Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

Quá trình bảo vệ độc lập của dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 195 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN
CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
---------------------*****-------------------

CHÚCCC BÁ TUYÊN
CHÚC BÁ TUYÊN

CHÚC BÁ TUYÊN

CHUYÊN ĐỀ CHUYÊN SÂU
QU¸ TR×NH
VÖHÌNH
§éC NGHIÊN
LËP D¢NCỨU
TéCLIÊN
CñA QUAN
VIÖT NAM
TỔNG
QUANB¶O
TÌNH
ĐẾN
QUÁ TRÌNH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRONG
TRONG
LÜNH
VùC
§èI
NGO¹ITỪTõNĂM
N¡M1986
1986
§ÕN


N¡M
LĨNH
VỰC
ĐỐI
NGOẠI
ĐẾN
NĂM
20152015

Chuyên ngành: Lịch sử phong trào cộng sản,
Mã số

công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc
: 62 22 52 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN,
CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Thái Văn Long
2. PGS.TS Nguyễn Thị Quế

MỤC LỤC
Trang
HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

CHÚC BÁ TUYÊN


QU¸ TR×NH B¶O VÖ §éC LËP D¢N TéC CñA VIÖT NAM
TRONG LÜNH VùC §èI NGO¹I Tõ N¡M 1986 §ÕN N¡M 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN,
CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Mã số: 62 22 03 12

Người hướng dẫn khoa học:
1- PGS.TS. THÁI VĂN LONG
2- PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu của luận án là trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Chúc Bá Tuyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.................................. 6
1.1. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án đã được nghiên cứu...................................... 6

1.2. Đánh giá khái quát kết quả các công trình đã nghiên cứu liên quan đến luận án và
những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu................................................................................24
Chương 2: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG VÀ
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỂ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TỪ NĂM 1986 ĐẾN
NĂM 2015..................................................................................................................................26
2.1. Cơ sở lý luận........................................................................................................................26
2.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................................38
Chương 3: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN
TỘC CỦA VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1986 ĐẾN
NĂM 2015..................................................................................................................................65
3.1. Nội dung bảo vệ độc lập dân tộc trong chính sách đối ngoại của đảng và nhà nước Việt
Nam thời kỳ đổi mới ..................................................................................................................65
3.2. Quá trình triển khai bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại
(1986 - 2015)...............................................................................................................................79
Chương 4: NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA
VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2015 VÀ
KINH NGHIỆM.....................................................................................................................119
4.1. Nhận xét về quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối
ngoại .........................................................................................................................................119
4.2. Một số kinh nghiệm chủ yếu............................................................................................138
KẾT LUẬN..............................................................................................................................152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................155
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................156
PHỤ LỤC.................................................................................................................................170


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB


:

Ngân hàng phát triển châu Á

AFTA

:

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

AMM

:

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

APEC

:

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương

ARF

:

Diễn đàn khu vực ASEAN

ASC


:

Ủy ban Thường trực ASEAN

ASEAN

:

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

ASEM

:

Diễn đàn hợp tác Á-Âu

BTA

:

Hiệp định thương mại song phương

CNTB

:

Chủ nghĩa tư bản

CNXH


:

Chủ nghĩa xã hội

COC

:

Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông

CPP

:

Đảng nhân dân Campuchia

DCND

:

Dân chủ nhân dân

DOC

:

Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông

EAS


:

Cấp cao Đông Á

EU

:

Liên minh châu Âu

FDI

:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

IMF

:

Quỹ tiền tệ quốc tế

JIM

:

Hội nghị không chính thức về Campuchia

KH-CN


:

Khoa học công nghệ

NAM

:

Phong trào Không liên kết

NGO

:

Tổ chức phi chính phủ

ODA

:

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

ODP

:

Chương trình ra đi có trật tự

PCA


:

Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện

POW

:

Tù nhân chiến tranh

P.5

:

Năm nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc


SEANWFZ :

Hiệp ước về một Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân

TAC

:

Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á

TCH

:


Toàn cầu hóa

TBCN

:

Tư bản chủ nghĩa

WB

:

Ngân hàng thế giới

WTO

:

Tổ chức Thương mại thế giới.

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh toàn cầu hóa (TCH) đang phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh địa chính trị giữa các cường quốc nổi lên hiện nay thì việc đổi mới, thực thi một đường
lối đối ngoại mềm dẻo, linh hoạt vừa bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc vừa tạo dựng
môi trường quốc tế hòa bình, hợp tác và phát triển cho đất nước là vấn đề có ý nghĩa
chiến lược đối với các quốc gia, dân tộc, nhất là với các nước đang phát triển. Việc
các nước đề ra đường lối, nội dung và quá trình triển khai chính sách đối ngoại phù
hợp, thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác quốc tế nhằm thu hút nguồn lực để phát triển
đất nước chính là cách bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc tốt nhất trong bối
cảnh hiện nay.
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được thế giới biết đến là một quốc
gia có lịch sử lâu đời với truyền thống ngoại giao hòa hiếu đã góp phần quan trọng
vào thành công của công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Sau ngày đất nước
thống nhất (1975), Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhận thức sâu sắc về tầm quan
trọng của việc tạo dựng một môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, hợp tác hiệu
quả,... không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước mà
còn trực tiếp góp phần quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh bảo vệ,
củng cố độc lập dân tộc. Do đó, hoạt động đối ngoại phải từng bước trưởng thành
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của đất nước cũng như phù hợp với xu thế vận động
của thời đại.
Năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đề xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất
nước, trong đó có đổi mới tư duy đối ngoại. Với đường lối đối ngoại đổi mới phù hợp
mà Đảng và Nhà nước Việt Nam thực thi suốt hơn 30 năm qua đã đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp đấu tranh bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc. Thực tiễn triển khai
đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam đã thu được những thành tựu rất nổi
bật, đó là: Đối với một số nước láng giềng, Việt Nam chủ động cùng các nước tìm
kiếm giải pháp tháo gỡ những vướng mắc, giải tỏa những bất đồng; với khu vực, Việt
Nam chủ động và tích cực hơn trong các tiến trình hội nhập, đưa hợp tác khu vực đi


