TINH THẦN YÊU NƯỚC – MỘT TRONG NHỮNG GIÁ
TRỊ TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH
Truyền thống yêu nước là một tình cảm đặc biệt của con người
với quê hương, đất nước, quốc gia, dân tộc. Theo Lênin - chủ nghĩa
yêu nước nói chung là "Một trong những tình cảm sâu sắc nhất đã
được củng cố qua hàng trăm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc
biệt lập". Như vậy, chủ nghĩa yêu nước là tình cảm phổ quát của nhân
dân các quốc gia, dân tộc trên thế giới được hình thành rất sớm trong
tư tưởng nhân loại.
Đối với dân tộc Việt Nam truyền thống yêu nước là một hệ thống
những quan điểm, tư tưởng tình cảm của nhân dân đối với Tổ quốc, biểu
hiện ở tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào, sẵn sàng cống hiến sức
lực, tài năng, trí tuệ và xả thân và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, là mộ giá trị văn hóa tinh thần quý báu, một động lực cách mạng
to lớn góp phần vào sự trường tồn và phồn vinh của dân tộc.
Truyền thống yêu nước, truyền thống dân tộc Việt Nam được hun
đúc trong suốt chiều dài lịch sử, dựng nước và giữ nước. Đúng như Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi Tổ
quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng
vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó
nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước". Giáo sư Trần Văn Giàu
viết "Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam hẳn không phải là một
truyền thuyết thâm viễn cũng không phải là một tín ngưỡng huyền diệu,
2
nó là một hệ thống tư tưởng nhận thức và ứng xử đơn giản vừa đủ để cho
dân tộc Việt Nam tồn tại và tồn tại trong danh dự".
Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể hiện trên
các đặc trưng đó là tình yêu quê hương đất nước con người. Trong ý
niệm về Tổ quốc của người Việt Nam bao giờ cũng có ý niệm về quê
hương cụ thể nơi họ sinh ra và lớn lên với bao hình ảnh thân thương:
Cây đa, giếng nước, sân đình, con người cụ thể trên mảnh đất đó. Tổ
quốc Việt Nam rộng lớn bao giờ cũng gắn với hình ảnh một cái làng
riêng biệt. Trong thực tế đã hình thành lên mối quan hệ nhà - làng
nước, trong sự hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam, trong tổ
chức Nhà nước, trong tư tưởng, tình cảm con người Việt Nam. Điều đó
làm cho truyền thống yêu nước Việt Nam có độ sâu sắc, mạnh mẽ và
rất độc đáo.
Yêu nước của nông dân Việt Nam là một tình yêu cụ thể, không
trừu tượng, từ yêu thương cảnh quan thiên nhiên nơi mảnh đất họ đã
sinh ra, đến tình yêu Tổ quốc bao la, tư tưởng yêu nước gắn liền với
thương nòi, đã sản sinh ra những hành động yêu nước rất cụ thể, chủ
nghĩa anh hùng trong sản xuất, chiến đấu và hình thành nên những
tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của những người con lạc,
cháu hồng, cùng chung một nguồn gốc, tổ tiên cùng ra đời từ cái "bọc
trăm trứng".
Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam còn thể hiện ở
tình cảm gắn bó, cố kết cộng đồng, hướng về dân, lấy dân làm gốc.
Trong thực tiễn để mưu sinh, chiến đấu, để bảo vệ, giữ vững độc lập
dân tộc, đòi hỏi các tầng lớp dân cư phải có sự đoàn kết cố kết với
nhau tạo thành sức mạnh cộng đồng vững mạnh, sức mạnh của tất cả
quần chúng nhân dân, sức mạnh ấp được ví như "nước". Như Nguyễn
Trãi khẳng định: "Chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân".
3
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã trải qua các thời đại khác nhau,
nhưng có cùng một mục đích "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân", tạo
nên sự bình yên của mỗi làng quê và trên toàn bộ mọi vùng của Tổ
quốc. Ở Việt Nam ngoài ba mối quan hệ cơ bản" Vua - tôi, cha - mẹ,
chồng - vợ còn có mối quan hệ thứ tư là quan hệ giữa nước và dân
"nước lấy dân làm gốc".
