Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TRƯỜNG đại học tôn đức THẮNG báo cáo an toàn xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 14 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Khoa Môi trường – Bảo hộ lao động

BÀI BÁO CÁO
MÔN: AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG

GVHD: ThS. Lê Đình Khải
SVTH:
MSSV:
Lớp: 14090301

Năm học 2016-2017
1


MỤC LỤC

2


LỜI CẢM ƠN
Là một sinh viên đang trong quá trình học tập và trau dồi kiến thức, việc đi thực tế để
tìm hiểu thêm về các vấn đề an toàn trong xây dựng là hết sức bổ ích, vì qua đó sẽ
giúp cho một sinh viên trẻ có thêm nhận thức về thực tế làm việc. Qua đó việc học tập
sau này sẽ có hiệu quả hơn, đối với em đi thực tế đến công trình vừa qua, giúp em tiếp
thu được rất nhiều bổ ích. Em biết được sự quan trọng của việc học lý thuyết là nền
tảng và nền tảng đó phải cực kỳ chắc chắn mới có thể áp dụng hiệu quả vào thực tế.
Từ đó em định hướng rất rõ ràng trong việc học tập ở trường đại học, là phải tích cực
chủ động tiếp thu kiến thức vững chắc. Kiến thức ở trường là nền tảng quan trọng
phục vụ cho công việc của bản thân sau này.Đến với môn An Toàn Xây Dựng không


chỉ được trang bị các kiến thức về nội dung lý thuyết mà còn được đi tham quan thực
tế nhằm nhìn nhận và đánh giá được phần nào: điều kiện lao động đặc thù của ngành
xây dựng, yêu cầu về thi công mặt bằng xây dựng, các biện pháp ngăn ngừa tai nạn
lao động, an toàn khi làm việc trên cao… Cảm ơn thầy đã tạo điều kiện cho chúng em
có chuyến đi thực tế bổ ích này. Cảm ơn anh Trí đã bớt chút thời gian quý báu để giúp
đỡ chúng em đi tham quan tại Công trình M-One Nam Sài Gòn (Công ty XD
Unicons.),toạ lạc: Bế Văn Cấm, Phường Tân Kiểng, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh.
Qua đợt đi thực tế này, tuy thời gian chưa nhiều nhưng với sự định hướng của
thầy Lê Đình Khải, cùng với sự giúp đỡ đội ngũ cán bộ an toàn, và sự cố gắng của
bản thân, đến nay bản báo cáo về đợt đi thực tế đã hoàn thành.
Em xin gửi lời cảm ơn đến người đã trực tiếp hướng dẫn em đi thực tế là thầy Lê Đình
Khải giảng viên bộ môn An toàn trong xây dựng và các anh giám sát an toàn tại công
trình, đã giúp em hoàn thành tốt chuyến đi thực tế này

3




Sau đây, là những vấn đề an toàn mà công trình họ đã làm được và chưa
làm được. Những ghi nhận của cá nhân khi đi tham quan công trình.
I/ Những vấn đề mà công trình đã làm được :
1/Tổ chức mặt bằng thi công trên công trường:
 Có chốt bảo vệ ở đầu công trường, có người gác trực, có biển báo …Cổng
bên hông là cho xe máy ra vào. Cổng chính giữa là cho xe chở vật tư, vật
liệu, xe trộn bê tông ra vào.
 Có bảng nội quy công trường:
 Lần 1: thẻ xanh (cảnh cáo ,ghi sổ)
 Lần 2: thẻ vàng (rời khỏi dự án cho đến hết ca, trừ lương)
 Lần 3: thẻ đỏ (đuổi việc)


 Rào chắn, có biển báo ở các cổng ra vào, ở các tầng cao, có các hộp đèn

màu đỏ ở các chốt bảo vệ , trên và dưới chân cẩu tháp cẩu tháp.
 Ở các đường hào, hố móng có các rào chắn và biển báo, hướng dẫn đề








phòng tai nạn
Ban đêm có đèn tín hiệu và hệ thống chiếu sáng ban đêm, trên đường đi lại
Không gây ô nhiễm đối với môi trường xung quanh, ảnh hưởng sinh hoạt,
sản xuất của dân cư xung quanh
Có phân chia các khu vực văn phòng, khu tập kết rác gồm có các thùng rác
phân loại được chứa vào các thùng khác nhau, nhà vệ sinh cho công nhân,
nhà tiện nghi cho công nhân gồm có nơi uống nước được lấy từ các hệ
thống bình lọc nước sạch được đầu tư với trang thiết bị hiện đại tại công
trường, bãi gia công thép riêng biệt…
Bố trí đường đi lại vận chuyển trên công trường, có biển báo dành riêng
cho người đi bộ, cầu thang có tay vịn, có biển báo cấm hút thuốc trong
công trường
Trên công trường rất tận dụng sắt, được làm nổi bật bằng các màu lá cờ
giăng lên , để mọi người nhận dạng
4