2

vào chiều sâu, nhất là đối với tiến trình hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN. Trên bình
diện toàn cầu, Việt Nam đã tiến những bước dài trong hội nhập quốc tế thông qua
việc gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn
hợp tác Á - Âu (ASEM), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), được các nước thành
viên Liên hợp quốc tín nhiệm bầu vào vị trí Ủy viên Không thường trực Hội đồng
Bảo an Liên hợp quốc khóa 2008 - 2009 và đã làm tốt nhiệm kỳ này; mặt khác, Việt
Nam cũng tăng cường thúc đẩy quan hệ với các nước lớn, các nước bạn bè truyền
thống và các nước đang phát triển ở các châu lục. Nhờ đó, Việt Nam đã khai thác
được các nhân tố sức mạnh bên ngoài, sức mạnh thời đại để phát triển đất nước, phá
vỡ vòng bao vây, cấm vận và phong tỏa kinh tế của các lực lượng thù địch chống
phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), qua đó củng cố vững chắc nền
độc lập dân tộc.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hoạt động đối ngoại nhằm mục tiêu bảo vệ
độc lập dân tộc của Việt Nam thời gian qua vẫn còn những bất cập, trở ngại do nhận
thức, tư duy, nguồn lực,... của chúng ta chưa theo kịp thực tiễn tình hình khu vực và
thế giới. Vì vậy, việc phân tích quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam qua nội
dung và quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
thời kỳ đổi mới, từ đó đánh giá những thành công, đồng thời cũng nhìn nhận lại
những hạn chế, bất cập còn gặp phải để tìm giải pháp khắc phục và rút ra bài học kinh
nghiệm trong hoạt động đối ngoại Việt Nam để bảo vệ và củng cố vững chắc nền độc
lập dân tộc là việc làm vừa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quá trình bảo vệ độc lập dân
tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015” làm luận
án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và
giải phóng dân tộc.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Luận án phân tích làm rõ nội dung và quá trình triển khai bảo vệ độc lập dân
tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại thời kỳ đổi mới (1986-2015), đồng thời
rút ra nhận xét về thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm.



3
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ
chính sau:
- Một là, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình hoạch định chính
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam để bảo vệ độc lập dân tộc từ năm
1986 đến năm 2015.
- Hai là, phân tích nội dung và quá trình triển khai chính sách đối ngoại nhằm
bảo vệ nền độc lập dân tộc của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2015.
- Ba là, rút ra những nhận xét và kinh nghiệm về quá trình bảo vệ độc lập dân
tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam
trong lĩnh vực đối ngoại thời kỳ đổi mới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam
trong lĩnh vực đối ngoại trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc
đổi mới toàn diện đất nước và mở cửa hội nhập.
- Về phạm vi nội dung: Luận án đặt trọng tâm nghiên cứu về đường lối đối
ngoại do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ Đại hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ
XI (1986 - 2015) và quá trình triển khai hoạt động ngoại giao của Nhà nước Việt
Nam nhằm bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1986 đến năm 2015. Luận án không đề
cập đến đối ngoại đảng và đối ngoại nhân dân.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của luận án được giới hạn từ năm 1986
đến năm 2015. Mốc thời gian 1986, là năm Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó có đổi mới tư duy đối
ngoại nhằm bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng thành công CNXH. Mốc 2015, là

thời điểm Việt Nam tổng kết 30 năm sự nghiệp đổi mới, bảo vệ độc lập dân tộc
và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), trong đó có
lĩnh vực đối ngoại.


4
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời đại, về quan điểm
quốc tế, về vấn đề dân tộc và quyền tự quyết dân tộc, về độc lập dân tộc và
CNXH, về chính sách đối ngoại được Đảng và Nhà nước Việt Nam đề ra từ Đại
hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ XII. Tác giả coi đây là nguồn cung cấp những
căn cứ lý luận, khoa học và thực tiễn giúp cho định hướng tư tưởng khi nghiên
cứu đề tài luận án.
Mọi nhận định, đánh giá trong luận án sẽ được xây dựng trên cơ sở phân tích,
khái quát những dữ liệu thực tế, những văn kiện, tư liệu gốc được thông qua tại các
đại hội, hội nghị của Đảng diễn ra từ năm 1986 đến nay, đồng thời luận án kế thừa
một cách có chọn lọc những kết quả của các công trình khoa học đã công bố liên
quan đến đề tài luận án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án là kết hợp phương pháp lịch sử
và phương pháp lôgíc. Ngoài ra, các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối
chiếu, thống kê... cũng được tác giả vận dụng thích hợp đối với việc nghiên cứu
từng nội dung cụ thể của luận án.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Luận án làm rõ quan niệm và cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại để bảo
vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2015.
- Luận án phân tích nội dung bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong
lĩnh vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015 bao gồm: tư tưởng, nguyên tắc,

mục tiêu, nhiệm vụ, phương châm đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam
đề ra. Qua đó làm rõ quá trình triển khai chính sách đối ngoại giúp Việt Nam
bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc qua 2 giai đoạn (1986-1995, 1995-2015).
Đồng thời rút ra nhận xét về những thành công, hạn chế và kinh nghiệm của
quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại từ năm
1986 đến năm 2015.


