải quyết để ông có thể tham khảo.
- Luật sư tư vấn đưa cho ông H biểu phí dịch vụ và có thể là hợp đồng dịch
vụ pháp lý để khách hàng tham khảo.
- Cung cấp cho ông H sơ bộ các phương án giải quyết vụ việc để ông xác
định phạm vi yêu cầu nếu vụ việc có nhiều phương án giải quyết.
7


- Thống nhất cách thức làm việc và phương thức liên lạc cho các lần tiếp
theo và hẹn thời gian làm việc lần sau.
- Cuối cùng là luật sư tư vấn không được cam kết chắc chắn kết quả cuối
cùng của vụ việc để từ đó khách hàng kí hợp đồng dịch vụ với mình.
Bước 2: Nghiên cứu và thu thập hồ sơ tài liệu
Trong trường hợp này, nhằm tránh đưa ra một kết luận sai lầm, luật sư cần
có sự đọc, nghiên cứu kĩ hồ sơ của khách hàng là ông H. Theo đó sẽ sắp xếp tài
liệu theo trật tự thời gian để tiện theo dõi mạch sự việc cũng như đọc kĩ tài liệu, ghi
chép nội dung chính của vụ việc và giữ thái độ khách quan đối với những tình tiết
này. Không nên nhìn ngay vào chi tiết, không nên tìm ngay vào giải pháp mà phải
nhìn tổng thể để tìm ra điểm cốt lõi của vụ việc xoay quanh 3 vấn đề quan hệ - tư
cách – đối tượng, sau đó mới chú ý đến mốc thời gian, địa điểm, con số, sự kiện.
Sau đó, Luật sư tư vấn cũng cần yêu cầu ông H cung cấp những hồ sơ, tài liệu cần

thiết.
Bước 3: Xác định vấn đề pháp lý
Trong tình huống này, vấn đề pháp lý mấu chốt là liệu rằng ông H viết đơn
khiếu nại gửi Chủ tịch UBND huyện là đúng hay không. Muốn trả lời cho câu hỏi
này thì cần phải xác định hai vấn đề sau:
8


Thứ nhất, ông H có được đứng tên chủ sử dụng mảnh đất này hay không ?
Thứ hai, ông H gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là có
đúng nơi giải quyết không ?
Bước 4: Xác định nguồn luật áp dụng
+Luật Đất đai năm 2003: Sử dụng luật Đất đai năm 2003 để áp dụng cho vụ
việc này vì thời điểm xảy ra tranh chấp thì sử dụng luật có hiệu lực lúc xảy ra tranh
chấp.
+ Luật khiếu nại, tố cáo 2011.
+ Bộ luật Dân sự 2005 ( Vì liên quan đến vấn đề đại diện theo ủy quyền )
Bước 5: Phân tích vụ việc và đưa ra phương án tư vấn cho khách hàng
Thứ nhất, ông H có được đứng tên chủ sử dụng mảnh đất hay không ?
Trước hết có thể thấy rằng ông H không được đứng tên chủ sử dụng mảnh
đất này. Bởi những lý do sau:
Một là, Ông H tham gia tranh chấp với bà N với tư cách là người đại diện
được ủy quyền của bà C nên về nguyên tắc ông chỉ có quyền, nghĩa vụ giải quyết
các công việc trong tranh chấp đó mà không có quyền định đoạt tài sản của bà C là
quyền sử dụng mảnh đất 120 m 2. Hơn nữa, sau khi bà C chết, tư cách đại diện của
ông H cũng sẽ mất theo quy định tại Điểm c khoản 2 điều 147 Bộ luật dân sự 2005
về các trường hợp chấm dứt đại diện của cá nhân: “c. Người ủy quyền hoặc người
được ủy quyền chết, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế

9



năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.” Vậy khi bà C chết đi thì tư
cách đại diện của ông H đã chấm dứt.
Hai là, nếu ông H cũng không thể đứng tên người sử dụng mảnh đất đó với
vai trò là người thừa kế của bà C. Bởi lẽ bà C chết không để lại di chúc nên tài sản
của bà sẽ được chia theo pháp luật. Tức là sẽ được chia theo các hàng thừ kế theo
Khoản 1 điều 676 Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên, ông H là người họ hàng xa
không nằm trong hàng thừa kế nào. Mặt khác bà C lại không có người thừa kế ( do
UBND xã xác nhận) nên mảnh đất đó đương nhiên sẽ bị nhà nước thu hồi theo
khoản 7 Điều 38 luật đất đai 2003 về các trường hợp thu hồi đất: “Cá nhân sử
dụng đất chết mà không có người thừa kế”.
Vậy, ông H không thể đứng tên chủ sử dụng cho mảnh đất 120 m 2 của bà C
để lại.
Thứ hai, ông H gửi đơn khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
là có đúng nơi giải quyết không ?
Vì không đồng ý với quyết định thu hồi đất của UBND xã X nên ông H đã
viết đơn khiếu nại đến chủ tịch UBND huyện, việc làm này là sai. Có thể thấy, về
mục đích khiếu nại, dễ dàng có thể thấy việc viết đơn khiếu nại của ông H đến chủ
tịch UBND huyện là vì ông nhận thấy quyết định thu hồi đất của UBND xã X là
không đúng, trái pháp luật và xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của ông, có thể ông
H biết việc làm của UBND xã X là vượt quá quyền hạn và ông cho rằng ông phải
10


được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất của bà C, như vậy mục đích của ông H là
đúng với việc viết đơn khiếu nại.
Tuy nhiên, cái sai ở đây là ông H gửi không đúng nơi có thẩm quyền giải
quyết. Điều 17 Luật Khiếu nại 2011 quy định như sau: “Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc

Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi
chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản
lý trực tiếp”. Vì vậy, ông H sẽ phải gửi đơn khiếu nại đến chủ tịch UBND xã X
chứ không phải là Chủ tịch UBND huyện.
Vậy hướng giải quyết cần tư vấn cho ông H là gì ? Điều mà luật sư cần chú
trọng quan tâm ở đây đó là không phải giải quyết toàn bộ vụ việc trên như thế nào.
Mà với việc khách hàng tìm đến mình yêu cầu tư vấn về vấn đề gửi đơn khiếu nại
đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện như vậy. Khách hàng sẽ có thể đạt được
mong muốn của khách hàng hay không ? Có cách nào để khách hàng được giải
quyết tốt nhất vấn đề. Như vậy, luật sư cần có cái nhìn tổng quát về vụ việc để
đánh giá và đưa ra phương hướng cho khách hàng. Có thể thấy, ông H gửi đơn
khiếu nại vì cho rằng mình là người có thể đứng tên chủ sử dụng mảnh đất 120 m 2
của bà C. Tuy nhiên chủ tịch UBND xã X lại ra quyết định thu hồi, ông cho rằng là
11


đã xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nhưng như đã phân tích ở
trên về lý do ông H không phải là người đứng tên sử dụng mảnh đất, cho dù ông H
có gửi đơn khiếu nại đến đúng nơi có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là Chủ tịch
Ủy ban nhân dân xã thì cuối cùng ông H cũng không thể hưởng các quyền lợi từ
mảnh đất 120m2 đó được. Vì vậy, quan điểm của luật sư sẽ tư vấn cho ông H
không tiếp tục khiếu nại nữa. Để không mất thêm những chi phí tiền của và bỏ
thêm công sức cho vấn đề mà mình biết chắc là không mang lại kết quả như mong
muốn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Tư pháp, Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật, NXB CAND, Hà Nội
2012
12



2. Bộ luật Dân sự 2005
3. Luật Đất đai 2003
4. Luật Khiếu nại 2011
5. />
13



×