Truyền thống của dân tộc còn thể hiện ở ý thức bảo vệ bản sắc
văn hóa dân tộc, nền văn hóa, văn minh Việt Nam là kết quả của quá
trình lao động chinh phục thiên nhiên, xây dựng cuộc sống, của các
cuộc đấu tranh chống xâm lược, chống sự đồng hóa của các thế lực bên
ngoài đối với dân tộc Việt Nam.
Nằm ở miền Đông nam lục địa châu Á, nơi đã có một quá trình
hình thành lâu đời. Việt Nam cũng như nhiều vùng khác của châu lục có
đầy đủ những điều kiện cần thiết cho con người hình thành và phát
triển . Các di cốt và công cụ lao động của người vượn (người nguyên
thủy, tìm thấy ở một vài di chỉ khảo cổ học đã xác nhận điều này).
Ở vị trí chiến lược của vùng Đông Nam Á, trên đầu mối các đường
giao thông thủy bộ quan trọng và thuận lợi từ Bắc xuống Nam, từ Đông
sang Tây. Vì vậy, cư dân trên đất nước này sớm có điều kiện tiếp xúc,
giao lưu với nhiều nền văn hóa lớn của nhân loại, tiêu biểu là văn hóa
Trung Hoa và Ấn Độ của phương Đông cổ đại.
Nằm giữa hai tiểu lục địa Trung Quốc và Ấn Độ, đất nước và
con người Việt Nam cũng trải qua bao nhiêu khó khăn, thử thách. Tuy
thiên nhiên có phần ưu đãi, song bão lụt, nắng hạn, dịch bệnh… hàng
năm tước đoạt không ít cuộc sống và thành tựu lao động của cư dân
trong vùng.
4
Ở vào vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, chính trị, kinh tế,
ngay từ thủa mới dựng nước, Việt Nam đã trở thành mục tiêu, đối tượng
xâm chiếm, thống trị, bóc lột của nhiều phương kéo đến.
Điều kiện tự nhiên, xã hội đã được phản ánh trong các câu
chuyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ… là sản
phẩm của tư duy, phản ánh những quan niệm của cộng đồng người về
bản thân mình, về mối quan niệm của cộng đồng người về bản thân
mình, về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa con người
với nhau, về những sự kiện lịch sử, các thể loại văn hóa dân gian đã
miêu tả lịch sử xã hội qua các thời đại. Đó là truyền thuyết về "Âu cơ
đẻ một trăm trứng", "Sơn tinh - Thuỷ tinh" và "Thánh Gióng"… Đã
khái quát và phản ánh những nhận thức của tổ tiên ta về nguồn gốc
dân tộc, về cuộc đấu tranh với thiên nhiên để dựng nước và đấu tranh
chống xâm lược để giữ nước.
Dựng nước và giữ nước gắn chặt với nhau, ngay từ đầu buổi bình
minh của lịch sử Việt Nam. Đó là một đặc điểm nổi bật trong quá trình
tồn tại và phát triển của dân tộc.
Từ lúc dựng nước đến năm 1975 - khi đất nước đã hoàn toàn giải
phóng, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội - những năm tháng bị xâm
chiếm, bị đô hộ, nguy cơ xâm lược đe dọa lại dài hpn thời gian hòa bình,
xây dựng Tổ quốc.
Tính từ năm 218 trước công nguyên, khi Tần Thuỷ Hoàng sai Hiệu
úy Đồ Thư chỉ huy 50 vạn quân tiến xuống phương Nam, trong đó có đất
Lĩnh Nam của người Việt, đến năm 1975 nhân dân Việt Nam đã tiến
hành hàng trăm cuộc khởi nghĩa, kháng chiến để chống lại những đạo
quân xâm lược đông, được trang bị đầy đủ, mạnh hơn ta gấp nhiều lần,
do những tên tướng tài ba, những con vua cháu chúa cầm đầu. Những
5
đội quân hùng mạnh, hung ác mà vó ngựa đã giày xéo nhiều lãnh thổ
nước ngoài, nhưng đến Việt Nam đã bị đánh tan tác, phải tháo chạy về
nước hay buông vũ khí cầu hòa trước sức kháng chiến của cả dân tộc
Việt Nam. thắng lợi của nhân dân Việt Nam không chỉ bảo vệ Tổ quốc,
giải phóng dân tộc mình mà còn đập tan mưu đồ, kế hoạch xâm lược
nhiều nước khác của bọn xâm lược.