5
- Luận án cung cấp thêm luận cứ khoa học, giúp gợi mở một số vấn đề thực
tiễn trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam nhằm mục tiêu bảo
vệ độc lập dân tộc thời gian tiếp theo.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy môn Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng
dân tộc, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử thế giới hiện đại, Quốc tế học và
Quan hệ quốc tế.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Chương 2: Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt
Nam để bảo vệ độc lập dân tộc từ năm 1986 đến năm 2015
Chương 3: Nội dung và quá trình triển khai bảo vệ độc lập dân tộc của Việt
Nam trong lĩnh vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015
Chương 4: Nhận xét về quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong
lĩnh vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015 và kinh nghiệm


6
Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC
NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu chính sách đối ngoại nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng và
phát triển đất nước của Việt Nam cũng như các vấn đề liên quan đã được nhiều
chính khách và học giả quan tâm nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp với những khía
cạnh và mức độ khác nhau. Những nội dung cơ bản chỉ đạo đường lối và hoạt động
đối ngoại Việt Nam được thể hiện rõ nét trong các Văn kiện của Đảng Cộng sản
Việt Nam qua các kỳ đại hội, nhất là các văn kiện đại hội đảng thời kỳ đổi mới từ
Đại hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ XII. Đây là nguồn tài liệu gốc quan trọng mà
tác giả tiếp cận để nghiên cứu về chủ trương, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước Việt Nam nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc.
Bên cạnh đó, nhiều công trình của các học giả trong nước và nước ngoài đã
phần nào nêu ra yêu cầu khách quan cần phải điều chỉnh chính sách đối ngoại Việt
Nam phù hợp với sự thay đổi của tình hình đất nước, khu vực và quốc tế, nhấn mạnh
sự đúng đắn của nội dung chính sách đối ngoại trong từng hoàn cảnh cụ thể, đồng
thời khái quát quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam trong công cuộc
bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc. Sau đây xin nêu một số công trình tiêu biểu của các
tác giả trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án đã được nghiên cứu.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Thứ nhất, những công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở hoạch định
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm mục tiêu bảo vệ độc
lập dân tộc từ năm 1986 đến năm 2015
Một là, những công trình liên quan đến quan niệm về bảo vệ độc lập dân tộc
trong lĩnh vực đối ngoại của Việt Nam, tiêu biểu có các công trình sau:
* Sách:
Cuốn “Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra
với Việt Nam” của tác giả Phan Văn Rân, Nguyễn Hoàng Giáp [136] đã tổng hợp các
quan điểm về chủ quyền quốc gia trong lịch sử, so sánh nội hàm của chủ quyền quốc



7
gia dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa với chủ quyền quốc gia dân tộc trong thời kỳ
Chiến tranh Lạnh. Đồng thời cuốn sách cũng chỉ ra rằng toàn cầu hóa là một xu hướng tất
yếu, khách quan. Với tính chất phức tạp, đa dạng nó tác động đến mọi lĩnh vực theo cả hai
chiều tích cực và tiêu cực. Các quốc gia trên thế giới đang đối mặt với nó, và đã có những
đối sách thành công ở nhiều nước, để lại những bài học kinh nghiệm quý báu. Từ sự đánh
giá những thành tựu và những khó khăn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ quyền
quốc gia sau hơn 20 năm đổi mới, các tác giả cũng gợi mở những khuyến nghị về chủ
trương đường lối cho Đảng và Nhà nước Việt Nam để bảo vệ chủ quyền quốc gia trong
bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi hiện nay.
Cuốn sách “Một số vấn đề về bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới” của Nguyễn
Vĩnh Thắng [149] đã nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản như: Học thuyết của V.I. Lênin
về bảo vệ Tổ quốc XHCN với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ
mới; tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN
trong thời kỳ đổi mới; một số vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa xây dựng với bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN trong giai đoạn hiện nay.
Cuốn “Mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Tất Giáp, Nguyễn Thị Quế, Mai Hoài Anh
[47] đã làm rõ một số khái niệm về “độc lập, tự chủ”, “chủ quyền quốc gia” và “mối quan
hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế”; phân tích quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ
giữa độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế. Đồng thời, các tác giả phân tích kinh nghiệm xử lý
mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của một số nước trên thế giới và thực
tiễn xử lý mối quan hệ này ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Từ đó đưa ra quan điểm định
hướng và kiến nghị nhằm xử lý đúng mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế
của Việt Nam đến năm 2020.
* Tạp chí:
Bài viết “Độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” của Phạm Thanh
Hà [50] đã nêu lên quan niệm về độc lập dân tộc và khẳng định đó là mục tiêu hàng đầu
của mọi quốc gia dân tộc. Từ đó, tác giả cho rằng, bảo vệ độc lập dân tộc trong xu thế toàn

cầu hóa đồng nghĩa với việc các quốc gia phải “mở cửa”, đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Bài


8
viết cũng đề cập đến khát vọng cháy bỏng của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài lịch sử
hàng ngàn năm là phải bảo vệ bằng được độc lập cho dân tộc.
Tác giả Nguyễn Viết Thảo trong bài viết “Bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập
dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa” [148] đã nêu lên quan niệm về bảo vệ chủ quyền
quốc gia và bảo vệ độc lập dân tộc. Bài viết cũng nhấn mạnh đến sự thay đổi trong
cánh nhìn nhận về “độc lập dân tộc” và “bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia”
dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa. Từ thực tế nêu trên, tác giả cho rằng: Xây
dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của
toàn Đảng, toàn dân ta, trong đó bao hàm nhiệm vụ vừa nóng bỏng, cấp bách, vừa cơ
bản, lâu dài - đó là bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc.
Bài viết “Độc lập dân tộc - lợi ích cơ bản của đất nước” của Mai Hải Oanh
[117] đã nêu lên quan niệm về độc lập dân tộc với hai nội dung, đó là quyền tối cao
của quốc gia dân tộc trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập của quốc gia dân tộc
trong quan hệ quốc tế. Từ quan niệm về độc lập dân tộc nêu trên, tác giả đi vào phân
tích tinh thần độc lập dân tộc qua chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân
tộc ta, đồng thời khẳng định: Bảo đảm độc lập dân tộc vì mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là quan điểm, mục tiêu xuyên suốt của Đảng
và Nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
Hai là, những công trình đề cập đến tình hình thế giới, khu vực và trong nước
tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập
dân tộc của Việt Nam:
* Sách:
Cuốn “Thế giới trong 50 năm qua (1945 - 1995) và thế giới 25 năm tới (1996 2020)” của Nguyễn Cơ Thạch [142] đã gợi mở cách tư duy mới về thế giới, phác
họa xu thế phát triển của thế giới và sự thích ứng của Việt Nam. Với cách nhìn nhận
khoa học về những xu thế lớn của thế giới, tác giả không đi sâu trực tiếp vào những
vấn đề cụ thể mà cung cấp cho người đọc tầm nhìn chiến lược trên bình diện quốc tế

và suy nghĩ về sự đổi mới của đường lối đối ngoại Việt Nam, đồng thời tác giả cũng
đề xuất những khuyến nghị cần thiết giúp Việt Nam có thể bắt kịp được với những
biến đổi nhanh chóng của tình hình thế giới.


