Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu nội dung và tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập theo chương trình môn học giáo dục thể chất các trường đại học (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.42 KB, 27 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

NGUYỄN THỊ QUYÊN

NGHIÊN CỨU NỘI DUNG VÀ TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP THEO CHƯƠNG TRÌNH
MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Chuyên ngành : Giáo dục thể chất
Mã số

: 62140103

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

BẮC NINH – 2016


2

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

Người hướng dẫn khoa học: 1. Hướng dẫn 1: GS.TS. Lưu Quang Hiệp
2. Hướng dẫn 2: PGS.TS. Trần Đức Dũng

Phản biện 1: ..................................................
..................................................
Phản biện 2:..................................................


..................................................
Phản biện 3:..................................................
..................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ tại:

Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
Vào hồi........ giờ........ ngày....... tháng........ năm .......

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
2. Thư viện Trường Đại học TDTT Bắc Ninh


3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Thị Quyên (2016), "Thực trạng chương trình môn học giáo dục thể
chất của sinh viên các trường Đại học", Tạp chí khoa học thể dục thể thao (Số
2/2016), Từ tr 16 đến tr 19. Viện khoa học TDTT.
2. Nguyễn Thị Quyên (2016),"Thực trạng nội dung và tiêu chuẩn kiểm tra đánh
giá kết quả học tập môn học giáo dục thể chất của sinh viên các trường Đại học", Tạp
chí khoa học đào tạo và huấn luyện thể thao (Số 2/2016), Từ tr 68 đến tr 71. Trường
Đại học TDTT Bắc Ninh


1

A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN

1. MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết: Kiểm tra, đánh giá có liên quan chặt chẽ đến quá trình giảng
dạy của giáo viên và quá trình học tập của sinh viên. Nó có tầm quan trọng đặc biệt,
trước hết giáo viên thu được thông tin ngược lại theo đường liên hệ bên ngoài về các
mặt tri thức, kỹ năng để có thể điều chỉnh kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo, thứ hai
thông qua kiểm tra giúp cho học sinh đánh giá được những vấn đề mà chính họ thu
nhận được trong quá trình học tập, nhằm điều chỉnh kịp thời các hoạt động giúp họ
đạt được hiệu quả cao hơn. Đó cũng chính là chất xúc tác nâng cao chất lượng đào
tạo.
Kiểm tra đánh giá là một trong những khâu then chốt quyết định tới kết quả
đào tạo ở tất cả các cấp học. Cùng với việc mở rộng quy mô đào tạo, tổ chức đào tạo
theo tín chỉ đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, thì đổi mới trong
kiểm tra đánh giá cũng là một vấn đề quan trọng. bởi lẽ trong thực tiễn với các trường
đại học nói chung vẫn tồn tại mâu thuẫn gay gắt giữa yêu cầu kiểm tra đánh giá khách
quan với khả năng chủ quan của người thầy, giữa yêu cầu giảng dạy với khả năng học
tập của sinh viên, giữa năng lực của sinh viên với yêu cầu thực tiễn.
Qua khảo sát sơ bộ thực trạng nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
chương trình môn học giáo dục thể chất ở một số trường đại học, chúng tôi nhận thấy
còn nhiều điểm bất cập như: Nội dung đánh giá kết quả học tập không đồng nhất, các
tiêu chuẩn đánh giá chưa được kiểm định độ tin cậy và tính thông báo, tiêu chuẩn
đánh giá còn mang tính chủ quan... Chính điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến
việc đánh giá thực trạng công tác giáo dục thể chất trong các trường đại học. Vấn đề
cấp thiết đặt ra là cần xây dựng một thang điểm đánh giá kết quả học tập môn GDTC
nói chung cho sinh viên các trường Đại học không chuyên về TDTT để tạo sự thống
nhất chung trong đánh giá môn học nói chung lại chưa được quan tâm đúng mức.
Xuất phát từ những lý do nêu trên nên tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu nội dung và tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập theo chương trình môn học
giáo dục thể chất các trường đại học”.
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác GDTC ở các
trường đại học, luận án xác định nội dung và tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập theo

chương trình môn học GDTC, đảm bảo yêu cầu đánh giá chính xác, khách quan kết
quả học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để giải quyết mục đích nghiên cứu đã đặt ra, đề tài xác
định giải quyết ba nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
môn giáo dục thể chất của sinh viên các trường đại học.
Nhiệm vụ 2: Xác định nội dung đánh giá kết quả học tập theo chương trình
môn học giáo dục thể chất các trường đại học.
Nhiệm vụ 3: Xây dựng tiêu chuẩn đánh kết quả học tập môn giáo dục thể chất
của sinh viên các trường đại học.


2

2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án đã đánh giá được thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
môn Giáo dục thể chất của sinh viên các trường đại học thông qua các mặt: Nội dung
chương trình, nội dung dạy học; Cách thức tổ chức thực hiện chương trình; Mức độ
phù hợp của chương trình; Hình thức, nội dung, tiêu chuẩn kiểm tra - đánh giá kết
quả học tập môn Giáo dục thể chất của sinh viên trên 32 trường đại học làm cơ sở
thực tiễn cho việc xây dựng nội dung và tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập theo
chương trình môn học Giáo dục thể chất các trường đại học.
Luận án đã xác định được nội dung, tiêu chí đánh giá kết quả học tập theo
chương trình môn học Giáo dục thể chất của sinh viên các trường đại học theo hình
thức đào tạo tín chỉ.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như kết quả nghiên cứu kể trên, luận án đã
xây dựng được 11 bảng tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục thể chất
của sinh viên các trường đại học. Bước đầu tác giả đã tiến hành kiểm nghiệm các tiêu
chuẩn đã xây dựng trên đối tượng là sinh viên các khoá của trường đại học Hồng Đức
Thanh Hoá kết quả kiểm ngjhiệm cho thấy tính khả quan.

3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm 146 trang A4, gồm các phần: Mở đầu (04 trang); Chương 1:
Tổng quan vấn đề nghiên cứu (40 trang); Chương 2: Phương pháp tổ chức nghiên cứu
(17 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (81 trang); Kết luận và kiến
nghị (04 trang). Trong luận án có 29 bảng số liệu, 08 biểu đồ. Ngoài ra luận án sử
dụng 96 tài liệu tham khảo, trong đó có 93 tài liệu bằng tiếng Việt, 01 tài liệu bằng
tiếng Anh, 02 tài liệu bằng tiếng Nga và phần phụ lục.
B. NỘI DUNG LUẬN ÁN
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Luận án đề cập đến 09 vấn đề sau:
1.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác GDTC và thể thao trường học
1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với TDTT và của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về GDTC và thể thao trong hệ thống giáo dục quốc dân
1.3. Vài nét về đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ
1.4. Khái niệm, hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá
1.5. Vai trò của kiểm tra, đánh giá
1.6. Các quan điểm đánh giá giáo dục và thành quả học tập ở bậc đại học
1.7. Công tác đánh giá kết quả học tập ở bậc đại học
1.8. Xu hướng đổi mới nội dung kiểm tra đánh giá và công tác kiểm tra đánh
giá môn học GDTC ở các trường đại học
1.9. Một số công trình nghiên cứu có liên quan
Nội dung các vấn đề nêu trên được trình bầy từ cụ thể từ trang 05 đến trang 44
trong luận án.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng 06 phương pháp nghiên cứu thường quy bao gồm:


3


Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu;
Phương pháp phỏng vấn tọa đàm;
Phương pháp quan sát sư phạm;
Phương pháp kiểm tra sư phạm;
Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Phương pháp toán học thống kê.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2.2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng chủ thể nghiên cứu của luận án là các nội dung và tiêu chuẩn kiểm
tra - đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục thể chất của sinh viên.
2.2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Các giáo viên giảng dạy môn GDTC tại các trường Đại học, sinh viên các
trường đại học.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.2.1. Phạm vi không gian nghiên cứu
Luận án được tiến hành nghiên cứu tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh,
Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hoá và các trường đại học.
2.2.2.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu
Toàn bộ luận án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9/2011 đến tháng
12/2015, được chia làm 4 giai đoạn.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn
giáo dục thể chất của sinh viên các trường đại học
3.1.1. Thực trạng nội dung chương trình môn học giáo dục thể chất của sinh
viên các trường đại học
3.1.1.1. Hình thức đào tạo môn GDTC cho sinh viên.
Để có thể xác định được thực trạng chương trình giảng dạy môn học GDTC
của sinh viên các trường đại học, luận án tiến hành khảo sát 32 trường đại học trên cả
nước theo nguyên tắc lựa chọn như sau: Các trường vùng đồng bằng thành phố 12

trường, các trường vùng trung du 10 trường và các trường vùng miền núi 10 trường.
Kết quả khảo sát thực trạng chương trình giảng dạy môn học giáo dục thể chất được
xác định thông qua phiếu hỏi trực tiếp các cán bộ quản lý của các trường, các giáo
viên và sinh viên đang giảng dạy và học tập tại các trường đại học (mục 2.1.2). Kết
quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Hình thức đào tạo môn GDTC cho sinh viên (n=32)
Có giảng dạy GDTC
Không giảng dạy GDTC
Hình thức đào tạo
Số lượng
Tỷ lệ %
Số lượng
Tỷ lệ
Niên chế
8
25
0
0
Hệ thống tín chỉ
24
75
0
0
Kết quả bảng 3.1 cho thấy, trong tổng số 32 trường đại học luận án tiến hành
khảo sát thì cả 32 trường đạt tỷ lệ 100% thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ Giáo


