Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG TRÊN TRỤC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THEO QUY HOẠCH XÂY DỰNG t h ủ đ ô h à n ộ i đ ế n n ă m 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.33 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM QUANG HUÂN

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG TRÊN TRỤC
GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THEO QUY HOẠCH XÂY
DỰNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 62.58.01.06

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hà Nội, Năm 2016


Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Phạm Trọng Mạnh

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
trường tại: Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội
Vào hồi……… giờ ………ngày ………. tháng ……. năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:


Thư viện Quốc gia
Thư viện Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong đô thị, trục giao thông chính đô thị mang ý nghĩa lớn về
kinh tế và văn hóa cho đô thị.Trên trục giao thông chính trong chỉ
giới đường đỏ (rộng khoảng 30-110m) có nhiều công trình hạ tầng
kỹ thuật như: Giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, cấp năng
lượng, cấp thông tin, cây xanh. Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô
Hà Nội đã được phê duyệt và định hướng đến năm 2030 tầm nhìn
đến năm 2050 khối lượng công việc là hết sức lớn để đồ án đi vào
thực tiễn cần có sự thay đổi cả về chất và lượng của bộ máy quản lý
chính quyền hành chính Thủ đô, cần quy định rõ chức năng nhiệm vụ
của từng cơ quan trong công tác quản lý đô thị nói chung, quản lý hạ
tầng kỹ thuật (HTKT) nói riêng chánh chồng chéo, giao nhiệm vụ
chung chung không có cơ quan nào chịu trách nhiệm. Vì vậy sự khớp
nối giữa việc quản lý các HTKTK với nhau và với giao thông là vấn
đề khá phức tạp và rất tốn kém. Nếu không có sự nghiên cứu một
cách đầy đủ thì sẽ trở thành vấn đề cản trở tới sự phát triển của thành
phố. Do đó nghiên cứu “ Quản lý hạ tầng kỹ thuật khung trên trục
giao thông đô thị theo quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm
2030” có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao .
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Quản lý không gian hạ tầng kỹ thuật khung (HTKTK) trên trục
GTĐT;
- Cơ cấu tổ chức quản lý HTKTK trên trục giao thông;
- Xây dựng cơ chế thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm các công

trình HTKTK theo quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm
2030.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý HTKTK. chạy ngầm dưới trục
giaothông chính cấp đô thị có mặt cắt ngang B=30-110m


2
theo quy hoạchThủ đô Hà Nội đến năm 2030.
- Phạm vi nghiên cứu: Không gian: lấy khu vực nội đô Hà Nội, thời
gian: lấy năm 2030
4. Các phƣơng pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu:.
- Phương pháp phân tích tổng hợp:
- Phương pháp chuyên gia:
- Phương pháp so sánh giả định:
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp hệ thống hóa:
5. Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá đúng thực trạng các hệ thống HTKTK trên trục giao
thông tại Thủ đô Hà Nội
- Đánh giá thực trạng Mô hình tổ chức, cơ chế thanh tra, kiểm
tra và xử lý vi phạm cơ quan quản lý HTKTK
- Hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn các văn bản pháp lý và
kinh nghiệm quốc tế làm căn cứ cho công tác quản lý HTKTK.
- Đề xuất tính toán hệ thống HTKTK chạy trên không gian trục
giao thông.
- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý HTKTK trên trục giao
thông chính đô thị

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
b. Ý nghĩa thực tiễn:
7. Những đóng góp khoa học và điểm mới của luận án
a. Giá trị về mặt khoa học.


3
b. Giá trị về mặt thực tiễn
c. Những điểm mới của luận án.
8. Một số khái niệm
- Khái niệm
- Hạ tầng kỹ thuật khung:
- Hào kỹ thuật:
- Tuy nen kỹ thuật:
9. Kết cấu luận án:
Luận án được trình bày trong 160 trang gồm cả ảnh, bao gồm phần
mở đầu, ba chương nội dung, kết luận, cuối cùng là danh mục các
công trình được công bố trên các tạp chí và tài liệu tham khảo.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN QUẢN LÝ HTKTK TRÊN TRỤC
GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
1.1. Tổng quan quản lý hạ tầng kỹ thuật khung trên trục giao
thông trên thế giới
1.1.1. Quản lý hạ tầng kỹ thuật khung trên trục giao thông tại
Vương Quốc Anh
Giao thông vận tải tại Vương quốc Anh hình thành trên cơ sở
đường bộ, đường không, đường sắt và mạng lưới đường thủy phục
vụ cho 63.395.574 dân. Các tiêu chuẩn kỹ thuật hạ tầng của tuyến
đường nói chung ở Anh được chuẩn hóa bởi Luật và các quy định
của Bộ Giao thông-Vận tải cũng như đơn vị tư vấn chính sách và kỹ

thuật cơ bản cho Bộ Giao thông-Vận tải là HA. Để quản lý hệ thống
HTKTK thành phố đã tổ chức một đơn vị quản lý trực tiếp và có
quy định về quản lý tài sản các công trình công cộng thành phố.
1.1.2. Quản lý hạ tầng kỹ thuật tại Canada
Do diện tích của Canada lớn, lại phân chia thành các khu vực và
các liên bang/tỉnh có những chính sách tương đối khác nhau về quản


