Tải bản đầy đủ (.pdf) (200 trang)

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG TRÊN TRỤC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THEO QUY HOẠCH XÂY DỰNG t h ủ đ ô h à n ộ i đ ế n n ă m 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 200 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM QUANG HUÂN

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG TRÊN TRỤC GIAO THÔNG ĐÔ
THỊ THEO QUY HOẠCH XÂY DỰNG t h ủ đ ô h à n ộ i đ ế n n ă m 2030

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

PHẠM QUANG HUÂN

QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHUNG TRÊN TRỤC GIAO THÔNG ĐÔ
THỊ THEO QUY HOẠCH XÂY DỰNG t h ủ đ ô h à n ộ i đ ế n n ă m 2030

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH:QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ:62.58.01.06



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
NGƯT.PGS.TS.Phạm Trọng Mạnh

Hà Nội - 2016



i

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn chân thành đối với
NGƯT.PGS.TS.Phạm Trọng Mạnh người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ đạo
tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt học tập và thực hiện luận án.
Tôi rất cám ơn tới Ban Giám hiệu trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội, Khoa
Sau đại học, cảm ơn các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các nhà quản lý và bạn bè
đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi hoàn thành được khóa học
cũng như bảo vệ thành công luận án. Tôi rất biết ơn tới Thành ủy, UBND Thành
phố Hà Nội đã tạo điều kiện và tin tưởng cử tôi đi đào tạo theo chương trình dành
cho cán bộ trẻ tài năng theo Quyết định 91. Tôi chân thành cảm ơn tới Đảng ủy,
Ban lãnh đạo Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội đã không ngừng động viên, nhắc
nhở và tạo điều kiện thuận lợi trong công việc và thời gian công tác để tôi có thể tập
trung hoàn thành luận án trong thời gian cho phép.
Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn tới gia đình, đảng bộ và chính quyền nhân
dân xã Ngọc Thanh nơi tôi sinh ra, những người thân đã luôn ở bên cạnh, động viên
và giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày.....tháng .. năm 2016
Tác giả luận án


Phạm Quang Huân


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các
số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn dõ ràng,đề
tài không trùng lặp với bất kỳ công trình khoa học nào đã được công bố.
Tác giả luận án

Phạm Quang Huân


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM Ơ N ................................................................................................................... i
LỜI CAM Đ O A N ............................................................................................................li
MỤC LỤC

.................................................................................................................ill

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ.......................................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tà i........................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên c ứ u :................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:......................................................................... 3

4. Các phương pháp nghiên c ứ u :................................................................................4
5. Nội dung nghiên cứu:................................................................................................5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tà i..............................................................6
8. M ột số khái niệm ....................................................................................................... 8
9. Kết cấu Luận á n :..................................................................................................... 10
PHẦN NỘI DUNG........................................................................................................ 11
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN QUẢN LÝ HTKTK TRÊN TRỤC GIAO THÔNG
ĐÔ THỊ

.................................................................................................................11

1.1.Tổng quan quản lý HTKTK trên trục giao thông trên thế giớ i.....................11
1.1.1.Quản lý HTKTK trên trục giao thông tại Vương Quốc A nh.............. 11
1.1.2.Quản lý hạ tầng kỹ thuật tại C anada....................................................... 15
1.1.3.Quản lý hạ tầng kỹ thuật khung tại N hật B ản........................................17


iv

1.1.4.Quản lý hạ tầng kỹ thuật tại Singapore.................................................. 20
1.2.Tổng quan quản lý HTKTK tại Việt N a m .......................................................23
1.2.1.Quản lý HTKTK tại thành phố Hồ Chí M inh....................................... 23
1.2.2.Quản lý HTKTK tại Đà N ẵng..................................................................27
1.2.3.Thực trạng quản lý HTKTK tại các thành phố khác............................30
1.3.Tổng quan quy hoạch HTKTK tại Thủ đô H à N ộ i........................................ 31
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế của Thủ đô H à N ộ i............................... 31
1.3.2.Tổng quan quy hoạch không gian giao thông....................................... 32
1.3.3.Tổng quan quy hoạch không gian kỹ thuật ngầm ................................ 34
1.3.4.Tổng quan quy hoạch công trình HTKTK k h á c ...................................36
1.4.Tổng quan cơ cấu tổ chức quản lý H TK TK .................................................... 38

1.4.1.Cơ cấu quản lý cấp Trung Ư ơng............................................................. 38
1.4.2.Cơ cấu quản lý cấp Thành phố.................................................................39
1.4.3.

Cơ cấu quản lý đối với cấp Quận, huyện......................................... 42

1.5.Thực trạng công tác quản lý quy hoạch ĐDĐÔ, HTKTK tại H à N ộ i.... 44
1.5.1.Công tác quy hoạch hạ tầng đường dây đường ống.............................44
1.5.2.Công tác tổ chức quản lý kỹ thuật HTKTK trên trục G T .................46
1.5.3.Quản lý HTKTK trong khai thác và sử dụng........................................ 48
1.5.4.Cấp giấy chứng chỉ quy hoạch, GPXD, chứng nhận QSD đ ấ t...... 50
1.5.5.