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào đầu công nguyên đã mở đầu cuộc
khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại chính quyền đô hộ của nhà Hán,
cuộc đấu tranh trên đã phát triển đạt mục tiêu khôi phục nền độc lập,
"Đền nợ nước" sẽ kết hợp với "trà thù nhà".
Tiếp nối truyền thống yêu nước đó, trải qua Bà Triệu, Lý Bí, Mai
Thúc Loan, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ… gần 10 thế kỷ sau, vào nửa
đầu thế kỷ X Ngô Quyền xuất hiện, kết tinh khí phách 1.000 năm chống
Bắc thuộc của nhân dân ta với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, được
xem như "một vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu há phải chỉ lừng
lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" (Ngô Thời Sĩ). Nếu Hai Bà Trưng
mở đầu cho cuộc đấu tranh trường kỳ, bền bỉ cho độc lập dân tộc thì
Ngô Quyền mở đầu thời đại độc lập tự chủ, xứng đáng là người anh
hùng "mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại
sang nữa", làm cho "chính thống của nước Việt ta ngõ hầu đã nối lại
được" (Lê Văn Hưu).
Trong gần 10 thế kỷ tiếp theo của chế độ phong kiến, nhiều anh
hùng được sản sinh theo yêu cầu của đất nước, của các thời đại. Lý
Thường Kiệt với bài "thơ thần" Nam Quốc Sơn Hà… ra đời vào buổi
đầu thời độc lập dân tộc. Ông đã khẳng định "Cương giới", "chủ quyền"
quốc gia, được "ghi rành rành trong sách trời", bày tỏ quyết tâm và lòng
tin tưởng vào thắng lợi đối với bất cứ kẻ thù nào "dám đến xâm phạm"
6
cõi bờ. Bài thơ "Nam quốc sơn hà" có ý nghĩa như một "tuyên ngôn độc
lập" đầu tiên trong lịch sử nước ta. Nó có tác dụng như một lời thề, một
bài hịch cổ xúy mọi người noi gương những anh hùng thủa trước trong
sự nghiệp giữ nước.
Vào nửa sau thế kỷ XIII, Trần Hưng Đạo đã làm tròn sứ mệnh
lãnh đạo toàn dân đánh bại quân Nguyên - Mông, truyền thống yêu nước
của dân tộc Việt Nam lại được thắp sáng và khẳng định trong một dòng
chảy của lịch sử.
Hai thế kỷ sau, trong cuộc kháng chiến chống Minh, mở đầu bằng
cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi và Nguyễn Trãi sau gần 10 năm
chiến đấu (1418 - 1427) đã đánh bại quân Minh xâm lược, cho phép 10
vạn quân của Vương Thông rút về nước nhà "còn ngực đập chân run"
(Bình Ngô đại cáo - Bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc đã
khẳng định ý thức độc lập chủ quyền của dân tộc hình thành trong thực
tiễn chiến đấu.
Nối tiếp "Ngọn cờ yêu nước" Nguyễn Huệ - người anh hùng dân
tộc lớn lên trong cảnh "áo vải cờ đào" làm nên chiến công lẫy lừng, hết
đánh bại các tập đoàn phong kiến thống trị chia cắt đất nước, đến đánh
tan các đạo quân xâm lược của phong kiến nước ngoài, đặt cơ sở cho sự
thống nhất Tổ quốc. Việc xuất hiện các anh hùng dân tộc tiêu biểu trong
lịch sử từ Hai Bà Trưng đến Nguyễn Huệ dường như được lặp lại đều
đặn, thường xuyên 2 ÷ 3 thế kỷ một lần, vào những thời điểm có thử
thách gay go nhưng bước ngoặt lớn của đất nước.