9
Cuốn sách “Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” của Nguyễn Duy Quý
[129] đã phân tích các xu hướng có ý nghĩa toàn cầu quy định sự phát triển của thế giới
như: KH-CN; TCH và nền kinh tế thị trường hiện đại; CNXH trong thế kỷ XX và trong
hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Cuốn sách cũng chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với
Việt Nam dưới tác động sâu rộng của quá trình TCH, sự chuyển đổi nhanh chóng của
cách mạng KH-CN, trước sự cạnh tranh khốc liệt về thị trường, phạm vi ảnh hưởng giữa
các nước lớn và chịu sự chống phá của các thế lực thù địch. Đây là những dữ liệu quan
trọng làm cơ sở để Việt Nam hoạch định chính sách đối ngoại nhằm bảo vệ vững chắc
chủ quyền quốc gia và nền độc lập của dân tộc.
Tác giả Thái Văn Long với cuốn “Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển
trong xu thế toàn cầu hóa” [79] đã phân tích làm nổi bật những nhân tố tác động đến độc
lập của các nước đang phát triển. Cuốn sách cũng thể hiện rõ những đặc điểm chung, nội
dung của cuộc đấu tranh bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc của các nước đang phát triển,
đồng thời phân tích cụ thể về nội dung cuộc đấu tranh bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc
của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa.
Nguyễn Đức Bình, “Những đặc điểm lớn của thế giới đương đại” [14].
Cuốn sách là bức tranh toàn cảnh về thế giới đương đại với các đặc điểm và xu
thế lớn: cách mạng KH-CN và TCH ngày càng phát triển tác động đến mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội của các quốc gia; những vấn đề toàn cầu ngày càng trở
nên búc xúc; quan hệ giữa các nước phát triển và đang phát triển có nhiều thay
đổi; vấn đề dân tộc, tôn giáo trong bối cảnh thế giới hiện nay ngày càng diễn
biến phức tạp; vận mệnh, tiền đồ của CNTB và tương lai của CNXH trong bối
cảnh quốc tế mới cũng được nhận định, đánh giá khách quan hơn. Từ những
nhận định trên, cuốn sách nêu bật những cơ hội và thách thức đang đặt ra đối

với Việt Nam trong tương lai. Tác giả luận án tiếp cận công trình này để làm rõ
bối cảnh quốc tế với những đặc điểm, xu hướng lớn đang vận động có tác động
như thế nào đến việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong công
cuộc bảo vệ độc lập dân tộc.
Các tác giả Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp, Mai Hoài Anh trong cuốn
“Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” [126]
đã phân tích khái quát về xu thế TCH. Theo đó, TCH là xu thế tất yếu. Sự ra đời của


10
phong trào chống mặt trái của TCH, mục tiêu, tính chất, đặc điểm, nội dung và hình thức
của phong trào chống mặt trái của TCH. Việt Nam với phong trào chống mặt trái của
TCH, vấn đề đặt ra và một vài khuyến nghị.
Cuốn “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh” của Nguyễn Duy Niên [116] đi vào
phân tích nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.
Cuốn sách làm nổi bật phương pháp, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí
Minh. Từ đó, tác giả đánh giá tình hình thế giới và nhiệm vụ cách mạng Việt Nam
trong những năm tới với nhiều yếu tố thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ đối ngoại.
Vì vậy, việc vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, cũng như tiếp tục xây
dựng nền ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là hết sức cần thiết để quan hệ
đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới phát triển và thu được nhiều kết quả hơn.
Cuốn sách “Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập
dân tộc của các nước đang phát triển sau Chiến tranh Lạnh” của Nguyễn Hữu Toàn
[154] đã phân tích nhận thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tính tất yếu phải
tiến hành đổi mới, nhất là nhận thức về những tác động của tình hình trong nước và
quốc tế đến sự nghiệp đổi mới. Từ những thàng công của sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam, tác giả cuốn sách rút ra những kinh nghiệm về bảo vệ độc lập dân tộc của Việt
Nam có tính chất tham khảo đối với các nước đang phát triển, cũng như những đóng
góp về mặt lý luận và sự tham gia, phối hợp của Việt Nam với các nước đang phát
triển trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.

Cuốn “Cạnh tranh chiến lược ở khu vực Đông Nam Á giữa một số nước lớn hiện
nay” của Nguyễn Hoàng Giáp [45] đã nhấn mạnh đến yếu tố địa chiến lược và sự gia
tăng liên kết hợp tác của khu vực Đông Nam Á. Cuốn sách trình bày nội dung cơ bản
trong chiến lược của các nước lớn với Đông Nam Á cũng như sự cạnh tranh ảnh hưởng
của các nước này đối với khu vực nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của mình. Bên
cạnh đó, cuốn sách cũng đi vào phân tích những tác động chính sách đối với ASEAN
và Việt Nam. Đối với Việt Nam, sự cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn ở khu
vực đang tác động theo cả hai chiều hướng thuận nghịch khác nhau, một mặt đang tạo
điều kiện cho Việt Nam tăng cường thúc đẩy hợp tác với các nước lớn, tận dụng các
nguồn lực để phát triển, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức, nhất là trong