4
lý đầu tư và sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông, chính vì vậy ta sẽ xét
điển hình thành phố Edmoton là thủ phủ hành chính của Bang
Alerta- Canada. Hội đồng nhân dân của thành phố đã trực tiếp thành
lập riêng một đơn vị quản lý các tài sản công, được gọi là Senior
Management Team (SMT). SMT quản lý chung cho 3 lĩnh vực là tài
sản công trình xây dựng công cộng, công trình giao thông
1.1.3. Quản lý hạ tầng kỹ thuật khung tại Nhật Bản
Quản lý cơ sở HTKT của Nhật Bản cực kỳ đồng bộ giữa các
ngành và đơn vị chuyên môn khác nhau trên cùng một cung đường
và thường xuyên bảo dưỡng và đánh giá an toàn kỹ thuật của cơ sở
hạ tầng.
1.1.4. Quản lý hạ tầng kỹ thuật tại Singapore
Về quản lý cơ sở HTKT đường bộ, với các công trình đã và
đang hoạt động, Singapore tập trung hoàn toàn các vấn đề cơ bản về
hạ tầng kỹ thuật dưới sự quản lý của Bộ giao thông vận tải và với
công trình giao thông nội địa thì trực tiếp Cục giao thông nội địa
(LTD) quản lý. Về quản lý kinh tế kỹ thuật hạ tầng các công trình
giao thông của Singapore, Singapore có thu thuế các phương tiện cá
nhân và phí giao thông công cộng.
1.2. Tổng quan quản lý HTKTK tại Việt Nam
1.2.1. Quản lý HTKTK tại thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những một đầu mối giao
thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên
công tác quản lý hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Mỗi
công trình (cấp nước, điện, thông tin…) được quản lý bởi nhiều cơ
quan khác nhau – và hầu hết các đô thị chưa lập được bản đồ hiện
trạng tổng hợp các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm và việc quản lý
mới mang tính chất đơn ngành, sử dụng chưa mang tính đa ngành.


5
1.2.2. Quản lý HTKTK tại Đà Nẵng
Cơ cấu tổ chức tổ chức cơ quan quản lý giao thông và HTKT
Đà Nẵng được thực hiện theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày
04/04/2014. Tuy nhiên, cũng như các đô thị khác trong cả nước
công tác quản lý hạ tầng vẫn theo quản lý đơn ngành mà chưa có sự
phối hợp liên ngành vì vậy hệ thống hạ tầng khung trên các trực
đường chính đô thị vẫn là một vấn đề cần được cải tiến trong thời
gian tới.
1.2.3. Thực trạng quản lý HTKTK tại các thành phố khác
Tỉnh Vĩnh Phúc, Thành phố Phủ Lý là một trong những tỉnh đã
triển khai chương trìnhPhát triển hệ thống HTKTK, có điều kiện địa
lý tương đồng Hà Nội
1.3. Tổng quan quy hoạch HTKTK tại Thủ đô Hà Nội
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế của Thủ đô Hà Nội
Thủ đô Hà Nội là Trung tâm chính trị - hành chính của cả nước
với Diện tích tự nhiên rộng 3.344,6 km2, gồm 10 quận, 1 thị xã và 18
huyện ngoại thành.
1.3.2. Tổng quan quy hoạch không gian giao thông
Mạng lưới đường nội đô của Thủ đô Hà Nội với tổng chiều dài
624km đang bị quá tải nặng nề do việc phát triển hệ thống còn cách

xa so với tốc độ tăng dân số và, tốc độ phát triển kinh tế – xã hội.
Quỹ đất giao thông hiện trạng chỉ chiếm dưới 8% đất xây dựng đô
thị, đáp ứng được dưới 40% mức hợp lý. Hệ thống các chỉ tiêu cơ
bản GTĐT theo quy hoạch chung Hà Nội 2030 như sau: Mật độ
mạng lưới đường thành phố tính đến đường chính khu vực: 4,0 – 6,0
Km/Km2; Tỷ lệ đất giao thông 20% - 26%; Vận tải hành khách công
cộng đáp ứng 35% đến năm 2020; 55% đến năm 2030 và 65%-70%
sau năm 2030; Mật độ mạng lưới giao thông công cộng: 2,0-3,0
Km/Km2.


6
1.3.3. Tổng quan quy hoạch không gian kỹ thuật ngầm
Gần đây, hệ thống giao thông ngầm Thủ đô phát triển rất nhanh
nhằm đáp ứng kịp thời sự quá tải của phương tiện giao thông. Như
các tuyến metro hướng tâm, vành đai, hệ thống các hầm chui tại các
nút giao lớn liên tục được bổ sung, v.v…
1.3.4. Tổng quan quy hoạch công trình HTKTK khác
Đến nay, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống cấp
điện và thông tin liên lạc của Thủ đô được thực hiện và quản lý chặt
chẽ theo quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và đặc biệt
theo quy hoạch ngành đã được phê duyệt.
1.4. Tổng quan cơ cấu tổ chức quản lý HTKTK
1.4.1. Cơ cấu quản lý cấp Trung Ương
Phân cấp hành chính của nước ta hiện nay nếu tính từ trung
ương thì có Trung ương chỉ đạo điều hành và ở dưới là Cấp Tỉnh,
cấp Huyện và cấp xã. Quản lý HTKTK cũng theo các cấp độ. (Hình
1.22)
1.4.2. Cơ cấu quản lý cấp Thành phố
Hà Nội là TP Loại Đặc biệt có cơ cấu tổ chức quản lý HTKTK

như Hình 1.23..
1.4.3. Cơ cấu quản lý đối với cấp Quận, huyện
UBND cấp quận, huyện quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể
của các cơ quan chuyên môn.
Quốc Hội