4

dục và đào tạo là đưa chương trình GDTC vào trong trường học giảng dạy và nâng

cao thể lực cho sinh viên. Có 8/32 trường giảng dạy môn học này theo niên chế học
phần chiếm tỷ lệ 25% và 24 trường đào tạo theo hệ thống tín chỉ chiếm tỷ lệ 75%.
3.1.1.2. Nội dung chương trình giảng dạy môn GDTC tại các trường Đại học
Theo kết quả khảo sát tại bảng 3.1 chỉ có 24/32 trường giảng dạy môn GDTC
cho sinh viên theo hệ thống tín chỉ, công việc tiếp theo của luận án là phải xác định
xem 24 trường này lựa chọn các môn thể thao nào để giảng dạy cho sinh viên. Để làm
được điều đó, luận án sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu tham khảo
đó là các chương trình giảng dạy, giáo án giảng dạy môn GDTC của 24 trường đại
học giảng dạy cho sinh viên theo hệ tín chỉ. Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng
3.2.
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát thực trạng nội dung chương trình giảng dạy
môn GDTC tại các trường Đại học (n=24)
TT
Nội dung chương trình
Số lượng
Tỷ lệ %
1
Thể dục
20
83.33
2
Điền kinh
24
100.00
3
Bóng rổ
18
75.00
4
Bóng ném

8
33.33
5
Bóng đá
22
91.67
6
Bóng chuyền
20
83.33
7
Bóng bàn
16
66.67
8
Khiêu vũ thể thao
18
75.00
9
Cầu lông
14
58.33
10 Võ
16
66.67
11 Cờ
14
58.33
12 Bơi
10

41.67
Kết quả bảng 3.2 cho thấy, nội dung chương trình môn học GDTC ở các
trường hiện nay là khá phong phú với 12 đầu môn thể thao được đưa vào giảng dạy
tại 24 trường đại học. Dựa trên quy định khung của chương trình đào tạo, các trường
có thể lựa chọn nội dung môn học cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của
trường mình. Trong đó môn học được các trường giảng dạy nhiều nhất là 24/24
trường chiếm tỷ lệ 100% có giảng dạy môn điền kinh. Môn bóng ném và môn bơi ít
được các trường giảng dạy với lần lượt là 8 và 10 trường chiếm tỷ lệ 33.33 và
41.67%.
3.1.1.3. Thực trạng giảng dạy lý thuyết các môn thể thao cho sinh viên các
trường đại học
Do đặc thù các môn thể thao là hoạt động thực hành vì vậy trong quá trình
nghiên cứu luận án chỉ xác định thực trạng giảng dạy lý thuyết các môn thể thao cho
sinh viên các trường đại học. Việc xác định thực trạng giảng dạy lý thuyết các môn
thể thao cho sinh viên các trường đại học được tiến hành thông qua khảo sát nội dung
chương trình giảng dạy môn học giáo dục thể chất của các trường. Kết quả nghiên
cứu được trình bày tại bảng 3.3.


5

Bảng 3.3. Thực trạng giảng dạy lý thuyết các môn thể thao
cho sinh viên các trường đại học
Không giảng
Có giảng dạy
dạy
TT
Môn thể thao
Tổng Số
n

Tỷ lệ %
n
Tỷ lệ %
1 Thể dục
20
18
90.00
2
10.00
2 Điền kinh
24
20
83.33
4
16.67
3 Bóng rổ
18
16
88.89
2
11.11
4 Bóng ném
8
3
37.50
5
62.50
5 Bóng đá
22
14

63.64
8
36.36
6 Bóng chuyền
20
14
70.00
6
30.00
7 Bóng bàn
16
12
75.00
4
25.00
8 Khiêu vũ thể thao
18
2
11.11
16
88.89
9 Cầu lông
14
12
85.71
2
14.29
10 Võ
16
12

75.00
4
25.00
11 Cờ
14
8
57.14
6
42.86
12 Bơi
10
6
60.00
4
40.00
Kết quả bảng 3.3 cho thấy, hầu hết các trường đều có tổ chức giảng dạy lý
thuyết các môn thể thao cho sinh viên chiếm tỷ lệ từ 11.11 - 90%. Tuy nhiên, ở một
số môn thể thao việc tổ chức giảng dạy lý thuyết các môn thể thao rất bị coi nhẹ hay
thậm chí là không giảng dạy.
3.1.1.4. Thực trạng khối lượng kiến thức của các môn thể thao được đưa vào
chương trình giảng dạy tại các trường Đại học
Để có thể xác định được thực trạng khối lượng kiến thức của 12 môn thể thao
này được các trường sử dụng như thế nào, luận án tiến hành khảo sát chương trình,
nội dung giảng dạy của từng chương trình giảng dạy đặc biệt là xác định một cách
chính xác số lượng tín chỉ ở từng môn thể thao được giảng dạy ở từng trường, sau đó
tổng hợp lại và xác định theo tỷ lệ % số tín chỉ ở từng môn thể thao mà các trường áp
dụng để giảng dạy cho sinh viên. Kết quả khảo sát thực trạng khối lượng kiến thức
được trình bày tại bảng 3.4.
Bảng 3.4. Thực trạng khối lượng kiến thức các môn thể thao
Số tín chỉ

Số
TT Môn thể thao
4 tín chỉ
3 tín chỉ
2 tín chỉ
1 tín chỉ
trường
n
%
n
%
n
%
n
%
1

Thể dục

20

10 50.00

4

20.00

4

20.00


2

10.00

2

Điền kinh

24

14 58.33

6

25.00

4

16.67

0

0.00

3

Bóng rổ

18


8

44.44

4

22.22

4

22.22

2

11.11

4

Bóng ném

8

1

12.50

0

0.00


0

0.00

7

87.50


6

5

Bóng đá

22

10 45.45

6

27.27

4

18.18

2


9.09

6

Bóng chuyền

20

12 60.00

3

15.00

2

10.00

3

15.00

7

Bóng bàn

16

10 62.50


3

18.75

2

12.50

1

6.25

8

Khiêu vũ TT

18

8

44.44

6

33.33

3

16.67


1

5.56

9

Cầu lông

14

6

42.86

4

28.57

2

14.29

2

14.29

10 Võ

16


1

6.25

2

12.50

8

50.00

5

31.25

11 Cờ

14

0

0.00

0

0.00

1


7.14

13 92.86

12 Bơi

10

0

0.00

0

0.00

4

40.00

6

60.00

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 cho thấy, khối lượng kiến thức ở từng môn thể
thao được các trường sử dụng rất linh động trong công tác giảng dạy môn học này
cho sinh viên. Ở hầu hết các môn thể thao (trừ môn bơi lội), các môn thể thao còn lại
đều có trường sử dụng giảng dạy cho sinh viên với khối lượng kiến thức là 4 tín chỉ
với số trường sử dụng từ 1 đến 24 trường.
3.1.1.5. Đánh giá mức độ phù hợp của chương trình các môn thể thao được

đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường Đại học
Đề tài tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu hỏi đồng thời qua trao đổi với
các giáo viên đang giảng dạy môn GDTC cho sinh viên tại các trường đại học. Kết
quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.5.
Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, hầu hết các giáo viên đang tham gia giảng dạy
môn GDTC tại các trường cho rằng, môn thể thao mà trường mình dùng để giảng dạy
cho sinh viên hiện nay mặt bằng chung là đánh giá ở mức tốt và khá chiếm tỉ lệ trên
70%. Tuy nhiên, bên cạnh các mức đánh giá tốt và khá hầu hết ở các môn khi được
hỏi vẫn có những ý kiến trả lời ở mức trang bị là trung bình từ 13.89%-28.57%. Kết
quả này đặt ra những yêu cầu cần đổi mới về chương trình môn học ngay trong chính
những cán bộ giảng dạy môn học đó, những người trực tiếp chịu trách nhiệm về vai
trò về mức độ trang bị kiến thức cho người học.
Bên cạnh những ý kiến về mức đánh giá chương trình giảng dạy các môn thể
thao, để có thể hiểu rõ hơn nữa về mức độ trang bị kiến thức cho sinh viên theo 3
mức đánh giá tốt, khá và trung bình đề tài cũng tiến hành phỏng vấn trực tiếp các sinh
viên của các trường đại học sau khi đã hoàn thành chương trình môn học GDTC. Kết
quả phỏng vấn trình bày tại bảng 3.6.
Kết quả bảng 3.6 cho thấy, hầu hết các sinh viên khi được hỏi cũng có nhận
định chung giống như kết quả phỏng vấn giáo viên, điều đó có nghĩa là kết quả đánh
giá chương trình giảng dạy các môn thể thao hiện nay đạt ở mức tốt và khá. Mức
đánh giá này đồng nghĩa với việc các kiến thức hiện nay các em được học, được trang
bị là phù hợp và cần thiết. Song bên cạnh các ý kiến đánh giá ở mức tốt và khá vẫn
còn những ý kiến đánh giá đạt ở mức trung bình, tuy tỉ lệ này nhỏ nhất ở môn điền
kinh 12.5% và nhiều nhất ở môn thể dục 26.39%.


