Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TIỂU LUẬN QUAN NIỆM, cơ sở, NGUYÊN tắc, PHƯƠNG CHÂM, CHIẾN lược, SÁCH lược, nội DUNG, cơ CHẾ, PHƯƠNG THỨC cầm QUYỀN của ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.76 KB, 10 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẢNG CẦM QUYỀN HIỆN NAY
71 năm qua, kể từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là 30 năm đổi mới,
với vị thế là đảng cầm quyền, Đảng ta đã tích lũy và làm phong phú hơn không ít
kinh nghiệm trên bình diện cơ bản và quan trọng này. Song, thực tế cầm quyền của
Đảng vẫn đang đặt ra không ít vấn đề hết sức cơ bản cả trên phương diện lý luận
lẫn bình diện tổ chức thực tiễn cần tiếp tục kiến giải, tổng kết và phát triển nhằm
không ngừng nâng cao vị trí, vai trò và năng lực lãnh đạo của Đảng ta ngang tầm
công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Từ thực tế đó, nổi bật mấy vấn đề có ý nghĩa cơ bản mang tính quy luật về sự
cầm quyền của Đảng ở nước ta hiện nay.
1 - Quan niệm cầm quyền
Cả trên hai bình diện nhận thức lý luận lẫn tổ chức thực tiễn, chúng ta còn
không ít vướng mắc, thậm chí lúng túng, lệch lạc về vấn đề Đảng cầm quyền. Nói
khái lược, Đảng cầm quyền là Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong
điều kiện có quyền lực nhà nước và Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện Nhà nước
của dân, do dân và vì dân, suy rộng ra là lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị nước
ta để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Từ nhận thức đó, Đảng lãnh đạo Nhà nước của dân, do dân, vì dân nói riêng,
lãnh đạo hệ thống chính trị nói chung là vì nhân dân làm chủ, để nhân dân làm chủ
và cho nhân dân làm chủ một cách toàn diện, triệt để và sâu sắc. Đảng không phải
là cơ quan quyền lực nhà nước nhưng Đảng có quyền lực về chính trị, quyền lực về
tư tưởng chính trị, quyền lực về tổ chức bộ máy và nhân sự, quyền lực về kiểm
tra... đối với toàn bộ hệ thống chính trị, Đảng tự nguyện và phải hoạt động trong
khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật do Nhà nước xây dựng dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Các quyền đó được dân tộc trao cho Đảng, chứ Đảng không tự vơ lấy cho
mình, vì sự phát triển bền vững của đất nước. Điều đó cũng tự nhiên như nhân dân


ủy thác cho Nhà nước quyền lực của mình, và khi cần, nói như Chủ tịch Hồ Chí
Minh, "có thể đuổi Chính phủ đi", nếu Chính phủ không làm trọn trách nhiệm với
nhân dân.


Theo đó, không thể "Đảng hóa Nhà nước" hay "Nhà nước hóa Đảng"...; càng
không thể quan liêu, mệnh lệnh... dù là Đảng hay Nhà nước. Vì, Đảng cầm quyền
chứ không phải Đảng là Nhà nước, Đảng làm thay việc của Nhà nước, "Đảng cầm
quyền" nhưng dân là chủ. Mọi "quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" (1). Trái
nguyên tắc đó, Đảng sẽ biến chất, sẽ trở thành đối lập với nhân dân, đứng trên Nhà
nước của dân, do dân, vì dân và đứng trên, đứng ngoài pháp luật, rốt cuộc, không
thể lãnh đạo được, nếu không nói là tự đào thải, tự diệt vong. Qua 61 năm cầm
quyền, Đảng ta không hề đòi hỏi phải thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà luôn
tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động vì lợi ích của giai cấp, của nhân
dân lao động và của cả dân tộc. Chính trong đấu tranh và công tác hằng ngày, quần
chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn, năng lực lãnh đạo của Đảng, và
Đảng ta giành được địa vị lãnh đạo.
2 - Cơ sở cầm quyền
Sự cầm quyền của Đảng không phải từ "trên trời rơi xuống", như ai đó tự huyễn
hoặc càng không phải Đảng "tự vơ" cho mình, như mấy người thường vu cáo. Nó
phải được bảo đảm bởi những cơ sở lý luận và cơ sở hiện thực.
Về cơ sở lý luận: Cái làm nền tảng để mọi hoạt động của Đảng diễn ra đúng
quy luật và hợp lòng dân, hợp với thời đại là chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh. Dù thế giới có đổi thay thế nào, cái bất biến về lý luận cầm quyền đó của
Đảng không thể thay đổi. Điều đó không hề mâu thuẫn với việc Đảng chủ động
không ngừng thâu thái những lý thuyết tinh hoa và tiến bộ khác trên thế giới một
cách cầu thị; không kỳ thị và xa lánh những lý thuyết khác, thậm chí cả những lý
thuyết không phù hợp với mình... để làm giàu lý thuyết về sự cầm quyền của mình.
Chỉ có như thế, Đảng mới thực sự có điều kiện và mở ra nhiều cơ hội, khả năng