Các anh hùng dân tộc đã kế tiếp nhau hun đúc, xây đắp nên những
truyền thống tốt đẹp mãi mãi lưu lại cho đời sau. Họ đều có những nét
chung cơ bản mà Hồ Chí Minh đã tiếp thu và phát huy trong hoạt động
cách mạng của mình sau này.
7
Sau khi đánh thắng cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn các vua
đầu triều Nguyễn đã xây dựng một quốc gia phong kiến thống nhất.
Song với một nhà nước lỗi thời lạc hậu không quan tâm tới đời sống
của nhân dân, chế độ phong kiến triều Nguyễn đã đẩy đất nước vào
thảm cảnh bị xâm chiếm, độc lập dân tộc bị kẻ thù bên ngoài tới
cưỡng đoạt. Khác với thời đại Lý, Trần, Lê, phong kiến triều Nguyễn
không còn khả năng tập hợp nhân dân để đánh thắng quân xâm lược,
mặc dù nhân dân ta chủ yếu là nông dân đã tự nguyện tạm gác mối thù
giai cấp với phong kiến địa chủ để chiến đấu dưới lá cờ triều đình để
giải quyết mâu thuẫn chủ yếu giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn
thực dân xâm lược.
Trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ngày càng
lan rộng và mạnh mẽ khắp nước thì vua quan nhà Nguyễn lại trượt dài
trên con đường nhượng bộ, đầu hàng từng bước, để cuối cùng cam tâm
làm tay sai cho thực dân trong việc đàn áp, bóc lột nhân dân trong phạm
vi cả nước. Triều đình Huế với bè lũ quan lại đầu hàng phản động vì vậy
đã trở thành một đối tượng của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc. Nhân dân Việt Nam sớm có ý thức được rằng muốn
giành được độc lập phải đánh đuổi thực dân Pháp và phong kiến tay sai
ngày càng câu kết chặt chẽ với nhau.
Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc chẳng đã chứng minh rằng,
nhân dân Việt Nam đã đánh thắng bao kẻ xâm lược mạnh hơn mình gấp
nhiều lần. Việc mất nước là do triều đình nhà Nguyễn yếu hèn sợ nhân
dân hơn sợ giặc, sợ hãi tước súng ống của chủ nghĩa tư bản phương Tây
đã bỏ lỡ nhiều cơ hội cùng nhân dân tấn công thực dân Pháp, khi chúng
đang gặp nhiều khó khăn ở châu Âu và cả ở Việt Nam.
Phong trào Cần Vương tuy diễn ra dưới danh nghĩa "Giúp vua cứu
nước", nhưng về bản chất là phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân
8
chống xâm lược sự thất bại của phong trào Cần Vương cùng với sự hoàn
thành việc "bình định" về quân sự của thực dân Pháp ở Việt Nam (1885 1897) chấm dứt cuộc đấu tranh của nhân dân ta dưới ảnh hưởng của ý
thức hệ phong kiến.
Bước vào thế kỷ XX, việc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của
thực dân Pháp và ảnh hưởng của nhiều sự kiện lớn trên thế giới - Như sự
thành công của cuộc Duy tân ở Nhật Bản, nhưng biến động về chính trị,
kinh tế, xã hội ở Trung Quốc và chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) đã
trực tiếp tác động đến Việt Nam, trước hết trên lĩnh vực tư tưởng. các sĩ
phu Nho học yêu nước đã tiếp nhận tư tưởng dân chủ tư sản phương tây
qua những "tân thư", "tân văn" được truyền từ Trung Quốc. Họ hướng
về Nhật Bản "đồng văn đồng chúng, được khích lệ bởi tấm gương Nhật
Bản chiết thắng Nga Hoàng, họ mong muốn thực hiện tư tưởng đường
lối của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu rồi Tân Trung Sơn.