7

3.1.2. Thực trạng hình thức và nội dung kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
môn giáo dục thể chất của sinh viên các trường đại học

3.1.2.1. Thực trạng hình thức kiểm tra kết quả học tập môn GDTC của sinh
viên các trường Đại học
Luận án tiến hành khảo sát thực trạng các hình thức kiểm tra môn GDTC cho
sinh viên các trường đại học thông qua các chương trình giảng dạy và qua các giáo án
giảng dạy. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.7.
Bảng 3.7. Thực trạng hình thức kiểm tra môn GDTC của sinh viên (n=24)
Có kiểm tra
Không kiểm tra
Hình thức kiểm tra
n
Tỷ lệ %
n
Tỷ lệ %
Lý thuyết
2
8.33
22
91.67
Năng lực thực hành
24
100.00
0
0.00
Chủ quan: SV không biết barem điểm
5
20.83
19
79.17
Khách quan: SV biết barem điểm
24

100.00
0
0.00
Kết quả khảo nghiên cứu tại bảng 3.7 luận án đã xác định được rằng hầu hết
các trường đều có tổ chức giảng dạy lý thuyết các môn thể thao cho sinh viên. Tuy
nhiên, chỉ có 2 trường có dùng hình thức kiểm tra lý thuyết cho sinh viên chiếm tỷ lệ
8.33%, còn lại 22 trường không kiểm tra nội dung này cho sinh viên chiếm tỷ lệ
91.67%. Ở hình thức năng lực kiểm tra thực hành thì cả 24 trường đều sử dụng hình
thức này kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC cho sinh viên chiếm tỷ lệ
100%. Ở hình thức thi chủ quan có 5 trường sử dụng chiếm tỷ lệ 20.83% hình thức
thi này áp dụng cho sinh viên ở các nội dung thi nghệ thuật như thể dục nhịp điệu,
khiêu vũ thể thao, thể dục nâng cao. Ở hình thức thi khách quan (các nội dung thi đều
có công bố barem điểm cụ thể) có 24 trường sử dụng hình thức thi này áp dụng cho
sinh viên.
3.1.2.2. Phương thức đánh giá kết quả học tập môn GDTC của sinh viên các
trường đại học
Bằng phương pháp đọc và phân tích tài liệu chương trình giảng dạy môn
GDTC cho sinh viên đồng thời thông qua kết quả đánh giá kết thúc môn học của sinh
viên các trường đại học, luận án tiến hành phân loại và xác định trọng số điểm thành
phần được các trường sử dụng trong đánh giá kết quả học tập môn GDTC cho sinh
viên. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.8.
Bảng 3.8. Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn GDTC
của sinh viên các trường đại học (n=24)
Điểm thành phần + Điểm thi kết thúc học phần
Điểm chuyên cần 10%
Trọng số
Trọng số
Trọng số
20% + 70%
30% + 60%

40% + 50%
n
Tỷ lệ %
n
Tỷ lệ %
n
Tỷ lệ %
n
Tỷ lệ %
24
100
9
37.5
15
62.5
0
0
Kết quả bảng 3.8 cho thấy, đa số các trường sử dụng điểm thành phần và điểm
thi kết thúc học phần trọng số 30 và 60% chiếm tỷ lệ 62.5%.


8

3.1.2.3. Thực trạng số lượng nội dung tiêu chí dùng trong kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập môn GDTC của sinh viên các trường đại học
Thông qua phương pháp khảo sát chương trình giảng dạy, đồng thời qua trao
đổi trực tiếp với các giáo viên giảng dạy môn GDTC luận án xác định được số lượng
tiêu chí được sử dụng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập 1 tín chỉ ở từng môn
thể thao cho sinh viên của 24 trường đại học. Sau khi có kết quả khảo sát luận án tiến
hành tổng hợp và đánh giá ở từng môn thể thao số lượng tiêu chí được các trường sử

dụng như thế nào để đánh giá kết quả học tập. Kết quả được trình bày tại bảng 3.9.
Kết quả bảng 3.9 cho thấy, số lượng tiêu chí được các trường sử dụng trong
đánh giá kết quả học tập 1 tín chỉ ở từng môn thể thao là khác nhau. Ở mức 2 và 3
tiêu chí được các trường sử dụng phổ biến trong đánh giá kết quả học tập cho sinh
viên ở các môn thể thao đối kháng như các môn bóng, môn cầu lông, võ, cờ…Số
lượng các tiêu chí dùng trong đánh giá ở các môn thể thao của từng trường là khác
nhau điều này khó có thể đánh giá được mặt bằng chung kết quả học tập môn GDTC
của sinh viên các trường đại học.
3.1.3. Thực trạng tiêu chuẩn kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn GDTC
cho sinh viên các trường đại học
Để xác định được thực trạng tiêu chuẩn kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của
sinh viên, luận án tiến hành khảo sát chương trình giảng dạy môn GDTC đồng thời
phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo bộ môn, các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn
GDTC tại các trường đại học. Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.10.
Bảng 3.10. Thực trạng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá kết quả học tập
môn Giáo dục thể chất của sinh viên (n=24)

Không
Nội dung
n
Tỷ lệ %
n
Tỷ lệ %
Có tiêu chuẩn kiểm tra ở tất cả các tín
19
79.17
5
20.83
chỉ các môn thể thao hay không
Chỉ tiêu chí kiểm tra có được kiểm định

15
62.50
9
37.50
độ tin cậy và tính thông báo hay không
Chỉ tiêu kiểm tra có phù hợp hay không
14
58.33
10
41.67
Kết quả phỏng vấn cho thấy: Ở câu hỏi thứ nhất, có 5 trường không có đầy đủ
tiêu chuẩn đánh giá ở các môn thể thao nhà trường giảng dạy. Ở câu hỏi thứ 2, có
15/24 trường chiếm tỷ lệ 62.50% có kiểm định độ tin cậy và tính thông báo cho các
tiêu chí dùng để kiểm tra cho sinh viên. Ở câu hỏi thứ 3, có 14/24 chiếm tỷ lệ 58.33%
số trường có tiêu chuẩn kiểm tra phù hợp để đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
3.1.4. Bàn luận
Dựa trên các kết quả nghiên cứu nêu trên, luận án đã xác định được ưu nhược
điểm trong công tác GDTC của các trường đại học như sau:
Ưu điểm:
Các trường đã có sự chuyển biến tích cực từ hình thức đào tạo niên chế sang
học chế tín chí theo định hướng chung của Bộ Giáo dục và đạo tạo tạo điều kiện
thuận lợi cho sinh viên trong quá trình học tập.


9

Chương trình giảng dạy môn GDTC của các trường hiện nay là khá phong phú.
Phần lớn các môn thể thao đều có tiêu chuẩn đánh giá và được phổ biến cho sinh viên
khi bắt đầu môn học. Các tiêu chí kiểm tra đánh giá này hầu hết được kiểm định độ
tin cậy và tính thông báo. Qua đó sinh viên tự ý thức và xây dựng kế hoạch học tập ở

từng môn thể thao cụ thể nhằm hướng tới đạt kết quả cao nhất ở từng môn học.
Các trường đã bám sát vào quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT trong việc thi kiểm
tra đánh giá kết quả học phần tạo sự thống nhất chung trong kiểm tra đánh giá các
trường đại học.
Nhược điểm:
Quá trình nghiên cứu luận án xác định được 4 nhược điểm trong kiểm tra đánh
giá kết quả học tập môn GDTC của các trường đại học gồm:
Nhược điểm thứ nhất, sự thiếu cân đối về nội dung và yêu cầu kiểm tra.
Nhược điểm thứ hai là sự thiếu chặt chẽ trong phương pháp kiểm tra đánh giá
kết quả.
Nhược điểm thứ ba trong các nội dung phương pháp kiểm tra là thiếu tính khoa
học và thực tế.
Nhược điểm thứ tư: Tốn kém quá nhiều thời gian cho một số nội dung kiểm tra
đánh giá.
3.2. Xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập theo chương trình môn học
giáo dục thể chất các trường đại học
3.2.1. Căn cứ xác định tiêu chí đánh giá kết quả học tập theo chương trình
môn học giáo dục thể chất các trường đại học
Để có thể xác định được nội dung đánh giá kết quả học tập theo chương trình môn
học giáo dục thể chất các trường đại học, luận án dựa trên các căn cứ sau:
Căn cứ vào chương trình giảng dạy, dựa trên chương trình giảng dạy ở từng
môn thể thao sẽ giúp chúng ta xác định được thực trạng nội dung giảng dạy ở từng tín
chỉ từ đó cho phép xác định các nội dung kiểm tra phù hợp với yêu cầu của từng tín
chỉ.
Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy để có thể xác định lựa chọn số tiêu chí kiểm tra
đánh giá cụ thể cho từng tín chỉ.
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc giải phẫu cơ thể của sinh viên để lựa chọn các
nội dung kiểm tra.
Căn cứ vào tính khả thi của các nội dung kiểm tra. Các nội dung kiểm tra phải
dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của các trường đại học.

Căn cứ vào kết quả phỏng vấn xác định các nội dung kiểm tra đánh giá.
Căn cứ Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao
đẳng hệ chính quy.
Căn cứ theo quy chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2007 về việc Ban hành
Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ để xác định
trọng số của từng điểm thành phần khi đánh giá kết thúc học phần.