trong việc trung thành và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh
hợp với xu thế phát triển của thời đại, không ngừng làm phong phú và sự phù hợp
lý luận cầm quyền của mình.
Về cơ sở kinh tế: Tiếp tục xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, phát triển mạnh mẽ và bền vững, với xung lực là kinh tế tri thức.
Nói cách khác, không có sức mạnh của quyền năng kinh tế thì không có sức mạnh
của quyền lực lãnh đạo chính trị. Hơn lúc nào hết, hiện nay, chính trị là sự biểu
hiện tập trung của kinh tế. Nói như C. Mác và Ph. Ăng-ghen: "... việc thiết lập chủ
nghĩa cộng sản, về thực chất, là có tính chất kinh tế; nó là sự sáng tạo vật chất ra
những điều kiện cho sự liên hợp ấy; nó biến những điều kiện hiện có thành những
điều kiện của sự liên hợp" (2). Phải không ngừng tạo dựng cho được văn hóa của sự
phát triển bền vững dựa trên nền tảng một nền kinh tế vững mạnh theo định hướng
xã hội chủ nghĩa; và nó chỉ đạo, thấm sâu vào toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của đất nước nhằm xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong bất cứ tình huống nào.
Về cơ sở xã hội: Nhân dân muốn bảo đảm được quyền lực của mình, phải có
sự lãnh đạo của Đảng; đến lượt Đảng, muốn giữ vững vị thế và vai trò cầm quyền
của mình, cần củng cố cái nền nhân dân, phải coi trọng "dân là chủ", "lấy dân làm
gốc"... Vì, Đảng ta là "đứa con nòi xuất thân từ giai cấp lao động", bởi "Gốc có
vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân", như Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ dẫn. Trong điều kiện nước ta, việc xác định phải có Đảng của giai cấp
công nhân lãnh đạo, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức làm nền tảng của cách mạng là một sáng tạo lớn của Đảng cầm
quyền.
3 - Nguyên tắc, phương châm và chiến lược, sách lược cầm quyền
Về nguyên tắc: Đảng không chia sẻ quyền lãnh đạo cho bất kỳ ai hoặc buông
lỏng quyền đó - quyền mà lịch sử và nhân dân giao phó cho Đảng là người đứng


mũi chịu sào trước lịch sử. Làm trái đi là Đảng tự tước bỏ vị trí, vai trò cầm quyền
của mình, là đi ngược với lịch sử, đi ngược với nguyện vọng của nhân dân và dân
tộc mà Đảng là đại biểu trung thành là trái với đạo lý Việt Nam mà Đảng là sự
chung đúc và biểu hiện.
Về phương hướng: Đảng cầm quyền để đưa nước Việt Nam độc lập tự do lên

chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu bất di bất dịch, là xu hướng, là quy luật phát triển
tất yếu của Đảng, của đất nước đồng thời là nguyện vọng của nhân dân lao động,
trong thời đại ngày nay.
Về phương châm: Đảng cầm quyền để nhân dân là chủ và nhân dân làm chủ
thông qua Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong một xã hội Việt
Nam dân chủ phát triển không ngừng. Đó cũng chính là biểu hiện tập trung nhất,
sinh động nhất toàn bộ mục tiêu cầm quyền của Đảng Cộng sản so với tất cả các
đảng chính trị cầm quyền khác. Nói cách khác, mục tiêu đó phải chi phối và quán
xuyến toàn bộ hoạt động của Đảng. Vì Đảng ta không phải ai khác mà chính là
người lãnh đạo - người đày tớ thật trung thành của nhân dân.
Về chiến lược và sách lược cầm quyền: Trên phương diện này, cần thấu triệt tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Dĩ bất biến ứng vạn biến". Cái bất biến là mục
tiêu chiến lược của Đảng, là lý tưởng phấn đấu cao cả của Đảng: Độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội. Theo đó, Đảng hoạch định cương lĩnh chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước theo từng thời kỳ, trên cơ sở đó hoạch định những
quyết sách chính trị theo từng giai đoạn một cách phù hợp.
4 - Nội dung cầm quyền
Là người duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng chịu trách nhiệm trước
lịch sử dân tộc, trước nhân dân Việt Nam về vận mệnh và sự phát triển của nước
Việt Nam. Theo đó, nội dung cầm quyền của Đảng là sự bao quát và chi phối một
cách toàn diện, triệt để và sâu sắc toàn bộ đời sống và hoạt động của đất nước theo
mục tiêu xã hội chủ nghĩa.