Chính phủ

Bộ
Xây
dựng

Bộ
KHĐT

Bộ
GTVT

Bộ
CT

Bộ
TC

Bộ
TNMT


7
Hình 1. 1Sơ đồ bộ máy quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị và đầu

tư khai thác sử dụng HKTK khung.
Hội đồng nhân dân TP Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội

Sở
GT
VT

Sở
Xây
dựng

Sở
QHKT

Sở
Tài
chính

Sở
KHĐT

Sở
Các
Công
ban
thương QLDA

Sở
TNMT


Quận (tương đương)

P. QLĐT

P.TC-KH

P. TN-MT

P. CT

P.NN

Hình 1. 2 Sơ đồ tổ chức cơ quan quản lý HTKTK

g

1.5. Thực trạng công tác quản lý quy hoạch, ĐDĐO, HTKTK tại
g
Hà g
Nội
g
g
g
g
g
1.5.1. Công tác quy hoạch hạ tầng đường dây đường ống.
Công tácquy hoạch xây dựng đô thị còn tồn đọng nhiều vấn đề
về yêu cầu thiết kế, quy cách thể hiện bản vẽ HTKT nói chung và
HTKTK nói riêng.Các bản vẽ HTKT bao gồm các nội dung chuyên

môn được nghiên cứu riêng lẻ sau đó được tổng hợp vào bản vẽ
Tổng hợp đường đây đường ống. Bản vẽ này mới chỉ đơn thuần thể
hiện sự hiện diện chưa hề có nghiên cứu đặt trong tuynel, hào kỹ
thuật


8
1.5.2. Công tác tổ chức quản lý kỹ thuật HTKTK trên trục giao
thông đô thị tại thủ đô Hà Nội
Trong giai đoạn thực hiện quy hoạch theo quy định của thành
phố nhiều cơ quan có chức năng quản lý quy hoạch, có sự trùng lặp
về cơ cấu tổ chức của các Sở, ngành. Do sự chồng chéo nhau này đã
dẫn đến việc giải quyết thủ tục hành chính và triển khai dự án còn
rườm rà, phải trải qua nhiều bước.
1.5.3. Quản lý HTKTK trong khai thác và sử dụng
Hệ thống HTKTK trong quá trình khai thác sử dụng của Thành
phố được quản lý bởi nhiều tổ chức khác nhau chồng chéo nhau,
không có sự phối hợp nhịp nhàng nhau, diện tích và không gian của
hệ thống HTKT ngầm đan xen nhau, chồng nhau.... ảnh hưởng rất
lớn đến công tác quản lý….
1.5.4. Cấp giấy chứng chỉ quy hoạch, cấp phép xây dựng, chứng
nhận quyền sử dụng đất
Nhìn chung, quản lý quy hoạch đô thị của Hà Nội trong những
năm gần đây đã có nhiều tiến bộ. Xác định cải cách thủ tục hành
chính là một nhiệm vụ quan trọng, tuy nhiên việc cấp chứng chỉ quy
hoạch, GPXD, chứng nhận quyền sử dụng đất đặc biệt là không gian
ngầm vẫn còn nhiều bất cập.
1.5.5. Cơ chế kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm
Hiện tại công tác thanh tra kiểm tra công trình tại Hà Nội được
thực hiện chủ yếu bởi hai đơn vị tương đương cấp phòng trực thuộc

hai Sở: là thanh tra xây dựng và thanh tra sở GT-VT.
1.6. Tổng quan các công trình NCKH có liên quan đến đề tài
luận án
1.6.1. Một số công trình nghiên cứu khoa học ngoài nước
Tác giả đã nghiên cứu một số các công trình nghiên cứu có liên
quan đến đề tài như: “Chiến Lược của các đô thị lớn” C.Mayhew,
R.Simon (2001)- Les Stratégies Des Grandes MéTroPoles;Kwabena


9
Ofosu (2010): Luận án tiến sĩ - An Integrated Approach to
Transportation Infrastructure Management-Một cách tiếp cận tổng
hợp trong việc quản lý hạ tầng giao thông;Kỷ yếu Hội thảo quốc tế
lần thứ ba về cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các nước đang phát triển và
Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất về quản lý bền vững giao thông vận
tải.
1.6.2. Một số công trình nghiên cứu khoa học trong nước
Tác giả cũng đã nghiên cứu một số công trình khoa học bao
gồm các đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Thành phố và một số các luận
án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ trong nước có liên quan.
1.7. Những vấn đề còn tồn tại cần nghiên cứu
Trên cơ sở những hạn chế, tồn tại của Hà Nội nhiệm vụ của luận
án cần làm rõ một số nội dung quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật
khung trên các đường giao thông đô thị, cụ thể là:
 Nghiên cứu giải pháp Quy hoạch không gian giao thông đối
với HTKTK trên các trục đường giao thông chính của thành phố. gắn
với bề rộng của hè đường.
 Nghiên cứu định hướng cải tạo hệ thống HTKTK đối với
các khu vực đô thị cải tạo và đề xuất quy trình các bước tiến hành
xác định không gian ngầm HTKTK đối với các khu vực đô thị phát