11
việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và nền độc lập của dân tộc trước những mưu
đồ và tính toán chiến lược của các các nước lớn.
Tác giả Nguyễn An Hà trong cuốn “Tác động của toàn cầu hóa đến quá trình
phát triển của một số nền kinh tế chuyển đổi Đông Âu và Việt Nam” [49] đã đề cập
đến các đặc trưng và xu thế vận động của tiến trình TCH. Tác động của TCH đến quá
trình phát triển của một số nền kinh tế chuyển đổi trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI,
trong đó có Việt Nam. Theo tác giả, quá trình TCH sẽ tác động đến sự phát triển kinh
tế - xã hội Việt Nam, đáng chú ý là vấn đề đầu tư nước ngoài, việc làm và phát triển
nguồn nhân lực là những vấn đề cần được quan tâm. Từ đó tác giả đã đưa ra những
giải pháp ứng phó đối với Việt Nam trong quá trình TCH.
* Tạp chí:
Các bài viết “Bối cảnh quốc tế tác động đến chính sách của Việt Nam trong thập
niên đầu thế kỷ XXI” của Trần Hiệp [55]; “Xu thế đấu tranh củng cố độc lập dân tộc
của các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa” của Thái Văn Long, Đinh
Thanh Tú [80]; “Bảo vệ chủ quyền của các nước nhỏ trong thế giới hiện nay” của Đỗ
Sơn Hải [52],... ở mức độ và cách tiếp cận khác nhau đã đề cập đến bối cảnh quốc tế,
khu vực với những đặc điểm, xu thế tác động đến việc hoạch định chính sách đối ngoại

của Việt Nam phục vụ mục tiêu phát triển đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc.
Như vậy, những công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên ở mức độ khác
nhau đã đề cập đến những vấn đề liên quan đến cơ sở hoạch định chính sách đối
ngoại nhằm bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2015, bao
gồm: Quan niệm về bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực đối ngoại;
những đặc điểm, xu hướng nổi trội của thế giới và khu vực; tình hình và nhiệm vụ
cách mạng Việt Nam thời kỳ đổi mới và mở cửa hội nhập. Đây là những tài liệu
quan trọng, cần thiết để tác giả tham khảo, kế thừa trong thực hiện đề tài luận án.
Thứ hai, những công trình nghiên cứu nội dung chính sách đối ngoại của
Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc
* Sách:
Cuốn “Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000” của Nguyễn Đình Bin [13] là công
trình viết khá công phu về nền ngoại giao Việt Nam kể từ khi giành được độc lập dân


12
tộc. Trong công trình này, các tác giả đã làm nổi bật chủ trương, chính sách ngoại
giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng ở
mỗi thời kỳ. Các bước triển khai hoạt động đối ngoại được các tác giả khắc họa sinh
động, cụ thể, đồng thời đánh giá khách quan, trung thực những thành quả mà ngoại
giao Việt Nam giành được suốt chiều dài lịch sử từ năm 1945 đến năm 2000.
Các tác giả Nguyễn Mạnh Hùng, Phạm Minh Sơn trong cuốn “Đối ngoại Việt
Nam truyền thống và hiện đại” [65] đã khắc họa bức tranh tổng thể về đối ngoại
Việt Nam từ buổi ban đầu dựng nước cho đến những năm đầu thế kỷ XXI. Qua
cuốn sách này cho thấy, từ thuở bình minh dựng nước đấu tranh ngoại giao của tổ
tiên ta đã góp phần quan trọng vào những chiến công chói lọi và để lại những kinh
nghiệm quý báu cho truyền thống ngoại giao Việt Nam. Ngày nay, trên nền tảng
truyền thống ngoại giao của tổ tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn có những bước
phát triển mới về đường lối, chính sách đối ngoại cho phù hợp với mỗi thời kỳ cách
mạng, đưa Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo dựng cho mình một vị

thế mới trên thế giới.
Cuốn sách “Ngoại giao Việt Nam” của Lưu Văn Lợi [83] đã khái quát lịch sử
ngoại giao Việt Nam trong nửa thế kỷ (1945-1995) với những sự kiện quan trọng
như: quá trình đàm phán, thương lượng, ký kết các văn kiện ngoại giao trong thời
kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Trung,
Việt - Mỹ, khôi phục các quan hệ cũ, thiết lập các quan hệ mới, hội nhập quốc tế và
khu vực. Ngoài ra, cuốn sách cũng tái hiện lại sự đoàn kết của mặt trận nhân dân
các nước Đông Dương chống kẻ thù chung và mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết
với Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng, đồng thời làm nổi bật những
đóng góp của hoạt động đối ngoại Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề toàn
cầu với tư cách là thành viên trong cộng đồng quốc tế.
Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Du, “Chiến lược đối ngoại của các nước lớn
và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” [138]. Từ những nhận
định về chiều hướng chính sách, những thay đổi, xác định trọng tâm chính sách của
các nước lớn, các tác giả đưa ra những định hướng chiến lược, sách lược của Việt
Nam trong quan hệ với các nước lớn trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, nhằm thúc