10

3.2.2. Xác định nội dung xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập theo
chương trình môn học giáo dục thể chất các trường đại học
Để xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra cho cả 3 nội dung đánh giá trên cho sinh viên
các trường đại học là việc làm hết sức có ý nghĩa. Tuy nhiên, trong thực tế vì thời
điểm kiểm tra của các trường không giống nhau, cơ sở vật chất trang thiết bị tập
luyện không đồng nhất, hình thức đánh giá và số lần đánh giá giữa kỳ của các trường
không giống nhau...Vì vậy mà bước đầu luận án chỉ xác định nội dung thi kết thúc
môn để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cho sinh viên các trường đại học. Để có thêm
căn cứ khoa học trong việc xác định nội dung xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá
cho sinh viên các trường đại học, luận án tiến hành phỏng vấn các giáo viên đang
giảng dạy tại các trường đại học về mức độ ưu tiên trong việc xây dựng các tiêu chuẩn
kiểm tra đánh giá chung cho sinh viên các trường đại học. Kết quả phỏng vấn được trình
bày tại bảng 3.11.
Bảng 3.11. Kết quả phỏng vấn mức độ cần thiết xây dựng tiêu chuẩn
kiểm tra đánh giá cho sinh viên các trường đại học (n=32)
Không
Rất
Quan trọng
quan trọng

quan trọng
Nội dung
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
n
n
n
%
%
%
Đánh giá điểm chuyên cần
4
12.50
9
28.13 19 59.38
Đánh giá điểm giữa kỳ
7
21.88 10 31.25 15 46.88
29 90.63
3
9.38
0
0.00
Đánh giá điểm thi kết thúc môn
Kết quả bảng 3.11 cho thấy, ở cả nội dung đánh giá đều được các giáo viên lựa
chọn đánh giá ở mức rất quan trọng cần xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chung cho các
trường đại học. Tuy nhiên, mức độ lựa chọn ở từng nội dung là rất khác nhau chiếm
tỷ lệ từ 12.5 đến 90.63% mức đánh giá rất quan trọng. Để đảm bảo tính nhất trí cao
trong xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, luận án chỉ tiến hành lựa chọn nội dung cần xây

dựng tiêu chuẩn đánh giá chung cho các trường đại học với tỷ lệ >70% số người đồng
ý ở mức rất quan trọng làm nội dung để tiến hành nghiên cứu. Theo đó, nội dung
đánh giá điểm thi kết thúc môn được luận án xác định là nội dung rất quan trọng cần
phải xây dựng tiêu chuẩn đánh giá môn GDTC cho sinh viên các trường đại học với
29/32 người đồng ý chiếm tỷ lệ 90.63%.
3.2.3. Tổng hợp các tiêu chí đánh giá thông qua tham khảo tài liệu
Thông qua chương trình giảng dạy ở từng môn thể thao của các trường đại học,
qua tham khảo các giáo án giảng dạy, các tài liệu chuyên môn hướng dẫn đánh giá
kết quả học tập các môn thể thao, đồng thời qua bảng 3.2 và 3.4 luận án xác định
được nội dung học giảng dạy học tập ở các trường đại học như sau: Môn điền kinh
gồm 4 nội dung: Chạy 100m, nhảy cao úp bụng, nhảy cao nằm nghiêng, nhảy xa ưỡn
thân; Môn thể dục gồm 2 nội dung: Thể dục Aerobic; Thể dục nhịp điệu; Môn võ
thuật gồm 2 nội dung: Taekwondo; Karatedo; Môn bơi gồm 2 nội dung: bơi ếch và
bơi trườn sấp. Mỗi một nội dung giảng dạy tương ứng với 1 tín chỉ được giảng dạy
cho sinh viên trong các trường đại học. Tổng số nội dung của 4 môn học này gồm 11


11

nội dung, sinh viên có thể đăng ký lựa chọn 1 trong 11 nội dung này. Các môn thể
thao còn lại: Môn bóng đá 12 tiêu chí; Bóng chuyền 13 tiêu chí; Bóng rổ 11 tiêu chí;
Bóng ném 4 tiêu chí; Cầu lông 11 tiêu chí; Bóng bàn 17 tiêu chí; Cờ vua 2 tiêu chí.
3.2.4. Phỏng vấn lựa chọn nội dung đánh giá
Theo kết quả nghiên cứu tại mục 3.2.3 các môn thể thao: Điền kinh; Bơi; Thể
dục; Taekwondo, Karatedo, Khiêu vũ thể thao đây là những nội dung kiểm tra đánh
giá được tất cả các trường đại học sử dụng trong kiểm tra đánh giá kết thúc môn học.
Chính vì vậy mà luận án không cần lựa chọn nội dung thi kiểm tra đánh giá hay xác
định độ tin cậy và tính thông báo cho các tiêu chí kiểm tra đánh giá kết thúc môn ở
các môn học này. Các môn thể thao còn lại luận án tiến hành phỏng vấn lựa chọn nội
dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng

3.12.
Kết quả phỏng vấn tại bảng 3.12 luận án xác định được 51 tiêu chí được các
giáo viên lựa chọn ở mức độ quan trọng với tỷ lệ >70%. Các tiêu chí được xác định
theo từng môn thể thao gồm:
Môn bóng đá 9 tiêu chí gồm: Đá bóng bằng lòng bàn chân 5 quả vào cầu môn
2x3m (quả); Chạy 5x30m (s); Ném biên (m); Đá bóng xa (m); Đá bóng bằng mu giữa
bàn chân 5 quả vào cầu môn (quả); Dẫn bóng 30m luồn 3 cọc sút cầu môn (s); Đánh
đầu (m); Tâng bóng (quả); Dẫn bóng tốc độ 30m (s).
Môn bóng chuyền 9 tiêu chí gồm: Chuyền bóng cao tay chính diện bằng 2
tay 5 quả (quả); Chuyền bóng thấp tay chính diện bằng 2 tay 5 quả (quả); Phát bóng 5
quả (quả); Bật với có đà (cm); Phát bóng 5 quả vào ô 3x6m cuối sân (quả); Chuyền
bóng cao tay 5 quả từ vị trí số 3 sang số 4 (quả); Chuyền bóng thấp tay 5 quả từ vị trí
số 6 sang số 3 (quả); Chuyền bóng tại chỗ và di động vào ô quy định 20 quả (quả);
Đập bóng 5 quả theo phương chính diện ở vị trí số 4 (quả).
Môn bóng rổ 9 tiêu chí gồm: Tại chỗ ném rổ 10 quả (quả); Dẫn bóng tốc độ
28m (s); Dẫn bóng 20m luồn cọc (s); Hai bước ném rổ 1 tay trên cao 10 quả (quả);
Hai bước ném rổ 1 tay móc xuôi, móc ngược 10 quả (quả); Dẫn bóng số 8 qua 4 cọc
thực hiện 2 bước ném rổ (s); Tại chỗ nhảy ném rổ 1 tay trên cao 20 quả (quả); Bật
nhảy với cao 50 cm liên tục trong 30” tính số lần; Hai người di chuyển dọc sân
chuyền và bắt bóng 3 lần (s).
Môn bóng ném 3 tiêu chí gồm: Dẫn bóng 30m luồn 8 cọc (s); Ném bóng xa
trong hành lang 4m (m); Dẫn bóng luồn 3 cọc ném cầu môn (s).
Môn cầu lông 9 tiêu chí gồm: Di chuyển kết hợp đánh cầu thấp tay phải trái 5
quả (quả); Phát cầu thấp tay 10 quả vào ô (quả); Giao cầu trái tay thấp gần 5 quả, thuận
tay cao sâu 5 quả vào ô 1x2.59m (quả); Đánh cầu cao sâu vào ô 1.2x2.59m cuối sân
đơn 10 quả (quả); Đập cầu dọc biên 10 quả vào ô 1.3x6.70m (quả); Đập cầu dọc biên
10 quả vào ô 1.2x6.7m (quả); Chém cầu 10 quả vào ô 1.2x1.98m (quả); Di chuyển
dọc sân trong 10 lần (s); Di chuyển tiến lùi ngang sân 10 lần (s).
Môn bóng bàn 10 tiêu chí gồm: Giật bóng thuận tay kết hợp với bạt bóng 10
quả (quả); Vụt bóng thuận tay (quả); Vụt bóng trái tay (quả); Gò bóng thuận tay

(quả); Gò bóng trái tay (quả); Giật bóng thuận tay (quả); Giật bóng trái tay (quả); Cắt


12

bóng 2 bên (quả); Kỹ thuật giao bóng xoáy lên thuận tay 10 quả (quả); Kỹ thuật giao
bóng xoáy lên trái tay 10 quả (quả).
Môn cờ vua 1 tiêu chí gồm: Chiếu hết trong 2 nước đi 10 bài (điểm)
3.2.5. Xác định tính thông báo của các tiêu chí đánh giá
Sau khi đã lựa chọn được các tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả thi kết thúc
môn qua phỏng vấn, để đảm bảo các tiêu chí được lựa chọn có tính khoa học và khả
thi chúng tôi đã tiến hành xác định tính thông báo của 51 tiêu chí với 8 môn thể thao
đã lựa chọn ở trên bằng cách tính hệ số tương quan thứ bậc giữa kết quả lập tiêu chí
của 51 tiêu chí trên với kết quả thi đấu của sinh viên tương ứng ở từng môn thể thao.
Ở các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng ném, bóng rổ hiệu suất thi
đấu của sinh viên được xác định thông qua phương pháp quan sát sư phạm. Ở môn
bóng đá hiệu xuất thi đấu được xác định thông qua tổng thời gian các VĐV có bóng,
kiểm soát, chuyền bóng, khống chế bóng cũng như thời gian di chuyển hợp lý trên
sân... Ở môn bóng chuyền là hiệu quả đập bóng, chuyền bóng, phòng thủ... Ở môn
bóng ném là hiệu quả chuyền bóng, bắt bóng, ném bóng, tỷ lệ thời gian cầm bóng... Ở
môn bóng rổ là hiệu quả ném rổ, chuyền bóng, bắt bóng, qua người...Hiệu suất này
được tính bằng % hiệu quả thi đấu của VĐV trong trận đấu, từ đó quy đổi theo thang
điểm 100.
Ở các môn thể thao cầu lông, bóng bàn, cờ vua, luận án đã tiến hành lập test
với các test được nghiên cứu ở trên đối tượng nam, nữ sinh viên các trường đại học,
mỗi một tiêu chí kiểm tra là 20 người (10 nam và 10 nữ). Đồng thời tiến hành thi đấu
kiểm tra theo thể thức vòng tròn một lượt tính điểm và xếp hạng từ 1 - 10 cho từng
tiêu chí. Cuối cùng, chúng tôi sử dụng công thức tính r tương quan thứ bậc Spirmen
giữa kết quả kiểm tra các test với thành tích thi đấu. Kết quả nghiên cứu được trình
bày ở bảng 3.13.