triển mới
 Nghiên cứu mô hình quản lý trong quản lý hạ tầng kỹ thuật
khung trên các đường giao thông Hà Nội: Câp thành phố, Trên địa
bàn và theo ngành
 Nghiên cứu cơ chế thanh tra xử lý vi phạm trong công tác
quản lý HTKTK.
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HTKTK TRÊN
TRỤC GTĐT THEO QUY HOẠCH XÂY DỰNG THỦ ĐÔ HÀ
NỘI
2.1. Cơ sở lý luận trong công tác quản lý HTKTK
2.1.1. Vai trò của HTKTK trong sự phát trong sự phát triển đô thị


10
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung đô thị có vai trò quan trọng
trong sự phát triển đô thị trên 3 mặt: kinh tế, bảo vệ môi trường và xã
hội.
2.1.2. Các hình thức bố trí HTKTK trên trục giao thông đô thị
các đô thị hiện đại để đảm bảo mỹ quan đô thị và đảm bảo an
toàn, người ta có xu hướng hạ ngầm hệ thống các đường dây và
đường ống. Mức độ hạ ngầm tùy thuộc vào trình độ phát triển của đô
thị đó, chúng có thể được chôn th ng trực tiếp dưới đất hoặc tích hợp
vào chung trong hào kỹ thuật hoặc tuy nen kỹ thuật.
2.1.3. Mối quan hệ giữa hè đường với bố trí công trình HTKTK
Hè đường phố có nhiều chức năng và một trong những chức
năng quan trọng là nơi để bố trí hạ tầng kỹ thuật và cho người đi bộ.
Do đó, việc bố trì hệ thống HTKTK phụ thuộc rất nhiều vào bề rộng
hè đường nên nó có mối quan hệ chặt chẽ với các hình thức bố trí hạ
tầng kỹ thuật khung trên đường.
2.1.4. Các nguyên tắc và yêu cầu quản lý xây dựng kỹ thuật hạ

tầng khung trên các đường giao thông đô thị
Quản lý Hạ tầng kỹ thuật khung trên các đường giao thông là
một phần trong không gian ngầm đô thị vì vậy cần phải đảm bảo các
nguyên tắc và yêu cầu theo Luật Quy hoạch đô thị 2009, Nghị định
số 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị và
một số nguyên tắc đã được PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến nghiên cứu
trong tài liệu „Quy hoạch xây dựng công trình ngầm đô thị‟ và đảm
bảo các yêu cầu về khoảng cách giữa các đường dây, đường ống
cũng như từ chúng đến đáy của tuy nen phải tuân thủ QCVN
01:2008/BXD, QCVN QTĐ 08:2010/BCT, QCVN 33:2011/BTTTT
và các quy định chuyên ngành.
2.1.5. Cơ sở lý luận cơ cấu tổ chức quản lý HTKTK trên trục giao
thông
Cơ cấu tổ chức đô thị bao gồm hai thành phần cơ bản: Bộ máy
lãnh đạo chung và bộ máy lãnh đạo các chức năng chuyên môn.


11
2.1.6. Cơ sở lý luận hình thành cơ chế quản lý HTKTK
Quản lý hành chính nhà nước đối với quản lý HTKTK là một bộ
phận thuộc hệ thống hành chính Nhà nước với các nguyên tắc: tập
trung thống nhất, quản lý trực tiếp và kết hợp giữa quản lý ngành và
quản lý lãnh thổ.Trong hệ thống quản lý đô thị có sự phân công,
phân cấp rõ ràng, các chức năng hoạt động của chính quyền từ Ủy
ban nhân dân thành phố đến Ủy ban nhân dân cấp quận huyện,
phường xã.
2.2. Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý HTKTK trên trục
GTĐT.
2.2.1. Các văn bản của Chính phủ ban hành
Các nghị định và các văn bản pháp lý đối với từng ngành trong

HTKTK bao gồm ngành GT-VT, cấp nước, thoát nước, cấp điện và
thông tin liên lạc
2.2.2. Các văn bản pháp lý cấp Thành phố
Các văn bản pháp lý cấp Thành phố gồm 2 nhóm : nhóm văn
bản Thành phố trình Trung ương ban hành và nhóm văn bản thành
phố ban hành.
2.2.3. Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030
Định hướng phát triển không gian vùng với Thủ đô Hà Nội là
Đô thị hạt nhân - đa chức năng với chức năng hành chính, chính trị
quốc gia..
2.3. Kinh nghiệm thực tiễn của đô thị các nƣớc trong quản lý
HTKTK
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý hệ thống Tuynel và HTKT trên trục
GTĐT ở Malaysia
Malaysia đã áp dụng giải pháp thông minh cho Thủ đô Kuala
Lumpur đó là xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm để hỗ trợ
phòng chống ngập lụt. Đường hầm phòng chống ngập lụt ở Kuala