 Có nơi để xe cho công nhân cũng như khách tham quan
 Có khu vực để vệ sinh xe khi ra khỏi công trường
 Có lưới bao che, chống vật rơi

Hình 1

Hình 2

Hình 4

Hình 5

Hình 3

Hình 6

5


Hình 7
Hình 8
Hình 9
Hình 1: hình ảnh về bãi giữ xe tại công trường
Hình 2: lỗ chờ để xây dựng thang máy được bao che và làm nổi bật để dễ nhận biết
Hình 3: lưới bao che vật rơi
Hình 4:khu vực tập kết rác sinh hoạt, được phân thành các loại riêng biệt
Hình 5: phòng ban được phân chia rõ rãng, trong hình là phòng HSE được trng bị
tiện nghi có máy lạnh..
Hình 6: nơi sinh hoạt uống nước bằng hệ thống lọc nước hiện đại của công trường đầu


Hình 7:sắt chờ được làm dấu bằng cách treo lá cờ màu để dễ nhận biết
Hình 8: nơi sinh hoạt nghỉ trưa của công nhân
Hình 9: biển báo đươc treo trên lan can, để cánh báo cho công nhân.
2/An toàn điện trên công trường:
 Điện được sử dụng rộng rãi trong công trường xây dựng và tai nạn về điện luôn

luôn xảu ra ở trong tất cả công việc. Hậu quả thường là trầm trọng vá chết
người . Tai nạn điện còn gây ra những đám cháy khủng khiếp, gây thiệt hại
nhiều về người và vật chất. Vì thế an toàn về điện đặc biệt phải được coi trọng
để phòng ngừa. Do con người không thề nhận biết (nghe, nhìn) với dòng điện
nên tai nạn về điện thường hay xảy ra hơn so với những trường hợp tai nạn
khác mà con người có thể nhận biết trước để đề phòng như: mùi khí độc, máy
móc chuyển động, giàn giáo chênh vênh ,…
 Tai nạn điện được phân thành 2 dạng: chấn thương do điện và điện giật.
• Chấn thương do điện là sự phá huỷ cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện
hoặc hồ quang điện (thường là ở da, ở một số phần mềm khác hoặc ở
xương). Chấn thương do điện sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng lao
6


động, một số trường hợp có thể dẫn đến tử vong. Các đặc trưng của chấn
thương điện là:
 Bỏng điện: Bỏng gây nên do dòng điện chạy qua cơ thể người hoặc do
tác động của hồ quang điện. Bỏng do hồ quang một phần do tác động
tác động đốt nóng của tia lửa hồ quang có nhiệt độ rất cao (từ 3500 oC
đến 15000oC), một phần do bọt kim loại nóng bắn vào gây bỏng.
 Dấu vết điện: Khi dòng điện chạy qua con người ta sẽ tạo nên các dấu
vết trên bề mặt da tại điểm tiếp xúc với điện cực. Kim loại hoá mặt da
do các kim loại nhỏ bắn với vận tốc lớn thấm sâu vào trong da gây
bỏng.