Phong trào Đông Du (1905 - 1908); phong trào chống thuế ở
trung kỳ (1907); hoạt động của những nhà yêu nước trong Duy Tân
hội (1905); Quang phục hội (1912); Đông kinh nghĩa thục (1907)…
chứng tỏ một tư tưởng mới đã thay thế tư tưởng phong kiến cũ, chi
phối cuộc đấu tranh chống Pháp hồi đầu thế kỷ XX. Đó là tư tưởng
dân chủ tư sản một xu hướng tiến bộ lúc bấy giờ. Song, tư tưởng dân
chủ tư sản phương Tây của tầng lớp sĩ phu đang trên đường tư sản hóa
đã tỏ ra bất lực trước tình hình và nhiệm vụ mới của đất nước, cuộc
đấu tranh yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam vào đầu thế
kỷ dường như "trong đêm tối không có đường ra". Điều này thể hiện
mâu thuẫn giữa sức sống, tinh thần đấu tranh anh dũng, bền bỉ của dân
tộc với sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và người tổ chức, lãnh
đạo đấu tranh.
9
Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 ở làng Hoàng Trù quê mẹ, cách
quê nội làng Kim Liên (thường gọi là làng Sen) 2Km. Cả hai làng này
đều thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh nghệ An. Người lớn lên
trong một gia đình nghèo yêu nước, nguồn gốc nông dân, ở một vùng
nhân dân có truyền thống lao động cần cù đấu tranh anh dũng chống áp
bức, chống xâm lược từ lâu đời. Lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc,
truyền thống của quê hương, ảnh hưởng của gia đình đã tạo ra Hồ Chí
Minh. Người là sản phẩm vừa đức kết những tinh hoa của dân tộc, tiêu
biểu cho thời đại và mang những đặc sắc của quê hương cũng như những
nét riêng biệt của cá nhân.
Sự xuất hiện Hồ Chí Minh là do yêu cầu của dân tộc trong cuộc
đấu tranh cho độc lập, tự do, là sản phẩm của lịch sử lâu đời của nhân
dân Việt Nam trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh chống
ngoại xâm.
Giá trị truyền thống yêu nước đã được hình thành hun đúc nên
những giá trị về phẩm chất nhân cách Hồ Chí Minh rất sớm ngay từ khi
còn ở tuổi niên thiếu.
Đối với Người, không chỉ tự hào về truyền thống dân tộc, chủ yếu
là tinh thần yêu nước, mà còn phát huy nó trong cuộc sống, "tinh thần
yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bàu trong tủ
kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi giấu kín đáo
trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của
quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích,
tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả
mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng
chiến". Đồng thời, Người cũng phân biệt về nguyên tắc "tinh thần yêu
10
nước chân chính khác với tinh thần "vị quốc" của đế quốc phản động
"Nó là một bộ phận của tinh thần quốc tế"…".
Tiếp nhận sâu sắc truyền thống yêu nước của nhân dân lại được sự
giáo dục tốt đẹp của gia đình, Nguyễn Sinh Cung sớm có lòng yêu
thương đồng bào nghèo khổ và tinh thần yêu nước.
Hành động yêu nước mạnh mẽ của Nguyễn Tất Thành vào thời
niên thiếu là tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân Thừa
Thiên vào tháng 5/1908. Sau đó, Nguyễn Tất Thành bị mật thám Pháp
theo dõi, bị Ban giám hiệu Trường Quốc học đe dọa, cụ Nguyễn Sinh
Sắc cũng bị nhà cầm quyền Pháp và Nam triều khiển trách vì đã để cho
con trai có những hành đống chống Pháp.
Chính sức mạnh của giá trị truyền thống yêu nước là một động lực
chủ yếu đã thúc đẩy Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu
nước. Bởi vì, anh rất "Khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa
Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bộ Châu, nhưng không hoàn toàn tán
thành cách làm của một người nào". Truyền thông yêu nước của dân tộc
bao giờ cũng là cơ sở tư tưởng tình cảm cho mọi suy nghĩ và hành động
của Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời mình. Năm 1919 khi từ nước Anh
trở lại nước Pháp hoạt động, Người đã lấy tên mới Nguyễn Ái Quốc (nhà
yêu nước Nguyễn) - để ký vào Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi
chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình
đẳng của dân tộc Việt Nam, từ truyền thống yêu nước của dân tộc, cuối
năm 1920 Hồ Chí Minh đã trở thành người cộng sản. Trong bài "Con
đường dẫn tôi tới chủ nghĩa Lênin (đăng trên Báo Nhân dân ngày
22/4/1960) Người khẳng định: "Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước,
chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo
Quốc tế thứ ba".