12
Lumpur có chiều dài 9 km là hầm đa năng kết hợp với giao thông và
thoát nước mưa đô thị.
2.3.2. Kinh nghiệm của một số nước
nhiều nước trên thế giới giải pháp hầm kỹ thuật (tuynen) để
bố trí hạ tầng kỹ thuật ngầm đã được áp dụng. Việc xây dựng hệ
thống tuynel kỹ thuật cũng trở thành một xu hướng hiện đại hóa sự
phát triển của đô thị. Mỹ, Nga, Nhật và Đài Loan là những nước, khu
vực đã phát triển hệ thống tuynel kỹ thuật để lắp đặt các đường dây
đường ống kỹ thuật từ thiết kế, xây dựng đến vận hành. Do vậy, có
thể học hỏi kinh nghiệm về quy hoạch không gian ngầm, về cơ cấu tổ

chức bộ máy quản lý HTKT và hành lang pháp lý để quản lý HTKT
của các nước phát triển.
2.4. Các yếu tố tác động tới quản lý hạ tầng kỹ thuật khung trên
các đƣờng giao thông đô thị Hà Nội
2.4.1. Yếu tố về không gian đường và bề rộng vỉa hè đường
Đây là một yếu tố tác động đầu tiên tới việc tổ chức bố trí hạ
tầng kỹ thuật khung cũng như phương thức quản lý.
2.4.2. Yếu tố về kinh tế
Đặc tính của hạ tầng là chỉ phát huy hiệu quả khi nó được hoàn
chỉnh, đồng bộ. Vì vậy các giải pháp phát triển hạ tầng sao cho chi
phí đầu tư thấp nhất (không chỉ dựa trên chí phí xây dựng) là mà tạo
được hiệu quả cao nhất trong quá trình phát triển mới là điều cần suy
nghĩ để có các giải pháp thực hiện phù hợp cho từng giai đoạn tới.
2.4.3. Yếu tố về địa chất kỹ thuật
Quy hoạch công trình ngầm đòi hỏi những kiến thức, kỹ năng,
kinh nghiệm tổng hợp về: quy hoạch kiến trúc, xây dựng, cơ học đất,
địa kỹ thuật, nền móng, địa chất công trình, địa chất thủy văn, dòng
chảy.
2.4.4. Yếu tố về cơ chế quản lý


13
Việc quản lý HTKTK trên trục giao thông đô thị Hà Nội đòi hỏi
phải có cơ chế phối hợp cũng như các quy định cụ thể trong quản lý.
Để đề án quy hoạch xây dựng chung Hà Nội đi vào thực tiễn cần có
sự thay đổi cả về chất và lượng của bộ máy quản lý chính quyền
hành chính. Trong đó, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng
cơ quan trong công tác quản lý đô thị nói chung, quản lý hạ tầng kỹ
thuật nói riêng, tránh chồng chéo, giao nhiệm vụ chung chung, không
cơ quan nào chịu trách nhiệm.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HTKTK TRÊN TRỤC
GTĐT THEO QUY HOẠCH XÂY DỰNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI
ĐẾN 2030
3.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý hệ thống HTKTK trên
trục GTĐT theo quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội đến 2030
3.1.1 Quan điểm quản lý HTKTK trên trục giao thông đô thị
Bao gồm các quan điểm:
- Quản lý HTKTK đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
- Quản lý HTKTK theo ngành dọc
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống HTKTK
3.1.2 Nguyên tắc thiết kế cơ cấu tổ chức quản lý
Những nguyên tắc thiết kế cơ cấu tổ chức quản lý có ảnh hưởng
trực tiếp đến khả năng thành công của bộ máy quản lý hệ thống. Bao
gồm các nguyên tắc: chuyên môn hóa; thích nghi và hiệu quả.
3.2 Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật về quy hoạch HTKTK
trên trục GTĐT
3.2.1 Tính toán Bh bề rộng hè đường đáp ứng cho bố trí HTKTK
trên trục đường giao thông
Hè đường có hai chức năng chính: Đi bộ và bố trí các công trình
HTKT. Như vậy, bề rộng hè phải xét trên hai phương diện trên, bề
rộng hè đường sẽ chọn giá trị max theo hai thông số gồm giá trị sử
dụng nổi trên mặt đất và không gian ngầm dưới vỉa hè.


14
a. Tính toán Bhè theo nhu cầu sử dụng nổi trên mặt đất
Với tính toán bề rộng hè tối thiểu cần thiết theo nhu cầu đi bộ và
trồng cây tức là nhu cầu sử dụng trên mặt đất, ta chọn giá trị tối
thiểu khuân viên dành xây dựng hố trồng cây (gồm cả móng) ≥ 2,0m.
Công thức tính toán bề rộng hè như sau:

Bhè ≥ n× Bđi bộ + (0,5+2,0) (m) hay Bhè ≥Bđi bộ + 2,5 (m) và Bhè ≥ nđibộ
x (0,75) + 2,5 (m).
Từ cơ sở tính toán trên, Luận án đề xuất bề rộng hè tối thiểu theo
mục đích sử dụng cho số làn đi bộ khác nhau bảng 3.1.
Bảng 3. 1.Bảng đề xuất giá trị tối thiểu B hè theo mục đích sử dụng
bề mặt:
ST
T

