Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TÀI LIỆU ÔN THI CHUYÊN TU MÔN TIÊU CHẢY CẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.52 KB, 4 trang )

TIÊU CHẢY CẤP
I.Định nghĩa và phân loại bệnh tiêu chảy:
- Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng ≥ 3 lần /ngày.
- Phân loại:
+ Tiêu chảy cấp là tình trạng đi tiêu chảy kéo dài < 14 ngày.
+ Tiêu chảy kéo dài là tiêu chảy bắt đầu bằng đợt tiêu chảy cấp kéo dài ≥
14 ngày liên tục.
+ Tiêu chảy phân có máu:lỵ
II. Triệu chứng lâm sàng của tiêu chảy:
* Triệu chứng tiêu hóa:
- Phân: lỏng nhiều nước, ≥ 3 lần /ngày kèm theo có thể lẫn nhầy máu
trong phân, mùi chua hoặc tanh, màu vàng hoặc xanh.
- Nôn: thường xuất hiện trước tiêu chảy, có thể nôn vài lần hoặc nôn liên
tục trong ngày.
- Biếng ăn: trước hoặc trong khi tiêu chảy, trẻ không muốn ăn mà chỉ đòi
uống nước.
* Triệu chứng toàn thân:
- Sốt (rất cao ở bệnh nhiễm trùng).
- Co giật
- Rối loạn nước- điện giải , toan- kiềm.
- Nhiễm khuẩn toàn thân.
- SDD (gặp trong tiêu chảy kéo dài).
* Triệu chứng mất nước :dựa vào 4 dấu hiệu :
-Toàn trạng : tỉnh táo, kích thích, li bì ,hôn mê.
- Mắt : bình thường , trũng, rất trũng.
- Nước:uống nước bình thừơng, háo hức, khát nhưng không uống được.
- Độ chun giãn da ( nếp véo da ): mất nhanh, mất chậm, mất rất chậm.

III. Phân loại mất nước :
Dấu
hiệu



Cột 1

Cột 2

Cột 3


Toàn
trạng
Mắt
Nếp véo
da
Khát

Tỉnh táo
Bình thường
Mất ngay
Uống bình
thường

Kích thích,
vật vã
Trũng
Mất chậm < 2
giây
Uống háo hức

Li bì, hôn mê
Rất trũng

Mất chậm > 2 giây
Không uống được

Chú ý : Đánh giá từ cột 3 sang cột 1
-Chẩn đoán tiêu chảy theo mức độ mất nước : khi có từ ≥ 2 trong 4 dấu
hiệu ở:
+ Cột 1 : tiêu chảy không mất nước.
+ Cột 2: tiêu chảy có mất nước.
+ Cột 3 : tiêu chảy mất nước nặng
IV. Nguyên tắc điều trị tiêu chảy cấp:
- Điều trị mất nước : bù nước và điện giải theo phác đồ A, B, C.
- Điều trị về dinh dưỡng.
- Điều trị nguyên nhân.
-Điều trị hỗ trợ
1 Bù nước và điện giải:
* Phác đồ A : điều trị tại nhà:
- Cho uống nhiều hơn bình thường, uống dung dịch ORS nồng độ thẩm
thấu thấp.
ORS chuẩn: 311 MOS mol/lit. hiện nay có ORS mới nồng độ thẩm thấu
thấp: 245 MOS mol/lit (tốt nhất).
- Trẻ < 2 tuổi : uống 50-100ml sau mỗi lần đi cầu.
Trẻ >2 tuổi : uống 100-200ml sau mỗi lần đi cầu.
Trẻ > 10 tuổi: uống cho đến khi hết khác.
- Nếu không có ORS thì dùng các dung dịch thay thế khác như nuớc dừa
cho chút chanh, nuớc cháo muối (1 nắm gạo, 1nhúm muối, 6 chén nước
nấu còn 5 chén là được).
- Dinh dưỡng:tiếp tục cho trẻ bú mẹ, cho trẻ ăn các thức ăn như bình
thường nhưng nấu kỹ hơn và chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Mang trẻ đến cơ sở y tế khám ngay khi :
+ Đi cầu nhiều lần hơn, phân tóe nước.



+ Có máu trong phân.
+ Nôn liên tục.
+ Khát nước tăng.
+ Ăn uống kém hơn.
+ sốt
* Phác đồ B :điều trị mất nước bằng đường uống:
- Cho uống dung dịch ORS nồng độ thẩm thấu thấp trong 4 giờ đầu của
điều trị.
- Tổng lượng dịch = 75mlx P(kg).
- Sau 4 giờ đánh giá lại: nếu tốt chuyển phát đồ A nếu sấu chuyển phát
đồ C
2. Điều trị dinh dưỡng: cho trẻ ăn bình thường, không kiêng khem, ăn
như phác đồ A.
3 .Điều trị nguyên nhân:
-lỵ amip dùng Metronirazol.
– virus thì không dùng kháng sinh.
– không rõ nguyên nhân thì không dùng thuốc.
4. điều trị các triệu chứng kèm theo:
-Sốt : Hạ sốt bằng paracetamol
- Co giật : thuốc chống co giật
- Điều trị rối loạn điện giải, điều trị hạ đường huyết
5. Điều trị hỗ trợ:
- Cho uống viên kẽm 10mg/ngày trong 10 ngày.
- Men tiêu hóa có nguồn gốc VK sống giảm động lực:probio, antibio….
- khi trẻ đi cầu phân sống dùng: Neopeptin
V. Phòng bệnh tiêu chảy:
- Nuôi con bằng sữa mẹ.
- Ăn sam đúng cách , đúng thời điểm,

- Sử dụng nuớc sạch
- Rửa tay sạch bằng xà phòng.
-Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân cho trẻ nhỏ bị tiêu chảy.
- Tiêm phòng :sởi, rotavirus




×