11
Như vậy, Hồ Chí Minh tiếp nhận cái cơ bản của truyền thống dân
tộc, nổi bật là truyền thống yêu nước, để tìm sức sống cho cuộc đấu
tranh lúc đó. Người hiểu rõ trong truyền thống dân tộc có những điều
gần như "bất biến" và được kết tinh, cô đọng từ bao đời nay, có giá trị
đối với mọi thời đại, song cũng có những điểm chịu ảnh hưởng của ý
thức hệ của giai cấp thống trị, của hoàn cảnh lịch sử và nhiệm vụ cụ thể
của mỗi thời kỳ nên có thay đổi.
Trong những thế kỷ sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương
Bắc, lòng yêu nước của nhân dân ta thể hiện ở tinh thần tự chủ, đấu
tranh bất khuất để thoát khỏi ách thống trị của nước ngoài. Trong thời kỳ
phong kiến đối lập, lòng yêu nước gắn với "lòng trung quân", được thể
hiện trong lao động xây dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, giải
phóng dân tộc. Đến thời cận đại, tinh thần yêu nước chống Pháp của
nhân dân Việt Nam đã khiến cho kẻ thù phải lo sợ, dù chúng đã bình
định về quân sự và tiến hành tổ chức bộ máy thống trị.
Tuy tiếp thu truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước của tổ tiên,
song Hồ Chí Minh sớm nhận thấy không thể đi con đường cứu nước
theo ý thức hệ phong kiến tư sản được. Năm 1905 khi phong trào Đông
Du bắt đầu sôi nổi, cụ Phan Bội Châu muốn đưa Anh và một số thanh
niên sang Nhật nhưng Anh không đi.
Nguyễn Tất Thành từ chối con đường Đông Du không phải vì đã
hiểu bản chất của Nhật Bản đang trên con đường đế quốc chủ nghĩa, mà
chỉ mới cảm thấy rằng không thể dựa vào nước ngoài để giải phóng
đồng bào. Sau này Hồ Chí Minh mới có khả năng khái quát rằng: Hy
vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì
"đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau". Việc Nguyễn Tất Thành từ chối
việc du học ở Nhật không phải là khước từ lòng ưu ái, niềm tin của cụ
Phan Bội Châu mà là từ chối con đường cứu nước do Nguyễn Thành
12
Thành cảm nhận được là không thể dưa tới thành công. "Điều mà Chủ
tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức được và nó dẫn Người đi đúng hướng
là: Nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại "chính
quốc" ở nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình".
Mùa hè năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương
Tây tìm con đường cứu nước. Đó là sự kiện mới chưa hề có trong lịch sử
nước ta, vốn theo con đường truyền thống là đi sang phương Đông.
Việc Hồ Chí Minh ra nước ngoài xuất phát từ ý thức dân tộc, từ
hoài bão cứu nước và từ lòng yêu nước nồng nàn của Người.
Cuộc hành trình qua nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc tư bản đế
quốc không chỉ hình thành ở Hồ Chí Minh tình cảm, ý thức đoàn kết
quốc tế giữa các dân tộc bị áp bức mà còn rèn luyện Người trở thành một
công nhân có đầy đủ phẩm chất, tư tưởng tâm lý xã hội của giai cấp vô
sản. V.I.Lênin chỉ rõ rằng, muốn hiểu sự hình thành tâm lý xã hội, phẩm
chất tư tưởng của giai cấp công nhân ở một con người thì phải xem trong
hoàn cảnh thực tế của con người ấy đã nắm vững "tâm lý vô sản" như
thế nào ?. Tiêu chí này giúp chúng ta hiểu rõ chính trong quá trình hòa
nhập vào cuộc sống của những người lao động bị áp bức - của giai cấp
công nhân thế giới mà từ một người yêu nước có hoài bão đi tìm con
đường cứu nước cho dân tộc Hồ Chí Minh đã trở thành người lao động,
người công nhân, rồi một người cộng sản, một chiến sĩ quốc tế. Quá
trình này "tưởng chừng như đơn giản và tự nhiên. Thực ra đó là chặng
đường chiến thắng biết bao khó khăn với sự lựa chọn vững chắc, tránh
được những sai lầm dẫn tới ngõ cụt.