QUY MÔ

Bhè (m) tối thiểu

1

Hè trồng cây và một làn đi bộ

≥ 3,25

2

Hè trồng cây và hai làn đi bộ

≥ 4,00

3

Hè trồng cây và ba làn đi bộ

≥ 4,75


4

Hè trồng cây và bốn làn đi bộ

≥ 5,50

Ghi chú: Chưa bao gồm bố trí các công trình đặc biệt như: trạm bán
vé xe bus, hộp điện thoại công cộng.
b. Tính toán Bhè theo nhu cầu sử dụng ngầm dưới lòng đất
(nhu cầu HTKT khung):
Cơ sở để tính toán theo công thức:
BHè ngầm ≥ BHTKT + 3,5(m)
Trong đó, BHTKT phụ thuộc vào quy mô các đường dây đường ống
chứa trong nó hay chính là kích thước tuynel, hào kỹ thuật. Kích
thước này nằm trong khoảng 1.5x1.8 - 9.0x2.2 (m) và được thể hiện
như hình 3.2
BHè được chọn là giá trị max của hai cách tính trên như công thức đề
xuất của tác giả như dưới đây:


15
BHè ≥ Max(Bhè đi bộ; Bhè ngầm).
Từ cách tính toán của tác giả nêu trên luận án đề xuất bề rộng tối
thiểu của hè đường như bảng 3.2.
Bảng 3. 2Chiều rộng tối thiểu của hè đường (Theo nghiên cứu đề
xuất của tác giả)
Chiều rộng tối thiểu của
hè đường, m


Loại đường

Điều kiện xây dựng
Đô thị
mới

Giá trị cũ

Đô thị cải tạo

Đường cao tốc đô thị

8,0

6,0

-

Đường trục chính đô thị

8,0

6,0

4,0-6,0

Đường chính đô thị

7,0


4,5-5,0

4,0-6,0

Đường liên khu vực

6,0

4,5-5,0

4,0-6,0

* Lưu ý: - Chỉ nghiên cứu cấp đường có thể bố trí HTKT khung.
- Giá trị đề xuất được tính toán theo công thức trên.
3.2.2 Giải pháp quy hoạch không gian
cho HTKTK trên trục giao thông đối với
khu vực đô thị mới của Hà Nội
Tại các khu vực đô thị mới như các khu
đô thị mới và các đô thị mới xây dựng
theo yêu cầu đảm bảo hạ tầng kỹ thuật
đồng bộ và hiện đại , do đó luận án đề
Hình 3.1 Hệ thống chờ không
xuất các hè đường phải tính toán để đảm
gian HTKTngầm
bảo bố trí hệ thống HTKTK theo hình thức
hạ ngầm. Trong giai đoạn trước mắt chưa có kinh phí thì phần đất đó
để chờ và khi có điều kiện thì có đủ không gian để bố trí HTKTK (
hình 3.3.)



16
Đối với hệ thống HTKT khung bố trí
trên các trục giao thông của thành
phố, tác giả đề xuất bắt buộc phải làm
tuynel kỹ thuật bởi tính chất và quy
mô của nó. Hình[3.4; 3.5; 3.6] là các Hình3.2Hệ thống HTKTK dự
đề xuất của luận án về QH đường
kiến trên đường Võ Nguyên
Giáp, Đông Anh, Hà Nội (do tác
giao thông kết hợp QH hệ thống
giả chủ trì nghiên cứu, thiết kế).
HTKTK ngầm.

Hình 3.3Mặt cắt ngang HTKTK Hình 3.4Hệ thống Tuynel cho
đường Võ Nguyên Giáp, Đông HTKTK bảo công nhân thao tác
Anh, Hà Nội (do tác giả chủ trì, dễ dàng.
nghiên cứu, thiết kế).
3.2.3 Giải pháp QH không gian cho HTKTK trên trục giao thông
đối với khu vực đô thị cải tạo
a. Bố trí HTKTK hạ ngầm theo nhóm đối tượng trong phạm vi hè
đường
Với các đặc điểm của Hà Nội luận án đề xuất cần phải tìm giải pháp
thích hợp đối với từng tuyến đường như sơ đồ 3.7


17
Hình 3. 5 Sơ đồ hướng giải quyết hệ thống HTKTK
Hệ thống HTKTK đối với khu cải tạo, khi nghiên cứu không
gian và các lý do khác không thể đi được tuynen, tác giả để xuất hạ
ngầm nhưng theo nhóm đối tượng, hoặc cho hạ ngầm riêng lẻ một

phần vào hào kỹ thuật.Khi tiến hành bố trí đường dây đường ống
HTKTK cần đảm bảo khoảng cách đứng và ngang giữa các loại
đường dây đường ống với nhau và giữa các đường dây đường ống
cùng loại.