 Co giật cơ: Khi có dòng điện qua người, các cơ bị co giật.
 Viêm mắt do tác dụng của tia cực tim hoặc tia hồng ngoại của hồ quang
điện.
• Điện giật: dòng điện qua cơ thể sẽ gây kích thích các mô kèm theo co giật ở
các mức dộ khác nhau:
 Cơ bị co giật nhưng người không bị ngất.
 Cơ bị co giật, người bị ngất nhưng vẫn duy trì được ho hấp và tuần
hoàn.
 Người bị ngất, hoạt động của tim và hệ hô hấp bị rối loạn.
 Chế lâm sàng (không thở, hệ tuần hoàn không hoạt động).
 Điện giật chiếm một tỷ lệ lớn, khoảng 80% trong tổng số tai nạn điện và 85%
đến 87% số vụ tai nạn điện chết người là do điện giật.
 Nhận thức được những mối nguy trên, với một công trình hiện đại tại Việt Nam
và một công ty xây dựng uy tín hàng đầu thì việc đảm bảo an toàn điện trong
công trường cũng được họ chú trọng và đầu tư. Thực tế tại công trường cho
thấy vấn đề an toàn điện là vấn đề được các cán bộ chuyên trách ưu tiên hàng
đầu, hàng ngày các đội thi công sẽ phải kiểm tra thiết bị điện bằng bảng check
list, ngoài thời gian trên các đội gửi lại thiết bị điện tại phòng bảo vệ, điện
động lực và điện chiếu sáng được làm hai hệ thống riêng lẻ, có khả năng cắt
điện toàn bộ phụ tải điện trong phạm vi từng hạng mục công trình hay một khu
vực sản xuất, các phần dẫn điện của thiết bị điện được cách li, che chắn, đặt tại
khu vực ít người qua lại và người không phận sự không được tiếp xúc, che
chắn và sử dụng biển báo tại khu vực điện áp cao, tất cả các công tắc đều có
nắp đậy. Tủ điện được chia thành 4 cấp, nhưng công nhân chỉ đấu nối và sử
dụng ở cấp 3 và 4. Các công nhân vận hành các thiết bị điện ở công trường này
được tuyển dụng phải có kiến thức về các loại máy chuyên dùng trong công
trường, tối thiểu là trung cấp, được kiểm tra sức khoẻ định kỳ theo quy định
của Bộ Y Tế, công nhân được trang bị nón bảo hộ, giày bảo hộ, áo phản quang,
găng tay cách điện, ung cao su…
 Tại công trường hệ thống điện :

• Được đầu tư với trang thiệt bị hiện đại đảm bảo an toàn, chống hiện
tượng rò rỉ điện ra bên ngoài, các đầu dây, cáp hở được cách điện và bọc
kín
7












Hình a

Có móc treo dây điện lên cao bằng nhựa màu vàng. Các dây dẫn điện có
vỏ bọc cách điện,tủ điện có hệ thống chồng rò điện, CB chống giật,
chống quá tải.
Đảm bảo đúng tiêu chuẩn, phích cắm 3 chấu (ổ điện công nghiệp) làm
tăng độ an toàn vì điện 3 pha dễ cung cấp đủ điện cho các máy móc vận
hành và có dây nguội (dây chống giật) dễ kiểm soát khi xảy ra sự cố.
thiết bị điện di động phục vụ cho việc khoan lỗ ở tường
 có hộp điện cá nhân, có khóa an toàn
 đầy đủ LCB, tủ có 2 cánh chống được nước
 phích cắm công nghiệp
 dây dẫn điện được treo cao
tủ điện thi công

 có chìa khóa riêng, chỉ có người có liên quan mới được mở
 tủ hai cánh cửa, khả năng chống giật, chống nước cao
 sử dụng dây diện có hai lớp bọc (bọc cao su)
 đầy đủ MCCB, LCB
 có đầy đủ biển báo cũng như người chịu trách nhiệm quản lý
trạm biến áp
 được rào chắn bằng lưới B40
 có gắn biển báo cấm lại gần, điện cao thế
 được khóa cẩn thận, cách xa khu vực công trình đang thi công

Hình b

Hình c

Hình a: tủ điện cấp 3 trong công trường
Hình b: giấy check lish kiểm tra hằng ngày
8


Hình c: ổ cắm 3 chấu trong công nghiệp
Hình d:tủ điện được bao che và có biển báo cảnh báo
Hình e: sơ đồ đơn tuyến của tủ điện thi công
Hình f: tủ điện cấp 4

Hình d
Hình e
Hình f
3/Các loại máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động:
 mặt bằng lắp đặt cẩu tháp bằng phẳng, không để cẩu tháp chênh vênh
 có hai cẩu tháp với các tầm cao khác nhau ( đảm bảo an toàn là sẽ không đụng

nhau)
 được cố định dựa vào công trình bằng dầm chữ A
 phong kế ở trên, nêu gió cấp 5 sẽ tự động ngắt điện
 tòa nhà vẫn chưa xây dựng hoàn tất, nên chưa có cột thu lôi, trên cẩu tháp có
cột thu lôi để sét đánh vào đó rồi sẽ truyền xuống đất
 người lái cẩu ở công trình được khám sức khỏe hằng ngày, được huấn luyện và
có chứng chỉ lái cẩu tháp mới được vận hành cẩu tháp

9


Hình 10
Hình 11
 Hình 10,11 nói về cẩu tháp đang hoạt động, bảng nội quy an toàn của cẩu tháp.

