Tải bản đầy đủ (.ppt) (19 trang)

Chuyên đề nguyễn du, thơ chữ hán và truyện kiều nghệ thuật đặc sắc trong truyện kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.9 KB, 19 trang )


- Thể thơ
- Ngôn ngữ
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, tâm lí
nhân vật.
- Nghệ thuật tả cảnh
- Nghệ thuật kể chuyện


Nguyễn Du là bậc thầy ngôn ngữ dân tộc, là bậc đại
thành về ngôn ngữ của thời đại ông, là người đã nâng
ngôn ngữ văn học dân tộc của thời đại lên một đỉnh
cao chói lọi.
Dưới bàn tay của thiên tài Nguyễn Du, tiếng Việt của
chúng ta trở nên điêu luyện, đặc sắc hơn và trở thành
một thứ “siêu ngôn ngữ”.


Thể thơ
Thể lục bát trong Truyện Kiều có một cơ cấu thi ca nhất định:
+Về luật bằng trắc
x B x T x Bv
x B x T x Bv x Bv
x B x T x Bv
x B x T x Bv x B
(Trăm) năm (trong) cõi (người) ta,
(Chữ) tài (chữ) mệnh (khéo) là (ghét) nhau
(Trải) qua (một) cuộc (bể) dâu
(Những) điều (trông) thấy (mà) đau (đớn) lòng.



+Về vần:
Thể lục bát có hai loại vần: vần ở cuối câu (cước-vận) và ở
lưng chừng câu (yêu-vận).
Đặc điểm của lục bát là vần lưng (yêu-vận), vần lưng trong thi
ca là một đặc trưng tiêu biểu của tính sáng tạo văn học Việt
Nam.
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
+Về số câu
Thơ lục bát có thể tùy hứng kéo dài vô tận. Có thể chỉ là 1 câu,
2 câu, 3 câu, thể lục bát có thể phát triển thành 100 câu,
như Truyện Kiều 3254 câu.


+ Nhịp điệu câu thơ
Nhịp điệu bình thường
Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Nhịp điệu đột khởi, hay bất thường:
Mai cốt cách / tuyết tinh thần.
Bốn phương phẳng lặng / hai kinh vững vàng.


Ngôn ngữ:
Ngôn ngữ “ Truyện Kiều” có hai loại, là sự
kết hợp hoàn hảo:
- Ngôn ngữ bác học (điển tích, điển cố, từ Hán
Việt)
- Ngôn ngữ bình dân (thành ngữ, tục ngữ, từ
thuần Việt



Trước hết nét đặc sắc trong ngôn từ của Nguyễn Du là cách
dùng từ Hán -Việt trong Truyện Kiều.
 Truyện Kiều có rất nhiều điển tích, điển cố.
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
"Lòng đâu sẵn mối thương tâm
Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa“
"Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương"


Thành ngữ tục ngữ trong truyện Kiều:
“Ra tuồng mèo mả gà đồng
Ra tuồng lúng túng chẳng xong bề nào”
“Ở đây tai vách mạch rừng
Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi”


Những thành ngữ “trong ấm ngoài êm”, “tình sông nghĩa bể”,
“khổ tận cam lai” được tách ra:
“ Nàng rằng: non nước xa khơi,
Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.”
“ Một nhà sum họp trúc mai,
Càng sâu nghĩa bể, càng dài tình sông”
“ Tẻ vui bởi tại lòng này
Hay là khổ tận đến ngày cam lai”



Xây dựng nhân vật.
Nguyễn Du rất chú tâm đến việc tả cái vẻ bề ngoài của nhân
vật, dù đó là nhân vật chính hay phụ, xuất hiện thoáng qua hay
đi suốt tác phẩm.
Nhân vật trong “Truyện Kiều” chia làm hai tuyến: chính diện
và phản diện.
- Tuyến chính diện được miêu tả bằng bút pháp tượng trưng,
ước lệ, lí tưởng hóa.
- Tuyến phản diện được miêu tả bằng bút pháp tả thực, cụ thể.


Tác giả dùng những nét khái quát mang tính tượng trưng ước
lệ để thể hiện ngoại hình nhân vật.
Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.


“Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.”
- Sắc đẹp của Vân tuyệt diệu đến nỗi áng mây và màu trắng
thanh khiết của tuyết đành phải nhún nhường
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
- Thúy Kiều nổi trội hẳn lên sắc sảo, mặn đến nỗi hoa ghen, liễu
hờn.
 Tài năng tả thực của Nguyễn Du không phải là tầm thường,
ông mượn dáng vẻ bên ngoài để thông báo cái bên trong,
thông báo cuộc đời của hai chị em Thúy Kiều trong tương lai.



Xây dựng tâm lí nhân vật:
Xây dựng trên nghệ thuật độc thoại nội tâm và tả
cảnh ngụ tình.
+ Độc thoại nội tâm: là phương thức giao tiếp đặc biệt
trong truyện Kiều.
Nguyễn Du cũng để lại cho người đọc những
hình ảnh khó quân qua những màn, những cuộc hội
thoại trong tác phẩm.


Vd:

“Chập chờn cơn tỉnh cơn mê
Rốn ngồi chẳng tiện, dứt về chin khôn”
“Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặt ai.”
“ Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướn chán ong chường bấy thân”
Có thể nói độc thoại nội tâm là một hình thức đặc biệt trong
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du


+ Tả cảnh ngụ tình : Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là nghệ thuật
dùng phương pháp tả cảnh vật qua đó người viết bộc lộ những
tưởng cảm xúc.
“ Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
 Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo, vừa gợi cảnh vật sinh
động, vừa biểu lộ tâm trạng Kiều.


Nghệ thuật tả cảnh :
Nguyễn Du có biệt tài trong nghệ thuật tả cảnh, nhà thơ chỉ viết
có vài câu mà làm toát lên cái hồn của cảnh vật.
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê điểm trắng một vài bông hoa”
-Một không gian nghệ thuật hữu sắc hữu hương hữu tình nên thơ
được mở ra.


Nghệ thuật kể chuyện :
- Truyện Kiều là mẫu mực của nghệ thuật kể chuyện và trữ tình
bằng thơ lục bát.
- Thế giới tình cảm của nhân vật được bộc lộ một cách trực tiếp
nhờ có nghệ thuật trần thuật từ điểm nhìn nhân vật, bút pháp
trần thuật, giới thiệt nhân vật đôc đáo.
- Diễn tả nhiều sắc thái của cuộc sống
 Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, lôgíc, hấp dẫn, từ cảnh này
chuyển sang cảnh khác rất hợp lí.
 Nguyễn Du đã thành công khi xây dựng tiểu thuyết bằng thơ

lục bát.




×