Cơ chế kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm ......................................52

1.6.Tổng quan các công trình NCKH có liên quan đến đề tài luận á n ............. 55
1.6.1.Một số công trình nghiên cứu khoa học ngoài n ư ớ c ...........................55
1.6.2.Một số công trình nghiên cứu khoa học trong nư ớ c............................59


v

1.7.Những vấn đề còn tồn tại cần nghiên cứu......................................................63
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ HTKTK TRÊN TRỤC GTĐT
THEO QUY HOẠCH XÂY DỰNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI...........................................65
2.1.Cơ sở lý luận trong công tác quản lý H TK T K .............................................. 65
2.1.1.Vai trò của HTKTK trong sự phát trong sự phát triển đô t h ị .......... 65
2.1.2.Các hình thức bố trí HTKTK trên trục giao thông đô t h ị...................68
2.1.3.Mối quan hệ giữa hè đường với bố trí công trình H T K T K ............... 74
2.1.4.Các nguyên tắc và yêu cầu quản lý xây dựng kỹ thuật hạ tầng khung

trên các đường giao thông đô th ị........................................................................78
2.1.5.

Cơ sở lý luận cơ cấu tổ chức quản lý HTKTK ............................ 83

2.1.6. Cơ sở lý luận hình thành cơ chế quản lý H T K T K ............................... 89
2.2.Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý HTKTK trên trục GTĐT..................94
2.2.1. Các văn bản của Chính phủ ban hành.................................................... 94
2.2.2. Các văn bản pháp lý cấp Thành p h ố ...................................................... 97
2.2.3.Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô H à Nội đến năm 2030 .............98
2.3.Kinh nghiệm thực tiễn của đô thị các nước trong quản lý H T K T K .........104
2.3.1.Kinh nghiệm quản lý hệ thống Tuynel và HTKT ở M alaysia.......104
2.3.2.Kinh nghiệm của một số n ư ớ c .............................................................105
2.4.Các yếu tố tác động tới quản lý hạ tầng kỹ thuật khung trên các đường
giao thông đô thị H à N ộ i..................................................................................... 108
2.4.1.Yếu tố về không gian đường và bề rộng vỉa hè đường..................... 108
2.4.2.Yếu tố về kinh t ế ...................................................................................... 110
2.4.3.Yếu tố về địa chất kỹ th u ậ t.....................................................................111


vi

2.4.4. Yếu tố về cơ chế quản lý ..................................................................... 111
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HTKTK TRÊN TRỤC GTĐT THEO QUY
HOẠCH XÂY DỰNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN 2030............................................113
3.1.Quan điểm và nguyên tắc quản lý hệ thống HTKTK trên trục GTĐT theo
quy hoạch xây dựng thủ đô H à Nội đến 2030............................................... 113
3.1.1.Quan điểm quản lý HTKTK trên trục G T Đ T ...................................113
3.1.2 Nguyên tắc thiết kế cơ cấu tổ chức quản lý ...................................... 117
3.2 Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật về quy hoạch H TK TK ................ 119

3.2.1.Tính toán chiều rộng hè đường đáp ứng cho bố trí HTKTK trên trục
đường giao th ô n g ............................................................................................. 119
3.2.2.

Giải pháp quy hoạch không gian cho HTKTK trên trục giao thông

đối với khu vực đô thị mới của H à N ộ i....................................................... 122
3.2.3. Giải pháp QH không gian cho HTKTK trên trục giao thông đối với
khu vực đô thị cải tạ o ...................................................................................... 125
3.3. Đề xuất cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý HTKTK theo QH Thủ đô H à Nội
đến năm 2 0 3 0 ...................................................................................................... 129
3.3.1.Quản lý không gian lòng đ ư ờ n g :........................................................ 129
3.3.2.Cơ

quan quản lý không gian vỉa h è :............................................... 131

3.3.3.Cơ quan quản lý không gian ngầm HTKTK:....................................132
3.3.4.

Cơ cấu tổ chức và chức năng của Trung tâm quản lý HTKTK: .... 135

3.3.5.Mối quan hệ công tác bộ máy quản lý HTKTK với các Sở Ngành
k h á c .....................................................................................................................142
3.4.Đề xuất cơ chế quản lý HTKTK theo QH thủ đô H à N ộ i........................145


vii

3.4.1. Cơ chế cấp giấy chứng chỉ QH, cấp phép xây dựng, chứng nhận
quyền sử dụng đất không gian n g ầ m .............................................................. 145

3.4.2.Cơ chế kiểm tra, thanh tra, xử lý vi p h ạ m ...........................................148
3.5.Bàn luận kết quả nghiên cứu quản lý HTKTK trên trục GTĐT theo QH
xây dựng Thủ đô H à Nội đến năm 2 0 3 0 ......................................................... 154
3.5.1 .Bàn luận về quản lý kỹ thuật...................................................................155
3.5.2.Bàn luận về cơ cấu tổ chức quản l ý ...................................................... 157
3.5.3.Bàn luận về cơ c h ế ................................................................................... 158
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................... 160
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ................................... 163
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................164
PHỤ LỤC


viii

DANH MỤC
• CÁC KÝ HIỆU,
• 7 CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

: Nội dung

GT-VT

: Giao thông vận tải

GTĐT

: Giao thông đô thị

HTKT


: Hạ tầng kỹ thuật

HTKTK

: Hạ tầng kỹ thuật khung

HKT

: Hào kỹ thuật

KTHT

: Kỹ thuật hạ tầng

GT,TN&MT: Giao thông, Tài nguyên và môi trường
ĐDĐÔ

: Đường dây, đường ống

GPXD

: Giấy phép xây dựng.