Kết quả bảng 3.13 cho cho thấy trong tổng số 51 tiêu chí luận án xác định hệ
số thông báo giữa kết quả kiểm tra và thành tích thi đấu có 7 tiêu chí không đảm bảo
độ tin cậy thống kê cần thiết nghĩa là mối tương quan giữa thành tích thi đấu và kết
quả kiểm tra có mối tương quan yếu. Ở từng môn thể thao cụ thể như sau: Môn bóng
đá tiêu chí Dẫn bóng sút cầu cầu môn bằng mu giữa bàn chân 5 quả vào cầu môn
(quả) có r=0.49-0.53; môn bóng chuyền tiêu chí Bật với có đà (cm) có r = 0.54 - 0.58;
môn bóng rổ tiêu chí Hai người di chuyển dọc sân chuyền và bắt bóng 3 lần (s) có r =
0.38-0.42; môn bóng ném tiêu chí Dẫn bóng luồn 3 cọc ném cầu môn (s) có r = 0.540.59; môn cầu lông tiêu chí Đập cầu dọc biên 10 quả vào ô 1.2x6.7m (quả) có r =
0.51 - 0.54; Môn bóng bàn có 2 tiêu chí Kỹ thuật giao bóng xoáy lên thuận tay 10 quả
(quả) và Kỹ thuật giao bóng xoáy lên trái tay 10 quả (quả) có r = 0.48-0.58 < rbảng =
0.6 theo đó tiêu chí này bị loại. Như vậy, còn lại 44/51 tiêu chí đảm bảo độ tin cậy có
hệ số tương quan r = 0,6-0,74.
3.2.6. Xác định độ tin cậy của các tiêu chí đánh giá
Sau khi xác định được 44 tiêu chí dùng kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn
GDTC ở 7 môn thể thao đảm bảo tính thông báo, luận án tiếp tục xác định độ tin cậy


13

của chúng bằng phương pháp test lặp lại cho cả nam và nữ. Kết quả được trình bày ở
bảng 3.14.
Kết quả bảng 3.14 cho thấy, trong tổng số 44 tiêu chí nêu trên có 1 tiêu chí có
rtính = 0.73 đến 0.74 < rbảng = 0.8 không đảm bảo độ tin cậy trong nghiên cứu, theo đó
test nhớ quân di chuyển 10 nước đi trong môn cờ vua bị loại. Các test còn lại có mối
tương quan mạnh với rtính = 0.80 đến 0.87 ≥ rbảng = 0.8 với p < 0.01 ở cả nam và nữ.
Vì vậy mà có 43 tiêu chí kiểm tra đảm bảo độ tin cậy và cho phép sử dụng trong đánh
giá kết thúc môn GDTC cho sinh viên các trường đại học ở 7 môn thể thao.
3.2.7. Xác định số lượng tiêu chí đánh giá cho từng tín chỉ
Để làm được điều này, luận án tiến hành phỏng vấn 72 giáo viên đang giảng
dạy môn GDTC của các trường đại học (phụ lục 2). Sau khi thu nhận được phiếu

phỏng vấn, luận án tiến hành tổng hợp theo số người lựa chọn ở từng tiêu chí và phân
loại thứ bậc từ 1 đến hết theo số người lựa chọn từ cao xuống thấp. Kết quả xác định
số lượng các tiêu chí đánh giá cho một tín chỉ sẽ được lựa chọn tương ứng với thứ
bậc nhỏ nhất đạt được. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.15.
Kết quả bảng 3.15 cho thấy, yêu cầu kiểm tra đánh giá ở một tín chỉ là sử dụng
số lượng 2 tiêu chí để đánh giá với số người lựa chọn là 40 người.
3.2.8. Xác định tiêu chí đánh giá cho từng tín chỉ
Để xác định được các tiêu chí kiểm tra cho từng tín chỉ ở 5 môn thể thao: Bóng
đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, cầu lông, luận án tiến hành phỏng vấn các giáo
viên đang trực tiếp giảng dạy môn GDTC tại các trường đại học. Với 8 tiêu chí đánh
giá ở mỗi môn thể thao, luận án đưa ra 4 mức độ đánh giá với độ khó tăng dần: Mức
độ 1: Rất dễ thực hiện: 4 điểm; Mức độ 2: Dễ thực hiện: 3 điểm; Mức độ 3: Khó thực
hiện: 2 điểm; Mức độ 4: Rất khó thực hiện: 1 điểm.
Sau khi có kết quả phỏng vấn luận án tính tổng điểm của từng tiêu chí và phân
loại thứ bậc từ 1 đến 8 tương ứng với kết quả điểm từ cao xuống thấp. Đồng thời dựa
trên kết quả bảng 3.15 đề tài xác định được nội dung kiểm tra cho từng tín chỉ. Kết
quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.16.
Kết quả bảng 3.16 luận án đã xác định được nội dung kiểm tra đánh giá ở từng
tín chỉ của từng môn thể thao như sau:
Môn bóng đá:
Tín chỉ 1: Đá bóng bằng lòng bàn chân 5 quả vào cầu môn 2x3m (quả)
Chạy 5x30m (s)
Tín chỉ 2: Ném biên (m)
Đá bóng xa (m)
Tín chỉ 3: Tâng bóng (quả)
Dẫn bóng tốc độ 30m (s)
Tín chỉ 4: Đánh đầu (m)
Dẫn bóng 30m luồn 3 cọc sút cầu môn (s)
Môn Bóng chuyền
Tín chỉ 1: Chuyền bóng cao tay chính diện bằng 2 tay 5 quả (quả)

Chuyền bóng thấp tay chính diện bằng 2 tay 5 quả (quả)


14

Tín chỉ 2: Phát bóng 5 quả (quả).
Chuyền bóng tại chỗ và di động vào ô quy định 20 quả (quả)
Tín chỉ 3: Chuyền bóng cao tay 5 quả từ vị trí số 3 sang số 4 (quả)
Phát bóng 5 quả vào ô 3x6m cuối sân (quả)
Tín chỉ 4: Chuyền bóng thấp tay 5 quả từ vị trí số 6 sang số 3 (quả)
Đập bóng 5 quả theo phương chính diện ở vị trí số 4 (quả)
Môn Bóng rổ
Tín chỉ 1: Tại chỗ ném rổ 10 quả (quả)
Dẫn bóng tốc độ 28m (s)
Tín chỉ 2: Dẫn bóng 20m luồn cọc (s)
Hai bước ném rổ 1 tay trên cao 10 quả (quả)
Tín chỉ 3: Hai bước ném rổ 1 tay móc xuôi, móc ngược 10 quả (quả)
Dẫn bóng số 8 qua 4 cọc thực hiện 2 bước ném rổ (s)
Tín chỉ 4: Tại chỗ nhảy ném rổ 1 tay trên cao 20 quả (quả)
Bật nhảy với cao 50 cm liên tục trong 30” tính số lần
Môn Cầu lông
Tín chỉ 1: Di chuyển kết hợp đánh cầu thấp tay phải trái 5 quả (quả)
Phát cầu thấp tay 10 quả vào ô (quả)
Tín chỉ 2: Đánh cầu cao sâu vào ô 1.2x2.59m cuối sân đơn 10 quả (quả)
Giao cầu trái tay thấp gần 5 quả, thuận tay cao sâu 5 quả vào ô
1x2.59m
Tín chỉ 3: Đập cầu dọc biên 10 quả vào ô 1.3x6.70m (quả)
Di chuyển dọc sân trong 10 lần (s)
Tín chỉ 4: Chém cầu 10 quả vào ô 1.2x1.98m (quả)
Di chuyển tiến lùi ngang sân 10 lần (s).

Môn Bóng bàn
Tín chỉ 1: Vụt bóng thuận tay (quả)
Vụt bóng trái tay (quả)
Tín chỉ 2: Gò bóng thuận tay (quả)
Gò bóng trái tay (quả)
Tín chỉ 3: Giật bóng thuận tay (quả)
Giật bóng trái tay (quả)
Tín chỉ 4: Cắt bóng 2 bên (quả)
Giật bóng thuận tay kết hợp với bạt bóng 10 quả (quả)
Như vậy thông qua 8 bước nghiên cứu, luận án đã xác định được 43 tiêu chí
kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC ở từng môn thể thao cụ thể đảm bảo sự
nhất trí cao trong phỏng vấn cũng như đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo trong
kiểm tra đánh giá. Đây là cơ sở để luận án tiến hành xây dựng tiêu chuẩn đánh giá kết
quả học tập môn GDTC cho SV các trường đại học.
3.2.9. Bàn luận
Kết quả nghiên cứu tại mục 3.2 luận án đã đưa ra được những vấn đề sau:


15

Thông qua phương pháp phân tích tài liệu có liên quan luận án đã xác định
được 7 căn cứ để xác định nội dung đánh giá kết quả học tập môn GDTC cho sinh
viên các trường đại học. Trong đó, luận án chú trọng bám sát Quyết định số
25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD& ĐT về việc
ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy và Quy chế 43/2007/QĐBGD&ĐT ngày 15/8/2007 về việc Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ
chính quy theo hệ thống tín chỉ để xác định trọng số của từng điểm thành phần khi
đánh giá kết thúc học phần. Nội dung đánh giá kết quả học tập môn GDTC được xác
định theo 3 nội dung: Đánh giá mức độ chuyên cần trong học tập; đánh giá giữa kỳ;
đánh giá kết thúc.
Đánh giá mức độ chuyên cần còn được xác định là đánh giá thái độ và ý thức

học tập của sinh viên. Kết quả đánh giá này được giáo viên giảng dạy trực tiếp đánh
giá và cho điểm thông qua số giờ lên lớp, thái độ học tập, ý thức tập luyện... và được
tính là 10% điểm thành phần (bảng 3.7).
Đánh giá giữa kỳ, đây là phương pháp kiểm tra đánh giá nhằm cung cấp những
thông tin ngược, qua đó, giáo viên và sinh viên kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách
học, ghi nhận kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chương trình một cách vững
chắc. Nội dung kiểm tra giữa kỳ môn học GDTC của các trường đại học thường là
kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của các môn thể thao như luật các môn thể thao,
kỹ thuật các môn thể thao, cấu trúc động tác các môn thể thao... Điểm đánh giá giữa
kỳ được tính là 30% điểm thành phần (bảng 3.7).
Đánh giá kết thúc, đây là cách đánh giá được tiến hành khi kết thúc môn học,
năm học, khóa học bằng những kỳ thi nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập, đối
chiếu với những mục tiêu đã đề ra. Nội dung kiểm tra đánh giá tổng kết môn học
GDTC thông qua việc thực hiện kỹ thuật và thể lực của các môn thể thao. Kết quả
đánh giá là căn cứ để quyết định giải pháp cải tiến thực trạng nâng cao chất lượng,
hiệu quả cho sinh viên ở các tín chỉ tiếp theo. Điểm đánh giá giữa kỳ được tính là
60% điểm thành phần.
Việc xây dựng được tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC
cho sinh viên các trường đại học theo các nội dung trên là việc làm hết sức có ý
nghĩa. Tuy nhiên, trong thực tế việc này lại rất khó để thực hiện vì thời điểm kiểm tra
của các trường không giống nhau, hình thức đánh giá, số lượng tiêu chí đánh giá, số
lần đánh giá giữa kỳ của các trường rất linh hoạt và nó phụ thuộc vào cơ sở vật chất
trang thiết bị của từng trường. Chính vì vậy, việc xây dựng nội dung tiêu chuẩn đánh
giá kết quả học tập kết thúc học phần chung cho tất cả các trường đại học là điểm nổi
bật của luận án. Dựa trên căn cứ khảo sát các ý kiến đánh giá của các giáo viên trực
tiếp giảng dạy môn GDTC của các trường đại học với ý kiến đánh giá là 90.63% đánh
giá ở mức rất quan trọng. Các nội dung còn lại như đánh giá điểm chuyên cần; đánh
giá giữa kỳ lần lượt là 12.50% và 21.88% ở mức rất quan trọng các nội dung này sẽ
do các trường chủ động xây dựng tiêu chuẩn đánh giá để đảm bảo phù hợp với nội
dung yêu cầu của từng trường.



16

Sau khi đã xác định được nội dung cần xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá
cho sinh viên các trường đại học là nội dung thi kết thúc ở mỗi tín chỉ. Công việc tiếp
theo của luận án là xác định nội dung giảng dạy môn GDTC cho sinh viên tất cả các
trường đại học. Thông qua khảo sát chương trình giảng dạy môn GDTC của các
trường, luận án xác định được nội dung giảng dạy môn GDTC của các trường gồm:
Môn điền kinh gồm 4 nội dung: Chạy 100m, nhảy cao úp bụng, nhảy cao nằm
nghiêng, nhảy xa ưỡn thân; Môn thể dục gồm 2 nội dung: Thể dục Aerobic; Thể dục
nhịp điệu; Môn võ thuật gồm 2 nội dung: Taekwondo; Karatedo; Môn bơi gồm 2 nội
dung: bơi ếch và bơi trườn sấp. Mỗi một nội dung giảng dạy tương ứng với 1 tín chỉ
được giảng dạy cho sinh viên trong các trường đại học. Các môn thể thao như Bóng
chuyền, bóng rổ, bóng đá, cầu lông, bóng bàn, khiêu vũ thể thao mỗi môn thể thao
được xây dựng theo hệ thống tích lũy kiến thức với mỗi môn học là 4 tín chỉ; môn cờ
1 tín chỉ, và bóng ném 1 tín chỉ. Tổng số nội dung giảng dạy là 19 nội dung với 62
tiêu chí đánh giá kết quả thi kết thúc tín chỉ. Đây là cơ sở quan trọng để luận án tiến
hành các bước tiếp theo trong quy trình xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá kết quả
học tập môn GDTC chung cho các trường đại học.
Trên cơ sở nội dung giảng dạy môn GDTC của các trường đại học đã được xác
định, luận án tiến hành xác định nội dung kiểm tra tương ứng với nội dung giảng dạy
ở từng tín chỉ. Thông qua phỏng vấn các giáo viên đang giảng dạy môn GDTC của
sinh viên các trường đại học, luận án xác định được nội dung kiểm tra đánh giá kết
thúc tín chỉ cho sinh viên các trường đại học ở từng nội dung giảng dạy như sau: Điền
kinh các nội dung kiểm tra gồm; chạy 100m, nhảy cao úp bụng, nhảy cao nằm
nghiêng, nhảy xa ưỡn thân. Ở môn bơi; kỹ thuật bơi ếch, kỹ thuật bơi trườn sấp. Ở
môn thể dục nội dung kiểm tra là các bài tập thể dục nhịp điệu, thể dục Aerobic do
các nhóm tự biên soạn. Ở môn Taekwondo, Karatedo là các bài quyền biểu diễn. Môn
khiêu vũ thể thao thì bài thi khiêu vũ của cá nhân hoặc tập thể. Đây là nội dung kiểm

tra được tất cả các trường sử dụng đồng nhất vì vậy luận án không cần kiểm nghiệm
độ tin cậy cũng như tính thông báo ở các tất cả các tiêu chí kiểm tra. Ở môn bóng đá
luận án xác định được 9 tiêu chí kiểm tra, bóng bàn 10 tiêu chí, bóng rổ 9 tiêu chí,
bóng chuyền 9 tiêu chí, cầu lông 9 tiêu chí, bóng ném 3 tiêu chí, cờ vua 1 tiêu chí.
Các tiêu chí này đều có sự nhất trí cao với mức ưu tiên trong đánh giá là quan trọng
và rất quan trọng với tổng tỷ lệ ở 2 mức > 70% số người được hỏi.
Trên cơ sở của 51 tiêu chí được lựa chọn được qua phỏng vấn, luận án tiến
hành xác định độ tin cậy và tính thông báo của các tiêu chí. Việc xác định tính thông
báo của các tiêu chí đánh bằng cách tính hệ số tương quan thứ bậc giữa kết quả lập
tiêu chí của 51 tiêu chí trên với kết quả thi đấu của sinh viên tương ứng ở từng môn
thể thao. Ở các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng ném, bóng rổ hiệu suất
thi đấu của sinh viên được xác định thông qua phương pháp quan sát sư phạm. Ở môn
bóng đó hiệu xuất thi đấu được xác định thông qua tổng thời gian các VĐV có bóng,
kiểm soát, chuyền bóng, khống chế bóng cũng như thời gian di chuyển hợp lý trên
sân... Ở môn bóng chuyền là hiệu quả đập bóng, chuyền bóng, phòng thủ... Ở môn
bóng ném là hiệu quả chuyền bóng, bắt bóng, ném bóng, tỷ lệ thời gian cầm bóng... Ở


17

môn bóng rổ là hiệu quả ném rổ, chuyền bóng, bắt bóng, qua người... Hiệu suất này
được tính bằng % hiệu quả thi đấu của VĐV trong trận đấu, từ đó quy đổi theo thang
điểm 100. Kết quả nghiên xác định tính thông báo, luận án xác định được 44 tiêu chí
có r tính = 0,6-0,74 ≥ r bảng = 0.6 dùng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn
GDTC ở 7 môn thể thao. Sau khi xác định được 44 tiêu chí đảm bảo tính tính thông
báo, luận án tiếp tục xác định độ tin cậy của chúng bằng phương pháp test lặp lại.
Phương pháp và điều kiện lập test như nhau ở cả 2 lần lập test. Thời gian thực hiện
test lặp lại được tiến hành cách nhau 07 ngày ở cả nam và nữ. Kết quả nghiên cứu
luận án đã tiến hành xác định được 43 tiêu chí đảm bảo độ tin cậy r tính = 0,8-0,87 ≥ r
bảng = 0.8. Trong đó môn bóng ném 2 tiêu chí, môn cờ vua 1 tiêu chí các môn thể thao

còn lại như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn mỗi môn thể thao 8
tiêu chí.
Luận án đã tiến hành xác định được số lượng tiêu chí đánh giá cho từng tín chỉ
ở các môn thể thao bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn. Theo đó, số
lượng 2 tiêu chí sử dụng để đánh giá kết thúc tín chỉ ở các môn thể thao trên được lựa
chọn nhiều nhất. Đồng thời, thông qua phỏng vấn xác định mức độ khó của các tiêu
chí đánh giá theo đó độ khó trong bài thi kết thúc ở các tín chỉ có sự tích lũy kiến
thức sẽ được tăng dần.
3.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh kết quả học tập môn giáo dục thể chất của
sinh viên các trường đại học
Để xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập môn GDTC cho sinh
viên các trường đại học, luận án tiến hành theo các bước sau:
Bước 1. Kiểm tra kết quả học tập môn GDTC của sinh viên các trường ĐH
theo các tiêu chí đã lựa chọn và khảo sát tính đại diện của số trung bình và phân bố
chuẩn của tập hợp mẫu
Bước 2. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo điểm
Bước 3. Kiểm nghiệm tiêu chuẩn đánh giá
Kết quả nghiên cứu của từng bước như sau:
3.3.1. Kiểm tra kết quả học tập môn GDTC của sinh viên các trường đại học
theo các tiêu chí đã lựa chọn và khảo sát tính đại diện của số trung bình và phân
bố chuẩn của tập hợp mẫu
Kết quả kiểm tra các tiêu chí ở các môn thể thao được trình bày tại bảng 3.17.
Kết quả bảng 3.17 cho thấy, hệ số biến sai Cv ở hầu hết các chỉ tiêu nghiên cứu
đánh giá kết quả học tập của SV các môn thể thao của các trường đại học đều <10%,
điều đó chứng tỏ kết quả lập test của sinh viên khá tập trung, khá đồng đều. Hay nói
cách khác kết quả kiểm tra không có sự chênh lệch nhiều giữa các SV. Ở các test
đánh giá trình độ tập luyện kỹ thuật có sự phân tán lớn giữa các số liệu thu thập được
với hệ số biến sai Cv>10% ở rất nhiều chỉ số. Điều này cũng có thể hiểu được bởi các
tiêu chí đánh giá kỹ thuật phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý của SV khi kiểm tra. Bên
cạnh đó hệ số ε ở nhiều tiêu chí đánh giá kỹ thuật cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố

này với hệ số ε>0.05 ở rất nhiều chỉ số.


18

3.3.2. Xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC
cho sinh viên các trường đại học
Từ kết quả nghiên cứu mục 3.3.1 luận án đã có những căn cứ để xây dựng tiêu
chuẩn kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC cho SV các trường đại học. Việc
xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC cho SV các trường
đại học được thực hiện theo đơn vị đo lường trung gian theo thang độ C:
C=5+2Z (từ 1 đến 10 điểm). Riêng đối với các chỉ tiêu đo bằng đơn vị thời
gian thì đổi giá trị + δ thành - δ hoặc đổi dấu công thức C = 5+2Z. Bên cạnh các tiêu
chuẩn có thể định lượng được, các tiêu chuẩn đánh giá phụ thuộc nhiều vào định tính
hoặc các tiêu chí đánh giá chưa đủ để quy điểm theo nguyên tắc làm tròn đến 1 điểm
thì luận án tiến hành đánh giá điểm kỹ thuật của các tiêu chí này. Kết quả nghiên cứu
được trình bày tại bảng 3.18 đến bảng 3.26. Ngoài ra ở môn khiêu vũ thể thao, thể
dục nhịp điệu, thể dục Aerobic, Taekwondo và karatedo việc xác định thang đánh giá
được xác định thông qua phỏng vấn các giáo viên nhằm xác định thang điểm đánh giá
chung ở từng yếu tố (phụ lục 5). Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.18 và
3.19.
3.3.3. Kiểm nghiệm mức độ phù hợp của các nội dung và tiêu chuẩn đánh
giá kết quả học tập môn GDTC của SV Trường đại học Hồng Đức Thanh Hóa
trong thực tiễn.
Sau khi xây dựng được các bảng tiêu chuẩn đánh giá kết quả thi kết thúc học
phần cho sinh viên các trường đại học trên toàn quốc ở cả 3 miền theo từng môn thể
thao, luận án tiến hành kiểm nghiệm trắc nghiệm mức độ phù hợp của các nội dung
và tiêu chuẩn đánh giá trên sinh viên các khóa đại học trường Đại học Hồng Đức.
Thời điểm tiến hành kiểm nghiệm được xác định vào học kỳ II năm học 2013 - 2014
và học kỳ I năm học 2014 - 2015.

Kết quả kiểm nghiệm nội dung và tiêu chuẩn đánh giá được xác định theo kết
quả điểm trung bình trung ở từng môn thể thao và phân loại đánh giá kết quả kết thúc
môn học theo 5 mức: Tốt (9-10 điểm); khá (7-8 điểm); trung bình (5-6 điểm); yếu (34 điểm); kém (1-2 điểm). Kết quả nghiên cứu được trình bày từ bảng 3.29.
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.29 cho thấy, điểm TBC ở từng môn học của sinh
viên là khá đồng đều với số điểm đạt được từ 6.23 đến 6.45 điểm và độ dao động từ
1.03 đến 1.34 điểm ở các môn thể thao. Điểm TBC đạt được ở nam có xu hướng cao
hơn ở nữ. Ở từng môn thể thao xu hướng điểm đạt được tốt hơn ở nam với các môn
đòi hỏi thể lực như ở môn bóng chuyền, bóng rổ, nhảy cao, nhảy xa. Tỷ lệ phân bổ
điểm tập trung ở mức trung bình chiếm tỷ lệ từ 49.47 đến 56% và tỷ lệ xếp loại khá
tốt >30% và tỷ lệ xếp loại yếu kém <16%. Tỷ lệ phân bổ này phản ánh tương đối rõ
nét thực trạng kết quả học tập môn GDTC của sinh viên trường Đại học Hồng Đức,
các tiêu chuẩn đánh giá đã phân định được một cách rõ ràng giữa các tỷ lệ theo đó
sinh viên xếp loại trung bình chiếm phần lớn và sinh viên khá giỏi chiếm tỷ lệ cao
hơn sinh viên yếu kém. Điều này có thể khẳng định rằng nội dung và tiêu chuẩn đánh
giá kết quả học tập thực hành ở các môn thể thao mà luận án đã xây dựng là hoàn
toàn phù hợp có thể tham khảo để kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC cho


19

sinh viên các trường đại học trên toàn quốc. Cụ thể ở từng môn thể thao số lượng sinh
viên xếp loại như sau:
Môn nhảy cao úp bụng: Số sinh viên xếp loại tốt nam 18 sinh viên, nữ 23 sinh
viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 15.25 và 11.06%; Sinh viên xếp loại khá nam 30 sinh
viên, nữ 57 sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 25.42 và 27.40%; Sinh viên xếp loại
trung bình nam 58 sinh viên, nữ 106 sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 49.15 và
50.96%; Sinh viên xếp loại yếu nam 7 sinh viên, nữ 13 sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt
là 5.93 và 7.21%; Sinh viên xếp loại kém chiếm tỷ lệ rất nhỏ nam 5 sinh viên, nữ 7
sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 4.25 và 3.37%.
Môn bóng chuyền: Số lượng sinh viên xếp loại tốt nam 15 sinh viên, nữ 25

sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 12.40 và 10.59%; Sinh viên xếp loại khá nam 21 sinh
viên, nữ 50 sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 17.36 và 21.19%; Sinh viên xếp loại
trung bình nam 73 sinh viên, nữ 139 sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 60.33 và
58.90%; Sinh viên xếp loại yếu nam 8 sinh viên, nữ 14 sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt
là 6.61 và 5.93%; Sinh viên xếp loại kém chiếm tỷ lệ rất nhỏ nam 4 sinh viên, nữ 8
sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 3.30 và 3.39%.
Môn bóng rổ: Số sinh viên xếp loại tốt nam 15 sinh viên, nữ 26 sinh viên
chiếm tỷ lệ lần lượt là 19.48 và 9.25%; Sinh viên xếp loại khá nam 19 sinh viên, nữ
51 sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 24.68 và 18.15%; Sinh viên xếp loại trung bình
nam 31 sinh viên, nữ 184 sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 40.26 và 65.48%; Sinh viên
xếp loại yếu nam 7 sinh viên, nữ 14 sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 9.09 và 4.98%;
Sinh viên xếp loại kém chiếm tỷ lệ rất nhỏ nam 5 sinh viên, nữ 6 sinh viên chiếm tỷ
lệ lần lượt là 6.49 và 2.14%.
Môn nhảy xa ưỡn thân: Số sinh viên xếp loại tốt nam 16 sinh viên, nữ 26 sinh
viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 14.04 và 13.13%; Sinh viên xếp loại khá nam 25 sinh
viên, nữ 49 sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 21.93 và 24.75%; Sinh viên xếp loại
trung bình nam 59 sinh viên, nữ 100 sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 51.75 và
50.51%; Sinh viên xếp loại yếu nam 8 sinh viên, nữ 15 sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt
là 7.02 và 7.58%; Sinh viên xếp loại kém chiếm tỷ lệ rất nhỏ nam 6 sinh viên, nữ 8
sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 5.26 và 4.04%.
Môn cầu lông: Số sinh viên xếp loại tốt nam 11 sinh viên, nữ 23 sinh viên
chiếm tỷ lệ lần lượt là 14.29 và 8.19%; Sinh viên xếp loại khá nam 18 sinh viên, nữ
69 sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 23.38 và 24.56%; Sinh viên xếp loại trung bình
nam 34 sinh viên, nữ 167 sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 44.16 và 59.43%; Sinh viên
xếp loại yếu nam 9 sinh viên, nữ 15 sinh viên chiếm tỷ lệ lần lượt là 11.69 và 5.34%;
Sinh viên xếp loại kém chiếm tỷ lệ rất nhỏ nam 5 sinh viên, nữ 7 sinh viên chiếm tỷ
lệ lần lượt là 6.49 và 2.49%.


3.3.4. Bàn luận

Kết quả nghiên cứu ở mục 3.2, luận án đã xác định được các tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC cho
sinh viên các trường đại học. Để có thể xây dựng được tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá, luận án tiến hành kiểm tra kết quả học tập
của sinh viên các trường đại học theo các tiêu chí đã lựa chọn được ở mục 3.2. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc này chỉ thực hiện
được với những tiêu chí có tính định lượng cụ thể hoặc các nội dung mang tính định lượng và cả định tính như ở các môn: Điền
kinh (chạy 100m; nhảy cao úp bụng, nhảy cao nằm nghiêng, nhảy xa ưỡn thân, ném bóng), môn bóng đá, bóng chuyền, bóng
ném, bóng rổ, cờ vua, bơi. Sau khi có kết quả kiểm tra luận án tiến hành xử lý các số liệu thu được theo các tham số x, σ, Cv
đồng thời tiến hành khảo sát tính đại diện của số trung bình đối tượng nghiên cứu. Kết quả khảo sát đã cho thấy, hệ số biến sai Cv
ở hầu hết các tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở các môn thể thao của các trường đại học đều <10%, điều
đó chứng tỏ kết quả lập test của sinh viên khá tập trung, khá đồng đều.