Giàn giáo:
 Là một hệ thống kết cấu tạm thời đặt trên nền vững hoặc có thể treo hoặc neo,

tựa vào công trình để tạo ra nơi làm việc cho công nhân tại các vị trí cao so với
mặt đất hay mặt sàn cố định. Có các loại giàn giáo như: giàn giáo cố định (cột
chống độc lập, cột chống đơn…), giàn giáo di động (giáo tháp, giáo treo,…),
nhóm giàn giáo đặt trên mặt đất (giáo tháp, giáo kiểu thang, …), nhóm giàn
giáo treo, Nhóm giàn giáo neo tựa vào công trình (giáo đơn trụ, giàn giáo dầm
công son,…). Hầu hết các công việc xây dựng và lắp ghép cần có giàn giáo.
Lựa chọn và thiết kế giàn giáo phải dựa vào chiều cao từng đợt đổ bê tông, đợt
xây, loại công việc, trị số tải trọng, vật liệu sẵn có để làm, thới gian làm việc và
các điều kiện xây dựng khác. Theo kết cấu giàn giáo có thể chia ra các kiểu
sau: kết cấu kiểu khung, trụ, neo, thang. Có loại cố định, loại di động hoặc loại
lên xuống. Giáo cao ống tuýp của Liên Xô là loại giàn giáo thường gặp. Thông
thường giàn giáo làm bằng gỗ và kim loại. Trên công trường chỉ nên dùng các

loại giàn giáo thiết kế theo tiêu chuẩn kỹ thuật, trường hợp không theo tiêu
chuẩn thì phải tính lại độ bền và ổn định.
 Tại công trường đang lắp đặt giàn giáo loại ống khung là được sử dụng chủ
yếu.
 Giàn giáo tại công trường trang bị chân đế, thanh chắn chân, cùm cố định
nhằm đảm bảo cho giàn giáo cứng vững.
4/Hệ thống coffa
 Tại công trường đang sử dụng hệ thống coffa nhôm với ưu điểm là dễ lắp ráp,
có độ bền cao, dễ sắp xếp gọn gàn, đổ sàn bê tông đúng kích thước, còn nhược
điểm là cạnh bén, nặng và chi phí đắt.
5/Thi công hầm hố móng
10


 Khu vực ép cừ lá sen: nhờ ép cừ lá sen chắc chắn nên chống được hiện tượng

sạt lỡ đất
 Trên các sàn thì các hố chờ để lắp thang máy cũng được bao che gắn cảnh báo
rất rõ ràng

Hình ảnh cừ lá sen và hố chờ
II/ Những vấn đề mà công trình chưa làm được:
1/Tổ chức mặt bằng:
 Vật tư,vật liệu chưa được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp trên mặt bằng công
trường
 Đường đi lai vận chuyển trên công trường còn nhỏ,chưa rộng rãi, lối đi phương
tiện cần chia ra cho xe máy, xe vận chuyển, người đi bộ riêng. Nhưng tại công
trình các phương tiện di chuyển trên cùng 1 con đường, không có ngăn cách
giữa lối đi dành cho người đi bộ và cho các phương tiện vận chuyển khác
 Lối thoát hiểm đặt chưa đúng quy định , còn khó nhận biết, màu sắc bị trùng

với màu lưới chắn vật rơi
 Bố trí công trình phục vụ sinh hoạt của công nhân gần nhà kho đựng hóa chất
→ không hợp lý ,có nguy cơ gây hỏa hạn vì có ngọn lửa trần do công nhân hút
thuốc.
 Vì công trình chưa hoàn thành nên chưa có hệ thống chống sét
 Hệ thống thoát nước chưa đạt yêu cầu , nước trên sàn chưa thoát hết.
 Vật tư chưa được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp còn bừa bãi trên mặt bằng làm
việc
 Các ống tuýp còn chưa được xếp gọn gàng.
 Còn hố chưa được che chắn.

Hình 12

Hình 13

11


Hình 14

Hình 15

Hình 12: sàn còn nhiều nước , chưa đảm bảo hệ thống thoát nước
Hình 13: vật liệu bừa bộn trên sàn
Hình 14: ống tuýp không được xếp trên kệ, lăn ra ngoài có thể gây té ngã
Hình 15: không làm nổi bật biển báo
2/An toàn điện trên công trường:
 Dây điện vài nơi chưa đặt đúng theo yêu cầu (theo tiêu chuẩn cách mặt sàn làm
việc 2,5m; 3,5m đối với phía dưới là lối qua lại..)
3/Giàn giáo:

 Sàn thao tác nhỏ không đủ làm việc, thường là phải có 3 thanh đỡ ngang nhưng
tại công trường trên giàn giáo chỉ có 1 thanh đỡ ngang.
 Giàn giáo không có lan can và cầu thang lên xuống, dẫn đến khi lên xuống
không có chỗ bám víu, chống ngã
 Người làm việc dưới giàn giáo có nguy cơ bị vật rơi trúng từ trên cao rớt
xuống