Trên bình diện chính trị: Việc hoạch định đường lối chính trị là trọng trách căn
bản của Đảng. Vì thế, Đảng chịu trách nhiệm trước toàn dân về việc tổ chức thực
hiện đường lối chiến lược đó. Đến lượt nó, chất lượng và hiệu quả thực hiện đường
lối chính trị đó, lại quyết định vị thế chính trị và vai trò cầm quyền của Đảng.
Mặt khác, Đảng có trọng trách xác lập thể chế chính trị - xã hội đất nước trên cơ
sở đường lối chính trị của Đảng trên ba bình diện: cơ cấu tổ chức chính trị - xã hội,

cơ chế vận hành xã hội và những điều kiện cần và đủ bảo đảm cho hai vấn đề trên.
Theo đó, việc lãnh đạo trực tiếp hệ thống chính trị xã hội là việc mang tính tất yếu
và được bảo đảm bằng pháp luật.
Trên bình diện kinh tế: Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đây là mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta. Vấn đề mấu chốt là, phải tăng nhanh sự phát triển của lực lượng sản
xuất bằng con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn chặt với chủ động hội nhập
kinh tế quốc tế. Thực ra, năm 1845, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã chỉ rõ điều căn bản
đó: "Sự phát triển ấy của lực lượng sản xuất (cùng với sự phát triển này, sự tồn tại
có tính chất lịch sử thế giới, chứ không phải có tính chất địa phương nhỏ hẹp, của
con người đã thực hiện một cách kinh nghiệm chủ nghĩa) là tiền đề thực tiễn tuyệt
đối cần thiết, vì không có nó thì tất cả sẽ chỉ là sự nghèo nàn sẽ trở thành phổ
biến..."; rằng, "Chủ nghĩa cộng sản chỉ có thể có được một cách kinh nghiệm như là
hành động "tức khắc" và đồng thời của những dân tộc chiếm địa vị thống trị, điều
này lại giả định là phải có sự phát triển phổ biến của lực lượng sản xuất và của sự
giao tiếp có tính chất thế giới gắn liền với chủ nghĩa cộng sản"(3).
Nhưng, việc phát triển kinh tế phải đồng thời với phát triển chính trị và văn hóa,
thậm chí trong nhiều trường hợp tính chính trị và văn hóa của sự phát triển kinh tế
phải được xem là quá trình đi trước sự phát triển kinh tế đơn thuần để tránh cái quy
luật "cá lớn nuốt cá bé", "kinh tế vị kinh tế", "tiền vì tiền"... như đã từng diễn ra ở
các nước tư bản chủ nghĩa cùng tiến hành kinh tế thị trường. Đó là lợi thế so sánh


tuyệt đối của sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta.
Về phương diện văn hóa - xã hội: Đây là một trong những lĩnh vực cầm quyền
chủ yếu của Đảng. Trên nền tảng xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, việc trực tiếp và trọng tâm của Đảng là xây dựng văn hóa
chính trị nói chung, văn hóa cầm quyền của Đảng nói riêng. Nói cách khác, là xây
dựng một nền văn hóa trong đảng hiện đại và tiến bộ phù hợp với vị thế, công việc