Bảng 3.29. Kết quả kiểm nghiệm nội dung và tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập các môn thể thao
của sinh viên trường Đại học Hồng Đức
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
Giới Tổng
Môn thể thao
±σ
(9-10 điểm) (7-8 điểm)
(5-6 điểm)
(3-4 điểm)
(1-2 điểm)
x
tính số SV
n
%
n
%

n
%
n
%
n
%
Nam
118 6.45 1.15 18 15.25 30 25.42 58 49.15
7
5.93
5
4.25
Nhảy cao úp bụng
Nữ
208 6.35 1.03 23 11.06 57 27.40 106 50.96 15
7.21
7
3.37
Nam
121 6.28 1.16 15 12.40 21 17.36 73 60.33
8
6.61
4
3.30
Bóng chuyền
Nữ
236 6.24 1.13 25 10.59 50 21.19 139 58.90 14
5.93
8
3.39

Nam
77
6.33 1.34 15 19.48 19 24.68 31 40.26
7
9.09
5
6.49
Bóng rổ
Nữ
281
6.3 1.26 26
9.25
51 18.15 184 65.48 14
4.98
6
2.14
Nam
114 6.31 1.19 16 14.04 25 21.93 59 51.75
8
7.02
6
5.26
Nhảy xa ưỡn thân
Nữ
198 6.27 1.16 26 13.13 49 24.75 100 50.51 15
7.58
8
4.04
Nam
77

6.26 1.17 11 14.29 18 23.38 34 44.16
9
11.69
5
6.49
Cầu lông
Nữ
281 6.23 1.15 23
8.19
69 24.56 167 59.43 15
5.34
7
2.49

20


21

Hay nói cách khác kết quả kiểm tra không có sự chênh lệch nhiều giữa các sinh
viên. Ở các test đánh giá trình độ tập luyện kỹ thuật có sự phân tán lớn giữa các số
liệu thu thập được với hệ số biến sai Cv>10% ở rất nhiều chỉ số. Điều này cũng có
thể hiểu được bởi các tiêu chí đánh giá kỹ thuật phụ thuộc rất nhiều vào tâm lý của
sinh viên khi kiểm tra. Bên cạnh đó hệ số ε ở nhiều tiêu chí đánh giá kỹ thuật cũng bị
ảnh hưởng bởi các yếu tố này với hệ số ε>0.05 ở rất nhiều chỉ số. Đây là một căn cứ
và là cơ sở khoa học quan trọng để luận án tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn đánh
giá ở từng nội dung kiểm tra ở từng môn thể thao. Bên cạnh các tiêu chí kiểm tra
mang tính định tính hoàn toàn như ở một số môn thể dục nhịp điệu, thể dục Aerobic,
môn khiêu vũ thể thao, taekwondo, karate do thì luận án tiến hành xác lập luôn tiêu
chuẩn đánh giá thông qua phỏng vấn các giáo viên tham gia giảng dạy. Kết quả tiêu

chuẩn đánh giá thu được sẽ là số lượng tiêu chí được lựa chọn ở mức cao nhất.
Sau khi có kết quả kiểm tra ở các môn thể thao đồng thời khảo sát số trung
bình của số liệu, luận án đã có những căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh
giá kết quả học tập môn GDTC cho sinh viên các trường đại học. Việc xây dựng tiêu
chuẩn kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC cho sinh viên các trường đại học
được thực hiện theo đơn vị đo lường trung gian theo thang độ C theo công thức:
C=5+2Z (từ 1 đến 10 điểm). Riêng đối với các chỉ tiêu đo bằng đơn vị thời gian thì
đổi giá trị + δ thành - δ hoặc đổi dấu công thức C = 5+2Z. Bên cạnh các tiêu chuẩn
có thể định lượng được, các tiêu chuẩn đánh giá phụ thuộc nhiều vào định tính hoặc
số lượng các tiêu chí đánh giá ở từng tín chỉ chưa đủ để quy điểm theo nguyên tắc
làm tròn đến 1 điểm thì luận án tiến hành đánh giá điểm kỹ thuật của các tiêu chí này.
Mục đích của đánh giá kỹ thuật nhằm xác định một cách chính xác mức độ trang bị
kỹ thuật mang tính nền tảng của từng môn thể thao mà sinh viên tiếp thu được trong
quá trình học tập. Mặt khác các tiêu chí kiểm tra mang tính định tính phụ thuộc nhiều
vào thể trạng của người kiểm tra tại thời điểm kiểm tra đặc biệt là tâm lý của người
kiểm tra. Chính vì vậy mà trong quá trình xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá luận
án có tính đến phương án này và bổ sung các tiêu chí đánh giá điểm kỹ thuật cho các
môn thể thao vừa mang tính chất định tính vừa mang tính chất định lượng để đảm bảo
mức độ phù hợp trong đánh giá, cũng như đánh giá toàn diện nhất về năng lực tiếp
thu kiến thức các môn thể thao của sinh viên. Đồng thời đảm bảo tiêu chí công bằng
trong đánh giá. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.18 đến bảng 3.26.
Ngoài ra ở môn khiêu vũ thể thao, thể dục nhịp điệu, thể dục Aerobic, Taekwondo và
karatedo việc xác định thang đánh giá được xác định thông qua phỏng vấn các giáo
viên giảng dạy môn GDTC của các trường đại học nhằm xác định các tiêu chí đánh
giá và thang điểm đánh giá cho từng tiêu chí. Kết quả cuối cùng trong xây dựng tiêu
chuẩn của các môn thể thao này là mức độ tập trung cao nhất của các ý kiến trả. Kết
quả nghiên cứu được trình bày tại bảng 3.27 và 3.28.
Như vậy, thông qua nghiên cứu luận án đã xây dựng được 11 bảng tiêu chuẩn
đánh giá nội dung từng tín chỉ ở các môn thể thao khác nhau. Trong đó có những nội
dung tiêu chuẩn mang tính định tính và mang cả tính định lượng như ở môn bóng đá,

bóng rổ, bóng chuyền và những môn thể thao mang tính định lượng cụ thể như điền


22

kinh, cầu lông, bóng bàn, cờ vua, bơi. Bên cạnh đó, luận án cũng xác định được tiêu
chuẩn kiểm tra đánh giá với các môn mang tính định tính hoàn toàn như thể dục nhịp
điệu, thể dục Aerobic, môn khiêu vũ thể thao, taekwondo, karate do.
Từ kết quả các bảng tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập môn GDTC cho sinh
viên các trường đại học. Để khẳng định một lần nữa mức độ phù hợp của các bảng
tiêu chuẩn luận án xây dựng trước khi áp dụng để đánh giá kết quả thi kết thúc cho
sinh viên các trường, luận án tiến hành kiểm nghiệm trên sinh viên trường Đại học
Hồng Đức ở các năm học 2013-2014 và năm học 2014-2015. Kết quả kiểm nghiệm
cho thấy, điểm trung bình trung ở từng môn học của sinh viên là khá đồng đều với số
điểm đạt được từ 6.23 đến 6.45 điểm và độ dao động từ 1.03 đến 1.34 điểm ở các
môn thể thao. Tỷ lệ phân bổ điểm tập trung ở mức trung bình chiếm tỷ lệ từ 49.47
đến 56% và tỷ lệ xếp loại khá tốt >30% và tỷ lệ xếp loại yếu kém <16%. Điều này có
thể khẳng định rằng nội dung và tiêu chuẩn đánh giá kết quả học tập thực hành ở các
môn thể thao mà luận án đã xây dựng là hoàn toàn phù hợp có thể áp dụng chung để
kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC cho sinh viên các trường đại học trên
toàn quốc.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu trên, luận án rút ra những kết luận sau :
1. Luận án đã xác định được thực trạng chương trình giảng dạy môn GDTC
cho sinh viên các trường đại học. Chương trình GDTC của các trường hiện nay chủ
yếu là hình thức đào tạo theo tín chỉ với 24/32 trường và 12 môn thể thao được sử
dụng để giảng dạy cho sinh viên. Các môn thể thao này ở hầu hết các tín chỉ đều có
tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá. Tuy nhiên, ở nhiều tín chỉ các tiêu chuẩn kiểm tra đánh
giá chưa được kiểm định độ tin cậy cũng như tính thông báo, các tiêu chuẩn không

còn phù hợp trong đánh giá kết quả học tập môn GDTC cho sinh viên. Bên cạnh số
lượng tiêu chí dùng để đánh giá một tín chỉ cũng không đồng nhất gây ảnh hưởng
không nhỏ đến kết quả đánh giá chung của sinh viên các trường đại học.
2. Luận án xác định được nội dung kiểm tra đánh giá kết thúc tín chỉ cho sinh
viên các trường đại học theo từng nội dung giảng dạy. Ở các môn thể thao như: Điền
kinh; Chạy 100m, nhảy cao úp bụng, nhảy cao nằm nghiêng, nhảy xa ưỡn thân. Ở
môn bơi kỹ thuật bơi ếch, kỹ thuật bơi trườn sấp. Ở môn thể dục nội dung kiểm tra là
các bài tập thể dục nhịp điệu, thể dục Aerobic do các nhóm tự biên soạn. Ở môn
Taekwondo, Karatedo là các bài quyền biểu diễn. Môn khiêu vũ thể thao thì bài thi
khiêu vũ của cá nhân hoặc tập thể. Ở các môn thể thao còn lại như: Bóng đá, bóng rổ,
bóng chuyền, cầu lông, cờ vua, bóng ném, bơi, bóng bàn luận án xác định được nội
dung kiểm tra đánh giá cho từng tín chỉ đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo cao
trong nghiên cứu. Cụ thể ở từng môn thể thao như sau:
Môn bóng đá:
Tín chỉ 1: Đá bóng bằng lòng bàn chân 5 quả vào cầu môn 2x3m (quả)
Chạy 5x30m (s)
Tín chỉ 2: Ném biên (m)


×