Thực tiễn trong gần 10 năm đi tìm đường cứu nước, nhất là khi
đọc sơ khảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề
thuộc địa của Lênin (1920) Người đã "cảm động, phấn khởi… vui mừng
đến phát khóc" và đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc. Mặt khác
13
Luận cương của Lênin đã nâng cao nhận thức của Hồ Chí Minh về con
đường giải phóng dân tộc của mình, cũng như của các dân tộc bị áp bức
khác. Nó phù hợp và đáp ứng những tình cảm, suy nghĩ, những hoài bão
được ấp ủ từ lâu ở người này đang được trở thành hiện thực "Luận
cương những vấn đề dân tộc và thuộc địa đến với Người như một ánh
sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách
mạng mà Người hằng nung nấu".
Như vậy, Hồ Chí Minh từ tiếp thu truyền thống dân tộc, chủ yếu là
tinh thần yêu nước đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm con đường
cứu nước đúng đắn cho nhân dân ta như lời của Tổng Bí thư Lê Duẩn đã
khẳng định: "Đây là công lao to lớn của Người đã gắn phong trào cách
mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân ta đi
theo con đường mà chính Người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến
chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là con đường giải phóng duy nhất mà cách
mạng tháng Mưòi Nga đã mở ra cho nhân dân lao động và tất cả các dân
tộc bị áp bức trên toàn thế giới".
Chủ nghĩa yêu nước theo hệ tư tưởng cách mạng, khoa học của
chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời và đóng vai trò động lực tinh thần mạnh
mẽ của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập cho dân tộc cả nước thống nhất đi
lên chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là tiếp thu, kế
thừa và phát triển những giá trị tinh hoa truyền thống yêu nước do lịch
sử để lại, tình yêu quê hương đất nước, yêu thương giống nòi, đùm bọc
che chở lẫn nhay, ý thức phục vụ Tổ quốc, tinh thần sẵn sàng hy sinh vì
dân vì nước… tuy nhiên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí
Minh có bản chất giai cấp hoàn toàn khác và có biểu hiện cụ thể khác
với chủ nghĩa yêu nước truyền thống. Cơ sở lý luận - tư tưởng chủ nghĩa
14
yêu nước Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, là lý tưởng cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội.
Nghiên cứu, học tập nguồn gốc quá trình hình thành và phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và các giá trị truyền thống của dân tộc
nói riêng trong việc hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh nói
riêng là một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng trong việc
khẳng định giá trị tinh thần và nền tảng tư tưởng của Người trong giai
đoạn cách mạng hiện nay.
Truyền thống yêu nước là một trong những giá trị truyền thống
xuyên suốt nổi bật nhất đã tác động vào hun đúc nên giá trị tư tưởng Hồ
Chí Minh từ một người có lòng yêu nước thương dân, có một khát khao
cháy bỏng ngay từ thời niên thiếu khi chứng kiến cảnh nhân dân lầm
than khổ cực, dân tộc thì bị áp bức xâm lược. Chính điều đó, từ một
người yêu nước Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đã đến
với con dường cách mạng giải phóng cho dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, khi các thế lực thù địch đang ra sức chống phá, xuyên
tạc, bôi nhọ, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
thì việc giáo dục tuyên truyền cho mọi tầng lớn nhân dân nói chung và
thế hệ trẻ nói riêng nhận thức sâu sắc về giá trị truyền thống yêu nước
được đúc trong tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng là một trong những nội
dung quan trọng và là vũ khí sắc bén để chống lại những luận điệu chống
phá thâm độc của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững sự "trong
sáng" và giá trị tinh thần bất diệt của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh.