Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Kiemtra 15 (Bài I)HKI.12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.81 KB, 1 trang )

BÀI KIỂM TRA 15 Phút lần I
Lớp 12
Năm học 2008 - 2009
ĐỀ BÀI:
Nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn? (10 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Nguyên lí chung của bản tuyên ngôn:
- Điểm đặc biệt: trích dẫn hai bản tuyên ngôn: (4.0 điểm)
+ Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ:
o “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai
có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc.”
 nêu nguyên lí chung về quyền lợi của con người và các dân tộc.
o “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng,
dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.”
 từ quyền lợi của con người, Bác nâng lên thành quyền lợi của dân tộc ta.
+ Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791
“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về
quyền lợi.”
 xoáy sâu vào quyền bình đẳng của con người.
=> “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”: khẳng định dứt khoát để chuyển sang phần
tiếp theo.
- Ý nghĩa: (3.0 điểm)
+ Là lời của tổ tiên người Mĩ và Pháp: phù hợp với đối tượng hướng đến của bản tuyên ngôn
(Mĩ và Pháp).
+ Hai bản tuyên ngôn là chân lí bất hủ của nhân loại.
- Mục đích: (3.0 điểm)
+ Dùng cách lập luận “gậy ông đập lưng ông”: để bác bỏ luận điệu xâm lược và ngăn chặn âm
mưu tái xâm lược của Pháp và Mĩ.
+ Dùng lập luận so sánh: đặt vai trò của cách mạng Việt Nam ngang hang với cách mạng Pháp
và Mĩ.


+ Dựa vào chân lí bất hủ của hai bản tuyên ngôn để đưa ra chân lí mới: tự do độc lập của mọi
dân tộc, trong đó có Việt Nam.
 những đóng góp lớn về tư tưởng của Bác.
=> Vừa kiên quyết vừa khôn khéo.
- Hết -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×