13
đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước lớn, vừa giúp chúng ta tranh thủ
mọi nguồn lực để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mặt
khác, tạo ra mối quan hệ ràng buộc, đan xen lợi ích với các nước lớn giúp Việt Nam
có thể khai thác nhân tố nước lớn trong từng mối quan hệ cụ thể theo tinh thần thực
hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ.
Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng của Đảng ta
trong thời kỳ đổi mới” của Đinh Xuân Lý [85] đã phân tích cơ sở hình thành, các giai
đoạn phát triển và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, cũng như những
thành tựu hoạt động đối ngoại Việt Nam đạt được dưới ánh sáng tư tưởng đối ngoại
Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, cuốn sách đi vào nhận định đánh giá quá trình Đảng
Cộng sản Việt Nam nhận thức và vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ Chí Minh trong

thời kỳ đổi mới với những thành tựu nổi bật trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam
trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2006.
Ban nghiên cứu lịch sử Ngoại giao - Bộ Ngoại giao, “Vận dụng tư tưởng đối
ngoại Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập quốc tế” [6]. Đây là tập hợp các bài viết của
nhiều tác giả về vận dụng tư tưởng đối ngoại, phong cách và nghệ thuật ngoại giao
Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập quốc tế với nhiều vấn đề cốt lõi như: Xử lý quan hệ
với các nước lớn; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; kết hợp sức mạnh
dân tộc với sức mạnh thời đại; về độc lập tự chủ, gắn liền với đoàn kết, hợp tác
quốc tế trong thời kỳ đổi mới và mở cửa hội nhập.
Cuốn “Quá trình đổi mới đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt
Nam (1986-2012)” của Đinh Xuân Lý [86] đã làm nổi bật quá trình đổi mới
đường lối đối ngoại và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến 2012.
Từ việc nêu đặc điểm và xu thế quốc tế, những yêu cầu thực tiễn đất nước cần
phải đổi mới về đối ngoại, tác giả đi vào phân tích các bước đổi mới tư duy đối
ngoại, từ tư duy đối ngoại thời Chiến trạnh Lạnh sang tư duy đối ngoại đa phương
hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và phát triển lên thành đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng vào thế
giới, mở rộng và phát triển các quan hệ song phương và đa phương thu được nhiều
thành quả quan trọng.


14
“Ngoại giao Việt Nam góc nhìn và suy ngẫm” của Nguyễn Khắc Huỳnh [67]
là tập hợp các bài viết của tác giả trong những năm gần đây. Phần lớn nội dung
cuốn sách tập trung vào phân tích, đánh giá 3 sự kiện ngoại giao quan trọng của
Đảng và Nhà nước ta trong 30 năm chiến tranh giải phóng. Bên cạnh đó, tác giả
cũng khái quát hoạt động ngoại giao Việt Nam chặng đường 25 năm (1986-2010)
với nhiều thành công rực rỡ, từ sự phân tích, đánh giá đúng tình hình và xu thế quốc
tế, đánh giá sát tình hình trong nước để đi đến đổi mới toàn diện đất nước, đặc biệt
là sự đổi mới tư duy, mở rộng quan hệ đối ngoại, giúp Việt Nam phá thế bao vây,

cấm vận của các thế lực thù địch, tiến đến chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.
Phạm Bình Minh, “Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn
mới” [91]. Đây là tập hợp các bài viết của các lãnh đạo, nhà ngoại giao và các học
giả trong nước. Các bài nghiên cứu trong cuốn sách chủ yếu mang tính lý luận về
công tác đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới, đặc biệt có nhiều bài viết của các lãnh
đạo cấp cao Việt Nam về việc triển khai thực hiện đường lối đối ngoại theo tinh
thần Đại hội lần thứ XI của Đảng.
Cuốn “Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam (1986-2010)” của Phạm
Quang Minh [99] đã phân tích làm rõ nguyên nhân hình thành chính sách đối ngoại
đổi mới, đồng thời trình bày một cách hệ thống đường lối, chính sách đối ngoại đổi
mới của Đảng qua các kỳ Đại hội và các Nghị quyết Trung ương từ Đại hội VI đến
Đại hội XI. Cuốn sách cho thấy, qua mỗi kỳ Đại hội, Đảng ta lại có sự đánh giá,
nhìn nhận bối cảnh quốc tế và trong nước một cách sát thực để đề ra đường lối đối
ngoại phù hợp. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá việc thực hiện chính sách đối ngoại
đổi mới với những kết quả đạt được là hết sức to lớn, nhưng đồng thời cũng chỉ ra
những hạn chế mà chúng ta còn gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện và rút
ra những bài học kinh nghiệm.
Đinh Thế Huynh, Phùng Hữu Phú, Lê Hữu Nghĩa, Vũ Văn Hiền, Nguyễn Viết
Thông, “30 năm đổi mới và phát triển ở Việt Nam” [66]. Đây là công trình đánh giá
khá đầy đủ, khách quan, khoa học và toàn diện những thành tựu, hạn chế trong 30
đổi mới đất nước của Việt Nam. Trong công trình này, các tác giả đã khái quát bối
cảnh quốc tế và trong nước đưa Việt Nam bước vào sự nghiệp đổi mới toàn diện đất


15
nước, trong đó có đổi mới tư duy đối ngoại. Đặc biệt, các tác giả đã giành một
chương để trình bày về đường lối, chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt
Nam. Đáng chú ý, công trình đã thể hiện rõ quá trình phát triển nhận thức của Đảng
Cộng sản Việt Nam về đường lối đối ngoại và hội nhập quốc tế. Đây là những nội
dung mà tác giả luận án có thể tham khảo phục vụ cho việc hoàn thành mục tiêu,