cầm quyền của Đảng, điều kiện lịch sử của đất nước và bối cảnh thời đại. v.v..
5 - Cơ chế cầm quyền
Đảng ta là hiện thân của sự kết hợp biện chứng giữa chủ nghĩa Mác - Lê-nin,
phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Do đó, toàn bộ sự cầm quyền là để
nhân dân làm chủ đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân. Bởi vậy, một cách tự nhiên
mối quan hệ giữa Đảng - Nhà nước - Nhân dân là mối quan hệ máu thịt không thể
gì cắt chia, không thể gì phá vỡ. Và một cách hợp lô-gíc và hợp điều kiện lịch sử,
cốt lõi và bản chất của cơ chế cầm quyền của Đảng chính là sự vận hành và phát
triển không ngừng mối quan hệ đó vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và phát huy mạnh mẽ, thực
chất quyền lợi và nghĩa vụ làm chủ đất nước của nhân dân theo truyền thống và
pháp luật.
Để thực hiện cơ chế đó, Đảng phải vững mạnh và trong sạch, thực sự xứng đáng
vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Sự lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đều nhằm tới xác lập và nâng cao địa vị là
chủ và năng lực làm chủ thực tế của nhân dân, theo đó vị thế của Đảng và Nhà
nước không ngừng được nâng cao. Nhân dân làm chủ thông qua Nhà nước, các
đoàn thể chính trị - xã hội của mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí
Minh nói: "Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ. Dân làm chủ thì Chủ tịch, bộ


trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ. Làm đày tớ cho nhân
dân, chứ không phải là làm quan cách mạng" (4). Trên phương diện này, càng
nghiêm khắc đòi hỏi Đảng "không thiên tư, thiên vị", như Chủ tịch Hồ Chí Minh
dạy.
6 - Phương thức cầm quyền
Đây chính là toàn bộ phương pháp và cách thức cầm quyền của Đảng. Nó phải
luôn thay đổi theo sự biến đổi của thực tế cách mạng. Nhưng dù thay đổi thế nào
cũng không được làm tổn hại tới mục tiêu cầm quyền của Đảng, quyền là chủ và

làm chủ của nhân dân. Nếu trước đây, khi Đảng ta chưa giành được chính quyền,
phương thức lãnh đạo của Đảng là lãnh đạo nhân dân lao động giành lấy quyền lực
nhà nước, lập nên Nhà nước của dân, do dân, vì dân và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ
máy nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội thì qua 61 năm cầm quyền, nhất là hiện nay, cùng với phương thức cơ bản đó,
Đảng tiếp tục tìm tòi và phát triển các phương thức lãnh đạo, quản lý xã hội, tổ
chức, huy động lực lượng quần chúng bằng các biện pháp hành chính, pháp lý
thông qua bộ máy Nhà nước của dân, do dân, vì dân để thực hiện mục tiêu đó. Mối
quan hệ giữa mục tiêu cầm quyền với phương thức cầm quyền của Đảng là mối
quan hệ giữa cái bất biến với cái khả biến, giữa mục tiêu và phương tiện. Phương
thức cầm quyền chủ yếu của Đảng hiện nay là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và sử dụng Nhà nước ta như một công cụ quyền lực pháp
lý, một phương tiện có hiệu lực pháp lý để tổ chức và quản lý xã hội mới, huy động
mọi tiềm lực và sức mạnh của toàn xã hội nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm
vụ do thực tiễn cách mạng đặt ra theo đường lối chính trị của Đảng.
Từ xuất phát nhận thức và thực tiễn hiện nay đó, về nguyên tắc, phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước phải trực tiếp, toàn diện nhưng có trọng điểm,
trên cơ sở phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Về
phương châm thực hiện phương thức lãnh đạo có thể là nhất thể hóa sự lãnh đạo


của Đảng và quản lý của Nhà nước; cũng có thể là Đảng "hóa thân" sự lãnh đạo
của mình trong sự quản lý của Nhà nước, trên từng phương diện của đời sống kinh
tế - xã hội. Theo đó, Nhà nước đổi mới chức năng, nhiệm vụ của mình theo hướng
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên nền tảng xây dựng một xã
hội công dân.
Cùng với đó, không ngừng xây dựng Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội vững mạnh trên cơ sở đổi mới chức năng, nhiệm vụ, vị thế và vai trò của các
tổ chức này trong hệ thống chính trị nước ta. Các tổ chức chính trị - xã hội phải
được xem xét với tư cách là những chủ thể chính trị cấu thành hệ thống chính trị
nước ta.