12


Hình nói về cách làm việc trên giàn giáo không đúng với yêu cầu.
4/Các loại máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động:
 Thiếu biển báo khi cẩu tháp đang hoạt động
 Khi cẩu tháp đang hoạt động thì vẫn có người đi phía dưới, rất nguy hiểm
 Cẩu tháp vương ra ngoài công trình gây nguy hiểm cho người đi lại ngoài công
trình.
 Bình oxi không có van an toàn, đồng hồ đo áp lực bị hư, để các thiết bị này
ngoài nắng lâu có nguy cơ cháy nổ đây là mối nguy tìm ẩn
 Bình ga và bình oxy để sát nhau, không ảm bảo khoảng cách an toàn chống
cháy nổ (theo TCVN 4244 thì khoảng cách tối thiểu là 50cm.)

Hình 16

Hình 17

Hình 18

13



Hình 16: công nhân làm việc dưới chân cẩu tháp
Hình 17:các bình oxi để ngoài nắng
Hình 18: bình oxi để gần bình gas
5/Thi công hầm hố móng:
 Vật tư để lộn xộn, không được sắp xếp gọn gàng
 Xung quanh miệng hố, không được lắp đặt lan can để chống người, vật rơi
xuống hố
III/ Biện pháp cần khắc phục:
1/ Tổ chức mặt bằng thi công trên công trường:
 Sắp xếp trang thết bị , vật dụng, vật liệu trên công trường ngăn nắp
 Đảm bảo hệ thống thoát nước, hệ thống nước sạch, nhà sinh hoạt cho công
nhân nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người lao động
 Sắp xếp đường giao thông , vận chuyển, lối đi thuận tiện và dễ nhìn, nên có
thông báo, chỉ dẫn phù hợp (ra vào, cấp cứu, chữa cháy) tránh xảy ra tai nạn
lao động
 Giảm tối thiểu mật độ máy thi công cùng làm việc trong không gian hẹp, trong
khu vực có nhiều người làm việc
 Đảm bảo mạng điện trên công trường và hệ thống chống sét hoạt đông tốt tránh
gây tai nạn đáng tiếc
 Đảm bảo an ninh trên công trường
 Sử dụng kết hợp đèn biển báo và đặt tín hiệu
 Bao che hố hầm , lỗ chờ…
 Dọn vệ sinh khu vực làm việc trước khi kết thúc ca làm
2/ An toàn điện trên công trường:
 Đặt dây diện đúng theo tiêu chuẩn:
 2,5m nếu phía dưới à nơi làm việc
 3,5m nếu phía dưới là lối người qua lại
 6,0m nếu phía dưới có các phương tiện cơ giới qua lại
 6,5m nếu phía dưới có tàu điện hay tàu hỏa qua lại.
3/ Gian giáo:

 Bố trí sàn thao tác đủ rộng để công nhân dễ làm việc
 Phải lắp đặt cầu thang lên xuống trên giàn giáo , lan can tay vịn
 Hạn chế, giảm các công việc trên cao, giảm thời gian và số người làm viêc trên
cao
 Tuyển chọn người đủ sức khỏe, nên tổ chức khám sức khỏe đầu vô và kiểm tra
định kì, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm , huấn luyện an toàn khi làm
việc trên cao
 Sử dụng quy tắc 1-4 (chiều rộng nhỏ nhất của chân đế thì chiều cao phải gấp 4
lần)

14


4/Các loại máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động:
 Phải cóbiển báo khi cẩu tháp đang hoạt động
 Khi cẩu tháp đang hoạt động thì không được có người đi phía dưới, rất nguy
hiểm
 Cẩu tháp vương ra ngoài công trình cần che chắn, đặt biển báo để tránhgây
nguy hiểm cho người đi lại ngoài công trình.
 Bình oxi phải có van an toàn, đồng hồ đo áp lực hoạt động tốt ,không được để
các thiết bị này ngoài nắng lâu có nguy cơ cháy nổ đây
 Bình ga và bình oxy không được để sát nhau, phải đảm bảo khoảng cách an
toàn chống cháy nổ theo TCVN 4244 thì khoảng cách tối thiểu là 50cm.
5/Thi công hầm hố móng:
 Vật tư không được để lộn xộn, phải được sắp xếp gọn gàng
 Xung quanh miệng hố, phải được lắp đặt lan can để chống người, vật rơi xuống
hố

15




×