Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TIỂU LUẬN GIỮ VỮNG và TĂNG CƯỜNG đoàn kết THỐNG NHẤT TRONG ĐẢNG, NHÂN tố QUYẾT ĐỊNH để NÂNG CAO NĂNG lực LÃNH đạo và sức CHIẾN đấu của ĐẢNG TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.99 KB, 6 trang )

GIỮ VỮNG VÀ TĂNG CƯỜNG SỰ ĐOÀN KẾT THỐNG NHẤT
TRONG ĐẢNG – NHÂN TỐ QUAN TRỌNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG
LỰC LÃNH ĐẠO, SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG TRONG TÌNH HÌNH
HIỆN NAY.

Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm giáo dục cho đội ngũ cán bộ, đảng viên ý thức xây dựng và giữ gìn
sự đoàn kết thống nhất. Người là hiện thân của khối đoàn kết thống nhất toàn
đảng, toàn dân tộc Việt Nam. Người dạy: “đoàn kết là sức mạnh, là then chốt
của thành công”1. Đảng ta coi sự đoàn kết thống nhất là sinh mệnh của Đảng,
là vấn đề sống còn của cách mạng, là cơ sở để thống nhất giai cấp, là điều
kiện để đoàn kết toàn dân và đưa cách mạng đến thắng lợi. Ngay từ khi mới
thành lập Đảng ta đã rất coi trọng vấn đề xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
và đoàn kết thống nhất trong Đảng. Tại Hội nghị lần thứ hai của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (3/1931) khẳng định: “Đảng không bao giờ dung túng
bè phái”2. Điều lệ đầu tiên của Đảng ta được thông qua tại Đại hội I (3/1935),
ghi rõ: “Đảng là một khối thống nhất về tổ chức, tư tưởng và hành động;
Đảng tuyệt đối không thoả hiệp với những xu hướng bè phái”. Chính vì vậy,
trong tiến trình đấu tranh cách mạng, Đảng đã quy tụ được mọi lực lượng yêu
nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân,
phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, giành độc lập dân tộc, thống
nhất Tổ quốc và xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Sau khi đất nước thống nhất, cả nước bước sang giai đoạn cách mạng
mới, dự báo những khó khăn và diễn biến phức tạp sẽ xảy ra, Đảng ta nhấn
mạnh sự cần thiết phải củng cố và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc nói
chung và sự đoàn kết thống nhất trong Đảng nói riêng. Đại hội IV của Đảng
đánh giá: “đoàn kết chặt chẽ là một trong những nguyên nhân tạo nên thắng
lợi vĩ đại, bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam”3. Đại hội VI chỉ ra bài
học kinh nghiệm về xây dựng Đảng: “tăng cường sự đoàn kết nhất trí, sự
thống nhất ý chí và hành động trong Đảng”4. Đại hội khẳng định: “Đảng ta có
truyền thống đoàn kết nhất trí tốt đẹp. Chẳng những lúc cách mạng phát trển


Hồ Chí Minh; Toàn tập, Tập 9, Nxb Sự thật, H 1989, Tr 582
Văn kiện Đảng: Tập I, Nxb Sách giáo khoa Mác – Lênin, H 1978, Tr 76
3 ĐCSVN: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu ttoàn quốc lần thứ
IV, Nxb Sự thật, H 1977, Tr 27
44 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H 1987, Tr 31-32
1
2

1


bình thường, thuận lợi mà cả lúc sóng gió, ở những bước ngoặt của lịch sử,
Đảng luôn là một khối thống nhất về tư tưởng và hành động. Nhờ đó, Đảng đã
đoàn kết được đông đảo nhân dân, đưa sự nghiệp cách mạng đến những thắng
lợi vẻ vang”5. Các Đại hội VII, VIII, IX, X vấn đề đoàn kết thống nhất trong
Đảng luôn được coi trọng. Đại hội X chỉ rõ: “giữ gìn và tăng cường sự đoàn
kết thống nhất trong Đảng, đấu tranh kiên quyết đối với những phần tử cơ
hội”6. Chính vì thế, trong bối cảnh biến động của tình hình thế giới, Liên Xô và
Đông Âu sụp đổ; chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào; phong trào cách
mạng thế giới gặp khó khăn nghiêm trọng; chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch ráo riết triển khai chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ đối
với nước ta. Do có bản lĩnh chính trị vững vàng , nhạy bén, sáng suốt của Đảng
chúng ta vẫn đứng vững, giữ được sự ổn định về chính trị, ra khỏi khủng
hoảng kinh tế – xã hội và có bước phát triển vượt bậc.
Thực tiễn cách mạng đã chứng minh, đoàn kết thống nhất trong Đảng
không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
trước đây, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay. Nhận thức rõ tầm quan trọng của tình đoàn
kết, sự thống nhất và quán triệt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “đoàn kết
là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ

Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như
giữ gìn con ngươi của mắt mình”7. Trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, đoàn
kết thống nhất trong Đảng không ngừng được giữ vững, củng cố và tăng
cường, đoàn kết thống nhất vẫn là truyền thống, bản chất của Đảng. Đảng ta
chưa thoả mãn và bằng lòng với thực tại, trong Đảng hiện nay vẫn còn hiện
tượng mất đoàn kết, thiếu nhất trí, thậm chí mâu thuẫn nội bộ một số cấp uỷ, tổ
chức đảng tương đối sâu sắc. Trong các văn kiện của Đảng đều có nhận định
về vấn đề này: “thiếu sự ăn khớp trong phong cách và quan hệ làm việc giữa
một số cán bộ lãnh đạo các cấp. Bệnh cục bộ địa phương còn nặng” 8; “tình
trạng mất đoàn kết nội bộ xảy ra trong nhiều tổ chức Đảng” 9; “một số cán bộ
và cấp ủy chưa tôn trọng và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ;
bệnh quan liêu, độc đoán, cụa bộ, địa phương, kèn cựa, địa vị, cá nhân chủ
nghĩa rất nặng . Không ít nơi nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng” 10; “dân chủ
Văn kiện Đảng: Tập I, Nxb sách giáo khoa Mác – Lênin, H1978, Tr76
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X , Nxb CTQG, H2006, Tr 277
7 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 12, Nxb CTQG, H 2002, Tr 510
8 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H 1987, Tr 142
9 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, H 1991, Tr 48
10 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, H1996, Tr 138
5
6

2


trong Đảng và trong xã hội còn bị vi phạm. Kỷ cương, kỷ luật ở nhiều cấp,
nhiều lĩnh vực không nghiêm. Sự đoàn kết, nhất trí ở không ít cấp ủy còn
yếu”11.
Phân tích hiện tượng mất đoàn kết ở một số nơi, chúng ta thấy nguyên
nhân, sự mâu thuẫn và mất đoàn kết ở đó thường không phải do có mâu thuẫn

về quan điểm chính trị mà chủ yếu là do mâu thuẫn về lợi ích cá nhân, địa vị
và quyến lực, lối sống và phong cách công tác…. Đáng chú ý là hiện tượng
mất đoàn kết đó xảy ra dưới nhiều dạng; viện cớ bảo vệ quan điểm, đường lối,
chủ trương của Đảng để phê bình, chụp mũ, quy kết nhau; hoặc lấy danh nghĩa
bảo về lợi ích của Đảng, của tập thể và nhân dân để phê phán, đả kích nhau
hoặc ngấm ngầm lôi kéo người khác về phía mình, cô lập đối tượng phê phán;
có trường hợp lợi dụng tự phê bình và phê bình để làm mất uy tín của đồng chí
mình chứ không phải để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Nguy hiểm hơn, tuyên bố
không hợp tác với nhau, tìm mọi cách loại nhau khỏi cương vị công tác, hoặc
dùng quyền lực tổ chức để điều động đi nơi khác, không tạo điều kiện cho
nhau làm việc. Hiện tượng mất đoàn kết đó không chỉ ở các cán bộ, đảng viên
bình thường, mà thường rơi vào những cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương
và cơ sở; những nơi nội bộ mất đoàn kết, tự bản thân cơ sở không giải quyết
được, nhưng cấp ủy cấp trên lại không quan tâm chỉ đạo giải quyết kịp thời,
dứt điểm, nên tình trạng mất đoàn kết còn kéo dài. Hậu quả của việc mất đoàn
kết đó là làm phân tán sức mạnh của các tổ chức đảng, cản trở việc thực hiện
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến khối đại
đoàn kết chung, kẻ thù và bọn xấu lợi dụng tình hình ấy, ở một số nơi, lôi kéo
số quần chúng chậm tiến để nói xấu Đảng, chia rẽ Đảng, chính quyền với nhân
dân.
Sự nghiệp đổi mới của chúng ta hôm nay là một cuộc cách mạng đầy
gian khổ, khó khăn và phức tạp. Muốn cuộc cách mạng đó thành công, hơn lúc
nào hết cần phát huy được đầy đủ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền
thống đoàn kết thống nhất trong Đảng. Trong điều kiện hiện nay, để giữ vững
và tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng, cần phải giải quyết tốt những vấn đề cơ bản sau
đây:
Một là, phải tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng, nâng cao
trình độ nhận thức về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường
11


Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H 2006, Tr 262

3


lối quan điểm của Đảng, làm cho mọi cán bộ, đảng viên nắm vững bản chất
cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm
chắc cơ sở lý luận và thực tiễn của quan điểm, đường lối, chủ trương, chính
sách, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng. Nhận thức tư tưởng được
nâng cao, cán bộ, đảng viên sẽ thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đoàn
kết thống nhất trong Đảng, giúp họ hiểu được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho
mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng, để có quyết tâm phấn đấu và cống
hiến. Mọi suy nghĩ và hành động trái với nguyên lý của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không phù hợp với đường lối, quan điểm của
Đảng, phải kiên quyết đấu tranh để loại trừ. Chỉ có như thế thì đoàn kết thống
nhất mới có cái nền vững chắc và cơ sở để tồn tại lâu dài, cán bộ, đảng viên
mới quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt.
Hai là, phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt
đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ. Muốn phát huy trí tuệ và sức sáng
tạo của cán bộ, đảng viên, phải mở rộng dân chủ trong xã hội nói chung và
trong Đảng nói riêng. Nhưng dân chủ rộng rãi không thể tách rời tập trung
nghiêm ngặt, bởi vì chỉ có như vậy mới đi đến hành động thống nhất. Từng cấp
ủy đảng từ cơ sở đến Trung ương giữ vững đoàn kết thống nhất. Những cấp ủy
vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, cán bộ lãnh đạo chủ chốt độc đoán,
chuyên quyền, bè phái, cục bộ …, gây mất đoàn kết nội bộ, cấp ủy cấp trên
phải kịp thời chỉ đạo làm rõ đúng sai, nghiêm khắc sử lý những người có sai
phạm, kiện toàn tổ chức cán bộ, nơi nội bộ mất đoàn kết không có khả năng tự
khắc phục khuyết điểm thì giải tán về tổ chức, thành lập tổ chức mới theo quy
định của Điều lệ Đảng.

Ba là, thường xuyên, nghiêm túc thực hiện tốt tự phê bình và phê bình
trong Đảng, tiếp tục thực hiện các nội dung cuộc vận động xây dựng, chỉnh
đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII. Nét đặc
trưng của tự phê bình và phê bình trong Đảng là trung thực, thẳng thắn và chân
thành. Phê bình không phải là xỉ vả, xúc phạm danh dự của nhau, mà để giúp
nhau sửa chữa khuyết điểm, giúp nhau tiến bộ và để đoàn kết tốt hơn. phương
pháp tự phê bình và phê bình là có lý có tình, cổ vũ nhau phát huy ưu điểm,
nhược điểm cần khắc phục. Thái độ tự phê bình và phê bình là phải tôn trọng
sự thật, tôn trọng lẽ phải, chống bao che hoặc thổi phồng, bóp méo sự thật.
Biết phân tích ưu điểm, khuyết điểm của nhau theo quan điểm toàn dịên và
quan điểm lịch sử, cụ thể, đánh giá đầy đủ, đúng đắn những ưu điểm và khuyết

4


nhược điểm trong công tác xây dựng Đảng nói chung, trong việc giữ gìn đoàn
kết thống nhất ở mỗi tổ chức cơ sở đảng, mỗi cấp ủy đảng nói riêng, để từ đó
đề ra những biện pháp phù hợp và có hiệu quả giữ vững, tăng cường đoàn kết
thống nhất trong Đảng.
Bốn là, củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng phải gắn chặt với cải
cách, đổi mới tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước và các đoàn thể chính
trị – xã hội. Xây dựng cho được bộ phận lãnh đạo chủ chốt của mỗi cấp, mỗi
ngành, mỗi đơn vị có năng lực và phẩm chất tốt. Xác định rõ chức trách, nhiệm
vụ quyền hạn của các cấp ủy, các tổ chức đảng và quy chế thực hiện mối quan
hệ giữa cấp ủy đảng với ban lãnh đạo cơ quan nhà nước cùng cấp, làm cho sự
đoàn kết thống nhất trong Đảng thực sự trở thành hạt nhân đoàn kết trong toàn
hệ thống chính trị. Phải thay đổi ngay những cán bộ không đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ, bổ xung, đề bạt kịp thời những cán bộ tốt, đồng thời có chế độ
đãi ngộ thoả đáng để động viên cán bộ yên tâm công tác.
Năm là, phải mở rộng dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Đồng thời, kiên

quyết đấu tranh với những hiện tượng “ đoàn kết thống nhất” hình thức, một
chiều, nể nang, không dám đấu tranh hoặc những quan điểm đồng nhất việc
trong sinh hoạt Đảng có những ý kiến khác nhau khi thảo luận, tranh luận với
tình trạng mất đoàn kết. Bởi vì, trước sự phát triển của thực tiễn cách mạng, có
nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn phức tạp, chưa được làm sáng tỏ đòi hỏi các
cơ quan, tổ chức đảng phải thảo luận nghiên cứu. Cho nên, từng cán bộ, đảng
viên phải biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau, cùng tìm ra chân lý, lẽ phải
thống nhất ý chí và hành động.
Đường lối đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã được
thực tế kiểm nghiệm là đúng đắn. Những thành tựu thu được trong hơn 20 năm
qua là cơ sở vững chắc nhất bảo đảm cho sự đoàn kết thống nhất trong Đảng
và trong toàn dân. Chúng ta có thể khẳng định chỉ có giữ gìn sự đoàn kết thống
nhất trong Đảng thì Đảng mới có đầy đủ điều kiện để hoạch định một đường
lối đúng, đưa được đường lối vào cuộc sống và biến nó thành hành động cách
mạng của lực lượng quần chúng đông đảo, mới lãnh đạo và tổ chức thực hiện
đường lối đó thành công. Giữ gìn, bảo vệ sự đoàn kết thống nhất trong Đảng là
trách nhiệm của các cấp bộ đảng và của mọi cán bộ, đảng viên trong công tác
và trong sinh hoạt đảng

5


6



×