nhiệm vụ mà đề tài luận án đề ra.
* Tạp chí:
“Đa phương hóa, đa dạng hóa trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam sau
chiến tranh lạnh” của Nguyễn Danh Quỳnh [133]; “Quá trình phát triển đường lối,
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta” của Chu Văn Chúc [26]; “Chính
sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới” của Phạm
Quang Minh [98]; “Đường lối đối ngoại đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam
sau 25 năm nhìn lại” của Nguyễn Văn Lan [74]; “Quá trình hình thành, phát triển
đường lối đổi mới của Đảng ta qua gần 30 năm đổi mới” của Vũ Văn Phúc [119];
“Nắm vững quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” của Trần Đại Quang [122],... Các bài viết của
các tác giả đã trình bày khái quát đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà
nước Việt Nam thời kỳ đổi mới. Các tác giả cũng chỉ ra, ở mỗi giai đoạn lịch sử với
yêu cầu cách mạng khác nhau, Đảng Cộng sản Việt Nam đã điều chỉnh chính sách
đối ngoại một cách linh hoạt, phù hợp, thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế và thu
được nhiều thành quả, góp phần vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới, xây dựng
và bảo vệ đất nước.
Thứ ba, các công trình nghiên cứu liên quan đến việc triển khai chính sách
đối ngoại của Việt Nam để bảo vệ độc lập dân tộc thời kỳ đổi mới
* Sách:
Cuốn “ASEAN và sự hội nhập của Việt Nam” của Đào Huy Ngọc [107] đã
trình bày khá rõ về quá trình ra đời và sự hợp tác giữa các nước ASEAN trên các
lĩnh vực. Cuốn sách đã chỉ ra, thời kỳ Chiến tranh Lạnh hợp tác giữa các nước
ASEAN chủ yếu là ở lĩnh vực chính trị, an ninh, hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế
và văn hóa, xã hội còn khá mờ nhạt. Cuốn sách cũng đánh giá quan hệ Việt Nam ASEAN qua các gia đoạn với những thăng trầm khác nhau, lúc căng thẳng đối đầu,


16
lúc hòa dịu, hợp tác. Đồng thời, cuốn sách cũng có những dự báo triển vọng của
việc Việt Nam tham gia ASEAN.

Cuốn sách “Việt Nam và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc” của Nguyễn Hồng
Thao [145] đã nhấn mạnh việc Việt Nam tìm hiểu và đấu tranh gia nhập vào Liên
hợp quốc. Đồng thời, cuốn sách đã làm nổi bật vai trò của Việt Nam khi trở thành
thành viên chính thức của tổ chức này, đó là việc Việt Nam không chỉ hợp tác toàn
diện với Liên hợp quốc mà còn tổ chức các hoạt động tại Hội đồng Bảo an, đưa
hình ảnh và uy tín của Việt Nam ngày một nâng cao trên trường quốc tế.
Vũ Đình Hòe, Nguyễn Hoàng Giáp, “Hợp tác chiến lược Việt - Nga: Những
quan điểm, thực trạng và triển vọng” [60]. Cuốn sách đánh giá thực trạng hợp tác
Việt - Nga trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa, xã hội với nhiều thành tựu
quan trọng, là tiền đề cho việc thúc đấy quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên phát
triển mạnh mẽ hơn nữa. Cuốn sách cũng chỉ ra những hạn chế còn gặp phải trong
quan hệ giữa hai bên và cho rằng, quan hệ Việt - Nga chưa tương xứng với tiềm
năng vốn có của hai nước cũng như chưa ngang tầm của mối quan hệ đối tác chiến
lược. Trên cơ sở những nhận định, các quan điểm phát triển quan hệ giữa hai bên,
cuốn sách đưa ra một số kiến nghị để phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nga thời gian tới.
Cuốn “Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ 1994-2010” của Bùi Thị Phương Lan [73]
đi từ bối cảnh trước bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đến việc Hoa Kỳ
tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Từ những kết quả đạt
được trong quan hệ hai nước từ sau bình thường hóa, cuốn sách đi vào xác định vị trí
của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại châu Á khi bước vào thiên
niên kỷ mới, đồng thời đưa ra những cơ sở cho việc phát triển mối quan hệ giữa hai
nước và dự báo triển vọng của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Học viện Ngoại giao, “Hỏi - đáp về tình hình thế giới và chính sách đối ngoại
của Đảng và Nhà nước ta” [59]. Cuốn sách được viết dưới dạng hỏi và đáp nhưng
cũng đã thể hiện được rất nhiều nội dung. Từ việc đi vào phân tích tình hình thế giới
trong thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI như là nhân tố quan trọng tác động
đến chính sách đối ngoại của các nước nói chung, chính sách đối ngoại Việt Nam
nói riêng, cuốn sách trình bày quá trình đổi mới tư duy, phát triển đường lối đối



17
ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới. Trên cơ sở đó, cuốn sách cũng khái quát
những thành tựu cơ bản và phương hướng chiến lược đối ngoại của Việt Nam; các
mối quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước, các khu vực và các tổ chức quốc
tế. Đặc biệt, cuốn sách cũng đề cập đến các vấn đề về biên giới lãnh thổ và đấu
tranh trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài,...
Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế, “Chính sách đối ngoại Việt Nam thời kỳ
đổi mới” [46]. Đây là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về đường lối và quan hệ
đối ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới. Cuốn sách được chia làm 4 phần. Từ việc làm
rõ cơ sở hoạch định chính sách đến quá trình đổi mới tư duy và nội dung chính sách đối
ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, các tác giả đi vào trình bày các bước triển khai
chính sách đối ngoại với các hoạt động, các quan hệ nổi trội cả song phương và đa
phương tạo nên một bức tranh tổng thể của quan hệ đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới.
Trong phần cuối cùng, cuốn sách đánh giá kết quả thực hiện đường lối, chính sách đối
ngoại của Việt Nam thời kỳ đổi mới cả thành công và hạn chế để rút ra bài học kinh
nghiệm. Trên cơ sở đó, cuốn sách cũng đề xuất kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường
quan hệ đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới và mang lại hiệu quả cao nhất.
Tác giả Vũ Dương Ninh (2015) trong cuốn “Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam
1940-2010” [114] đã khai thác vấn đề từ góc độ khoa học lịch sử, dẫn giải theo tiến trình
lịch sử để phác họa một cách hệ thống về quan hệ đối ngoại của Việt Nam từ năm 1940
đến năm 2010. Trong nội dung cuốn sách đã trình bày bối cảnh quốc tế và trong nước
dẫn đến các sự kiện; những nét cơ bản về đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và
Nhà nước Việt Nam, cũng như những diễn biến trong quan hệ đối ngoại qua từng giai
đoạn và từ đó tác giả đưa ra những nhận định, đánh giá chung và cuối cùng là rút ra
những bài học kinh nghiệm.
Cuốn sách “Việt Nam và ASEAN: 20 năm hợp tác, phát triển (1995-2015)” do các
tác giả Nguyễn Văn Lan, Nguyễn Viết Thảo chủ biên [75] ra đời nhân kỷ niệm 20 năm
Việt Nam gia nhập ASEAN. Từ đánh giá về sự ra đời của ASEAN và quá trình gia nhập,
đóng góp của Việt Nam cho ASEAN, cuốn sách đi vào trình bày các lĩnh vực hợp tác cụ
thể trên nền tảng các trụ cột mà ASEAN xây dựng Cộng đồng: Chính trị - an ninh, kinh

tế và văn hóa - xã hội. Đồng thời, cuốn sách cũng xác định hợp tác Việt Nam - ASEAN