7 - Nguồn lực cầm quyền
Đây là một trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định sự thành bại vị thế cầm
quyền, năng lực cầm quyền và hiệu quả cầm quyền của Đảng. Trong số các nguồn
lực cầm quyền, nổi bật ba nguồn lực chính bảo đảm cho sự cầm quyền vững chắc.
Nguồn lực con người: Là nhân tố căn bản, trung tâm trong các nguồn lực cầm
quyền của Đảng. Đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thực sự bao gồm những phần tử
ưu tú nhất của dân tộc, tiêu biểu cho sức mạnh toàn diện của đất nước. Cấp ủy các
cấp phải thực sự là những cơ quan tinh hoa nhất của Đảng. Đặc biệt là, những
người đứng đầu cấp ủy phải đồng thời là những thủ lĩnh chính trị thực sự. Trước
yêu cầu mới rất cao, việc trí thức hóa, trẻ hóa giai cấp công nhân, nhất là đội ngũ
cán bộ, đảng viên là nhu cầu quyết định trực tiếp chất lượng cầm quyền của Đảng.
Tổ chức bộ máy: Theo tốc độ phát triển của quy mô, tính chất, mức độ và
phương thức cầm quyền của Đảng, tiếp tục đổi mới nhằm tạo dựng một bộ máy
cầm quyền các cấp thật tinh, gọn và hiệu quả. Trước mắt, cắt bớt một số bộ phận
trùng lắp nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo của Đảng theo hướng tập quyền cao
độ trên cơ sở một thể chế dân chủ nội bộ rộng rãi nhất, sâu sắc nhất nhưng cũng


tập trung nhất và hiệu quả nhất. Theo đó, chỉnh đốn lại bộ máy của các thành viên
của hệ thống chính trị theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi thành viên.
Nhân tố vật chất: Bảo đảm các phương tiện làm việc một cách hiện đại nhằm tạo
sự thông suốt giữa các cơ quan của Đảng với nhau, giữa cơ quan của Đảng với các
thành viên của hệ thống chính trị. Trước mắt, tin học hóa các công việc phục vụ sự
cầm quyền.
8 - Môi trường cầm quyền
Toàn bộ sự cầm quyền của Đảng phải nhằm tới và bảo đảm sự ổn định chính trị
- xã hội để phát triển đất nước, đến lượt nó, mọi sự phát triển đều phải nhằm tới
bảo đảm sự ổn định cao hơn về chính trị - xã hội. Đó cũng là một trong những mục
đích của sự cầm quyền của Đảng. Bởi lẽ, không có sự ổn định chính trị - xã hội thì
không thể nói tới bất cứ một sự phát triển nào của đất nước nói chung, của Đảng

nói riêng. Là đảng duy nhất cầm quyền, Đảng tiếp tục là tấm gương mẫu mực về
gìn giữ và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã
hội thực thi dân chủ, nhất là cổ vũ các tổ chức này đóng vai trò vừa là những người
phản biện và thực thi đường lối của Đảng trong tư cách là những người giám sát,
kiểm tra hoạt động của Đảng. Hai mươi năm lãnh đạo công cuộc đổi mới đã cho
những kinh nghiệm lớn trên phương diện này.
Cùng với việc giữ vững sự ổn định môi trường chính trị - xã hội, cần không
ngừng xác lập và bảo vệ một môi trường pháp lý vững bền nhằm bảo đảm triệt để
tư cách pháp nhân của Đảng với vị thế là chủ thể chính trị hạt nhân.
Đối với bản thân Đảng, phải không ngừng xây dựng và phát triển sự đoàn kết
thống nhất nội bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ và mỗi cán bộ, đảng viên phải
bảo vệ nó như "giữ gìn con ngươi của mắt mình". Đảng tự mình trở thành dân tộc
trên cơ sở là một đảng vô sản kiểu mới cầm quyền theo đúng chức năng, nhiệm vụ
của mình trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật, trong xã hội mới. Đó là môi
trường căn bản, là tiền đề để thực thi dân chủ toàn xã hội bảo đảm trực tiếp cho sự


thắng lợi công việc cầm quyền của Đảng. Đồng thời, luôn cảnh giác trước những
nguy cơ có thể của một đảng cầm quyền.
(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, t 5, tr 698
(2) C. Mác - Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t 3,
tr 102
(3) C. Mác - Ph. Ăng-ghen: Sđd, t 3, tr 50
(4) Hồ Chí Minh: Sđd, t 8, tr 375
Tạp chí cộng sản, số 113 tháng 08/2006.



×