QCXD

: Quy chuẩn xây dựng

KH&ĐT


: Kế hoạch và đầu tư

CT, TC

: Công thương, tài chính

UBND, TC&KH: Ủy ban nhân dân, tài chính kế hoạch
CDD

: Cục quản lý Doanh nghiệp giao thông Singapore

DFT

: Bộ Giao thông Vương Quốc Anh

DLT

: Cục Giao thông vận tải nội địa Thái Lan

LTD

: Cục giao thông nội địa Singapore

HA (Highways Agency): Cơ quan quản lý đường cao tốc
MA (Manager Agent): Đơn vị quản lý theo vùng
NCKH

: Nghiên cứu khoa học

SMT (Senior Management Team): Đơn vị quản lý tài sản công

TP

: Thành phố

TP HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UK (United Kingdom): Vương Quốc Anh


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1 So sánh trùng lặp về cơ cấu tổ chức của các Sở, ngành................................. 46

Bảng 2. 1 Chiều rộng tối thiểu của hè đườ ng..................................................................76
Bảng 2. 2 Khoảng cách tối thiểu giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị khi
đặt chung trong tuy-nen hoặc hào kỹ thuật ..................................................................... 81
Bảng 2. 3 Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị
không nằm trong Tuynen hoặc hào kỹ thuật...................................................................82
Bảng 2. 4 Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính.................................................. 99

Bảng 3. 1Bảng đề xuất giá trị tối thiểu B hè theo mục đích sửdụng bề mặt: ............ 120
Bảng 3. 2 Chiều rộng tối thiểu của hè đường ................................................................ 121
Bảng 3. 3 Ưu nhược điểm khi phải bố trí hạ tầng kỹ thuật xuống lòng đường...........127


x


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1. 1: Sơ đồ quản lý cơ sở HTKT đường bộ ở Vương quốc A n h .......................... 12
Hình 1. 2 Quy hoạch hành lang HTKT ngầm ở London............................................... 14
Hình 1. 3 Bố trí hệ thống ĐDĐÔ trong tuy nen kỹ thuật tại London......................... 14
Hình 1. 4 Sơ đồ tổ chức quản lý hệ thống HTKTK ở London .......................................15
Hình 1. 5 Sơ đồ tổ chức không gian ngầm thành phố Edmoton Canada, ....................16
Hình 1. 6 Sơ đồ quản lý hạ tầng cơ sở GT ở Edmotom (đã dịch) ............................... 17
Hình 1. 7 Xây dựng hạ tầng kỹ thuật ở các thành phố cải tạo ở Nhật Bản ...................18
Hình 1. 8 Thực hiện dự phần HTKT ngầm trước sau đó mới thi công mặt đất............. 19
Hình 1. 9 Quy phạm Quốc gia quy định TKGT,tạo sự bình đẳng giữa các P T G T .... 19
Hình 1. 10. Bản đồ giao thông Singapore..........................................................................20
Hình 1. 11 Bộ máy quản lý nhà nước về sử dụng đầu tư Giao thông và Hạ tầng......... 20
Hình 1. 12 Bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị............................................. 21
Hình 1. 13 Tuy nen kỹ thuật kết hợp với đường giao thông ở Singapore .................... 22
Hình 1. 14 Hiện trạng các công trình hạ tầng tại thành phố Hồ Chí M inh......................25
Hình 1. 15 Tuyến cống vòm ở trung tâm TP Hồ Chí Minh ........................................... 27
Hình 1. 16 Không gian cảnh quan lối vào chính hầm Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh ..27
Hình 1. 17 Bản đồ quy hoạch kết cấu hạ tầng TP Đà Nẵng đến 2010.......................... 29
Hình1. 18 Bản đồ quy hoạch giao thông khu vực nội đô Hà Nội ................................. 33
Hình 1. 19 Hầm đường bộ Kim L iê n ............................................................................... 34
Hình 1. 20 Sơ đồ nguồn và lưới điện chính cấp điện áp 220KV và 500 KV ............... 37
Hình 1. 21 Sơ đồ bộ máy quản lý Nhà nước về QHĐT và đầu tư KTSDHKTKK.......38
Hình 1. 22 Sơ đồ tổ chức cơ quan quản lý H TK T K ........................................................40
Hình 1. 23 Sơ đồ cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý HTKTK theo địa bàn........................43
Hình 1. 24 : Sơ đồ các bản vẽ HTKT trong đồ án Quy hoạch Xây dựng........................45
Hình 1. 25 Một vị trí trong bản vẽ Tổng hợp ĐDĐÔ hai bên trục đường NT-NB.......45


xi


Hình 1. 26 Hệ thống HTKTK đan xen, chồng lấn hành lang không gian ngầm MB. ... 48
Hình 1. 27 Hệ thống HTKTK đan xen, chồng lấn hành lang không gian ngầm MC. ...49
Hình 1. 28 Minh họa mặt bằng hiện trạng bố trí HTKT đườngNguyễn T rã i.................49
Hình 1. 29 Mặt cắt ngang HTKT trên tuyến đường NguyễnTrãi - Hà Nội ...................50
Hình 1. 30. Sơ đồ tổ chức cơ quan Thanh tra xây dựng .................................................. 53
Hình 1. 31: Sơ đồ tổ chức Thanh tra GT-VT Hà Nội........................................................54

Hình 2. 1 St. Petersburg (Leningrad) tàu điện ngầm nơi trú ẩn của nhiều người......... 68
Hình 2. 2: Sơ đồ bố trí công trình ngầm riêng lẻ trên mặt cắt ngang đườ ng.................69
Hình 2. 3: Sơ đồ bố trí công trình ngầm trong cùng một hào đ ấ t................................. 70
Hình 2. 4 Cấu tạo điển hình của tuy nen thường, dạng hình tròn và chữ n h ậ t...............72
Hình 2. 5: Hệ thống tổ hợp công trình đa năng ở L ondon-Anh ......................................74
Hình 2. 6 Mô hình chung bộ máy lãnh đạo đô thị............................................................. 83
Hình 2. 7: Sơ đồ quản lý hành chính chuyên m ô n ............................................................85
Hình 2. 8 Mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng trong bộ máy quản lý Hạ tầng............88
Hình 2. 9 Mô hình quản lý ngành dọc trong bộ máy quản lý Hạ tầng............................. 88
Hình 2. 10: Hầm ngầm kết hợp giao thông và thoát nước mưa ở M alaysia............... 105
Hình 2. 11 Tuynen kỹ thuật ngầm kết hợp với tàu điện ngầm tại Đài Bắc .................. 106
Hình 2. 12 Mô hình tổ chức Molit Hàn Q uốc,.............................................................. 107
Hình 2. 13 Đường trong khu phố cổ của Hà N ộ i............................................................ 109
Hình 2. 14 Đường Hoàng Diệu trong khu phố Cũ của Hà Nội ..................................... 110

Hình 3. 1 Tính toán rộng hè cần thiết theo nhu cầu đi bộ ( mặt đất).....................120
Hình 3. 2 Tính toán rộng hè cần thiết theo nhu cầu HTKT ( ngầm dưới đất). . 122
Hình 3. 3 Hệ thống chờ không gian HTKT n g ầ m ....................................................122


xil

H ình 3. 4 Hệ thống HTKTK dự kiến trên đường Võ Nguyên G iáp....................123

Hình 3. 5 M ặt cắt ngang HTKTK đường Võ Nguyên G iáp................................ 124
Hình 3. 6 Hệ thống Tuynel cho HTKTK đảm bảo công nhân thao t á c ............. 124
Hình 3. 7 Sơ đồ hướng glảl quyết hệ thống H T K T K ............................................125
Hình 3. 8 Đề xuất bố trí lại theo nhóm HTKTK khi không thể bố trí tuynen .. 126
Hình 3. 9 Phối cảnh minh họa trường hợp dải ĐDĐÔ HTKT theo tiêu chuẩn. 127
Hình 3. 10 Hệ thống tổ hợp công trình đa năng ở L ondon và một số nước .... 128
Hình 3. 11 Đề xuất bố trí lại theo kiểu hào kỹ thuật một phần HTKT khung .. 129
Hình 3. 12 M inh họa đề xuất cơ quan quản lý lòng đường...................................130
Hình 3. 13 M inh họa cơ quan tổ liên ngành........................................................... 131
Hình 3. 14 M inh họa đề xuất cơ quan quản lý hè p h ố ......................................... 132
Hình 3. 15 Tổng thể sự phân chia quản lý đường GT và không gian ngầm .... 134
Hình 3. 16 Sơ đồ đề xuất mô hình quản lý HTKTK trục đô thị .........................134
Hình 3. 17 Cơ cấu tổ chức Trung tâm quản lý HTKTK ..................................... 138
Hình 3. 18 Sơ đồ tổ chức chung các phòng quản lý theo địa b à n ...................... 140
Hình 3. 19 Sơ đồ tổ chức cơ quan quản lý hạ tầng kỹ thuật ............................... 143
Hình 3. 20 Sơ đồ tổ chức cơ quan Thanh tra xây dựng ....................................... 152
Hình 3. 21 Sơ đồ tổ chức Thanh tra Giao thông vận tải H à N ộ i .........................153
Hình 3. 22 Kết quả đề xuất bố trí lại một phần HTKTK đường vành đai 3 ......156
Hình 3. 23 Kết quả đề xuất bố trí lại một phần HTKTK đường vành đai 3 ......156


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong đô thị, trục giao thông chính đô thị mang ý nghĩa lớn về kinh tế và văn
hóa cho đô thị. Trên trục giao thông chính trong chỉ giới đường đỏ (rộng khoảng 30110m)[6] có nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật như: Giao thông, thoát nước, cấp
nước, cấp điện, cấp năng lượng, cấp thông tin, cây xanh. Để đáp ứng yêu cầu quản
lý từng chuyên môn hẹp thì cần nhiều tổ chức (nhiều sở ngành) quản lý trên phạm
vl hẹp. Các công trình hạ tầng kỹ thuật trên trục giao thông lại có mối quan hệ mật

thiết với nhau về sử dụng không gian, về khai thác vận hành. Do vậy, nhiều tổ chức
cùng quản lý trên địa bàn hẹp sẽ rất cần đến sự phối hợp liên ngành cũng như cần có
các cơ chế và quy định cụ thể trong quản lý.
Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính, trung tâm lớn về văn hóa, khoa
học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của quốc gia. Hà Nội luôn giữ vai trò
quan trọng, có sức hút và tác động rộng lớn đối với Quốc gia và khu vực Bắc Bộ.
Hà Nội đồng thời còn là hạt nhân phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc
và Vùng Hà Nội. Trong xu hướng hội nhập và phát triển, việc nâng cao vai trò vị
thế của Thủ đô Hà Nội trên trường quốc tế là một nhu cầu tất yếu.[34].
Hà Nội đã trải qua 6 lần lập quy hoạch và bản quy hoạch hiện nay của Hà
Nội không giống đồ án quy hoạch nào đã được duyệt. Nguyên nhân thì có nhiều,
nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng là vấn đề định hướng giao thông
cần phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của thực tế, đồng thời việc quản lý quy hoạch
xây dựng chưa theo quy hoạch.
Vấn đề bức xúc trong công tác quản lý quy hoạch nói chung, và trong công
tác quản lý sử dụng Hạ tầng kỹ thuật mà ai cũng thấy rõ là đường phố vừa làm xong
lại đào lên làm cống cống vừa lấp xuống lại đào đường lên làm cáp thông tin, hệ
thống thoát nước xuống cấp thường xuyên xảy ra ngập úng trên diện rộng, hệ thống
thoát nước bẩn chưa được xây dựng theo quy hoạch hệ thống thoát nước bẩn chung
với hệ thống thoát nước mưa, hệ thống cấp nước đô thị chưa đáp ứng được nhu cầu


2

sinh hoạt của người dân, nạn ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên do, diện tích
đường của Hà Nội quá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 6,8% diện tích đô thị, Mật độ mạng
lưới đường Hà Nội còn thấp và phân bố không đều, mới đạt 4,08km/km2 cho tất cả
các loại đường ở các quận nội thành cũ.. Theo số liệu của Công an thành phố Hà
Nội, hiện tại diện tích đường của Hà Nội chỉ đáp ứng 40% lượng phương tiện giao
thông đăng ký bao gồm khoảng 220.000 ôtô và 2,4 triệu xe máy, trong các đồ án

quy hoạch đã được duyệt các chỉ tiêu của hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên đã được áp
dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong và ngoài nước. Các trục giao thông chính như
các tuyến đường vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3, vành đai 4, các trục hướng tâm,
trục chính đô thị như đường Nguyễn Trãi, đường Lê Văn Lương, đường Xuân
Thủy, đường 5 kéo dài hay các trục mới như Nhật Tân - Nội Bài công tác thiết kế,
quy hoạch chỉ nghiên cứu các yếu tố kỹ thuật giao thông trên mặt cắt ngang cũng
như yếu tố kiến trúc cảnh quan mà chưa có một nghiên cứu hay quy hoạch mang
tính lâu dài về chức năng sử dụng không gian ngầm HTKT chạy dưới trục giao
thông điều này dẫn đến sự không đồng bộ giữa các công trình hạ tầng ngầm. Đơn
cử như đường vành đai 3 đoạn đường Phạm Hùng khi xây dựng hệ thống Hào kỹ
thuật cũng chỉ sử dụng cho việc lắp đặt đấu nối hệ thống cáp điện, internet, viễn
thỗng.. hệ thống cấp phân phối các đường ống khác lại chạy độc lập với hệ thống
hào kỹ thuật dẫn tới việc vận hành, bảo trì hết sức khó khăn. Vì vậy đây cũng chính
là một trong những điểm yếu về quản lý quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội.
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt và định hướng
đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 khối lượng công việc là hết sức lớn để đồ án
đi vào thực tiễn cần có sự thay đổi cả về chất và lượng của bộ máy quản lý chính
quyền hành chính Thủ đô, cần quy định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan
trong công tác quản lý đô thị nói chung, quản lý HTKT nói riêng chánh chồng chéo,
giao nhiệm vụ chung chung không có cơ quan nào chịu trách nhiệm. Nguyên tắc
quan trọng trong tổ chức cần lấy hiệu quả và khối lượng công việc để sắp xếp tổ
chức các cơ quan hành chính.
Trong khi đó, cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một trong các yếu tố quan trọng nhất


3

để thúc đẩy sự phát triển và thành công của nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội . Sự phát
triển và hiện đại hóa các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là HTKTK đô thị ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển đô thị. Trình độ phát triển của kết cấu hạ tầng có

ảnh hưởng quyết định đến trình độ phát triển của đất nước. Cesar Calderon và Luis
Serven (2004) sau khi nghiên cứu bộ dữ liệu ở 121 nước trong thời kỳ 1960-2000
đã đưa ra hai kết luận quan trọng là: thứ nhất trình độ phát triển kỹ thuật hạ tầng có
tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, thứ hai là trình độ phát triển kết cấu hạ
tầng càng cao thì mức độ bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội càng giảm và ông
đã kết luận rằng trình độ phát triển kỹ thuật hạ tầng có tác động mạnh đến công tác
xóa đói, giảm nghèo. Tại các thành phố lớn trên những tuyến đường giao thông
chính cùng với lưu lượng giao thông rất cao là các công trình hạ tầng kỹ thuật
khung ( HTKTK ) cũng được bố trí dọc tuyến. Vì vậy sự khớp nối giữa các HTKTK
với nhau và với giao thông là vấn đề khá phức tạp và rất tốn kém. Nếu không có sự
nghiên cứu một cách đầy đủ thì sẽ trở thành vấn đề cản trở tới sự phát triển của
thành phố. Do đó nghiên cứu “ Quản lý hạ tầng kỹ thuật khung trên trục giao
thông đô thị theo quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030" có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn cao .

2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Quản lý không gian hạ tầng kỹ thuật khung (HTKTK) trên trục GTĐT;
- Cơ cấu tổ chức quản lý HTKTK trên trục giao thông;
- Xây dựng cơ chế thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm các công trình HTKTK
theo quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030.
- Nghiên cứu các hình thức, cơ cấu và giải pháp quản lý HTKTK giúp khắc
phục những điểm yếu về quản lý HTKTK giúp khắc phục những điểm yếu về quản
lý hiện nay

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:Quản lý HTKT khung bao gồm: hệ thống đường ống



4

như cấp thoát nước, điện, thông tin liên lạc..) chạy ngầm dưới trục giao thông chính
cấp đô thị có mặt cắt ngang B=30-110m theo quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm
2030.
- Phạm vi nghiên cứu:
• Không gian: lấy khu vực nội đô Hà Nội, thí điểm là đường Vành đai 3
(đoạn đường Phạm Hùng) và trục đường Nhật Tân - Nội Bài (đoạn từ cầu Nhật Tân
giao với đường Vành đai 3);
• Thời gian: lấy năm 2030 làm mốc nghiên cứu phù hợp với quy hoạch
chung xây dựng Thủ đô Hà Nội và các quy hoạch chuyên ngành khác như quy
hoạch giao thông, quy hoạch thoát nước, quy hoạch điện...

4. Các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu: trong quá trình nghiên cứu phải thu thập các
tài liệu tham khảo, từ những tài liệu thực nghiệm, thu thập số liệu phi thực nghiệm
(lập bảng câu hỏi điều tra, phỏng vấn, thảo luận nhóm) từ các tài liệu trên sắp xếp
và nghiên cứu theo thứ tự chọn lọc các tài liệu có liên quan trong công tác quản lý
HTKTK trên trục GTĐT đưa ra các hướng đi cho luận án và các chuyên đề có liên
quan đặc biệt là chương I: Tổng quan.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: L à sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu, các
đề tài khoa học liên quan đến đề tài về quản lý HTKTK trên trục GTĐT từ đó phân
tích đánh giá, so sánh các ưu điểm nhược điểm tổng kết đúc rút ra kinh nghiệm và
kết quả từ đó đưa ra các giải pháp liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: trong lĩnh vực quản lý HTKT bao gồm rất nhiều
ngành lĩnh vực khoa học có liên quan do đó trong quá trình nghiên cứu rất cần thiết
có sự tham gia các ý kiến quý báu của các chuyên gia các nhà nghiên cứu từ đó đúc
rút kinh nghiệm vạch ra hướng đi đúng đắn cho bản thân cá nhân và Luận án, sử
dụng các hình thức phỏng vấn trực tiếp, gửi tài liệu, xin ý kiến qua điện thoại.
- Phương pháp so sánh giả định: Luận án nghiên cứu vấn đề lớn là cơ cấu tổ



5

chức mà đặc tính cơ cấu tổ chức liên quan đến thể chế chính trị, hành chính do đó
một mô hình tổ chức khi bắt đầu thiết kế đều được so sánh giả định ngầm, vì áp
dụng một mô hình tổ chức vào thực tiễn cần rất nhiều điều kiện cần và đủ.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu khoa học các kết quả đã nghiên
cứu là một trong những nội dung quan trong nhằm đảm bảo tính liên tục, tính khoa
học thực tiễn của Luận án từ đó nghiên cứu vấn đề quản lý HTKTK trên trục chính
GTĐT mang tính hiện thực có thể áp dụng ngay vào điều kiện hiện tại và là cơ sở
cho nhà quản lý Thành phố tham khảo. Nội dung kế thừa các kết quả nghiên cứu
như, các đề tài khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề quản lý HTKT trên
trục GTĐT, kế thừa các bài báo khoa học, các tài liệu báo cáo các chuyên gia trong
các hội thảo trong và ngoài nước, kế thừa và trích dẫn các văn bản quy phạm pháp
luật hiện hành tại Việt Nam liên quan đến công tác quản lý HTKTK trên trục
GTĐT, kế thừa và ghi nguồn trích dẫn các bài viết trên Internet nhằm tham khảo
cho Luận án.
- Phương pháp hệ thống hóa: Khái quát hóa hệ thống, diễn dịch và quy nạp,
nghiên cứu các mô hình tổ chức chính quyền, mô hình tổ chức hành chính, các hình
thức đấu nối hệ thống HTKTK trên trục GTĐT từ đó kết hợp với các phương pháp
kế thừa, đưa ra được mô hình lý tưởng trong công tác quản lý HTKTK trên trục
GTĐT.

5. Nội dung nghiên cứu:
- Đánh giá đúng thực trạng các hệ thống HTKTK trên trục giao thông tại Thủ
đô Hà Nội phân tích tính liên kết giữa hệ thống Tuynel, hào kỹ thuật cấp thoát nước,
cấp điện... với các yếu tố kỹ thuật của trục đường giao thông như hè đường, lề
đường, lòng đường, phần phân cách.
- Đánh giá thực trạng Mô hình tổ chức, cơ chế thanh tra, kiểm tra và xử lý vi

phạm cơ quan quản lý HTKTK chỉ rõ những chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ
trong công tác quản lý HTKTK.
- Hệ thống các cơ sở lý luận và thực tiễn các văn bản pháp lý và kinh nghiệm


6

quốc tế làm căn cứ cho công tác quản lý HTKTK.
- Đề xuất tính toán hệ thống HTKTK chạy trên không gian trục giao thông
giải quyết mối liên hệ giữa các yếu tố kỹ thuật của trục giao thông như hè đường,
lòng đường, phần phân cách với hệ thống HTKTK.
- Xây dựng mô hình tổ chức quản lý HTKTK trên trục giao thông chính đô
thị và đặc biệt chú trọng chức năng kiểm tra, giám sát.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Đề tài xây dựng phương pháp luận để đề xuất giải pháp Quản lý HTKTK
trên trục GTĐT theo quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội trên cơ sở nghiên cứu các
quy luật khách quan trong công tác quản lý đô thị, từng bước hình thành vận dụng
các quy luật khách quan đó vào thực tiễn sao cho phù hợp từ lý luận đến thực tiễn
trong công tác Quản lý HTKTK trên trục giao thông theo quy hoạch xây dựng Thủ
đô Hà Nội đến năm 2030.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
- Đề tài xây dựng cơ sở thực tiễn Quản lý HTKTK trên trục GTĐT dựa trên
phân tích đánh giá các kinh nghiệm quản lý của quốc tế của các nước đã và đang
phát triển phân tích các điều kiện thực tiễn, hiện trạng của Việt Nam đưa ra các giải
pháp kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, hoàn thiện các nội dung trong công tác Quản lý Hạ
tầng kỹ thuật trên trục GTĐT theo quy hoạch xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm
2030.
- Luận án khi được hoàn thành sẽ là cơ sở tham khảo cho các cơ quan quản

lý tại thành phố Hà Nội phục vụ trong công tác quản lý HTKTK.

7. Những đóng góp khoa học và điểm mới của luận án
Đề tài ‘Quản lý Hạ tầng kỹ thuật Khung trên trục giao thông theo quy hoạch
xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030” là một đề tài mới chưa ai nghiên cứu có


7

thể glảl quyết được một số yêu cầu bức thiết hiện nay tại thành phố Hà Nội.
a. Giá trị về mặt khoa học.
- Hệ thống hóa về mặt lý luận quản lý HTKTK trên các trục giao thông chính
của Hà Nội thành phố loại Đặc biệt;
- Góp phần hoàn thiện Quy chuẩn xây dựng Việt Nam đối với hạ tầng kỹ
thuật khung trên các trục giao thông chính thành phố;
- Góp phần hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý đối với hạ tầng kỹ
thuật khung trên các trục giao thông chính thành phố.
b. Giá trị về mặt thực tiễn
- Đề tài glảl quyết một vấn đề khác bức xúc của Hà Nội trong quản lý
HTHTKT trên các trục đường lớn. Đó cũng là tình hình chung của nhiều thành phố
lớn ở nước ta.
- Nghiên cứu glảl quyết cho Hà Nội sẽ là bài học tốt cho các thành phố khác
trong cả nước học tập
- Glảl quyết được vấn đề bức xúc hiện nay của Hà Nội trong vấn đề đào bới
tùy tiện làm cản trở giao thông, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị
c. Những điểm mới của luận án.
- Đề xuất về giải pháp Quy hoạch không gian giao thông đối với HTKTK
trên các trục đường giao thông chính của thành phố. gắn với bề rộng của hè đường;
- Đề xuất định hướng cải tạo hệ thống HTKTK đối với các khu vực đô thị cải
tạo và đề xuất quy trình các bước tiến hành xác định không gian ngầm HTKTK đối

với các khu vực đô thị phát triển mới;
- Đề xuất 3 mô hình quản lý : Cấp thành phố, trên địa bàn và theo ngành
- Đề xuất cơ chế thanh tra xử lý vi phạm trong công tác quản lý HTKTK.


8

8. Một số khái niệm
- Khái niệm
• Đô thị: là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính,
kinh tế văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
của Quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao goomg nội thành, ngoại
thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [7]
• Quy hoạch đô thị: là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị,
hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập
môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông
qua đồ án quy hoạch đô thị [7]
• Hạ tầng kỹ thuật đô thị: Bao gồm kết cấu hệ thống giao thông, hệ thống
cấp thoát nước, cấp năng lượng và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, chuẩn bị kỹ
thuật cây xanh, xử lý nước thải, chất thải rắn và nghĩa trang đô thị [7].
• Hạ tầng kỹ thuật khung: là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chính
cấp đô thị, bao gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải năng lượng, tuyến truyền
dẫn cấp nước, tuyến cống thoát nước, tuyến thông tin viễn thông và các công trình
đầu mối kỹ thuật.[33]
• Hạ tầng kỹ thuật khung trên trục giao thông đô thị bao gồm các công trình
hạ tầng kỹ thuật (Giao thông, cấp nước, cấp điện...) cấp đô thị được xây dựng trên
phần đất của trục giao thông đô thị [33].
• Hào kỹ thuật: là công trình ngầm theo tuyến có kích thước nhỏ để lắp đặt
các đường dây, cáp và các đường ống kỹ thuật.[4]

• Tuy nen kỹ thuật: là công trình ngầm theo tuyến có kích thước lớn đủ để
đảm bảo cho con người có thể thực hiện các nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa và bảo trì
các thiết bị, đường ống kỹ thuật. [4]


9

• Hố kỹ thuật: là hộp dưới mặt đất nằm trong hệ thống hào kỹ thuật, dùng để
lắp đặt, đấu nối các công trình hạ tầng đường dây, cáp viễn thông, điện lực, chiếu
sáng công cộng, đường ống cấp nước, đường ống cấp năng lượng (nếu có) và cáp
dự trữ.[4]
• Quản lý: là sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lý lên đối tượng quản lý nhằm duy trì tính trồi của hệ thống, sử dụng một cách
tốt nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu
một cách tốt nhất trong điều điều kiện môi trường luôn biến động. Quản lý là sự tác
động của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra
trong điều kiện biến động của môi trường. [37]
• Quản lý đô thị: là các hoạt động nhằm huy động mọi nguồn lực vào công
tác quy hoạch, hoạch định các chương trình phát triển và duy trì các hoạt động đó
để đạt được các mục tiêu phát triển của chính quyền thành phố [38]
• Tổ chức: là sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện một nhiệm
vụ hoặc cùng một chức năng chung, tổ chức còn tập hợp người được tổ chức theo
cơ cấu nhất định để hoạt động vì lợi ích chung.[38]
• Quy hoạch: là một hoạt động nhằm tạo ra một chuỗi có trật tự các hành
động dẫn dắt tới sự thực hiện một hay nhiều mục tiêu đã dự kiến. Các kỹ thuật
chính của Quy hoạch là các văn bản tường trình (written sratements) được bổ sung
theo nhu cầu những dự báo thống kê, những công thức toán, những đánh giá số
lượng và những biểu bảng minh họa cho các quan hệ giữa các bộ phận khác nhau
của dự án. Nó có thể, nhưng không nhất thiết phải bao gồm các bản vẽ không gian
chính xác của đối tượng (GS.Trương Quang Thao bài viết những phản tư chung

quanh khái niệm Quy hoạch, Hải Phòng tháng 11-2007).
• Quy hoạch Xây dựng đô thị: Là hoạt động nghiên cứu tổ chức không gian,
tạo lập môi trường sống tiện nghi cho con người, trên cơ sở khai thác, sử dụng hợp
lý các tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa lịch sử
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng


10

và mỹ quan đô thị nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất, tinh thần cho dân cư vì mục
tiêu phát triển bền vững [33]

9. Kết cấu Luận án:
- Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan Quản lý HTKTK trên trục GTĐT.
- Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý HTKTK trên trục GTĐT theo quy
hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội.
- Chương 3 : Giải pháp Quản lý HTKTK trên trục GTĐT theo quy hoạch xây
dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030.
- Bàn luận về kết quả đã nghiên cứu tính khoa học và thực tiễn của đề tài.
- Kết luận và Kiến nghị.
- Danh mục các bài báo khoa học đã công bố
- Danh mục các tài liệu tham khảo


×