18
bên cạnh những thuận lợi làm tiền đề cho triển vọng hợp tác trong tương lai, còn gặp
phải nhiều khó khăn, thách thức cần phải khắc phục, từ đó, cuốn sách đề xuất các khuyến
nghị để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và ASEAN.
* Tạp chí:
Xuân Kỳ, “Tăng cường quan hệ với các nước lớn trong hoạt động đối ngoại của
Việt Nam” [72]. Trong bài viết này tác giả đã nhấn mạnh đến việc cần thiết phải mở
rộng quan hệ quốc tế, nhất là việc tăng cường quan hệ với các nước lớn nhằm tranh thủ
các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển và bảo vệ độc lập dân tộc.
Bài viết “Đẩy mạnh đối ngoại đa phương phục vụ hội nhập quốc tế” của Đặng
Đình Quý [130] đã nhấn mạnh đến vai trò của ngoại giao đa phương đối với tiến trình
hội nhập quốc tế của Việt Nam. Theo đó, nhờ phát triển ngoại giao đa phương đã giúp
Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với thế giới, qua đó phát huy vai trò, vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế.
Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình được xuất bản và đăng tải như:
“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại thời kỳ 1986 - 1996” của
Vũ Quang Vinh [166] đã phác họa những điểm nổi bật của hoạt động đối ngoại
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong 10 năm đầu thời kỳ đổi mới; “Góp
phần tìm hiểu lịch sử quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ” của Phạm Xanh [169] đã khái
quát lịch sử quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ từ năm 1987 đến năm 2007 với những
mốc lịch sử lớn, những sự kiện quan trọng; “Quan hệ Việt - Nga: Một mô hình
của quan hệ truyền thống và đối tác chiến lược” của Lê Quỳnh Nga [106] đã tạo
dựng một bức tranh tổng thể về mối quan hệ Việt - Nga từ lịch sử tới hiện tại;
“Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến năm 2020” của Phạm Bình Minh
[90] bao gồm các bài viết của các tác giả với những dự báo về chiều hướng của
đối ngoại Việt Nam theo hướng đa phương, đa dạng; “Thúc đẩy quan hệ Việt Nam
- Ấn Độ trong bối cảnh mới” của Ngô Xuân Bình [17] đã đưa ra những dự báo

triển vọng của mối quan hệ giữa hai nước trong tương lai; “Nhìn lại 20 năm bình
thường hóa quan hệ Việt - Trung: Từ nhận thức đến thực tiễn” của Nguyễn
Phương Hoa [57] đã đánh giá những kết quả hết sức tốt đẹp trong quan hệ của
Việt Nam với Trung Quốc trong 20 năm kể từ khi bình thường hóa quan hệ;


19
“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thông tin đối ngoại 1991 - 2010”
của Nguyễn Chí Thảo [146] đi sâu vào phân tích đường lối lãnh đạo công tác
thông tin đối ngoại của Đảng, những thành quả đạt được từ việc thúc đẩy công tác
thông tin đối ngoại nhằm đáp ứng với yêu cầu hội nhập,...
1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến quá trình bảo vệ độc lập
dân tộc của Việt Nam trong lĩnh vực vực đối ngoại từ năm 1986 đến năm 2015 chủ
yếu tập trung đề cập đến sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực tác động đến
việc hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam. Bên cạnh đó có một số công
trình nghiên cứu về sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Việt Nam sau khi
Chiến tranh Lạnh kết thúc, quan hệ của Việt Nam với các nước, nhất là quan hệ với
các nước lớn, tiêu biểu:
* Sách:
Cuốn “Internationnal Relations and the End of The Cold War” (Quan hệ quốc
tế và sự kết thúc Chiến tranh Lạnh) của Richard Ned Lebow, Thomas Rise Kappen
[184] đã đưa ra những dự báo về sự thay đổi của quan hệ quốc tế sau khi Chiến
tranh Lạnh kết thúc. Cuốn sách chỉ ra sự tất yếu phải điều chỉnh đường lối đối ngoại
của các nước lớn nhỏ trên thế giới. Đồng thời các tác giả cũng khẳng định, trong
quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh, vai trò của các nước đang phát triển được
chú ý hơn, cơ hội lẫn thách thức cùng tồn tại trong quan hệ giữa các nước này với
các nước phát triển trên thế giới.
Các tác giả Carlyle A. Thayer, Ramses Amer với cuốn “Vietnamese Foreign
Policy in Transition” (Chính trị ngoại giao Việt Nam trong sự chuyển đổi) [174]

đã giới thiệu về chủ nghĩa đa phương và sự đe dọa của diễn biến hòa bình ở Việt
Nam, những vấn đề lý luận trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Các tác giả
cho rằng, chính sách đối ngoại của Việt Nam đang chuyển từ mô hình chính sách
đối ngoại nặng về hệ tư tưởng sang mô hình lấy lợi ích quốc gia làm trọng tâm,
nhấn mạnh tính chất đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại và là một
quá trình dài có nhiều điều chỉnh. Vấn đề bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, quan
hệ Việt - Trung trong quá khứ, hiện tại, tương lai và triển vọng trong thế kỷ XXI cũng
được đề cập trong công trình này.


×