Hình 3. 6 Đề xuất bố trí lại Hình 3. 7 Phối cảnh minh họa
theo nhóm HTKTK khi trường hợp dải đường dây đường
không thể bố trí tuynen
ống HTKT theo tiêu chuẩn.
Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2014
b. Bố trí HTKTK theo tuynen, hào kỹ
thuật hay hạ ngầm theo nhóm đối tượng
trong phạm vi hè đường
Trong điều kiện của Hà Nội tuy là thành
phố Thủ đô nhưng trước mắt còn nhiều
hạn chế về kinh phí nên luận án đề xuất
phương án hào kỹ thuật hóa một phần
HTKTK hiện nay được áp dụng hầu hết
trên các tuyến phố dạng cải tạo.
3.3 Đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Hình 3.8 Đề xuất bố trí lại
theo kiểu hào kỹ thuật
một phần HTKTK


18
HTKTK theo QH Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030
3.3.1 Quản lý không gian lòng đường:

a. Cơ quan quản lý lòng đường
Đối với đường phố chính đô thị, Sở GTVT Hà Nội là cơ quan quản lý chịu trách
nhiệm trước UBND Thành phố trong
công tác quản lý lòng đường với đường
phố chính khu vực. Sở GT-VT chủ trì,
Hình 3. 9 Minh họa đề xuất cơ
phối hợp với các ngành khác trong công
quan quản lý lòng đường
tác quản lý lòng đường đô thị, có quyền đề
xuất với UBND thành phố cách chức lãnh
đạo các địa bàn có tuyến đường chính đô thị chạy qua vi phạm quản
lý trật tự đô thị.
b. Cơ quan quản lý trong thẩm định và phê duyệt quy hoạch HTKTK
Đối với các không gian ngầm HTKTK nằm dưới lòng đường
giao
thông
trên các tuyến
phố chính hiện
nay, tác giả đề
xuất:
Thẩm
định phê duyệt
Hình 3. 10 Minh họa cơ
QH và thực
quan tổ liên ngành
hiện giám sát
thi công dự án phải do tổ liên ngành phê duyệt và giám sát. Tổ liên
ngành này do cơ quản quản lý lòng đường chủ trì các cơ quan có liên
quan đến nhiệm vụ chức năng của mình là thành viên.
3.3.2 Cơ quan quản lý không gian vỉa hè:



19
Hè phố trong đô thị còn là
nơi bố trí các công trình
HTKTK chạy qua như các
đường ống, đường dây và
hệ thống Tuynel, hào kỹ
thuật. Trong xu thế phát
triển của các đô thị hiện đại
thì các công trình HTKTK
nằm trong các dịch vụ thiết
yếu cơ bản để phục vụ cư Hình 3. 11 Minh họa đề xuất cơ quan
quản lý hè phố
dân đô thị.
Hiện nay việc quản lý hè phố nói chung trên địa bàn Thành phố
rất chồng chéo nhau, nhiều cơ quan quản lý trên một không gian hẹp.
Chức năng quản lý chính và tham mưu cho Thành phố là Sở Xây
dựng quản lý HTKT, Sở GT-VT Hà Nội quản lý giao thông và
đường đô thị kết hợp phân cấp cho các địa phương Để khắc phục
những hạn chế trên cần thống nhất một cơ quan quản lý hè đường
trên mặt đất là Sở Giao thông vận tải Hà Nội.
3.3.3 Cơ quan quản lý không
gian ngầm HTKTK:
Kinh nghiệm của các nước cho
thấy tại các thành phố việc quản
Hình 3.12 Tổng thể sự phân chia
quản lý đường giao thông và
không gian ngầm
lý các công trình HTKTK là một đơn vị quản lý độc lập với chức

năng như một đơn vị cung cấp dịch vụ . Trên cơ sở đó luận án đề
xuất: Hà Nội cần thành lập Trung tâm quản lý HTKTK trực thuộc
thành phố chuyên quản lý hệ thống HTKTK chạy ngầm trên các trục
giao thông.


20
Tác giả đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cơ bản
theo mô hình trực tuyến theo đường th ng, chỉ có một chủ thể cấp
trên là UBND thành phố Hà Nội và một chủ thể cấp dưới chịu trách
nhiệm về toàn bộ công việc của mình là Trung tâm quản lý dự án
HTKT K(Sơ đồ kèm theo 3.16).
HĐND Thành phố Hà Nội

UBND Thành phố HàNội

Quận (tương đương)

Phường (tươngđương)

Trung tâm quản
lýHTKTK
Phòng quản lý địabàn

Tổ chuyên ngành

Hình 3.13 Sơ đồ đề xuất mô hình quản lý HTKTK trục đô thị
3.3.4 Cơ cấu tổ chức và chức năng của Trung tâm quản lý
HTKTK:
a. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm quản lý HTKTK

Trung tâm quản lý HTKTK có Hội đồng Trung tâm và Tổng
giám đốc, hai phó Tổng giám đốc, Chủ tịch hội đồng Trung tâm là
người chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố, UBND
thành phố và trước pháp luật thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền
hạn của Trung tâm, các phòng tham mưu giúp việc cho lãnh đạo
Trung tâm quản lý HTKTK bao gồm các phòng: Phòng Tổ chức –
Hành chính, Phòng Kế hoạch – Tổng hợp, Phòng Tài chính – Kế
toán, Phòng kỹ thuật liên địa bàn, Phòng thanh tra, kiểm soát, Phòng
quản lý địa bàn.
b. Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm quản lý HTKTK
Trung tâm quản lý dự án HTKTK Hà Nội là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc UBND thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng để giao dịch, hoạt động theo quy định của pháp luật.


21
3.3.5 Mối quan hệ công tác bộ máy quản lý HTKTK với các Sở
Ngành khác
Trung tâm quản lý dự án HTKTK Hà Nội là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc UBND thành phố Hà Nội,là một phân hệ trong bộ
máy quản lý
hành chính
Hội đồng nhân dân TP Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội
Sở
XD

Sở
GTVT


Sở
QHKT

Sở
TC

Sở
KHĐT

Sở
TN&
MT

Sở CT

Trung
tâm
QL
HTKT
K

Quận (tương đương)
P. QLĐT

P.TC-KH

P. TNMT

P. CT


P.NN

g

g
3.4. Đề xuất cơ chế quản lý HTKTK theo QH thủ đô Hà Nội đến
g
năm 2030
g
g xây dựng, chứng
3.4.1. Cơ chếg cấp giấy chứng chỉ QH,g cấp phép
nhận quyền sử dụng đất không gian ngầm
g
Căn cứ vào hiện trạng hay QH sử dụng đất đai công trình ngầm
để xác định ranh giới sử dụng đất công trình ngầm, loại hình sử dụng
đất và tiến hành xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ở
các tầng không gian ngầm.Những không gian ngầm của các tuyến
HTKTK cần phải được xác định và định vị ngay trong khâu lập QH
để được dự trữ về quản lý và làm căn cứ tránh chồng chéo hay bị
xâm lấn các công trình ngầm khác.QH không gian ngầm HTKTK là
cơ sở để phê duyệt, cấp phép, đấu nối hay chấp thuận đầu tư cho các


22
dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn thành phố hay kêu gọi
thu hút đầu tư từ doanh nghiệp, từ nguồn lực xã hội.
3.4.2. Cơ chế kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm
a. Đề xuất về vấn đề phân cấp quản lý:
Cần phân định rõ cấp quản lý và thẩm quyền quản lý để có nền
tảng để xác lập tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành.

b. Đề xuất vấn đề về kiện toàn tổ chức và xây dựng đội ngũ
công chức:
Hiện tại, Hà Nội đã tổ chức và quy định rõ chức năng nhiệm vụ
của công tác thanh tra, kiểm tra; ở cấp thành phố có Thanh tra thành
phố, tại các Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng được thành lập cơ
quan thanh tra chuyên ngành đảm nhận chức năng thanh tra, xây
dựng và giao thông. Trong luận án này, tác giả nhận thấy cơ cấu tổ
chức của thanh tra xây dựng và thanh tra giao thông đã cụ thể, rõ
ràng nên không đề xuất thay đổi, và luận án chỉ đề xuất nâng cao
năng lực, trình độ của đội ngũ thanh tra giúp xây dựng một cơ quan
thanh tra đủ mạnh đáp ứng được yêu cầu thực tiễn phát triển của thủ
đô Hà Nội.
Về cộng đồng thanh tra, kiểm tra giám sát, luận án đã nghiên
cứu và đưa ra các giải pháp sau:
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ
chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cộng đồng dân cư trong việc góp
ý, thanh tra, kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý HTKT
Thành lập tổ chuyên môn đại diện cho ý kiến của cộng đồng dân
cư giám sát, thanh tra, kiểm tra các dự án từ khâu lập, QH, thực hiện,
quản lý tài chính dự án, quản lý khai thác sử dụng các công trình
HTKT.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đã đưa ra
những vấn đề và kết luận sau:


23
 Quản lý HTKTK trên trục giao thông chính đô thị ở các
nước phát triển đã trải qua nhiều năm với nhiều kinh nghiệm trong

xây dựng cũng như trong quản lý và đó là các kinh nghiệm để cho
Hà Nội và các thành phố lớn ở Việt Nam học tập;

Hà Nội cũng như các đô thị trong cả nước công tác xây
dựng hệ thống HTKT nói chung và HTKTK nói riêng còn rất thô sơ.
Đồng thời trong quản lý cón phát sinh những tồn tại, vướng mắc
trong cơ chế, trong cơ cấu tổ chức và sự phối hợp giữa các cơ quan
không rõ ràng;
 Nghiên cứu cơ sở lý luận bao gồm trong công tác tổ chức
thiết kế bề rộng hè đường gắn với bố trí hệ thống HTKTK ở dưới vỉa
hè từ đó xác định hình thức bố trí các HTKTK cho phù hợp.
 Luận án cũng đã nghiên cứu cơ cấu tổ chức quản lý HTKTK
trên trục GTĐT theo QH Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 trên cơ sở
căn cứ vào các văn bản pháp lý của Nhà nước. Nghiên cứu từ các
kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và các đề tài khoa học đã thực
hiện;
 Luận án đã đề xuất tính toán Bh bề rộng hè đường đáp ứng
cho bố trí HTKTK trên trục đường giao thôngcủa Hà Nội căn cứ theo
nhu cầu sử dụng nổi trên mặt đất và dưới mặt đất. Trên cơ sở đó đề
xuất bề rộng hè đường tối thiểu có tính đến bố trí HTKTK.
 Đề xuất giải pháp quản lý không gian HTKTK trên trục
GTĐT theo QH xây dựng Thủ đô. Đó là các giải pháp để quản lý về
không gian lòng đường, vỉa hè, hành lang kỹ thuật giúp đồng bộ hệ
thống hạ tầng kỹ thuật;
 Đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức quản lý HTKTK, đảm bảo
tính hiệu quả cho việc quản lý HTKT trong đó Hà Nội nên tổ chức
Trung tâm quản lý HTKTK , đơn vị này tiến tới như một đơn vị dịch
vụ giống hình thức dịch vụ thoát nước, chiếu sáng, rác thải của công
ty đang thực hiện;



×